dimanche 27 février 2022

Sứ điệp Mùa chay năm 2022 của Đức Thánh Cha

 Sứ điệp Mùa chay năm 2022 của Đức Thánh Cha

Ngọc Yến - Vatican News Ngày 24/02/2022




Sứ điệp Mùa chay năm nay của Đức Thánh Cha được công bố tại Phòng báo chí Tòa Thánh vào sáng thứ Năm 24/02, có chủ đề:“Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu chúng ta không sờn lòng. Vậy bao lâu còn cơ hội, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Gl 6, 9-10a)

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là thời gian thuận tiện cho việc canh tân cá nhân và cộng đoàn, dẫn chúng ta đến Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại. Đối với hành trình Mùa Chay năm 2022, sẽ rất ích lợi cho chúng ta khi chúng ta suy gẫm lời khuyên của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu Galat: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu chúng ta không sờn lòng. Vậy bao lâu còn cơ hội (kairos), chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Gl 6,9-10)

1. Gieo và Gặt

Trong đoạn này, Thánh Tông đồ đã gợi lên hình ảnh gieo và gặt, một hình ảnh rất quen thuộc với Chúa Giêsu (x. Mt 13). Thánh Phaolô nói với chúng ta về một kairós: một thời điểm thích hợp để gieo điều tốt trong cái nhìn của một mùa gặt trong tương lai. Đối với chúng ta thời điểm thích hợp này là gì? Chắc chắn đó là Mùa Chay, nhưng ở đây cũng là tất cả sự hiện hữu trên mặt đất của chúng ta, theo một cách nào đó Mùa Chay là một hình ảnh. Trong cuộc sống chúng ta, lòng tham, sự kiêu ngạo, mong muốn chiếm hữu, tích lũy và tiêu thụ chiếm ưu thế, như câu chuyện về người khờ dại trong dụ ngôn Tin Mừng chỉ ra. Người này cho rằng cuộc sống của anh ta được an toàn và hạnh phúc nhờ thóc lúa dư thừa và của cải cất giữ trong kho (Lc 12,16-21). Mùa Chay mời gọi chúng ta hoán cải, thay đổi não trạng, để sự thật và vẻ đẹp của cuộc sống có thể đạt được không phải ở việc tích lũy quá nhiều nhưng là ở việc gieo điều tốt và chia sẻ.

Người gieo hạt đầu tiên là chính Thiên Chúa, với lòng quảng đại “tiếp tục gieo nơi nhân loại những hạt giống tốt” (Fratelli tutti 54). Trong Mùa Chay chúng ta được kêu gọi đáp lại ơn Chúa bằng cách đón nhận Lời “sống động và hữu hiệu” (Dt 4,12). Siêng năng nghe Lời Chúa giúp chúng ta trưởng thành, ngoan nguỳ sẵn sàng thi hành ý Chúa, cuộc sống sinh hoa trái. Nếu điều này đã làm cho chúng ta hạnh phúc, thì lời mời gọi trở thành “Cộng sự viên của Thiên Chúa” (1Cr 3,9), sử dụng thời gian hiện tại để gieo điều tốt còn làm cho chúng ta hạnh phúc hơn (Ep 5, 16). Lời kêu gọi gieo hạt giống tốt lành không được xem như là một gánh nặng, nhưng đó là một ân sủng, theo đó Đấng Tạo Hoá muốn chúng ta tích cực hiệp nhất với sự tốt lành vô biên của Người.

Còn mùa gặt thì sao? Không phải chúng ta gieo hạt giống với mục đích để thu hoạch sao? Tất nhiên. Thánh Phaolô đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa gieo và gặt khi khẳng định: “Ai gieo ít thì sẽ gặt ít và ai gieo nhiều thì sẽ gặt được nhiều” (2Cr 9,6). Nhưng chúng ta đang nói về loại mùa gặt nào? Hoa quả đầu tiên của lòng tốt mà chúng ta gieo xuất hiện trong chính chúng ta và trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta, cả trong những hành động tử tế nhỏ bé. Trong Chúa, không có hành vi yêu thương nào cho dù nhỏ bé, và không có “cố gắng quảng đại” nào bị mất đi (x. Evangelii Gaudium, 279). Như cây được nhận ra nhờ trái (Mt 7,16, 20), một cuộc sống đầy hành động tốt sẽ tỏa sáng (x. Mt 5,14-16) và mang lại hương thơm của Chúa Kitô cho thế giới (x. 2Cr 2,15). Phụng sự Thiên Chúa, trong sự tự do đối với tội lỗi, mang lại hoa trái là sự thánh thiện vì ơn cứu độ của tất cả (x. Rm 6, 22).

Thực vậy, chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ hoa trái những gì chúng ta đã gieo, vì theo câu cách ngôn Tin Mừng, “kẻ này gieo, người kia gặt” (Ga 4,37). Khi chúng ta gieo vì lợi ích của người khác, chúng ta tham gia vào sự quảng đại của Thiên Chúa: “Thật cao quý khi có thể khởi sự những tiến trình mà người khác sẽ thu gặt hoa trái, trong khi luôn đặt hy vọng nơi sức mạnh tiềm ẩn của những hạt giống tốt lành được vãi gieo” (Fratelli Tutti, 196). Gieo sự tốt lành vì người khác giải thoát chúng ta khỏi lợi ích cá nhân hẹp hòi, và đổ đầy hành động của chúng ta bằng tính nhưng không, và làm cho chúng ta trở thành một phần chân trời tuyệt vời của kế hoạch nhân từ của Thiên Chúa.

