samedi 22 juin 2024

Le régime Portfolio




20 août 2019 - Université McMaster -

Le régime Portfolio est un régime végétal composé de quatre aliments hypocholestérolémiants : des noix, des protéines d’origine végétale, des fibres solubles et des phytostérols.
Associé au régime Step II du Programme national d’éducation sur le cholestérol, le régime Portfolio permet de réduire le « mauvais cholestérol » et les autres types de graisses présentes dans le sang, les inflammations, la tension artérielle et le risque de maladie coronarienne sur dix ans.
Des recherches supplémentaires sont nécessaires pour déterminer si ces effets positifs se traduisent par de réels changements dans la santé cardiaque.

Considérez le régime Portfolio comme un assortiment d’aliments hypocholestérolémiants. Choisissez ces bons aliments et vous constaterez peut-être des gains pour votre santé cardiaque.

Les maladies cardiaques sont un terme générique pour les maladies qui affectent le cœur et les vaisseaux sanguins (1 ; 2). Ces maladies résultent le plus souvent du rétrécissement et du blocage des artères par des dépôts lipidiques, souvent causés par un taux de cholestérol élevé (1 ; 3). Heureusement, des choix de vie sains, comme des modifications de l’alimentation, constituent un bon moyen de lutter contre les maladies cardiaques (4 ; 5).

Voici la diète Portfolio — un régime à base de plantes composé de quatre aliments de base : 45 grammes ou moins de noix, 50 grammes ou moins de protéines provenant du soja ou de légumineuses, 22 grammes ou moins de fibres mucilagineuses (visqueuses) provenant d’avoine, d’aubergine, de pomme, ou d’orge, et 2 grammes de stérols d’origine végétale (phytostérols) provenant de produits comme la margarine enrichie en phytostérols (6). Le principe de ce régime est simple : grouper des aliments qui ont chacun la capacité d’abaisser le cholestérol pour obtenir un effet plus important lorsqu’ils sont combinés dans un « assortiment » dans le cadre d’un régime alimentaire normal. Des recherches préliminaires soutiennent cette idée (6 -12) et les avantages de ce régime sont reconnus par la Société canadienne de cardiologie, Diabète Canada et d’autres experts de renommée mondiale dans le domaine des maladies du cœur et du diabète (6 ; 13-14).


Alors que le régime Portfolio est étayé par des données émergentes, une revue systématique a examiné de plus près pour savoir si ce régime pourrait profiter à un groupe de personnes en particulier : les personnes en surpoids ayant un taux de cholestérol élevé et qui ont développé une maladie cardiaque ou le diabète. Dans cette revue, les gens ont commencé à suivre un régime alimentaire préconisé par le Programme national d’éducation sur le cholestérol, le Step II, faible en gras, dans lequel 30 % ou moins de leur énergie provient de la graisse totale, moins de 7 % de leur énergie provient de gras saturés, et où ils consomment moins de 200 milligrammes de cholestérol par jour. Ils sont ensuite passés du régime Step II à une version du régime Portfolio ou on leur a recommandé sur le plan nutritionnel la consommation d’aliments faisant partie du régime Portfolio (6).
Ce que la recherche nous apprend


Les preuves actuelles sont encourageantes ! La revue systématique a révélé que, comparés aux personnes qui suivent le régime Step II seul, les personnes qui suivent la combinaison du régime Portfolio et du régime Step II réduisent les multiples facteurs de risque de maladie cardiaque et de diabète. Le « mauvais » cholestérol LDL et d’autres graisses présentes dans le sang, telles que le cholestérol non HDL, le cholestérol total et les triglycérides, ont tous été réduits, de même que l’inflammation et la pression artérielle. Mieux encore, cela s’accompagne d’une réduction du risque de maladie coronarienne sur dix ans. En revanche, le régime Portfolio n’a aucun effet sur le poids ou le « bon » cholestérol HDL. Bien que prometteuses, des études plus vastes et de grande qualité sont nécessaires pour confirmer que ces résultats bénéfiques se traduisent par de réelles améliorations de la santé cardiaque (6).




vendredi 21 juin 2024

4 chất làm loãng máu tự nhiên giúp chống lại bệnh tim.

