samedi 15 février 2025

CÁC Ý CẦU NGUYỆN NĂM 2025 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ- INTENTIONS DE PRIÈRE DU PAPE FRANÇOIS POUR 2025

 


Tháng 1: Cầu cho quyền được giáo dục

Xin cho những người di dân, tị nạn và những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, sẽ tôn trọng quyền được giáo dục, là điều cần thiết để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Tháng 2: Cầu cho ơn gọi linh mục và đời sống tu trì

Xin cho cộng đoàn Giáo hội, biết đón nhận những ước muốn và nghi ngại của người trẻ, là những người cảm nghiệm được lời mời gọi phục vụ sứ mạng của Đức Kitô, trong chức linh mục và đời sống tu trì.

Tháng 3: Cầu cho các gia đình đang gặp khủng hoảng

Xin cho các gia đình đang bị chia rẽ, sẽ tìm thấy sự chữa lành vết thương, bằng sự tha thứ, tái khám phá sự phong phú lẫn nhau, ngay cả trong sự khác biệt của mình.

Tháng 4: Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới

Xin cho việc sử dụng các công nghệ mới, sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người với nhau, tôn trọng phẩm giá con người và giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng trong thời đại chúng ta.

Tháng 5: Cầu cho điều kiện làm việc

Qua công việc làm ăn, xin cho mỗi người được thỏa mãn, các gia đình được nâng đỡ phẩm giá, và xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn.

Tháng 6: Cầu cho thế giới được phát triển trong sự thương xót

Xin cho chúng ta tìm được niềm an ủi trong mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu; và từ Thánh Tâm Người, biết động lòng trắc ẩn với thế giới.

Tháng 7: Cầu cho việc huấn luyện sự phân định

Xin cho chúng ta biết cách phân định, biết chọn con đường sống, và khước từ những gì khiến ta xa cách với Đức Kitô và Tin Mừng.

Tháng 8: Cầu cho việc sống chung

Xin cho các xã hội mà việc sống chung dường như gặp nhiều khó khăn hơn, sẽ không nhượng bộ trước những cám dỗ xung đột vì lý do sắc tộc, chính trị, tôn giáo hay ý thức hệ.

Tháng 9: Cầu cho mối quan hệ của chúng ta với các thụ tạo

Nhờ Thánh Phanxicô truyền cảm hứng, xin cho chúng ta cảm nghiệm được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta với các thụ tạo, Thiên Chúa yêu thương, được yêu thương và tôn trọng.

Tháng 10: Cầu cho việc hợp tác giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau

Xin cho các tín hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, biết hợp tác với nhau để bảo vệ và thăng tiến hòa bình, công lý và tình huynh đệ nhân loại.

Tháng 11: Cầu cho việc ngăn ngừa sự tự tử

Xin cho những người có ý định tự tử, tìm thấy trong cộng đoàn của mình sự nâng đỡ, quan tâm và yêu thương cần thiết, và biết mở lòng đón nhận vẻ đẹp cuộc sống.

Tháng 12: Cầu cho các Kitô hữu ở những vùng xung đột

Xin cho các Kitô hữu đang sống trong bối cảnh chiến tranh hoặc xung đột, đặc biệt là ở Trung Đông, có thể trở thành những hạt giống của hòa bình, hòa giải và hy vọng.

T.Anh chuyển


*********************************************

INTENTIONS DE PRIÈRE DU PAPE FRANÇOIS POUR 2025


Janvier : Prions pour le droit à l'éducation
Que les migrants, les réfugiés et les personnes touchées par la guerre respectent le droit à l’éducation, essentiel pour construire un monde meilleur. Février : Prions pour les vocations au sacerdoce et à la vie religieuse Que la communauté ecclésiale soit réceptive aux désirs et aux doutes des jeunes qui expérimentent l’appel à servir la mission du Christ dans le sacerdoce et la vie religieuse. Mars : Prions pour les familles en crise Que les familles divisées trouvent la guérison par le pardon, en redécouvrant l’enrichissement mutuel, même dans leurs différences. Avril : Prions pour l’utilisation des nouvelles technologies Que l’utilisation des nouvelles technologies, qui ne remplacent pas les relations humaines, respecte la dignité humaine et contribue à résoudre les crises de notre temps. Mai : Prions pour les conditions de travail Grâce au travail, les individus peuvent s’épanouir, les familles peuvent être soutenues dans la dignité et la société peut devenir plus humaine. Juin : Prions pour que le monde grandisse dans la miséricorde Puissions-nous trouver du réconfort dans une relation personnelle avec Jésus ; et de Son Sacré Cœur, connais la compassion pour le monde. Juillet : Priez pour la formation au discernement Aidez-nous à discerner, à choisir notre chemin de vie et à rejeter ce qui nous éloigne du Christ et de l’Évangile. Août : Prions pour la cohabitation Que les sociétés où le vivre ensemble paraît plus difficile ne cèdent pas à la tentation du conflit pour des raisons ethniques, politiques, religieuses ou idéologiques. Septembre : Prions pour notre relation avec la création Par l'inspiration de saint François, puissions-nous vivre notre interdépendance avec les créatures de Dieu, aimées, aimées et respectées. Octobre : Prions pour la coopération entre les différentes traditions religieuses Que les croyants de différentes traditions religieuses travaillent ensemble pour défendre et promouvoir la paix, la justice et la fraternité humaine. Novembre : Priez pour la prévention du suicide Que ceux qui envisagent le suicide trouvent dans leur communauté le soutien, les soins et l’amour dont ils ont besoin, et ouvrent leur cœur à la beauté de la vie. Décembre : Prions pour les chrétiens dans les zones de conflit Que les chrétiens vivant dans des contextes de guerre ou de conflit, notamment au Moyen-Orient, soient des semences de paix, de réconciliation et d’espérance.



vendredi 14 février 2025

MẸO CHỮA BỆNH CẤP TỐC

1. Tim đập chậm ( tránh đột quỵ) lấy 1 trái ớt chỉ thiên đập dập cho vào chén nước ấm rồi uống 5_10 phút sau tim sẽ dần ổn định.


2. Huyết áp thấp: Uống ngay 1 ly nước đường gừng ấm.

3. Cao huyết áp: Uống nước ép cần tây hoặc ly cam chanh đường, ngâm chân nước gừng ấm

4. Men gan cao: Uống 15 ngày mỗi ngày 300 - 500ml nước sinh tố rau má ngày cách ngày.

5. Tiêu chảy: Nhai búp ổi non ( vị chát: bắp chuối, quả sung, quả vả)

6. Táo bón: uống đủ nước, uống  nước chanh đường, ăn củ lang, củ từ, củ dền, chuối, dâu tằm.

7. Rụng tóc: Hạn chế vị chua, tăng vị chát, làm bột rụng tóc= tỉ lệ 5 mè:4 đậu:1 chuối.

8. Mẩn ngứa nóng trong đun cỏ mần trầu 100g uống bên ngoài tắm cỏ mần trầu lá khế.

9. Mề đay ngứa ngáy: Tắm nước lá kinh giới, uống lá tía tô; về chiều tối ăn tăng béo, đậu phụng rang, đường gừng+ quế+ trà chát da ấm sẽ khỏi.

10. Lẹo mắt: Lấy túi trà ấm đắp lên mắt. Hoặc lấy đũa cả thường dùng đảo cơm hơ nóng ấn vào chỗ lẹo vài lần khỏi ngay.

11.Đau bả vai, đau nhức khớp: Gừng say nhuyễn bỏ rượu ngâm chà lên chỗ đau 

12. Ăn uống không tiêu: Uống nước sắc củ sả hoặc vỏ quýt ( trần bì và vài lát gừng)

13. Đau nhức xương khớp: Trinh nữ + ngải cứu + lá lốt, mỗi vị 20g sắc uống mỗi ngày

14. Mụn nhọt, đinh độc: Rau má 30g + Nước dừa xiêm (1 quả) hấp cách thủy, uống liền 5 ngày như vậy. Hoặc nướng củ hành giã và đắp lên.