Lời Thiên Chúa mở rộng và nâng cao cái nhìn của chúng ta. Lời loan báo cho chúng ta biết rằng mùa gặt thực sự là ngày cánh chung, ngày cuối cùng, ngày vĩnh cửu. Hoa trái chín mùi của cuộc sống và hành động của chúng ta là “hoa trái cho cuộc sống muôn đời” (Ga 4,36), sẽ là “kho tàng trên trời” của chúng ta (Lc 12,33; 18,22). Chính Chúa Giêsu đã sử dụng hình ảnh hạt giống chết trong lòng đất và sinh hoa kết trái để diễn đạt mầu nhiệm chết và phục sinh của Người (x. Ga 12,24); và Thánh Phaolô lặp lại điều này để nói về sự sống lại của thân xác chúng ta: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,42-44). Niềm hy vọng này là ánh sáng tuyệt vời mà Chúa Kitô phục sinh đã mang đến cho thế giới: “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,19-20), để những ai kết hợp mật thiết với Người trong tình yêu “nhờ được chết như Người đã chết” (Rm 6,5) cũng sẽ được liên kết với sự phục sinh của Người trong cuộc sống đời đời (Ga 5,29). “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong nước của Cha họ” (Mt 13,43)

2. “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí”

Sự phục sinh của Chúa Kitô làm sống động những hy vọng trần thế với “niềm hy vọng lớn lao” về sự sống đời đời, gieo hạt cứu độ trong thời hiện tại của chúng ta (Thông điệp Spe salvi, 3; 7). Trước nỗi thất vọng cay đắng vì bao ước mơ tan vỡ, trước nỗi bận tâm vì những thử thách phía trước, trước sự chán nản vì sự nghèo nàn phương tiện, chúng ta bị cám dỗ rút vào ích kỷ cá nhân và dửng dưng trước những đau khổ của người khác. Thật vậy, ngay cả những nguồn lực tốt nhất cũng có những hạn chế: “Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo” (Is 40,30). Nhưng Chúa “ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng. […] Ai trông cậy vào Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân”(Is 40,29.31). Mùa Chay mời gọi chúng ta đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa (x. 1Pr 1, 21), để chỉ khi nhìn chăm chú vào Chúa Giêsu Kitô Phục sinh (x. Dt 12, 2), chúng ta mới có thể đón nhận lời khuyên của Thánh Tông đồ: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí” (Gl 6,9).

Chúng ta đừng mệt mỏi khi cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy rằng cần phải “cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Chúng ta cần cầu nguyện vì chúng ta cần Chúa. Sẽ là một ảo tưởng nguy hiểm, khi chúng ta cho rằng chúng ta không cần gì khác ngoài chính mình. Nếu đại dịch đã làm cho chúng ta chạm vào sự yếu đuối của chúng ta về mặt cá nhân và xã hội, thì Mùa Chay này sẽ cho phép chúng ta cảm nghiệm niềm an ủi khi tin vào Thiên Chúa, nếu thiếu điều này, chúng ta không thể đứng vững (x. Is 7,9). Không ai được cứu một mình, bởi vì tất cả chúng ta đều ở chung một con thuyền giữa bão tố của lịch sử; nhưng trên hết, không ai được cứu nếu không có Thiên Chúa, bởi vì chỉ có mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô mới đem lại chiến thắng trên dòng nước đen tối của sự chết. Đức tin không miễn trừ chúng ta khỏi những gian truân trong cuộc sống, nhưng cho phép chúng ta vượt qua chúng để kết hợp với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, với niềm hy vọng lớn lao không làm thất vọng và bằng chứng là tình yêu mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,1-5).

Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc diệt trừ cái ác khỏi cuộc sống của chúng ta. Xin cho việc chay tịnh thể xác mà Mùa Chay kêu gọi chúng ta củng cố tinh thần để chiến đấu chống lại tội lỗi. Chúng ta đừng mệt mỏi khi cầu xin tha thứ trong Bí tích Thống hối và Hòa giải, vì biết rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Chúng ta đừng mệt mỏi khi chiến đấu chống lại những dục vọng, sự yếu đuối thúc đẩy lòng ích kỷ và mọi điều xấu xa, mà qua nhiều thế kỷ tìm ra những cách khác nhau để đẩy con người vào tội lỗi (Fratelli tutti, 166). Một trong những cách này là nguy cơ nghiện các phương tiện kỹ thuật số, làm nghèo đi các mối quan hệ của con người. Mùa Chay là thời gian thuận lợi để chống lại những cạm bẫy này và trái lại để vun đắp một tương giao giữa con người với nhau trọn vẹn hơn (Fratelli tutti 43) được tạo nên từ những “cuộc gặp gỡ thực sự” (Fratelli tutti 50), diện đối diện.

Chúng ta đừng mệt mỏi khi làm việc bác ái cho người lân cận. Trong Mùa Chay này, chúng ta thực hành bố thí bằng cách vui vẻ cho đi (x. 2Cr 9, 7). Thiên Chúa “là Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo và bánh làm của ăn nuôi dưỡng” (2Cr 9, 10) cung cấp cho mỗi chúng ta không chỉ để chúng ta được nuôi dưỡng, nhưng còn để chúng ta có thể quảng đại làm điều thiện cho người khác. Nếu quả thật cả cuộc sống chúng ta gieo điều tốt, thì chúng ta hãy đặc biệt tận dụng Mùa Chay này để chăm sóc những người thân cận, để chúng ta gần gũi với những anh chị em đang bị thương trên đường đời (x. Lc 10, 25-37). Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để tìm kiếm chứ không trốn tránh những người đang cần giúp đỡ; để đi đến chứ không phớt lờ những người đang cần một đôi tai cảm thông và một lời tốt lành; để thăm viếng chứ không bỏ rơi những người phải chịu đựng sự cô đơn. Chúng ta hãy thực hành lời kêu gọi làm việc tốt cho tất cả mọi người, dành thời gian để yêu thương những người yếu nhất và không được bảo vệ, những người bị bỏ rơi và bị khinh thường, những người bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội (x. Fratelli tutti 193).

3. “Đến mùa chúng ta sẽ gặt hái, nếu không sờn lòng”

Mùa Chay nhắc nhở chúng ta mỗi năm rằng “Điều thiện hảo, cũng như tình yêu, công lý và sự liên đới không cứ đạt được một lần cho mãi mãi nhưng phải thực hiện mỗi ngày”(Fratelli tutti 11). Do đó, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta lòng kiên trì bền bỉ của người nông dân (x. Gc 5, 7) để không ngừng làm việc thiện, từng bước một. Nếu chúng ta vấp ngã, hãy đưa tay đến Chúa Cha, Đấng luôn nâng chúng ta lên. Nếu chúng ta lạc lối, bị phỉnh gạt bởi những lời dụ dỗ của kẻ ác, thì đừng ngập ngừng trở về với Đấng “rộng lòng tha thứ” (Is 55,7). Trong thời gian hoán cải này, tìm được sự đỡ nâng trong ân sủng Chúa và trong sự hiệp thông của Giáo hội, chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi gieo điều tốt. Đất được chuẩn bị bởi chạy tịnh, được tưới bởi cầu nguyện và được làm phong phú bởi việc bác ái. Chúng ta có niềm tin chắc chắn rằng “nếu không sờn lòng, đến mùa chúng ta sẽ gặt” và với kiên trì, chúng ta sẽ được hưởng điều Người đã hứa (x. Dt 10,36) cho ơn cứu độ chính mình và những người khác (x. 1Tm 4,16). Bằng cách thực hành tình yêu thương huynh đệ đối với tất cả mọi người, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống vì chúng ta (x. 2Cr 5,14-15) và chúng ta nếm hưởng trước niềm vui Nước Trời, khi Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong muôn loài”(1Cr 15, 28).

Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã cưu mang Đấng Cứu Thế trong cung lòng và “suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19), ban cho chúng ta ơn kiên nhẫn.
Xin Mẹ đồng hành với chúng ta với sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, để mùa hoán cải này sinh hoa trái cứu độ đời đời.

Roma, ngày 11 tháng 11 năm 2021, Lễ nhớ Thánh Martinô Giám mục.

Nguồn: vaticannews.va

Những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp và những câu chuyện đằng sau chúng - Kim Quy ST

Chúng ta thường nhìn những tác phẩm điêu khắc với một cảm nhận đơn thuần và cho rằng thông điệp của chúng là quá rõ ràng. Nhưng không phải lúc nào cũng nên như thế. Nếu bạn sẵn sàng lắng nghe, sẽ có nhiều câu chuyện thú vị để bạn phải lưu tâm. Dưới đây là 10 tác phẩm nghệ thuật và những câu chuyện đằng sau chúng.


1. The Knife Angle
Đây là tác phẩm của Alfie Bradley thuyết phục hàng trăm người từ bỏ bạo lực.



Bức tượng thiên thần này được tạo ra từ hơn 100.000 con dao, cao 27 feet. Đây là những vũ khí đầu hàng của tội phạm được thu thập trên khắp Vương quốc Anh từ các cảnh sát, các tổ chức từ thiện chống tội phạm về dao. The Kife Angle đã đi khắp Vương quốc Anh để giáo dục mọi người về vấn đề quan trọng của tội phạm dùng dao và mức độ nguy hiểm của những vũ khí này.

2. The Passer-Through-Walls

image.png

Le Passe-Muraille là một cuốn tiểu thuyết của Pháp do Marcel Aymé viết nên. Câu chuyện kể về một anh chàng nhân viên văn phòng khiêm tốn, một ngày nọ anh phát hiện ra rằng anh có một siêu năng lực là có thể đi xuyên tường. Anh đã sử dụng khả năng này của mình để làm một tên trộm. Anh vào tù, nhưng rồi bằng khả năng của mình, anh lại trốn thoát.

Cho đến một ngày anh bị mất đi siêu năng lực này ngay trên đường xuyên tường và bị mắc kẹt lại trong đó. Tượng đài này rất được giới nghệ thuật biết đến và bàn tay của anh ta mỗi ngày mỗi bóng lên bởi hàng ngàn người cố gắng giúp anh ta thoát khỏi bức tường.

3. Building Bridges

Tác giả của cây cầu này là Lorenzo Quinn mang đến một thông điệp vì một thế giới tốt đẹp hơn.

image.png

Làm thế nào để chúng ta làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn? Tình bạn, trí tuệ, sự giúp đỡ, niềm tin, hy vọng và tình yêu - đó chính là những yếu tố cấu thành theo quan niệm của Lorenzo Quinn, một nghệ sĩ nổi tiếng người Ý.

6 thành tố này được thể hiện trong 6 đôi bàn tay đan vào nhau tạo nên nét độc đáo của cây cầu. Đây là một trong những tác phẩm mới nhất của Quinn được xây dựng cho Venice Art Biennale năm 2019.

4. Head Corporate

Đây là tác phẩm điêu khắc của Terry Allen cho chúng ta biết về sự nguy hiểm của việc tập trung vào lợi nhuận bằng mọi giá.

image.png

Tác phẩm điêu khắc bằng đồng có kích thước thật ấn tượng của một người đàn ông đã vùi đầu vào tòa nhà tại Los Angeles, California, Mỹ. Tác phẩm điêu khắc là hiện thân của một doanh nhân đã cống hiến cả đời để kiếm lợi nhuận cho bản thân và công ty mà ông làm việc.

Chỉ có phần cổ trở xuống của anh ta mới được tách ra khỏi tòa nhà, điều đó có nghĩa là toàn bộ tâm trí của anh ta đều bị công việc chi phối.

Tác phẩm điêu khắc này minh họa nhịp sống hiện đại, nơi mọi người phải mang gánh nặng kinh tế và dành cả cuộc đời làm việc trong các doanh nghiệp, thường bỏ lỡ những thứ quan trọng hơn cả của cải vật chất.

5. Sphere Inside a Sphere

Tác phẩm này của Arnaldo Pomodoro nhắc nhở về việc hành tinh của chúng ta mong manh như thế nào.

image.png

Bức tượng bằng đồng tuyệt vời này mê hoặc người xem với cấu trúc phức tạp từ những vết nứt gãy của quả cầu với vô số các bánh răng phức tạp bên trong.

Nghệ sĩ Arnaldo Pomodoro là người thích nghiên cứu về hình học và tìm cách che giấu ý nghĩa sâu sắc đằng sau những hình học đơn giản đó. Tác phẩm Sphere Inside Sphere một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ trong vũ trụ kết nối với nhau mong manh như thế nào và nó dễ dàng có thể bị chia ra từng mãnh.

6. The Man Who Measures the Clouds

Người đàn ông đo mây của Jan Fabre nói về những cuộc đấu tranh đo lường sự vô lượng.

image.png

Tác phẩm nghệ thuật độc đáo này phủ bằng vàng lá là một phần của Venice Art Biennale năm 2019, đó là hình ảnh một người đàn ông (cao 9 mét) vươn và cố gắng đo các đám mây bằng thước kẻ. Tác phẩm điêu khắc này có thể được hiểu là nỗ lực tuyệt vọng của một người để biến điều không thể thành có thể, vì chúng ta không ngừng phấn đấu để vượt qua chính mình.

7. Inertia and The Bankers

Tác phẩm này nêu lên những vấn đề nhức nhối của xã hội và kêu gọi trách nhiệm của chúng ta.

image.png

Inertia and The Bankers là tác phẩm điêu khắc dưới nước kỳ diệu của Jason Decaires Taylor tiết lộ những vấn đề cấp bách nhất của xã hội hiện đại, như bị ám ảnh bởi sự giàu có vật chất và bị ảnh hưởng bởi truyền thông đại chúng.