 Inline image

Thật may mắn, nhiều loại thực vật, thực phẩm và các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm loãng máu. Nhiều chất trong số này đã rất phổ biến và được dùng trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ.

Mỗi ngày, hàng triệu người Mỹ dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông nguy hiểm, giúp ngăn chặn các cơn đau tim và đột quỵ, đồng thời điều trị một số loại bệnh tim. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ.

Thật may mắn, nhiều loại thực vật, thực phẩm và các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm loãng máu. Nhiều chất trong số này đã rất phổ biến và được dùng trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, đối với những người quan tâm đến việc duy trì sức khỏe tim mạch hoặc đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên hơn, hãy xem xét một số chất làm loãng máu hiệu quả nhất trong tự nhiên.


Tỏi

Tỏi có một loạt các lợi ích chữa bệnh và đã được người dân trên toàn thế giới sử dụng trong hàng thiên niên kỷ. Tỏi có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, và chống viêm, tăng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư, cùng khả năng bảo vệ chống lại bệnh tim, đặc biệt là xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đông máu, và đột quỵ.

Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là allicin, chất này tạo ra mùi thơm cay nồng. Khi được nhai, cắt hoặc nghiền nát, tỏi sẽ tiết ra allicin. Một số nguồn nói rằng khi được phóng thích, allicin chỉ hoạt tính trong khoảng một giờ, trong khi những nguồn khác nói rằng allicin vẫn có hoạt tính trong hai ngày rưỡi trước khi mất tác dụng và tất cả các lợi ích chữa bệnh.

Inline image
Tỏi từ lâu đã được biết đến là có ích cho máu và bảo vệ chống lại bệnh tim.
(Ảnh: LN team/Shutterstock)

Giảm đông máu

Khi so sánh thuốc làm loãng máu thông thường Plavix về khả năng chảy máu và đông máu, viên thuốc tỏi đã làm giảm tình trạng đông máu với liều 1,200 mg hoặc 2,400 mg trong ba tuần, và làm tăng thời gian chảy máu với liều 2,400 mg. Vì vậy, việc sử dụng tỏi “rất được khuyến khích” như một phương pháp điều trị bổ sung để giảm đông máu.

Về tính an toàn của chiết xuất tỏi già khi dùng cùng thuốc chống đông máu đường uống, nghiên cứu cho thấy không có hiện tượng chảy máu tăng lên. Tỏi tương đối an toàn và không gây nguy cơ chảy máu trầm trọng cho bệnh nhân dùng warfarin hoặc liệu pháp chống đông máu khác khi được chuyên gia y tế theo dõi chặt chẽ.

Giảm huyết áp

Tỏi cũng được biết là có tác dụng làm giảm huyết áp.

Ở người trưởng thành bị cao huyết áp, tỏi có hiệu quả trong việc giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương tương tự như thuốc huyết áp tiêu chuẩn. Điều này có liên quan đến việc giảm 16% đến 40% nguy cơ các biến cố tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.

Nếu bạn muốn tăng thêm lợi ích chữa bệnh của tỏi, hãy thử dùng tỏi đen. Tỏi đen là loại tỏi thông thường được lên men. Quá trình này đã làm tăng lợi ích sức khỏe theo cấp số nhân.

Inline image
Tỏi đen là loại tỏi thông thường đã trải qua quá trình lên men để tăng thêm lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh/Shutterstock)

Bạch quả

Các bác sĩ Trung y đã dùng lá cây bạch quả để làm thuốc trong hàng nghìn năm. Bạch quả cũng là một chất bổ sung thảo dược phổ biến ở Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu. Mọi người dùng bạch quả để điều trị rối loạn máu, các vấn đề về tuần hoàn và trí nhớ.

