dimanche 28 novembre 2021

samedi 27 novembre 2021

PAXLOVIDTin vui đến với mọi người

Thứ Sáu ngày 5/11/2021, Albert Bourla, Tổng Giám đốc Pfizer, thông báo: Cuộc chơi đã đổi chiều. Sự cố gắng của nhân loại để chống đỡ sức tàn phá của đại dịch đã thành tựu. Pfizer cho ra mắt loại thuốc ở dạng viên, uống, tiện lợi, giá vừa phải, tên là PAXLOVID™ có khả năng giảm thiểu số bệnh nhân nhiễm Sars-CoV-2 phải nằm viện hoặc tử vong tới 89%, sẽ đến tay bệnh nhân rất sớm.

Thành phần của PAXLOVID™




PAXLOVID™ được kết hợp bởi hai hợp chất PF-07321332 và Ritonavir.

PF-07321332 nhằm vào mục đích ức chế sự sinh sản của virus. Nghĩa là, enzyme giúp cho virus nhân lên bị trung hòa. Virus không thể tăng lên về số lượng.

Ritonavir (có tên khác Novir) đã được áp dụng trong điều trị HIV từ nhiều năm nay. Đội ngũ khoa học của Pfizer đã sử dụng liều thấp ritonavir nhằm vào mục đích giảm thiểu hoặc bẻ gãy quá trình chuyển hóa của virus, giúp cho cơ thể chống đỡ với virus hiệu quả hơn.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng

Nhóm 1 – những người nhiễm virus có triệu chứng đã ba ngày, và được chia thành hai nhóm nhỏ hơn.
1.1) Nhóm sử dụng PAXLOVID™ thật cho kết quả 3/398 người (0.8%) phải nằm viện, không ai tử vong.
1.2) Nhóm sử dụng PAXLOVID™ giả (placebo) thấy 27/385 người (7.0%) phải nằm viện hoặc tử vong (7 người tử vong)

Nhóm 2- những người nhiễm virus có triệu chứng đã 5 ngày, và cũng được chia làm hai nhóm nhỏ hơn.
2.1) Nhóm sử dụng PAXLOVID™ thật cho kết quả 6/607 người (1.0%) phải nằm viện, không có tử vong.
2.2) Nhóm sử dụng PAXLOVID™ giả (placebo) cho kết quả 41/612 người (chiếm 6.7%) phải nằm viện với 10 người chết.

Bằng những thuật toán thống kê, Pfizer đưa ra kết luận PAXLOVID™ có khả năng giảm số người nhiễm Sars-CoV-2 phải nằm viện hoặc tử vong đến 89%.

Đây chỉ là một phần nhỏ những thử nghiệm lâm sàng mà Pfizer đã thực hiện trên khắp thế giới. Pfizer đang hoàn tất hồ sơ để chuyển đến U.S Food and Drug Administration (FDA) trước Lễ Tạ Ơn (28/11/2021) phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

Albert Bourla nói đây là tin vui lớn cho nhân loại. Ông đưa ra một con số để mọi người dễ hiểu: Thay bằng 10 người nhiễm virus phải đi nằm viện, giờ đây có PAXLOVID™ giúp, chỉ còn một người phải trông cậy tới nhà thương.
Sự khám phá ra PAXLOVID™ đúng một năm tròn kể từ ngày Pfizer tuyên bố sản xuất thành công mRNA vaccine chống Covid-19 vào 9/11/2020.

Bourla còn nói rằng PAXLOVID™ sẽ cứu được hàng triệu người, nhưng ông vẫn nhấn mạnh vai trò quyết định của vaccine. Tuy vậy, vaccine không hiệu quả 100%, số người chống đối vaccine cao gây nên tình trạng bệnh viện bị quá tải.

Cho đến nay mới chỉ có remdesivir được sử dụng điều trị coronavirus, nhưng remdesivir truyền tĩnh mạch, không thể dùng nó tại nhà.

Đại công ty dược MERCK của Mỹ cũng vừa cho ra đời MOLNUPIRAVIR ở dạng viên bọc (con nhộng), và đang đang chờ FDA duyệt. Nhưng tác dụng của MOLNUPIRAVIR giảm thiểu số nằm viện hoặc tử vong chỉ ở mức 50%.

Pfizer tuyên bố những tiêu chuẩn về đạo đức, an toàn, chất lượng, và công bằng trong mọi sinh phẩm của hãng. Với hơn 150 năm phát triển, Pfizer đã không mệt mỏi, không chùn bước, khám phá vươn lên trở thành đại công ty sinh dược được tin tưởng trên trái đất.

Pfizer sẽ áp dụng giá cả hợp lý với những quốc gia có thu nhập thấp để bảo đảm sự công bằng cho mọi người trên trái đất có quyền sử dụng những sinh dược phẩm của Pfizer.

Calgary, Alberta, Canada

November 7, 2021
Trần Gia Huấn

mardi 23 novembre 2021

CƠM NHẬT

Cơm Nhật

Người Nhật cũng là một trong những quốc gia trên thế giới tiêu thụ nhiều gạo trắng - thực phẩm có chứa lượng tinh bột cao. Nhưng kỳ lạ là ở đất nước này, tỉ lệ người dân bị béo phì hay mắc bệnh tiểu đường lại rất thấp. Vì sao lại như vậy?

Thì ra, sau khi cơm chín, người Nhật không ăn cơm ngay mà thường làm thêm 1 bước đơn giản sau đây. Nhìn cách họ tiêu thụ gạo, đảm bảo nhiều người sẽ muốn học tập.




Mâm cơm điển hình của người Nhật Bản thường có cơm trắng.