15. Giải rượu: Uống nước rau ngót sống hoặc uống 1 bát cháo loãng, 7 lát mít non đun nước uống.

16. Chua miệng: nhai bánh mì hoặc lấy 2 thìa caphe mè rang nhai cho ra nước rồi nuốt.

17. Hôi miệng: Súc miệng bằng lá quế, ăn thêm vị chát

18. Chàm, zona nước ăn chân: lấy mủ quả sung, vả phếp nhiều lần cách 3h 1 lần giúp em.

19. Làm sạch thận, loại bỏ cặn thận: Uống nước chanh nóng mỗi sáng sớm (không cho đường), hoặc lá ngò gai hơ héo rồi sắc nướng uống 3 lần/ngày

20. Trắng răng: Ăn nhiều chuối, lấy vỏ chuối chà lên răng.

21. Trắng da: Tắm bằng bã cà phê

22. Cấm máu tức thời: lấy đường vàng rịt vào cầm máu nhanh, giảm đau hoặc rửa sạch lá cộng sản hoặc ruột thuốc lá/thuốc lào dịt vào.

23. Giảm sốt cho con khi tiêm phòng với trường hợp bất khả kháng tiêm ngừa: Trước khi tiêm mẹ uống nửa bát nước ép tía tô hoặc cốc nước chanh đường.

24. Chữa tưa lưỡi cho bé: Rau ngót hoặc cỏ mực rửa sạch giã nát lấy bông hấp thấm nước cốt rồi lau sạch lưỡi cho trẻ. Kết hợp ăn quả Lê Ki Ma cực hiệu quả.

25. Ngứa vùng kín: Ngâm rửa bằng nước lá trầu không liên tục 7 ngày. Xông bằng thuốc rê+ trầu không và phèn chua.

26.  Sốt lạnh run rét lấy 1 củ gừng bằng ngón tay út nguyên vỏ rửa sạch, 2 củ sả đập dập đun 500ml nước thêm đường vừa miệng uống xong trùm chăn cho toát mồ hôi. Lâu mồ hôi xong thay quần áo bôi tinh dầu vào lòng bàn tay lòng bàn chân và rốn, 2 bên thái dương, cổ họng ( vị trí lõm ấy)

27. Xông hơi trị xoang, đẹp da bằng sả, tỏi, gừng trục dịch xoang ra rất hay.1 củ gừng nguyên vỏ, 2 củ sả, 3 tép tỏi đập dập thêm 1 lít nước đun sôi. Xong lấy cái áo trùm phần đầu như trùm khẩu trang ấy rồi xông. Xông món này da mụn, da dầu đẹp lắm ạ.

Chúc anh chị cô chú ngày rằm cuối năm sức khỏe bình an.

Phụng sự trong yêu thương ❤️❤️
 Nguồn : Mỹ Phương

jeudi 13 février 2025

Annulation de voyage : 6 situations imprévisibles... à prévoir

 Assurances

Annulation de voyage : 6 situations imprévisibles... à prévoir

12 mars 2024



Malgré toutes vos précautions, certaines situations imprévisibles pourraient vous obliger à annuler vos vacances. Parce que ça n’arrive pas qu’aux autres, on comprend vite pourquoi l’assurance* annulation de voyage est le chouchou des globe-trotters.

Voici 6 causes d’annulation ou de modification couvertes :

1. Maladie

Une personne de votre famille, votre compagnon ou compagne de voyage ou vous-même tombez soudainement malade ou subissez une blessure avant le départ, ce qui rend impossible le déplacement. Bien qu’on ne veuille pas y penser, il y a aussi la possibilité qu’un ou une proche décède.

2. Intem­péries

Votre avion est cloué au sol pour cause d’intempéries, le vol est annulé à l’approche d’un ouragan ou votre transporteur accuse un retard.

Ou encore la météo est si mauvaise que les routes sont impraticables et les moyens de vous rendre à l’aéroport, quasi inexistants.

3. Avertissement du gouvernement canadien

Après l’achat de la protection Annulation ou modification de voyage, ou suivant l’augmentation de votre montant d’assurance, le gouvernement canadien diffuse des avertissements visant votre destination ou votre type de voyage (par exemple, une croisière).

Avertissement diffusé avant la date prévue de votre départ

L’avertissement est toujours en vigueur dans les 14 jours avant la date prévue de votre départ, et vous devez donc annuler votre voyage non essentiel.

Avertissement diffusé après votre arrivée à destination

Vous pouvez modifier votre voyage pour revenir dans votre province ou territoire de résidence. Si vous choisissez de rester à destination, vous demeurez couvert ou couverte jusqu’à la date indiquée sur votre confirmation d’assurance.

4. Devoir de citoyenneté

On vous assigne à témoigner à un procès ou on vous convoque pour agir comme juré ou jurée.

5. Perte d’emploi involontaire

Juste avant de partir, vous perdez l’emploi permanent que vous occupiez pour le même employeur depuis plus d’un an. Vous n’êtes donc plus en mesure d’absorber les frais de votre voyage.

6. Sinistre

Un sinistre survient à votre domicile et fait d’importants dommages à la résidence juste avant votre départ. Cela vous oblige à demeurer sur place pour gérer la situation.

L’assurance annulation couvre quoi?

Tous les frais non remboursables payés à l’avance auprès d’un fournisseur de voyage:

  • Billet d’avion;
  • Réservation d’hôtel;
  • Forfait tout-inclus, etc.

Et les limites dans tout ça?

Ça semble cliché, mais c’est une réalité. Informez-vous des exclusions de l’assurance annulation car elle a ses limites. Voici quelques exemples communs :

Conditions météoro­logiques

Les prévisions sont mauvaises et décevantes. Vous ne pourrez pas être remboursé si vous annulez le voyage.

Situation personnelle

Vous vivez une rupture amoureuse juste avant le départ. Même s’il s’agit de la personne qui devait vous accompagner, ce n’est pas couvert non plus.

Situation professi­onnelle

Votre employeur vous refuse votre congé, ce qui vous empêche de partir. Vous ne pourrez pas vous prévaloir de votre assurance pour une telle raison. Vérifiez si votre congé est préalablement autorisé par votre employeur avant de payer votre voyage.

Documents importants

C’est le jour de votre départ et vous n’avez toujours pas reçu votre passeport. Ou vous vous rendez compte une fois à l’aéroport que votre passeport n’est plus valide. Ces raisons d’annuler votre voyage ne seront pas couvertes par la protection annulation de votre assurance voyage.

Conseils pratiques concernant l’assurance annulation

Conseils pratiques concernant l’assurance annulation

  1. Évaluez tous les frais non remboursables pour votre voyage. Le remboursement pour la protection est limité au montant d’assurance souscrit.
  2. Munissez-vous de l’assurance annulation dès l’achat ou dès le premier dépôt pour votre voyage. Aussitôt qu’une cause d’annulation possible est connue, il est trop tard pour acheter cette protection.
  3. Lisez et comprenez les conditions, limites et exclusions de votre protection d’annulation, particulièrement l’exclusion pour les blessures ou les troubles de santé instables. Celles-ci varient d’un assureur à l’autre.
  4. La protection d’annulation est pertinente même si vous partez dans quelques heures, car elle inclut une couverture pour l’interruption de voyage. Ainsi, après le départ, la protection couvre ce qui suit :

a. La portion non utilisée et non remboursable des frais que vous avez payés à l’avance.

b. Les frais de subsistance que vous devez engager dans certaines situations, par exemple si vous devez revenir plus tard que prévu.

 c. Le coût supplémentaire occasionné par le changement de date ou d’heure de votre billet d’avion, de bateau, de train ou d’autobus.


