dimanche 13 février 2022

FRANCE Cuộc đời huyền bí của hoa hậu Việt Nam (VNCH) đầu tiên

 

FRANCE Cuộc đời huyền bí của hoa hậu Việt Nam (VNCH) đầu tiên



Vào năm 1955, một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm ᴋɪếᴍ hoa hậu đã diễn ra tại rạp Lido Chợ Lớn, Sài Gòn. Người thắng giải năm ấy là bà Công Thị Nghĩa (1932), hay còn gọi với cái tên Thu Trang, là người gốc Bắc cùng gia đình di cư vào Nam sinh sống. Dù chiều cao khiêm tốn chỉ 1,61 m nhưng Công Thị Nghĩa lại sở hữu thân hình vòng nào ra vòng nấy với số đo 86 – 62 – 88 cm cùng cân nặng 53 kg. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa là gì so với nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” của nàng hậu thời ấy. Bà sở hữu gương mặt vô cùng xinh đẹp với dáng mặt trái xoan, đôi mắt 2 mí to tròn, chiếc mũi cao thon và khuôn miệng nhỏ nhắn. Chính vẻ ngoài này đã làm biết bao chàng trai phải mê đắm. Và bà cũng là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam được công chúng nhớ mặt gọi tên.



Trước khi đăng quang hoa hậu, Công Thị Nghĩa là một nhà báo, sáng tác thơ và truyện. Trong một lần được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi Hoa hậu năm 1955, nhiều người nhìn thấy tiềm năng và khuyên bà đăng ký dự thi. Đó cũng là cơ duyên giúp bà giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi sắc đẹp thời đó.



Năm 1957, Công Thị Nghĩa được mời tham gia bộ phim Lục Vân Tiên với vai Kiều Nguyệt Nga của đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Theo đó, bà cùng vị đạo diễn này sang Nhật làm hậu kỳ và dự liên hoan phim. Chuyến đi chỉ có 2 người và khi trở về, nàng hậu bụng mang dạ chửa trong sự phẫn nộ của dư luận vì vị đạo diễn đã có gia đình.

Sau này, Công Thị Nghĩa viết trong hồi ký: “Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng đɪêɴ man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn, càng gây kích thích trong sự phải ᴄʜɪếᴍ đᴏạᴛ, phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…”.



Ôm bụng bầu về Sài Gòn khi đã gần đến ngày sinh nở, Công Thị Nghĩa bị sốc nặng khi đón mình ở sân bay là một đám đông cuồng nộ. Chiếc vali chứa đồ sơ sinh chuẩn bị cho con sắp chào đời bị xé nát, quần áo, nữ trang cũng biến ᴍấᴛ, chỉ còn hình ảnh, giấy tờ trong bóp tay là lành lặn. Lúc đó, một nhà sản xuất người Ấn Độ phải dẫn bà tháo chạy để thoát khỏi sự giận dữ của đám đông. Công Thị Nghĩa sau đó quyết định làm mẹ đơn thân, đặt tên con trai theo họ cha là Tống, đặt tên là Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu đầy bi kịch của mình. Sau này, bà cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Tống Ngọc Hạp.

Năm 1961, Công Thị Nghĩa được mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và quyết định ở lại đất nước này sinh sống. Tại đây, bà không đóng phim nữa mà quay lại với con trường trí thức, học lên Cao học. Vì số tiền dành dụm mang theo từ Việt Nam ngày càng cạn kiệt nên bà phải vừa đi học vừa làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh để chi trả sinh hoạt phí cho 2 mẹ con. Trên đất Pháp, Công Thị Nghĩa cũng gặp được chân ái của đời mình – Giáo sư y khoa Marcel Gaspard, người sau này là bạn đời của bà trong những năm tháng đó.


Ở tuổi xế chiều, Công Thị Nghĩa được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ thân phận mình là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Cuộc sống của nàng hậu một thời cũng rất kín tiếng càng làm nhiều người tò mò khám phá. Sau khi sang Pháp, bà học lên Cao học và viết sách trở lại. Lúc về già, nhan sắc của bà vẫn vô cùng xinh đẹp.


N.M.VO sưu tầm

NGUỒN

vendredi 11 février 2022

Những phát minh 'để đời' của người Thụy Sĩ

Những phát minh 'để đời' của người Thụy Sĩ.

Nói đến Thụy Sĩ, nhiều người nghĩ ngay đến hệ thống ngân hàng an toàn hàng đầu thế giới và các thương hiệu đồng hồ đắt tiền . Nhưng có lẽ ít ai biết nước này cũng là nơi sản sinh ra những phát minh quan trọng khác .



Ông Walter Düring Orlob và bà mẹ Maria Düring-Keller - Ảnh: DRUGOL.COM

Với bản tính chú trọng thực tế, những phát minh của người Thụy Sĩ đều là những thứ rất thiết thực phục vụ cuộc sống con người. Chúng ta điểm qua một số phát minh đáng chú ý nhất của họ.


Khóa dán Velcro (1941)

Ngày nay khóa dán Velcro hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ những chiếc quai giày, ba lô, túi xách, túi đựng laptop đến máy đo huyết áp, các vật dụng trên máy bay.

Từ những năm 1960, các phi hành gia của NASA đã xài Velcro để cột giữ những trang bị cần thiết trên bộ đồ phi hành và trong phi thuyền. Một bộ khóa dán Velcro kích cỡ 5cm x 5cm có thể chịu được lực đến 80kg.

Trước khi Velcro ra đời, người ta chỉ dùng các dây buộc, quai móc, nút gài để chằng buộc, cột các đồ vật, thao tác rất lỉnh kỉnh và tốn thời gian.

Năm 1941, kỹ sư người Thụy Sĩ George de Mestral thường vào rừng săn bắn cùng con chó của mình. Sau những lần đi săn về, ông để ý thấy có rất nhiều hạt cây ngưu bàng bám khá chặt vào quần áo của ông và trên lông con chó.

Hạt ngưu bàng là nguồn gốc của phát minh khóa dán Velcro - Ảnh: UNREALSIDE.COM

Mestral dùng kính hiển vi để quan sát một hạt cây và phát hiện bên trên bề mặt của nó có rất nhiều cái móc nhỏ li ti. Những cái móc này làm cho hạt bám chặt vào vải cũng như các loại lông động vật.

Mestral nảy sinh ý tưởng chế ra một loại ‘khóa’ tiện dụng thay cho các loại dây, móc khóa đang có. Nhưng cũng phải mất đến 8 năm nghiên cứu, Mestral mới sáng chế ra thứ khóa dán mà ông đặt tên là Velcro. Từ này xuất phát từ chữ ‘velvet’ (nhung) và ‘crochet’ (móc) trong tiếng Pháp.

Dây kéo (1923)

Dây kéo zipper - Ảnh: WIKIPEDIA

Thực ra người Mỹ đã nghĩ ra một mẫu ‘tiền-dây kéo’ và đăng ký sáng chế này vào năm 1851, nhưng mẫu này còn nhiều khiếm khuyết, không tiện dụng và gọn gàng.

Đến năm 1923, một doanh nhân người Mỹ tìm đến gặp ông Martin Winterhalter - một luật sư ở thành phố St. Gallen (Thụy Sĩ) để chào bán sáng chế này. Winterhalter rất nhạy bén, nhận ra tiềm năng thành công của sản phẩm mới nên bỏ ra 10.000 franc để sở hữu bằng sáng chế.

