mercredi 20 mars 2013

Vị gia trưởng gương mẫu




Vị gia trưởng gương mẫu

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng

Gia đình truyền thống của Việt Nam bao gồm ông bà, cha mẹ và con cái cùng chung sống. Trong nếp sống này, ông bà nhận được sự kính trọng và hiếu thảo từ nơi con cháu; vợ chồng yêu thương nhau; cha mẹ là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho con cái; còn con cái là tương lai và niềm hy vọng của gia đình và xã hội.

Thế nhưng các giá trị quý báu đó đang bị mai một dần, mái ấm gia đình có nguy cơ biến thành nhà trọ, để vợ chồng và con cái nghỉ chân mỗi khi đêm về. Là Kitô hữu và nhất là với tư cách gia trưởng trong gia đình, bạn nghĩ gì về thực trạng này?


Sẽ có nhiều lý do để biện minh, nhưng dù sao đi chăng nữa, người gia trưởng là người có trách nhiệm lớn nhất trong gia đình.

Nhân ngày đại lễ kính thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta cùng nhau học hỏi về đời sống gương mẫu của vị gia trưởng. Ta thấy, thánh nhân là người Do thái đạo đức, giữ luật một cách nhiệm nhặt. Ngài cũng là người chồng, người cha mẫu mực. Nhưng trên hết mọi sự, thánh Giuse đã biết kết hiệp mật thiết với Chúa cả trong đời sống cầu nguyện cũng như đời sống lao động.

1. Thánh Giuse, một mẫu gương cầu nguyện
Cả đời thánh nhân là một lời cầu nguyện liên lỉ. Ngài luôn kết hiệp mật thiết với Chúa, nhờ đó ngài luôn nhận ra thánh ý Chúa và mau mắn thực hành. Phúc Âm kể:

  • Khi Đức Mẹ mang thai trước khi về chung sống, chắc chắn lòng Giuse lúc đó rối như tơ vò. Nhưng khi đã nhận ra thánh ý Chúa và biết được Đức Mẹ chịu thai bởi Chúa Thánh Thần, ngay lập tức, Giuse đón nhận Maria về sum họp.
  • Khi được thiên thần báo cho biết vua Hêrôđê tìm giết Hài Nhi Giêsu, tức thì thánh nhân đưa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập.
  • Rồi khi thiên thần bảo đem Hài Nhi về, ngài liền thi hành ngay.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Giusecũng đều chạy đến với Chúa để đón nhận thánh ý của Người. Bầu khí cầu nguyện bao trùm lên cuộc sống của ông và tiếp cho ông một sinh khí: thánh ý Chúa trở nên lương thực của thánh nhân.


2. Thánh Giuse, một mẫu gương lao động
Phúc Âm cho chúng ta biết thánh Giuse làm nghề thợ mộc. Ngài đã chọn nghề này làm kế sinh nhai và để nuôi sống gia đình Nazareth. Vẫn biết rằng nghề thợ mộc chẳng nhàn hạ chút nào, càng không thể làm giầu được, thế nhưng thánh nhân vẫn làm nghề này với tất cả lòng yêu mến trong suốt thời gian dài (ít là khoảng thời gian Chúa Giêsu sống ẩn dật tại gia đình Nazareth).

Lao động không đơn thuần vì mưu sinh, cao hơn thế, thánh Giuse dùng đó làm phương tiện để nên thánh. Ngài đã thánh hoá công việc, biến lao động thành lời cầu nguyện, biến xưởng mộc thành nguyện đường. Ngài đã khoác cho lao động một ý nghĩa: lao động là để cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo và là phương thế để nên thánh. Với mẫu gương này, thánh Giuse đã được Giáo Hội tôn làm quan thầy giới lao động.


Lao động và cầu nguyện là hai thứ không thể tách rời và không thể thiếu trong đời sống Kitô hữu. Nếu lao động nuôi sống thân xác, thì cầu nguyện giúp ta gặp gỡ Chúa và nhận ra thánh ý của Người. Thế nhưng việc cầu nguyện và lao động của chúng ta còn mang tính vụ lợi.


