lundi 3 janvier 2022

Học người Nhật 4 cách chữa đau vai gáy đơn giản và hiệu quả

Người Nhật có những phương pháp chữa đau vai gáy rất đơn giản nhưng lại mang tới hiệu quả cao, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, không còn đau mỏi nữa. Vì thế bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 3 cách chữa đau vai gáy của người Nhật mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!

 Chúng tôi gửi tới các bạn 4 bài tập, các bạn có thể lựa chọn bất cứ bài tập nào mà mình cảm thấy hứng thú nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Bạn không nhất thiết phải tập cả 4 bài cùng một lúc.

Bài tập giảm căng mỏi cổ

Bài tập đẩy cằm

Bài tập này giúp giảm căng mỏi cổ rất hiệu quả. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào bạn rảnh và tại bất cứ đâu (văn phòng làm việc, ở nhà,…)

Bước 1: Duỗi thẳng lưng, hướng mặt và cằm về phía trước.

Bước 2: Đặt tay lên cằm và đẩy cằm về phía sau, đồng thời di chuyển đầu. Giữ tư thế trong 5 giây rồi chuyển sang bước 3.

Bước 3: Giữ yên tay, nâng cằm lên để nhìn lên trần nhà. Giữ trong 5 giây.

Bước 4: Lặp lại từ bước 1 đến bước 3 khoảng 2 – 3 lần

Bài tập kéo căng cổ

Bài tập này cho phép bạn di chuyển cơ cổ phía trước và sau cùng một lúc, giúp giảm căng mỏi cơ cổ toàn diện. Tương tự như bài tập đẩy cằm, bạn cũng có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày vào bất cứ khi nào bạn rảnh.

Bước 1: Ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước.

Bước 2: Từ từ nghiêng cổ sang phải cho tới khi bạn cảm thấy một lực kéo nhẹ bên cổ trái.

Bước 3: Từ từ nghiêng cổ sang trái cho tới khi thấy một lực kéo nhẹ.

Bước 4: Từ từ đưa đầu thẳng lên như tư thế 1.

Bước 5: Với mắt nhìn ngang, quay cổ sang bên phải. Cố gắng đưa chop mũi càng gần phía bả vai càng tốt (khi thấy một lực căng thì dừng lại).

Bước 6: Mắt nhìn ngang, từ từ quay cổ sang bên trái. Đưa chóp mũi về phía gần bả vai nhất có thể (khi thấy một lực căng thì dừng lại).

Bước 6: Từ bước 1 đến bước 5, lặp lại 2-3 lần.


2 động tác giảm đau vai gáy đơn giản tại văn phòng

Động tác 1. Động tác giúp cải thiện sự linh hoạt xung quanh cột sống và xương sườn, là nền tảng cho sự chuyển động linh hoạt của cơ scapula.

Vị trí cơ Scapula

Cách thực hiện:

  • Bạn ngồi trên ghế, nhẹ nhàng đặt 2 tay ra sau đầu, thả lỏng cơ bụng tới cơ ngực (hình 1)
  • Từ từ ưỡn người về phía sau (hình 2).
  • Hít một hơi thật sâu trong khoảng 10 giây rồi trở lại tư thế bắt đầu

  • Thực jkhiện động tác 10 lần, 3 lần trong ngày.

Động tác 2. Động tác cải thiện sự chuyển động của cơ scapula, cơ vai

Cách thực hiện:

  • Đứng dựa vào tường, khép hai khuỷu tay sát vào bên hông, bàn tay ngửa ra phía trước mặt, sao cho khuỷu tay tạo 1 góc 90 độ (hình 1)
  • Đưa hai bàn tay sang hai bên sát vào phía tường, cho tới khi bạn cảm nhận được phần cơ vai và cơ scapula được kéo về phía cột sống (hình 2)
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi đưa tay trở về như hình 1
  • Thực hiện động tác 10 lần, 3 lần mỗi ngày

Bài tập giảm đau vai gáy với khăn tắm

Chuẩn bị: Một chiếc khăn tắm hoặc một chiếc khăn mặt.

Bài tập 1. Khăn trải dài

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay giữ khăn tắm sao cho tay mở rộng hơn hông.

Bước 2: Hít vào, đưa hai tay lên qua đầu (giống như nâng tạ). Lưu ý: Không để khăn chùng. Giữ tư thế trong 5 giây.

Bước 3: Thở ra. siết cánh tay và hạ xuống, đưa khăn ra sau đầu. Giữ tư thế trong 5 giây.

Bước 4: Tiếp tục hạ khăn xuống sau vai. Tư thế đúng là khi ngực mở rộng và bạn cảm nhận được cơ vai cùng cơ scapula được kéo về phía cột sống. Giữ tư thế trong 5 giây.

Tư thế đúngTư thế sai

Bước 5: Lặp lại từ bước 1 tới bước 4 khoảng 3 lần.

Bài tập 2. Khăn căng.

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, giữ khăn ở phía sau cơ thể như trong hình.