Ông nghĩ ra cách để làm cho các răng dây kéo khóa vào nhau trơn tru mà chỉ cần dùng lực kéo nhẹ. Và sản phẩm hoàn thiện của Winterhalter chính là loại dây kéo tiện dụng mà chúng ta xài hàng ngày hiện nay.

Hàng năm thế giới tiêu thụ đến 14 tỉ sợi dây kéo các loại, trong đó một nửa là được sản xuất ở Nhật bởi hãng dây kéo nổi tiếng YKK.

Giấy bóng kính cellophane (1912)

Giấy bóng kinh cellophane đã trở thành thứ không thiếu trong cuộc sống hiện nay - Ảnh: UNREALSIDE.COM

Ngày nay, mỗi dịp Giáng sinh và Tết, giấy bóng kính trong suốt dùng để gói quà là thứ không thể thiếu. Đây cũng là sản phẩm chính dùng để bao bọc các loại thực phẩm.

Nguồn gốc phát minh này đến từ một sự tình cờ: nhà hóa học người Thụy Sĩ Jacques E. Brandenberger khi rót rượu vang đã làm đổ rượu xuống tấm vải trải bàn. Ông nảy ra ý tưởng chế tạo một loại vật liệu có thể chống sự thẩm thấu của các loại dung dịch thay vì hấp thụ nó.

Thoạt đầu, Brandenberger chế tạo một hóa chất gốc cellulose phủ lên bề mặt vải nhưng không thành công vì nó bị tách lớp và làm vải bị cứng lại. Nhưng ông nhận thấy có một lớp màng trong suốt bị bong tróc khỏi bề mặt vải, màng này có tính năng chống thấm rất tốt và tạo sự thẩm mỹ khi dùng để phủ lên đồ vật.

Từ phát giác này, Brandenberger chế tạo thành công loại màng mỏng trong suốt dùng để bao gói hàng hóa đặt tên là cellophane, kết hợp hai từ cellulose và diaphane (trong suốt), nó là chế phẩm nhựa sinh học vì làm từ cellulose của gỗ.


Ngày nay, phần lớn màng cellophane được sản xuất từ dầu mỏ với các sản phẩm như PVC (Polyvinyl chloride) và PP (polypropylene).

Màn hình tinh thể lỏng LCD (1970)

Màn hình tinh thể lỏng là phát minh của một hãng dược phẩm Thụy Sĩ - Ảnh: HARDTOFIND

Người ta có câu ‘chính xác như đồng hồ Thụy Sĩ’ để ca ngợi chất lượng các loại đồng hồ do Thụy Sĩ sản xuất. Không chỉ đồng hồ cơ, Thụy Sĩ cũng sản xuất đồng hồ dùng mạch điện tử có màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display).

Đây là phát minh năm 1970 của hãng Hoffman-La Roche, sau đó họ chuyển giao kỹ thuật cho hãng Brown, Boveri & Cie để sản xuất màn hình cho các loại đồng hồ và thiết bị khác bán ra khắp thế giới.

Điều thú vị là Hoffman-La Roche xưa nay không dính dáng gì đến công nghiệp đồng hồ, mà chuyên ngành của họ là sản xuất… dược phẩm và là một tên tuổi lẫy lừng trong làng y dược thế giới.

Kiểu dáng cổ ngỗng của chai dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh (1980)

Kiểu dáng cổ ngỗng rất phổ biến trong các loại chai tẩy rửa toilet - Ảnh: NEWLYSWISSED

Các chai nhựa đựng dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh luôn có phần trên hình cổ ngỗng (các nước dùng tiếng Anh gọi là Toilet Duck), kiểu dáng ngộ nghĩnh này giúp người ta có thể xịt chất tẩy rửa vào mọi ngóc ngách của các thiết bị vệ sinh.

Đây là phát minh của doanh nhân Walter Düring Orlob. Bà mẹ Maria Düring-Keller của ông cũng là người sáng chế ra Durgol - loại dung dịch dùng tẩy chất calci bị vôi hóa hiện được dùng rất phổ biến trên thế giới.

Phông chữ Helvetica (1957)

Phông chữ Helvetica - NEWLYSWISSED

Hiện nay, phông chữ Helvetica được dùng rất phổ biến ở những nước sử dụng hệ thống ký tự Latinh, đặc biệt là trong báo chí, sách in, các trang web, cũng như không thể thiếu trong bộ phông chữ của máy vi tính.

Đây là phát minh của hai nhà thiết kế mỹ thuật người Thụy Sĩ Max Miedinger và Eduard Hoffmann vào năm 1957.

Cà phê hòa tan uống liền (1936)

Trước năm 1936, thế giới chưa có loại cà phê hòa tan uống liền (instant coffee) như hiện nay. Việc thưởng thức cà phê thời đó tốn nhiều thời gian với việc đun nước, cho cà phê bột vào phin, chờ cà phê rỏ xuống đầy tách, cho đường vào...


Năm 1929, một khối lượng rất lớn cà phê hạt thu hoạch được ở Brazil - quốc gia trồng cà phê nhiều nhất thế giới thời đó - không bán được sang thị trường tiêu thụ chính là Mỹ vì nước này đang lâm vào cuộc Đại khủng hoảng kinh tế.

Do hạt cà phê không thể giữ được lâu nên Viện nghiên cứu cà phê Brazil đã liên lạc với hãng chế biến thực phẩm Nestlé của Thụy Sĩ nhờ hãng này nghiên cứu phương thức sản xuất một loại cà phê có thể hòa tan và bảo quản lâu dài để cứu ngành cà phê đang suy thoái.

Dù mất đến 5 năm nghiên cứu, các kỹ sư của Nestlé vẫn thất bại vì loại cà phê hòa tan trong nước của họ không giữ được hương vị đặc trưng của cà phê truyền thống. Nestlé đành bỏ cuộc nhưng một chuyên viên hóa học của họ, ông Max Morgenthaler, vẫn âm thầm theo đuổi việc nghiên cứu bằng tiền túi của mình.

Năm 1936, Morgenthaler đã thành công và chuyển giao bí quyết chế biến cho Nestlé và đến ngày 1-4-1938, loại cà phê hòa tan đầu tiên của thế giới mang thương hiệu Nestlé được tung ra thị trường và thành công rực rỡ
.

N.Quách chuyển

Một Hoàng tử Việt Nam không ngai, Patrick Édouard Bloch

Cựu hoàng Bảo Đại và con trai út


Cựu Hoàng Bảo Đại chánh thức có 5 người con: 2 trai là Thái tử Bảo Long và Hoàng tử Bảo Thắng, 3 gái là Công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung.

Nói chánh thức vì với bà Nam Phương có lễ cưới đúng theo truyền thống Hoàng tộc. Mặt khác, Bà Nam phương, trước lễ cưới, có đặt điều kiện Bà phải được phong Hoàng Hậu ngay sau lễ cưới, Bà giữ Công giáo và các Hoàng tử, Công chúa theo phép rửa tội, Hoàng Đế Bảo Đại vẫn giữ Đạo Phật, dẹp bỏ cung phi.

Dĩ nhiên tin nhà vua sẽ kết hôn với một phụ nữ dân dã xứ Nam kỳ và Công giáo đã làm cho Hoàng gia và Triều đình rúng động và phản đối kịch liệt. Ông Bảo Đại đã phải nói «Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình.” .