Sau khi cơm chín, người Nhật không ăn ngay mà thường làm thêm 1 bước sau

Đa số người Nhật không có sở thích ăn cơm nóng mà thường chờ cơm nguội . Sau khi cơm chín, họ không ăn ngay mà thường để nguội hoặc thậm chí là để cơm vào trong tủ lạnh trước khi ăn. Điều này xuất phát từ rất nhiều lý do, bao gồm cả văn hóa lẫn vấn đề sức khỏe.

- Người Nhật sợ mùi thức ăn làm phiền người khác: Ở Nhật, món cơm bento rất phổ biến. Thường được chuẩn bị để mang đi làm hay đến trường học. Hộp cơm bento thường có chứa rong biển, trứng, thịt... Thức ăn nóng bao giờ cũng thơm hơn thức ăn nguội, mùi thơm sẽ lan tỏa theo hơi nóng của đồ ăn, làm ảnh hưởng đến những người trên tàu điện ngầm hay là trong môi trường công sở. Người Nhật tiêu thụ cơm nguội là muốn tránh sự bất tiện này.

- Để không làm hại khoang miệng và tránh tăng cân: Người Nhật có sở thích nhai chậm để từ từ thưởng thức từng hương vị của đồ ăn. Chính vì vậy, họ không thích ăn cơm nóng vì đồ nóng có thể làm hại khoang miệng. Hơn nữa, cơm nóng có thể làm tăng vị giác trong miệng khiến chúng ta có xu hướng nuốt nhanh hơn, điều này có thể làm hại dạ dày.

Ngoài ra, cách nhai chậm này cũng giúp người Nhật cảm thấy no lâu, kiểm soát sự thèm ăn, và sau đó hạn chế lượng calo tiêu thụ trong ngày.



Sau khi cơm chín, người Nhật không ăn ngay mà thường để nguội hoặc thậm chí là để cơm vào trong tủ lạnh trước khi ăn.

- Ngừa bệnh tiểu đường: Người Nhật cho rằng, khi cơm nguội hoặc được làm lạnh, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chất này không dễ tiêu hóa, khi vào trong cơ thể sẽ làm chậm sự hấp thụ glucose trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá nhanh, giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiểu đường.

3 cách ăn cơm sau đây của người Nhật cũng rất đáng học hỏi

- Trộn cơm nguội cùng giấm, nước trà xanh

Điểm thú vị trong cách tiêu thụ cơm của người Nhật đó là thường trộn cơm cùng một chút giấm hoặc nước trà xanh. Giấm không có calo, không chất béo, chứa thành phần acid amin, giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Còn trà xanh có chứa đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và chống vi rút.




Bát cơm chan ngập nước trà xanh của người Nhật Bản. Món này tại Nhật có tên là ochazuke.

- Người Nhật ăn một lượng nhỏ cơm mỗi bữa

Mặc dù người Nhật thích ăn cơm, nhưng lượng cơm ăn trong một bữa ăn không quá nhiều. Người Nhật ăn những món nhỏ và đĩa nhỏ. Họ ăn nhiều thức ăn trong một bữa, nhưng tổng lượng ăn tương đối nhỏ. Lượng cơm họ ăn thường khoảng 100 gram.

- Người Nhật ăn cơm cùng các món nhạt

Nhờ có quy trình bảo quản thực phẩm nghiêm ngặt, người Nhật chủ yếu thích đồ hấp, luộc và thoải mái ăn đồ sống mà không sợ ngộ độc. Với họ, chế biến đồ ăn càng đơn giản thì cơ thể càng nhận nhiều cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác phong phú nhất... Như vậy, họ vừa có thể ăn no mà không sợ béo phì hay gây bệnh.

Nancy Quách chuyển





samedi 20 novembre 2021

Trường Áo Tím Sài Gòn ngày xưa

Giáo dục Sài Gòn khởi đầu với chữ Nho. Pháp chiếm Sài Gòn vào năm 1858, thiết lập giáo dục chữ quốc ngữ năm 1878, Nho học Sài Gòn chấm dứt từ đấy! Có thể chia Nho học Sài Gòn thành 4 thời kỳ:

Thời Sơ Khai từ năm 1698 – là năm Nguyễn Hữu Cảnh vào lập Sài Gòn, đến năm 1788 – là năm Nguyễn Ánh khắc phục Gia Định. Lúc nầy dân chúng lưu tán, giáo dục Sài Gòn bấy giờ xoay nhà Nho Võ Trường Toản.
Thời kỳ Xây Dựng nền móng: tính từ lúc Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định năm 1789, Chúa cho mở các khóa khảo thí, học trò nào được chọn sẽ miễn trừ binh dịch, và sau có mở ra 2 kỳ thi chọn nhơn tài vào năm 1791 và 1796.
Thời kỳ Phát Triển: 1802 đến 1858. Sau khi lên ngôi, Gia Long thống nhứt giáo dục Nho học. Mãi đến năm 1813 Gia Định mới có khóa thi Hương đầu tiên. Đến năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn, trường thi Hương Gia Định dời về An Giang, và khóa thi Hương tổ chức tại đây vào năm 1864 là khóa thi Hương cuối cùng. Trước sau, Gia Định tổ chức được 20 khóa thi Hương và có 270 người đậu Cử Nhơn.
Thời kỳ suy tàn. Từ năm 1859, Pháp chiếm Gia Định, đến năm 1878 là năm Pháp thiết lập hệ thống trường Cao Đẳng Tiểu Học 3 năm, dạy bằng chữ quốc ngữ nhưng vẫn còn duy trì chữ Hán.

Cho tới đầu thế kỷ XX, giáo dục Sài Gòn tuy trải qua mấy thập niên niên “Tân học” với chữ quốc ngữ rồi, nhưng người Sài Gòn còn nặng “tinh thần Nho giáo” trong giáo dục. Và giáo dục Sài Gòn lúc nầy chưa xóa được tánh “trọng nam khinh nữ”, không chú trọng đúng mức đến nữ giới.

