mercredi 22 mars 2017

Cuộc sống đáng ngưỡng mộ của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg


Cuộc sống đáng ngưỡng mộ của ông chủ Facebook , không phải có siêu xe, biệt thự mới là hạnh phúc


Nhắc đến tên tuổi những nhà tỷ phú trẻ, cái tên Mark Zuckerberg, nhà sáng lập ra mạng xã hội nổi tiếng toàn cầu Facebook là nhân vật nổi bật nhất. Theo như Forbes đánh giá, năm 2016 anh lọt vào danh sách top 5 nhà tỷ phú giàu nhất thế giới. Anh không chỉ khiến mọi người kinh ngạc vì giá trị tài sản giàu lên một cách nhanh chóng mà còn khiến mọi người ngạc nhiên hơn nữa bởi lối sống giản dị khác thường của mình. Anh mặc một bộ quần áo mỗi ngày, ở trong căn nhà và lái chiếc xe thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ.
Mark Zuckerberg thành lập công ty mạng xã hội toàn cầu Facebook vào năm 2004, là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Năm 2016, theo đánh giá của tạp chí Forbes, giá trị tài sản mà tỷ phú trẻ nhất thế giới có là 51,6 tỷ đô la.
Mặc dù sở hữu một khối tài sản khổng lồ như vậy, tiền đủ để anh chi tiêu trong 10 kiếp sống xa hoa, nhưng cuộc sống sinh hoạt của anh còn đơn giản và đạm bạc hơn cả cuộc sống của những gia đình trung lưu ở Mỹ. Anh thường đi lại bằng chiếc xe bình dân Honda Fit trị giá 16.000 đô la.

Tuy nhiên, cũng giống như gia đình trung lưu ở Mỹ, Zuckerberg cũng có thêm hai chiếc xe khác, không phải là những chiếc xe siêu sang đắt tiền mà là chiếc Acura TSX, có giá bán tại Mỹ là 30.000 đô la và chiếc Volkswagen Golf có giá khoảng 18.000 đô la. Trước khi kết hôn, anh chỉ sống trong một căn hộ chung cư nhỏ được thuê lại. Sau khi cưới Priscilla Chan vào năm 2012, anh và gia đình nhỏ của mình đã chuyển đến sống trong một căn biệt thự, nhưng thực tế nhiều gia đình trung lưu ở Mỹ còn sống trong những căn biệt thự xa hoa hơn của anh rất nhiều lần.


Anh không chỉ đi lại bằng chiếc xe bình dân, anh còn thường đến các trạm xăng tự phục vụ để nạp nhiên liệu cho chiếc xe hơi của mình. Nhìn thấy cảnh tượng này, thật khó để có thể tưởng tượng anh đang sở hữu khối tài sản lên đến hơn 50 tỷ đô la.


Thực tế thì, ngoài việc không đi những chiếc xe hơi siêu sang như các đại gia giàu có khác, Mark Zuckerberg còn mặc một bộ quần áo cực giản dị mỗi ngày, đó là chiếc áo phông ngắn tay màu xám. Mệnh danh là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, cả hai vợ chồng đều rất hiếm khi mặc hàng hiệu. Nếu như ai đó chưa từng biết về sự giàu có của anh, họ cũng chỉ nghĩ vợ chồng anh cũng chỉ giống như cặp vợ chồng bình thường khác mà thôi.


Năm Mark Zuckerberg học đại học Harvard đã gặp được vợ mình, cô Priscilla Chan trong một lần cả hai cùng đứng xếp hàng chờ sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Hai người đã cùng nhau trải qua thời gian 9 năm yêu đương. Ngay cả khi trở thành một người giàu có, hai người vẫn duy trì một lối sống như thời còn là sinh viên, vẫn thường mua thức ăn tại một quán nhỏ gần nhà, thỉnh thoảng còn mua thức ăn nhanh. Có những lúc, họ ngồi lại cùng nhau, truyền cho nhau cảm hứng và khơi gợi những ý tưởng mới mẻ.