Trong lúc đó cái khó về phía Bà Nam Phương là phải được Tòa thánh Vatican cho phép vì lúc bấy giờ luật của Vatican không cho phép người Công giáo kết hôn với người ngoại đạo. Gia đình bà vận động xin phép Vatican qua Đại diện Tòa thánh ở Đông dương. Tiếp theo, nước Pháp cũng nhập cuộc bằng đường lối ngoại giao vì Pháp thấy sẽ có lợi về chánh trị và tôn giáo trong vụ hôn nhơn này.

” … Nước Pháp thấy, về mặt chính trị, người con gái này có thể hoá giải các sự chống đối và đố kỵ… Trong khi đó thì tất cả các cô gái được tuyển chọn do hàng quan lại đều không có được một nền học vấn Tây Phương và sẽ không tránh được rơi vào ảnh hưởng của các bà Mẫu Hậu… » (Charles Roux, Đại sứ pháp ở Rome)

Nhưng rồi cuộc hôn nhơn vẫn được tiến hành mặc dầu không được Toà Thánh Vatican chấp thuận. Tờ Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận của Toà Thánh, cũng phủ nhận mọi tin đồn và xác nhận Toà Thánh vẫn giữ lập trường như cũ và không thay đổi. Vì thế sau 63 năm khi bình luận về tin vua Bảo Đại băng hà, phái viên hãng Reuters vẫn còn nhắc lại một cuộc hôn nhân «không chánh thức» của bà Nam Phương Hoàng Hậu, như một con chiên .

Trong lúc khó khăn đó, trước khi có quyết định dứt khoát, ông Bảo Đại có lần viết «Ở trong cung, chỉ có một ông Trời, đó là Hoàng đế, con ông Trời” (Au palais, il n’y avait qu’un Dieu: L’empereur, fils du ciel) .

Ngay hôm sau đám cưới, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Thái Hòa. Hoàng đế phong bà vợ dân dã xứ Gò Công Nguyễn Hữu Thị Lan tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Ông kể về sự kiện này trong hồi ký như sau:

“Vâng, tôi đã quyết định đặt vợ tôi lên làm Hoàng Hậu trong cuộc hôn nhân này, cái chức mà chỉ dành cho mẫu hậu khi mà nhà vua đã qua đời. Mặc phẩm phục triều đình với chiếc áo choàng rộng, đi giầy hài mũi cong nhọn, chít khăn có đính những viên đá quý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Annam mà một người đàn bà đã tiến lên một mình giữa sự chào đón của triều đình. Cũng vẫn chỉ một mình, cô đã vào trong đại sảnh đã có tôi đợi ở đó, và ngồi ở một cái đôn để ở thấp hơn (Le Dragon d’Annam, Plon, Paris, 1980) .

Và cũng theo hồi ký, chỉ sau khi xong đám cưới, nhà vua mới gửi thư cho Giáo hoàng Pie XI qua trung gian người Pháp, vì thời đó Triều đình chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican .

Về Nam Phương Hoàng Hậu

Về tên Nam Phương đặt cho Hoàng Hậu, vua Bảo Đại giải thích “Tôi chọn tên trị vì cho bà là «Nam Phương» . «Nam Phương» có nghĩa là «hương thơm của miền Nam» (Parfum du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế” (sdd).

Ở trong Hoàng cung, công việc hàng ngày của Hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi thăm sức khỏe các bà Tiên cung và Từ Cung Hoàng thái hậu, tức mẹ của Bảo Đại. Hoàng hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi. Hoàng hậu còn dạy xin phép Bộ Giáo dục đem môn nữ công gia chánh vào chương trình giáo dục quốc gia .

Không giam mình trong cung cấm như các bà truóc kia, Hoàng hậu Nam Phương thường xuất hiện bên cạnh ông Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp các Quốc khách.

Hoàng hậu cũng cư xử rất khéo với mọi người tôn sùng đạo Phật trong hoàng tộc. Bà năng đi lễ chùa và tham dự các ngày lễ lớn của Phật giáo, có khi cho cả các con cùng đi theo. Nhưng bà can ngăn Thái hậu đeo bùa ở cổ tay cháu nội của bà.

Bà cũng đi thăm các lăng tẩm, luôn đứng thẳng người nhưng hai tay bao giờ cũng chắp lại ngang ngực với một thái độ kính cẩn.

Hai năm sau ngày cưới, đêm mùng 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng lớn báo tin mừng Nam Phương Hoàng Hậu hạ sanh một Hoàng tử. Mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành. Đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long.

Tiếp theo, cứ năm một, sau cùng là Hoàng tử Bảo Thắng. Nhưng cả 2 Hoàng tử này đều không có con nối ngôi.

Ngày 23– 10–1955, sau kết quả Trưng cầu dân ý, nhờ Phong trào Cách mạng Quốc gia tích cực vận động:

“Nghe vẻ, nghe ve, nghe vè Bảo Đại,

«Là quân ăn hại, Theo gót thực dân…”

và trên lá phiếu ghi, thêm hướng dẩn nhiệt tình của cán bộ thông tin để cử tri dễ chọn lúc bầu :

«Phiếu đỏ ta bỏ vô bì,

«Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi»,

Hoàng Hậu và gia đình từ giả Việt Nam, lưu vong ở Pháp. Bà mất năm 1963 ở Chabrignac, Corrèze (Miền Tây-Nam Pháp). Mộ của bà chỉ làm tạm, rất đơn sơ vì chờ xin phép nhà cầm quyền Sài gòn đem về an táng trong phần mộ gia đình ở Đa lạt nhưng bị từ chối (Văn khố Tòa Thị xã Chabrignac) .

Mãi gần đây mộ mới được xây lại tươm tất . Mộ Cựu Hoàng cũng phải mất mươi năm do bà vợ 2 Monique gây khó khăn, nay Hoàng tử Bảo Ân vừa xây lại tử tế. Thật ra cả hai mộ đều không bằng một góc của ngôi mộ một tên huyện ủy ở Việt nam!


Những Thứ phi và tình nhơn

Chấp nhận điều kiện của bà Nam Phương, Ông Bảo Đại dẹp bỏ cung phi. Riêng ông, ông cũng chủ trương cải cách nề nếp sanh hoạt củ của Triều đình như bãi bỏ lễ quì mộp chào vua khi lâm triều .

Nhưng trong đời sống cá nhơn, khi hoàn cảnh thuận lợi, ông lần lượt, chớ không cùng một lúc, cặp bồ với nhiều bà. Người đầu tiên là Bà Mộng Điệp lúc ông ở Hà nội làm Cố vấn Tối cao cho chánh phủ Hồ Chí Minh. Tuy lúc này ông đã thoái vị để làm «công dân một nước độc lập», bà Mộng Điệp vẫn được mang tước Thứ phi Mộng Điệp . Bà thường sát cánh giúp ông được rất nhiều việc quan trọng. Cả lúc ông bị Hồ Chí Minh đưa qua Hồng Kông và không cho trở về, bà lặn lội qua Hồng Kông, đem tiền bạc giúp ông sống.

Kế tiếp là các bà Lý Lệ Hà, nghệ sĩ, bà Hoàng Tiểu Lan (Jenny Wong), bà Phi Ánh, bà X. Vicky .

Riêng bà Phi Ánh là Thứ phi có với ông 2 người con, một trai là Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ân, sanh năm 1951, hiện sống cùng với gia đình ở Nam Californie, Huê kỳ .

Trước giờ, người ta biết Hoàng tử Bảo Ân là con trai út của Cụu Hoàng và nghĩ Hoàng tộc nhà Nguyễn may mắn còn hậu duệ . Với Hoàng tử Bảo Ân, ai cũng nghĩ việc nối dõi rất chánh đáng.