Đến năm 1908, một số trí thức Việt Nam ở Sài Gòn đề nghị chính quyền Pháp thành lập một ngôi trường dành cho nữ giới. Một trong những người nầy là ông Bùi Quang Chiêu.


Bùi Quang Chiêu và trường Áo Tím

Bùi Quang Chiêu (1873-1945) người Mỏ Cày, Bến Tre, sanh trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông học Trung Học Mỹ Tho, Chasseloup Laubat Sài Gòn rồi hoàn tất Trung Học tại Alger, thủ đô nước Algerie lúc nầy thuộc địa Pháp. Trong thời gian học tại Algerie, người học trò Bùi Quang Chiêu nhận được sự bảo đảm trách nhiệm (correspondant) của Hàm Nghi, vị Hoàng Đế Việt Nam bị Pháp lưu đày tại đây! Và nhờ vậy Bùi Quang Chiêu là người Việt Nam duy nhứt bấy giờ có dịp gần gũi và học được “tinh thần yêu nước” nơi Vua Hàm Nghi.

Học xong Trung Học, Bùi Quang Chiêu được học bổng sang Pháp, tại đây Ông tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Nghiệp năm 1897. Về nước thời gian đầu làm việc tại Bắc Kỳ, lúc nầy lần đầu tiên ông hoạt động với chức Hội Trưởng Nam Kỳ Đồng Hương Tương Tế Hội.

Về Nam, Bùi Quang Chiêu làm Hội Trưởng Hội Khuyến Học Nam Kỳ, và cùng với các nhà trí thức yêu nước như Dương Văn Giáo, Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Phan Long, BS Nguyễn Văn Thinh… thành lập đảng Lập Hiến Đông Dương: Đòi hỏi Việt Nam tự trị bước đầu, để rồi đi đến thể chế Quân chủ Lập Hiến.

Bùi Quang Chiêu đắc cử Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Hạt, được bầu làm thành viên Hội Đồng Cải Cách Tiền Tệ Đông Dương và là người tích cực vận động phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. Mật thám Pháp coi Bùi Quang Chiêu là “kẻ thù nguy hiểm”, Việt Minh kết tội ông là “Việt gian”. Cuối cùng Bùi Quang Chiêu cùng 4 người con trai bị Việt Minh thủ tiêu tại Chợ Đêm ngày 29-9-1945. Năm ấy ông 72 tuổi!

Năm sau, 1909, Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận đề nghị của Bùi Quang Chiêu và các trí thức, về việc xây một ngôi trường dành riêng cho nữ giới tại Sài Gòn. Do chưa có kinh phí nên Bùi Quang Chiêu là người tích cực đóng góp tài chánh và tổ chức lạc quyên gây quỹ xây trường.

Bốn năm sau, khi cuộc lạc quyên gom đủ tiền, một buổi lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức ngày 6/11/1913 với sự chủ tọa của Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương là Albert Sarraut.

Một dãy nhà đầu tiên của trường được xây trên khu đất rộng ở đại lộ Legrand de la Liraye, trước 75 có tên là đường Phan Thanh Giản, nay là đường Điện Biên Phủ. Nhiều vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang, trong đó có ngói nung màu đỏ phía dưới có khắc chữ “Marseille”.
Trường Áo Tím Sài Gòn ngày xưa, còn đâu!

Năm 1915, trường xây dựng xong và khai giảng năm đầu tiên. Ông Ernest Nestor Roume là Toàn Quyền Đông Dương và Thống Đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng khóa đầu tiên cấp Tiểu Học, với chỉ có 42 nữ sinh.

Ban tổ chức đề nghị đồng phục cho nữ sinh là áo dài màu tím, “tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam”. Trường có tên là Trường Áo Tím là vậy.

(Ảnh: Manhhai, Flickr)

Nữ sinh của trường lúc nầy đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tỉnh. Trường dạy ba cấp ở bực Tiểu Học như: Đồng Ấu (Enfantin), Cao Đẳng (Supérieur), năm cuối Sơ Học. Học sinh phải thi lấy chứng chỉ căn bản giáo dục sau khi tốt nghiệp năm cuối Sơ Học.

Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Tòa nhà mới, tầng dưới dùng làm cư xá cho các học sinh xa nhà, phía sau là bịnh xá, phòng giặt và nhà bếp. Nơi đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa cho nữ sinh Áo Tím.

Đến tháng 9 năm 1922, trường nâng lên thành trường Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Albert Sarraut bấy giờ là Toàn Quyền đến khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp. Trường đổi tên là Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Con Gái Bản Xứ). Và mặc dầu có một phiên đá cẩm thạch khắc chữ Collège Des Jeunes Filles Indigènes dựng lên trước cổng trường, nhưng người Sài Gòn vẫn gọi với cái tên Trường Áo Tím.

Hiệu trường đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.

Để được vào học, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển. Thời gian nầy tiếng Pháp được dạy từ cấp lớp căn bản cho đến bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, trong khi tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần 2 tiếng trong giờ Việt Văn.

Trong trường, nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp, không được dùng tiếng Việt.

Năm 1940, vì quân Nhựt chiếm đóng cơ sở của trường, rồi sau đó đến quân đội Anh, nên trường dời về trường Tiểu Học Đồ Chiểu Tân Định. Cũng trong năm nầy, vì muốn xóa tàn tích Pháp nên trường đổi tên là Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long.

Tên nữ Trung Học Gia Long với lịch sử như thế và tồn tại mãi đến năm 1975.

Năm 1947, khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị Hiệu Trưởng lâm thời phải vận động quyên góp tài chính để tu sửa trường.