  • Xưa thánh Giuse cầu nguyện để nhận ra thánh ý Chúa và đón nhận cách mau mắn, thì nay chúng ta cầu nguyện thường để bắt Chúa làm theo ý ta.
  • Xưa thánh Giuse lao động với tất cả lòng yêu mến và dùng nó để nên thánh, thì nay chúng ta lao động một cách chẳng đặng đừng: lao động chỉ vì đồng tiền bát gạo.

3. Bài học áp dụng
3.1 Vậy ngay từ hôm nay, khi bắt tay vào bất cứ công việc gì bạn hãy thử làm với tất cả lòng yêu mến và ý thức đó là phương tiện giúp bạn phục vụ Chúa và tha nhân.

3.2 Và mỗi khi đứng trước một biến cố trong cuộc đời, bạn thử tìm đến Chúa và xin Người chỉ bảo, xem kết quả ra sao?

3.3 Đồng thời bạn hãy tin rẵng xưa kia thánh Giuse đã dùng tài trí, sức lực, lòng dũng cảm và can đảm để bảo vệ gia đình Thánh Gia qua mọi cơn thử thách, thì nay làm sao ngài có thể làm ngơ không cầu bầu trước mặt Chúa cho chúng ta, mỗi khi chúng ta gặp thử thách?


Vâng, ngài thật gần gũi với mọi gia đình của chúng ta, thật xứng đáng là quan thầy mọi gia đình. Vậy mỗi khi gia đình chúng ta gặp thử thách, hãy đến với thánh Giuse.

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng

mardi 19 mars 2013

Giáo hoàng Francis lên ngôi


Giáo hoàng Francis nhận chiếc nhẫn và chiếc khăn lông cừu tượng trưng cho quyền lực của người đứng đầu Giáo hội Công giáo trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà lãnh đạo thế giới và hàng nghìn giáo dân tại Quảng trường St. Peter, Vatican.
> Giáo hoàng chọn nhẫn bạc
> Vatican trước giờ chọn Giáo hoàng
> Lễ đăng quang của các đời Giáo hoàng

Giáo hoàng Francis mặc áo chùng trắng, xuất hiện trong chiếc xe trắng mui trần, vẫy tay và mỉm cười với các giáo dân tại quảng trường St. Peter, trước khi tham dự lễ Thánh lễ vào 9h30 sáng 19/3 giờ địa phương (tức 15h30 giờ Hà Nội). Giáo hoàng dừng lại để hôn một em bé và ra khỏi xe để ban phước cho một người đàn ông khuyết tật.

Các cận vệ đi theo hai bên thành xe. Ngài vẫy tay chào hỏi giáo dân trong niềm hân hoan của các tín đồ, giữa tiếng nhạc chuông ngân nga vang vọng trên quảng trường và ánh nắng nhẹ.

Sau đó Giáo hoàng đến quỳ trước mộ Thánh Peter, Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Francis nhận chiếc nhẫn biểu tượng của quyền lực của Giáo hoàng từ Hồng y Angelo Sodano, người đứng đầu Hồng y đoàn, cùng dải khăn lông cừu, tượng trưng cho vai trò dẫn dắt các con chiên của Giáo hoàng.

Trên nhẫn có khắc hình thánh Peter râu ria rậm rạp tay cầm một đôi chìa khóa - thể hiện giây phút ngài có được chìa khóa mở cửa thiên đường. Trước kia nhẫn vừa là biểu tượng vừa là con dấu của giáo hoàng, nhưng thời nay các giáo hoàng có con dấu riêng để đóng lên các tài liệu.

Tân Giáo hoàng có bài giảng đạo dài bằng tiếng Italy, bày tỏ lòng cảm tạ Chúa và chào đón các Hồng y, tu sĩ và giáo dân. Rất trùng hợp, ngày lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis lại là ngày mang tên người tiền nhiệm là Giáo hoàng Benedict XVI.

"Với Giáo hoàng Francis, Giáo hội sẽ đến gần với giáo dân hơn", linh mục Rodrigo Grajales 31 tuổi người Colombia, có mặt tại quảng trường, nói.