Nhiều hợp chất từ bạch quả đã được chứng minh là có khả năng chống đông máu bằng cách ngăn chặn thrombin – một loại enzyme gây đông máu.

Inline image
Bạch quả đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh trong hàng ngàn năm.
(Ảnh: Antares_NS/Shutterstock)

Vì cục máu đông có thể hình thành tại vị trí tổn thương mạch máu nên việc giải quyết cục máu đông sau khi [vết thương] lành là điều cần thiết. Thuốc tiêu sợi huyết, một nhóm thuốc như streptokinase và urokinase được dùng để tiêu cục máu đông.

Inline image  Inline image

Khi so sánh với thuốc tiêu sợi huyết streptokinase, chiết xuất bạch quả cho thấy tác dụng tương tự như streptokinase và có thể được sử dụng như một chất bổ sung hoặc thay thế cho thuốc tiêu sợi huyết. Tuy nhiên cần đánh giá tác dụng phụ tiềm ẩn của bạch quả ở động vật, và nghiên cứu thêm về tác dụng phụ và độc tính có thể xảy ra ở người.


Natto

Natto là món ăn sáng truyền thống của Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men và là một phần trong khẩu phần ăn của người Nhật trong hàng trăm năm nay. Natto chứa một loại enzyme độc đáo gọi là nattokinase có đặc tính chống đông máu mạnh mẽ, giúp hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu sử dụng nattokinase đã cho thấy khả năng làm tan cục máu đông của loại enzyme này.

Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Scientific Reports (Báo cáo Khoa học) đã chứng minh một liều uống duy nhất nattokinase giúp tăng cường tiêu sợi huyết (phân hủy fibrin trong cục máu đông) đồng thời chống đông máu (ngăn ngừa hình thành cục máu đông) thông qua nhiều con đường khác nhau.

Inline image
(Ảnh: successo images/Shutterstock)

Một bài tổng quan được công bố trên Biomarker Insights, “Nattokinase: Một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch,” cho biết việc tiêu thụ natto có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nattokinase có khả năng tiêu sợi huyết mạnh, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch và hạ lipid, chống tiểu cầu và tác dụng bảo vệ thần kinh.

Kết luận nêu rõ: “Trong tương lai gần, bệnh nhân bị bệnh tim mạch có thể chỉ cần một viên NK [nattokinase] duy nhất để thay thế nhiều loại thuốc dùng để phòng ngừa và quản lý bệnh tim mạch, bao gồm cả tPA (yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô), thuốc hạ huyết áp, statin, aspirin và warfarin.”


Ớt cayenne

Ớt cayenne chứa salicylat, một nhóm hợp chất tự nhiên có đặc tính chống viêm được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau, thảo mộc và gia vị. Salicylat được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như aspirin, thuốc giảm đau và hạ sốt cũng như thuốc chống viêm. Salicylat cũng thể hiện hoạt tính chống huyết khối và chống tiểu cầu, giúp làm loãng máu.

Ớt cayenne cũng chứa capsaicin, hợp chất có trong ớt (bao gồm ớt jalapeño, poblano, serrano và chili) mang lại hương vị cay. Capsaicin có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, từ tiềm năng quản lý ung thư đến điều trị bệnh tiểu đường, giảm đau và trợ giúp giảm cân.

Nghiên cứu cho thấy dùng nồng độ chiết xuất ớt cayenne càng cao thì hiệu quả chống đông máu càng hiệu quả.

Inline image
(Ảnh: Thanatip S./Shutterstock)

Ông John R. Christopher – một nhà trị liệu tự nhiên và bậc thầy thảo dược, người đã phát triển Trường phái Chữa bệnh Tự nhiên vào năm 1953 – nổi tiếng vì đã sử dụng ớt cayenne để ngăn chặn các cơn đau tim.

