samedi 15 septembre 2012

Sách về đời ca sĩ KHÁNH LY phát hành tại Nhật

Hình bìa của sách. (Hình: Ca sĩ cung cấp)

Sách về đời ca sĩ KHÁNH LY phát hành tại Nhật



TOKYO Một trong 4 cuốn sách viết về đời Khánh Ly, ấn bản mới, vừa được phát hành tại Tokyo, đúng vào dịp ghi dấu 50 năm sân khấu của ca sĩ này.

 



Tin từ nhà xuất bản NHK cho biết, cuốn “Khanh Ly: Most Famous Singer from Saigon” của tác giả Heido Kato, đã phổ biến khắp nước Nhật, cũng như, cộng đồng người Nhật trên toàn cầu. Sách dầy 270 trang, kèm theo 20 trang hình màu, bìa cứng in bằng loại giấy đặt biệt, giá 1,700 Yen (tương đương 14 Mỹ kim).

Qua lời bàn, Heido Kato (tốt nghiệp văn chương, đạo diễn phim ảnh Ðại Học Paris) viết, ông dành 6 tháng ròng rã để hoàn tất cuốn sách với các tài liệu thâu thập từ Washington DC, Corneil, Paris, Seoul, London, Tokyo, Saigon... và các bài báo của Asia Week, Le Monde, Paris Match, Sydney Morning, New York Times, Register, Manichi, v.v... chưa kể thời gian phỏng vấn rất nhiều nhân vật trong, ngoài nước Việt Nam.

Kato cũng tâm sự rằng, ông ngưỡng mộ tiếng hát Khánh Ly từ hồi sinh viên, khi tham dự buổi trình diễn của cô ở rạp Maubert (Quận 3) Paris, rồi có ý định viết sách, hoặc làm phim tài liệu về cô sau này.

“Khanh Ly: Most Famous Singer from Saigon” gồm 9 chương ghi lại cuộc đời Khánh Ly qua các giai đoạn: Ở Việt Nam, Gặp Trịnh Công Sơn, Di Tản Ðịnh Cư Nước Ngoài, và thành quả đạt được từ những quốc gia, trong đó, dĩ nhiên có Nhật. 


Phụ bản hình trong sách. (Hình: Ca sĩ cung cấp)

Ngoài những nét chính về sự nghiệp ca hát, tác giả Heido Kato, qua cuốn sách, tiết lộ rất nhiều chi tiết lý thú ông sưu tầm được như, vì quá mê hát bị người bố dượng đánh đập không cho, Khánh Ly liều lĩnh lấy chồng khi mới 16 tuổi; thoát ly gia đình, từ Sài Gòn xin theo một chuyến xe chở rau lên hát tại vũ trường Night Club Ðà Lạt với những bản nhạc tiền chiến như Chiều Vàng, Giọt Mưa Thu, Lá Thư, Tà Áo Xanh hoặc Crazy Love, Only You, Les Feuilles Morte, Non Negrette Rien nổi tiếng của Mỹ và Pháp.

Như chuyện, lúc tới Dancing Ðại Nam, đưa bài Ngậm Ngùi Y Vân mới sáng tác, cho nhạc sĩ Lê Văn Thiện, ông chê là nhạc... sến, không thèm đàn.

Cũng như chuyện hát giùm nữ ca sĩ Minh Hiếu, bị ông Cường, chủ nhân nhà hàng Tự Do, nói như tạt nước vào mặt, “Nhà hàng tôi không cần người như cô, thiếu ca sĩ thì ban nhạc chơi hòa tấu.” Trớ trêu thay, chỉ mấy năm sau, cũng chính ông này (nay ở Pháp) đã khẩn khoản mời cô về hát cho phòng trà của ông, với thù lao rất cao.

Heido Kato nhắc nhở nhiều về thân phụ của Khánh Ly vì theo cảm nhận của ông, qua người thân phụ cô đã biết hát và mê hát.

Thân sinh Khánh Ly đẹp trai, con nhà giàu (gia đình có mỏ phốt-phát tại Hòn Gai), nổi tiếng Hà Nội, bạn thân nhạc sĩ Phạm Duy, từng du học Hongkong, thông thạo tiếng Anh, Pháp, Nhật. Ông dạy cô hát bài Chiều Vàng lúc 4 tuổi vào mỗi buổi chiều ủ cô trong chiếc áo bông thời tản cư kháng chiến. Ông qua đời lúc mới 32 tuổi. Xác được các bạn vùi bên một bờ suối ở Thanh Hóa, ngày nay không còn tìm ra dấu tích nào.

Cái chết đau thương của thân phụ ảnh hưởng sâu sắc suốt cuộc đời Khánh Ly. Cô luôn tin là được linh hồn ông phù hộ (qua mọi hoàn cảnh) cho tới bây giờ.

“Khánh Ly: Most Famous Singer from Saigon” tình tiết như chuyện phim dài, phóng viên Người Việt không thể tóm lại trong một bài viết. Nếu độc giả hiếu kỳ muốn đọc, xin chờ Tiến Sĩ Hoàng Thụy An (giáo sư ngôn ngữ Ðại Học George Mason) đang liên lạc với ông Heido Kato để xin phép dịch sách này sang tiếng Việt. Muốn mua sách nguyên tác tiếng Nhật xin vào Amazon.co.jp hoặc điện thoại 03-3780-3339. (Ð.T.)


Hồng Công chuyển

vendredi 14 septembre 2012

Phở ... Nguồn Gốc Từ Đâu?

Mỹ Trang sưu tầm 


 Phở ... Nguồn Gốc Từ Đâu? 

Bàn về Phở



Không biết ông Phan-Nghị viết bài báo về phở từ hồi nao khi ông nói “ Hai ba mươi năm trôi qua câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có một vế “  thì e chừng thiếu sự dè dặt.
Đã có ít ra là cả 5 vế đáp và hàng chục năm nay: nếu ai có dịp đến ăn ở tiệm Phở xe lửa của ông Nguyễn Đình Toàn ở khu Thương mại Eden tiểu bang Virginia thì đều dễ dàng nhìn thấy câu đối này được trang trọng treo trên tường: 

Nạc mỡ nữa làm chi,
em nghĩ đã chín rồi,
đừng nói với em câu tái giá
Muối tiêu không đáng ngại,
lão thấy còn gân chán,
hãy vui cùng lão miếng gầu dai

Ông Toàn cho biết thêm rằng câu đáp trên là của cụ Bùi văn Bảo*
Cụ Bùi văn Bảo cùng là tác giả hai câu đối khá quen thuộc:
Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ
Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn.

