vendredi 21 décembre 2012

Kim Thúy tranh giải Văn học châu Á

image

Kim Thúy tranh giải Văn học châu Á

Tiểu thuyết thơ Ru của nữ nhà văn Canada gốc Việt - Kim Thúy là 1 trong 15 tác phẩm được lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012.

image
Nhà văn Kim Thúy nhận giải thưởng văn chương Canada Governor General năm 2010

Đây là giải văn học châu Á uy tín được tổ chức hằng năm với giá trị giải nhất lên tới 30.000 đô la Canada (khoảng 634 triệu đồng). Danh sách chung khảo (5-6 tác phẩm) sẽ được công bố vào ngày 9.1.2013 và người chiến thắng sẽ được mời tham gia bữa tiệc trao giải vào ngày 14.3.2013 tại Hồng Kông.
Trong tiếng Pháp, ru có nghĩa là dòng suối nhỏ, trong tiếng Việt là lời ru. Ru là tác phẩm có tính chất tự truyện, gồm nhiều đoạn văn ngắn, với bút pháp miêu tả tâm lý khá tinh tế, kể lại những biến cố trong cuộc đời tác giả. Nhật báo Le Figaro(Pháp) đánh giá: “Văn của Kim Thúy chảy như những vần thơ - nó chuyên chở và khuây khỏa; nó đầy sinh lực và bắt người đọc suy nghĩ”. Kim Thúy cũng nhận được khá nhiều lời khen bởi một giọng văn đầy nữ tính, rung động mà thoát khỏi những giới hạn của đời sống hằng ngày.
Ru từng đoạt giải RTL-Lire 2010 ở Liên hoan sách Paris, giải thưởng văn chương danh giá nhất của Canada (The Governor General’s Literary Awards) năm 2010, lọt vào chung khảo giải Văn chương năm châu 2010 (Prix des 5 continents 2010) của các nước nói tiếng Pháp, và vừa chung khảo giải văn học uy tín Canada Scotiabank Giller 2012. Nhận xét về Ru, nhà văn Kim Thúy cho biết: “Cuốn sách nói về những đặc ân của một vài người may mắn sống sót sau thời loạn và nhìn thấy được cái đẹp theo những cách không mong muốn nhất”.
Ru được in bản đầu tại Pháp năm 2009 và nhanh chóng được xuất bản ra nhiều thứ tiếng tại 20 nước như Ba Lan, Ý, Đức, Thụy Điển... Chia sẻ về kế hoạch sáng tác sắp tới, Kim Thúy tâm sự cô muốn xây dựng một câu chuyện về những người đã dạy cô cách yêu thương.
Nhà văn Kim Thúy sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Năm lên 10 tuổi, cô cùng gia đình định cư ở Canada, tốt nghiệp khoa Luật, Ngôn ngữ và dịch thuật tại Đại học Montréal. Cô từng làm thợ may, thông dịch viên, luật sư và chủ nhà hàng. Hiện cô dành toàn bộ thời gian cho việc viết văn.


Ngọc Bi


Những mảnh đời Việt Nam
image
RU của Kim Thúy viết về một gia đình người Việt hải ngoại. Là những hồi tưởng, những ký ức và hiện thực chồng chất lên nhau. Về cuộc đời và gia đình ở Việt Nam, trước khi vượt biển, đến cuộc sống nơi xứ người ở Canada, rồi trở lại với một Việt Nam hiện tại.

Đời sống người Việt hải ngoại, buồn vui hội nhập và sau này thường có giai đoạn trở về nơi cội nguồn là đề tài đã được một số nhà văn gốc Việt ở hải ngoại viết lên. Có thể kể đến The Gangster We Are All Looking For của Le Thi Diem Thuy, We Should Never Met của Aimee Phan và Quiet As They Come của Angie Châu.

Riêng ở Canada, Kim Thúy có lẽ là nhà văn gốc Việt thứ hai với tác phẩm viết về Việt Nam thời hậu chiến, sau Nguyễn Ngọc Ngạn với The Will of Heaven xuất bản 30 năm trước đây.

