Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Giuse. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Giuse. Trier par date Afficher tous les articles

jeudi 19 mars 2015

Câu chuyện hành hương (KĐ)

19-03 là ngày Lễ thánh Giuse, ngài đã được chọn để trở thành người cha của Chúa Giêsu ở trần gian, là một gia trưởng rất mẫu mực để cho các gia đình noi theo, đền thánh Giuse ở Montreal Canada (Oratoire St. Joseph) được cả thế giới biết đến là nhờ Tu huynh André có quyết tâm xây dựng một Vương Cung Thánh Đường khang trang để thờ kính thánh cả Giuse, công nghiệp của Tu huynh trong nhiều việc làm đã được giáo hội công nhận và phong Thánh, KĐ đã được tham dự buổi lễ ở Montreal và xin thuật lại về chuyến hành hương này.

Thánh Giuse




Đại Vương Cung Thánh Đường và tượng Thánh Cả Giuse bên ngoài  Đền Thánh Giuse ở Montréal, Canada

Sáng thứ bảy 30-10-2010  là ngày rất đặc biệt,  không như  lệ thường vào ngày thứ bảy tôi lúc nào cũng hay bôn ba chạy ‘ chợ búa’  vì trong tuần luôn bận bịu đủ thứ  việc. Mấy hôm trước đó đã nhận được giấy của cha xứ đạo, hẹn sẽ tụ họp nhau ở sân nhà thờ vào 9:30’  ngày thứ bẩy rồi cùng lấy xe bus đi Montreal để tham dự vào một Đại Lễ đặc biệt tại Sân Vận Động Thế Vận Olympic Montréal để tạ ơn Thiên Chúa và  mừng Tu Huynh  André thành Montréal đã được phong Thánh, ông luôn khiêm tốn, yêu thương và phục vụ mọi người.

Mới 9:10’ mà sân nhà thờ đã đầy xe, và vì trời khá lạnh nên chẳng có ‘ ma’ nào ngoài sân. Tôi và ông xã vội đi thẳng vào nhà thờ và quả thật thấy mọi người đang tụ họp đông đảo nơi hành lang chuyện trò vui vẻ, vì phần lớn đã từng quen biết nhau. Đoàn hành hương đa số  đều trên năm mươi tuổi như chúng tôi, tuy nhiên cũng  có hai cô bé rất xinh xắn mới độ đôi tám, 2 cô đang làm quen nhau,  chắc hai cô được các bà ngoại rủ đi hành hương với các bà cho vui.

Trước khi lên xe, cha cũng giải thích rất ngắn gọn về ý nghĩa của buổi Đại Lễ cùng nhấn mạnh một vài điểm đăc biệt về Thánh André (1845-1937) thành Montréal. 

Tu huynh André được phong Thánh không phải vì những hiểu biết cao siêu, ngài chỉ là người gác cổng ít học , nhưng biết yêu thương và phục vụ mọi người.

Niềm hy vọng của Tu Huynh André là có một Ngôi Đền khang trang to lớn hơn để dâng kính Thánh Cả Giuse. Ngày nay, Đền Thánh Giuse ở Montréal hay Vương Cung Thánh Đường là một Trung tâm Hành hương của Giáo Hội Công Giáo nổi tiếng trên toàn thế giới. Mỗi năm có hơn 2,000,000.00 người hành hương đến kính viếng Đền Thánh. Đã có rất nhiều gậy, nạng chống của những du khách bệnh nhân hành hương đến Đền Thánh cầu nguyện và được phúc chữa lành khỏi mọi bệnh tật, tai nạn.

Thánh Andre


Ngay từ thuở Tu Huynh André còn sống,Tu Huynh André luôn khuyên nhủ mọi người hãy khởi sự con đường chữa lành các thương tật trong cả tâm hồn lẫn thể xác của phàm nhân chúng ta, thông qua việc gắn bó mật thiết với Đức Tin và Đức Khiêm Nhường; cách thế cầu nguyện và suy niệm của Tu Huynh André nổi bật với sự đơn sơ và thẳng thắn. 

Sau lời giải thích ngắn gọn và ý nghĩa của chuyến hành hương, cha sở đã chúc thượng lộ bình an. Mọi người đều hân hoan vì không dễ gì có lần thứ hai trong đời được dịp tham dự lễ mừng phong thánh lớn như vậy, số người tham dự ở Sân Vận Động Thế Vận Olympic Montréal lên đến 50,000 người.

Chiếc xe bus từ từ chuyển bánh và 58 người trong đoàn hành hương lại được cha phó Robert đi theo hướng dẫn, phân phát vé vào cửa cùng những tài liệu về buổi lễ chiều hôm ấy. Trong lúc mọi người đang chăm chú lật những trang sách mà cha vừa đưa cho để đọc thì trong xe tự nhiên nghe một vài tiếng hát nhè nhẹ ‘Seigneur, nous arrivons de quatres coins de l’horizon et voilà chez toi có nghĩa là lạy Chúa chúng con đến từ khắp bốn phương trời và đang quy tụ về nhà Chúa’ tiếng hát thật hay và nhẹ nhàng về một bài thánh ca rất quen thuộc hay được hát trong nhà thờ khiến cho một số đông trên xe bus cất tiếng hát theo và trong số đó có cả tôi . Bầu không khí trên xe vui hẳn lên, sau khi xong bài hát, tôi nghe trên xe tiếng chuyện trò rộn rã hơn vì thế thời gian qua thật nhanh mới đó mà đã 11:30’ xe đã đến Brossard và ngừng lại để ăn trưa, chúng tôi may mắn được ngồi cùng bàn với cha Robert André và cha đã nhắn nhủ các bổn đạo; " Khi cầu nguyện, xin mọi người nên tỏ bày ý nguyện lên nhan thánh Chúa như là một sự thân thưa với Thiên Chúa, xin dâng ước nguyện lên Thiên Chúa như chúng ta đang thưa chuyện với một người bạn hữu. Khi cầu nguyện với Thiên Chúa, chúng ta có phước được làm bạn hữu với Thiên Chúa."

Ngẫm nghĩ về lời cha Robert nhắn nhủ,  tôi càng nhận thấy rằng việc cầu nguyện là cách hay nhất để gặp gỡ Thượng Đế,vì trong đời sống thường ngày có  những lúc gặp khổ đau, khó khăn, hoạn nạn, cũng như  lúc thành công, vui vẻ, cần có sự hiệp thông, một nhu cầu không thể thiếu để nâng cao đời sống tinh thần.





Khi xe đến Olympic Stadium, hàng trăm xe bus đến từ nhiều tỉnh trên Canada nối đuôi nhau để vào chỗ đậu xe, cách sắp đặt cũng rất là hay nên dù thật đông người đến dự nhưng mọi việc được tiến hành một cách thứ tự trôi chảy về mọi mặt. Buổi Thánh Lễ thật trang trọng để vinh danh vị Tu Huynh André, khiêm hạ nhưng luôn nổi bật qua sự đơn sơ và thẳng thắn, xem việc cầu nguyện là việc gắn bó với đức tin.







Về lại Sherbrooke tuy cũng khá khuya nhưng tất cả mọi người đều vui thỏa vì  đã có một ngày hành hương rất đặc biệt và hiếm quý, được hiểu biết thêm về công đức của vị Thánh André vùng Montreal .