Cụ Bùi văn Bảo cũng có một bài viết về Phở như sau:
Ở trang “ Giòng nước ngược” mục thơ vui

KĐoan cụ Bảo TPhương cụ Bà MTrang chị dâu của MT (Montréal 1994)


Đã có phen chàng “ Tú Mỡ” rung đùi

Làm thơ tếu hết lời ca tụng Phở

“ Phở đức tụng” món quà ai cũng nhớ.

Phở thơm ngon, béo bở lại bình dân

Phở rẻ tiền ăn sẽ chóng lên cân

Phở, phở, phở xa gần ai cũng thích
Phở buổi sáng của Hà thành thanh-lịch
Theo Nguyễn-Tuân là vô-địch món ăn ngon
Hơn hẳn cao-lương, chín nạm vè giòn
Là quốc-túy, là quốc-hồn dân tộc
Dù đi xa khắp biển, trời ngang dọc
Vẫn nhớ hoài về món Phở quê-hương
Một chín năm tư, Phở lại lên đường
Vào miền Nam, vượt Trường-Sơn, Bến-Hải
Theo gót di-cư, hóa thành Phở Tái
Chín, nam, gầu, gân, sách, sụn thêm rau
Húng quế, ngò gai, giá sống, tương tầu
Đã đánh bại thật mau, món hủ- tiếu
Riêng ở Sài Gòn có rất nhiều bảng hiệu
Nào “ Phở Hòa”, :Công-Lý”, “ Phở Tương lai”
“ Trần Cao Vân” cùng “ Bẩy Chín” “ Tầu Bay”
Rồi “Mụ Béo”, đến  “La Cay”, “ Tầu Thủy”
Tô xe lửa đầy, ăn no bí-tỉ
Khiến Vũ Bằng cũng túy-lý, say sưa
Viết miếng ngon, Hà-nội thật nên thơ
Và Phở gà, được tôn thờ số một ….
****
Tháng Tư bẩy-lăm, người người hoảng-hốt
Rời bỏ Sài-Gòn, mong dzọt thật xa
Sống kiếp lưu-vong, bốn biển không nhà
Hương-vị cũ, sao mà tìm lại được ?
Cho tới khi định-cư vào các nước
Thong dong rồi, lại ao ước phở xưa
Vì muốn ăn nên ai cũng nấu bừa
Cũng bánh, thịt mà sao chưa đạt lắm ?
Ít lâu sau, kéo về miền nắng ấm
Tại quân-Cam, người Việt mấy trăm ngàn
Theo nhu-cầu, việc buôn bán mở mang
Nên lại có biết bao hàng Phở mới
Nhưng hầu hết dùng tên xưa để gọi.
Lại : “Phở Hòa”, “Công-Lý”, “ Phở Tương Lai”
“Trần cao Vân”, cùng “Bẩy Chín”, “Tầu Bay”
Thêm “Nguyễn Huệ” với “ Hiền Vương”, “Tầu Thủy”,
Khác Sài-Gòn, vì giờ trên đất Mỳ
Phở đã thành một kỹ-nghệ hẳn-hoi,
“ Bẩy Chín”, “Phở Hòa”, chi nhánh khắp nơi,
Cùng bảng-hiệu, nhưng nhiều người khai thác
Khách hàng Việt, Nhật, Anh, Tàu, Mỹ, Pháp
Ăn một lần rồi nhớ mãi ăn luôn,
Phở Việt-Nam, ngon bổ sẽ trường-tồn
Giành địa-vị độc-tôn vùng tỵ-nạn…

Ở Tầu trước, Phở là ngưu-nhục-phấn,
Sang Việt-Nam vẫn nấu với bò, gà
Nhưng nhờ tài chế biến của dân ta,
Phở sẽ hóa thành “Tinh hoa” Đất Việt!


Mỹ Trang sưu tầm bài này là con gái của Cụ Bùi Văn Bảo và là cô bạn ngồi kế KĐ suốt 7 năm ở TV 1963-1970.

* Cụ Bùi Văn Bảo cũng là thân sinh của nhà văn Bùi Bảo Trúc
 Cụ  là người đầu tiên xuất bản sách dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ em Việt  tại hải ngoại .
 Cụ cũng đóng góp nhiều bài trên báo Lửa Việt (Canada), mục "Đốt Lò Hương Cũ"; Việt Luận (Úc Đại Lợi), v.v.


 

Phở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể viết lịch sử Hà Nội thế kỷ 20 thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món ăn, phở là một kí ức.
Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu” đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.
Thấy món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá, rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.
Trên kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu vắn tắt đáng tin cậy:
Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.
Đặc biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam” (bản tiếng Việt xuất bản năm 2009).
Vậy phở ra đời chỉ trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.
Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy ngon”.
Lúc sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng: phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó lại hoàn toàn chính xác.
Phở ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm. Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”. 
 


Những năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5 hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu. Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no. Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.


Phở mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh… khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu” của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam, phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một tô.
Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6 tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng xương. Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh là người thế nào!

Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò. Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời, với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào, thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”.

Những kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay.