RU chứa đựng hình ảnh ảm đạm quen thuộc ở miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4-1975. Nhà của tác giả bỗng dưng có cả chục bộ đội vào ở. Những người miền bắc không quen nếp sống miền Nam nên đã nuôi cá trong bồn cầu tiêu. Một hôm cá biến mất làm họ nghi ngờ gia đình tác giả. Trở thành nạn nhân của chiến dịch đánh tư sản mại bản, gia đình Kim Thúy vượt biển và đến được trại tị nạn ở Malaysia.

RU nguyên bản tiếng Pháp được nhà xuất bản Libre Expression cho in năm 2009. Bản tiếng Anh, do Sheila Fischman dịch và Random House Canada phát hành năm 2012. Sách không dày, chỉ 141 trang, là tác phẩm đầu tay của tác giả và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và cũng đã nhận được một số giải thưởng văn chương.


image
Tựa của tác phẩm, RU trong tiếng Pháp có nghĩa một con suối nhỏ và một cách ẩn dụ là “những giòng chảy của nước mắt, máu và tiền”, theo tác giả giải thích ở đầu sách.

Gia đình Kim Thúy vượt biển. Sau bốn tháng ở trại tị nạn, được đi Canada và định cư ở Montréal, ở đó nhận được những giúp đỡ của người bản xứ thân thương, không phân biệt giai cấp. Bố đã đi lau chùi nhà cửa, mẹ đi may gia công để nuôi các con ăn học. Tác giả cũng từng đi may, làm thông dịch viên, làm luật sư, mở nhà hàng trước khi viết văn.

Lối viết của Kim Thúy hay liên tưởng đến những sự việc và hình ảnh rồi nhảy từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác nên có lúc người đọc không nắm bắt được không gian, thời gian và tương quan nhân vật. Từ năm người con của bác sĩ Vinh được một linh mục ở Canada nuôi cho khôn lớn trong khi ông bị tù ở Việt Nam, tác giả nhắc đến người con trai Henri của mình có bệnh tự kỷ nên không nghe lời, không hiểu và tác giả cảm thấy như đã bị “đánh bại, bị lột trần, bị đánh tả tơi.”

Nội tâm của tác giả cũng là những xung đột của nhiều người trong gia đình. Những điều đã không thể nói ra và nay được kể lại. Từ hành vi dâm đãng của đứa con hư thân, bụi đời của dì kế Hai, đến chuyện dượng Hai, anh của mẹ tác giả, là một dân biểu đối lập có tiếng ở miền Nam, nhưng ông có vợ bé, có bồ nhí. Theo chi tiết mô tả, đó là hình ảnh của Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, đã quá cố, thuộc thành phần thứ ba trong chính trường miền Nam được nhiều người cảm phục.

Những điều viết ra cho thấy tác giả có ảnh hưởng bởi những nhân vật ủng hộ Mặt trận Giải phóng miền Nam. Trong các tác phẩm liên quan đến người Việt, bom đạn chiến tranh luôn ẩn hiện. Tác giả sinh ra trong những ngày Tết Mậu Thân với pháo nổ hoà trong tiếng súng. Những mô đất có gài mìn trên đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Một em bé mới 6 tuổi cầm thư đi liên lạc bị những người lính “nhai kẹo cao-su” bắn chết trên ruộng lúa. Ở chỗ khác, tác giả đã nhắc đến cụm từ “bàn tay lông lá” với ý chỉ sự can dự của người Mỹ vào Việt Nam.


image
Chiến tranh ở Việt Nam là những giằng co trong tư tưởng. Thời chiến tranh khốc liệt tác giả lại như được sống trong hoà bình, vì gia đình có chức vị nơi thành phố. Nhưng khi hoà bình đến tác giả như đang sống với chiến tranh. Đó là những nghịch cảnh và xung đột được dàn trải khi viết về thực tế sau ngày chiến tranh chấm dứt, là một thời điểm đen tối của Việt Nam qua nhiều nét sinh hoạt đời sống. Một cách thoang thoáng, nhiều vấn đề hậu chiến được nhắc đến trong tác phẩm, từ trại học tập cải tạo, thăm nuôi đến chính sách kinh tế ngăn sông cấm chợ qua hình ảnh một đám ma giả để đưa heo đi bán.