KĐ 03-2015

samedi 17 janvier 2015

Bài chia sẻ của Đức Thánh Cha (ĐTC) tại buổi gặp mặt các gia đình ở Philippine

Ngày đăng: 16/01/2015 | Số lần xem: 667 |RV2739_Articolo“Các gia đình rất thân mến,
Những người bạn trong Đức Kitô thân mến của tôi,
Tôi rất biết ơn về sự hiện diện của các bạn tại đây tối nay và vì chứng tá tình yêu các bạn dành cho Đức Giêsu và cho Giáo Hội. Tôi cảm ơn Đức Cha Reyes, Chủ Tịch Ủy Ban về Gia Đình và Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục, vì những lời chào mừng ngài thay mặt các bạn dành cho tôi. Và, một cách đặc biệt, tôi cảm ơn tất cả những ai đã trình bày chứng tá và đã chia sẻ đời sống đức tin của mình cho chúng tôi. Giáo Hội tại Philippines thật có phúc với nhiều phong trào tông đồ dành cho gia đình.
Kinh Thánh ít khi nói về thánh Giuse, nhưng cứ mỗi khi nhắc đến, chúng ta thường thấy Ngài luôn trong lúc nghỉ ngơi, như khi thiên thần mặc khải ý Chúa cho Ngài trong những giấc mơ. Trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy thánh Giuse không phải chỉ nằm nghỉ một lần, nhưng là hai lần. Tối nay, tôi muốn được nghỉ ngơi trong Chúa với tất cả các bạn, ý tôi là nghỉ ngơi trong Chúa cùng với các gia đình và tôi nhớ gia đình của tôi, bố mẹ, ông và cố của tôi. Hôm nay, tôi muốn nghỉ ngơi với các ban và tôi muốn cùng suy tư với các bạn món quà gia đình.
Nhưng trước hết, tôi muốn nói một chút về giấc mơ… Mỗi người cha và người mẹ đều mơ về con của mình khi chúng còn trong dạ suốt chín tháng. Mơ về cuộc sống sau này của bé. Không thể có một gia đình không có những giấc mơ như thế. Khi bạn đánh mất khả năng mơ, bạn cũng đánh mất khả năng yêu và năng lực yêu này cũng mất. Tôi mời gọi các bạn, tối nay, khi xét mình, hãy tự vấn xem: “Tôi có mơ về con cái của tôi không? Tôi có mơ về tình yêu của người bạn đời không? Tôi có mơ về bố mẹ và gia đình không? Mơ và mơ trong một gia đình là điều rất quan trọng. Xin đừng đánh mất khả năng mơ theo cách này. Và bạn sẽ tìm ra được những giải pháp cho các vấn đề gia đình bạn dành thời gian để suy tư, suy nghĩ về chồng/vợ và chúng ta cùng mơ về những đặc tính tốt đẹp chúng ta có. Thậm chí đừng bao giờ đánh mất những điều mơ mộng khi còn hẹn hò.
Sự nghỉ ngơi của Giuse đã mặc phải ý Chúa cho ngài. Trong khoảnh khắc nghỉ ngơi với Chúa này, khi chúng ta tạm dừng những bổn phận và hoạt động hàng ngày, Chúa cũng nói với chúng ta. Chúa nói với chúng ta nơi bài đọc mà chúng ta vừa mới nghe, nơi lời cầu nguyện và chứng tá của chúng ta, và trong sự thinh lặng của con tim chúng ta. Chúng ta hãy phản tỉnh về điều Chúa đang nói với chúng ta, đặc biệt là trong đoạn Tin Mừng tối nay. Có ba khía cạnh của đoạn này mà tôi muốn mời gọi các bạn cùng suy xét: nghỉ ngơi trong Chúa, thức dậy cùng với Giêsu và Maria, và trở thành một tiếng nói ngôn sứ.
Nghỉ ngơi trong Chúa. Nghỉ ngơi là điều rất cần thiết cho sức khỏe tâm trí và thể xác chúng ta, và thường rất khó có được vì rất nhiều nhu cầu đè nặng trên chúng ta. Nhưng nghỉ ngơi cũng là điều rất thiết yếu cho sức khỏe thiêng liêng để chúng ta có thể nghe tiếng Chúa và hiểu được điều Người muốn nói với chúng ta. Thánh Giuse đã được Thiên Chúa chọn để trở thành vị dưỡng phụ của Đức Giêsu và hiền phu của Maria. Là những người Kitô hữu, các bạn cũng được mời gọi, giống như thánh Giuse, để dành cho Giêsu một mái nhà. Các bạn xây dựng một mái ấm cho Ngài trong con tim, gia đình, giáo xứ và cộng đoàn của các bạn.
Để có thể nghe và đón nhận lời mời gọi của Chúa, xây dựng một mái nhà cho Giêsu, các bạn phải có khả năng nghỉ ngơi trong Chúa. Các bạn phải dành thời gian mỗi ngày để nghỉ ngơi trong Chúa để cầu nguyện. Cầu nguyện là nghỉ ngơi trong Chúa. Nhưng các bạn có thể nói với tôi: Thưa Đức Thánh Cha, con muốn cầu nguyện, nhưng có nhiều việc phải làm quá! Con phải chăm sóc cho con cái; con phải làm việc nhà; con mệt mỏi đến độ thậm chí chẳng thể ngủ ngon được.” Điều này có thể đúng, nhưng nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta sẽ không biết được điều quan trọng nhất trên tất cả mọi sự là: thánh ý của Chúa dành cho chúng ta. Và chúng ta sẽ đạt được nhiều hiệu quả trong các hoạt động, trong những bận rộn với lời cầu nguyện của chúng ta.
Nghỉ ngơi trong lời cầu nguyện có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với các gia đình. Chính nơi gia đình mà lần đầu tiên chúng ta học được cách cầu nguyện. Đừng quên điều đó, khi gia đình cầu nguyện cùng nhau, ở cùng nhau. Nơi đó, chúng ta đến để biết Chúa, để trở thành những người nam người nữ của đức tin, để thấy chính mình như là những thành viên của đại gia đình của Chúa, là Giáo Hội. Nơi gia đình, chúng ta học cách yêu, tha thứ, quảng đại và rộng mở, chứ không đóng kín và ích kỷ. Chúng ta học cách vượt lên trên những nhu cầu của riêng mình, để gặp gỡ những người khác và chia sẻ cuộc sống của chúng ta với họ. Đó là lý do vì sao việc gia đình cùng cầu nguyện với nhau là điều rất quan trọng! Đó là lý do vì sao các gia đình rất quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho Giáo Hội! Nghỉ ngơi trong Chúa chính là cầu nguyện, cả gia đình cùng với nhau.
Tôi xin mạn phép chia sẻ với các bạn một điều rất riêng tư vào tối nay. Tôi rất yêu mến thánh Giuse, vì ngài là một người có tinh thần thinh lặng rất mạnh mẽ, và trên bàn làm việc của tôi, tôi có hình của ngài đang ngủ. Dù là ngủ nhưng ngài vẫn luôn chăm lo cho Giáo Hội và ngài có thể làm thế, tại sao không? Khi tôi gặp phải một vấn đề hay khó khăn gì, tôi viết lên một mẫu giấy nhỏ và đặt nó dưới bức tượng để ngài có thể mơ về nó.
Phương diện thứ hai là thức dậy với Giêsu và Maria. Những khoảnh khắc quý giá để nghỉ ngơi, tịnh dưỡng với Chúa trong cầu nguyện là những khoảnh khắc mà có lẽ chúng ta muốn kéo dài mãi. Nhưng như thánh Giuse, một khi chúng ta đã nghe được tiếng Chúa, chúng ta phải trỗi dậy, chúng ta phải thức dậy và hành động trong gia đình, chúng ta phải thức dậy và hành động (x Rm 13,11). Đức tin không tách chúng ta ra khỏi thế giới, nhưng đưa chúng ta đi vào nó sâu hơn, điều này rất quan trọng. Chúng ta phải đi vào thế giới cách sâu xa nhưng với sức mạnh của lời cầu nguyện. Thực ra, mỗi người chúng ta có một vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho Nước Chúa ngự trị trên thế giới này.
Cũng như món quà Thánh Gia được trao phó cho Thánh Giuse, thì món quà gia đình và vị trí của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa cũng được trao phó cho chúng ta. Thiên Thần Chúa đã mặc khải cho Giuse những mối nguy đang đe dọa Giêsu và Maria, buộc họ phải trốn sang Ai Cập và rồi sau đó định cư ở Nazaret. Cũng thế, trong thời đại của chúng ta, Chúa mời gọi chúng ta hãy nhận ra những mối nguy đang đe dọa gia đình và mời gọi chúng ta hãy bảo vệ các gia đình khỏi những hiểm họa.
Hãy cẩn trọng với sự thực dân hóa của ý thức hệ mới. Có một ý thức hệ mà chúng ta phải cẩn trọng vì nó đang cố hủy hoại gia đình. Nó không được sinh ra từ giấc mơ mà chúng ta có từ Thiên Chúa, từ lời cầu nguyện và từ sứ mạng mạng mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Nó đến từ bên ngoài. Đó là lý do vì sao tôi gọi là sự thực dân hóa. Chúng ta đừng đánh mất tự do để nhận lấy sứ mạng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Và cũng như người dân của chúng ta đã có thể nói “không” với thời kỳ thực dân hóa, thì các gia đình chúng ta phải phải khôn ngoan, và mạnh mẽ nói “không” với những kiểu ý tưởng thực dân hóa có thể hủy hoại gia đình này và xin thánh Giuse chuyển cầu để biết khi nào nói “vâng”, khi nào nói “không”.
Có rất nhiều áp lực trên đời sống gia đình ngày nay. Tại Philippines này, có vô số các gia đình vẫn còn chịu nhiều đau khổ từ thảm họa thiên tai. Hoàn cảnh kinh tế cũng khiến cho các gia đình phải xa cách nhau do phải di cư và tìm kiếm công việc, và những vấn đề tài chính đã khiến cho các chủ gia đình phải nỗ lực rất nhiều. Trong khi nhiều gia đình sống trong tình trạng quá nghèo, những người khác lại sống theo chủ nghĩa vật chất và có lối sống hủy hoại đời sống gia đình và những đòi hỏi cơ bản nhất của luân lý Kitô giáo. Đó là kiểu thực dân hóa ý thức hệ. Gia đình cũng bị đe dọa bởi những nỗ lực không ngừng của một số người muốn tái định nghĩa lại chính thể chế hôn nhân, bởi chủ nghĩa tương đối, bởi nền văn hóa phù du, bởi việc thiếu đi tinh thần mở ra với sự sống.
Tôi nghĩ đến Chân Phước Giáo Hoàng Phaolo VI trong những lúc có những thách đố về việc dân số gia tăng. Ngài biết những khó khăn, kinh nghiệm gia đình và đó là lý do vì sao trong Tông Huấn của mình, ngài đã bày tỏ lòng thương cảm cho những trường hợp cụ thể và ngài dạy các giáo sư cũng phải tỏ lòng thương cảm các đặc biệt. Ngài thấy được những thiếu sốt và khó khăn có thể gây ra cho gia đình trong tương lai. Giáo Hoàng Phaolo VI là người rất can đảm, ngài là một vị mục tử tốt lành, ngài đã cảnh báo chiên của mình về đàn sói đang đến và trên Thiên Đàng, ngài đang chúc lành cho chúng ta hôm nay.
Thế giới cần những gia đình tốt và mạnh mẽ để vượt qua những đe dọa này! Nước Philippines cần những gia đình thánh thiện và yêu thương để bảo vệ nét đẹp và chân lý về gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa và trở thành một sự nâng đỡ và mẫu gương cho các gia đình khác. Mỗi một đe dọa cho gia đình là một đe dọa cho chính xã hội. Tương lai của nhân loại, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II thường nói, hệ ở các gia đình (x Familiaris Consortio, 85). Vì thế, hãy bảo vệ gia đình của các bạn! Hãy nhìn thấy nơi các gia đình là gia sản to lớn nhất của đất nước và hãy luôn nuôi dưỡng các gia đình bằng lời cầu nguyện và ơn sủng của các bí tích. Các gia đình sẽ luôn có những thử thách của mình, các bạn đừng thêm vào thử thách cho các gia đình nữa! Thay vào đó, hãy trở thành những mẫu gương sống động của tình yêu, sự tha thứ và quan tâm. Hãy trở thành những đền thờ tôn trọng sự sống, loan báo sự thánh thiêng của mỗi sự sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Thật là một ơn lớn lao cho xã hội nếu mỗi gia đình Kitô hữu sống tròn đầy ơn gọi cao quý của mình! Vì thế, hãy thức dậy cùng với Đức Giêsu và Mẹ maria, và bước đi trên con đường Chúa đã vạch ra cho mỗi người các bạn.
Cuối cùng, Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe nhắc nhở chúng ta về bổn phận Kitô hữu của chúng ta trong việc trở thành tiếng nói ngôn sứ giữa cộng đoàn chúng ta. Thánh Giuse đã lắng nghe lời Thiên Sứ và đáp lại lời mời gọi của Chúa chăm lo cho Giêsu và Maria. Như thế, ngài đã đặt phần mình vào kế hoạch của Chúa, và trở nên một phúc lành không chỉ cho Thánh Gia, nhưng còn cho tất cả nhân loại. Cùng với Maria, thánh Giuse trở thành một kiểu mẫu cho trẻ Giêsu khi Người lớn lên trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng (x. Lc 2,52). Khi các gia đình đưa các em nhỏ vào trong thế giới, giáo dục chúng trong đức tin và những giá trị vững chắc, và dạy bảo chúng đóng góp cho xã hội, chúng trở nên một phúc lành cho thế giới chúng ta. Gia đình có thể trở thành một phúc lành cho thế giới. Tình yêu của Thiên Chúa trở nên hiện diện và thiết thực qua cách chúng ta yêu và qua những việc tốt chúng ta làm. Chúng ta mở rộng nước của Đức Kitô trên thế giới này. Và khi làm như thế, chúng ta cho thấy mình đang sống trung tín với sứ mạng ngôn sứ mà chúng ta đã lãnh nhận nơi bí tích Rửa Tội.
Trong suốt năm này, năm mà các giám mục của các bạn thiết lập là năm của người nghèo, tôi mời gọi các bạn, những gia đình, hãy đặc biệt lưu tâm đến lời mời gọi trở thành những môn đệ thừa sai của Đức Giêsu. Điều này có nghĩa là luôn sẵn sàng để vượt qua phạm vi gia đình mình và chăm lo cho những anh chị em đang thiếu thốn. Tôi xin các bạn hãy đặc biệt tỏ bày mối bận tâm dành cho những ai không có một gia đình của riêng mình, cách riêng là những người già cả và những trẻ em không cha mẹ. Đừng bao giờ để họ cảm thấy bị tách biệt, cô đơn và bỏ rơi, nhưng hãy giúp họ nhận biết rằng Chúa không bao giờ quên họ. Tôi rất cảm động sau thánh lễ sáng nay khi đi thăm một tổ ấm dành cho trẻ không có bố mẹ. Có bao nhiêu người trong Giáo Hội đã hoạt động để ngôi nhà này trở thành một tổ ấm, một gia đình? Đây là điều tôi có ý nói đến khi nói về ý nghĩa mang tính ngôn sứ của gia đình. Các bạn có thể nghèo về vật chất, nhưng các bạn có rất nhiều ơn để trao ban khi các bạn trao ban Đức Kitô và cộng đoàn Giáo Hội của Người. Đừng che giấu đức tin của các bạn, đừng che giấu Đức Giêsu, nhưng hãy mang Người vào trong thế giới và trao ban chứng từ đời sống gia đình của các bạn!
Những người bạn trong Đức Kitô thân mến của tôi, hãy biết rằng tôi luôn cầu nguyện cho các bạn! Hôm nay, tôi cầu nguyện cho các gia đình, tôi cầu xin Chúa tiếp tục giúp các bạn đào sâu tình yêu các bạn dành cho Ngài, và xin cho tình yêu này có thể được biểu lộ trong tình yêu các bạn dành cho nhau và cho Giáo Hội. Đừng quên là Đức Giêsu đang ngủ, đừng quên là thánh Giuse đang ngủ. Đừng quên sự bảo trợ của Thánh Giuse. Hãy luôn cầu nguyện và đem hoa trái lời cầu nguyện của các bạn vào trong thế giới để tất cả mọi người đều có thể biết Đức Giêsu Kitô và tình yêu nhân lành của Người. Xin các bạn cũng hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi thực sự cần những lời cầu nguyện của các bạn và luôn luôn tin vào những lời cầu nguyện ấy. Cảm ơn rất nhiều!”
Chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