*Desjardins Assurances désigne Desjardins Sécurité financière, compagnie d’assurance vie. DesjardinsMD, Desjardins AssurancesMC, les marques de commerce comprenant le mot Desjardins et leurs logos sont des marques de commerce de la Fédération des caisses Desjardins du Québec, employées sous licence. 

1. Seuls les frais payés pour les personnes couvertes en vertu du contrat sont remboursables. Les compagnons et compagnes de voyage doivent également se procurer une assurance voyage pour bénéficier d’une couverture. L’assurance est souscrite auprès de Desjardins Assurances. Certaines conditions et restrictions s’appliquent.


SOURCE

 

samedi 8 février 2025

KHI GIÁO HOÀNG PHIẾM-SONG THAO

 KHI GIÁO HOÀNG PHIẾM

SONG THAO



Giáo Hoàng là người lãnh đạo tinh thần của dân Chúa trên khắp hoàn vũ phải là người luôn oai nghiêm và…buồn. Nhưng thực tế không phải vậy. Các Giáo hoàng cũng vui ra phết. Vui nhất là đương kim Giáo hoàng Francis, tên Việt hóa là Phanxicô.


Ngày 14/6/2024, vừa qua Ngài mở đại hội vui bằng cách mời 107 danh hài không phân biệt tôn giáo từ 15 nước tới Vatican dự đại hội. Các cây hài Mỹ phó hội gồm Whoopi Goldberg, Julia Louis-Dreyfus, Jimmy Fallon, Chris Rock, Stephen Colbert, Conan O’Brien, Tig Notaro, Jim Gaffigan. Chỉ có hai ông Colberg và Gaffigan là người Công giáo. Còn hai ông Fallon và O’Brien hồi nhỏ có theo học tại các trường công giáo. Khi được mời, các cây hài này hành nghề liền. Cây hài Stephen Colberg nói: “Giáo hoàng Francis sắp gặp tôi tại Vatican! Tôi hồi hộp chứ. Không biết Giáo hoàng có phải là người Công giáo không?”. Danh hài Chris Rock, người bị Will Smith tát tại buổi lễ trao giải Oscar vì anh này cho là Rock đã xúc phạm vợ anh ta, chắc mọi người còn nhớ. Colberg nhắn Chris Rock: “Chris, vì an toàn của anh nên tôi lấy tên Mary Magdalene ra khỏi miệng anh. Vì Giáo hoàng đeo một chiếc nhẫn lớn lắm!”.
Lên tiếng trước “đại hội” danh hài, Giáo hoàng Francis nói: “Các bạn đã đoàn kết mọi người vì tiếng cười thường lây lan. Các bạn cũng có thể khôi hài với Chúa, dĩ nhiên, vì đó không phải là sự báng bổ. Các bạn có thể làm vậy mà không xúc phạm niềm tin tôn giáo của các tín đồ”. Ngài không đọc bài diễn văn được soạn sẵn mà ứng khẩu sau khi để ngón tay cái ngọ nguậy trên đầu khiến cử tọa cười ồ lên. Ngài cho biết đã cầu nguyện 40 năm để có được năng khiếu hài hước. Ngài nói: “Theo lời dạy của thánh Thomas Aquinas: ai thiếu sự vui tươi là tội lỗi. Tôi sẽ làm theo như vậy để chúng ta cùng cười vui. Ngạn ngữ Ý nói nụ cười mang lại sức khỏe. Nguyên văn tiếng Ý như sau: il sorriso fa buon sangue. Đó là biến thể của một tục ngữ Ý : il vino fa buon sangue. Dịch ra tiếng Anh: wine brings good health. Rượu mang lại sức khỏe!” Hướng về các danh hài, Ngài nói thêm: “Các bạn đoàn kết mọi người vì tiếng cười có sức lây lan. Các bạn tìm cách để khiến mọi người cười, ngay cả khi cần giải quyết các vấn đề và sự việc lớn nhỏ. Các bạn lên án việc lạm dụng quyền lực; các bạn lên tiếng về những tình huống bị lãng quên; các bạn nêu lên những hành vi lạm dụng; các bạn chỉ ra những hành vi không phù hợp”.
Đương kim Giáo hoàng có vẻ rất thích thú về cuộc tụ hội các danh hài này.

 Sáu tháng sau, ngày 17/12/2024, Ngài còn viết một bài báo trên tờ The New York Times. Tôi trích ra một số câu trong bài này qua bản tiếng Việt của nhà báo Đinh Từ Thức. “Châm biếm là một liều thuốc, không chỉ nâng đỡ và giúp người khác được tươi sáng, mà còn giúp cả chính chúng ta, do sự tự giễu là một công cụ mạnh mẽ để vượt qua sự cám dỗ của ái kỷ. Người ái kỷ liên tục soi gương, tự tô vẽ, tự ngắm nghía mình, nhưng lời khuyên tốt nhất khi đứng trước gương là hãy tự cười mình. Điều đó tốt cho chúng ta. Nó sẽ chúng tỏ sự thật của câu tục ngữ rằng, chỉ có hai loại người hoàn hảo: những người đã chết và những người chưa chào đời. Phúc Âm khi khuyên chúng ta trở thành như trẻ nhỏ để được cứu rỗi là nhắc nhở chúng ta tìm lại bản tính dễ cười của chúng”. Ngài tự trào: “Khi tôi bồng trẻ em trong các buổi tiếp kiến tại Công Trường Thánh Phêrô, chúng thường cười rất tươi. Nhưng một số khác, khi thấy tôi mặc toàn đồ trắng, tưởng tôi là bác sĩ tới để chích cho chúng, thì chúng khóc!”.

Vị Giáo hoàng 87 tuổi hiện nay rất thích khôi hài. Có lần Ngài nói với mọi người: “Một chút khôi hài sẽ nâng chúng ta lên, nó chứng tỏ đời sống của chúng ta ngắn ngủi và nâng mọi sự lên tinh thần của đấng cứu chuộc. Đó là một thuộc tính của con người nhưng cũng là ân sủng gắn bó nhất của Chúa”.
Nhà báo Ý Chiara Amirante đã nhiều lần phỏng vấn Giáo hoàng Francis và ghi lại trong cuốn sách Dio è Gioia (Thiên Chúa Là Niềm Vui) xuất bản ngày 19/5/2020 ở Ý. Theo Ngài thì niềm vui Kitô giáo vừa gần với hòa bình vừa gần với khiếu hài hước. Tinh thần hài hước là thái độ của con người gần với ân sủng Chúa nhất vì thế ai thiếu khả năng này thì như họ thiếu một cái gì. Bà Chiara hỏi: “Bí mật vui vẻ của cha là gì?”. Ngài trả lời: “Tôi không biết, tôi không biết trả lời sao. Tôi sống như vậy nhưng tôi không biết giải thích như thế nào”. Ngoài cửa phòng của Ngài tại Nhà Thánh Marta có treo tấm bảng ghi vỏn vẹn hai chữ “Vietato lamentarsi” (Cấm than phiền). 