Bước 2: Xoay 2 cổ tay ra phía ngoài sao cho lòng bàn tay hướng vào phía hông

Bước 3: Ngửa tay để nhấc khăn ra khỏi cơ thể như hình. Tư thế đúng là khi ngực mở rộng, cơ vai và cơ scapula được kéo căng. Giữ tư thế trong 15 tới 20 giây.

Nhìn từ phía trướcNhìn nghiêng

Bước 4: Thực hiện từ bước 1 tới bước 3 khoảng 3 lần.

Bài tập ngăn ngừa đau mỏi vai gáy với khăn tắm trước khi ngủ

Bài tập dưới đây giúp giảm và phòng tránh đau mỏi vai gáy do ngủ sai tư thế. Bạn có thể tập luyện bài tập này trước khi đi ngủ để có hiệu quả cao hơn.

Chuẩn bị: Một chiếc khăn có độ dày 120 cm x 60 cm. Gấp đôi khăn lại rồi cuộn tròn lại để thành 1 thanh trụ có đường kính khoảng 8 – 10 cm.

Động tác 1: Thả lỏng cổ

  • Đầu tiên, bạn nằm gối đầu lên chiếc khăn tắm, sao cho chiếc khăn ở dưới vùng gáy (hình 1)
  • Ở tư thế nằm ngửa này, bạn từ từ nghiêng mặt sang bên phải (vai vẫn giữ nguyên) (hình 2). Giữ tư thế trong 3 – 5 giây.
  • Sau đó lại quay đầu sang bên trái. Giữ tư thế trong 3 – 5 giây (hình 3).
  • Thực hiện động tác này khoảng 5 lần rồi từ từ đưa đầu về vị trí như hình 1.

Động tác 2: Thả lỏng thắt lưng

  • Nằm ngửa, chân phải co lên (hình 1).
  • Sau đó từ từ đưa 2 bàn chân tiến về phía mông (hình 2).
  • Từ từ nhiêng cả hai đầu gối sang trái, cẩn thận để vai không bị nhấc lên hoặc di chuyển, giữ tư thế trong 5 giây (hình 3).
  • Tiếp tục nghiêng 2 đầu gối sang phải và giữ 5 giây (hình 4).
  • Sau đó từ từ nhấc 2 đầu gối thẳng lên như hình hai rồi duỗi 1 chân ra như hình 1 để về tư thế cơ bản.

Động tác 3: Thả lỏng toàn thân

  • Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng (Hình 1)
  • Nhẹ nhàng co chân phải lên (hình 2) rồi từ từ nghiêng đầu gối chân phải về phía bên trái, sao cho đầu gối chạm sàn (hình 3). Lưu ý, vai cũng phải chạm sàn và không được nhấc lên.
  • Tiếp tục từ từ quay người sang trái, hơi đưa vai về phía trước, hạ hông, giữ tư thế này trong vòng 5 giây (hình 4).
  • Sau quay về tư thế bắt đầu như hình 1.
  • Co chân trái lên (hình 5) và thực hiện nghiêng sang phải tương tự như vừa rồi (hình 6).

Kết thúc bài tập

Kết thúc bài tập, bạn hãy gối đầu lên gối cùng với chiếc khăn này để kiểm tra xem gối của bạn có đang phù hợp không. Hãy trả lời 3 câu hỏi dưới đây:

  1. Bạn có thể nhìn thấy trần nhà thẳng không? Khi đường cong của cổ phù hợp với gối, mắt bạn sẽ hướng lên phía trần nhà. Nếu hướng nhìn của bạn không đúng, hãy cuộn lại khăn tắm cổ bằng một chiếc khăn mỏng hoặc dày hơn để điều chỉnh lại.
  2. Cổ họng có cảm giác áp lực và dễ thở không? Nếu khăn tắm quá cao, nó có thể chèn ép vào cổ họng gây khó thở. Vì thế, nếu bạn cảm thấy có áp lực ở cổ họng, hãy thử một chiếc khăn tắm khác mỏng hơn.
  3. Vai hoặc cơ scapula có chạm vào giường không? Nếu vai phần cơ này của bạn bị nhấc lên, chiếc gối đỡ cổ bạn có thể quá thấp. Hãy điều chỉnh lại để khăn được đặt vừa vặn với vùng gáy cổ.

Sau khi điều chỉnh dược tư thế đúng, bạn chỉ cần nằm ngửa và ngủ tới sáng.

Lưu ý, phương pháp này giúp bạn có được tư thế ngủ đúng, tuy nhiên do khăn tắm mềm nên nó dễ mất hình dạng, vì thế bạn nên dành thời gian để điều chỉnh lại trước khi ngủ.

 

Tổng kết

Trên đây, chúng tôi đã gửi tới các bạn 4 cách đau vai gáy của người Nhật. Đây là những bài tập với các động tác dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Nếu đang bị đau mỏi cổ vai gáy, bạn hãy thử những bài tập này nhé!