samedi 17 décembre 2016

TIẾNG GỌI TÌNH YÊU

Chúa Nhật IV mùa vọng  - Năm A
TIẾNG GỌI TÌNH YÊU

AM Trần Bình An
Câu chuyện kỳ lạ của sĩ quan Onoda tại các rừng rậm Philippines bắt đầu ngày 17.12.1944, khi mà vị chỉ huy của anh ta là thiếu tá Taniguchi, hạ lệnh cho người thuộc cấp 22 tuổi Onoda, cùng một số chiến binh khác, tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang. Taniguchi nói: “Chúng ta chỉ tạm thời rút lui. Các anh hãy vào rừng, làm lều, chuẩn bị kho vũ khí… Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh này chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”.
Năm này nối tiếp năm khác. Onoda chiến đấu trong rừng rậm. Onoda lấy nước suối đun sôi để dùng, ăn hoa qủa và trong suốt ngần ấy năm trời chiến binh “Samurai cuối cùng” chỉ một lần duy nhất bị viêm họng. Ngay cả sau này, có những lúc Onoda hoang mang khi nghĩ rằng quân đội Nhật đã bỏ rơi họ, thì anh ta cũng không có ý định đầu hàng. Có một lần Onoda định tự tử, nhưng ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này vì thiếu tá Taniguchi đã ra lệnh không được làm như thế.
Vào tháng 10.1972, Onoda và người đồng đội đặt trái mìn cuối cùng trên đường gần làng Imora để phục kích quân Philippines. Trái mìn không nổ, nên họ giao tranh với quân Philippines. Người bạn bị bắn chết, còn Onoda thì bỏ chạy vào rừng sâu. Cái chết của một lính Nhật sau 27 năm khi nước này đầu hàng, đã gây chấn động cả xứ sở Phù Tang. Gần 30 năm các đội biệt động thiện chiến không phát hiện ra Hiro Onoda. Thế nhưng cuối cùng một khách du lịch Nhật tên là Suzuki, khi đi sưu tập bướm trong rừng, đã tình cờ “đụng” Onoda. Người này khẳng định với “samurai cuối cùng” là nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Onoda ngẫm nghĩ, trả lời: “Tôi không tin. Thiếu tá Taniguchi chưa thay đổi mệnh lệnh thì tôi vẫn tiếp tục chiến đấu”.
Quay trở về Nhật Bản, Suzuki tìm mọi cách để tìm thiếu tá Taniguchi, và rất khó khăn mới tìm được ông ta. Người lãnh đạo của “Samurai cuối cùng” thay tên đổi họ và trở thành nhà kinh doanh điện ảnh. Họ cùng nhau đến khu rừng Lubang, tìm đến nơi Onoda ẩn náu. Khi ấy Taniguchi mặc quân phục và ra mệnh lệnh Onoda phải ra đầu hàng. “Samurai cuối cùng” vác súng trường trên vai và đến đồn cảnh sát đầu hàng vào buổi sáng ngày 10.3.1974.

Tương tự như chuyện Onanda, Samurai cuối cùng, trung kiên, một lòng một dạ, chấp hành duy nhất mệnh lệnh của thiếu tá Taniguchi mà thôi, trích thuật Tin Mừng hôm nay giới thiệu Thánh  Giuse, vị cha nuôi đáng kính của Đức Giêsu. Ngài đã toàn tâm vâng phục Thánh Ý Chúa chấp nhận vai trò nghĩa phụ của Chúa Cứu Thế, vâng theo Tiếng Gọi Tình Yêu.

Tiếng gọi
Thánh Giuse thật thầm lặng trong Tin Mừng, cũng như sống trong đời thực. Ngài thật hào hiệp, khoan dung quảng đại, và vô cùng khiêm nhường. Hơn nữa, Thánh sử Mat thêu còn vinh danh ngài “là người công chính.” Ngài đã thực sự tỏ ra bối rối trước việc Đức Mẹ thụ thai. Nhưng vì chân thật tin yêu Mẹ Maria, rất đoan trang và đạo hạnh, ngài không mảy may nghi ngờ, chẳng phản ứng bộp chộp, nông cạn, cũng không một lời than thở, trách móc. Ngài chọn phương án thầm kín bỏ đi, để êm thắm cho cả hai.
Nhưng sứ thần Thiên Chúa đã đến báo cho ngài trong giấc ngủ: “Này ông Giuse, con cháu Đa vít, đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”(Mt 1, 20-21)
Thánh nhân dạt dào lòng tin, cậy, mến, đã nhận được Thánh Ý Chúa tỏ tường, chính xác, minh bạch. Bây giờ, tôi cũng mong được sứ thần trực tiếp loan báo sứ vụ, nhưng tôi lại chểnh mảng, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và tha nhân, lại kiêu căng, tự cao tự đại, nhất là non kém, thờ ơ, thiếu sót các nhân đức. Thì làm sao tôi lắng nghe được tiếng Chúa, hiểu được Thánh ý Chúa? May mắn thay, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận đã khẳng định:“Bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại.” (Đường Hy Vọng, số 17)