Ngay khi được hồng y đoàn bầu lên chức Giáo hoàng, Ngài đã khôi hài: “Xin Chúa tha tội cho các ngài!”. Ngài còn có những câu nói khá ngộ nghĩnh như: tôi không từ chối giải tội cho những người trên Hỏa tinh; tòa giải tội không phải là tiệm giặt ủi có thể tẩy vết nhơ của tội; người ta không thể rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu với bộ mặt đưa đám. Một lần Ngài lên máy bay xách một chiếc cặp đen, các nhà báo  ngạc nhiên hỏi, Ngài…phiếm: “Dù sao thì đây không phải là chiếc cặp nhỏ có chìa khóa bom nguyên tử”. Ngài là người Argentina rất mê bóng đá. Mùa giải World Cup 2014, một cận vệ người Thụy Sĩ mời Ngài cùng coi trận Argentina – Thụy Sĩ, Ngài từ chối và cười nói: “Sẽ là chiến tranh mất!”. Trong chuyến Tông du qua Mỹ vào tháng 9/2015, có một em bé được cha mẹ cho mặc bộ áo giáo hoàng toàn trắng trông như một giáo hoàng Francis nhỏ. Ngài cười ngất, ôm bé vào lòng, nói với cha mẹ em: “Các vị có óc hài hước siêu hạng!”. Cũng trong chuyến Tông du của Giáo Hoàng Francis này, Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục giáo phận New York, kể lại một giai thoại: “Vào cuối chuyến thăm, chúng tôi ngồi bên cạnh nhau trên chuyến máy bay trực thăng ra phi trường để Giáo hoàng đi Philadelphia, Ngài cầm một chai nước nhỏ và hỏi tôi: “Cha có muốn uống một chút không? Đúng là tôi rất khát vì đi theo Ngài, tôi thực sự không uống gì vì không biết lúc nào có thể vào nhà vệ sinh được. Đức Giáo hoàng cười và chọc lại tôi: ‘Bây giờ tôi mới biết là vì vậy! Vậy cha có muốn uống một chút nước không?’. Tôi trả lời Ngài: ‘Cũng không, xin cám ơn cha. Con có uống một giọt whisky Jameson rồi’. Ngài phá lên cười. Khi tôi là người cuối cùng chào Ngài trong buổi lễ tiễn đưa ở phi trường, Ngài đứng xích lại gần tôi, nháy mắt thân mật và nói: “Bây giờ cha có thể uống, không phải một mà hai giọt Jameson để ăn mừng chuyến đi thăm phi thường này!’. Nói xong Ngài lại phá lên cười”.

Tôi quẩn quanh với đương kim Giáo hoàng Francis này khá dài vì Ngài là Giáo hoàng không giống các giáo hoàng trước. Ngài là một tay đua luôn muốn bứt phá. Mới đây, ngày 6/1/2025, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm một nữ tu, dì Simona Brambilla, giữ chức Tổng trưởng bộ Quản Lý Các Tu Viện Đời Sống Thánh Hiến, quản lý tất cả các dòng tu nam nữ. Hành động này chưa có tiền lệ. Lần đầu tiên có một nữ tu làm tổng trưởng tại Vatican.


Ngày 14/1/2025, Giáo Hoàng Francis sẽ cho phát hành cuốn tự truyện Hope.


 Đây cũng là lần đầu tiên một giáo hoàng có tự truyện đời mình. Cuốn sách được viết trong sáu năm và dự định chỉ phát hành sau khi Ngài qua đời nhưng vì năm 2025 là năm thánh Hy Vọng nên Ngài quyết định cho phát hành sớm. Cuốn tự truyện này viết về những năm khởi đầu thế kỷ 20 khi Ngài mới ra đời. Giáo hoàng Francis người gốc Ý, tổ tiên của Ngài đã di cư qua châu Mỹ Latin. Tuổi thơ của Ngài tại Argentina, tuổi trẻ đầy cống hiến, đời sống tu trì, và những ngày phục vụ dân Chúa cho tới khi lên ngôi giáo hoàng. Ngài cũng tiết lộ những giây phút căng thẳng khi tại ngôi với những dị biệt về những vấn đề của thời đại: chiến tranh và hòa bình, kể cả cuộc chiến Ukraine và Trung Đông; vấn đề di dân; vấn đề môi trường; chính sách xã hội; địa vị của nữ giới; vấn đề tình dục; tiến bộ kỹ thuật; tương lai giáo hội và tôn giáo nói chung.

Một chuyện nữa không giống những vị tiền nhiệm của Giáo hoàng Francis là chuyện lễ an táng khi Ngài về với Chúa. Chúng ta mới mục kích đám tang mới đây của cựu Giáo Hoàng Benedict XVI, mất ngày 31/12/2022, với các nghi lễ phức tạp. Trong cuộc phỏng vấn của một hãng truyền thông Mexico vào ngày 12/12/2024, Giáo hoàng Francis cho biết Ngài đang bàn bạc với Tổng giám mục Diego Ravelli để đơn giản hóa các thủ tục an táng dành cho vị đứng đầu Tòa Thánh. Thứ nhất: Ngài muốn quan tài của Ngài chỉ có một lớp gỗ được lót kẽm thay vì ba chiếc quan tài bằng gỗ bách, chì và gỗ sồi lồng vào nhau như quan tài của các vị tiền nhiệm. Thứ hai: trong lễ viếng của giáo dân, quan tài sẽ không được đặt trên bệ cao tại Vương Cung Thánh Đường mà sẽ để mở nắp. Thứ ba: mộ của Ngài sẽ không nằm tại thánh đường thánh Phêrô như 91 giáo hoàng khác mà sẽ nằm tại thánh đường Thánh Mary Major (Đức Bà Cả) của thành phố Rome, bên ngoài tòa thánh Vatican. Thánh đường này là nơi Giáo hoàng Francis thường đến cầu nguyện trước và sau mỗi chuyến Tông du.

Giáo hoàng Francis là một cây phiếm nhưng các giáo hoàng khác cũng có những lúc khôi hài không kém. Giáo hoàng Piô IX (1846-1878) hỏi một giáo dân tới gặp Ngài rằng ông đã có gia đình chưa, ông cung kính thưa: “Trọng kính Đức Thánh Cha, con may mắn tránh được cái bẫy này”. Giáo hoàng phán ngay: “Lạ nhỉ! Tôi không biết đạo công giáo có 6 bí tích và một cái bẫy!”. Trong một buổi tiếp kiến khác, một bà tới cám ơn Ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, con bị đau một chân từ nhiều năm nay. Con xin được một chiếc vớ của đức cha, mang vào và lành ngay lập tức”. Giáo hoàng Piô IX bật cười trả lời: “Thưa bà, bà thực sự may mắn hơn tôi. Mỗi sáng tôi đều mang hai chiếc vớ nhưng vẫn đi đứng khó khăn!”.

Giáo hoàng Lêô XIII (1878-1903), nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của Ngài, được nâng lên cao giữa đám đông trên chiếc ghế giáo hoàng. Hai phụ nữ hô thật lớn : “Vạn tuế Đức Thánh Cha. Cầu chúc Ngài sống lâu trăm tuổi!”. Giáo hoàng nghe thấy, la lớn: “Các con của cha, sao các con lại hạn chế lòng tốt của Chúa như thế!”. Khi Giáo hoàng Lêô XIII được 92 tuổi, một năm trước khi Ngài qua đời, một hồng y người Mỹ vô ý nói: “Thưa cha, chắc chúng ta không còn có dịp gặp lại trên trái đất này, vĩnh biệt cha”. Giáo hoàng hỏi lại: “Thưa hồng y, Ngài không được khỏe sao?”.
Giáo hoàng Piô X (1903-1914), yêu cầu mọi người đừng vỗ tay trong thánh đường thánh Phêrô. Ngài giải thích: “Chúng ta không vỗ tay cho tôi tớ trong nhà chủ của họ”.