Năm 1949, trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng.

Năm 1950 lần đầu tiên Hiệu Trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường là cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt Nam dần thay thế chương trình giáo dục Pháp. Học sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh-Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường lúc nầy càng khó hơn trước vì thí sinh đến từ khắp nơi trong miền Nam. Thí dụ năm 1971 có 8,000 học sinh dự thi nhưng chỉ có 819 em chấm đậu.

Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu là Bông Mai Vàng được may lên trên áo, đồng thời sau đó chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường cũng được đổi sang tiếng Việt hoàn toàn. Và tên trường Áo Tím từ đây chỉ còn là hoài niệm!

Trường vẫn tiếp tục phát triển: 1964 trường bỏ chế độ nội trú, sửa các phòng ở thành phòng học với tổng cộng 3,000 học sinh, chia ra 55 lớp từ đệ Tứ đến đệ Nhứt học buổi sáng; và 45 lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ học buổi chiều. Năm 1965, trường xây thêm thư viện.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, trường Gia Long bị xóa tên!
Hiệu Trưởng: từ đầu đến năm 1975

1914-1920: Cô Lagrange

1920-1922: Cô Lorenzi

1922-1926: Cô Pascalini

1926-1942: Cô Saint Marty

1942-1945: Cô Fourgeront

1945-1947: Cô Malleret

1950-1952: Cô Nguyễn Thị Châu

1952-1963: Cô Huỳnh Hữu Hội

1963-1964: Cô Nguyễn Thu Ba

1964-1965 ; Cô Trần Thị Khuê

1965-1969: Cô Trần Thị Tỵ

1969-1975: Cô Phạm Văn Tất

Và huyền thoại “Áo Tím”

Bà Tùng Long là cựu học sinh trường Áo Tím, là người khởi xướng mục “Gỡ rối tơ lòng” trên báo Sài Gòn Mới năm 1953 đã làm cho ngôi trường Áo Tím Sài Gòn đi vào huyền thoại cho tới nay.

Và phải chăng vì bà là cựu học trò trường Áo Tím mà các tiểu thuyết của bà như: Bóng người xưa, Đời con gái, Một lần lầm lỡ, Mẹ chồng nàng dâu, Nẻo về tình yêu, vân vân có thêm nhiều bạn độc giả bạn gái?

Màu áo tím của trường, “tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam”, sau nầy được nói đến là “Áo Tím” rồi “Áo Trắng” Gia Long. Áo Tím, mực tím, hoa tím, màu tím… luôn là cái gì gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ sáng tác sau nầy.

Và bài “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, nhắc nhớ bao thế hệ về một ngôi trường có mặt giữa Sài Gòn trên 60 năm: Trường Áo Tím!

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh…

Nam Sơn Trần Văn Chi

Thanh Hải chuyển

Công Thức Làm Bánh Tôm Chiên Giòn, Jado Canada



* CÔNG THỨC CHO BÁNH.
- 700g tôm . - 500g khoai lang. - 150g bột gạo ( tẻ ) - 100g bột mì đa dụng. - 100g tinh bột bắp. - 1/2 mcf bột nghệ. - 1 mcf bột nổi ( nở ). - 1/2 mcf muối. - 1/2 mcf muối cho vô bột. - 400 ml nước soda hay nước có ga.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ * CÔNG THỨC PHA NƯỚC MẮM. - 1 cup nước đun sôi để nguội. - 1/3 cup đường. - 1/3 cup nước mắm. - 1/8 cup nước cốt chanh. - tỏi, ớt tùy ý.
JADE CHÚC CÔ BÁC ANH CHỊ LÀM THÀNH CÔNG. 💖💖.

Comment conserver les ingrédients alimentaires

.


00:00 Intro 00:33 Ail 02:14 Tofu 03:32 Champignon huître 04:29 poivre 05:55 Carotte 06:41 Brocoli 07:45 Tomate 08:12 oignon vert 09:19 Germes de soja 09:51 Courgettes 11:24 herbes 12:33 Citron 14:03 oignon 14:45 œufs 15:18 pomme de terre 15:57 laitue 16:12 excuses 16:33 Paprika Tribelli 17:01 Concombre 17:58 Gingembre 19:43 Radis 🧁 instagram : https://www.instagram.com/honeyjubu/

vendredi 19 novembre 2021

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU: MỘT Ả PHÓNG ĐÃNG HAY MỘT MỆNH PHỤ ĐỨC HẠNH ? GS. TRẦN THỪA DỤ

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU: MỘT Ả PHÓNG ĐÃNG  HAY MỘT MỆNH PHỤ ĐỨC HẠNH ?

 GS. TRẦN THỪA DỤ



Là một mệnh phụ phu nhân, trẻ trung, nhan sắc, tài giỏi và hoạt bát, dẫn đầu phong trào nữ giới ở miền Nam...

Đột nhiên, người phụ nữ ấy thay đổi hẳn cuộc sống của mình khi trở thành goá phụ ở tuổi mới 38. Bà lui vào bóng tối như một nữ tu suốt 48 năm dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào cho đến tận ngày từ giã cuộc đời để sum họp cùng chồng.

48 năm ẩn danh, bà để lại một quyển sách chưa kịp in.

Người ta nghĩ đó là hồi ký.

Nhưng không, chỉ là những  dòng suy tưởng về thế thái nhân tình.


Người ta nghĩ, sẽ có nhiều tình tiết hậu trường chính trị nhữngtháng ngày loạn động chính trị ở miền Nam. Nhưng không.

Chẳng hề có một dòng nào như thế trong 500 trang viết tay.

Người ta nghĩ, hẳn là sẽ có những lời giải thích, thanh minh này nọ về những chuyện đơm đặt, vu khống, bêu xấu về mình. 