Xin Vâng
“Khi tỉnh giấc, ông Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà.” (Mt 1, 24) Lắng nghe được Lời Chúa phán bảo, Thánh Giuse liền vui vẻ “Xin Vâng”, quyết tâm thực hành Thánh Ý, tương tự như Mẹ Maria, ngay sau khi được sứ thần truyền tin. Không chần chừ, chậm trễ, suy tính, cân nhắc hơn thiệt, ngài dấn thân ngay vào sứ vụ nghĩa phụ của Đấng Cứu Thế.
Chẳng ngần ngại vất vả, gian khó, ngài hồi hương cùng Mẹ Maria từ Nazaret về Bêlem, sinh hạ Hài Nhi Giêsu trong cảnh bần cùng. Cấp tốc đem Hài Nhi và Mẹ Maria chạy trốn, lánh nạn sang Ai Cập, khỏi bàn tay khát máu của Hêrôđê. Rồi lại khăn gói quả mướp tái định cư về Nazaret, khi nhà vua đã băng hà. Ngài luôn lắng nghe và vâng theo hướng dẫn của sứ thần đường đi nẻo bước, để tận tụy, nâng niu chăm sóc và bảo vệ Thánh Gia.
Ngoài bổn phận hằng ngày, tôi còn nhận được bao dấu chỉ Thánh Ý Chúa qua sự kiện, tin tức, xã hội, nhất là qua Lời Chúa. Nhưng tôi lại hay bịt tai, nhắm mắt, đóng kín cả tâm hồn, hoặc u mê, mải miết bươn chải mưu sinh, hay hưởng lạc bê tha, làm sao tôi nghe thấy, nhìn thấy, tìm và hiểu được Thánh Ý Chúa trong cuộc sống?
Hơn nữa, tôi có can đảm “Xin Vâng,“ hay lặng lẽ, âm thầm từ chối sứ vụ khó khăn, vất vả, cay cực, đau khổ như Thánh Gia đã trung kiên đón nhận.
“Vâng lời trọng hơn của lễ,” vì của lễ là hoa quả, hương trầm, súc vật, tiền bạc,…Khi vâng lời, con lấy chính mình con làm của lễ, giết chết ý riêng con, tự ái của con làm của lễ toàn thiêu. (Đường Hy Vọng, số 406)
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con Niềm Tin vững vàng, dạy chúng con cầu nguyện sốt sắng, luôn sống mật thiết với Chúa, để có thể lắng nghe tiếng gọi tình yêu của Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin luôn giúp đỡ, nhắc nhủ, khuyến khích chúng con thưa lời “Xin Vâng” trước tất cả biến cố Chúa gửi đến trong đời, để lãnh nhận hồng phước ngay đời này lẫn đời sau. Amen.

jeudi 2 mai 2019

Những ngôi thánh đường đẹp nhất Thế Giới có VN


Bất ngờ và hãnh diện khi ngôi thánh đường Hưng Nghĩa ở Nam Định của Việt Nam được lọt vào TOP những ngôi Thánh Đường đẹp nhất Thế Giới



Bài viết này sẽ tổng hợp và gửi đến các bạn Top những ngôi thánh đường đẹp nhất Thế Giới. Bất ngờ khi ngôi thánh đường của Việt Nam được lọt vào TOP những ngôi Thánh Đường đẹp nhất Thế Giới.

1. Thánh đường Las Lajas, Nariño, Colombia 


Du khách đến thăm Thánh đường Las Lajas cần băng qua một cây cầu nằm bên hẻm núi, giữa biên giới Colombia và Ecuador. Nhà thờ được xây dựng ngay giữa hẻm núi, với con sông Guáitara chảy phía dưới. Theo truyền thuyết, thánh đường này là nơi Đức Mẹ Maria từng xuất hiện, vì thế Las Lajas trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt người đổ về đây mỗi năm.

2.Vương cung thánh đường Đức Bà, Montreal, Canada 


Vương cung thánh đường Đức Bà là nhà thờ đầu tiên ở Canada được xây dựng theo phong cách Phục Hưng. Nhà thờ này được xây trong thời gian ngắn, từ năm 1824 đến năm 1829. Tại thời điểm đó, đây là nhà thờ lớn nhất Bắc Mỹ.

3. Thánh đường St. Patrick, New York, Mỹ 


Được xây vào năm 1879, từ những khoản tiền đóng góp của người dân New York, thánh đường St. Patrick là biểu tượng của lòng vị tha và tự do tôn giáo. Ngày nay, với những tòa nhà chọc trời nằm bao quanh, nhà thờ cổ kính này thật sự trở thành một sự đối lập thú vị thu hút du khách đến New York.

4. Nhà thờ Lớn Brasília, Brasília, Brazil 


Được thiết kế bởi kiến trúc sư Brazil nổi tiếng Oscar Niemeyer, nhà thờ Lớn Brasília trông giống như những bàn tay vươn tới thiên đường, với 16 cột bê tông nặng 90 tấn nhưng nhìn vô cùng mềm mại. Để vào trong nhà thờ, du khách sẽ phải đi qua một đường hầm tối dẫn xuống lòng đất, bởi chỉ có trần nhà bằng kính và tháp chuông của nhà thờ nằm trên mặt đất.

5. Nhà thờ Hallgrímskirkja, Reykjavic, Iceland

Nhà thờ Hallgrímskirkja là tòa nhà cao nhất ở thành phố Reykjavic, được hoàn thành vào năm 1986. Bên cạnh thiết kế độc đáo, tối giản, Hallgrímskirkja còn thu hút du khách với cây đàn đại phong cầm cao hơn 15 m, nặng 25 tấn đặt bên trong nhà thờ.

6. Vương cung thánh đường Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha 


Thánh đường Sagrada Familia được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1800, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thiện. Theo kế hoạch, tới năm 2026, đội ngũ thi công sẽ hoàn thành thêm 6 toà tháp, để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Antoni Gaudí, kiến trúc sư thiết kế nhà thờ. Sau khi hoàn tất, thánh đường này sẽ trở thành nhà thờ cao nhất châu Âu, với chiều cao gần 172 m và tổng cộng 18 tòa tháp.

7. Nhà thờ chính tòa Firenze, Florence, Italy 


Nhà thờ chính tòa Firenze với lớp mái ngói đỏ rực được nhiều du khách coi là biểu tượng của thành phố Florence, Italy. Nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật thực sự, với những tấm đá cẩm thạch màu trắng, hồng, xanh lá được lát bên ngoài. Bên trong, nhà thờ có gần 44 cửa sổ kính màu cũng như nhiều bức tranh tường đẹp mắt.

8. Nhà thờ chính tòa Milano, Milan, Italy


Với diện tích gần 12.000 m2, có sức chứa đến 40.000 người, nhà thờ chính tòa Milano là một trong 5 nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới. Du khách tới đây sẽ có cơ hội dạo bước trên mái nhà thờ và ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của Milan.

9. Nhà thờ Chúa Cứu thế, St. Petersburg, Nga 


Nhà thờ đầy màu sắc nổi bật ở St. Petersburg này nằm trên vị trí nơi Sa hoàng Alexander II bị một nhóm các nhà cách mạng ám sát vào năm 1881. Nhà thờ không chỉ có vẻ ngoài lộng lẫy, mà không gian bên trong cũng có rất nhiều bức tranh khảm đá rực rỡ.

10. Nhà thờ Thánh Mary Magdalene, Jerusalem, Israel 


Sa hoàng Alexander III cho xây dựng nhà thờ này vào năm 1888, gần Vườn Gethsemane, nơi Chúa Jesus đã cầu nguyện lần cuối cùng trước khi Người bị bắt đem đi đóng đinh vào thập giá, để tưởng nhớ mẹ của ông. Những tòa tháp vòm mạ vàng của nhà thờ Thánh Mary Magdalene nổi bật và đối lập với cánh rừng xanh rì trên núi Olive.

11. Nhà thờ Hưng Nghĩa, Nam Định, Việt Nam

Được xây dựng từ năm 1927 và trùng tu lại năm 2000, nhà thơ Hưng Nghĩa nằm ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Định với cấu trúc của một toà lâu đài sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên vì độ tráng lệ của nó.


Nếu bạn đến đây vào một buổi chiều sương mù lạnh giá thì chắc chắn bạn sẽ tưởng mình đang lạc vào một lâu đài trong truyện cổ tích đấy!
Mặt trước của nhà thờ Hưng Nghĩa – nơi được giới trẻ mệnh danh là “lâu đài bă
ng giá”.

T.Phước sưu tầm

**************************************


 Số Giáo Dân:

3,892 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1927

Thông tin Đền Thánh Hưng Nghĩa

Giáo Phận Bùi Chu

Nói về Địa lý Công Giáo thì giáo xứ Hưng Nghĩa giáp với các giáo xứ Quần Phương, Triệu Thông, Xuân Dục, Trung Thành.
Đền Thánh Hưng Nghĩa
Còn nói về địa lí hành chính thì giáo xứ Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng giáp ranh với thị trấn Yên Định và các xã Hải Nam, Hải Thanh, có quốc lộ 21 đi qua.
Giáo Xứ vào thời điểm hiện tại có khoảng 4000 giáo dân.
Với một giáo họ lẻ (Họ Bà Thánh Anna)
Và 4 giáo Khu là:
Giáo Khu Đông – Kính Thánh Giuse
Giáo Khu Tây – Kính Thánh Gia Thất
Giáo Khu Nam – Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
Giáo Khu Bắc – Thánh tâm chúa Giêsu
Giáo xứ đã được các đời cha xứ coi sóc.
1: Cha Nguyễn Văn Thang
2: Cha Nguyễn Văn Khang
3: Cha Vũ Minh Hòa
4: Cha Phạm Ngọc Tiên
5: Cha Phạm Khắc Thẩm (Đương Nhiệm)
6: Có thể là chưa chính xác và đầy đủ.
Nhà Thờ cũ của giáo xứ được xây dựng năm 1927 do thời tiết mưa bão xảy ra hàng năm lên nhà thờ đã bị xuống cấp trầm trọng không còn đảm bảo để có thể xử dụng, cho lên Cha xứ Phạm Khắc Thẩm và bà con giáo dân đã đồng lòng quyết tâm xây dựng một nhà thờ mới để kính dâng Chúa Kitô.
Năm 2000 nhà thờ mới chính thức được khởi công và đã cơ bản hoàn thành vào năm 2007.
Nhà Thờ Mới Có Kích Thước Là:
Chiều Dài – 76m
Chiều Rộng – 33m
Chiều Cao – 24m
Chiều Cao Của Tháp – 60m.