Còn có những ẩn dụ. Khi cờ Mặt Trận nền xanh đỏ bị biến thành toàn đỏ, tác giả coi như mất đi bầu trời, như cô thiếu nữ mất quyền đánh phấn xanh trên đôi mắt. Trong nhà ảnh Hồ Chí Minh phải được treo cao hơn cả ảnh tổ tiên. Áo dài nữ sinh không còn tung bay sân trường. Học đường trở thành nơi đào tạo anh hùng giết giặc qua những bài toán dạy đếm với con số máy bay bị bắn rớt, số lính bị giết, cán bộ bị tù. Tác giả đã một thời hãnh diện đeo khăn quàng đỏ nhưng chẳng bao giờ được làm “Cháu ngoan Bác Hồ” vì lý lịch và dù có là học sinh giỏi nhất lớp cũng không được làm “thiếu nhi đáng yêu của Đảng”. Cũng chuyện lá cờ, tác giả ghi lại sự kiện chồng của cô, một người da trắng, mặc áo thun với hình cờ đỏ sao vàng đi trên phố ở Montréal đã bị một người Việt quấy nhiễu khiến bố tác giả phải yêu cầu con rể thay áo.

RU với nét khác biệt văn hoá Việt và Canada, của tà áo dài, cách người Việt biểu lộ tình thương trong gia đình hay khen trẻ em, cách đặt tên cho con là ước vọng của cha mẹ. Nhưng trong tình yêu, giữa đông và tây là những tương đồng khi Kim Thúy viết về bản thân với những người tình, yêu thế nào cho vừa, bao nhiêu cho đủ. Như dượng Hai trong gia đình có nhiều bồ.

Khi có cơ hội trở về Việt Nam làm việc, nhìn bờ tường xưa, căn nhà cũ nay bị ngăn chia ra nhiều phòng làm tác giả bùi ngùi. Chuyện đòi lại nhà loé lên trong tâm tưởng.

Những hàng quán, người bán hàng rong gợi nhớ quãng đời niên thiếu, đặc biệt là những món ăn buổi sớm mà đời sống ở Canada không có khiến tác giả bỏ hẳn ăn sáng nơi xứ người. Ở quê cũ tác giả lại nhớ Canada, nhớ mùi thơm của giấy Bounce khi sấy quần áo, nhớ mước hoa Paris chồng tặng.

Thấy một bé gái bán bánh mì bên đường, tác giả muốn giúp cho em có cơ hội học hành để làm việc văn phòng nhưng em từ chối. Ở quê nhà, Kim Thúy được nghe người thân kể chuyện phải đi bán dâm, dù tuổi mới lên mười, được gặp những cô gái điếm trong các quán, tác giả liên tưởng đến hình xâm trên thân thể của những cô gái Canada như là những lựa chọn của chính họ, còn với những thiếu nữ Việt dù trên thân thể không có vết xâm nhưng trong tâm hồn là những vết thương sâu kín. Với Kim Thúy, đôi vai phụ nữ Việt chịu những gánh nặng của lịch sử, thời chiến tranh với những cái chết của cha, của chồng. Thời nay là những tủi nhục xã hội.


image
Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Kim Thúy có một thần tượng. Đó là Sao Mai con của cậu Hai, tức dân biểu đối lập Lý Quý Chung. Về sống ở Việt Nam đã nhiều năm, Sao Mai lúc đầu mở một tiệm bán cà-phê, bánh ngọt và được nhiều quan chức cộng sản thích ăn các thứ bánh, kem do cô tự tay làm ra. Kinh doanh phất lên, nay Sao Mai là một thương nhân thành công và nổi tiếng.

Sau ba mươi năm, sự thành công của Sao Mai được tác giả so sánh như phượng hoàng tái sinh từ tro tàn, như Việt Nam sau thời đại màn sắt và như bố mẹ đã vươn lên từ những ngày đi lau bồn cầu tiêu.