Nhưng không, bà không hề coi những chuyện ấy đáng để  mình quan tâm.

Người ta nghĩ, sẽ có những thù hằn, vạch mặt, chửi bới... những ai đã gây ra cái chết cho chồng và anh chồng mình. 

Cũng chẳng một lời nào.  Chỉ là suy tưởng về nhân tình. Và bà muốn những suy tưởng ấy người Việt sẽ được đọc.

Một phụ nữ trẻ đẹp, nổi tiếng, đang từ đỉnh cao vinh hoa chói lọi, dám từ bỏ tất cả mọi thứ, kể cả sự thù hằn để sống một đời khổ hạnh đến khi mất đi như vậy, thì những kẻ nào buông lời  thêu dệt, bôi nhọ chỉ có thể là thứ loại... bà không buồn liếc tới. 

Văn Lang


Dưới đây là góc nhìn của giáo sư Trần Thừa Dụ về  Bà Trần Lệ Xuân.


Tên thật của bà là Trần Lệ Xuân. Không biết cái tên có vận vào người không, nhưng hình như có quá nhiều nước mắt đã từng chảy ra trong cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân và cô con gái la Ngô Đình Lệ Thủy.  Dù không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”, vì tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong cái tước vị Đệ Nhất Phu Nhân để thay mặt TT Diệm đón tiếp các vị Đệ Nhất Phu Nhân của các quốc gia khác theo đúng các nghi thức ngoại giao quốc tế.

Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của TT Diệm. Ông  Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị của TT Diệm, một nhân vật quyền lực thứ hai của Việt Nam.


 

• Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ nổi nhất đương thời.


Trong thế kỷ 20, ở Việt Nam không có người đàn bà nào hoạt độngchính trị mà lại có uy tín và được nhiều người biết tới cho bằng bà Ngô Đình Nhu. Bà làm chính trị, làm dân biểu, làm công việc xã hội, nên gọi bà là Đệ Nhất Phu Nhân cũng rất xứng đáng.


Bọn tướng lãnh gia nô rất sợ bóng vía bà, vì bà có cái oai của bà, bà dám nói thẳng, dám lên tiếng chỉ trích và chửi mắng những kẻ mà bà cho là phản nước, phản dân. Bà có cái khí phách, cái can đảm đương đầu với mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới.


Bà phát minh ra kiểu áo dài hở cổ và mốt chơi vòng đeo tay bằng thạch, chứ không mang nữ trang bằng kim cương hay bằng vàng.  Bà thường mặc áo dài màu trắng hay màu hồng nhạt.

 Không thấy bà mặc đồ đầm, sơ mi, quần tây, dù là chỉ thấy trên ảnh. Những năm 1960, "Áo dài bà Nhu" là chiếc áo dài văn minh nhất Sài Gòn.  Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài hở cổ, nhưng không ai bảo ai, từ giới nữ sinh, sinh viên cho đến các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.


Sau khi biết thủ đọan của Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, bà đã đơn phương độc mã cùng con gái Lệ Thuỷ qua Mỹ, diễn thuyết, họp báo... để tố cáo với thế giới ý đồ giết chết anh em ông Diệm hầu dễ bề mang quân Mỹ vô Việt Nam và nắm quyền chỉ huy quân đội.

Bà thừa biết rằng chống Mỹ ngay trên đất Mỹ thì tính mạng của bà coi như được treo bằng sợi chỉ mành. Coi như liều mạng để cứu nước.


 


Nhưng tiếc thay, sứ mạng của bà đã không thành.  Trong lúc bà và con gái đang còn ở Hoa Kỳ, bà được hung tin là chồng và anh chồng đã bị tàn sát một cách tàn nhẫn bởi lũ tướng lãnh tay sai ngu dốt. Và bà đã ra đi mà không bao giờ được về để thắp một nén nhang trên những nấm mồ của hai người thân yêu nhất của đời bà.

Vẫn biết đời là đau khổ, nhưng đau khổ như bà Ngô Đình Nhu đến thế là cùng.


• Chiến dịch bôi bẩn bà Ngô Đình Nhu.


Điều ghê tởm và bệnh hoạn nhất là bọn tiểu nhân cộng sản VN đã bịa đặt ra những chuyện vô cùng bẩn thỉu và hạ cấp để bôi nhọ bà. Bọn bồi bút rẻ tiền vô nhân cách và vô văn hóa bảo bà đã từng “ngủ” với tướng Hinh, đã nói chuyện với nhau trên giường ngủ.

Thử hỏi: lúc đó, bọn chúng rúc ở chỗ nào mà nghe lén vanh vách như vậy? Bộ nằm ở gầm giường ư? Trong khi đó, tướng Nguyễn Khánh đã nói "nguyên cái chuyện được nắm tay bà Nhu đã là một chuyện vô cùng khó khăn".

Lại có những kẻ vô lương tâm lấy hình một cô gái khỏa thân, cắt đầu đi, sau đó kiếm một tấm hình bà Nhu ghép đầu bà Nhu vào hình khỏa thân, rồi in ra cả nghìn tấm, tung ra để bôi bẩn bà.

Sau đó, họ còn bịa chuyện bà Nhu bắt các bà trong hội Liên Đới Phụ Nữ phải chụp hình khỏa thân để bà Nhu giữ làm hồ sơ.  

Và để đối phó với tất cả những điều bôi bẩn này, bà Nhu hòan tòan im lặng, theo đúng cái chủ trương của bậc quân tử: im lặng là khinh bỉ


• Tư cách bà Ngô Đình Nhu.


Bà Nhu không những vừa xinh, vừa trẻ đẹp, mà còn giữ gìn gia phong nề nếp.  Khi cha Phước đến thăm, ông Nhu cùng vài người khác ngồi ở phòng khách, tôi thấy bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng trong lúc chủ khách đàm đạo.  Đó là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt. 