Ngoài ra, công trình này còn đóng vai trò là ngôi nhà cho san hô đang trên bờ vực tuyệt chủng ở nhiều khu vực trên hành tinh của chúng ta. Bằng cách đặt những kiệt tác của mình dưới nước ở Mexico, Bahamas và những nơi khác, nghệ sĩ cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu và những điều chúng ta có thể làm để bảo vệ trái đất.

8. Absorbed by Light

Tác phẩm này được thực hiện bởi Gali Lucas và Karoline Hinz cho chúng ta biết về sự ám ảnh bởi các thiết bị và công nghệ.

image.png

3 người ngồi trên một chiếc ghế dài, họ bị thu hút bởi điện thoại thông minh đến mức không chú ý đến nhau. Điều gì có thể minh họa về thời đại của chúng ta hơn bức điêu khắc này? Khi bạn đi bộ vào ban đêm, hãy nhìn xung quanh và bạn sẽ thấy một bức tranh tương tự - hàng chục người xung quanh với khuôn mặt sáng lên bởi điện thoại di động.

9. Trains to Life — Trains to Death

Đây là tác phẩm của Frank Meisler để tưởng nhớ số phận của những đứa trẻ trong thời kỳ Holocaust (cuộc diệt chủng trong Thế chiến II của người Do Thái Châu Âu)


image.png

Tác phẩm ấn tượng này nằm ở Berlin, Đức. Những đứa trẻ nhìn về hai hướng khác nhau tượng trưng cho hai kết quả khác nhau trong Holocaust . Bức điêu khắc này ghi dấu sự kiện 1,6 triệu trẻ em Do Thái được gửi đến các trại tập trung bị thiệt mạng và 10.000 trẻ em đã được lưu lại và vận chuyển đến nước Anh.

10. The Miraculous Journey

Tác phẩm của Damien Hirst mô phỏng các giai đoạn phát triển của em bé trong bụng mẹ.

image.png

Tượng đài tuyệt vời này nằm bên ngoài Trung tâm nghiên cứu và y tế Sidra ở Doha, Qatar, bao gồm 14 tác phẩm điêu khắc bằng đồng, mỗi tác phẩm là một giai đoạn phát triển của phôi thai trong bụng mẹ từ khi thụ thai đến khi sinh.

Hirst nói rằng: Mọi người đều nói về hành trình cuộc sống của mình, nhưng không ai nói về một hành trình kỳ diệu trước khi mình sinh ra.

Tác giả hy vọng tác phẩm điêu khắc này sẽ mang đến cho người xem cảm giác kinh ngạc và tự hỏi về quá trình phi thường này của con người.

Kim Quy sưu tầm

Sống Lâu hay Sống Sướng?


Một ước vọng của nhiều người là được sống lâu, sống thọ. Tôi cũng từng như vậy.

Cho đến một ngày, tôi tận mắt chứng kiến những năm tháng cuối đời của bạn thân cha tôi, một nghệ sĩ nhiếp ảnh khá nổi tiếng. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, có người vợ xinh đẹp, hết lòng yêu thương chồng, năm con đều thành đạt, giỏi giang. Nhiều người xem ông như hiện thân của sự sung sướng, hạnh phúc đủ đầy.

Tôi được ông coi như con. Lần hai bác cháu ngồi thưởng trà, tôi bảo: "Trong mắt con, bác là người hạnh phúc nhất trần gian". Bác nhìn tôi hiền từ, bảo: "Khi nào nhắm mắt xuôi tay mới biết mình sướng hay khổ con ạ".

75 tuổi, bác bị tai biến mạch máu não. Gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nên qua khỏi nhưng bị di chứng liệt nửa người, nói ngọng. Con cái thành đạt, bận rộn nên việc chăm sóc trông cậy cả vào bác gái. Tuổi cao, mắt kém, tối nọ, vợ bác bị vấp ngã cầu thang, gẫy xương hông. Thế là hai bác cùng nằm liệt một chỗ.
Con bác phải thuê người giúp việc. Nhưng chăm sóc hai người già bị liệt quá cực nhọc nên chẳng ai làm được lâu. Cứ tuyển người được vài hôm họ lại nghỉ. Bí quá, các con gửi hai bác vào một trung tâm dưỡng lão tư nhân.

Thương bác, gần như tuần nào tôi cũng vào thăm. Bác cháu chuyện trò rất vui. Tuần nào tôi bận quá không vào là bác điện thoại kêu nhớ. Thời gian đầu, các anh chị con bác còn luân phiên hàng tuần vào thăm bố mẹ. Nhưng rồi những cuộc thăm viếng thưa dần, sau này tính bằng mỗi tháng - ngày nộp tiền cho trung tâm.
Tôi vẫn dành thời gian vào thăm bác. Vẫn gắng kể những câu chuyện vui cho bác nghe. Nhưng bác thì ít nói, ít cười dần. Đôi mắt ngày càng u uẩn. Nhiều lần bác nhìn tôi, ánh mắt vô hồn. Tôi biết bác bị trầm cảm nặng. Mà ở trung tâm dưỡng lão này, chẳng riêng bác bị. Nhiều người vào đây thời gian đầu hoạt bát, vui vẻ, nói cười rổn rảng. Về sau, tiếng nói, tiếng cười tắt dần rồi im bặt. Có những lần, nhìn mắt ai cũng đờ dại khiến tôi có cảm giác họ là bệnh nhân tâm thần.

Người già rất cần tình thương, nhất là sự quan tâm của con cháu. Nhưng con cháu còn mải mê trong vòng quay cơm áo, gạo tiền, đâu có nhiều thời gian cho cha mẹ già.

Hơn bốn năm trong trung tâm dưỡng lão, bác mất vào một đêm giông gió. Chẳng ai biết bác mất giờ nào. Bảy giờ sáng hôm sau, cô nhân viên vào phòng thay bỉm và vệ sinh cá nhân, người bác đã cứng. Mắt vẫn mở.