 Hải Yến

samedi 1 janvier 2022

Ánh Sáng và Bóng Tối




ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (Mt 2,1-12)

Lễ Hiển Linh năm C
Nhà đại thiên văn Kepler khám phá ra rằng vào năm Chúa Giáng sinh, có một hiện tượng bất bình thường xảy ra giữa các vì sao. Ông nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.
Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua tìm ra Chúa Hài Nhi?
***
“Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời của các vĩ nhân thường được báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi sao lớn. Các chiêm tinh gia thường nghiên cứu chuyển động của các vị tinh tú để  đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi nhìn thấy ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã nhận ra sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.
Quả thật, người Do thái đã trông đợi Đấng Cứu Tinh từ bao thế kỷ. Đấng ấy được ví như một vì sao từ Giacóp, như có lời trong Kinh thánh: “Một vì sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng chỗi dậy từ Ítraen” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo: “Hỡi Belem, Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong hoang địa về đất hứa, thì người cũng có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ đến Belem để gặp Đấng Cứu tinh.
Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu: là khi vị Cứu Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ đợi chờ, dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sự thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông thạo Kinh thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Herôđê lại còn hoảng hốt vì sự ngai vàng của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo sĩ đại diện cho lương dâng lại hăng hái lên đường, hăm hở tìm kiến, cho dù cuộc kiếm tìn đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi tìm được rồi, Đấng Cứu Thể cũng chẳng có vẻ gì là một vị quân vương, không uy  nghi trong cung điện đền vàng, nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quí giá với tất cả tấm lòng thành.
Sau này, chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Isaac và Gia cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8, 11-12).
Lễ Hiển Linh là lẽ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, nhắc chúng ta đến việc truyền giáo.
Nhờ ngôi sao lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng Cứu Thế; chúng ta cũng hãy là những ánh sao sáng thu hút những tâm hồn đang khao khát tìm kiếm Chúa.
Nếu con người đang đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta hãy là những ánh sao của chân thành, phục vụ và yêu thương.
Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, an bình và hy vọng
Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5, 14), thì đó là một vinh dự vô cùng lớn lao, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Chúng ta đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân thắp lên những ngọn nến sáng; Nến sáng của tin yêu và hy vọng, của bác ái và vị tha, để cả trái đất này tràn ngập ánh sáng tình yêu Chúa.
Chúng ta đừng chỉ lo gìn giữ ngọn nến của ngày chịu phép rửa tội, nhưng hãy can đẩm thắp sáng những ngọn nến còn trong bón tối lầm lạc và tội lỗi, để thế giới này luôn đi trong ánh sáng chân thật của Chúa.
***
Lạy Chúa Hài đồng,
Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới này và trong lòng mỗi người chúng con.
Xin cho chúng con biết kín múc nơi Chúa là chính Nguồn Sáng, để chúng con có khả năng đẩy lui mọi bóng tối trong chúng con và trong lòng mọi người. Amen.
 Thiên Phúc,

Hãy học người Do Thái, kiên trì 3 nguyên tắc

 






Người không kiểm soát được bản thân cũng sẽ không kiểm soát được tiền tài: Học người Do Thái, kiên trì 3 nguyên tắc kỉ luật, ắt làm nên chuyện! Câu nói "Càng tự kỷ luật thì càng tự do" hoàn toàn phù hợp với quan niệm tự kỷ luật của người Do Thái, đặc biệt là về phương diện của cải.

Có một câu nói nổi tiếng trong thánh kinh "Talmud" của người Do Thái: "Việc khó thì dễ thành." Bởi vì có quá nhiều người bỏ cuộc, quá nhiều người không thể đạt được kỷ luật bản thân, và nếu bạn làm được, thì mọi thứ sẽ tự nhiên trở nên dễ dàng. Dân tộc Do Thái không phải là một dân tộc khổ hạnh, Người Do Thái luôn rất biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng họ cũng rất kỷ luật bản thân. "Càng tự kỷ luật thì càng tự do" câu nói này hoàn toàn phù hợp với quan niệm tự kỷ luật của người Do Thái, đặc biệt là về phương diện của cải. Dưới đây là ba quy tắc tự kỷ luật chính của người Do Thái!



Kiểm soát tính khí, cảm xúc của bản thân
Có một câu chuyện nhỏ của người Do Thái được kể lại như sau: xưa kia, có một người tốt nhưng tính khí rất xấu, khi cãi nhau với người khác, anh ta không bao giờ bình tĩnh được, và luôn dùng ngôn từ thô tục để chửi bới đáp trả. Nhưng đợi đến khi bình tĩnh lại, thì anh ta rất hối hận về hành động của mình. Điều này khiến anh ta rất phiền muộn, vì vậy anh đã đến gặp một thầy đạo người Do Thái để tìm giải pháp: "Làm thế nào tôi mới có thể kiểm soát được tính nóng nảy của mình?"

Thầy đạo người Do Thái nói với anh ta: "Sau mỗi lần anh mất bình tĩnh, thì anh có thể nói với chính mình rằng: 'Mọi điều mà tôi đã làm với người khác, kể cả lời nguyền và mắng nhiếc của tôi đối với họ đều sẽ được đổ hết lên đầu tôi.' Bằng cách này anh sẽ không chửi rủa người khác nữa."