Inline image

Trên trang web Herbal Legacy của mình, ông viết rằng “trong 35 năm hành nghề, ông chưa bao giờ để mất một bệnh nhân nào vì cơn đau tim. Bởi vì nếu họ vẫn còn thở, ông sẽ rót cho họ một ly trà ấm và ớt cayenne (một thìa cà phê ớt cayenne vào một ly nước nóng), và trong vòng vài phút, họ sẽ tỉnh lại.” Ông Christopher nói rằng ớt cayenne là một trong những loại thuốc trợ giúp tim [tác dụng] nhanh nhất và trà ấm có tác dụng nhanh hơn viên nén, viên nang hoặc trà lạnh vì trà ấm mở ra cấu trúc tế bào đi thẳng vào tim. Bạn có thể truy cập trang web của Tiến sĩ Christopher để tìm hiểu thêm về các công dụng khác nhau của ớt cayenne.

Vì những lý do này, ớt cayenne thường được dùng ở dạng viên nang để cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng lưu thông máu.

Lời kết

Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta những liều thuốc hữu hiệu nếu chúng ta biết cách sử dụng. Rất lâu trước khi có y học thông thường, người ta đã sử dụng thực vật và thảo dược để giữ gìn sức khỏe và chữa khỏi bệnh tật. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, chúng ta cần phải tôn trọng và sử dụng một cách thận trọng các liệu pháp tự nhiên.

Đối với bất kỳ ai đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ mà bạn tin tưởng nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu tự nhiên nào ở trên vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác. Đối với những người quan tâm đến việc phòng ngừa và sức khỏe tim mạch, hãy thay đổi mọi thứ một cách chậm rãi và quan sát phản ứng của cơ thể.

Inline image

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Emma Suttie là một bác sĩ châm cứu và viết chủ yếu về sức khỏe cho nhiều ấn phẩm trong thập niên qua. Cô hiện là ký giả sức khỏe cho The Epoch Times, cô chuyên viết về Trung y, dinh dưỡng, chấn thương, và y học lối sống.

mardi 18 juin 2024

Những Loại Rau Cải Thông Dụng Trong Ẩm Thực Việt Nam

 Những Loại Rau Cải Thông Dụng Trong Ẩm Thực Việt Nam


Những loại rau cải thông dụng hiện nay (xếp theo thứ tự a,b,c).

1.Cải bẹ: 

Cải bẹ có nguồn gốc từ khu vực núi Himalaya của tiểu lục địa Ấn Độ và đã được trồng từ hơn 5000 năm trước. Cải  bẹ còn có các tên khác như cải cay, cải sen, hay cải bẹ dưa.


Rau cải bẹ có lá hình quạt, gốc lá to ôm chặt vào thân. Khi nấu ăn, rau cải bẹ có vị cay hơi đắng và công dụng chính là dùng để muối dưa.


2. Cải bẹ xanh

Cũng giống như cải bẹ, cải bẹ xanh có vị đắng nhưng bẹ lá nhỏ,phần lá mỏng và lớn hơn, có màu xanh đậm, rất hợp để nấu canh. Vị cay và đắng nhẹ của loại cải này phù hợp với nấu canh thịt, canh hến, ngao...Cải bẹ xanh dễ trồng, có thể trồng ngoài trời hay trong thùng xốp.

Trong cải bẹ xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kali, riboflavin, magnesium và thiamine (vitamin B1), cũng như một lượng nhỏ kẽm, selen, phốt pho, niacin (vitamin B3) và folate.


3.Cải bó xôi(spinach)

Cải bó xôi hay còn gọi là "rau chân vịt" bắt nguồn từ các nước Trung Á và Tây Á, thân thảo, có chiều cao 5-10cm và mọc thẳng đứng. Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc nhỏ, thân và lá giòn, dễ gãy, dập. 