Đúng! Nhưng Hoàng tử Bảo Ân có phải là con trai út của Cụu Hoàng hay không?

Không!
ông Bảo Đại và bà Christiane chuẩn bị đi săn heo rừng




Bán lâu đài Thorenc ở Cannes, Cụu Hoàng và gia đình dọn lên Alsace (Đông-Bắc Pháp) mua một nông trại để sanh sống. Ông vẫn không bỏ được sở thích săn bắn. Ở đây, ông thường cùng với một người bạn Pháp tổ chức săn heo rừng. Mỗi lần đi săn, họ mang theo café để uống trong thời gian ngồi chờ heo rừng xuất hiện. Vừa uống café vừà hút thuốc, heo rừng ngửi mùi không dám xuất hiện . Nên mỗi lần ông đi săn đều về không.


Bà Christiane, mẹ của Edouard

Bỗng một hôm, trong một bữa tiệc săn bắn heo rừng, ông săn được, không phải heo rừng, mà một bà đầm xinh đẹp, tóc vàng óng ánh. Hai người gặp nhau, ăn ý với nhau nên giữ quan hệ đến tận năm 1970. Năm 1958, bà sanh cho Cựu Hoàng một người con trai đặt tên là Patrick-Edouard Bloch-Carcenac. Không khai được theo họ Nguyễn Phúc như những người khác, vì mẹ của anh và chồng, cả hai đều không muốn ly dị. Đây mới là người con cuối cùng của Bảo Đại. Năm nay, người này được 63 tuổi, vẫn sống ở Alsace

 .
Với Cộng đồng người Việt ở Strasbour

Duyên với Hoàng tử không ngai

Phần lớn người Việt nam hải ngoại chỉ biết ông Bảo Ân ở Californie là người con trai út của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nay Patrick-Edouard xuất hiện xác nhận chính anh mới là người con út thiệt tình của ông Bảo Đại tuy anh không được mang họ hoàng tộc Nguyễn Phúc như những người khác.

Nói «duyên với Hoàng tử», thật đúng như vậy vì bỗng một hôm, Bác sĩ Trần Ngọc Quang, ở ngoại ô Đông Paris, được Patrick-Edouard trực tiếp tiếp liên lạc. Từ đó hai người trao đổi thông tin với nhau và Patrick-Edouard không ngần ngại gởi cho Bs Quang nhiều tài liệu về mẹ của anh với Bảo Đại và về riêng anh. Patrick cũng gom góp những bài báo địa phương viết về gia đình anh, những buổi phát hình của đài Fr 3 địa phương sau khi họ khám phá ra được trường hợp đặc biệt của thành phố Strasbourg của Alsace có một Hoàng tử Việt Nam là dân địa phương .

Patrick-Edouard liên lạc được với Bs Quang nhờ đọc bài «La fin de la dynastie des Nguyên» của ông đăng trên Ái hữu cựu học sinh Trung học Jean-Jacques Rousseau ở Sài gòn trước đây, sau đó bài báo được phổ biến thêm ra bên ngoài. Tuy nhiên Patrick đã phải mất bốn năm kiên trì sau cùng mới gặp được ông Quang. Nay hai người trở thành khá thân với nhau tuy chưa gặp mặt.

Ông Quang, qua trao đổi bằng điện thoại và internet, hỏi Patrick-Edouard nhiều chuyện cũ đều được anh ấy trả lời. Có những chuyện éo le, những giai đoạn khó khăn trong đời sống, … đã làm cho ông Quang thật sự cảm động. Nhứt là về tuổi thơ của Patrick .

Vào khoảng năm 1957, ông Rochereau, người tùy tùng của Cựu Hoàng giới thiệu với ông bà Christiane Bloch, nhủ danh Carcenac, ở Strasbourg nhơn chuyến ông đi săn heo rừng ở Alsace củng với người bạn Bá tước Jean de Beaumont . Bà Christiane Bloch lúc đó 35 tuổi, đẹp, tóc vàng, nhưng chẳng may bị ông chồng Georges Boch vì quá say mê kinh doanh mà lơi là với bà. Ông chồng thường ở Algérie theo dõi cơ sở làm ăn ở bên đó. Trong đời sống, bà Christiane Bloch không thiếu thốn điều gì cả, tiền bạc được ông chồng cung cấp đầy đủ.

Christiane Bloch là một phụ nữ kín đáo, ít giao thiệp, kết hôn với ông Georges Bloch năm 1941 ở Dordogne (Tây-Nam Pháp) lúc bà 19 tuổi. Hai người có chung một người con trai Jean-Paul Bloch sanh năm 1942, hiện sanh sống ở Espagne.

Ông Georges Bloch gốc do thái nên gia đình bên ông không muốn ông kết hôn với người công giáo.

Điều ít nhiều không tránh khỏi gay cấn giữa gia đình ông với bà vợ.

Trở lại với Cựu Hoàng, ngay khi vừa gặp bà Christiane Bloch-Carcenac, ông như bị hớp hồn. Để được gần bà, ông liền thuê biệt thự «Les Muriers» ở Gerstheim, cách ngôi nhà nguy nga của bà Christiane đang sanh sống ở thành phố Erstein chừng 5 km .

Mối liện hệ này bị Hoàng Hậu Nam Phương biết. Bà tỏ ra vô cùng khó chịu. Với bà Christiane, đây có lẽ là lần thứ hai ông liên hệ tình ái với một phụ nữ Pháp. Mối liên hệ giữa hai người rất khăng khít cho ra đời một cậu trai đặt tên Patrick-Edouard nhưng khai theo họ Bloch, họ chồng của bà Christiane . Lần trước, cũng ở Alsace, ông liên hệ với bà Vicky và có một người con gái tên Nguyễn Phúc Phương Từ đang sanh sống ở Pháp .

Ông Bảo Đại vẫn giữ liên lạc với bà Christiane Bloch và thường xuyên tới thăm con. Patrick-Edouard gọi ông bằng « Sa Majesté » hoặc « Sire » chớ không Papa vì nguồn gốc của anh bị giấu kín cho tới một hôm ông Bảo Đại đưa Patrick tới một khách sạn giới thiệu đây là con trai của ông, lúc Patrick được sáu bảy tuổi. Nhưng trong thời gian đó, dân địa phương ở thành phố Erstein đều gọi Patrick là « le petit Bảo Đại » .

Con của một ông vua và mẹ là nhà tư sản nhưng tuổi trẻ của Patrick đầy bất hạnh. Không được sống nuông chiều đầm ấm trong tình thương trọn vẹn của cha mẹ, tuổi trẻ của Patrick là kéo lê va-li và cạt- táp qua hết nội trú này tới nội trú khác . Những món đồ chơi như xe hơi, xe điện, anh cũng không có được trong lúc đó phải nhìn đám bạn trang lứa chơi mà thèm . Có lẽ vì sự thiếu thốn đó mà sau này, khi lớn lên, Patrick mê xe hơi . Anh chơi xe hơi gần như người sưu tập xe vậy.

Năm Patrick 20 tuổi, anh có bạn gái tên Claudine Lang và hai người cưới nhau ngày 10-10-1992 tại thành phố Strasbourg . «Sa Majesté » tới dự đám cưới của con trai út. Dĩ nhiên là cơ hội cho báo chí địa phương tới làm phóng sự .