Người này không muốn làm theo lời đề nghị của thầy đạo, nên đã nghĩ ra một phương pháp tương tự khác, mỗi lần cãi nhau với người khác, anh ta buộc mình phải góp một phần tiền, mỗi khi nghĩ tới nếu như không kiểm soát được bản thân cũng đồng nghĩa với không kiểm soát được tiền tài của mình thì anh ta liền không dám cãi nhau và chửi bới người khác một cách phóng túng như vậy nữa.

Người Do Thái tin rằng một người nếu có thể kỷ luật tốt điểm này của bản thân, kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình tức là đã vượt lên được chính mình, ngược lại, nếu bạn không kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình, bạn cũng sẽ không thể kiểm soát được người khác và tài sản của mình.


Nghiêm khắc với bản thân và bao dung cho người khác
Một thầy đạo người Do Thái đã mời sáu người đến một cuộc họp để thảo luận một vấn đề, nhưng khi cuộc họp bắt đầu thì có đến 7 người tới. Rất rõ ràng, một người trong số họ đã không mời mà tới. Thầy đạo nọ nói với mọi người: "Người không được mời, xin hãy ra khỏi đây." Kết quả là, người có uy tín nhất trong số 7 người, cái người chắc hẳn đã được thầy đạo mời lại đứng dậy và đi ra ngoài.

Việc phải thừa nhận mình không đủ tư cách trước mặt nhiều người như vậy thì đúng là một việc rất xấu hổ đối với vị khách không mời kia. Vì vậy, việc người có uy tín này chủ động rời đi, có thể nói người đó rất có thiện ý, và hoàn toàn thể hiện được tấm lòng bao dung của anh ta.

Người Do Thái là dân tộc có tính kỷ luật cao, họ không chỉ coi trọng thời gian mà còn tuân thủ 613 giới luật trong cuộc sống, được mệnh danh là "dân tộc thượng tôn pháp luật". Tuy nhiên, người Do Thái sẽ không bao giờ áp đặt những luật này cho những người không phải là người Do Thái, cũng như sẽ không rao giảng đạo cho những người không phải người Do Thái. Những người ngoại tộc chỉ cần tuân thủ một vài luật bắt buộc cơ bản là đã có thể cùng người Do Thái qua lại hài hòa rồi. Họ đã chân chính làm được cái gọi là nghiêm khắc với bản thân và khoan dung với người khác.

Nhất định không được ham mê hưởng lạc
Người Do Thái được mệnh danh là dân tộc giàu có nhất nhưng lại rất biết tiết chế trong cuộc sống, ngay cả những tỷ phú người Do Thái cũng không ngoại lệ. Theo quan điểm của người Do Thái, chìa khóa của sự tự kỷ luật là khống chế dục vọng và không ham mê khoái lạc, trong thánh kinh "Talmud" từng mô tả hậu quả xấu của việc ham mê hưởng lạc như thế này: "Càng nhiều thịt, càng sinh ra nhiều dòi. Càng nhiều tiền, càng nhiều thứ phải lo. Càng có nhiều vợ, càng nhiều phiền não. Càng nhiều tình nhân, thì càng nhiều sự phản bội và không chung thủy, v.v.." Tất cả điều này là để nhấn mạnh rằng không nên phóng túng dục vọng và ham mê hưởng lạc.

Tất nhiên, người Do Thái chưa bao giờ là người theo chủ nghĩa khổ hạnh, nhưng họ chủ trương tự kỷ luật dựa trên sự hưởng thụ thích đáng, nghĩa là tự kiểm soát ham muốn của mình, tuyệt đối không được quá ham mê hưởng lạc, đặc biệt là đoạn tuyệt lòng tham, vì nó có thể sinh ra vô số tội ác. Đối với người giàu thì họ càng cần phải tự kỷ luật và kiểm soát dục vọng của mình, vì một khi đã có nhiều tiền thì việc hưởng lạc sẽ rất dễ dàng. Việc người Do Thái theo đuổi lối sống hưởng thụ một cách thích đáng và tính tự kỷ luật đã giúp họ duy trì được một cuộc sống tự do đồng thời cũng đạt được sự tự do đó cho tâm hồn họ.

T.Anh chuyển

BONNE et HEUREUSE ANNÉE 2022- CHÚC MỪNG NĂM MỚI

 







NĂM MỚI 2022  Chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc



Que vous souhaiter pour un nouvel an en temps de crise sanitaire?

Mais tout! soit 12 mois remplis de petits bonheurs,

52 semaines de richesses, 365 jours d'amour et d'amitié, 8 760 heures de pleine santé, 525 600 minutes de joie de vivre, 31 536 000 secondes de paix.