Một hoàng tử hỏi Giáo hoàng Bênêdictô XIV (1914-1922): “Vì sao giáo hội không chia mùa Chay thành 4 kỳ, mỗi kỳ 10 ngày theo 4 mùa trong năm?”. Ngài trả lời: “Giáo hội rất có thể làm được điều này nhưng Giáo hội nghĩ sẽ không thận trọng khi làm như vậy. Vì con người có thể mừng lễ hội 4 lần nhưng nhịn ăn 4 lần thì khó!”.

Giáo hoàng Piô XI (1922-1939) là người khá trang nghiêm, vậy mà cũng có khi Ngài…phiếm. Một ngày nọ, Ngài ngồi cho họa sĩ vẽ chân dung chính thức. Ngài nhìn bức chân dung hoàn thành, có vẻ không ưng ý vì chính Ngài không nhận ra mình. Khi họa sĩ mời Ngài viết một hai chữ ở góc tranh, Ngài viết: “Gioan, chương 6, câu 20”. Họa sĩ ngơ ngác hỏi ý nghĩa câu viết, Ngài cười nói: “Ông về mở Kinh thánh ra sẽ thấy”. Về nhà, họa sĩ vội kiếm cuốn Kinh thánh, mở ra đọc, đó là đoạn trích lời Chúa: “Chính Ta đây, các con đừng sợ!”.

Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963) nổi tiếng hài hước. Ngài từng tếu: “Tôi thường bắt đầu nghĩ về một số vấn đề quan trọng vào ban đêm. Tôi can đảm lấy quyết định sẽ đến gặp và trình với giáo hoàng vào buổi sáng. Rồi tôi thức dậy trong mồ hôi ướt đẫm và nhớ ra rằng: giáo hoàng chính là tôi!”. Đặc biệt Giáo hoàng Gioan XXIII là người thích tự trào. Khi Ngài vừa được cơ mật viện bầu  làm giáo hoàng, các nhiếp ảnh gia vây quanh Ngài chụp hình, Ngài nói với họ: “Chúa của chúng ta đã biết rõ từ bảy mươi bảy năm nay là có ngày tôi sẽ là giáo hoàng. Vậy mà Ngài không làm cho tôi ăn ảnh hơn một chút sao?”. Trong một bữa ăn tối, Ngài được xếp ngồi gần một bà rất thanh lịch nhưng mặc áo hở ngực quá hở hang. Tới lúc ăn tráng miệng, Ngài đưa mời bà một trái táo. Trước sự ngạc nhiên của bà, Ngài tỉnh bơ nói: “Chỉ khi ăn trái táo, Eva mới nhận ra mình đang trần truồng”.

Giáo hoàng Gioan-Phaolô II (1978-2005), người Ba Lan. Khi Ngài còn là hồng y Wojtyla, một hồng y lớn tuổi khá nghiêm khắc đã khiển trách Ngài vì Ngài thích trượt tuyết, leo núi, đạp xe đua và bơi lội. Vị hồng y già nói: “Tôi không nghĩ đây là những hoạt động phù hợp với vai trò của Ngài”. Vị hồng y trẻ và là giáo hoàng tương lai trả lời: “Nhưng Ngài có biết là ở Ba Lan, ít nhất 50% các hồng y thường có những sinh hoạt này không?”. Vào thời điểm đó, cả nước Ba Lan chỉ có hai hồng y!

Tôi rất khoái máu phiếm của đương kim giáo hoàng Francis nên không thể không trở lại với Ngài. Ngài rất yêu trẻ nhỏ, như Chúa Giêsu ngày xưa. Khi có mấy người mẹ bồng trẻ nhỏ tới gặp Chúa, các sứ đồ ngăn cản họ. Chúa Nói với các sứ đồ: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta vì nước Trời thuộc về chúng”. Rồi Chúa bồng chúng lên và ban phước cho chúng. Trong ngày lễ Gia Đình vào tháng 10 năm 2013, chú bé Didier bị bệnh tự kỷ, thừa lúc Giáo hoàng Francis đang đứng giảng, chú lẻn lên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế của Ngài. Hết bài giảng, Ngài tươi cười quay lại nói chuyện với bé. Trong một buổi gặp giáo dân bên ngoài thánh đường Phêrô vào ngày 22/3/2017, một cận vệ bồng một bé gái 3 tuổi tới sát Ngài. Ngài vỗ về bé, bé nhanh tay giật chiếc mũ chỏm Ngài đang đội. Chiếc mũ là biểu tượng quyền uy của người thay mặt Chúa nơi trần thế, đâu có phải chuyện giỡn. Nhưng Ngài  phớt lờ, vui vẻ cười với em bé. 




Chuyện này làm tôi suy nghĩ. Giáo hoàng “bình dân” như vậy có đúng là người thay mặt Chúa nơi trần thế này không? Biết hỏi ai ngoài Chúa. Mở Thánh kinh không thấy Chúa nói năng chi về mũ mãng cả. Nghĩ ra cũng đúng thôi. Các tượng Chúa đâu có cái nào thấy Chúa đội mũ đâu, Ngài  chỉ đội vòng gai.
 
01/2025
Website: www.songthao.com 
ST H.Phúc


PHIÊN PHIẾN TUỔI GIÀ-TRÀM CÀ MAU

 PHIÊN PHIẾN TUỔI GIÀ ( Tác gỉả nói không sai)

Tràm Cà Mau


Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy. Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại. Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết….

Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng, sai, có nhiều mặt khác nhau.

Bà mẹ ông đã 92 tuổi, mà thường hay nói câu: “Mai mốt tôi già rồi thì…” Mỗi lần nghe câu đó, ông vội cắt ngang lời mẹ, và hỏi lại: ” Hơn chín mươi tuổi rồi mà chưa già hở mẹ? Thế thì bao nhiêu tuổi mới là già?” Bà cụ chỉ cười, không đáp lại. Vợ ông thường nháy mắt, nhìn ông che dấu nụ cười bí mật. Người em ông nói: “Theo tôi, thì không có ai già, và cũng chẳng có ai trẻ. Già hay trẻ, là một khái niệm rất tương đối. Hồi tôi mười bốn, mười lăm tuổi, thấy các chị hàng xóm mười bảy hay mười tám tuổi là đã già khú đế. Già như sắp mua hòm được rồi. Thế mà khi tôi sáu mươi tuổi, tôi thấy các bà năm mươi là trẻ, và các bà bốn chục tuổi là bọn con nít. Thế thì già hay trẻ, không phải tùy theo số tuổi của họ.”

Ông Hai nói, có một lúc nào đó, con người trở nên già. Nầy nhé, mỗi khi đi ra đường, nếu chỉ thấy các bà già nhìn mình, mà các cô gái trẻ không dòm mình nữa, thì phải hiểu là mình đã già rồi. Lại nữa, mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, tóc rụng nhiều, đừng tưởng mình trở nên thông thái, mà phải biết đó là dấu hiệu già. Nếu mình thấy mọi người dường như trẻ lại, thì chính mình già đã đi, vì mình so sánh thiên hạ với cái bóng của mình trong gương soi mỗi ngày.

Ông nói, tuổi già báo hiệu khi sinh lý bắt đầu yếu. Nhịp độ “gần gũi” của vợ chồng thưa dần. Và đôi khi cố gắng làm vừa lòng bà vợ theo định kỳ, mà không có hứng khởi. Những khi đó, nếu bà vợ gạt ra, không cho gần gũi, thì trong lòng lại mừng húm, vì có cái cớ để không làm tròn “bổn phận” mà không áy náy. Ông nói, bực nhất là những lúc mình đang hăng, đang nóng máu, sắp xáp chiến, mà bà vợ cứ cằn nhằn về những chuyện không đâu, như cái hàng rào bị gió vật nghiêng, cây hoa hồng lá bị bạc mốc, con chó bị rận bọ chét. Thế là cả cái thân già nó xìu xuống như cọng bún thiu. Chẳng làm ăn chi được nữa cả. Đành bỏ cuộc vui nửa chừng. Khi còn trẻ, vào những lúc sắp gay cấn như thế nầy, thì dù cho sét nổ trên đầu, cũng không nghe, không biết.