Nguồn Gốc Của Phở
Phở ra đời từ năm nào?
Có thể khẳng định rằng tính đến năm 1838, từ “phở” chưa xuất hiện trong từ điển, bởi vì trong năm này, quyển Dictionarium Anamitico Latinum của AJ.L Taberd (còn gọi là Từ điển Taberd) được xuất bản lần đầu, nhưng trong đó không có từ “phở”. Theo nhà nghiên cứu Đinh Trọng Hiếu, chữ
phở lở xuất hiện trong từ điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của (1896) với nghĩa là “nổi tiếng tăm”(trang 200). Năm 1898, phở có mặt trong Dictionnaire Annamite-Français của J.F.M. Génibrel với nghĩa là “ồn ào” (trang 614). Trong bài Essai sur les Tonkinois (Khảo luận về người Bắc Kỳ) đăng trên Revue Indochinoise (Tạp chí Đông Dương) ngày 15-9-1907, Georges Dumonutier đã giới thiệu nhiều thức ăn uống phổ biến ở miền Bắc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng không hề nhắc tới món phở. Đến năm 1931, từ phở có nghĩa là một món ăn mới bắt đầu xuất hiện, ít nhất là trong quyển Việt Nam Tự Điển của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức (NXB Mặc Lâm): phở “do chữ phấn mà ra. Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò: Phở xào, phở tái” (trang 443) (1). Một khi từ phở đã xuất hiện trong từ điển thì ta có quyền tin rằng món ăn này đã phổ biến. Thật vậy, trong tác phẩm Nhớ và ghi về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Công Hoan viết: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)”(2). Từ yếu tố này ta có thể khẳng định phở đã ra đời từ đầu thế kỷ 20.





Hiện nay, có ba quan điểm chính, cho thấy sự khác nhau về nguồn gốc của phở, đó là : phở xuất phát từ món
pot-au-feu của Pháp, từ món ngưu nhục phấn của Trung Quốc và cuối cùng là món xáo trâu của Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt tham khảo từng quan điểm để xem phở thật sự có nguồn gốc từ đâu.

Gốc Pháp


Có giả thuyết cho rằng phở bắt nguồn từ món pot-au-feu của Pháp.
Phở là cách nói tắt của pot-au-feu (nói trại âm tiết feu). Quan điểm này được củng cố bằng quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français của Gustave Hue (1937) với định nghĩa: “Cháo phở: pot-au-feu” (trang 745).
Món pot-au-feu (ảnh: Wikipedia)
Chúng tôi thật sự không hiểu:
pot-au-feu là món thịt bò hầm của Pháp, nước có thể làm súp, chế biến nước sốt, nấu rau hay mì ống, tại sao lại có thể ghép món này với cháo phở của Việt Nam, cho dù trong giai đoạn ấy, do ảnh hưởng người Pháp, người Việt đã bắt đầu làm quen với việc ăn thịt bò và đã biết nấu món cháo thịt bò. Trên thực tế, xét về nguyên liệu, cách chế biến và cả cách ăn thì phở và pot-au-feu là hai món hoàn toàn khác nhau,. Theo Wikipedia, pot-au-feu là món thịt bò hầm với cà rốt, củ cải, tỏi tây, cần tây, hành tây; kết hợp với rau thơm, muối, tiêu đen và đinh hương… Thịt bò sử dụng cho món này thường dầy và to (chưa kể đuôi, xương sườn, sụn, cổ chân…), trong khi đó thịt bò trong phở lại mỏng và nhỏ; mặt khác, những thứ như cà rốt, củ cải, tỏi tây… không phải là nguyên liệu để làm phở, mùi vị pot-au-feu cũng không giống như phở. Người Pháp ăn món này với bánh mì, khoai tây, dùng muối thô, mù tạt Dijon, đôi khi cũng ăn với dưa chuột ri ngâm giấm chứ không ăn với bánh phở. Do đó, thật sai lầm khi cho rằng phở có nguồn gốc từ món pot-au-feu.

Gốc Trung Quốc

Đây là giả thuyết mà nhiều người đồng ý nhất. Người ta cho rằng phở có nguồn gốc từ món
Ngưu nhục phấn 牛肉粉 của Trung Quốc, một món làm từ bún và thịt bò (ngưu牛: bò; nhục 肉: thịt và phấn 粉: bún, bột gạo dạng sợi). Món này đọc theo tiếng Quảng Đông là Ngầu- yụk -phẳn. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều người Trung Quốc đã bán món Ngưu nhục phấn tại Hà Nội. Ban đêm họ đi rao hàng “ngầu.. yụk..phẳn ..a” rồi dần dần hô tắt còn “yụk …phẳn…a” rồi “phẳn…a” và cuối cùng hô trại thành “phở”. Quan điểm này giống như ghi nhận trong quyển Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (đã nêu trên): phở “do chữ phấn mà ra”.
Củng cố thêm là định nghĩa về phở trong quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Từ điển An Nam-Trung Hoa –Pháp) của Gustave Hue (1937), trong đó có đoạn: “
Abréviation de “lục phở: phở xào: beignet farci et sauté” nghĩa là “viết tắt của từ “lục phở”: phở xào: thứ bánh có nhân và được chiên”. Nhiều người thắc mắc, không biết “lục phở” là cái gì. Theo chúng tôi đây là từ có thật. Tương truyền rằng ngày xưa, các cụ đồ làng Mịn (xã Văn môn, Yên phong, Bắc Ninh) có sáng tác một bài thơ nói về chợ Đồng Xuân, để các cô đi chợ ngâm nga giải trí trên đường đi, trong đó có câu liên quan tới “lục phở”, xin trích đoạn sau:
----
Cổng chợ có chị bán hoa