Cung cách ấy, cử chỉ như thế, lễ giáo như thế, làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này?

Cụ Đòan Thêm, một nhân vật rất thân cận với gia đình họ Ngô đã viết về bà Nhu như sau: ông đã làm sĩ quan tùy viên cho ông Cụ, kế cận ông Cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó, ông chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh tổng thống, ít có tiếp xúc qua lại.  Ông nói bà Nhu là người có phong cách, lịch sự và đàng hòang. Đối với TT Diệm, bà không có thái độ lấn quyền hoặc ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào như lời người ta đồn đãi. Khi ăn thì chỉ có các ông Diệm, ông Nhu, Đức Giám Mục Thục mới ăn ở nhà trên, còn bà thì không.

Ông Trần Cao Lĩnh, một nhiếp ảnh gia đã được chọn để chụp hìnhcho gia đình cố TT Diệm trong các buổi lễ chính thức, đã kể lại như sau: Bà Nhu là loại phụ nữ không những có ăn học, có giáo dục, mà còn có phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Bà không phải là người bờm xớp, cợt nhã, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý và bọn bồi bút cộng sản tiểu nhân. Bà chẳng những nể nang, khép nép khi giáp mặt với TT Diệm, mà còn với Đức Giám Mục Thục và chồng của mình là ông Ngô Đình Nhu. 

Nhưng bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Lĩnh, cụ Đòan Thêm, để rồi kính trọng nhân cách của bà?

Hãy nhìn lại kể từ tháng 11-1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào? 

Cụ Cao Xuân Vỹ:

Kể từ sau tháng 11-1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người, ngay cả những người trước nay từng là những người cộng tác với ông Diệm và Nhu.

Một vài người như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đã có dịp gặp bà đều nhận thấy bà sống một cuộc đời ẩn dật, sống chết với quá khứ đó. Kể như bà đã chết cùng với chồng và anh.

Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: đắng cay và tủi hận.

Không những vậy, bà lại phải chịu đau khổ thêm một lần nữa khi bà mất đi cô con gái yêu quí Ngô Đình Lệ Thủy qua một tai nạn xe hơi ở Pháp.  Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm nay? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ và tư cách của một Đệ Nhất Phu Nhân”.  Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý, rồi với số tiền do một nhà hảo tâm tặng, bà đã sang Pháp mua hai căn hộ, một để ở, một để cho thuê lấy tiền tiêu xài.  Ngày ngày bà đi bộ đi lễ nhà thờ, sau đó ở lại nhà thờ phụ giúp dọn dẹp lau chùi, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.  Bà sống như một người tu hành, nằm đất, ăn kiêng, không xa hoa, không ăn diện xe xua. Niềm vui của bà là nhìn những đứa con lớn lên thành đạt, có cháu nội ngoại, và được thấy chúng giữ đạo, đi lễ hằng ngày.

Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Những ai đã từng kết án bà thì hãy nhớ rằng: nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa là trăng hoa, mất nết… thì chúng ta đã thấy một bà Nhu sống buông thả, xa hoa, quen biết lung tung sau 11-1963. Nhưng không. Chúng ta thấy một bà Nhu chui vào bóng tối, sống đơn sơ, giản dị, ở vậy thờ chồng, khi bà còn ở tuổi thanh xuân, mới 38 và còn thừa xinh đẹp.

Chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà?  Một con người như thế, tài ba, xinh đẹp, giỏi giang, quý phái, lịch sự, và phải chịu bao điều đắng cay, sỉ nhục, bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình, mà vẫn có thể giữ được nhân cách và chọn lối sống ấy không phải là dễ, không phải ai cũng làm được.

Ngay những kẻ thù oán chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không bao giờ có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà.  Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi thì không. Nói xấu một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó. 

Bà Nhu đã chết, nhưng thật ra thì bà đã chết hai lần: từ ngày ấy, khi bà chết cho ông Nhu và nền Đệ Nhất Cộng Hòa, và bây giờ, bà đã chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay. 


Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng Hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ thật là đáng thương. 


Xin ơn trên phù hộ cho linh hồn bà Nhu sớm được về nước Chúa để được xum họp với chồng, con, anh và những người thân yêu của bà. 


(GS Trần Thừa Dụ, Sài Gòn trong tôi).

mardi 16 novembre 2021

VÌ SAO HƯ BỘ NHỚ ? BS Lương Lê Hoàng

VÌ SAO HƯ BỘ NHỚ ? BS Lương Lê Hoàng

Nếu tưởng người già mới lẫn thì chưa đủ. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đã quên" của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license ! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do. Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ, cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:

* Thiếu ngủ:

Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg- Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.


* Thiếu nước:

Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khi tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

* Thiếu dầu mỡ:

Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

* Thiếu dưỡng khí:

Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó”.

* Thiếu vận động:

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.

* Thiếu tập luyện:

Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

* Thừa Stress:

Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress. Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

* Thừa chất oxy-hóa:

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa vì thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau "hết đát".

Hãy đừng "đem não bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ. Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc "có vay có trả”.

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

CHUYỆN VỢ CHỒNG



Đàn ông và Đàn bà là cả hai thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành sự trong cuộc sống. Bởi những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh không ngọt, khắc khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình…

Bài gõ này được phỏng theo tác phẩm nổi tiếng đã đạt số bán kỷ lục 8 triệu cuốn : Why Men Don’t Listen & Women Can’t Read Maps (*) by Barbara and Allan Pease, Broadway Books, New York.