Con cháu đưa thi hài bác về quê mai táng. Khách từ khắp các tỉnh thành về viếng nườm nượp, đủ các thành phần, tầng lớp. Con đường vào làng tắc nghẽn ô tô. Vòng hoa rợp ngõ. Cả làng, cả xã trầm trồ trước đám tang hoành tráng nhất trong lịch sử làng. Ai cũng khen bác sướng nhất làng, nhất huyện. Họ bảo: "Sống sướng, chết cũng sướng. Bõ một kiếp người".

Riêng tôi, lúc đứng trước linh cữu, nhìn di ảnh bác cười hiền hậu, tai tôi vẳng tiếng của bác "lúc nhắm mắt xuôi tay mới biết mình sướng hay khổ". Trong tôi chợt vọng lên câu hỏi: Sống thọ hay sống sướng có thực sự là giá trị lớn nhất của đời người?

Cho đến một ngày kia, chứng kiến cái chết của người em thân thiết, tôi mới tìm được câu trả lời. Em tên Vinh, kỹ sư tin học cho một tập đoàn viễn thông quốc tế tại Việt Nam. Lớp bảy, em bị bệnh thấp khớp chạy vào tim. Tìm hiểu về bệnh, em biết, sự sống của mình có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.
Mặc dầu vậy, Vinh không hề sợ hãi, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng tích cực, yêu đời. Hàng tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, em làm việc cho tập đoàn. Thứ bảy, chủ nhật, em dành toàn bộ thời gian cho hoạt động thiện nguyện. Khi thì phóng xe máy về quê hướng dẫn nông dân cách trồng trọt, chăm sóc rau củ sạch, lúc phóng lên miền núi dạy cho trẻ em dân tộc con chữ, vận động mọi người quyên góp xây trường cho các em. Tôi có cảm giác, bao nhiêu năng lượng em dành tặng hết cho mọi người.

Một lần, tôi hỏi: "Vinh có sợ chết không?". Em cười bảo: "Không". Em thấy cái chết không hề đáng sợ. Nếu "nghiệp" mình phải chết thì xin thêm một phút cũng không được. Vì thế, buồn lo làm gì cho sầu khổ. Đời cho em bao nhiêu ngày thì em vui tươi và yêu thương hết thảy. Khi chết, thân thể sẽ về với cát bụi, chỉ những gì ta đã làm sẽ còn với bạn bè, mọi người, gia đình, thiên nhiên và vũ trụ.

Vinh mất trong chuyến đi thiện nguyện xây trường cho trẻ em Sơn La ở tuổi 32, vì bệnh tim. Hơn 2.000 người đã đến viếng em.
Tôi vẫn "thấy" Vinh ở khắp nơi, trong những thanh niên đến với những bản làng xa xôi để thực hiện những chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt sự thiếu thốn, nghèo khổ của bà con. Tôi "thấy" Vinh trong hình dáng các y bác sĩ ngày đêm căng mình trên tuyến đầu chống dịch để đem lại sự sống cho bao người.

Những người tận hiến cho đời như Vinh giúp tôi thấm thía lời nói của cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: "Sống được bao nhiêu năm không phải thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo".

Thước đo của đời người không phải thời gian sống mà là sự cống hiến. Dâng tặng cho mọi người trí tuệ và tình yêu thương, đưa ra sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học, giáo dục, tạo ra năng suất và sản phẩm, nếu bạn có năng lực.
Và nếu không có gì để cho đi thì bạn vẫn còn sự ân cần, nụ cười hay lời nói tử tế để làm ai đó cảm thấy tốt hơn. Bởi, thế giới này luôn không đủ.

K.Hạnh chuyển

Định mệnh là do mình

 Định mệnh là do mình



Người ta thường cho rằng cuộc đời mình ra sao, đó là do định mệnh của mình và mình không thể làm gì khác được. Nhưng, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính cá tính của mình tạo ra định mệnh của mình, mà cá tính lại được hình thành bởi thói quen, thói quen lại bởi hành động, hành động lại bởi lời nói và lời nói lại bởi suy nghĩ của mình. Vì thế ngài khuyên chúng ta hãy cẩn trọng với suy nghĩ, lời nói, hành động, thói quen và cá tính của mình. Vậy, phải chăng chúng ta vẫn có thể tác động trên những yếu tố này để thay đổi định mệnh?

Theo tôi được biết, cá tính của mình 50% là do di truyền, 10% là do ảnh hưởng của môi trường sống và 40% là do mình làm nên. Tôi nghĩ bản tính mình nhận được qua huyết thống tự nó không xấu không tốt, mọi nét trong bản tính chỉ trở thành xấu khi mình có cái nhìn tiêu cực hay hướng về mình và trở thành tốt khi mình có cái nhìn tích cực hay hướng về người khác.

Chẳng hạn như người nhạy cảm nếu vì không được như ý mình mà nổi nóng thì trở thành người khó ưa, nhưng nếu vì thấy cảnh bất công mà nổi máu can thiệp lại thành người anh hùng. Hoặc người có óc suy nghĩ, nếu tiêu cực thì hay phê phán, nếu tích cực thì biết thông cảm với người khác. Ngược lại, người ít nhạy cảm hay ít suy nghĩ, tuy họ thường bị cười chê là vô tâm hay nông cạn, nhưng thật ra họ rất dễ chịu trong tương quan với người khác, vì họ hiền lành, cởi mở và chẳng xét nét ai. Do đó, khi một người xử sự không tốt và biện hộ rằng: tôi đã được sinh ra như thế nên không thể thay đổi được, là họ đã từ chối hợp tác với ân sủng để hoàn thành công cuộc tạo dựng nơi mình.

Cũng như một kỹ sư chế tạo một vật dụng với những tính chất cho phép nó hoàn thành được mục đích mà nó được tạo ra, Thiên Chúa tạo dựng nên con người là để họ được hạnh phúc, và khi tạo dựng họ theo hình ảnh của mình là Thiên Chúa đã đặt để trong họ hai phẩm chất căn bản để đạt đến hạnh phúc, đó là tự do và yêu thương. Nhưng trái với một vật dụng là được tạo ra hoàn chỉnh, con người được ban cho ý thức và tự do để được hợp tác với Thiên Chúa hầu hoàn thiện việc tạo nên chính mình. Vì vậy, theo tôi, số phận hay định mệnh có thể được hiểu như những gì đã được định trước cho chúng ta khi sinh ra, đó là cái phần 50% được “tiền chế” nơi mình, cùng môi trường mình được đặt vào và sẽ tác động 10% lên mình. Nhưng chúng ta còn 40% để tự định đoạt đời mình, do đó chúng ta không thể đổ lỗi cho số phận khi không đạt được hạnh phúc. Chẳng phải có bao nhiêu người đã vượt lên được số phận do hoàn cảnh hoặc do khuyết tật về thể lý hay tâm sinh lý bẩm sinh gây ra để vươn lên trong cuộc sống và được hạnh phúc đó sao?