Có người hỏi ông sao không dùng viên thuốc thần kỳ, làm cho vợ chồng vui như thuở ba mươi. Ông nói, đừng tin mà chết sớm, đau tim mà dùng thuốc nầy, thì lăn đùng ra mau lắm. Hồi trước, ông cũng xin ông bác sĩ cho toa thuốc nầy, bác sĩ ấy không chịu ông cũng hơi giận, nhưng bây giờ thì cám ơn, vì biết được cái nguy hại của nó. Vui chốc lát, mà bỏ mạng, lãng nhách. Theo ông, thì vợ chồng già, ghiền cái hơi của nhau hơn là chuyện vật nhau lăn lộn trên giường. Chỉ cần luồn tay vào áo bà vợ già, mà tìm trái mướp, cũng đủ làm cho bà ấy vui rồi.

Nói về cái tai điếc, ông nói: “Có một lúc nào đó, mình nghe nhạc, cứ tưởng là các anh chị ca sĩ dạo nầy không còn hát hay như ngày xưa. Không phải vậy đâu. Thời nào cũng có ca sĩ giọng hay. Nghe không hay vì cái tai mình đã nặng, lãng. Rồi cứ tưởng nhạc dở. Đó là dấu hiệu già. Nhất là khi nghe truyền thanh, truyền hình, thì con cái, hàng xóm, cứ than phiền mở âm thanh quá lớn. Theo mình, âm thanh như vậy chỉ vừa đủ nghe, mà họ bảo oan cho mình là quá lớn.”

Ông Hai nói với một bạn già rằng, khi già, lãng tai, điếc tai cũng có cái lợi lớn. Là khi nào vợ nói lời êm ái, dịu dàng, yêu thương, thì nghe cho sướng tai. Khi nào bà trở chứng trách móc, chê bai, than vãn, nói nặng lời, thì cứ nhè-nhẹ gỡ cái máy trợ thính ra, chỉ thấy bà nhóp nhép cái miệng, trông tức cười lắm. Không nghe, thì không bực mình, không giận hờn, mà còn cười, đôi khi nụ cười rất rạng rỡ, cười rất dễ thương nữa. Bà vợ nói như gió vào phòng trống, thấy ông chồng không giận, mà còn cười vui, thì đành im miệng cho đỡ tốn hơi. Và đôi khi còn thương thêm, vì tưởng ông chồng khéo nhịn. Nhưng một ông bạn khác, nói rằng, khi bà vợ trách móc và thở than, thì để bà ấy nói, cho xả ra, nhẹ bớt bực tức trong lòng. Bởi vậy, mỗi khi vợ ông than vãn, trách móc, thì ông mừng và lắng nghe. Nếu bà ngưng nói, thì hỏi rằng em có gì cần nói thêm, than vãn thêm không, hãy nói cho hết đi, anh nghe đây. Thế là bà dịu xuống, và bà cảm thấy hơi quê quê, nên thôi.

Ông Hai nói, khi già, mắt yếu, cầm cuốn sách lên, là móc túi tìm cái kiếng. Không có kiếng thì đành chịu thua. Khi đó, mình ít đọc sách hơn ngày xưa. Rất nhiều bạn ông than phiền rằng, dạo nầy, sách vở, báo chí họ in chữ nhỏ hơn, khó đọc. Không phải đâu. Mắt mình mờ, kém, chứ không phải chữ in nhỏ lại. Mấy anh trẻ hỏi ông có bực vì mắt kém không, ông Hai nói rằng, việc chi mà bực? Phải mừng chứ đừng bực. Mừng và cám ơn khoa học tiến bộ, giúp cho mình còn thấy rõ hơn, nghe rõ hơn, mà nếu mình sống mấy trăm năm trước, thì đã mù loà, và điếc đặc rồi. Dù cho nghe ít, thấy không rõ hoàn toàn, nhưng có thấy, có nghe, đã là quá quý rồi. Tuổi đã cao, mà còn thấy được người thương yêu, con cháu, bạn bè. Còn xem truyền hình, phim truyện, thì đã nhận được rất nhiều ân phước của trời ban cho. Phải biết cảm nhận và cám ơn trời.

Bây giờ, đi đâu xa ông cũng ngại. Đi du lịch, điều nghĩ đến trước tiên của nhiều người già như ông, không phải cảnh đẹp, điều hay, cái lạ, mà nghĩ đến cái cầu tiểu. Không biết nơi đó có hay không. Cứ vào quán xá, hội trường, thì có thói quen, trước tiên là xem cầu tiểu nằm đâu. Quán nào mà không có cầu tiểu, thì đừng hòng có nhiều ông bà già bước vào. Ông rất sợ mai đây xui xẻo, người ta tôn ông lên làm lãnh tụ. Vì thấy mấy ông lãnh tụ đứng đọc diễn văn, họp báo, duyệt binh, diễn hành, đứng hàng giờ, phải nín tè, khó chịu, mệt và khổ lắm. Ông cũng rất ngại ngủ nhà lạ, cứ nửa đêm, nhiều lần mò mẫm trong bóng tối dậy đi tiểu. Xối nước ào ào làm người khác mất ngủ. Chưa kể lạ nhà, đêm tối, lạc đường mở lầm cửa phòng vợ, con người ta, thì cũng bẽ bàng.

Một lần, bà vợ đè đầu ông xuống mà nhuộm tóc cho ông. Mấy hôm sau, lên xe công cộng, ngồi vào ghế dành cho người cao niên. Ông thấy có một “lão trượng” đứng nhìn ông chằm chằm, như ngầm hỏi, sao không nhường ghế ngồi cho người già cả. Ông đoán chắc, chín mươi phần là “lão trượng” kia còn nhỏ tuổi hơn ông. Ông cứ ngồi lì, làm lơ. Nhưng khi thấy hành khách chung quanh nhìn, như thúc dục, như nhắn nhủ bằng ánh mắt khó chịu, thì ông nhột quá, đứng dậy nhường ghế cho lão trượng kia. Ông nghĩ, không lẽ phải thét lên là tôi còn già hơn lão, và không lẽ phải móc căn cước ra mà chứng minh? Thôi thì đứng dậy, cho bớt nhột và ngượng ngùng. Rồi tự an ủi rằng, đứng cũng là một cách tập thể dục tốt.

Khi có ai hỏi tuổi, ông Hai Hô cũng tự cộng thêm gần chục năm. Thế là thiên hạ rối rít khen trẻ, xít xoa hỏi làm sao mà giữ được trẻ trung như thế. Ông cười, nói đùa rằng, cứ theo đúng lời dạy vàng ngọc của người xưa để lại, là “đêm bảy, ngày ba” cho khí huyết lưu thông, điều hoà, thì cơ thể trẻ trung mãi. Ông nói rằng, nếu có khai trụt đi năm ba tuổi, cũng chẳng có lợi ích gì, vì mình đâu có toan tính chinh phục, tán tỉnh ai. Khai trụt tuổi, đôi khi người ta còn chê, là trông già trước tuổi. Lại nữa, phong tục của mình, là kính trọng người lớn tuổi. Nhưng các bà, các cô thì khi nào cũng dấu tuổi, cứ 18 tuổi thì khai là 16, khi 20 khai là 18, và lúc 23 khai là 20. Cứ khai trụt vài ba tuổi, và cảm thấy sướng khi được người khác tin. Khi phải đoán tuổi, ông thường rộng rãi hạ xuống cho các bà, các cô từ năm đến bảy tuổi, để họ sướng, mà ông không mất chi cả, cũng là làm một điều thiện nho nhỏ trong ngày, làm cho người khác vui, yêu đời hơn.