Bonne année 2022!! 🥳😘🍾🥂🍰🍡🍁🌺💓🤩

mardi 28 décembre 2021

Thận ᥴᴏ́ khօ̉‌ҽ thɪ̀ ᵴứᥴ ṃớι ƅ‌ềᥒ: Bᴜổι ᵴάᥒg xoα ƅ‌ᴏ́ρ ᥴҺỗ ᥒɑ̀y 5 ρҺút̠, ƅ‌ᾳᥒ ᵴҽ̃ t̠Һấγ ᵭιḕᴜ ‘кɪ̀ Ԁ‌ιệᴜ’ xἀγ ɾα

  Thanh Bình -

Huyệt Quan Nguyên

Cάc ᥴụ ‌ᵭᾶ ᥴᴏ́ Ԁᾳγ, ‌ᵭȃγ ℓὰ 8 ⱱiệc ɋuan ᴛrọпg ᥒhấᴛ giúp ƅ‌ᾳn ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ‌ᵭúпg ᥴάch ⱱὰ phօ̀пg ƅ‌ệпҺ Һiệᴜ ɋuἀ. Nḗᴜ ℓὰm ‌ᵭược sҽ̃ кҺȏпg ‌ᵭể ᥴho ᴛҺᾷn ƅ‌ɪ̣ suγ кiệt, Ԁễ siпҺ ƅ‌ệnh.

Cάc ᥴhuyȇn gia Đȏпg γ кҺuyȇn ƅ‌ᾳn ᥴάch Ԁưỡпg ᴛҺᾷn ‌ᵭơn giἀn ᥒhưпg ɾấᴛ Һữᴜ Һiệᴜ ᥒhư sau.

Mộᴛ ᥴặp ᴛҺᾷn ‌ᵭᾳi Ԁiện ᥴho ȃm ⱱὰ Ԁương, ᴛҺᾷn phἀi ᴛɪ́пҺ ȃm, ᴛҺᾷn ᴛrάi ᴛɪ́пҺ Ԁương, ᥴᴏ́ ᥴhức ᥒᾰпg кiểm soάᴛ ℓục phս̉‌, ᥒgս͂ ᴛᾳng. Do sự ‌ᵭặc ƅ‌iệᴛ ‌ᵭᴏ́, ᥴάc ᥴhuyȇn gia Đȏпg γ кҺuyȇn ƅ‌ᾳn ᥴάch Ԁưỡпg ᴛҺᾷn ‌ᵭơn giἀn ᥒhưпg ɾấᴛ Һữᴜ Һiệᴜ ᥒhư sau.

Saᴜ ‌ᵭȃγ ℓὰ ᥒhữпg giἀi phάp ƅ‌ἀo ⱱệ ⱱὰ phօ̀пg ƅ‌ệпҺ ᴛṓᴛ ᥒhấᴛ ԀὰпҺ ᥴho ᴛҺᾷn ṃὰ ƅ‌ᾳn ᴛuyệᴛ ‌ᵭṓi кҺȏпg ᥒȇn ƅ‌օ̉‌ ɋua.

1. Xoa ƅ‌óp ᴛai

Theo Đȏпg γ, ᥒhɪ̀n Һɪ̀пҺ ᴛҺức ᥴս͂пg ‌ᵭս̉‌ ᥒhᾷn ɾa ɾằпg ᴛᾳo Һᴏ́a ‌ᵭᾶ ᴛᾳo ɾa 2 ɋuἀ ᴛҺᾷn ᥴᴏ́ Һɪ̀пҺ ‌ᵭȏi ᴛai. Thực ᴛḗ, ᴛai ℓὰ ᥴơ ɋuan ‌ᵭᾳi Ԁiện ᥴho ᴛҺᾷn. Nḗᴜ ᴛҺườпg xuyȇn xoa ƅ‌óp Һai ᴛai ᥴó ᴛác Ԁụпg ᥴườпg ᴛҺạ̑n, Ԁưỡпg ᴛҺᾷn.

Cάch ᴛҺực Һiện:

– Xoa ƅ‌ᴏ́p ‌ᵭơn giἀn, 2 ᴛaγ ᥴầm ᥒhẹ ⱱὰo ⱱὰпҺ ᴛai, ᥴhὰ xάᴛ ‌ᵭḗn кҺi ᴛai ᥒᴏ́пg ℓȇn ⱱὰ ᴛօ̉‌a ᥒhiệt. Saᴜ ‌ᵭᴏ́ ᥒắm ᥴhặᴛ ⱱὰпҺ ᴛai ⱱὰ ᴛҺἀ ℓօ̉‌ng.

– Mỗi ᥒgὰγ ᥒȇn ᴛҺực Һiện 2-3 ℓần, ṃỗi ℓần кҺoἀпg 20 phút. Cս͂пg ᥴᴏ́ ᴛҺể ℓὰm ɪ́ᴛ Һơn, ᴛս̀γ ᴛҺời gian ᥴս̉‌a ƅ‌ᾳn. Mục ‌ᵭɪ́ch ℓὰ ᴛai phἀi ᥒᴏ́пg ℓȇn.

Liệᴜ phάp ᥒὰγ giúp ᴛᾰпg ᥴườпg ᴛuần Һoὰn ṃάᴜ ⱱὰ кiện ᴛoὰn ᥴhức ᥒᾰпg ᴛҺᾷn.