Theo tôi, mỗi người chúng ta được ban cho một định mệnh, nhưng không phải để nó dẫn dắt mình mà để mình dẫn dắt nó đến đích là hạnh phúc đời đời. Với tội tổ tông truyền, cái nhìn của chúng ta bị lệch lạc và thường xem là hạnh phúc những thứ chúng ta không làm chủ được nên chúng luôn vuột khỏi tay chúng ta, thế là hạnh phúc của chúng ta cũng bị chao đảo theo. Đức Giêsu đã đến chỉ cho chúng ta biết thế nào là hạnh phúc đích thật, qua lời nói, hành động và cả mạng sống của Người, tất cả đều được ghi chép lại trong các sách Tin Mừng. Tóm lại, đó là một đời sống yêu thương trong tự do như Thiên Chúa đã định cho con người khi tạo dựng nên họ. Vậy, chúng ta hãy đến học cùng Đức Giêsu để, lần lượt, suy nghĩ, lời nói, hành động, thói quen, cá tính của mình được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng, lúc đó, cuộc đời của chúng ta sẽ hạnh phúc với định mệnh được dành riêng cho mình.

ULTD & ltd

samedi 26 février 2022

Tìm hiểu- Tại sao Ukraine lại quan trọng?

Là quốc gia lớn thứ hai theo diện tích ở Châu Âu theo diện tích và có dân số trên 40 triệu - nhiều hơn Ba Lan.



Đứng thứ nhất ở Châu Âu về trữ lượng quặng uranium có thể phục hồi được;
Đứng thứ 2 Châu Âu và đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng quặng titan;
Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng mangan đã thăm dò (2,3 tỷ tấn, chiếm 12% trữ lượng thế giới);
Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng sắt (30 tỷ tấn);
Đứng thứ 2 Châu Âu về trữ lượng quặng thủy ngân;
Vị trí thứ 3 châu Âu (vị trí thứ 13 thế giới) về trữ lượng khí đá phiến (22 nghìn tỷ mét khối)
Thứ 4 thế giới về tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên;
Vị trí thứ 7 thế giới về trữ lượng than (33,9 tỷ tấn)

Ukraine là một quốc gia nông nghiệp quan trọng:
Đứng đầu Châu Âu về diện tích đất canh tác;


Đứng thứ 3 thế giới về diện tích đất đen (25% thể tích thế giới);
Đứng thứ nhất thế giới về xuất cảng hướng dương và dầu hướng dương;
Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất đại mạch và đứng thứ 4 về xuất khẩu đại mạch;
Sản xuất lớn thứ 3 và xuất cảng ngô lớn thứ 4 thế giới;
Sản xuất khoai tây lớn thứ 4 trên thế giới;
Nhà sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 5 trên thế giới;
Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng mật ong (75.000 tấn);
Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng lúa mì;
Đứng thứ 9 thế giới về sản lượng trứng gà;
Vị trí thứ 16 thế giới về xuất khẩu pho mát.
Ukraine có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho 600 triệu người.
Ukraine là một quốc gia kỹ nghệ phát triển quan trọng:
Đứng đầu Châu Âu về sản xuất amoniac;
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 của Châu Âu và thứ 4 thế giới;
Lớn thứ 3 ở Châu Âu và lớn thứ 8 thế giới về công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân;
Đứng thứ 3 Châu Âu và thứ 11 thế giới về chiều dài mạng lưới đường sắt (21.700 km);
Đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Pháp) về sản xuất máy định vị và thiết bị định vị;
Nước xuất cảng sắt lớn thứ 3 thế giới

Nước xuất cảng tua bin cho nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới;

Nhà sản xuất bệ phóng hoả tiễn lớn thứ 4 thế giới;
Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng đất sét
Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng titan
Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng quặng và tinh quặng;
Đứng thứ 9 thế giới về xuất cảng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng;
Nhà sản xuất thép lớn thứ 10 thế giới (32,4 triệu tấn).

Một Ukraine như vậy thử hỏi sao mà Nga và phần còn lại của thế giới không thèm muốn chi phối. Tuy nhiên điều đáng buồn là chính thể nước này thối nát, không hề vì dân tộc mà thao túng công khai tệ nạn tham nhũng từ Trung ương xuống địa phương

Nguồn: Liz Truss
2739
<31405_661807038496503_522962829808157307_n.jpg>

Nancy Quách chuyển

GIỜ GIẤC UỐNG THUỐC TRONG NGÀY- Bs Hồ Ngọc Minh

 GIỜ GIẤC UỐNG THUỐC TRONG NGÀY


Tác giả: Hồ Ngọc Minh

Đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được.




Nên uống thuốc khi nào cho tốt?

Trong một bài viết trước, tôi đã trình bày, đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được, vì phần nhiều thuốc được chia làm hai, hay ba lần mỗi ngày, chỉ trừ một số thuốc, mà phần nhiều liên hệ đến bệnh tim mạch, hay hội chứng “mỡ, đường, máu.”

Thứ nhất, thuốc statin, giảm cholesterol, tốt nhất uống ban đêm, sau buổi cơm tối, vì 70% cholesterol được sản xuất ra trong khi ngủ.

Kế đến là thuốc Metformin, trị bệnh tiểu đường, thường thì được chia ra làm 2 hay 3 cử, nên uống viên cuối cùng trước bữa cơm tối, nhưng đừng gần giờ đi ngủ quá, vì sẽ làm cho lượng đường trong máu xuống thấp khoảng 3, hay 4 giờ sáng, làm mất giấc ngủ.

Riêng thuốc trị bệnh cao huyết áp, “cao máu,” theo một nghiên cứu từ trường Bioengineering and Chronobiology Labs at the University of Vigo in Spain, dựa trên 19,084 bệnh nhân, so sánh uống thuốc vào buổi sáng và vào giấc tối, thì nên uống trước giờ đi ngủ sẽ có lợi hơn. Những người uống thuốc hạ huyết áp vào buổi tối, nguy cơ bị tử vong vì bệnh tim, đột quỵ tim, suy tim, hay bị tai biến não, sẽ giảm đi 45% đến 66%.