Ở Việt Nam, loại cải này được trồng chủ yếu ở vùng  núi có nhiệt độ trung bình thấp hoặc vào mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Cải bó xôi còn được  gọi là “siêu thực phẩm” vì có thành phần vitamin và các nguyên tố khoáng vi lượng rất phong phú. Do đó loại cải này có thể được dùng để hỗ trợ giảm cân, tăng cường thị lực, giúp xương chắc khỏe, bổ máu,…


4.Cải bắp

Bắp cải hay cải bắp, tên khoa học là Brassica oleracea, họ cải hay mù tạt Brassicaceae (hay Cruciferae). Bắp cải là cây thân thảo có thân to và cứng, lá xếp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt. Ở Việt Nam có 2 loại bắp cải chính là bắp cải xanh và bắp cải tím.Bắp cải thường được dùng để làm món bắp cải xào, luộc, dưa bắp cảisalad bắp cải, hay làm các món trộn gỏi.

Cùng như các loại rau họ cải khác, bắp cải cũng chứa chất chống ung thư hiệu quả. Hàm lượng kali dồi dào giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời tránh tắc nghẽn mạch máu. Hàm lượng vitamin C trong bắp cải rất lớn, đặc biệt bắp cải tím. Trong 100g bắp cải tím có chứa 57 mg vitamin C.



5.Cải broccolli:

Broccolli trong tiếng Việt là "bông cải xanh", có tên Brassica oleracea loài italica, họ cải Brassicaceae, có đầu hoa lớn,màu xanh đậm và lá nhỏ.Đầu hoa xếp thành cấu trúc giống như nhánh cây, phát xuất từ thân dày màu xanh nhạt. Lá mọc ra chung quanh khối đầu hoa. Về cấu trúc, bông cải xanh nhìn tương tự như súp lơ.

Bông cải xanh  có thể ăn sống hoặc nấu chín. Bông cải xanh là một nguồn đặc biệt giàu vitamin C và vitamin K. Hàm lượng các hợp chất glucosinolate chứa lưu huỳnh đặc trưng của nó, isothiocyanates và sulforaphane, bị giảm đi khi đun sôi nhưng vẫn còn nhiều nếu hấp, xào hay làm chín bằng lò vi sóng.

Loại cải Rapini, đôi khi cũng được gọi là "bông cải xanh", là một loài khác biệt với bông cải xanh, có hình dạng tương tự nhưng đầu nhỏ hơn và thực chất là một loại củ cải (Brassica rapa),tuy cùng họ cải.

 

6Cải "brussels":

Cải brussels ( tiếng Pháp là choux de Bruxelles),một loài cải trong nhóm Gemmifera( có nghĩa "tạo sinh mầm" hay bud producing) của giống cải bắp Brassica oleracea , họ Brassicaceae, là một loài cải được trồng để ăn mầm. Mầm cải này có đường kính 2,5–4 cm (0,98-1,6 in) và trông giống như một cái cải bắp tí hon. Cải Brussels có thể có nguồn gốc từ Brussels, Bỉ. Loại cải này có liên hệ với các cây họ cải khác như cải xoăn,súp lơ, rau cải xanh...

Cải brussels có hàm lượng cao  acid folicvitamin K. 100 g Brussels cung cấp khoảng 194 mcg vitamin K đáp ứng khoảng 242% nhu cầu hàng ngày hay Daily Value (DV).Hoạt chất đáng chú ý nhất là indole-3-carbinol là một hợp chất được tìm thấy trong mầm cải Brussels khi chúng ta nghiền, xay nhỏ hoặc nhai .Indole-3-carbinol đã được chứng minh thúc đẩy quá trình giải độc của nhiều chất độc hại, (bao gồm các chất gây ung thư hay carcinogene), và có khả năng chống oxy hóa. Hàm lượng cao của acid folic trong các loài họ cải như cải xoăn, cải bắp, mầm cải brussels, súp lơ và cải thìa... giúp giữ cho trí não luôn nhạy bén và giúp tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ, đồng thời, giảm nguy cơ sẩy thai và hình thành quái thai. Cải brussel giúp làm giảm lượng cholesterol và  kháng viêm, làm giảm và có thể chữa khỏi  tổn thương phổi.