Có chú đổi bạc đi ra đi vào

Có hàng lục phở bán rao

Kẹo cao, kẹo đoạn, miến sào, bún bung

Lại thêm bánh rán, kẹo vừng

Trước mặt hàng trả, sau lưng hàng giò

……
Trong quyển Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais của Eugèn Gouin (Saigon, 1957) có một đoạn viết về từ “lục phở”: “abréviation de "lục phở": bouilli - cháo - pot au feu”…, “Lục phở: prononciation cantonaise des caractères chinois: (ngưu) nhục phấn" bouilli de boeuf. Vậy, “phở” là từ rút ngắn của " lục phở", còn "lục phở" là từ phát âm của "(ngưu) nhục phấn" trong tiếng Trung Hoa.
Đến năm 1970
, Nhà sách Khai Trí ( Sài-gòn) xuất bản quyển Việt Nam Tự-điển, do Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì quan điểm này càng thêm phần vững chắc hơn, trong đó định nghĩa “phở” như sau: “Món ăn bằng bột gạo tráng mỏng hấp chín xắt thành sợi nấu với thịt bò (do tiếng Tàu “Ngầu-dục-phảnh” tức “Ngưu-nhục-phấn” mà ra: Ăn phở, bán phở”, trang 1169, tập 2).
Thật ra, những quan điểm trên chỉ cho thấy chữ “phở” có nguồn gốc từ tên
Ngưu nhục phấn, nhưng đáng tiếc là nhiều người lại nghĩ rằng phở là Ngưu nhục phấn, hoặc “cách tân” từ món Ngưu nhục phấn, chế biến cho hợp với khẩu vị của người Việt. Một số người lại dựa theo bài “Phở, phởn, phịa…” của Nguyễn Dư, dẫn chứng quyển Technique du peuple annamite (Kỹ thuật của người An Nam, 1908 - 1909) của Henri Oger (3) để củng cố quan điểm này. Họ giới thiệu hai bức tranh khắc, bức đầu tiên (mang số 26 trong tập tranh 4577 bức) miêu tả một người đàn ông với gánh hàng rong, kèm theo chú thích “Chinois vendeur ambulant à la tombée de la nuit” (Người Tàu bán hàng trong buổi tối - Trần Đình Bình dịch). Nhưng họ không thể khẳng định người đàn ông ấy bán cái gì, chỉ bảo rằng gánh hàng trông giống như gánh phở ở Hà Nội ngày xưa); bức còn lại là hình vẽ một thùng chứa có dòng chữ hàng nhục phấn 行肉粉, họ cho rằng giống như thùng của gánh hàng trong bức đầu tiên. Thế là họ vội khẳng định dòng chữ ấy nói về món Ngưu nhục phấn 牛肉粉, và bán Ngưu nhục phấn có nghĩa là bán phở, hay nói cách khác, phở chính là Ngưu nhục phấn (!). Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ bức tranh thứ nhất ta sẽ thấy rằng người bán hàng có tóc đuôi sam, vậy người đó là Hoa kiều, bán món nhục phấn 肉粉 ở Hà Nội chứ không phải người Việt Nam bán phở. Rất tiếc là không ai miêu tả gánh hàng Ngưu nhục phấn ra làm sao để đối chiếu với gánh phở. Có khả năng gánh “nhục phấn” giống gánh “phở” chăng?
Theo chúng tôi,
ngưu nhục phấnphở là hai món ăn khác nhau. Từ điển bách khoa Baike của Trung Quốc cho biết, tùy theo địa phương, nguyên liệu và cách chế biến ngưu nhục phấn có thay đổi đôi chút, song nhìn chung, nguyên liệu gồm có: thịt bò, nước súp, bánh bột sợi, củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, hành, tiêu, hồi, dâu tây, rau thì là, quế, muối, gừng, hạt tiêu đỏ sấy khô, rau mùi tây, ớt khô, bột ngọt, tinh dầu hạt cải…Trong khi đó, thành phần chính của phở gồm có sợi phở, nước dùng (ninh từ xương ống lợn/bò và một số gia vị khác), thịt bò bắp (để làm thịt chín), thịt thăn mềm (để làm thịt tái), con sá sùng, tôm nõn, hành khô, gừng, dứa, hạt nêm, thảo quả nướng, hành tây, hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt, rau thơm…
Xét về nguyên liệu, ngưu nhục phấn sử dụng củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, tinh dầu hạt cải…những thứ không dùng để chế biến phở; ngược lại phở sử dụng con sá sùng (có thể thay bằng bột ngọt), tôm nõn, dứa, chanh, ớt, rau thơm…những thứ không thấy khi làm món ngưu nhục phấn.

Cách chế biến hai món này cũng khác nhau, do khá dài dòng nên chúng tôi không trình bày ở đây, mời bạn đọc tìm hiểu thêm từ những clip giới thiệu cách làm ngưu nhục phấn và phở trên YouTube. Còn khi nhìn hình dưới đây (bên trái) bạn sẽ thấy nước phở trong, bánh phở nhỏ; còn hình bên phải là món
ngưu nhục phấn 牛肉粉, có nước sẫm màu, cọng to như bún, nhìn trông giống món bún bò Việt Nam.

Gốc Việt Nam

Trước hết, xin phép nhắc lại đôi điều về chữ Nôm để nhằm khẳng định món phở là của Việt Nam. Song song với việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm dần dần trở thành văn tự chính của nước ta đến cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp quyết định giải thể việc thi cữ bằng chữ Nho (năm 1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ). Họ dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm để làm văn tự chính thức ở nước ta từ năm 1908. May mắn thay, cái từ
phở viết bằng chữ Nôm đã kịp thời xuất hiện để chúng ta thấy rằng phở chẳng liên quan gì tới phấn 粉 trong Ngưu nhục phấn 牛肉粉. Nhìn chung, có một số cách cấu tạo chữ Nôm, ở đây chúng tôi nêu một cách tạo ra chữ phở để bạn đọc đối chiếu với từ phấn:
- Thứ nhất, cách vay mượn nguyên xi một chữ Hán để tạo ra một chữ Nôm có cách đọc và nghĩa khác với chữ Hán đó. Thí dụ: mượn chữ
biệt 別(cách biệt, khác biệt) để tạo chữ Nôm biết 別(hiểu biết); mược chữ đế 帝 (vua chúa) để tạo ra chữ Nôm đấy 帝 (tại đấy, xem đấy…).
- Thứ hai, cách ghép hai chữ Hán với nhau để tạo ra một chữ Nôm. Chữ thứ nhất là thành tố biểu ý, chữ thứ hai là thành tố biểu âm. Thí dụ: mượn chữ nguyệt 月 (biểu ý) + thượng 尚 (biểu âm) để tạo chữ Nôm tháng; mượn chữ thượng 上 (biểu ý) + thiên 天 (biểu âm) để tạo chữ Nôm trời.

Vậy có bao nhiêu chữ Nôm đọc là phở?

Theo những tự điển mà chúng tôi đã tham khảo, từ
phở xuất hiện trong phở lở gồm có ba chữ (�� và 㗞, đều thuộc bộ khẩu; 頗, thuộc bộ hiệt); còn từ phở trong bánh phở có một chữ (普, thuộc bộ Nhật, âm Hán Việt là phổ); riêng từ phở với nghĩa là món phở thì gồm hai chữ Hán ghép lại: mễ 米+ phả .
 