Rất tiếc hai người ăn ở với nhau suốt 8 năm dài mà không có con. Phải chăng do tình trạng sức khỏe của Patrick vì năm 1972, anh bị mổ tim 2 lần và hậu quả không tốt ? Năm 2000, hai người xa nhau. Từ đó tới nay, Patrick không có vợ khác .

Con trai của «Sa Majesté» mà anh hoàn toàn không giống cha về mặt bay bướm! Chỉ giống mê xe hơi thôi! Không chỉ riêng Patrick, mà cả những Hoàng tử khác cũng không ai giống cha về máu «có nhiều Thứ phi» như người đời thường nói . Có lẽ cái gène « mê …» đó của cựu Hoàng tới đây cũng kết thúc như ông là Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn!

Vế nghề nghiệp, Patrick hoạt động trong ngành địa ốc .

Ông vua 2 mặt

Cựu Hoàng có 2 vợ chánh thức là Nam Phương Hoàng Hậu và Monique Baudot. Ông thật sự không có cung phi trong hoàng cung nhưng ông có tất cả 4 bà Thứ phi Việt Nam và 2 tình nhơn bà đầm. Hoàng Hậu, Thứ phi và tình nhơn cho ông tất cả 13 người con vừa trai vừa gái .

Thật ra không có gì là quá đáng đối với một ông vua thời Việt Nam còn ảnh hưởng văn hóa phong kiến hủ lậu của Tàu « trai năm thê bảy thiếp » . Hơn nữa, ông chỉ cặp những người lớn tuổi và công khai thừa nhận những mối quan hệ ngoại hôn và luôn luôn nhìn con. Cả lúc khó khăn về đời sống như lúc có cậu con trai út Patrick-Edouard ở Strasboug .

Trước sau, về mặt này, ông vẫn tỏ ra là một người lương thiện! Hơn Hồ Chí Minh cả tỷ lần! (Việt nam xài tiền tỷ) .

Về chánh trị, ông đã không xoay được tình thế có lợi cho Việt Nam nhưng ông giữ được bàn tay không dính máu đồng bào như Hồ Chí Minh trong vụ cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu thân ở Huế, đánh cướp Miền Nam, tập trung tù tội dân miền nam, …

Lúc ông làm Quốc trưởng, nhiều vị quan củ của Triều đình yêu cầu ông trở lại làm vua vì tình hình thuận lợi, ông từ khước và bảo rằng «Tôi trở lại làm vua không khác gì rước Pháp trở lại cai trị» (Cụ Trần Trọng Kim ghi lại lời này của Cụu Hoàng) .

Ngoài Tuyên ngôn Độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố Việt Nam hoàn toàn thống nhứt và độc lập, ban hành chế độ dân chủ, qui định các quyền căn bản như quyền tự do đi lại, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn, quyền phụ nữ …, ông vẫn kiên trì đòi Việt nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp . Tháng 10 năm 1953, ông ban hành sắc lệnh tổ chức Đại Hội Toàn Quốc tại Tòa Đô chánh Sài gòn qui tụ Đại diện 3 Miền Nam, Trung, Bắc . Mỗi Miền gởi tới 100 Đại biểu . Đại Hội hợp liên tiếp 3 ngày, mọi chi phí do Bảy Viễn đài thọ .

Nhiệm vụ chủ yếu của Đại Hội – tạm thế Quốc Hội vì chưa có Quốc Hội – không gì khác hơn là đưa ra một bản kiến nghi để Quốc trưởng cầm qua Paris, nhơn danh toàn dân Việt nam, đòi dứt khoát Việt nam không đứng trong Liên Hiệp Pháp . Phải độc lập hoàn toàn về kinh tế tài chánh, vế quân đội và ngoại giao . Paris với Chánh phủ Laniel chấp thuận .

Người Việt Nam biết về ông Bảo Đại, ai cũng bảo đó là «ông vua mê gái» ! Do ảnh hưởng tuyên truyền vừa của phe quốc gia vừa của cộng sản Hồ Chí Minh. Về chuyện ông có nhiều thứ phi và tình nhơn như đã biết, ký giả pháp Daniel Grandclément được ông thẳng thắng trả lời « ….luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người» (Bao Đai ou les derniers jours de l’Empire d’Annam – Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam) .

Vẫn theo Daniel Grandclément, Bảo Đại là ông con Trời 2 mặt . Báo chí cho ông là một người mê thể thao, thích cờ bạc, một tài tử về đàn bà và xe hơi . Với những người thân cận, ông là người chỉ có một mục tiêu duy nhứt là Độc lập và thống nhứt đất nước của ông, một áp lực lên các chánh phủ của ông với ít nhiều cứng rắn phải phục vụ dân chúng …» .

Khi quí bạn đọc đang đọc những dòng này thì báo chí, TV vùng Đông-Bắc Pháp lần lược tường thuật, phóng sự về một «Hoàng tử Việt nam không ngai», Patrick-Edouard . Trong những nhà báo này, còn có cả Stephen Bern, nhà báo lớn của TV pháp chuyên về những «bí ẩn lịch sử ».

Phải chăng chuyện «Một Hoàng tử việt nam không ngai » cũng là một «bí ẩn lịch sử» cần được khám phá?

Nguyễn thị Cỏ May

Thanh Hải chuyển

jeudi 10 février 2022

Vài dấu hiệu của tuổi già hạnh phúc

 Vài dấu hiệu của tuổi già hạnh phúc

"Càng lớn tuổi , con người ta càng tiến dần về sự đơn giản và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.

 


Sự đơn giản đó là khi người ta không còn thích đến những nhà hàng sang trọng, lộng lẫy để “check-in” một cái cho bằng bạn bằng bè, họ thích ở nhà tự nấu nướng.


Đó là khi người ta không còn thích đến rạp xem phim để xếp hàng coi cho bằng được một bộ phim đang hot, dư luận đang ồn ào, họ nằm nhà, chọn một bộ phim sau khi xem kỹ nội dung, họ nghiền ngẫm trọn vẹn bộ phim bằng cảm xúc chân thật nhất.

Đó là khi người ta không còn thích đến những nơi đông đúc để thấy mình lạc lõng, họ thích trở về nhà, một mình mà không cô độc, một mình mà yên vui. Với họ, sự đơn giản là sự thanh thản.

Đó là khi người ta không còn quá bận tâm đến xu hướng, đến sự nổi bật. Thay vì chọn một phong cách lòe loẹt, rườm rà, họ yêu thích sự giản tiện. Không cần cầu kỳ với vòng vèo, với những bộ áo quần hàng hiệu, họ chọn sự tối giản bằng mái tóc xõa, bằng bộ cánh nhã nhặn hợp vóc dáng, với khuôn mặt tươi tắn nhẹ nhàng, với mùi hương tự nhiên, sự quyến rũ mà họ có toát ra từ thần thái và trí tuệ.

Đó là khi người ta thay vì nói oang oang về bản thân trong đám đông, cố chấp, gạt bỏ những cái tôi khác, họ chọn cách lắng nghe, quan sát và ngồi lặng lẽ một mình. Họ dành nhiều nụ cười hơn sự cáu kỉnh, bực tức, họ chọn tha thứ hơn thù hận và cảm thông hơn hờn trách. Trong ánh sáng rực rỡ ngoài kia vẫn luôn có người chọn nép mình khuất sau bóng tối. Vì sự thật thì không sợ ánh sáng không thể chạm đến, vì giản đơn thì trong bóng tối vẫn có thể tỏa sáng để chiếu rọi hạnh phúc của chính mình.

Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, đủ chênh vênh nhưng không cô độc? Có rất nhiều. Đó là khi con người nhận ra, họ đã đủ trưởng thành để đứng một mình, bình lặng và an nhiên.

(Trích từ cuốn sách "Em chưa từng chạy trốn cô đơn - Mộc Diệp Tử)
T, Phước chuyển

mardi 8 février 2022

Lời hay ý đẹp 10 ĐIỀU SUY NGẪM - 10 réflexions

 Lời hay ý đẹp

10 ĐIỀU SUY NGẪM - 10 réflexions

 



 

1.  Cầu nguyện không phải là "bánh xe dự phòng" để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là "tay lái" để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất này.
Prier n'est pas la roue de secours qu'on doit sortir quand on rencontre des difficultés. Prier est le volant qui nous guide à aller droit sur notre chemin pendant notre court séjour sur cette terre.

 

 

2.  Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU?  Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.
Pourquoi la vitre de pare-brise devant est beaucoup plus large que le rétroviseur ? Parce que notre passé est moins important que notre avenir. Alors, regardons droit devant et avançons !

 

 

3.  Tình bạn như một QUYỂN SÁCH. Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.
L'amitié est comme un Livre. Quelques minutes suffisent pour le brûler, mais il fallait quelques années pour l'écrire.

 

 

4.  Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.

Tout ce nous possédons dans cette vie est éphémère. Si les choses se passent bien comme on rêvait, profitons-en, car elles passeront vite. Si les choses ne se présentent pas comme on voulait, ne n'en soucions pas non plus, car elles ne vont pas durer longtemps.

 

 

5.  Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!

Les anciens amis sont de l'or, les nouveaux du diamant ! Quand nous possédons du diamant, n'oublions pas l'or, car nous avons toujours besoin de l'or pour sertir les diamants.

 

 

6.  Thường khi ta mất hy vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, Thượng Đế ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giãn, con yêu của ta. Đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng”.
Très souvent quand on perd l'espoir et pense qu'on est au pied du mur, Dieu du haut, dans le Ciel sourit certainement et nous dit : " Détends-toi, mon cher enfant. Ce n'est qu'un virage, pas une impasse !"

 

 

7.  Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài.  Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.
Quand Dieu résout nos problèmes, nous avons confiance en lui. Quand Il ne le fait pas, Il a confiance en nous.

 

 

8.  Một người mù hỏi thánh Anthony: "Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?”  Ông thánh trả lời: "Có, lúc ngươi mất định hướng!"
Un aveugle demande à Saint Antoine : " Quelle autre misère plus grande que d'être aveugle ?" Le Saint lui a répondu : "Si, quand vous perdez votre orientation !"

 

 

9.  Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó. Và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.
Quand nous prions pour les autres, Dieu nous écoute et les exhausse. De temps à autre, quand nous avons la paix et nous nous sentons heureux, n'oublions pas que quelqu'un a aussi prié pour nous.

 

 

10.  Sự LO LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ KHĂN ngày mai, nhưng nó lấy đi sự BÌNH AN hiện tại.

Nos inquiétudes n'effaceront pas nos problèmes de demain, elles ne font qu'enlever notre quiétude d'aujourd'hui.

 

Posted by: lpk 116

lundi 7 février 2022

Thông tin COVID-19

 Thông tin COVID-19

Tin tham khảo : Các quốc gia sau đã tuyên bố bãi bỏ tất cả các thủ tục kiểm dịch, xét nghiệm coronavirus và tiêm chủng bắt buộc, đồng thời coi coronavirus chỉ là bệnh cúm theo mùa

1) Thổ Nhĩ Kỳ

2) Brazil

3) Vương quốc Anh

4) Thụy Điển

5) Tây Ban Nha

6) Cộng hòa Séc

7) Mexico

8) Salvador

9) Nhật Bản

10) Singapore



* Kết thúc virus Corona với cách phòng chống này của Đức. *

Các nhà khoa học Đức đã công bố sau một loạt nghiên cứu rằng virus Corona không chỉ nhân lên trong phổi như virus SARS năm 2002 mà còn lây lan rộng khắp cổ họng trong tuần đầu tiên lây nhiễm.

Các nhà khoa học đề nghị Thủ tướng Đức và Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu mọi người làm một việc đơn giản nhiều lần trong ngày - súc miệng bằng dung dịch nước muối  ấm.

Từ lâu, họ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải làm điều này, và bây giờ, sau kết quả của các thí nghiệm do các nhà sinh vật học người Đức thực hiện về sự sinh sản của vi rút Corona trong cổ họng, họ đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải súc miệng bằng dung dịch nước ấm và Muối. ..

Các nhà khoa học Đức đảm bảo với Bộ Y tế Đức: nếu tất cả mọi người súc sạch họng nhiều lần trong ngày, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm thì virus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn nước Đức trong vòng một tuần.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng bằng cách súc miệng bằng dung dịch nước và muối, chúng ta liên tục biến cổ họng của mình thành một môi trường hoàn toàn kiềm, và môi trường này là môi trường tồi tệ nhất đối với coronavirus, bởi vì với nước muối, độ pH của khoang miệng chuyển thành kiềm. pH, và nếu chúng ta súc miệng nhiều lần trong ngày, hãy súc miệng bằng nước muối ấm, chúng ta không cho coronavirus có cơ hội sinh sôi.

Vì vậy, tất cả mọi người cần phải súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà và sau khi trở về nhà, để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona.

Chúng ta hãy yêu cầu tất cả mọi người áp dụng nghiêm ngặt những lời khuyên sức khỏe quan trọng và đơn giản này.

Khi bài báo này lan truyền, bạn cũng sẽ nằm trong số những người chống lại sự lây lan của coronavirus.

Gửi đến những người thân yêu của bạn.

T.Anh chuyển

dimanche 6 février 2022

Trứng vịt bắc thảo

 Trứng vịt bắc thảo

Trứng vịt bắc thảo là món ăn đặc biệt có xuất xứ từ Trung Hoa, sau này theo chân người Hoa di cư xuống tận vùng đất mũi Cà Mau. Tôi dám nói đây cũng là món ăn “đặc sản” xứ Nam kỳ.

Trong những bài trước, tôi đã giới thiệu cho quý độc giả biết đặc điểm miền Tây sông nước mênh mông, ruộng lúa cò bay thẳng cánh là điều kiện tuyệt vời để nuôi vịt thả đàn tự kiếm ăn ngoài ruộng, dưới sông. Cách nuôi vịt này gọi là nuôi vịt chạy đồng. Chạy đồng có nghĩa là sau mùa gặt lúa, người chăn vịt lùa bầy vịt hàng trăm con, có khi lên tới cả ngàn con, đi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để vịt tự kiếm ăn. Người chăn vịt đi sau vừa trông coi bầy vịt, vừa lượm trứng vịt đẻ. Từ sáng tới chiều, mỗi ngày đi bộ mười mấy cây số là chuyện bình thường. Tùy theo bầy vịt lớn hay nhỏ mà người chăn vịt nhiều hay ít. Tuy nhiên, một bầy vịt thả đồng ít nhứt phải có hai người chăn, bầy lớn phải có ít nhứt bốn người. Do đó, ở miền Tây rất phổ biến kiểu cả gia đình bốn người (vợ, chồng, hai con) cùng đi chăn vịt. Họ đem theo đầy đủ dụng cụ nấu ăn, gạo, gia vị, lều cắm trại… giống như kiểu dân du mục thảo nguyên. Thứ quý giá nhứt của người chăn vịt chạy đồng là cái radio và pin, dùng để nghe nhạc, cải lương giải trí, nghe dự báo thời tiết. Tối thì kiếm khoảnh đất cao ráo cắm lều ngủ tạm đâu đó, sáng sớm thức dậy lượm trứng vịt đẻ rồi đi tiếp. Ðói thì dừng lại lượm củi, hái rau đồng, đặt bếp nấu ăn. Thức ăn có sẵn thịt vịt, trứng vịt lượm được trong ngày. Họ chỉ ghé vô chợ, khu dân cư khi cần bán trứng vịt, bán vịt mà thôi.