Và một ngày nào đó, quê hương sẽ là những lời ru êm đềm. Một ước mơ đẹp của tác giả. Cho thế hệ tương lai.


Bùi Văn Phú 

PS. Hôm đi dự lễ phát bằng MBA của Charles A.Tú Trương  con trai của KĐ ở Place des  Arts Montreal (04-09-2012); KĐ đã gặp cô Kim Thúy vì hôm ấy phu quân của cô cũng lãnh bằng MBA, thêm 1 sự ngẫu nhiên nữa là sau đó đi ăn tối ở restaurant  cũng gặp 2 vợ chồng cô ngồi cách gia đình Tuấn Đoan 2 bàn.

Candid moments with Kim Thúy

Rạn Nứt Trong Tâm Hồn

 
 
21 Tháng Mười Hai
Rạn Nứt Trong Tâm Hồn
 
Một ông vua giàu có nọ rất keo kiệt và hà khắc đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.
Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến hành việc thu thuế hằng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: "Năm nay mùa màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được".
Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất cả tiền thuế để sửa sang cung điện và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người dân.
Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của vua, quan tể tướng đã cho người đi khắp nơi và loan báo như sau: "Năm nay, nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người". Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở. Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.
Trở lại triều đình, quan tể tướng thông cáo với nhà vua rằng với số tiền thu thuế được, ông đã cho làm những tu sửa cần thiết nhất.
Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và đoàn tùy tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không dứt lời. Nhìn đám đông vui mừng phở lở, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giải thích như sau: "Tâu bệ hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu những tu sửa quan trọng trong cung điện. Trước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng, hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kể nhất không phải là những rạn nứt trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng người dân. Người dân không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa. Đó là lý do đã khiến hạ thần tuyên bố miễn thuế cho họ trong năm nay".
Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân hoan vẫy chào, lòng ông cảm thấy xúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười của vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.
Người Việt Nam chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với hai chữ đổi mới. Năm kia qua tháng nọ, lúc nào người ta cũng hô hào "đổi mới", nhưng đâu vẫn vào đó: đói khổ vẫn còn đó, dốt nát vẫn còn đó, lạc hậu vẫn còn đó, tù đày khốn khổ vẫn còn đó... Điều đó xem ra cũng dễ hiểu, người ta chỉ vá víu để hàn gắn những rạn nứt bên ngoài, còn rạn nứt thâm sâu nhất là rạn nứt trong tâm hồn mình, thì người ta không bao giờ nghĩ tới.
"Đổi mới" là trọng tâm của sứ điệp Kitô Giáo chúng ta. Khai mở sứ vị công khai của Ngài, Chúa Giêsu đã kêu gọi: "Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng". Sự hoán cải mà Chúa Giêsu đề ra là hoán cải tâm hồn, hoán cải con tim, hoán cải tư duy, hoán cải cái nhìn.
Sự hoán cải ấy không phải là công việc của một ngày, một tháng, một năm, mà là công trình của cả một cuộc đời. Bao lâu còn mang lấy danh hiệu Kitô, thì bấy lâu người tín hữu vẫn còn được mời gọi để hoán cải.
Sự hoán cải ấy cũng không chỉ là cố gắng riêng tư của người tín hữu mà là tác động của chính Chúa. Chính Ngài mới có thể tác tạo cho con người một trái tim mới, một quả tim biết yêu thương. Sự đổi mới mà người tín hữu Kitô không ngừng đeo đuổi trong cả cuộc sống của mình chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa những cố gắng riêng tư của mình và sự tác tạo của Chúa.
Trích sách Lẽ sống

dimanche 16 décembre 2012

Những bức tranh sơn dầu đẹp tuyệt vời của Pino Daeni


Những tác phẫm của Pino Daeni...
 