Hai người kết hôn năm 2012 nhưng đã không tổ chức một “đám cưới thế kỷ”. Họ chỉ tổ chức một đám cưới rất đơn giản tại sân sau của căn nhà anh đang ở, vị khách tham dự là những người bạn thân thiết và người thân trong gia đình.


Anh cũng không tặng vợ nhẫn kim cương đắt tiền. Chiếc nhẫn cưới anh tặng vợ là chiếc nhẫn mặt đá ruby được đặt thiết kế tối giản nhất theo ý tưởng bản vẽ của riêng anh.


Rất nhiều người không hiểu được lý do vì sao anh sống đơn giản như thế, đặc biệt là người Mỹ. Họ thường có những câu hỏi: “Anh là một thanh niên trẻ tuổi, lại có rất rất nhiều tiền, sao lại mua chiếc xe trị giá hơn 10 ngàn đô la? Vậy, anh dùng tiền vào việc gì?” Kỳ thực cả hai vợ chồng anh Zuckerberg đều có một ước nguyện chung là kiếm tiền vì mục tiêu lợi ích xã hội. Ngày 23/9/2013, Mark Zuckerberg đã quyên tặng 100 triệu đô la để giúp sửa chữa các trường học tại Newark, bang New Jersey, Mỹ. Số tiền quyên tặng đạt cao nhất trong những người trẻ ở Mỹ làm từ thiện. Ngày 10/2/2014, tờ Chronicle of Philanthropy đưa tin vợ chồng Mark Zuckerberg đã dẫn đầu nước Mỹ trong bảng xếp hạng người làm từ thiện.


Chia sẻ về lối sống giản dị của mình, Zuckerberg nói: “Để cho cuộc sống trở nên đơn giản nhất, không mất quá nhiều thời gian và tâm sức để nghĩ ngày hôm nay mặc gì, tôi đã mua cả kiện áo phông có màu sắc giống nhau. Bởi vì chuyện nhỏ nhặt này rất dễ khiến tinh thần mệt mỏi, tôi cũng không muốn hao tổn năng lượng cho những việc như thế. Tôi dùng tất cả tinh lực vào công việc, làm sao phục vụ xã hội được tốt hơn … đó mới là việc trọng yếu.

Zuckerberg cho biết: “Tôi thực sự may mắn, với mỗi sáng thức dậy có thể giúp đỡ hàng tỷ người. Nếu như đem tinh lực lãng phí vào những việc không cần thiết, tôi sẽ cảm thấy bản thân mình không làm việc.”


Mark Zuckerberg là người trẻ nhất toàn thế giới gây dựng công ty bạc tỷ, không lái siêu xe, nhưng lời nói của anh lại rất có sức nặng đối với thế hệ trẻ. Trong suy nghĩ của Zuckerberg, tiền không phải là vấn đề quan trọng nhất. Nguyện vọng đời này của anh là làm thế nào để biến những lý tưởng của mình thành hiện thực, để giúp đỡ được càng nhiều người hơn. Nhìn vào cuộc sống bình dị của anh, chúng ta thật sự phải suy ngẫm lại về giá trị của sự giàu sang. Sự giàu có không phải thể hiện ở việc mình có bao nhiêu tiền, mà là ở chỗ mình có thể cho đi bao nhiêu, mình sử dụng nó vào mục đích gì. Anh không chỉ khiến con người nể phục khả năng làm giàu mà còn là tấm gương về sự giúp đỡ và cho đi.

M.Luân-H.Công sưu tầm

lundi 20 mars 2017

Lingering Garden of Suzhou

Lingering Garden

From Wikipedia, the free encyclopedia
UNESCO World Heritage Site
Classical Gardens of Suzhou
Name as inscribed on the World Heritage List
Auspicious Cloud Capped Peak
LocationFlag of the People's Republic of China.svg China
TypeCultural
Criteriai, ii, iii, iv, v
Reference813
UNESCO regionAsia-Pacific
Inscription history
Inscription1997 (21st Session)
Extensions2000
Lingering Garden (simplified Chinese留园traditional Chinese留園pinyinLiú YuánSuzhou Wu: Leu yoe, IPA: [løʏ ɦyø]) is a renowned classical Chinese garden. It is located at 338 Liuyuan Rd. SuzhouJiangsu province, China (留园路338号). It is recognized with other classical Suzhou gardens as a UNESCO World Heritage Site. In 1997, the garden, along with other classical gardens in Suzhou, was recorded by UNESCO as a World Heritage Site. The garden also stores two UNESCO Intangible World Heritage ArtsPingtan (评弹) and Guqin music.