Thịt vịt, trứng vịt không chỉ là món ăn bình dân quen thuộc của các quốc gia trồng lúa nước, mà người ta còn chế biến trứng vịt ra rất nhiều món ăn vô cùng độc đáo, độc đáo đến nỗi cư dân xứ trứng gà như châu Âu, Mỹ khi nhìn thấy phải trợn tròn hai mắt lên ngạc nhiên thôi. Bọn họ đã từng “kinh hãi” khi nhìn thấy người châu Á ăn trứng vịt lộn rồi, thì họ nhìn thấy trứng vịt bắc thảo cũng “kinh hãi” không kém, vì nó không đẹp mắt chút nào hết, mà ngược lại, lột vỏ trứng ra nhìn cứ y như là trứng thúi lâu ngày mọc rong, mọc rêu vậy.

Trứng vịt bắc thảo là món ăn đặc biệt có xuất xứ từ Trung Hoa, sau này theo chân người Hoa di cư xuống tận vùng đất mũi Cà Mau. Tôi dám nói đây cũng là món ăn “đặc sản” xứ Nam kỳ. Tôi đã vài lần ngược ra Bắc nhưng chưa bao giờ thấy quán cơm nào có bán trứng bắc thảo. Thời gian tôi ở tù cộng sản Trại 5 (Thanh Hóa) hơn hai năm, hỏi chuyện bọn bạn tù (dân Thanh Hóa, Hà Nội) bọn nó cũng không biết trứng bắc thảo là cái giống gì.

Tương truyền, một người đàn ông nghèo thời nhà Minh đã lượm được cái trứng vịt cũ trong bùn. Ông ta đói quá nên dù thấy nó đã chuyển qua màu đen thui nhưng cũng lột vỏ ăn đại, và thấy trứng ngon tuyệt vời. Chuyện lan ra, người ta nghiên cứu loại bùn đó rồi bắt chước trộn một hỗn hợp giống y như vậy để dìm trứng vịt tươi vô đó, chờ đến khi nó đen thì lấy ra ăn. Trải qua hơn 500 năm và có nhiều thay đổi cách làm, nó đã trở thành kiểu trứng vịt bắc thảo chúng ta ăn hiện nay.

Xứ tôi vốn được gọi là “Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”. Theo thống kê, người Việt gốc Hoa ở đây chiếm hơn 30% dân số, sống tập trung ở khu vực đô thị và hành nghề buôn bán, một số ít làm tiệm thuốc Bắc. Dãy phố thuốc Bắc bao quanh chợ trung tâm Bạc Liêu sầm uất không thua đường Hải Thượng Lãn Ông ở Sài Gòn.

Chợ Việt ở Nam Cali đều có bán trứng vịt bắc thảo. Trứng được bọc riêng từng cái dưới lớp nilon màu trắng, đựng trong hộp nhựa cứng trong veo hoặc hộp xốp. Giá trứng bắc thảo của Taiwan mắc gấp đôi hàng của China.

Tôi không biết ngày xưa người Trung Hoa làm trứng bắc thảo như thế nào. Cách tôi giới thiệu với quý độc giả là kiểu dân Nam kỳ từ Sài Gòn trở xuống mũi Cà Mau đã làm. Từ khi biết theo ngoại tôi đi chợ tôi đã nhìn thấy trứng vịt bắc thảo bọc vỏ trấu màu vàng xạm xạm rồi.

Ðể làm được món này, cần có 30 trứng vịt tươi, bột quế 3 muỗng cà phê, bột đinh hương 1 muỗng cà phê, bột phèn chua 3 muỗng cà phê, bột lưu huỳnh (diêm sinh) nửa muỗng cà phê, 50 gram trà mạn, một bó lá trắc bá diệp, 4 trái bồ kết, một thúng trấu (vỏ hột lúa).

Trứng ngon là trứng tươi mới đẻ. Mua trứng phải lựa từng trứng, chọn trứng vỏ có màu trắng hồng, cầm lên nặng tay, soi ra ánh sáng mặt trời thấy khoảng trống không khí trong cái trứng nhỏ là trứng mới. Trứng vịt cũ thì vỏ đổi sang màu trắng đục, khoảng trống không khí trong trứng lớn do trứng để lâu bị mất nước. Trứng đem về còn phải tuyển thêm lần hai bằng cách rửa sạch vỏ và thả trong thau nước, thấy trứng nào chìm trong nước thì vớt lên lau khô để riêng qua một bên làm trứng bắc thảo, trứng nào nổi để riêng ra làm món khác.

Trà mạn là trà đã sao khô nhưng không ướp với bất cứ bông hoa, mùi hương nào khác. Trắc bá diệp còn có tên khác là trắc bạch diệp, cây thuộc bài. Ở Việt Nam, trắc bá diệp là loại cây kiểng nhỏ, quý hiếm. Thời tiểu học, lâu lâu bẻ trộm được vài nhánh nhỏ trắc bá diệp ép vô cuốn tập thì quý vô cùng. Ðám bạn cùng lớp tôi bọn nó nói ép lá này vô tập học bài mau thuộc lắm. Hòa tan phèn chua vô một lít nước rồi ngâm trứng vô nước phèn chua trong 3 ngày 3 đêm. Ðinh hương nếu mua loại còn nguyên thì đem rang vàng, tán mịn thành bột. Bồ kết đem nướng cháy thành than xong giã nhuyễn như bột. Trà pha với khoảng 3 xị nước sôi, chờ trà nguội vắt lấy nước trà, bỏ xác. Lấy một nửa thúng trấu đốt thành tro.
 Có người cho rằng lưu huỳnh là chất độc. Cá nhân tôi thấy tất cả các hóa chất chúng ta dùng mỗi ngày đều là chất độc, thuốc chữa bịnh chúng ta uống mỗi ngày cũng là chất độc. Tuy nhiên, nếu dùng một lượng nhỏ vừa phải thì chúng có ích cho sức khỏe con người. Cũng giống như thuở ban đầu, rượu là phát minh giúp giữ ấm cơ thể trong mùa Ðông lạnh giá, bồi bổ khí huyết, để nấu ăn, nhưng lạm dụng rượu kiểu các tay bợm nhậu thì tác hại của rượu không cần nói ra ai cũng biết. Sau ngày 30/4/1975, dân Nam kỳ không có xà bông tắm, xà bông giặt đồ nên người người có ghẻ, nhà nhà có ghẻ, ai cũng xức “cao lưu huỳnh” (sền sệt như dầu cù là) trị ghẻ nhưng vẫn sống “phẻ” tới ngày hôm nay.