Những bức tranh sơn dầu đẹp tuyệt  ! 
Tranh sống động như hình chụp, thật là tuyệt vời !
Pino Daeni - là một nghệ sĩ người Ý, được đào tạo tại Viện Nghệ thuật của Bari, sau đó tiếp tục học tại Học viện Milan của Brera, chuyên vẽ tranh mà chất liệu chính là sơn dầu. Bằng nghệ thuật hội họa, ông muốn gởi gắm tâm tư tình cảm của mình vào những bức tranh sơn dầu mà ông gợi cho người xem cảm giác ấm áp, nỗi nhớ, tình yêu... sâu lắng! Pinois với sự nhạy cảm và tinh tế đã nắm bắt từng động tác và biểu hiện của các nhân vật trong từng tác phẩm tạo nên những hình ảnh hết sức có hồn và sống động.

Ông chuyên vẽ em bé , ảnh khoả thân và vẽ nghiên cứu !

Pino Daeni là một nghệ sĩ thành công và nổi tiếng trong quê hương mình , và cả thế giới ..

Ðó là lý do tại sao tranh của nghệ sĩ Pino được sưu tầm và tìm khắp nơi trên Thế giới !
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một tác phẩm của ông dưới đây :


 Sưu tầm

samedi 15 décembre 2012

Sả có công dụng như aspirin

 

Sả có công dụng như aspirin

Các thổ dân Úc từ lâu đã biết dùng sả để chữa bệnh. Ngày nay, y học hiện đại cũng đã “giải mã” được năng lực trị liệu của sả. Theo một nghiên cứu vừa đăng tải trên chuyên san Evidence-based Complementary and Alternative Medicine, sả có chức năng ngăn chặn sự kết khối tiểu cầu, tương tự như thuốc aspirin, vì trong sả có hợp chất eugenol.

Trong những trường hợp nhức đầu hoặc đau nửa đầu (migraines) thì hóa chất trong cơ thể bị thay đổi, nhất là serotonin, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tiểu cầu.
Hiện các hãng dược phẩm đang ráo riết nghiên cứu chi tiết về các thành phần hóa học của sả. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành chiết xuất tinh dầu sả, sẽ biến đổi một chút công thức hóa học và được bán ra thị trường dưới dạng tân dược.
Hiện nay, xu hướng quay về với thiên nhiên, khi bị nhức đầu, bạn khoan hãy dùng thuốc giảm đau mà có thể dùng sả theo phương cách đơn giản như sau:
Đập dập nát vài gốc sả, cho vào ly trà nóng nghi ngút khói. Hơi nóng có tinh dầu sả sẽ giúp bạn hết nhức đầu, đồng thời mang lại cho bạn một tinh thần sảng khoái. Không cần đến khi đau đầu, bạn có thể “lai rai” một ly trà sả vào sáng sớm sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả hơn

Loan chuyển

****************************************************************************************

Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy

Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)
Alison Kaplan Sommer April 02, 2006

Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.

Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.

Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.

Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis).
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).

Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.

Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.

Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.

Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.

Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.

Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.

Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.

Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).

Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về

dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.

Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.
 
*********************************************

Drinking fresh lemon trees make cancer cells self-destruction (cell commits suicide)