* Nguồn : http://svbuichu.com/
………………………………….
Đại lễ Khánh thành và Cung hiến thánh đường Hưng Nghĩa:
Sáng 21/08/2012, tại các con đường dẫn về thánh đường giáo xứ đền thánh Hưng Nghĩa không khí đã vui nhộn từ rất sớm. Tháng 8 mùa thu, mưa nắng quấn quýt lấy nhau tạo nên sự gần gũi và dễ chịu cho những cung bậc xúc cảm của con người. Chưa đến 8 giờ sáng, giáo dân và quan khách đã tập trung rất đông về đền thánh, háo hức chờ đợi giây phút cắt băng khánh thành ngôi thánh đường lịch sử.
Đúng 9h sáng bắt đầu rước đoàn nghi lễ từ trung tâm mục vụ giáo xứ tiến ra cuối thánh đường. Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ sự Thánh lễ Khánh thành và Nghi thức Xức dầu cung hiến bàn thờ. Đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại diện, cha xứ, quý cha quản hạt, quý cha quê hương cùng 98 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Đức Cha Giuse chuẩn bị làm nghi thức cắt băng khánh thành
Về dự lễ còn có quý thầy phó tế, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh; quý ân nhân và quan khách; đại diện các ban ngành đoàn thể, quý hội đồng hương từ các miền, các cấp chính quyền địa phương trong huyện Hải Hậu.
Trong lời thỉnh nguyện lên Đức Giám mục Giáo phận, Cha xứ đền thánh Hưng Nghĩa Đỗ Văn Thực đã nói lên những nét chính của quá trình xây dựng ngôi nhà thờ này. Sau 12 năm thi công không mệt mỏi, với lao công to lớn của Cha Giuse Phạm Khắc Thẩm và sự hi sinh của biết bao tấm lòng, ngôi thánh đường mang tước hiệu “Thánh Tâm Chúa Giêsu” đã hoàn tất tốt đẹp. Đặc biệt, với tầm vóc to lớn, bề thế khang trang, ngôi thánh đường mới hoàn toàn tương xứng với vị thế và vai trò của một ngôi nhà thờ đền thánh trong giáo phận
Đúng 9 giờ 30 phút ngày 21/08/2012, Đức Cha Giu se Hoàng Văn Tiệm, cha Tổng đại diện, cha Quản hạt, cha xứ, chính thức cắt băng khánh thành ngôi thánh đường trong niềm vui vô bờ của cộng đoàn hiện diện. Những cánh chim bồ câu hòa bình được thả tung bay lên bầu trời đền thánh, những tràng vỗ tay không ngừng cùng tiếng hòa nhạc của ca đoàn, hội kèn đồng, hội nhac nhẹ của giáo xứ đền thánh. Ngay sau đó Đức Cha mở cửa nhà thờ đoàn đồng tế cùng toàn thể cộng đoàn giáo dân tiến vào nhà thờ hiệp dâng thánh lễ.
NGHI THỨC THÁNH LỄ
Làm phép nước thánh: Đức Cha làm phép nước và rảy trên mọi người để tỏ lòng sám hối và nhớ lại bí tích Rửa Tội, cũng như để thánh hóa thánh đường mới và bàn thờ mới.
Lời nguyện nhập lễ: Đức Cha dâng lời cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin tuôn đổ hồng ân xuống trên ngôi thánh đường mới này và ban ơn phù trợ cho hết thảy những ai đến cầu khẩn Thánh Danh. Nhờ đó khi mọi người tín hữu chúng con đến nơi này để lắng nghe lời Chúa và lãnh nhận bí tích, lòng chúng con thêm vững mạnh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.”
Phụng vụ lời Chúa: Đức Cha nguyện rằng: “Xin cho lời Chúa vang lên trong ngôi nhà thờ này, để giúp anh chị em nhận biết mầu nhiệm Đức Kitô và thực hiện ơn cứu độ cho anh chị em trong Hội Thánh Người”.
Mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse đã chia sẻ niềm với cha xứ bà con giáo dân giáo xứ đền thánh trước thành quả lớn lao mà cộng đoàn giáo xứ vừa đạt được. Đức Cha cũng nói lên ý nghĩa của xức dầu và thánh hiến ngôi thánh đường mới để dâng lên Chúa Giêsu, ý nghĩa của đền thánh trái tim chúa với toàn thể cộng đòan dân chúa.
Đức Cha chủ tế, trong bài giảng lễ, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc sống các mối tương quan mà mỗi một giáo hữu cần phải thấm nhuần và cụ thể hoá trong cuộc sống thường ngày. Vị chủ chăn mong muốn người Kitô hữu hôm nay, khi nhiệt tâm xây dựng ngôi nhà thờ vật chất thì đồng thời cũng biết chú tâm xây dựng, thánh hoá, tân trang lại ngôi Đền thờ thiêng liêng là chính con người như tâm điểm, hướng đi duy nhất của cuộc đời.
Nghi thức nhận xương Thánh Tử Đạo Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, hài cốt Thánh Tử đạo được đặt bên dưới bàn thờ.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Cha Chánh Văn Phòng Tòa Giám Mục Bùi Chu Giuse Phạm Quốc Điêm đọc chứng nhận xương Thánh Tử Đạo Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, hài cốt Thánh Tử đạo được đặt bên dưới bàn thờ sau khi được xức dầu Thánh hiến.[/caption]
Lời nguyện cung hiến: Đây là nghi thức quan trọng nhất của Thánh lễ, vì qua lời nguyện cung hiến của Đức Cha, thánh đường và bàn thờ sẽ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa cách vĩnh viễn. Để từ đây, dân Chúa sẽ thờ phượng Ngài cách sốt sắng, được nghe Lời Chúa và tham dự các bí tích.
Xức dầu bàn thờ và các cột thánh đường: Đức Cha tiến đến bàn thờ và nguyện rằng: Xin Thiên Chúa dùng quyền năng của Người, thánh hóa thánh đường và bàn thờ này, mà chúng con theo nhiệm vụ mà xức dầu đây, để nhờ một dấu hiệu hữu hình, chúng diễn tả mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Người.
Xông hương bàn thờ và thánh đường: Sau nghi thức xức dầu, một lò than cháy đỏ đặt giữa bàn thờ, Đức Cha tiến đến bỏ trầm hương vào lò lửa, làm phép và đọc: Lạy Chúa xin cho lời nguyện cầu của chúng con bay lên trước tôn nhan như hương trầm
Đền Thánh nhìn từ phía Nam
Ngôi đền thánh được khởi công xây dựng năm 2001, ngôi thánh đường mới (có chiều dài 70m, rộng 27m, tháp cao 57m, là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian, tạo nên những điểm nhấn linh thiêng đặc biệt. Như vậy, cùng với Đại lễ Khánh thành và Cung hiến, một chương mới của lịch sử giáo xứ đền thánh Hưng Nghĩa chính thức được mở ra với nhiều vận hội mới.
Cuối thánh lễ Cha chính xứ đã nói lời tri ân đến Đức Cha Giuse khả kính , Đức Cha đã dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo xứ đền thánh Hưng Nghĩa kể từ khi Đức Cha nhận sứ vụ giám mục chính tòa, ngôi thánh đường này cũng ngôi thánh đường đầu tiên mà Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên khởi công ngôi thánh đường trên cương vị giám mục của ngài.
Cha xứ cũng thay lời cho toàn thể cộng đoàn giáo dân Hưng Nghĩa nói lời tri ân đặc biệt tới Cha Giuse Phạm Khắc Thẩm, nguyên chính xứ Hưng Nghĩa, cha đã bôn ba khắp nơi để vận động tiền của công sức để xây dựng lên ngôi thánh đường và trung tâm mục vụ to lớn cho giáo xứ.
Cuối cùng đại diện giáo xứ đã dâng lên Đức Cha đóa hóa tươi thắm thể hiện lòng thành kính lên Đức Cha.
Nguồn : Thánh Ca VN