Ở đây, tác giả không có chủ đích đánh giá hay phán xét sự tốt xấu của các hành động ở phía người đàn ông cũng như ở phía người đàn bà. Tất cả các điều nêu ra dưới đây là kết quả nghiên cứu và nhận xét của giới y khoa và của các nhà tâm lý học Tây phương.
Đúng hay sai đều do bạn đọc tự mình phê phán lấy…




NTC



Đàn ông và đàn bà khác nhau về nhiều mặt : về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ cũng như đôi khi về cách giải quyết một vấn đề ! Họ thường tuân theo những quy luật khác nhau… Đấy là chưa nói đến cá tánh bẩm sinh của từng cá nhân. Ngoài ra, tôn giáo, giáo dục gia đình và kinh nghiệm sống cũng chi phối phần nào cách suy nghĩ và hành động của họ.

Mỗi khi người đàn ông vào washroom, là họ có một mục đích rõ rệt và nhất định rồi.

Tại nhà hàng, đàn bà không những xem washroom là một nơi để giải quyết một nhu cầu của cơ thể mà nó còn là một nơi hẹn hò, để các bà tâm sự to nhỏ tán với nhau về đủ thứ chuyện và dĩ nhiên cũng là nơi chốn để làm duyên, để tô lại môi son, thêm chút má hồng và chải lại mái tóc…
Bạn có để ý không ? Giữa buổi tiệc, các bà có lệ là thường rủ nhau đi washroom cùng một lúc. Ngược lại, các ông nếu cần đi thì chỉ tự động đi có một mình mà thôi…

Lúc xem TV, đến phần quảng cáo thương mại các ông thường bóp cái tầm xa (remote control) lia lịa để đổi đài, ngược lại các bà thì nhẫn nại hơn và vẫn tiếp tục xem phần quảng cáo một cách bình thản…

Các bà thường phàn nàn các ông sao làm biếng kéo nắp toilet xuống quá mỗi khi tè xong, còn các ông thì càu nhàu tại sao các bà sao không chịu giở nắp lên khi các bà xong việc cho người ta nhờ một tí…

Các bà thường hay tỉ mỉ từng ly từng chút, chi tiết quá trời nên thường trách các ông sao quá bừa bãi.

Đàn ông thường phải mất rất nhiều thời giờ để tìm được hai chiếc vớ cùng màu bỏ lộn xộn không thứ tự trong ngăn tủ, nhưng ngược lại các CDs của họ đều được xấp xếp rất ư là có thứ tự trên bàn.

Đàn ông phải mất cả buổi mới tìm ra xâu chìa khóa xe bị thất lạc, trong khi đàn bà tìm ra ngay chỉ trong một thời gian rất ngắn…

Đàn bà thường không thấy ánh đèn phụt lên ngay trước mặt báo hiệu xe sắp hết xăng, nhưng họ thấy ngay chiếc vớ bẩn vất bừa bãi trong góc kẹt phòng…

Các ông thường trách các bà về cách lái xe, còn các bà thì không hiểu tại sao các ông lại rất thích đậu xe kiểu song song (parallel parking) bằng cách vừa nhìn kính chiếu hậu vừa lui vô chỗ đậu hẹp bé tí.

Đàn ông có khiếu xác định vị trí trong không gian, họ đọc bản đồ rất nhanh và tìm ra hướng Bắc rất dễ dàng. Nhờ năng khiếu này mà thuở tạo thiên lập điạ, người đàn ông mới có thể đi săn thú trong rừng để nuôi sống gia đình. Đàn bà nếu có xem bản đồ họ thường xem ngược ngạo.
Lỡ có lạc đường, thì các bà thường mau mau ngừng xe lại trạm xăng để hỏi thăm, còn các ông thì ít chịu làm như vậy để khỏi quê và bị chê là mình quá yếu, quá dở. Các ông thường ráng chạy loanh quanh cả tiếng đồng hồ để tìm đường, miệng thì lẩm bẩm : “Hình như tui có thấy chỗ này rồi”...

Đàn bà thường có thị giác ngoại biên rộng lớn (wider peripheral vision), đàn ông thì có thị giác hẹp hơn nhưng lại thấy rất xa (narrow tunnel vision). Bởi vậy, nếu có lái xe đường xa, người ta khuyên nên để đàn bà lái xe lúc ban ngày sáng tỏ, còn đàn ông thì nên lái xe lúc về đêm tăm tối vì họ có thể nhận thấy các xe khác từ xa ở phía trước lẫn phía sau…

Đàn bà xem việc đi chợ, đi shopping hay đi window shopping là một cái thú tiêu khiển, một cách để giảm stress mặc dù không cần phải mua một món hàng nào cả.

Ngoại trừ mấy năm đầu vừa mới cưới vợ, đàn ông thường tò tò theo chân bà xã cho bả vui lòng và hãnh diện với thiên hạ, nhưng lần lần vài năm sau thì các ông rất ngại cái món này lắm, nó vừa mỏi cẳng, vừa bực mình và nó cũng vừa mất công mất thời giờ quá đi thôi.

.

Có thể nói, hầu như các ông xồn xồn ngại cái món bị bắt buộc phải đi tò tò lòng vòng theo vợ trong mấy cái thương xá lắm…
Trong các tiệm bán thời trang cũng như trong các thương xá, người ta thường thấy có băng có ghế cho các ông ngồi chờ các bà.

Đàn ông nếu có muốn mua một món gì thì họ đã biết họ thích cái gì rồi, cho nên đi thẳng vào tiệm mà mua một cái rụp khỏi phải mất công lê bước hết tiệm này đến tiệm khác.

Đàn bà rất tinh ý, và có lẽ có giác quan thứ 6 gì đó. Người Đàn bà có khiếu bắt mạch, và hiểu rất dễ dàng ý nghĩa của các sự thay đổi trên nét mặt người đàn ông.
Các ông đừng có mong dối gạt các bà được đâu. Nếu có muốn nói dối thì hãy dùng telephone, viết thơ, hoặc gởi email thì có thể dễ thành công hơn là phải chạm mặt thẳng với các bà.