Cây cải brussel

Lưu ý: Rễ cây cải brussel hấp thu và có thể chứa rất nhiều thạch tín không bão hòa tồn tại trong đất như những loại rau thuộc họ nhà cải khác như cải thìa, súp lơ, cải xoăn.Vì vậy , cần cẩn thận tránh ăn cải brussel trồng trong môi trường ô nhiễm. Do cải brussel chứa nhiều vitamin K có tác dụng kích thích đông máu, nên bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu thường được khuyến cáo không nên ăn loại cải này cũng như các loại rau có lá xanh đậm vì các loại rau vừa kể chứa nhiều vitamin K làm phản tác dụng của thuốc.

7.Cải cầu vồng:

Không phổ biến ở Việt Nam nhưng cải cầu vồng rất phổ biến ở các nước phương Tây. Loại cây thân thảo có lá mọc so le nhau. Lá màu xanh và lớn, lá phẳng lẫn với lá xoăn. Thân cây có nhiều màu gồm đỏ, vàng, trắng, cam chính vì thế mà được gọi là cải cầu vồng.


Cải cầu vồng chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, các sắc tố thực vật carotenoid, chẳng hạn như beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh phổi. Cải cầu vồng chứa axit syringic và kaempferol, có tác dụng ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Cài cầu vồng cũng chứa hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin C, vitamin K…. trong đó vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sức khỏe của xương.


8.Cải cúc

Cải cúc hay còn được gọi là rau tần ô là loại thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á, có thể cao tới 1,2m, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa có đầu màu vàng lục, mùi thơm.

Cải cúc vừa là rau, vừa là thuốc, có tính mát và giúp giải nhiệt, lưu thông khí huyết. Cải cúc chủ yếu được dùng để nấu canh với tôm sú, thịt băm hoặc có thể dùng để nhúng lẩu hay tần cùng thịt gà… 


9.Cải mèo

Một loại cải được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cao, Hà Giang, Sơn La… Nhìn bên ngoài, cải khá giống với loại cải xanh nhưng thân dài hơn, phần lá nhăn, màu xanh sẫm và viền lá hơi xoăn.

Cải mèo có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể được gieo ven các ruộng bậc thang thậm chí mọc xanh mơn mởn ở các sườn núi hay trong hốc đá mà không cần chăm bón.

Cải mèo vị hơi đắng nhưng giòn. Tuy nhiên sau khi ăn một lúc , sẽ thấy vị hơi ngọt  đọng lại. Cải mèo thường được luộc chấm trứng, nấu canh, xào thịt bò, thịt cuốn cải mèo hun khói… Khi chế biến, người ra không dùng dao cắt rau cải mà sẽ dùng tay vặn để giữ trọn hương vị.


10.Cải ngọt

Cải ngọt là loại cải phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong ẩm thực Việt, được trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn.

Cải ngọt có thể cao tới 50-100cm, thân tròn, không lông, lá có phiến hình xoan ngược, tròn dài. Lá có  đầu tròn, hơi tù, mép lá có nhiều gân và lá có màu xanh đậm, càng về cuống thì màu càng nhạt. Cải ngọt được sử dụng để chế biến các món như rau cải xào, nấu canh, xào thịt bò, nấu mì,…

11.Cải ngồng

Cải ngồng  bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng quý giá. Thân cải to, mềm, không phân nhánh. Lá to và dày, bề mặt nhẵn và thường có hoa màu vàng.