mardi 15 septembre 2020

GIÁO XỨ CỔ VIỆT - Sừng Sững Nguy Nga Ngôi Thánh Đường Lớn Nhất Việt Nam


Trần Hà sưu tầm



Giáo xứ Cổ Việt cách Tòa Giám mục khoảng 7 km về hướng Nam; phía Nam cách bến đò Sa Cao - sông Hồng; phía Đông giáp xứ Thân Thượng; phía Tây giáp xứ Bồng Tiên và Hoàng Xá. Năm đón nhận Tin Mừng: Khoảng năm 1648 Năm thành lập Giáo họ Lao Đồng : 1679 Năm thành lập Giáo xứ : 1793 Năm xây dựng nhà thờ hiện tại : 18/5/2015 Bổn mạng : Đức Mẹ Mân Côi - Fatima (13/10) Số giáo dân : 1.157 (Toàn xứ), 265 (Nhà xứ) Địa chỉ : Nhà thờ Cổ Việt, thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. II - HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lược sử hình thành và phát triển Năm Mậu Tý (1648), đời vua Lê Chân Tông, 6 cụ họ Nguyễn người làng Bông Cời, Hưng Yên đến lập ấp ở làng Lao Đồng. Năm 1679, các thừa sai Đaminh đã đến đây rao giảng Tin Mừng và thành lập Giáo họ Lao Đồng, thuộc xứ Bùi Chu. Năm 1793, Đức cha Phê (Felician Alonso), Giám mục Tông tòa Giáo phận Đông Đàng Ngoài, ban Sắc nâng giáo họ Lao Đồng thành Giáo xứ Cổ Việt, nhận Đức Mẹ Truyền Tin làm bổn mạng. Tuy nhiên, nhà chung đặt tại Giáo họ Hội Khê. Năm 1874, Đức cha Khang (Barnabé Garcia Cézon) cắt bốn họ của xứ Kẻ Diền sáp nhập vào xứ Cổ Việt. Từ đó, nhà chung được chuyển về xứ Cổ Việt và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Năm 1891, cha xứ Phêrô Kiên cùng Giáo xứ xây nhà thờ bằng gỗ, lợp ngói. Năm 1944, ngôi nhà thờ xuống cấp trầm trọng. Cha Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi tiến hành khởi công xây dựng ngôi thánh đường và được hoàn tất vào năm 1954. Biến cố di cư 1954 đã khiến Cổ Việt trở nên tiêu điều. Cha xứ và phần lớn bà con giáo dân đã di cư vào Nam và lập một xứ mới - Giáo xứ Tân Việt (Sài Gòn) ngày nay. Sau hơn 50 năm không có cha sở, năm 2005, Cổ Việt vui mừng đón cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan về đồng hành cùng Giáo xứ. Trong thời gian này, các lớp giáo lý được khôi phục lại, các hoạt động đoàn hội được đẩy mạnh. Đầu năm 2015, cha Augustinô Nguyễn Quang Huy cùng Giáo xứ đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ quy mô đồ sộ và nguy nga. Ước mong trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành Đền thánh kính Đức Mẹ Fatima. Các chứng nhân tử đạo: Thời nhà Nguyễn, tại Lao Đồng có một trại giam các Kitô hữu và là pháp trường xử nhiều vị tử đạo (cách nhà thờ hiện tại khoảng 200m về hướng Tây). Khu đó bây giờ có tên là Gồ Quàn. Giáo xứ có bốn Hiền Phúc là: Phêrô Thuận (số 275) và Phêrô Nga (số 276); Phêrô Thăng (số 278); Giuse Mới (số 1108). Ơn gọi trong Giáo xứ: 01 nữ tu. Các linh mục coi sóc Giáo xứ: cha Đaminh Tuý (1793); cha Khoa; cha Mậu; cha Mẫn; cha Khiêm; cha Khoan; cha Cảnh; cha Duyệt; cha Hương; cha Luật; cha Thạch; cha Nghiêm; cha Độ; cha Kiên; cha Oánh; cha Duyệt; cha Hoàng; cha Nhã; cha Lý; cha Nghi; cha Phúc; cha Đốc; cha Thùy; cha Thức; cha Diễn; cha Học; cha Kính; cha Nhuận; cha Phêrô Nhượng; cha Đaminh Minh; cha Thiện; cha Vinc. Thiệp; cha Giêrônimô Hiến; cha Đaminh Thức; cha Thận; cha Cẩm; cha Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi; cha Đaminh Vũ Đức Triêm; cha Đaminh Trần Châu Quí; cha Giuse Vũ Văn Vân (1966-1969); cha Gioan Baotixita Trần Trọng Uyên (1969-1973); cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Châu (1973-1992); cha Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn (1992); cha Đaminh Phạm Quang Trung (1994-1995); cha Giuse Mai Trần Huynh (1993-1994; 2000- 2004); cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan (2005-2012); cha Gioan B. Phạm Văn Khơi SDB (2012-2013) và hiện nay là cha Augustinô Nguyễn Quang Huy. Các giáo họ trực thuộc: Hội Khê, Tân Bình, Kính Danh, Săng Ty và Bộ La. ●▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬● Xin mọi người hợp ý cùng chúng con trong giờ cầu nguyện này, và cũng đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết đến Lòng Thương Xót Chúa, âu đó cũng như một cách để chúng ta rao truyền Lòng Thương Xót Chúa để Lòng Thương Xót Chúa được lan tỏa đến muôn nơi như ý Chúa hằng khao khát nơi mỗi người chúng ta. ► Xin lưu ý: Những dữ liệu để Kênh Công Giáo Yêu Thương, biên tập Video chưa hẳn hoàn toàn là của kênh, nên có vấn đề liên quan đến Bản quyền hay quảng cáo hay gởi chia sẻ, xin quý vị liên hệ qua nhận xét (comment), Kênh xin ghi nhận và nếu có sai xót kênh xin sửa, xin trân trọng! ► Video mang tính chất phục vụ cầu nguyện, hướng về lòng Chúa xót thương và xin Mẹ Maria che chở thương ban. ●▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬● ► Để ủng hộ Donate cho kênh : https://www.paypal.me/conggiaoyeuthuong ► Mời mọi người cùng Đăng Ký: https://bom.to/oaVJP ► Page : https://www.facebook.com/conggiaoyeut... ► Website : conggiaoyeuthuong.blogspot.com ► Gmail : conggiaoyeuthuong@gmail.com ► Like và Share video để nhận thêm nhiều video mới nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều! Nhấn chuông 🔔 thông báo để nhận những video ra mới nhất nhé! ●▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬● Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm Kênh "Công Giáo Yêu Thương" Đây Là Kênh Giải Trí Luôn Luôn Cập Nhật Tin Tức Các Sự Kiên Công Giáo ●▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬● #CGYT #CONGGIAOYEUTHUONG






mardi 16 février 2021

Năm Sửu Nói Chuyện Trâu

 Nguyễn Ngọc Duy Hân



Trâu ơi tao khổ hơn mày,
Mày cày hai vụ, tao cày quanh năm!

Tôi xin mở đầu bài tản mạn “Năm Sửu nói chuyện Trâu” bằng hai câu thơ vui trên. Quả thế, trong cuộc sống hằng ngày, ta phải làm việc vất vả tất bật quanh năm, xem ra cực còn hơn con trâu nữa. Thế nhưng mùa đại dịch Covid hiện nay, được “cày” là được cơ hội kiếm tiền, không bị thất nghiệp lại là điều đáng vui mừng. Thế nên quan niệm thế nào là sướng là khổ thật rất tương đối, cuộc sống và tư duy cũng bị thay đổi theo thời gian. Cũng thế, hình ảnh con trâu trong đời sống nông dân, trong văn chương, văn hóa Việt Nam cũng đã từ từ mờ nhạt dần.

Tết năm Tân Sửu 2021 sắp đến, mời bạn cùng tôi nhìn lại hình ảnh con trâu xưa, ôn lại vài câu ca dao, câu chuyện liên hệ tới giống vật hiền lành ích lợi này nhé.

Trong 12 con giáp thì trâu đứng vào thứ hai, chỉ sau anh cả là chú chuột bé choắt. 12 con vật đại diện ấy chỉ có vài con là có thể ăn thịt thoải mái được. Chuột, rắn, ngựa, dê, mèo, chó thì cũng có người ăn nhưng cũng nhiều người tránh. Cọp, khỉ thì rất hiếm người đụng tới, rồng thì ở trên trời, tìm đâu ra mà lấy thịt. Chỉ có gà, heo, trâu là khá phổ thông trong việc cung cấp chất thịt cho con người. Hồi ở Việt Nam nhà nghèo, ít khi có thịt ăn, có lần má tôi mua được chút thịt bò về xào rau muống nhưng bị miếng bò dai quá, cả nhà than “dai như thịt trâu”. Sang tới hải ngoại được ăn nhiều miếng bò beefsteak thật ngon, nhưng chưa hề thấy có bán thịt trâu. Vậy trâu là hàng hiếm rồi đấy các bạn ạ.

Con trâu được ông bà xưa liệt vào hàng đầu của lục súc có công với con người. Sáu con vật người ta nuôi và quý là trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn.

Ngoài công việc cày bừa trong ruộng nước, trâu còn kéo xe, đạp lúa khi gặt hái xong, trâu cũng biết kéo dụng cụ ép mía làm đường. Người xưa hay nói "Con trâu là đầu cơ nghiệp" – Lúc ấy nếu ai có khả năng tậu được trâu tức là nhà khá giả, có thể bắt đầu sự nghiệp, kiếm ra tiền dễ dàng nhờ sức lực của trâu trong sản xuất. Con trâu là hình ảnh đẹp trong làng quê Việt Nam, ông bà ta từ đó cũng có nhiều câu nói ví von gắn liền tới con vật đặc biệt này. Chẳng hạn để ám chỉ những người thường hay ganh ghét, kiếm chuyện hại người khác vì họ thành công hơn mình, ông bà của chúng ta nói: "Trâu buộc ghét trâu ăn". Khi cô gái quá dễ dãi, tìm đến phái nam mà dâng hiến “tình cho không biếu không”, người ta than rằng: "Trâu đi tìm cột, chớ cột tìm trâu bao giờ". Nếu có phụ nữ nào mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mà chưa sanh thì bị gọi là “chửa trâu”. Người ta tin là khi “chửa trâu”, nếu bà bầu ấy đến nhà hàng xóm xin gạo rồi nấu trong một cái nồi đất nhỏ, ăn xong đập bể cái nồi là sẽ đập bầu sanh được con ngay. Ngày nay nếu có "chửa trâu", thì bác sĩ sẽ mổ và "lôi" đứa bé ra, không cần phải đi xin gạo vất vả như thế.

Theo truyền thuyết đạo Phật, trâu và ruồi rất gần gũi với đức Phật tổ Như Lai. Nhưng vì một lần trâu nghe không rõ lời Phật, xuống trần truyền sai ý nghĩa câu nói của Phật dạy, nên trâu đã phải về hạ giới kéo cày để giúp người dân, đền bù cho câu nói sai lỗi của mình.

Tiếp theo các tôn giáo khác, Kinh Thánh Công Giáo cũng có những câu liên hệ tới trâu như:

Thiên Chúa đã đưa nó ra khỏi Ai-Cập
Người là sức mạnh của nó tựa sừng Trâu (Ds 23:22; 24:8).

Xin cứu mạng khỏi xa lưỡi kiếm,
Gỡ thân con thoát miệng chó rừng,
khỏi nanh sư tử hãi hùng,
phận hèn khốn khổ thoát sừng trâu điên (Tv 22:21-22).

Kinh Thánh cũng có nhắc đến bò, là giống vật đi liền với trâu. Trong ngày lễ Giáng Sinh, bé Giêsu đã sinh ra trong đói nghèo phải nằm trên máng cỏ, may mà được chiên lừa, trâu bò chung quanh thở hơi sưởi ấm cho hài nhi trong đêm đông lạnh lẽo. Trong Cựu Ước cũng kể về vua Ai Cập trong một giấc mơ, thấy mình đứng trên bờ sông Nile có bảy con bò cái đi lên, hình dáng đẹp đẽ và da thịt béo tốt. Rồi sau những con ấy, lại có bảy con bò cái khác hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm. Ông Giuse thời đó đã đoán điềm giải mộng cho vua rằng: Bảy con bò cái tốt là bảy năm no lành, bảy con xấu là bảy năm đói kém sẽ xảy ra, cần phải tích trữ lương thực phòng khi đói kém. Vua nghe theo Giuse nhờ thế đã giúp được nạn đói và trọng thưởng cho Giuse.