In Hebrew, is lemongrass planted desert mecca for cancer patients (cancer)
Take a small dose approximately 1g lemongrass plant, contain enough oil to make cancer cells to commit suicide in the test tube.
The Jewish researchers have found ways to make cancer cells self-destruction. At Ben Gurion University, who first saw a farmer named Benny Zabidov, who has a kind of grass in his farm in Kfar Yedidya Sharon region, he does not understand why there are so many cancer patients, they come from all over the country, concentrate Zabidov doorstep asking for fresh lemon trees. Turns out the doctor tells them to. They were advised to drink 8 times per day lemongrass plant them with boiling water in their day to cure by radiation and chemotherapy.
All comes from researchers at Ben Gurion University of the Negev, last year they had discovered in the tree lemon scented oil has been killing cancer cells in vitro, while healthy cells remain normal life . research team was led by Dr. Rivka Okir and Prof. Yakov Weinstein, the position of the Albert Katz Chair in studies of cell differentiation and malignancy tinh.tu the department of microbiology and immunity at BGU.
Lemongrass oil is a key component made lemon aroma and flavors of herbs like lemongrass plant (Cymbopogon ctratus), melissa (Melissa officinalis) and Verbena (Verbena officinalis)
According to Ofir, the study found citronella oil causing cancer cell suicide program known as the cause of cell death (Programmed cell death).
Drinking a small amount of lemon trees 1g have enough oil to promote cancer cells to commit suicide in the test tube! The inspection of the BGU retry the influence of lemongrass oil on cancer cells by adding fresh cells were cultured on. The number entered in the amount of lemongrass tea tree has been soaked with 1 g of boiling water. Seeing as citronella oils kill cancer cells, the healthy cells have a normal life.
The discovery was published in the scientific journal Planta Medica, which emphasizes on the experiments of cure with herbs.
Shortly afterwards, the discovery was taken up by the popular media to the public.
Why citronella oil to such effect? No one knows for sure, but the BGU scientists came up with a theory: in every cell of our bodies has a genetic program, it has caused a "cell death program." When something goes wrong, the cells divide with no control and become cancer cells.
In normal cells, when the cell discovers that the control system is not operating properly, for example when it found that cells contain genetic misleading division - it triggers the cell death, That is the explanation of Weinstein. This study showed the benefits of herbs medically.
Their success has led to conclusions about the citronella plant, containing oil, is regarded as likely to fight cancer cells, as they have been studying at BGU and was popular in the media, many physicians in Israel began to believe the research can be expanded further, while still recommend that patients find every way to combat the disease, by using citronella plants to destroy reality cancer cells.
That's why sao.trang Zabidov camp - where the only plant citronella (lemon grass) in Israel - has become a mecca for these patients. Fortunately they found themselves miraculous hands. Zabidov welcome the visitors with the lemon tree teapot and cake plate with warm attitude, he said: 'My father died of cancer, my sister died at a young age as well as cancer. So I understand what they have suffered, and I can not know anything about medicine, but I listen. Patients often tell me about the expensive treatment they undergo. I never told them to stop treatment, but also very good as they used to add lemon tea tree.
Zabidov know the call of farming has come to him from his youth. At age 14, he attended high school agriculture Kfar Hayarok.Sau while serving in the military, he worked with groups of idealists towards the south, in the Arava desert a new Moshav (settlement argriculture) Tsofar called.
He smiled and said: 'we are very successful. We grow fruits and vegetables. We also raised beautiful children. During a trip to Europe in the mid-80s, I started liking onng herbs. Jews, at a time, tend to be nothing more like oriental dishes and only some categories have grown as commercial celery (parsley), Fennel (dill), tree aromatic cilantro (coriander).
Wandering in the Paris market, looking for a few herbs, Zabidov saw potential can be a huge export market is in a corner. Zabidov bring samples home, he smiled, said this is the illegal taking techniques, to see if they can grow in the desert greenhouses. Soon he might as planting basil (basil), marjoram (oregano), tarragon plants (tarragon), a type of garlic (chives), sage brush (sage), and mint. His job is to develop desert property, he decided to move north, up the farm at Moshav Kfar Yedidya, a half hour drive north of Tel Avis. Now he was selling hundreds of pounds every week and lemon tree has signed distribution contracts with grocery stores. Zabidov have learned about yourself
tree oil and lemongrass help his clients better understanding, as well as invited medical experts to his farm, talking about the use of lemon trees. He also has the responsibility to talk to their customers about how to use herbs, When I realized what happened, I held the phone up and call your doctor Weistein at Ben Gurion University, because these people are asked My best way to plant citronella oil. He said lemongrass soaked in boiling water and drink 8 glasses per day.
Zabidov is who find out the lemon tree. It is not the only application for work on the farm, but also affect the health of his own. Even before the benefits of the lemon tree is known and used, he and his family had been drinking lemon grass tea tree for years and enjoying its flavor. "



Nhật tạo ra miếng vá chống sâu răng vĩnh viễn







mercredi 12 décembre 2012

Chuyện cười với ngụ ý

 Muôn mặt

Cười thấm thía

Phương Dung sưu tầm
 
Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.

Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những
yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời:
"Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường
khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "
Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình,
cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường
ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàng, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ:
"Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
-Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
-Dạ, thưa thầy
em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại
ít khi dạy các em tính khiêm tốn.