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân uống thuốc vào buổi sáng vì áp suất thường tăng cao khi mới thức dậy, và chuẩn bị cho một ngày làm việc trước mặt, nhưng điều nầy không đúng, dựa trên nghiên cứu mới nầy.

Một lý thuyết cho rằng, áp suất thường tăng cao trong khi ngủ, nếu giấc ngủ không được sâu, nhất là cho những người bị bệnh mất ngủ. Đây là mối liên hệ giữa bệnh mất ngủ và bệnh cao huyết áp, phần nhiều huyết áp tăng cao, kéo dài trong ngày sau một đêm ngủ không ngon.

Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân giết người cao nhất, thường là thầm lặng. Vì thế, ngoài việc uống thuốc đều đặn, nên tìm cách giảm stress, thay đổi nếp sống càng sớm càng tốt.

Nên tránh tham khảo “bác sĩ Google”

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường sẽ dẫn ta đi lòng vòng như vào ma trận, tạo thêm những lo âu không cần thiết.

Ví dụ, để tìm nguyên do bị đau xương sườn, có thể dẫn tới những lo âu về bệnh tim mạch, bệnh ung thư, hay bệnh xuất huyết.
Ví dụ khác, bị nhức đầu, hơi sốt vì bị cảm cúm, khi tham khảo Google, có thể tự đặt mình vào những trường hợp bệnh như nhiễm trùng máu, bướu não, hay xuất huyết não chẳng hạn.

Nghiên cứu cho thấy, tự tìm hiểu triệu chứng trên mạng thường dẫn đến những kết luận sai lệch. Do vậy, tham khảo triệu chứng với “bác sĩ Google” thường là nguy hiểm cho tính mạng, khi mà kiến thức y khoa căn bản không có.

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường tạo thêm những lo âu không cần thiết.

Tại sao nên tránh tra cứu Google về tình trạng sức khỏe?

Thường thường, có hai khuynh hướng: Có khi ta thường hay phóng đại các triệu chứng và tự chữa bệnh… trật. Ngược lại, có khi ta lại tự phủ nhận những triệu chứng có thật, đi tra cứu để tìm cách bỏ qua các triệu chứng báo trước của một căn bệnh nguy hiểm.

Thêm vào đó, là nguy cơ hình thành một tình trạng gọi là “sợ bị bệnh” và ngược lại, gọi là bị bệnh tưởng… tượng. Càng tra cứu trên mạng, dễ đưa đến tình trạng, sợ phải “chạm mặt” với bác sĩ.

Kiến thức y khoa trên mạng thuộc vào diện, thượng vàng hạ cám, không biết đâu là đúng, đâu là sai, phần nhiều là tin đồn hoảng. Cho dù đúng đi chăng nữa, phần nhiều lại vượt quá tầm hiểu biết của người trung bình.
Để tìm hiểu cho đúng mức độ chính xác của bài viết y khoa:

1-Nên chú trọng ở một số website có khả tín, ví dụ như Web MD chẳng hạn. Nhưng nên tránh wikipedia, vì ở đây, ai cũng có thể “đóng góp” mà không có kiểm chứng.

2-Khi đọc một bài viết y khoa, nên tìm hiểu về căn bản của người viết, trình độ y khoa của tác giả, xem có đáng tin cậy hay không.

3-Khi tác giả nêu một số nghiên cứu, cần nêu rõ nguồn của nghiên cứu ấy, từ trung tâm hay bệnh viện nào, đăng trên báo nào. Nếu cần, tìm đến nguồn xuất xứ của nghiên cứu ấy để đọc.

4-Khi đọc một nghiên cứu, cần phải biết thêm nghiên cứu ấy có nhận thêm nguồn tài trợ tài chánh của ai khác hay không. Ví dụ, một số hãng thuốc cho tiền đài thọ một nghiên cứu có lợi cho thuốc của họ, thì cũng nên cẩn thận chừng mực về mức độ khả tín.

5-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy có được sự phê chuẩn của các đồng nghiệp cùng ngành nghề hay không?

6-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy đã được nghiều nghiên cứu khác nêu tên hay không?

7-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu ấy cũ hay mới. Một nghiên cứu xảy ra hơn 10 năm có thể không còn đúng nữa.

Nói chung, khi mà chúng ta không chắc, thì nên đi tham khảo với bác sĩ, người thật, việc thật, là nhanh nhất và trung thật nhất. Bạn có thể hỏi bác sĩ về một số điều “học hỏi” được trên mạng, nhưng tránh không nên thách đố bác sĩ về những kiến thức được truyền xuống từ “thầy Google.” Nên nhớ, để trở thành một bác sĩ, phải trải qua nhiều năm học chứ không phải vài giờ hay vài ngày trên net.

BS.Hồ Ngọc Minh

Ce Carême, mettons les gens et la planète avant tout


https://www.youtube.com/watch?v=hPF-pEgTmvQ

mardi 22 février 2022

Cá hồi kho và Cá Hồi lúc lắc - (VK).


Cá Hồi là Cá tốt cho sức khỏe. Hôm nay Vành Khuyên chia sẻ 2 món Cá nấu nhanh gọn lẹ cho bữa Cơm thường ngày của gia đình đó là

Cá hồi kho và Cá Hồi lúc lắc. NGUYÊN LIỆU
* Cá Hồi Lúc lắc - 350gr Cá - 1/2mc nước Mắm - 1mc Nước Tương - 1/2mc Dầu Hào Oyster sauce - 1/2mc Black soy sauce - 1/2mc Bột Nêm chicken powder - Dầu Mè - Tiêu * Sốt - 1mcf nước Tương - 1mc Hắc xì Dầu / black soy sauce - 1mcf Dầu Hào - Dầu mè 1/2mcf - Giấm đen 1mcf * Cá Hồi Kho
- Cá 250gr - 2mc Nước Mắm - 1/2mcf Muối - 1mcf Hạt Nêm - Dầu ăn 1mc - Tiêu * Salat cà Chua - Gừng 10gr - 10gr Tỏi - 50gr Hành Tím - 80gr Hành tây - Ớt - Chanh - Hành Lá, Ngò rí - Cà chua - 500gr rau - Muối, đường, Tiêu, nước cốt chanh, dầu olive * Xem thêm các món ăn chế biến từ Cá ở đây https://bitly.vn/27p1

dimanche 20 février 2022

COMMENT DIRE AU VIRUS QU’ON VEUT VIVRE AVEC LUI-LA PRESE+

COMMENT DIRE AU VIRUS QU’ON VEUT VIVRE AVEC LUI

Il faut vivre avec le virus. C’est le nouveau mot d’ordre. On dirait une chanson de Francine Raymond, écrite par Luc Plamondon. Il faut vivre avec celui qu’on aime. Sauf que dans ce cas, c’est plutôt, il faut vivre avec celui qu’on n’aime pas.