Những thí dụ trên cho thấy hai chi tiết đáng chú ý sau:

1.
Bánh phở bò: trong Từ điển nhật dụng thường đàm, mục Thực phẩm (食 品 門 Thực phẩm môn) có đoạn giải thích về “bánh phở bò” bằng chữ Nôm. Chúng tôi sắp xếp lại cho dễ đọc: “Chữ Hán: 玉 酥 餅 (âm Hán Việt: ngọc tô bính) giải thích bằng chữ Nôm: 羅 普 (là 羅 bánhphở 普 bò); tiếng Anh : rice noodle. Ta thấy gì?
普 là một chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt là
phổ. Người Việt xưa đã mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở. Tuy nhiên, cách giải thích của Từ điển nhật dụng thường đàm khiến chúng tôi rất phân vân, bởi vì từ tiếng Anh rice noodle có nghĩa là phở, tức món phở mà ta đang bàn, song chữ Hán玉 酥 餅 (ngọc tô bính) lại nói về một loại bánh khác, vì trong đó 酥 có nghĩa là món ăn làm bằng bột nhào với dầu. Thí dụ: hồng đậu ngọc tô bính 红豆玉酥 (bánh ngọt nhân đậu đỏ), hạch đào tô ( bánh bột trái đào). Vậy từ phở 普 ở đây dùng để chỉ món phở hay bánh bột? Đây là điều cần phải xem lại.

2. Theo
Từ điển chữ Nôm của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), hai chữ Hán: mễ 米 (biểu ý) kết hợp với phả (biểu âm) tạo thành một chữ Nôm có nghĩa là phở(trong cơm phở). Đây là cách ghép từ rất đáng chú ý, vì mễ 米 có nghĩa là gạo, biểu ý cho món ăn chế biến từ gạo (bánh phở); còn phả đọc theo tiếng Hoa là “pho” hoặc “phỏ”, dùng làm từ biểu âm để tạo ra chữ phở là rất hợp lý.
Bây giờ, xét về ngôn ngữ, chúng ta xem thử những chữ Nôm
phở (��, 㗞, 頗, 普) có liên quan gì với chữ Hán phấn 粉 trong ngưu nhục phấn 牛肉粉 không, đặc biệt là chữ phở trong món phở? Xin thưa, chẳng có liên quan gì cả. Nếu thật sự phở là từ đọc trại từ chữ phấn 粉, tại sao người Việt xưa không mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở ? Vì điều này tiện hơn là mượn một chữ khác? Nói rộng hơn, chữ Nôm �� trong phở bò cũng chẳng có liên quan gì tới chữ ngưu 牛 trong tiếng Hán.
Tóm lại, chữ Nôm
phở hay phở bò �� cho thấy rằng người Việt xưa rất chủ động trong cách dùng từ, mục đích nhằm khẳng định rằng “phở” là một món ăn hoàn toàn Việt Nam, chẳng dính dáng gì tới ngưu nhục phấn 牛肉粉 của Trung Quốc.

Vậy phở có nguồn gốc từ đâu?


Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng phở có nguồn gốc từ món xáo trâu rất phổ biến ở miền bắc, đặc biệt là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Để làm món này người ta chuẩn bị nguyên liệu : thịt trâu thái mỏng (ướp gia vị cho thấm), hành lá, hành ta (tím), tỏi, mỡ, rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay, khế chua cắt ngang…Sau đó họ xáo (xào) thịt trong chảo khoảng 30 giây rồi đổ ra bát riêng, kế tiếp bỏ khế vào, đảo đều tới lúc khế chuyển sang màu trắng; rồi cho thịt, rau răm và hành vào, đảo cho tới lúc tỏa mùi thơm (khoảng một phút) ; cuối cùng họ chế nước vào, để lửa liu riu. Khi ăn, họ lấy bún cho vào bát, sau đó gắp vài miếng thịt trâu bày trên mặt bún rồi chan nước xáo thịt vào.

Nhìn chung, xáo trâu là món ăn thông thường ở các chợ nông thôn, xóm bình dân của Hà Nội ngày xưa. Trước năm 1884, việc nuôi bò ở miền bắc chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, người Việt chưa có thói quen ăn thịt bò, nhưng ít nhiều gì người Hà Nội cũng đã từng ăn món Ngưu nhục phấn do Hoa kiều bán rong trên đường phố.

Có nhà nghiên cứu cho rằng vào thời đó, thịt bò bị chê là nóng và gây nên chẳng mấy người mua, giá bán rất rẻ, chỉ có người Pháp mới ăn thịt bò. Và chính vì thế một số người bán xáo trâu mới chuyển sang bán xáo bò. Thật ra không phải vậy. Thịt bò thời đó khan hiếm và đắt tiền. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Long, trước năm 1885 “các quan chức Tây còn không có đủ thịt bò mà ăn nói chi đến người Việt. Ngay cả đến những năm 40-50 của thế kỉ trước, khi phở đã khá thịnh hành và thành món ăn “gây nghiện” cho một tầng lớp người khá giả ở Hà Nội thì việc cung cấp thịt bò ở Hà Nội cũng không phải dư giả cho lắm. Trong bài Phở Gà, Nhà văn vũ Bằng đã phải thốt lên: “
Ở Hà nội có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ sáu và thứ hai. Hai ngày đó là hai ngày không có thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ thịt bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái”…”.
Nhìn chung, từ khi người Pháp vào nước ta, người Việt đã chịu ảnh hưởng phần nào thói quen ăn uống của người Pháp. Dân ta đã bắt đầu ăn khoai tây, súp lơ, su hào, cà rốt, bánh mì, bơ, phó mát…, đặc biệt là thịt bò. Những món ăn mới có thịt bò dần dần xuất hiện, đó là cháo bò và xáo bò... Xáo bò là một món “biến tấu” từ xáo trâu. Tuy nhiên, do thịt bò ăn với bún không hợp lắm nên người ta mới nghĩ ra cách ăn với những loại bánh khác, trong đó có loại bánh cuốn chay mỏng phổ biến ở Hà Nội rồi cuối cùng “sánh duyên” lâu dài với bánh phở. Phải chăng, để phân biệt với món xáo bò, người ta đã nghĩ ra từ
phở bò, xuất phát từ việc ăn bánh phở với thịt bò ? Nếu bánh phở là từ xuất hiện trước món phở thì ta có quyền tin vào giả thuyết này. Và nếu đúng vậy thì phở là từ nằm trong bánh phở chứ không phải do đọc trại chữ phẳn 粉 theo giọng Quảng Đông.