Trong cải ngồng rất giàu khoáng chất, các vitamin A, B, C, chất beta caroten chống oxy hóa. Bên trong cây cải chứa nhiều vitamin như vitamin B1, B2, Betacaroten…Các hoạt chất này vừa tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, giúp nâng cao sức đề kháng chống chọi lại sự thay đổi của thời tiết.


12.Cải rổ hay cải làn(collard green)

Rau cải rổ hay còn gọi là cải làn, loại cây có thể sống ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, nảy mầm ở 23-30 độ C và sinh trưởng tốt nhất khoảng 18 – 28 độ C. Loại rau này dễ trồng vì có thể chịu được sương gió, độ ẩm và tiêu nước tốt.Cải tổ có thể gieo quanh năm nhưng vụ chính là gieo tháng 10 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3.Cải rổ là loại rau chứa nhiều vitamin K, folate, thiamin, niacin, axit pantothenic, choline, photpho, kali.

Rau cải rổ được sử dụng như một loại rau ăn trong các bữa cơm hàng ngay và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:Rau cải rổ nấu đậu hũ non, Canh rau cải rổ thịt băm,Rau cải rổ xào nấm, Rau cải rổ xào thịt bò,Rau cải rổ cuốn….


13.Cải thảo 

Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây là  loài rau thuộc họ Cải  có nguồn gốc từ Trung Hoa, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Tiếng Anh gọi là Napa.

Loại cải này cao 30-60cm , lá mọc chụm với nhau ở phần gốc rồi xếp lại tạo thành một kết cấu chặt chẽ. Bắp của cải thảo có hình trụ dài, đỉnh hơi thuôn nhọn. Mỗi phiến lá có sống lá màu trắng, dày. Bẹ lá của cải  dày và mọng nước, phần lá trái lại dễ nát.Cải thảo được sử dụng làm thành nhiều món ăn ngon như lẩu, cải thảo xào mỡ hành, cải thảo cuộn thịt, canh cải thảo...


14.Cải thìa

Cải thìa hay cải bẹ trắng, cải chíp, bạch giới tử... là một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải thảo, cải bẹ xanh. Cải thìa là loại rau rất quen thuộc trong các món ăn của người Việt.

Cải thìa mọc cao khoảng 23cm cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các nhánh cao. Cải thìa có vị ngọt, tính mát, hạt cải có vị cay, tính ấm. Cải thìa có thể làm các món  như cải thìa xào nấm, cải thìa xào thịt bò, canh cải thìa,…


15. Cải xoăn

Dù mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây nhưng cải xoăn (Kale) được nhiều người ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng cao.

Cải xoăn( kale), cải brussels và cải rổ hay cải làn (collard green)

Cải xoăn là loại cây thân thảo, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 mét. Nó có vị hơi đắng và được xem là có họ hàng gần với bắp cải, súp lơ, cải bruxen(brussels) hay rau xanh collard (collard green).

Cải xoăn còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giúp hỗ trợ thải độc, tăng cường thị giác, giảm cân,… Loại cải này thường được sử dụng nhiều ở dạng xào, nấu súp, nấu canh...


16. Cải xoong ( watercress trong tiếng Anh và cresson trong tiếng Pháp)

Cây cải xoong có nguồn gốc ở châu Âu được nhập vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 19. Loại cải này ưa đất mát và có nước chảy nhẹ. Ở nước ta, chúng thường được trồng nhiều làm rau ăn vụ đông xuân. Có thể thấy  cải xoong mọc hoang dại ở lòng suối nước chảy, nơi nước nhiều oxygen.

 

Lá của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hợp hình lông chim. Hoa cải xoong nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. Chúng được sử dụng nhiều để xào thịt bò, nấu canh, làm salad...Salad cải xoong là một món ăn rất phổ biến.