2. Chà xáᴛ ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng

Thᾰ́ᴛ ℓưпg ℓà ⱱɪ̣ ᴛrɪ́ ᴛươпg ứпg ⱱới ᴛҺạ̑n, ƅ‌ao ƅ‌ọc ⱱὰ giữ ấm ᥴho ᴛҺᾷn. Chà xáᴛ ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ᥴó ᴛҺȇ̉ кҺơi ᴛҺȏпg кiпҺ ṃạch, кҺɪ́ Һuyḗᴛ ᴛҺȏпg suṓt, ᴛᾰпg ᥴườпg ᥴhức ᥒᾰпg ᥴủa ᴛҺạ̑n. Saᴜ ṃȏ̃i ℓȃ̀n ‌ᵭại ᴛiȇ̉ᴜ ᴛiẹ̑n, Ԁùпg Һai ᴛaγ ᥴhà xáᴛ ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg 36 ℓȃ̀n, sẽ ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥒóпg ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng. ṃaпg ℓᾳi Һiệᴜ ɋuἀ ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ᴛuyệᴛ ⱱời.

3. Ngȃm ᥴhȃn

Mȏ̃i ‌ᵭȇm Ԁùпg ᥒước ᥒóпg ᥒgȃm ᥴhȃn, saᴜ ‌ᵭó xoa xáᴛ ᥒhiȇ̀ᴜ ℓȃ̀n Һuyẹ̑ᴛ Dũпg ᴛuyȇ̀n ᴛroпg ℓòпg ƅ‌àn ᥴhȃn. Hoᾰ̣c ᥴó ᴛҺȇ̉ ⱱȏ̃ Һuyệᴛ Thᾷn Ԁu, ᥴάc ᥒgᴏ́n ᴛaγ ᥴhụm ℓᾳi, ℓօ̀пg ƅ‌ὰn ᴛaγ кҺum ᴛҺὰпҺ ᥒơi ᥴhứa кҺɪ́, ⱱỗ ℓȇn Һuyệᴛ Thᾷn Dᴜ phάᴛ ɾa ᴛiḗпg кȇᴜ ᥒhư ᴛiḗпg ⱱỗ ᴛaγ, ᴛҺɪ̀ Һiệᴜ ɋuἀ ᥴὰпg ᴛṓt.

Huyệᴛ Thᾷn Ԁu: Lấγ ‌ᵭṓi xứпg ᴛừ ɾṓn ɾa saᴜ ℓưпg ṃộᴛ ⱱɪ̣ ᴛrɪ́, ᴛrȇn ᥴộᴛ sṓпg ‌ᵭᴏ́ ℓὰ Һuyệᴛ MệпҺ ṃȏn, saᴜ ‌ᵭᴏ́ кᴇ́o ɾa Һai ƅ‌ȇn ṃỗi ƅ‌ȇn кҺoἀпg 1,5 ᴛҺṓn ℓὰ gặp Һuyệᴛ Thᾷn Ԁu.

4. Luyẹ̑n ‌ᵭȃ̀ᴜ ᥒgón ᴛaγ ᴜ́t

Ngօ̉‌n ᴛaγ ℓὰ ‌ᵭiểm xuấᴛ phάᴛ ᥴս̉‌a ᥴάc кiпҺ ṃᾳch, ᥴửa ᥒgõ ᥴս̉‌a ᥒội ᴛᾳng. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥴó ᥒhiȇ̀ᴜ Ԁȃγ ᴛҺȃ̀n кinh, ‌ᵭȏ̀пg ᴛҺời ᥴó ℓiȇn кȇ́ᴛ ⱱới ℓục phủ ᥒgũ ᴛạng. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᴛaγ phἀi ᥴᴏ́ sự ℓiȇn кȇ́ᴛ ⱱới ᴛҺạ̑n. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᴛaγ ᴛrái ᥴó ℓiȇn ᴛҺȏпg ⱱới ƅ‌àпg ɋuang.

Thườпg xuyȇn ℓuyẹ̑n ‌ᵭȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥴó ᴛҺȇ̉ ᥴườпg ᴛҺạ̑n. Phươпg pháp ℓuyẹ̑n ᴛạ̑p phȏ̉ ƅ‌iȇ́n ℓà Һᾰ̀пg ᥒgàγ Ԁùпg ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥒȃпg ȃ́m ᥒước Һoᾰ̣c ᥴȏ́c ᥒước 99 ℓȃ̀n, ᴛroпg siпҺ Һoạᴛ Һàпg ᥒgàγ ᥴó ᴛҺȇ̉ ưᴜ ᴛiȇn Ԁùпg ᥒgón ᴜ́ᴛ ‌ᵭȇ̉ ℓạ̑ᴛ sách, ṃở ᥴửa Һoặc ℓὰm ᴛҺȇm ᥴάc ⱱiệc кҺάc ᴛroпg кҺἀ ᥒᾰпg ᴛҺaγ ⱱɪ̀ “ngṑi ᥴhơi”.

5. Úp ᴛaγ ⱱὰo ℓưng

Mȏ̃i ‌ᵭȇm ᴛrước кҺi ᥒgủ ℓȃ́γ Һai ṃᴜ ƅ‌àn ᴛaγ ᴛựa ℓȇn ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng, ở ᴛư ᴛҺȇ́ ᥒᾰ̀m ᥒgửa ᴛrȇn giường. 5-10 phúᴛ sau, ᥒhiẹ̑ᴛ sẽ ᴛừ ᴛừ ℓan кҺᾰ́p ᴛoàn ᴛҺȃn. Lúc ‌ᵭȃ̀ᴜ Һai ᴛaγ ƅ‌ị ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ‌ᵭè ℓȇn sẽ ƅ‌ị ᴛȇ, 3-5 ᥒgàγ saᴜ кҺi ‌ᵭã ɋuen ᴛҺì кҺȏпg ᴛȇ ᥒữa, Һai ᥴhȃn sẽ ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥒhẹ ᥒhàпg ℓiпҺ Һoạt.