Qu’est-ce que ça veut dire, vivre avec le virus ? Ça fait deux ans qu’on fait tout pour vivre sans lui. En le fuyant. En restant dans notre bulle. En n’allant nulle part. En le tenant à l’écart. Et là, soudainement, on va agir autrement ? D’abord, vivre avec quelqu’un, ça se fait à deux. Il faudrait qu’il le sache, le virus, qu’on a décidé de faire volte-face, volte-face masquée, mais volte-face quand même. Comment on fait ça ? On lui envoie un texto :

« Allô, virus, es-tu là ?

— HAN ! QUOI ?  C’EST TOI ! BEN SÛR, QUE JE SUIS LÀ ! ÇA FAIT DEUX ANS QUE JE SUIS LÀ ! QUE JE TE BOMBARDE DE TEXTOS AVEC DES VIRUS, TOUS LES JOURS ! TU NE M’AS JAMAIS RÉPONDU ! TU NE M’AS JAMAIS CLIQUÉ DESSUS ! TU M’AS TOUJOURS GHOSTÉ ! ET LÀ, TU ME RÉPONDS, ENFIN ! J’EN REVIENS PAS !

— Te fais pas d’idées, je veux juste qu’on apprenne à vivre ensemble.

— VIVRE ENSEMBLE ! OH MY GOD ! YEAH ! AIE, T’ES SPÉCIAL, TOI ! PENDANT DEUX ANS, TU T’ES EMPÊCHÉ D’ALLER AU RESTAURANT, AU CINÉMA, AU GYM, EN VOYAGE, POUR ÊTRE CERTAIN DE NE PAS ME RENCONTRER, PIS LÀ, BANG DE MÊME, TU VEUX QU’ON VIVE ENSEMBLE ? DONNE-MOI TON ADRESSE, J’ARRIVE !

— Attends… Attends un peu. Je veux qu’on vive ensemble, mais pas vivre ensemble, vivre ensemble. Tu comprends ?

— NON.

— C’est pour ça qu’il faut apprendre à vivre ensemble. Il faut trouver une nouvelle façon de vivre ensemble. Il ne faut pas reproduire le vieux modèle des gens qui vivent ensemble.

— TU VEUX QU’ON FORME UN COUPLE OUVERT ?

— Oui, un couple ouvert avec les fenêtres ouvertes, surtout.

— ÇA VEUT DIRE QUOI ?

— Ça veut dire que le passeport vaccinal ne sera plus exigé nulle part. Alors, on va pouvoir aller au cinéma.

— ON VA POUVOIR ALLER VOIR THE BATMAN ENSEMBLE ?

— Oui, mais j’aimerais mieux que tu ne t’assoies pas à côté de moi.

— ON PEUT ALLER AU CINÉMA ENSEMBLE, MAIS ON NE PEUT PAS S’ASSEOIR ENSEMBLE ?

— C’est ça.

— TU ME TRAITES COMME UNE MAÎTRESSE OU UN AMANT !

— Si on veut…

— TU NE VEUX PAS QUE QUELQU’UN NOUS POIGNE ENSEMBLE ?

— C’est pas qu’on nous poigne ensemble qui me dérange. Ce qui me dérange, c’est de te poigner.

— TU VEUX VIVRE AVEC MOI SANS JAMAIS ME POIGNER ?

— T’as tout compris.

— TU VEUX UNE RELATION SANS RELATIONS ?

— Exactement.

— T’ES UN PEU PHOQUÉ…

— Aie, virus, il faut que tu me comprennes ! Ça fait deux ans que tu ne me lâches pas, que tu es après moi, que tu ne t’en vas pas. J’ai tout fait pour que tu débarrasses. J’ai tout fermé. Je me suis confiné. Je me suis même fait vacciner trois fois pour que tu disparaisses, pis tu es encore là.

— JE T’AAAAIIIIME !

— Tu ne m’aimes pas. Tu as juste besoin de moi pour ne pas mourir. Tu es un profiteur !

— BEN LÀ, VEUX-TU QU’ON SE CHICANE ? CE N’EST PAS COMME ÇA QU’ON VA APPRENDRE À VIVRE ENSEMBLE !

— Je sais, je sais. Le problème de notre relation, c’est que toi, tu as besoin de mon corps pour ne pas mourir et moi, si tu prends mon corps, je risque de mourir.

— ON EST TELLEMENT ROMÉO ET JULIETTE !

— J’aimerais mieux qu’on soit comme Brad et Angelina. Séparés et vivants.

— TU VEUX QU’ON VIVE ENSEMBLE, MAIS COMME DES EX. ON PEUT FRÉQUENTER LES MÊMES ENDROITS, MAIS ON GARDE NOS DISTANCES.

— En plein ça. On se tolère. Estime-toi chanceux qu’on en soit rendus là. C’est grâce à la vaccination. Sans ça, je n’aurais jamais pris le risque de te croiser. Avec trois doses, tu me fais moins peur. Mais pour aider, si tu pouvais arrêter de te transformer…

— SI JE CHANGE TOUT LE TEMPS, C’EST DE TA FAUTE, TU NE M’AIMES PAS COMME JE SUIS, ALORS J’ESSAIE DE VARIER.

— Plus tu es variant, plus je m’éloigne. Reste comme tu es.

— M’A ESSAYER.

— Bon ben, en espérant que ça va ben aller.

— QUOI ? C’EST DÉJÀ FINI ? TU FAIS QUOI CE SOIR ? RESTO ? CINÉ ? THÉÂTRE ?

— …

— TU ME RÉPONDS PUS ?

— …

— VIVRE ENSEMBLE PAS ENSEMBLE ! HÉ QUE LES HUMAINS, C’EST COMPLIQUÉ ! »

Ce texte provenant de La Presse+ est une copie en format web. Consultez-le gratuitement en version interactive dans l’application La Presse+.