History[edit]

Lingering Garden is located outside the Changmen gate (阊门) of Suzhou, Jiangsu province. It was commissioned by Xu Taishi (徐泰时), an impeached and later exonerated official in 1593 CE. Stonemason Zhou Shicheng (周时臣) designed and built the East Garden (东园) as it was initially called. The East Garden became famous in its day when the magistrates of Wu and Changzhou County both praised the design of Shi Ping Peak, a rockery constructed to resemble Tiantai Mountain in Putao.[1]
Ownership passed to Liu Su, another official in 1798 CE. After extensive reconstruction, he renamed it Cold Green Village after a verse, "clean cold color of bamboo, limpid green light of water". Keeping with that theme, he added pine and bamboo groves. He was an avid collector of Scholar stones and added 12 more to the garden housing them in the "stone forest". It was also at this time the "Celestial Hall of Five Peaks" was built. The garden soon acquired the nickname "Liu Yuan" from the owner's surname. From 1823 CE the garden was open to public, and became a famed resort.[2]
Ownership passed to Sheng Kang, a provincial treasurer of Hubei in 1873 CE. He repaired the damaged caused to the garden by the chaos of the Taiping. After three years the reconstruction was complete in 1876 CE, and the garden was renamed to Liu Yuan (留园).[3] The name, while homophonous to an older name, connotes leisure and is thus pays tribute to the former owner as well as the resort period of the garden. It was at this time the "Auspicious Cloud Capped Peak" stone was moved to its current location.[2] The garden was inherited by Sheng Xuanhuai from his father, he abandoned the garden in 1911 and it fell into disrepair
During Sino-Japanese War, the garden was abandoned again, and it even degenerated into breeding zone for army's horses. After establishment of the People's Republic of China, Suzhou government took over and renovated the garden. It was reopened to the public in 1954.[3] In 2001 the garden was added to the UNESCO Word Heritage list, and remains a major tourist destination.
Since its creation the Lingering Garden has been well received by critics and has inspired artists. The East Garden is described and praised in Sketches of Gardens and Pavilions by Yuan Hongdao (magistrate of Changzhou County), "...It is the best of its kind south of the Yangtze River."[2] It was also described in the work Notes on the Hou Yue Tang by Jiang Yingke (magistrate of Wu County). After the East Garden was transformed into the Lingering Garden it was again praised by Yu Yue in his Notes on Lingering Garden, "The rockeries plants pavilions towers and halls are among the best in Wu County."[2]

Design[edit]

The 23,310 m2 garden is divided into four distinctly themed sections; East, Central, West, and North.[4] The Central area is the oldest part of the garden. Buildings, the primary feature of any Chinese garden, occupy one third of the total area. A unique feature this garden is the 700 m covered walk which connects them.[4] The built elements of the garden are grouped by section.[5] The ensemble of structures in the central garden encircles a pond and grotto main feature. The grotto is constructed of yellowstone granite and was created by the noted artist Zhou Binzhong. The eastern section of the garden is arrayed around the cloud-capped peak stone. A central courtyard is ringing by buildings. Behind the Old Hermit Scholars' House is the Small Court of Stone Forest, a collection of Scholar stones and connected minor courtyards. The western section is mostly natural containing only a few pavilions, a large artificial hill, and a Penzai garden.

See also[edit]

Notes[edit]

  1. Jump up^ Yuan 2004
  2. Jump up to:a b c d e f g h i j k l m n Yuan, 2004
  3. Jump up to:a b Lingering Garden
  4. Jump up to:a b Ministry, 2003
  5. Jump up^ UNESCO, 2003

References[edit]

External links[edit]