Phụ chú:

Rau tàu bay hay cải tàu bay: Thực chất là một loài cây dại, có thể ăn được nhưng không ngon, mùi hắc, khó chịu,thường chỉ ăn khi khan hiếm thực phẩm như thời chiến tranh.Rau tàu bay còn gọi là kim thất, tên khoa học  Crassocephalum crepidioides, họ Cúc,loại cây hàng năm, mọc hoang dại ở những nơi thoáng, thích hợp với đất ẩm, len lỏi trong các cánh rừng hoặc bìa rừng, ven suối ở các vùng núi rừng nhiệt đới,có thể mọc ở những nơi có độ cao tới 2.500 m..Đọt non của cây có thể luộc, nấu canh, hoặc làm nộm trộn với hoa chuối...Lá rộng bản, cũng có thể ăn được, nhưng thường chỉ ăn những lá non. Cây mọc ở  các vùng có khí hậu nhiệt đới, phần lớn Châu ÁChâu Phi. Cũng tìm thấy loài thảo mộc này ở một số bang của Mỹ, các đảo ở đông nam Địa Trung Hải và quần đảo Cook...

Rau hay cải tàu bay

lundi 17 juin 2024

SỨC KHOẺ

   SỨC KHOẺ   


1. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.


2. Có gì cũng được trừ có bệnh, không có gì cũng được trừ không có tiền, thiếu gì cũng được trừ thiếu sức khỏe. Sức khỏe không phải là tất cả nhưng không có sức khỏe sẽ chẳng có thứ gì!

3. Người kiếm cớ, vin vào những lý do không có thời gian rèn luyện cơ thể sớm muộn sẽ phải bỏ thời gian ra để đi chữa bệnh!

4. Người Thông Minh Thì Phòng Bệnh (Chăm sóc Bản Thân, Chăm Sóc Cuộc Sống),

Người Bình Thường Thì Chờ Bệnh (Ốm Đau Rồi Mới Đi Khám, Chữa Bệnh)

Người Kém Thông Minh Thì Tự Gây Bệnh (Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Quá Nhiều, Ăn Uống Vô Độ…)

5. Vận động hầu như có thể thay thế cho bất kỳ một thứ thuốc nào. Nhưng bất kỳ một thứ thuốc nào cũng không thể thay thế cho vận động.

6. Cái gì cũng có thể không tốt nhưng tâm trạng không thể không tốt. Cái gì cũng có thể thiếu nhưng tự tin thì không thể thiếu. Cái gì cũng có thể không cần nhưng vui vẻ thì bắt buộc phải cần. Cái gì cũng có thể quên nhưng việc rèn luyện sức khỏe không được phép quên.

7. Sức khỏe là lựa chọn, không phải điều bí ẩn của sự ngẫu nhiên.

8. Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.

9. Sức khỏe là thứ mà ta không nhìn thấy được, là yếu tố sống còn của mỗi con người. Hãy nâng niu quý trọng sức khỏe, đừng để khi mất rồi mới thấy hối tiếc.

10. Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc.

11. Giấc ngủ là sợi dây vàng liên kết sức khỏe và cơ thể bạn.

12. Chỉ khi người giàu ốm, họ mới hiểu sự bất lực của giàu sang.

13. Từ những cay đắng của bệnh tật người ta mới học được sự ngọt ngào của sức khỏe.

14. Đừng bao giờ dùng hết sức khỏe của bạn chỉ để đổi lấy đồng tiền.

15. Sức khỏe thật sự là một món của cải to lớn mà không thể đong đếm bằng giá trị của vàng bạc.

16. Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguồn từ sức khỏe bên trong.

17. Bạn nên tin rằng món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho gia đình bạn và cả thế giới này đó chính là sức khỏe của bản thân bạn.

18. Cơm là món thuốc nuôi thân.

Ăn uống giờ giấc cân bằng dẻo dai.

19. Một thân thể không ốm đau, một tinh thần không loạn: đó là hạnh phúc.

20. Không có gì quý giá hơn là sức khỏe tốt. Đó chính là tài sản giá trị nhất của một con người.

 Sưu tầm!