Dạo sau nầy, khi ông ăn uống, thường thức ăn bị đổ vung vãi. Nhiều lần ông tự bảo là cẩn thận. Nhưng hình như cái tay nó không hoàn toàn theo mệnh lệnh của cái đầu nữa. Đưa cơm vào miệng không gọn gàng, cứ rớt ra vài chút. Đôi khi tay run, mà ông không biết. Ông cho đó là dấu hiệu của tuổi già. Nhiều lần bà vợ ông nhăn nhó, la nạt, vì làm đổ thức ăn. Một lần ông nhớ lại câu chuyện đứa bé đẽo cái chén gỗ, cha mẹ hỏi đẽo làm gì, nó nói là để sau nầy cho cha mẹ ăn, như cha mẹ đã cho ông nội ăn chén gỗ. Ông nhỏ nhẹ nói với vợ rằng, nhờ bà đẽo cho ông một cái chén gỗ, rồi mỗi bữa dọn cho ông ăn sau viả hè, bên thềm. Nghe thế, bà vợ nhìn ông một lúc lâu, rồi rưng rưng nước mắt. Từ đó, bà hết cằn nhằn khi ông làm đổ thức ăn. Ông hay quên. Đôi khi đi xuống nhà kho, mà ngẩn ngơ không biết định xuống để làm gì. Quên trước, quên sau. Một bạn già của ông nói, nếu “cái đó” mà ông trời không bắt dính chặt vào người, thì có khối ông già để quên trên xe buýt, trên tàu điện, ngoài công viên, và khi cần đi tiểu, thì chạy quanh, quýnh lên, mà tìm không ra. Còn triệu chứng khác nữa, là làm biếng tắm, đôi khi hai ba ngày ông chưa tắm. Cứ nghĩ là có làm chi dơ đâu mà phải tắm. Nhưng rồi nhận ra, thì tuổi gìa sợ lạnh, nhạy cảm với cái lạnh, nên ngại tắm. Vì thế mà có nhiều cụ già có mùi, họ đâu biết. Ông phải rán tập thói quen, nóng lạnh chi cũng rán tắm mỗi ngày một lần, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.

Bà mẹ ông 92 tuổi, đi ăn tiệm, cắn càng cua-rang-muối nghe rau ráu. Thực khách trong tiệm tròn mắt ra mà nhìn. Còn ông, thì ngay cả bánh mì mềm của Mỹ cũng không dám cắn, dùng tay xé nhỏ ra rồi bỏ vào miệng. Bà mẹ ông, ăn uống không kiêng cữ chi cả. Thịt heo quay, vịt quay, cá chiên, gà chiên, bún bò giò heo, phở, nước béo, các thứ độc địa đều ăn tuốt. Thế mà bà không cao mỡ, không cao máu, dù thân thể tròn quay. Cái đó cũng nhờ trời cho. Nhiều bác sĩ cũng khuyên bà, cứ ăn uống thả dàn, cho sướng cái miệng, đừng kiêng cữ làm chi nữa khi ở cái tuổi nầy.

Nhiều ông bạn ông, kiêng khem kỹ lắm, kiêng đủ thứ. Họ xem ba thứ sau đây ngang hàng với thuốc độc: Ngọt, mặn và béo. Họ ăn lạt, không dám ăn đường, ăn béo. Thấy đồ chiên, là họ đã tái mặt. Họ ăn mãi quen miệng, và thấy các thứ thức ăn không mùi, không vị kia cũng ngon. Bởi khi đói, thì cơm thiu, cơm cháy cũng thành ngon. Có kẻ bảo, uổng quá, phí thức ngon của trời cho. Nhưng những người kiêng cữ nầy nói rằng, không tội chi đem chất độc vào người, rồi bệnh hoạn, hối không kịp.

Một ông bạn cho ông Tư biết rằng, theo nghiên cứu của đại học Rockefeller, thì có ba điều kiện để cho người già khỏe mạnh và ít bệnh là:

1) ăn bằng một nửa của bữa ăn bây giờ
2) thể dục thường xuyên
3) làm tình đều đều.


Ông không tin, và cho rằng, cái đó chỉ đúng cho người Mỹ mà thôi. Mỗi bữa, họ ăn miếng thịt to bằng bàn tay, một bữa ăn của họ, mình có thể ăn ba bốn ngày mà chưa hết. Nếu mình chỉ ăn bằng một nửa của bây giờ, thì sẽ suy dinh dưỡng, sớm đau ốm mà chết. Còn chuyện thể dục thường xuyên, thì đúng trăm phần trăm. Phần làm tình đều đều, có lẽ không ai chắc, vấn đề là còn làm được hay không, mà còn đòi đều đều. Mình cứ ăn bình thường, đừng ăn quá no, cũng đừng ăn đói. Cứ theo cái đạo trung dung của người xưa đã bày ra từ mấy trăm năm nay. Rượu chè, nếu uống được, thì uống vừa vừa, cũng tốt cho sức khoẻ. Đừng say sưa là được. Lâu lâu cũng rán vui vợ, vui chồng cho khỏi lạt lẽo. Ông Hai đã chữa bệnh biếng ăn cho nhiều bạn bè rất công hiệu. Đó là đừng ăn vặt, và chờ cho khi thật đói mới ăn, chưa đói rã thì chưa ăn. Như vậy thì ăn gì cũng thấy ngon.

Ông có quan niệm phóng khoáng hơn về sự sống và cái chết. Ông cho rằng, chết là một tiến trình của đời sống, hợp với luật thiên nhiên của tạo hóa. Sợ chết là vô lý. Không ai tránh khỏi cái chết, không sớm thì muộn. Ai cũng sẽ chết cả. Ngay cả Phật, Chúa, thần thánh cũng phải chết, huống chi mình là người trần mắt thịt. Chúa Giê-Su chết lúc mới 33 tuổi. Phật cũng chết, thọ không bằng các ông, các bà cụ bây giờ. Cứ thử nghĩ, nếu già mà không chết, thì bây giờ trên thế giới có đến hơn chín mươi phần trăm cụ già, cụ nào cũng mấy trăm tuổi, mấy ngàn tuổi, ho hen, run rẩy, chậm chạp. Lấy ai làm lao động mà nuôi các cụ? Nhân loại sẽ đói cho vêu mỏ ra. Già thì phải chết để cho thế giới được trẻ trung hoá. Khi nào anh chị nghe tin một người già chết, mà lòng không buồn, không thương tiếc, thì anh chị được giác ngộ rồi đó. Có chi mà buồn? Nếu người chết không để lại một gánh nặng gia đình, một đàn con dại cần nuôi dưỡng, dạy dỗ, một bà vợ chân yếu tay mềm, thì mừng cho người ta thoát được cái hệ lụy của trần gian. Khỏi lo công ăn việc làm, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo thương ghét, ghen tuông, giận hờn, khỏi lo khai thuế cho đúng hạn kỳ. Khoẻ ru. Nếu người chết đã cao tuổi, trong nhiều năm nằm một chỗ, không nói năng, bại liệt, ăn bằng cách bơm qua ống nối với bao tử, nghe họ chết mà mình khóc lóc, tiếc thương, bi ai, thì hoá ra là không biết điều. Muốn người ta bị kéo dài thêm cái cực hình đó lâu hơn nữa, rồi mới được chết sao? Nhiều khi, con cháu mừng cho thân nhân họ được chết, mà mình thì sụt sùi thương tiếc.