Đàn ông không có cái khiếu này như ở đàn bà… Đàn bà cũng rất thính tai hơn đàn ông. Nửa đêm, nếu cháu bé khóc oẹ oẹ ở phòng bên cạnh thì thường là các bà hay liền. Nước lavabo nhểu lỏn tỏn thì các bà biết liền, còn các ông thường ngủ khò mà thôi.

Não của Đàn ông chỉ program để làm mỗi lần một việc mà thôi. Họ chỉ sử dụng có một bán cầu não (thường là phía trái) để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái radio xuống rồi mới có thể đọc được.

Đang xem TV mà bà xã hỏi thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe các bà xã đừng nên nói đừng nên hỏi gì hết, có thể nguy hiểm đó

Ngược lại ở đàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường sử dụng cả hai bán cầu não phía trái và phía phải, và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc.
Đàn bà có thể vừa đọc sách và vừa nghe radio hoặc vừa làm bếp nấu nướng vừa nói điện thoại.

Các bạn có để ý không, trong các siêu thị ở quày trả tiền thường các cô thu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng, tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói điện thoại kẹp nơi cổ.

Nếu được hỏi thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên tay. Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì biểu người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt.

Đàn ông thán phục đàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa quên thôi…

Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng đàn bà có nhiều tình cảm hơn đàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài.

Tuy nhiều lúc thấy người đàn ông im lặng, nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ ! đàn ông không thích ai cho mình ý kiến này nọ.

Sự ít nói của người đàn ông có thể được người đàn bà hiểu lầm là mình không còn được thương nữa.

Đối với chuyện múa lân trên giường, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạn, sao chỉ muốn vụ đó một cách nhanh chóng, nhào vô là làm liền để các ông có thể hạ hỏa gấp rút rồi sau đó thì lăn ra ngủ khò quên cả người ta nằm bên cạnh, còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến…

Nói tóm lại, theo Allan Pease thì.... "men want to have sex but women want to make love".

Đàn ông thường trách đàn bà thường hay nói nhiều và cũng thường hay so sánh quá.
Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ đã nói nhiều lần rồi các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa.

Ở người đàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và nhìn nhận nó.
Bởi vậy đàn bà nói nhiều hơn đàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm stress. Các ông phải ráng nghe mà thôi và đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra. Các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu.

Ở đàn bà, việc nói chuyện và tâm sự là cách duy nhất để họ làm bạn với nhau. Tuy cả ngày đã đi shopping với bà bạn, mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả tiếng đồng hồ nữa.

Các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người đàn ông, các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết.

Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.

Trường hợp các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn glê, không thèm đếm xỉa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa không có, đó là dấu hiệu sắp rã hùn rồi đố tránh khỏi !

Tóm lại dù Đông hay Tây, dù xưa hay nay, Đàn bà vẫn là đàn bà còn đàn ông vẫn là đàn ông.
Muốn sống hạnh phúc thì cả hai vợ chồng cần nên noi theo những lời vàng ngọc sau đây :
Chồng giận thì vợ bớt lời.
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.



Chồng gương mẫu… lẹ lên ông già.

Kính vợ đắc thọ,

Sợ vợ sống lâu,

Nể vợ bớt ưu sầu,

Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử...

Đánh vợ nhừ tử, là đại nghịch bất đạo.

Vợ hỏi mà nói xạo, là trời đất bất dung.

Chê vợ lung tung, là ngậm máu phun người.

Gặp vợ mà không cười, là có mắt không tròng.

BS Nguyễn Thượng Chánh (bài do bạn Bá Trần giới thiệu)

T.Anh chuyển

"NGƯỜI ĐỜI VÀ ĐỜI NGƯỜI": CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT VỚI TRO CỐT CỦA NGƯỜI ĐÃ RA ĐI

"NGƯỜI ĐỜI VÀ ĐỜI NGƯỜI": CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT VỚI TRO CỐT CỦA NGƯỜI ĐÃ RA ĐI



Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà.

✪ Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ.

Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Ðội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.

Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi ông ngồi xuống ghế của mình.

Một cô tiếp viên hàng không bỗng đi đến gần ông và hỏi một câu nhẹ nhàng:

- "Thưa ông, Chúng tôi đã sắp xếp một chỗ ngồi cho bà. Ông cho phép tôi chuyển bà ngồi cạnh ông nhé?".

Cô tiếp viên hỏi xong, trong lúc ông vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì cô tiếp viên đã nhẹ nhàng đặt chiếc hộp đựng hũ đựng tro cốt lên chiếc ghế cạnh ông. Cô còn nhẹ nhàng cài đặt dây an toàn cho cả chiếc hộp như cài dây cho một hành khách. Xong cô cúi đầu nói: "Xin chào hai quý khách!".

Hành động nhỏ mà vô cùng cao đẹp này của người tiếp viên và phi hành đoàn đã thắp sáng hạnh phúc tưởng chừng như tắt lụi của người đàn ông kia. Vậy là ông vẫn còn được bay cùng bà chung 1 chuyến về thăm quê nhà.

Khi câu chuyện được chia sẻ, mọi người đều có ấn tượng tốt đẹp với cách sắp xếp và cư xử tâm lý của phi hành đoàn. Cư dân mạng không khỏi xúc động khi bình luận rằng:

- "Họ đã thật sự cho ông ấy một chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”

- "Tôi thật sự không thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện này”

- "Nước mắt của tôi sao nó cứ rơi, nhưng không phải vì buồn mà vì hạnh phúc thay cho ông ấy”...

Sưu tầm.
A.Thư chuyển