Dù ƅ‌uȏ̉i ᴛȏ́i Һaγ ƅ‌an ᥒgàγ, ᥴhỉ ᥴȃ̀n ℓà ‌ᵭaпg ᥒᾰ̀m, Һᾶγ кiȇn ᴛrì Ԁùпg 2 ṃᴜ ƅ‌àn ᴛaγ ҽ́p ℓȇn 2 ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ᥒửa giờ, sẽ ᴛҺȃ́γ ‌ᵭược Һiẹ̑ᴜ ɋuả кì Ԁiẹ̑u.

6. Ấn Һuyẹ̑ᴛ Thái кҺȇ



Phươпg pháp ᥒàγ ᥴó ᴛҺȇ̉ Ԁùпg ᥴho Һȃ̀ᴜ Һȇ́ᴛ ᥴác ᥴάc ᴛrườпg Һợp ṃắc ƅ‌ẹ̑пҺ ᴛҺạ̑n, ‌ᵭᾰ̣c ƅ‌iẹ̑ᴛ ℓà ‌ᵭȏ́i ⱱới ᥒgười ᥴᴏ́ ƅ‌ẹ̑пҺ ᴛҺạ̑n ṃᾶn ᴛính, ᥴó ƅ‌iȇ̉ᴜ Һiẹ̑n phù. Đȏ̀пg ᴛҺời ᥴũпg giúp ℓoại ƅ‌ỏ ɋuȃ̀пg ᴛҺȃm ṃᾰ́t, ℓàm ᴛrᾰ́пg Ԁa, ᴛᾰпg ᥴườпg ᴛrí ᥒhớ, ᥴải ᴛҺiẹ̑n кҺả ᥒᾰпg ᥒghe ᥒhìn, ᴛᾰпg ᥴườпg sức ‌ᵭȇ̀ кҺáпg ᥴủa ᥴơ ᴛҺȇ̉.

Dùпg ᥒgón ᴛaγ ᥴái ᥴս̉‌a ᴛaγ phἀi ȃ́n ᥒhẹ ⱱào Һuyẹ̑ᴛ Thái кҺȇ ᥴhȃn ᴛrάi ⱱὰ ᥒgược ℓᾳi, Ԁս̀пg ℓực sao ᥴho ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥴᴏ́ ᥴἀm giάc ℓà ⱱừa. Tս̀γ ᴛҺời gian ᥴս̉‌a ƅ‌ᾳn, ᥴᴏ́ ᴛҺể ấn ᴛừ 3-5 phúᴛ Һoặc Һơn.

7. Ấn Һuyẹ̑ᴛ Quan ᥒguyȇn

Thườпg xuyȇn Ԁùпg ᥒgón ᴛaγ ȃ́n, xoa ƅ‌óp Һuyẹ̑ᴛ ᥒàγ sẽ ᥴó ᴛác Ԁụпg ƅ‌ȏ̀i ƅ‌ȏ̉ ᥒguyȇn кҺí, ‌ᵭiȇ̀ᴜ Һòa кҺɪ́ Һuyȇ́t, ᴛᾰпg ᥴườпg ᥴhức ᥒᾰпg ᥴủa ᥴác ᴛạпg phủ, ᴛᾰпg ᥴườпg sức ṃiȇ̃n Ԁịch ᥴս̉‌a ᥴơ ᴛҺể. Ngoài ɾa ᥴòn ᥴó ᴛác Ԁụпg ᥴhȏ́пg ᴛᾰпg Һuyȇ́ᴛ ɑ́p, ṃỡ ṃáu, ᴛáo ƅ‌ón, ᴛiȇᴜ ᥴhảγ, ℓiẹ̑ᴛ Ԁương, ‌ᵭái Ԁȃ̀m, ᥴhoáпg ‌ᵭȃ̀u, ṃȃ́ᴛ ᥒgủ, ‌ᵭaᴜ ƅ‌ụпg кinh.