Lá trắc bạch diệp giã nhỏ rồi trộn chung với tất cả các thứ bột đã chuẩn bị ở phần trên thành một thứ hỗn hợp sền sệt như bùn. Ốp hỗn hợp kín toàn bộ bề mặt từng cái trứng vịt rồi lăn qua trấu cho trấu bám dày xung quanh che kín lớp “bùn”. Chuẩn bị một cái hũ sành có nắp, xếp trứng vô hũ, đầu nhọn của trứng quay xuống dưới. Xong đậy nắp kín lại rồi đào lỗ chôn xuống đất, lấp đất lại. Khoảng ba tháng sau (hoặc lâu hơn) đem hũ trứng lên chúng ta sẽ thấy lớp hỗn hợp bao quanh trứng đã khô lại. Bây giờ chỉ cần gỡ bỏ lớp “bùn” khô đi, rửa trứng sạch, thấm khô nước rồi lột vỏ ra là có thể ăn ngay được rồi. Trứng bắc thảo có mùi hăng hăng nồng, nhưng nếu ăn quen thì thấy trứng bùi, béo ngon, nghiện luôn nữa đó. Ăn trứng bắc thảo có lợi hơn trứng muối vì nó không mặn (tốt cho người bị cao huyết áp), có thể chấm với xì dầu ăn cơm, ăn cháo đều ngon.

NGUYỄN DIỆU chuyển

Đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt nhờ miễn dịch cộng đồng?

 

Đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt nhờ miễn dịch cộng đồng?

 BM

Theo Giáo sư Marty Makary tại Johns Hopkins, chúng ta sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 4 này và đại dịch COVID sẽ kết thúc sau một vài tuần ngắn ngủi nữa.

 

Rất nhiều người đã nhận thấy sự sụt giảm nhanh chóng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo bắt đầu từ ngày 8/01/2021 (xem biểu đồ bên dưới từ CDC). Theo bình luận của Giáo sư Marty Makary tại Johns Hopkins trên Tạp chí Phố Wall, sự suy giảm nhanh chóng này có nghĩa là “khả năng miễn dịch cộng đồng” sẽ đạt được vào tháng 4 và đại dịch Covid sẽ kết thúc sau một vài tuần ngắn ngủi nữa. Giống như tất cả những người khác còn lại trên thế giới đang cảm thấy “Mệt mỏi vì COVID-19”, tôi hy vọng số ca nhiễm sẽ tiếp tục giảm và những điều Giáo sư Marty Makary sẽ thành hiện thực.


BM


Giáo sư cho biết sự suy giảm nhanh chóng này không phải do chích ngừa vaccine cũng không phải do che dấu dịch bệnh hoặc các phương pháp phòng ngừa kiểu giãn cách xã hội, mà là do miễn dịch cộng đồng. Điều này báo trước sự kết thúc của đại dịch virus khi đạt đủ số người có được miễn dịch sau lây nhiễm tự nhiên trong cộng đồng.

 

BM


Một lời giải thích khác về “sự suy giảm nhanh chóng” các trường hợp PCR dương tính là do hướng dẫn mới của WHO về chu kỳ khuếch đại gen [để phát hiện virus COVID-19] của xét nghiệm PCR. Nếu chạy trên 40 chu kỳ, kết quả dương tính giả là rất nhiều. Ngược lại, dưới 30 chu kỳ sẽ cho ít trường hợp dương tính giả hơn. Vì vậy, chỉ cần giảm tốc độ chu kỳ khuếch đại gen sẽ làm cho số ca nhiễm mới giảm xuống một cách đáng kể. 

 

Bệnh cúm đã biến mất?


BM


Một điều bất thường khác trong dữ liệu của CDC là sự biến mất các trường hợp mắc cúm trong báo cáo từ các phòng thí nghiệm của Mỹ. (Xem biểu đồ trên từ CDC) Một số nhà dịch tễ học như Knut Witkowski nói rằng điều này là do các trường hợp mắc cúm đang được dán nhãn thành các trường hợp mắc Covid -19. Có vẻ như có vô số cách để thao túng dữ liệu mà công chúng nói chung không hề hay biết.

 

Vaccine COVID-19 không phải là an toàn và hiệu quả trong mọi trường hợp


BM


Nhiều bạn bè, hàng xóm và các thành viên trong gia đình của tôi đã vội vàng đi chích ngừa vaccine Covid-19. Sau đó tự hào rằng họ đã được chích vaccine và đóng góp cho lợi ích cộng đồng.

 

Vaccine không phải là không có vấn đề. Một trong số đó là vaccine gây ra phản ứng miễn dịch quá mức ở những người đã tiếp xúc với virus, bị bệnh do virus và có được miễn dịch sau lây nhiễm tự nhiên. Những người này đã có sẵn khả năng miễn dịch tự nhiên và không cần vaccine. Nếu chủng ngừa, họ sẽ có nhiều nguy cơ bị tăng đáp ứng miễn dịch bất lợi. Một bác sĩ phẫu thuật tim mạch, Tiến sĩ Hooman Noorchashm đã chỉ ra nguy cơ gia tăng đối với “những người đang trong giai đoạn phục hồi hoặc không có triệu chứng” trong một lá thư gửi FDA cảnh báo về:


BM


“Tiên lượng [phản ứng quá mức] miễn dịch gần như chắc chắn nếu mô cơ thể của những đối tượng được chích ngừa đã có sẵn kháng nguyên virus. Phản ứng miễn dịch đặc hiệu với các kháng nguyên này do vaccine kích hoạt sẽ nhắm vào các mô đó, và gây viêm và tổn thương mô.”


BM


Đây có lẽ là lời giải thích cho một số trường hợp tử vong trong vòng một hoặc hai ngày do chích ngừa được báo cáo trên các phương tiện truyền thông và VAERS (Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ của Vaccine). Mặc dù hầu hết đều ổn, nhưng chúng ta đã có ít nhất một trường hợp tử vong ngay sau khi chích vaccine trong cộng đồng mà cá nhân tôi biết. Vì vậy, dường như lựa chọn khôn ngoan hơn là tránh chích ngừa cho những đối tượng có nguy cơ cao – những người đã được miễn dịch hoặc khỏi bệnh trước đó. Hiện tại, ở Hoa Kỳ không có lưu ý nào cho những người này, nhưng có lẽ chúng ta nên đưa ra những sự đề phòng như vậy.

 

Đảo ngược quan điểm về Hydroxychloroquine


BM


Thật rõ ràng rằng, ngay cả Facebook cũng đã đảo ngược quan điểm của mình trong việc kiểm duyệt thông tin về Hydroxychloroquine, một loại thuốc cũ hiện được công nhận là một trong nhiều loại thuốc kháng virus thay thế hiệu quả đối với coronavirus. Một số loại thuốc kháng virus thay thế khác như Azithromycin, Ivermectin, melatonin, Kẽm, Vitamin D3, Vitamin A, Vitamin C,… cũng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh do virus.

 

Một lý do chính đáng khác để đặt câu hỏi về sự cần thiết của một loại vaccine thử nghiệm cho một căn bệnh có tỷ lệ sống sót là 99,9% cho những người dưới 60 tuổi: Nếu chúng ta có phương pháp điều trị hiệu quả, thì tại sao chúng ta cần vaccine? Không có vaccine nào được FDA chính thức chấp thuận. Tất cả vaccine đều được chích ngừa dựa trên Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp như một phần của thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra.


BM


Lời kết


Có phải việc đếm “số ca COVID-19” sẽ kết thúc vào tháng 04 năm nay? Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu dự đoán của Tiến sĩ Marty Makary có chính xác hay không. Tôi hy vọng ông ấy đã đúng, để mọi thứ có thể trở lại bình thường


NGUỒN