Ký Ức Hà Nội 54: Vị Phở Xưa của Hà Nội

jeudi 13 septembre 2012

Áo dài tung bay tại Pháp

Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Ngọc Hân.

Áo dài tung bay tại Pháp

Hoa hậu Ngọc Hân, VN's Next Top Model Huyền Trang, Á hậu Phụ nữ VN qua ảnh Phương Liên, người mẫu Trang Phạm mặc trang phục dân tộc khi dạo chơi ở đất nước châu Âu. 


Các chân dài đến thăm làng Việt Nam cách thành phố Clemont Ferrand 200 km.


Ngọc Hân cùng ba người mẫu Việt Nam đến thành phố Clermont-Ferrand để tham gia trình diễn bộ sưu tập thổ cẩm của nhà thiết kế Minh Hạnh trong “Lễ hội quốc tế về dệt may đặc biệt”.
Chương trình sẽ diễn ra trong hai ngày 13/9 và 15/9 tại bảo tàng văn hoá và công viên Le Coq tại Clemont Ferand.


Quán quân Vietnam's Next Top Model 2010 Khiếu Thị Huyền Trang.


Sau khi trở về từ New York, Huyền Trang có nhiều kế hoạch tham gia và phát triển công việc người mẫu tại Việt Nam.


Á hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2002 Phương Liên.


Người mẫu Trang Phạm.


Mỗi cô gái khoác lên mình một bộ áo dài màu sắc khác nhau của nhà thiết kế Việt Hà.


Hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ niềm tự hào khi cùng những người bạn giới thiệu thời trang Việt Nam ra thế giới.



Trao khi trao lại vương miện cho người kế vị, Ngọc Hân có nhiều thời gian hơn để đóng góp công sức cho ngành thời trang.

Hồng Công chuyển

mercredi 12 septembre 2012

Tìm ra vi khuẩn mới biến CO2 thành xăng

Tuyết Loan sưu tầm 


 

Tìm ra vi khuẩn mới biến CO2 thành xăng

Phương pháp giải quyết khí nhà kính đặc biệt là CO2, không phải là chưa được biết đến. Tuy nhiên, có lẽ sẽ còn tốt hơn nếu chúng ta có thể biến lượng khí nhà kính khổng lồ đang hủy hoại Trái Đất thành những thứ có ích hơn cho con người.

Những con vi khuẩn R-eutropha có thể chuyển hóa carbon thành xăng sinh học. Ảnh minh họa.
Mới đây, các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachussets (MIT) của Mỹ đã thành công trong việc biến đổi gene của loài vi khuẩn Ralstonia Eutropha để chúng có thể chuyển hóa carbon thành isobutanol.
Isobutanol là thứ chất dung môi có thể trộn lẫn để sử dụng cùng với xăng hay thậm chí là có thể dùng thứ chất này để thay thế cho xăng xe. Các nhà khoa học hi vọng khi đề án nghiên cứu của họ hoàn thành, những con vi khuẩn R-eutropha qua biến đổi gene có thể giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính trong môi trường cũng như giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang sắp bị cạn kiệt.
Ban đầu, trước khi bị thay đổi, nguồn thức ăn của R-eutropha là carbon. Khi nguồn thức ăn xung quanh môi trường sống của chúng trở nên khan hiếm, R-eutropha tổng hợp một loại chất polyme để lưu giữ và bòn rút nốt từng chút carbon đã từng đi qua bộ máy tiêu hóa của chúng.
Sau khi loại bỏ cũng như thêm vào một vài gen cho những con vi khuẩn này, cộng với việc phức hợp một số phản ứng tổng hợp trong R-eutropha, các nhà nghiên cứu tại MIT đã thay thế được loại polyme chúng sản sinh ra thành isobutanol.
Không giống như các sản phẩm cồn hay các chế phẩm xăng sinh học khác, isobutanol có thể được sử dụng trực tiếp trên động cơ mà không cần qua thanh lọc.
Thực chất, đây không phải lần đầu tiên khoa học sử dụng vi khuẩn để chế tạo các loại xăng sinh học thay thế cho xăng hóa thạch. Tuy nhiên, ở các loài vi khuẩn tạo xăng trước đây, số vi khuẩn sử dụng để chế tạo xăng phải chết đi thì con người mới thu được sản phẩm xăng sinh học cần có.
Tại khoa nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachussets, loài vi khuẩn R-eutropha sẽ thải isobutanol trực tiếp ra, tạo thành môi trường chất lỏng xung quanh chúng. Từ đây, chúng ta chỉ việc xây dựng một quy trình đơn giản để thu giữ số chế phẩm xăng sinh học này.
Tạm thời, thức ăn đang được các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachussets cung cấp cho loài vi khuẩn biến đổi gene này là đường fructose. Các giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm tiếp theo để R-eutropha chuyển hóa CO2 thành xăng sinh học đang được gấp rút thực hiện.
Trong tương lai, các nhà khoa học hi vọng rằng có thể tạo ra những quy trình dẫn CO2 trực tiếp từ các nhà máy đến nơi nuôi nhốt R-eutropha để chúng có thể loại bỏ khí thải kỹ nghệ cũng như tạo ra nguồn nhiên liệu hoạt động cho nhà máy.
Không chỉ có vậy, các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng loài vi khuẩn này sau khi được biến đổi gene có khả năng chuyển hóa bất cứ dạng carbon nào trở thành isobutanol. Đây có lẽ là chìa khóa cho việc giải quyết chất thải công nghiệp cũng như nông nghiệp đang làm chúng ta phải đau đầu.
Trước mắt, nhóm nghiên cứu một mặt đang cố gắng làm cho những con vi khuẩn R-eutropha sản sinh ra nhiều isobutanol hơn với cùng một lượng thức ăn cung cấp cho chúng. Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng phải thiết kế hoàn thành một hệ thống để sử dụng tại các nhà máy công nghiệp.
Như đã nói, MIT không phải nơi đầu tiên nghiên cứu để sử dụng vi khuẩn sản xuất xăng sinh học tuy nhiên chưa một nơi nào thật sự hoàn thiện công việc này.
Một ví dụ điển hình là vào năm 2006, các nhà khoa học tại UCLA tuyên bố rằng họ đã thành công trong việc thu isobutanol từ loài vi khuẩn Synechoccus Elongatus cũng bằng nguyên liệu là khí CO2. Tuy nhiên, cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa thấy một hệ thống hoàn hảo nào sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa khí nhà kính thành xăng sinh học. Hi vọng rằng những nghiên cứu tại MIT không chìm xuồng như những tuyên bố trước đây từ giới khoa học.