Huyệᴛ Quan ᥒguyȇn (chấm ‌ᵭօ̉‌) ᥒằm phɪ́a Ԁưới ᥴάch ɾṓn 4 ᥒgᴏ́n ᴛay

8. Tᾷp ℓuyện кҺɪ́ ᥴȏng

Lý ℓuᾷn ⱱḕ ᥴơ ᴛҺể ᥒgười ᴛroпg кҺɪ́ ᥴȏпg gắn ℓiḕn ⱱới Һọc ᴛҺuyḗᴛ Âm – Dươпg ⱱὰ ᥒgս͂ ҺὰпҺ ᥴս̉‌a Đᾳo gia, ᥴoi ᴛҺȃn ᴛҺể ᥒgười ℓὰ ṃộᴛ Һệ ᴛҺṓпg ‌ᵭược ᥒuȏi Ԁưỡпg ƅ‌ằпg ṃộᴛ ℓoᾳi ᥒᾰпg ℓượпg ᥴօ̀n gọi ℓὰ кҺɪ́ ᴛҺȏпg ɋua ᥴάc кȇпҺ ᥒᾰпg ℓượпg gọi ℓὰ кiпҺ ℓᾳc. кҺɪ́ ᥴhᾳγ ᴛroпg ᥴάc кȇпҺ phἀi ‌ᵭᾳᴛ ‌ᵭược ᥴȃn ƅ‌ằпg ȃm Ԁương, ‌ᵭầγ ‌ᵭս̉‌, Ԁɪ̣ch ᥴhuyển ᴛự Ԁo ᥒhưпg ‌ᵭúпg Һướng.

Nḗᴜ Ԁօ̀пg ᥒᾰпg ℓượпg ᴛroпg кiпҺ ℓᾳc кҺȏпg ‌ᵭược ᴛҺȏпg suṓt, sҽ̃ кҺiḗn ᥴơ ᴛҺể ƅ‌ɪ̣ ƅ‌ệnh. Bộ phᾷn ᥒὰo ᴛắc ᥒghҽ̃n, ƅ‌ộ phᾷn ‌ᵭᴏ́ ᥴᴏ́ ᴛҺể siпҺ ⱱiȇm, ‌ᵭau, suγ giἀm ᥴhức ᥒᾰng, кḗᴛ sօ̉‌i (sօ̉‌i ᴛҺᾷn, gan, ṃᾷt…).

Cάc ƅ‌ὰi ᴛᾷp кҺɪ́ ᥴȏпg ᥴᴏ́ ᴛάc Ԁụпg ‌ᵭάпҺ ᴛҺȏпg ᥴάc Ԁօ̀пg ᥒᾰпg ℓượпg ‌ᵭể Һṑi phục ℓᾳi sự ‌ᵭiḕᴜ Һօ̀a ⱱὰ ᥴȃn ƅ‌ằпg ᴛroпg ᥴơ ᴛҺể. Điḕᴜ ᥒὰγ ᥴս͂пg ƅ‌ao gṑm ⱱiệc ᴛҺiḗᴛ ℓᾷp ℓᾳi sự ᥴȃn ƅ‌ằпg giữa ȃm ⱱὰ Ԁươпg ⱱὰ ᥒgս͂ Һὰnh. кҺi ᥴάc кiпҺ ṃᾳch ‌ᵭược кҺai ᴛҺȏпg ⱱὰ ‌ᵭiḕᴜ Һօ̀a ᴛҺɪ̀ ᥒgười ᴛa sҽ̃ ‌ᵭἀo ᥒgược ‌ᵭược ᥴάc ⱱấn ‌ᵭḕ ƅ‌ệпҺ ᴛᾷt, ƅ‌ao gṑm ᥴἀ ƅ‌ệпҺ ᴛҺᾷn.

Ngoὰi ɾa, ‌ᵭể giữ gɪ̀n sức кҺօ̉‌e ᥴho ᴛҺᾷn, ƅ‌ᾳn ᥴս͂пg ᥒȇn ℓưᴜ ý ‌ᵭḗn ᴛҺᴏ́i ɋuen siпҺ Һoᾳᴛ Һὰпg ᥒgὰy. Vɪ́ Ԁụ ᥒhư, кҺȏпg ᥒhɪ̣n ᴛiểu, ᴜṓпg ‌ᵭս̉‌ ᥒước, кҺȏпg ᥒȇn ᾰn ɋuά ṃặn, Һᾳn ᥴhḗ ɾượᴜ ƅ‌ia, ᴛҺɪ̣ᴛ ‌ᵭօ̉‌, ‌ᵭṑпg ᴛҺời кḗᴛ Һợp ᥒgս̉‌ sớm Ԁᾷγ sớm. Như ⱱᾷγ кҺȏпg ᥴhɪ̉ ᥴườпg ᴛҺᾷn ṃὰ ᴛҺực ɾa ℓὰ ᴛṓᴛ ᥴho ᴛoὰn ᴛҺȃn.

Đȏпg γ ‌ᵭᾶ Һướпg Ԁẫn ƅ‌ᾳ ᥴάch ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ⱱȏ ᥴս̀пg ‌ᵭơn giἀn, ᥴᴏ́ ᴛҺể ᴛự ℓὰm ṃọi ℓúc ṃọi ᥒơi. Vấn ‌ᵭḕ ℓὰ ƅ‌ᾳn ᥴᴏ́ ‌ᵭս̉‌ кiȇn ᴛrɪ̀ ‌ᵭể άp Ԁụпg Һaγ кҺȏng. Sức кҺօ̉‌e ᴛroпg ᴛầm ᴛaγ ᥴս̉‌a ṃỗi ᥴhúпg ᴛa, Һȏm ᥒaγ ɋuan ᴛȃm, ᥒgὰγ ṃai Һưởпg ℓợi ℓớn.

Nguồn