Người ta thường chê “Ngu như trâu, lì như trâu” nhưng như thế thì oan cho giống vật này quá, vì chúng không tệ như vậy đâu. Trâu khôn và có tình nghĩa được chứng minh qua bài báo tường thuật việc xảy ra bên Tàu. Chuyện là bà Luo Fengju, 55 tuổi sống tại Thành Ninh, tỉnh Vân Nam đã bị một con gấu đen tấn công, nhưng bà thoát chết nhờ những con trâu đã liên kết đánh gấu cứu mạng cho bà. Chê trâu bò nhưng người ta lại cho em bé bú sữa bò, các em bé này lớn lên thường lại rất khôn ngoan. Lại một câu nói nữa mà theo tôi là nỗi oan khác cho trâu, đó là câu "Đàn gảy tai trâu" ý chê những người không biết thưởng thức nghệ thuật. Oan cho loài vật này quá, người Nhật nuôi bò Kobe để bán rất mắc tiền, thịt mềm nhờ bò được cho ăn thức ăn đặc biệt và cho nghe nhạc, thế nên nếu nói trâu bò không biết nghe nhạc thì quả là hiểu lầm khả năng của chúng rồi.

“Cưa sừng làm nghé” là câu miệng đời hay nói để chỉ những người già rồi nhưng cố tình làm ra vẻ ngây thơ, không hợp với lứa tuổi.

“Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết” để ám chỉ khi kẻ mạnh tranh chấp, kẻ yếu bị họa lây. Nếu cần mắng người côn đồ, trộm cướp, người ta sẽ chửi là “Đồ đầu trâu, mặt ngựa”.

Lại cũng có câu “Trâu chậm uống nước đục” ý nói nếu không lanh lẹ tranh đấu sẽ bị nhận phần thiệt về mình.

Khi thấy cuộc hôn nhân không tương xứng, cô gái lấy phải người chồng thô kệch xấu tính, người ta tiếc rằng "Hoa nhài đem cắm bãi cứt trâu".

Riêng bài đồng dao sau đây rất phổ thông, có lẽ bạn cũng thuộc lòng phải không?

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.

Hoặc câu lục bát diễn tả hình ảnh an hòa thời đó mà chắc nhiều người cũng biết:

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”.

"Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu"

"Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời"

cũng là một trong những câu đồng dao có nhắc tên trâu rất quen thuộc.

Hình ảnh Lão Tử cưỡi trâu cũng là hình ảnh được ghi nhớ trong văn hóa xưa. Ông ngao du sơn thủy trên mình trâu như một gã mục đồng với tư tưởng uyên thâm và thanh thoát.

Còn nếu nói về cổ văn thì nổi tiếng là bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan với câu:

Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

“Gõ sừng“ là hành động vô tư, chơi đùa của trẻ chăn trâu với con trâu, bây giờ được xếp vào loại chuyện xưa tích cũ.

Nghe nói có nhóm trẻ ở Việt Nam, ái mộ người tài từ “Hàn Quốc” quá nên khi anh ta đi khỏi rồi, các cô xúm vào hôn chiếc ghế mà người tài tử này đã ngồi. Các cô chắc chưa nghe qua câu ca dao khuyên con người không nên vọng ngoại “Trâu ta ăn cỏ đồng ta, Tuy rằng cỏ cụt nhưng là cỏ thơm”.

Trâu tuy hình dạng nặng nề chậm chạp, nhưng xuống nước lại bơi rất giỏi. Trâu vốn hiền lành dễ bảo, nhưng cũng có khi nổi nóng chọi nhau chí tử, nên cũng đã có câu: “Có ăn có chọi mới gọi là trâu!”.

Con trâu quan trọng trong đời sống xưa lắm, nên người xưa đã liệt kê 3 cái khổ trong đời sống như sau: “Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai trâu chậm, thứ ba rựa cùn”. Vâng, nuôi trâu mà chúng chậm chạp lười biếng thì khổ lắm. Vì thế ông bà đã nói tiếp: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà, trong ba món ấy lo là khó thay”.

“Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu ví von để chỉ sức mạnh của lứa tuổi thanh xuân.

Tiếp theo để trách móc khi bị phản bội, người xưa đã đặt ra câu hỏi rất cay đắng:

“Công anh chăn nghé đã lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?”

Hoặc các bà đã trả treo với nhau:

“ - Của chua ai nấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày
- Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm?”

Hoặc câu "Mất trâu rồi mới làm chuồng" để trách người không biết lo xa, chuyện xảy ra rồi mới hối tiếc nhưng đã muộn. Nghĩ thật hay, ông bà ta xưa kia rất sáng tạo, thâm thúy đâu cần học cao có bằng cấp mà vẫn đầy kinh nghiệm, khôn ngoan hiểu biết.




Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn có ngày lễ hội đâm trâu, nên mới có câu:

“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng 9 tháng Tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng Tám thì về chọi trâu.

Nhưng nếu các hội bảo vệ súc vật biết được thì sẽ rất chống đối. Tôi cũng đồng ý tục lệ đâm trâu này ác quá cần bãi bỏ.

Nói thơ văn bình dân xong, bây giờ mời bạn trở về thực tế. Nếu nằm mơ thấy trâu thì đánh số đề 03 – 63 – 86, có thể trúng giải to như con trâu! Người ta nghiên cứu thấy sinh con năm 2021 là năm Trâu vàng, vận mạng đứa bé sẽ tốt lắm. Vậy nếu còn trẻ, bạn hãy "sản xuất" ra con trâu vàng năm nay đi nhé. Khi đi chợ giá thịt trâu phải rẻ hơn thịt bò vì thịt trâu thường dai hơn. Bị chê dai bán rẻ nhưng thịt trâu lại ít mỡ hơn thịt bò, người ta phân tích thấy lượng chất sắt trong thịt trâu cao hơn thịt bò rất nhiều. Các đầu bếp trứ danh hay làm các món thịt nghé nướng lá lốt, thịt trâu luộc hoặc nấu cà ri, nướng vỉ, nướng sả ớt, hấp chao, xào lá cách, om nước dừa, xào hành, kho tiêu, trộn gỏi... rất ngon. “Trâu thì kho, bò thì tái” hoặc “Ăn thịt trâu không có tỏi, như ăn gỏi không có lá mơ” là kinh nghiệm của các tay nấu ăn đã từng chia sẻ. Tuy nhiên, một số người lại kiêng ăn thịt trâu và thịt chó vì quan niệm rằng trâu và chó là loại động vật có nghĩa với con người, nếu ăn thịt sẽ mang tội.

Sữa trâu lại nhiều chất béo hơn sữa bò, giống trâu Mura là giống trâu được nhiều nông trại bên Ý nuôi để làm phó-mát Mozzarella rất độc đáo. Ấn Độ cũng nổi tiếng với các trang trại nuôi giống trâu Mura này để lấy sữa. Trong đông y, người ta dùng da trâu như một loại dược liệu có tác dụng giảm đau, cầm máu. Sừng trâu cũng có thể thay cho sừng tê giác trong một số bài thuốc Nam. Lạ ghê, trâu chỉ ăn nắm cỏ mà làm việc vất vả, kéo cày nặng nhọc siêng năng mỗi ngày. Tôi cũng hay thắc mắc không biết trong cỏ có chất gì mà loài trâu bò ăn vào lại to con lớn xác và có sức như thế. Bạn tôi nói đùa trâu bò ăn cỏ, nên nếu mình ăn thịt nó thì coi như mình đang ăn chay cách gián tiếp rồi.

Ở Bát Tràng - Hà Nội, người ta dùng trâu để kéo xe đưa khách du lịch đi chơi thay vì xe ngựa, người ngoại quốc rất thích.

Ở Việt Nam khi xưa có tục rước thần Câu Mang tức là một vị thần về cây cối. Lễ này thường diễn ra vào tháng Giêng với hình ảnh một chú mục đồng đứng cạnh con trâu. Nếu năm ấy được mùa thì đứa trẻ đi hai chiếc giày, còn nếu mất mùa thì chỉ đi một chiếc. Năm nay do nạn Covid Vũ Hán, kinh tế khắp nơi lụn bại, nếu theo phong tục này chắc đứa bé phải đi chân không, chẳng còn chiếc giày nào để mang.

Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm ngày xưa, lúc nữ thần Pô Nưgar mang thai sắp đến ngày sinh nở thì gặp phải tai họa, phải tìm một con voi trắng để tế lễ. Tìm voi trắng không ra, người Chăm đã phải thay thế bằng một con trâu trắng. Bạn có bao giờ thấy được con trâu lông màu trắng chưa? Hồi bé tôi bị nói ngọng, ba tôi hay tập cho tôi phát âm đúng bằng cách nói câu: "Con trâu trắng ở bờ tre trúc trụi", bạn thử đọc thật nhanh câu này xem có trơn tru không nhé!


Tranh Đinh Bộ Lĩnh - Cờ lau tập trận

Trong lịch sử Việt Nam, chắc ai cũng biết chuyện chú bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu lấy lau tập trận với bạn bè, sau này thống nhất sơn hà, dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế. Đó là vua Đinh Tiên Hoàng, làm sáng một trang sử ký của đất nước.


Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn

Một nhân vật lịch sử khác cũng từng cưỡi trâu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong trận đánh giặc Nguyên và Mông trên sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương cỡi voi vượt qua sông Hóa, không may con voi bị sa lầy. Lúc ấy có một chú bé chăn trâu chạy đến thưa rằng: “Bây giờ voi không đưa ngài qua sông được nữa, xin ngài cỡi lên lưng con trâu của cháu”. Nhờ thế Hưng Đạo Vương đã tới đích, khi quay lại nhìn con voi bị chìm dần dưới lớp bùn, ngài đã ứa nước mắt và nói: Đến ngày ta thắng trận, ta sẽ dựng tượng voi và cả tượng con trâu này bên bờ sông để nhớ ơn.



Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng

Vài nhân vật nổi tiếng đã sanh vào năm sửu phải kể tới Phùng Hưng. Phùng Hưng có sức vật trâu, đánh hổ, trừ được hoạ cho làng Đường Lâm nơi ông sinh sống. Phùng Hưng tức là Bố Cái Đại Vương đã có nhiều thành quả chống lại bọn Tàu đô hộ nước ta, chống việc bắt người dân phải đóng sưu cao thuế nặng. Ngoài ra cũng nên kể đến các vị vua như vua Trần Dụ Tông, Lê Lợi, Tự Đức, vua Lê Đại Hành cũng rất nổi tiếng trong lịch sử.

Sử Việt cũng có ghi vào năm 1865, triều đình nhà Nguyễn đã cho chế xe tát nước bằng sức trâu kéo, phỏng theo cách thức người phương Tây. Giai thoại kể rằng khi tiến sĩ Phạm Phú Thứ theo phái đoàn sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, khi đến sông Nile (Ai Cập) ông để ý thấy họ có loại xe nước dùng trâu để kéo. Ông học theo cách này để phát triển cách dẫn thủy mới mẻ rất ích lợi cho đồng áng trong thời đó.

Thời cận đại phải nhắc đến Nguyễn Thái Học với cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Ông là anh hùng dân tộc, có nhiều tư tưởng cấp tiến. Tiếc là năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại Hải Dương rồi giết chết.

Tống thống Richard Nixon, Tống thống Ford, Obama của Hoa Kỳ, nhà văn nổi tiếng Albert Camus được biết cũng cầm tinh con trâu. Tống thống Ngô Đình Diệm, vua Bảo đại cũng sanh năm trâu. Công Nương Diana của Hoàng gia Anh, nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher cũng là những nàng trâu quý phái. Ca sĩ Thủy Tiên rất nổi tiếng năm 2020 qua việc thâu góp được rất nhiều tiền để cứu trợ bão lụt miền Trung cũng sinh năm Sửu. Nàng trâu này ốm nhom nhưng tấm lòng từ thiện và ý chí kiên cường rất đáng khâm phục.

Đứng về khoa học, trâu phát triển chính ở vùng Nam Á và vùng Đông Nam Á. Trâu thường nặng từ 250 đến 500 kg, còn loài trâu rừng thì có thể lên tới cả tấn, cao gần 2 mét rất "đô con". Các nhà khoa học cũng đã từng thành công khi ghép (clone) được giống trâu vô tính.


Tượng trâu vàng trong khuôn viên đền Kim Ngưu - Hồ Tây

Còn con trâu vàng tức là Kim Ngưu thì có liên hệ tới sự tích Hồ Tây ở Hà Nội. Trâu Vàng được tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp. Được biết hiện bên Việt Nam người ta đang bán rất mắc các bức tượng trâu vàng để chưng bày trong nhà mừng Tết 2021, nhưng chắc chỉ có các cán bộ, đại gia mới mua nổi thôi. Người dân vùng quê vẫn đang chật vật cày như trâu đen kiếm sống, nói chi tới chuyện trâu vàng xa xỉ.


Trong hội họa, thi ca, trâu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Đầu tiên phải kể đến tranh Đông Hồ với các bức vẽ gắn liền với cuộc sống thường ngày mà trâu cũng là một trong những đề tài chính. Nổi bật là hình ảnh chú bé thổi sáo chăn trâu, ai xem tranh cũng thấy lòng thanh thản.

Trong sách Quốc văn Giáo khoa thư lớp đồng ấu, có câu "Ai bảo chăn trâu là khổ? - Không, chăn trâu sướng lắm chứ" mà sau này nhạc sĩ Phạm Duy đã lấy câu đó làm thành bài hát “Em bé quê” rất nổi tiếng. Với âm điệu vui vẻ, hình ảnh "Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao…” là hình ảnh thanh bình, an nhiên tự tại trong tâm hồn. Các trẻ em ngày nay đa số sống ở thành thị, không có các trò chơi tự nhiên, không biết đến không khí trong lành ngoài đồng, chỉ biết cắm cúi chơi game điện tử kể cũng là chuyện đáng tiếc.

Trong chuyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, cũng có mấy câu nhắc tới con trâu, chẳng hạn:

“Sắm xanh nếp tử xe trâu”.

“Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”.

“Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai”….

Tiếp theo về âm nhạc thì phải kể tới bài hát "Con Đường Việt Nam" của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Trúc Hồ, tiếc nuối khung trời thanh bình đáng yêu của Việt Nam xưa:

"Tiếng ve kêu trưa hè
Thành tiếng quê hương đậm đà
Đã bao năm rồi đó
Thôi không còn nữa
Bóng dáng con trâu"

Trong bài Thanh Bình Ca của cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền, câu hát:

“Nhìn đàn trâu em mơ ước xa xôi” là câu hát điệu Valse rất dễ thương, thơ mộng, mong ngày quê hương thanh bình.

Một trong 10 bài Bình Ca của Phạm Duy có bài Bình Ca 1, với ca từ như sau:

"Này em con trâu già
Nhiều năm trâu vất vả
Cùng với bác xã nơi đồng quê
Này em con trâu già
Nằm chơi trâu nhai cỏ
Nhìn những chiếc máy đang cầy bừa.
Trâu đừng buồn vì máy cầy nghe"

là nhạc phẩm được đánh giá cao trong làng nhạc quê hương.

Tôi vốn thích đọc chuyện kiếm hiệp khi còn trẻ, có thời gian cũng bị ảnh hưởng: Muốn đi ngao du thiên hạ, muốn nâng chén rượu rồi cười khà tiếu ngạo giang hồ, khi cảm khái thì dùng võ công khắc bài thơ trên tảng đá, quên đi chuyện lao xao thế trần. Trong chuyện Thần điêu Đại hiệp của Kim Dung, có đoạn tả Dương Quá đã mượn một con trâu rất khoẻ rồi mặc bộ quần áo của trẻ mục đồng, đốt đuốc cỡi trâu như con ngựa chiến xông vào đánh giặc. Trương Tam Phong trong Ỷ thiên Đồ long ký thì nổi danh với biệt hiệu là lão “Lỗ Mũi Trâu”. Trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung cũng để cho Vi Tiểu Bảo biểu diễn “Cách sơn đả ngưu thần công”, là một loại võ công để đánh thắng trâu rất lợi hại. Trương Vô Kỵ thì xưng là Tăng A Ngưu, tức là chàng trai trẻ tên là Trâu. Quách Tĩnh trong Anh hùng Xạ điêu được đặt tên là Thủy Ngưu, tức là con trâu nước vì Quách Tĩnh nước da ngăm đen, tính tình mộc mạc quê mùa ít nói, vai to kềnh càng khoẻ như trâu.

Trâu chết để lại cho người thịt và da. Trong một lần đại hội anh hùng tại Chùa Thiếu Lâm, người trong giang hồ đã đánh trống làm bằng da trâu. Có lẽ da trâu dày nên mới chịu được công lực thâm hậu của các vị hảo hán Thiên Long Bát Bộ này. Da trâu cũng được dùng làm vũ khí và công cụ để thi hành hình luật pháp, ai mà bị roi da trâu đánh thì đau tới tận xương tủy. Sừng trâu được cưa làm chung đựng rượu, làm vật trang trí như vòng đeo tay, nhẫn, lược chải tóc, gọng kính đẹp không thua gì sơn mài, đặc biệt chế thành mõ, ống tù và hoặc ống tiêu thổi nghe rất to và vang xa.

Trâu là hình ảnh của tinh thần chậm mà chắc, khoẻ mạnh cần cù, gắn liền với người dân quê hiền lành chất phác. Ngày nay với khoa học phát triển, với i-meo, phây-book, người ta chia sẻ đủ điều, nhưng tinh thần xưa, cái đẹp mộc mạc và giá trị cổ điển ít khi được nhắc tới. Có bàn tới thì lại bị chê là “xưa rồi Diễm”. Vâng, tôi biết mình rất xưa, rất quê mùa pha lẫn chất lãng mạn “tiểu tư sản”, nên tôi luôn tự làm khổ mình. Nhiều đêm “nằm vắt tay lên trán, ta nghĩ đến chuyện cuộc đời” mà lòng dạ xót xa, khó ngủ. Thương cho người nghèo người khổ, thương cho quê hương Việt Nam, thương cho kiếp người, thương cả cho bản thân mình. Trăn trở cho thế giới văn minh tiến bộ ngày nay nhưng gần đây lại bị quá nhiều khủng hoảng chính trị, rồi còn con vi trùng Corona Vũ Hán hoành hành, tai hại về nhân mạng, sức khỏe, kinh tế nhiều không sao kể hết.

Thôi năm mới Tết đến, hãy bỏ qua những chuyện buồn, mời bạn cũng tôi góp lời cầu cho quốc thái dân an, tinh thần an lạc. Năm 2021 có số 1 là “number one”, mong rằng đây là số hên để ai nấy có một năm mới tốt đẹp hơn năm cũ. Năm Tân Sửu có chữ Tân nghĩa là mới, ước rằng ai nấy đều đổi mới, vượt qua các khó khăn, lắng nghe tiếng nói của môi trường, lắng nghe nhau, thông cảm vui vẻ với nhau. Thời gian trên trần thế này nào có bao lâu, nên hãy cho nhau những gì tốt đẹp nhất khi còn có thể. Người ta nói không có tấm bằng nào có giá trị thực tế như tấm “bằng lòng”, chấp nhận ưu điểm và cả khuyết điểm của người thân. Không có cái nhẫn nào nên đeo trên tay hơn là chiếc “nhẫn nhịn”.

“Trâu kia chết để bộ da,
Người chết để tiếng xấu xa muôn đời”

Tôi tin bạn luôn để lại tiếng tốt cho bản thân, gia đình và xã hội.

Chúc Mừng Năm Mới

Nguyễn Ngọc Duy Hân

KHạnh chuyển