Ông thường nói, trong tuổi già, sức khoẻ là quý nhất. Nhưng nếu ai đó, có sức khoẻ tốt, không hề đau ốm, thì cũng là một sự nhàm chán. Họ đâu biết họ đang có cái quý báu nhất trong đời. Lâu lâu, phải đau vài trận, để nhắc nhở, và nhớ rằng, không ốm đau là sung sướng, là hạnh phúc lắm lắm. Làm sao bọn trẻ, và những người khoẻ mạnh biết được cái hạnh phúc, cái sung sướng của người già, khi buổi sáng ngủ dậy, mà thân thể không đau rêm, nhức nhối? Cũng như nếu người ta chưa sống dưới chế độ kềm kẹp, hà khắc, thì làm sao biết được nỗi sung sướng khi được đặt chân lên miền đất tự do? Nên quan niệm rằng, với sức khoẻ nào cũng tốt cả, đừng so sánh với trường hợp tốt hơn. Cứ vui với cái sức khỏe mà mình đang có. Được khoẻ nhiều thì sướng nhiều, khoẻ ít, cũng sướng hơn, vì chưa đến nỗi tệ hại lắm. Nhớ đi khám bác sĩ đều đều, để khám phá ra bệnh, kịp thời chạy chữa. Một người bạn ông cho biết, không dám đi khám bệnh thường niên, vì sợ “bói ra ma, quét nhà ra rác”. Thế nào bác sĩ cũng tìm ra bệnh nầy, bệnh nọ trong cơ thể và thêm lo. Cứ để thế, rồi khi bệnh nặng thì chết. Bà vợ ông nầy khổ sở lắm, nhưng không thuyết phục ông được. Ông còn nói, bác sĩ thường cho uống thuốc chữa bệnh nầy, thì sinh ra thêm bệnh khác nữa. Hoặc bác sĩ chẩn đoán sai bệnh là thường. Có người đọc báo cáo y khoa, cho biết trên nước Mỹ, mỗi năm có đến hai trăm ngàn người chết, hoặc thương tật vì bác sĩ kém hiểu biết, hoặc sơ suất gây ra. Theo ông Hai Hô thì đừng sợ. Vì bác sĩ giỏi nhiều hơn bác sĩ dở, và bác sĩ có lương tâm nhiều hơn bác sĩ thiếu lương tâm. Đừng vì một số trường hợp xấu, mà sợ đi khám bệnh. Khám bệnh, để biết trước mà đề phòng, để chữa trị khi bệnh mới chớm, còn kịp, chữa trị dễ dàng hơn. Để ung thư ăn tràn lan ra rồi, thì chỉ có phép lạ, mới cứu được. Người ta, có thể mạnh khỏe cho đến khi chết. Đó là trường hợp hiếm hoi. Nhưng đau yếu trong tuổi già là thường, không đau yếu là bất thường. Có một người than rằng, cứ đi vào, đi ra trong nhà hoài, chán quá. Ông Hai bảo rằng, được đi vào đi ra như thế là sướng lắm rồi, sao mà chán, vì có nhiều người khác mong được đứng dậy đi vài bước, mà không làm được, vì bệnh. Nhưng theo ông, thì cái người nằm liệt trên giường, cũng tìm được cái thú vui riêng, khi nghe nhạc, nằm mơ mộng, nghĩ đến các kỷ niệm thời còn vàng son, nhớ đến những tội lỗi nho nhỏ mà họ đã phạm một cách cố ý và thích thú.

Nhiều người già tự đặt cho họ một kỷ luật để sống. Theo ông, thì có kỷ luật cũng tốt, mà không kỷ luật lại càng khỏe hơn. Nhiều người tính tình nghiêm khắc. Mọi sự đều phải răm rắp đúng như quy định mới chịu. Tội chi vậy, nếu không răm rắp, mà không chết ai, hại ai, thì răm rắp làm chi cho khổ mình, khổ người? Nên dễ dãi với mọi sự, dễ dãi với chính bản thân mình, kẻo tội nghiệp nó. Khắc kỷ cũng là điều hay. Nhưng tội gì mà tự khắt khe với chính mình, người khác không khắt khe thì thôi. Nên cứ xem mọi sự như trò chơi. Chơi vui nhiều thì tốt, vui ít cũng tốt luôn. Ông không mong cái tuyệt đối, hoàn hảo. Trong một cuộc chơi, ông không hy vọng được tất cả mọi người tham gia, có ít vui ít, có nhiều vui nhiều. Hai ba chục người cũng vui, mà năm bảy bạn bè cũng vui luôn. Nếu hụt một cuộc chơi, một cuộc gặp gỡ, ông cũng không tiếc, chẳng sao cả, ông về nhà mở nhạc, mở TV ra mà thưởng thức. Ông nghĩ, được thêm một dịp nghỉ ngơi, yên tĩnh. Có lần đi trể máy bay ? Ông bình tĩnh xin đi chuyến sau mà không được. Ông cũng cười, không bực mình, quay về nhà, pha một bình trà, đem một tập thơ ra mà ngâm vịnh, nằm ngửa mà thưởng thức cuộc tranh tài thể thao. Ông nói, đôi khi nhờ trễ một chuyến may bay mà sống sót, nếu máy bay rớt. Chiều ra ngoài quán uống cá phê xem sinh hoạt phố phường. Nói chuyện tào lao với chủ quán.

Mỗi khi có ai mời đi đám cưới, tiệc tùng, ông đến đúng giờ, mà thiên hạ tà tà đến trể, ông cũng không bực mình. Bởi người ta quen giờ cao su rồi. Họ có cả trăm ngàn lý do để biện minh. Ông có đến sớm, thì cũng có cái lợi khác, được nói chuyện, gặp gỡ, tâm sự tào lao với những bạn bè mà từ lâu ít có dịp gặp nhau. Cũng vui và quý. Dễ chi có cơ hội thuận tiện để gặp nhau. Đến khi dọn thức ăn ra, không còn cơ hội để nói chuyện nữa, vì ai nấy, lo gắp, lo nhai, không rảnh mà nói chuyện. Khi ăn xong, thì bạn bè vội vã ra về, vì đường xa, vì đêm khuya, vì mệt nhọc. Bởi vậy, ông cứ vui với cái bê bối của thiên hạ, và bằng lòng với câu “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ, không phải Việt Nam.”

Ông Tư Hô thường nói, tuổi già, cứ phiên phiến với mọi sự, cho khoẻ, cho sướng cái thân già của mình.

Tràm Cà Mau.


H,Phúc ST

vendredi 7 février 2025

Cách Ăn Đồ Ngọt An Toàn Cho Người Bệnh Tiểu Đường | BS.CK2 Trần Thị Kim Chi | Video Alobacsi


Đối với các người có bênh tiểu đường, một cách tổng quát:

Nên thay cơm bằng bún nhưng cũng chỉ ăn có chừng mực.
Nên ăn nhiều các loại đậu, ngũ cốc và khoai lang, bí ngô, rau dền, cải bó xôi, brocoli, kale, choux de Bruxelle.
Ăn rau trước khi ăn cơm

BÁC SĨ MÁCH 1 NẮM LÁ HẸ NẤU CÙNG THỨ NÀY NGỦ NGON ĐẾN SÁNG


jeudi 6 février 2025

Cầu Nguyện Là Gì- LM Nguyễn Văn Khải


"CẦU NGUYỆN LÀ GÌ 
- TẠI SAO PHẢI CẦU NGUYỆN? 
Bài Giảng Hài Hước Của Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải" 

Cầu nguyện là hướng lòng về Chúa dưới mọi hình thức với lòng chân thành.

Khi cầu nguyện với Chúa  bằng tình yêu thương , bằng lòng tin, bằng lòng kiên trì , băng thái độ khiêm nhường, thì sẽ được nhậm lời.