Biến giấy báo thành xăng sinh học siêu rẻ

Các nhà khoa học Đại học Tulane ở Mỹ đã khám phá ra một chủng vi khuẩn mới được đặt tên là TU-103 có thể ‘lên men’ hàng tấn giấy báo thành nhiên liệu sinh học butanol thay thế cho xăng dầu. 

Hiện nay họ đang thí nghiệm dùng TU-103 ‘ủ xăng’ từ những ấn bản cũ của các tờ báo như Times Picayune, Nhật báo New Orleans ở Mỹ rất thành công.
Giờ đây hàng tấn giấy báo phế thải đã có thể được vi khuẩn TU-103 ‘ủ’ thành nhiên liệu sinh học butanol siêu rẻ. Ảnh: Paperonline.

TU-103 là loại chủng vi khuẩn đầu tiên từ thiên nhiên có thể sản xuất nhiên liệu butanol trực tiếp từ hợp chất cao phân tử cellulose, thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.

“Cellulose được tìm thấy trong tất cả các loại gỗ thực vật và là nhiên liệu hữu cơ dồi dào bậc nhất trên Trái đất, và việc biến nó thành nhiên liệu butanol là giấc mơ của nhiều người”, trưởng nhóm nghiên cứu Harshad Velankar, sinh viên nghiên cứu hậu tiến sỹ tại phòng thí nghiệm David Mullin ở Khoa Sinh học phân tử và Tế bào Đại học Tulane cho biết.

“Riêng ở Mỹ, hàng năm mọi người đem ném bỏ thành rác thải ít nhất 323 triệu tấn nguyên liệu chứa cellulose có thể được sử dụng để sản xuất thành butanol”, nhà khoa học dẫn giải thêm.

Nhóm nhà khoa học của Mullin ban đầu đã tìm ra vi khuẩn TU-103 trong phân động vật, sau đó họ tìm cách nuôi dưỡng nó và phát triển thành một kỹ nghệ sử dụng TU-103 để sản xuất butanol.

“Điểm quan trọng nhất của khám phá này là khả năng sản xuất butanol trực tiếp từ cellulose của vi khuẩn TU-103”, ông Mullin giải thích trên tờ Physorg.

Ông này nhấn mạnh rằng TU-103 là loại chủng khuẩn nhóm clostridium có khả năng sản xuất butanol duy nhất từng được biết, có thể nuôi và sản xuất butanol trong điều kiện có mặt oxy, chất khí vốn giết chết tất cả các vi khuẩn làm xăng sinh học butanol khác.

Trước nay, việc sản xuất nhiên liệu butanol trong điều kiện môi trường không có oxy luôn làm tăng giá cả sản xuất và thành phẩm.
Xăng sinh học butanol có nhiều ưu điểm hơn xăng sinh học ethanol được sản xuất phổ biến từ đường, vì butanol có thể tiếp nhiên liệu cho các phương tiện motor đang tồn tại hiện tại mà không cần phải thay đổi chỉnh sửa động cơ như ethanol, lại cũng có thể được truyền dẫn bằng các ống dẫn xăng hiện tại, ít ăn mòn hơn và chứa nhiều năng lượng hơn xăng ethanol.

“Khám phá này sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất xăng sinh học butanol. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học butanol chế từ cellulose có thể giảm đáng kể khí CO2 và khói thải so với xăng dầu hiện tại, có hiệu quả tích cực đối với khí thải trên đất liền hiện nay,” tiến sỹ Mullin khẳng định.

lundi 10 septembre 2012

Bút chì và cục tẩy

 
Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy?
Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao?
Để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình?
Ðể xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta!
Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!
Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm. Bất cứ ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác!
Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó!
Có người để tự nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!
* * * *
Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì!
Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất đính sẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai chữ này chữ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình!
Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh!
Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc những sai lầm không thể sửa chữa!
Làm thế nào đây?
Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác?
Như vậy có giải quyết được gì không?
Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn!
Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!
Mỗi em bé trước khi biết đi cũng tri qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã!
Ðừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ!
Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ!
Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!
Ðừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con người họ!
Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm.
Quan trọng là họ biết mình sai để sửa. Còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó, mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ?
Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày, lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cô nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!
Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không, nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bát đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon!
Người vợ mỉm cười hạnh phúc!
Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn. Mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!
Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng!
Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!
 Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cục tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn?
Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!

Phạm Anh chuyển
Nguồn internet

dimanche 9 septembre 2012

Đời còn dễ thương

 

 

SỐ MỘT KHÔNG NHỎ BÉ

Bạn có nghĩ rằng số 1 là nhỏ bé? 
Hãy khám phá những điều bất ngờ của con số đầy ý nghĩa này!

• Ai cũng chỉ có một mẹ, mẹ là người cho con tình yêu mãi mãi. 
Mẹ cho con tất cả, vô điều kiện. 
Mẹ là tài sản quý giá nhất mà con có được ngay từ khi mới sinh ra.

• Mỗi người chỉ có một trái tim để giữ nó trong sạch. 
Trái tim hoàn hảo nhất là trái tim đã chia sẻ tình yêu thương nhiều nhất.

• Mỗi cuộc đời có thể trải qua nhiều mối tình, mối tình đầu khó quên nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình đẹp nhất.

• Một người yêu đúng nghĩa là người mà trái tim họ có thể sưởi ấm khi giá lạnh nhất.

• Hãy tin vào tình yêu, luôn có một ai đó dành cho một ai đó.

• Một người bạn chân thành đủ khiến ta bình tĩnh, 
tự tin và an tâm dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã hay nguy hiểm nhất. 
Đó là món quà quý báu đặc biệt của cuộc sống.

• Một ánh nhìn ấm áp, nói được nhiều hơn những điều vô vị.

• Một nụ cười có thể làm nên những điều kỳ diệu.

• Ai cũng có ít nhất một khả năng hơn người, 
chẳng qua là họ chưa thấy được để nhìn nhận khả năng mới của họ mà thôi.

• Mỗi người chỉ có một cái miệng để cẩn thận khi dùng lời nói, 
để không còn làm nó dơ bẩn và không làm tổn hại đến người khác.

• Một cuốn sách có thể làm thay đổi con người. 
Cuốn sách với nội dung xấu xa đủ làm hư hỏng người đọc, 
nhưng không ai thành công với chỉ một cuốn sách hay.

• Một người không có gì ngoài gia tài kếch xù thì 
không bằng một người nghèo khổ 
mà có tri thức, sáng tạo, kinh nghiệm và lý tưởng.

• Một đồng tự lao động được quý giá hơn nhiều 
so với hàng ngàn đồng nhặt được hay làm việc bất chính mà có.

• Ai cũng chỉ có một cuộc sống để làm việc và yêu thương hết mình.

• Chuỗi ngày quá khứ đã qua, tương lai rộng mở nhiều bất ngờ. 
Ta chỉ có một hiện tại để sống và để tận hưởng từng phút từng giây.

• Có nhiều cơ hội chỉ đến một lần trong đời.

• Với thế giới, bạn chỉ là một ai đó, 
nhưng có thể với một ai đó, bạn là cả một thế giới.


Vì vậy, ngay khi đọc xong những dòng này, bạn hãy làm ngay một việc gì đó có ích cho cuộc sống, nhé! 
 
Hồ Trần Sưu tầm
Lệ Chi chuyển
 


samedi 8 septembre 2012

Những món ăn đắt nhất thế giới,

Loan sưu tầm

BBC Travel vừa tổng hợp một danh sách những món ăn đắt nhất thế giới, và nếu giá cả của chúng không làm bạn mất ngon thì không gì có thể làm được.

Đó là những món ăn hầu hết chúng ta chỉ có thể mơ đến khi trúng số hoặc trở thành triệu phú.


1. Bánh ngọt Golden Phoenix

Bánh ngọt Golden Phoenix - Ảnh: BBC

Loại bánh ngọt đắt nhất thế giới Golden Phoenix (Phượng hoàng vàng) đã được giới thiệu với khách hảo ngọt trong quán cà phê mới của Dubai Bloomsbury ngày 5-7.

Golden Phoenix có giá "khủng" 3.676 dirham (khoảng 957 USD), được làm theo công thức gồm sôcôla Ý, lá vàng ăn được 23K, dâu tây hữu cơ và rất nhiều bụi vàng ăn được. Bánh được bày trên một cái giá bằng vàng 24K và phải được đặt mua ít nhất trước 48 giờ.

2. Cocktail "27.321"

Năm 2008, Burj Al Arab, khách sạn hình cánh buồm nổi tiếng của Dubai, đưa ra món cocktail đắt nhất toàn cầu: 27.321, giá 27.321 dirham (khoảng 7.120 USD).


Cocktail ‘27.321’ - Ảnh: Picasaweb

Món đồ uống này được đặt tên theo số tầng khách sạn mà nó phục vụ (tầng 27) cùng với chiều cao của khách sạn (321m). Cocktail "27.321" được pha chế từ rượu whiskey Macallan 55 năm của Scotland, đường trái cây tự làm và phục vụ trong một chiếc ly vàng 18K.

3. Sôcôla Frrrozen Haute

Một khoảnh khắc trên môi, một đời trên… thẻ tín dụng. Đó là trường hợp của món tráng miệng đắt nhất thế giới, sôcôla Frrrozen Haute, giá 18.713 USD, ở nhà hàng Serendipity 3, New York. Món ăn này hòa trộn 28 loại ca cao khác nhau, được trang trí bằng 5g vàng ăn được 23K và phủ mảnh vàng.


Sôcôla Frrrozen Haute - Ảnh: BBC

Frrrozen Haute được bày trong một cái cốc lót bằng lá vàng ăn được, phục vụ với một chiếc vòng tay vàng 18K và kim cương. Thực khách sẽ ăn bằng thìa vàng cứng nạm những hạt kim cương hiếm có màu đen, trắng và màu sôcôla.

4. Le Burger Extravagant

Le Burger Extravagant - Ảnh: BBC

Cần những nguyên liệu gì để làm ra chiếc bánh burger đắt nhất thế giới? Thịt bò Waygu của Nhật Bản ướp bơ nấm Truffle trắng, nêm muối biển Alderwood, phủ pho mát Cheddar, nấm Truffle đen, một quả trứng chim cút rán và trứng cá muối vàng Kaluga. Và nữa, một cái tăm cứng bằng vàng, nạm kim cương.

Tổng "thiệt hại" 293 USD, phải đặt trước, và cũng tại nhà hàng đắt thế giới nổi tiếng Serendipity 3, New York.

5. Sushi Del Oriente

Sushi Del Oriente - Ảnh: BBC

Sushi Del Oriente được gói trong lá vàng 24K và rắc năm viên kim cương châu Phi 0,2K. Món ăn do đầu bếp nổi tiếng Angelito Araneta Jr của công ty ẩm thực cao cấp Karat Chef (Manila, Philippines) thực hiện, giá 85.727,59 peso Philippines.

Tác phẩm nghệ thuật này thường được mua làm quà cầu hôn, làm sao bạn có thể nói không chứ?

6. Xúp Buddha Jumps Over the Wall



Xúp Buddha Jumps Over the Wall

Đến nhà hàng Mayfair Kai (London) với 108 bảng Anh (126 USD) trong túi và bạn có thể húp thỏa thích món xúp đắt nhất thế giới - Buddha Jumps Over the Wall (Đức Phật nhảy qua tường).

Món xúp bao gồm vây cá mập, bào ngư, nấm hoa Nhật Bản, dưa chuột biển, sò khô, thịt gà, giăm bông Hồ Nam, thịt lợn và nhân sâm, và phải đặt trước năm ngày.

THƯỜNG NGA (Theo BBC)
http://hoidulich.com/index.php?topic=34828.0#.UEGD23lFJkh