Cùng lúc, những đám đông khổng lồ các giáo dân tập trung bên ngoài nhà thờ lớn ở Buenos Aires vừa xem truyền hình trực tiếp vừa nhảy múa hát ca. Học sinh các trường dòng ngân nga những câu khẩu hiệu ca ngợi Giáo hoàng Francis trong khi các thầy tu và các sơ vẫy cờ Vatican.

"Giáo hoàng đã thức tỉnh những tình cảm sâu đậm trong tôi, không chỉ bởi ngài là người Argentina mà bởi sự nồng hậu của ngài. Là một người Công giáo, niềm tin của tôi đã được tiếp thêm sức mạnh", Celia Farias, 33 tuổi, nói.

Sau đó, Giáo hoàng làm lễ ban thánh thể. Ông bẻ và ăn bánh thánh rồi phát cho những người xung quanh. Các tu sĩ tiến về phía đám đông phát bánh thánh cho các giáo dân. Cuối cùng, Giáo hoàng thứ 266 đọc lời cầu nguyện và kết thúc buổi lễ đăng quang lịch sử.

Ảnh: Lễ nhậm chức của Giáo hoàng Francis
Video: Giáo hoàng trong lễ lên ngôi


Hàng trăm lãnh đạo thế giới và lãnh đạo tôn giáo có mặt tại Vatican tham dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Francis tại Quảng trường St. Peter. Đây sẽ là nơi Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên nhận biểu tượng chính thức cho quyền lực của người lãnh đạo 1,2 tỷ giáo dân Công giáo.

Hàng trăm nghìn người dự kiến tụ tập tại quảng trường và các con phố để chứng kiến giờ phút người đứng đầu giáo hội lên ngôi. Lễ đăng quang dự kiến diễn ra trong hai giờ đồng hồ.

Đại diện các chính phủ, tổ chức, tôn giáo đã tề tựu đông đủ tại hàng ghế phía trước tại quảng trường. Đông đảo giáo dân trên quảng trường vẫy vô số lá cờ, cờ của giáo hội, của các nước như Italy, Argentina. Giáo hoàng Francis là con của một gia đình di dân từ Italy sang Argentina và ngài là người Mỹ Latin đầu tiên đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã.

Vatican thắt chặt an ninh cho Thánh lễ đầu tiên của Giáo hoàng, với 3.000 nhân viên an ninh, kể cả các tay thiện xạ ẩn mình trên các nóc nhà, cũng như đội chuyên gia bom mìn. Ba lều của Chữ Thập đỏ được dựng lên quanh quảng trường.

Tại bàn thờ phía trước Vương cung thánh đường, Giáo hoàng sẽ được dâng áo bào, và sau đó dâng nhẫn, cùng một cuốn kinh thánh. Kế đó, 6 vị hồng y đại diện cho giáo đoàn thề trung thành với Giáo hoàng.

Tại buổi lễ, 250 vị giám mục và tổng giám mục được bố trí ngồi bên trái bàn thờ, cùng các chức sắc của các giáo hội thiên chúa khác. Hơn 130 quan khách từ các đoàn ngoại giao được ngồi phía bên phải bàn thờ. Phía sau họ là đại diện của các tôn giáo gồm Do Thái giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác. Kế đó nữa là 1.200 thầy tu.

Tân giáo hoàng sẽ phát biểu và thuyết giảng bằng tiếng Italy, trong khi thánh ca được cất lên bằng tiếng Hy Lạp. Trong các phần khác của lễ mixa hôm nay, ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Latinh. 

Giáo dân vui mừng hò reo khi Giáo hoàng tiến đến trên chiếc xe dành riêng cho ngài, tại quảng trường thánh Peter trước giờ Thánh lễ. Ảnh: AFP
Giáo dân vui mừng hò reo khi Giáo hoàng tiến đến trên chiếc xe dành riêng cho ngài, tại quảng trường thánh Peter trước giờ Thánh lễ. Ảnh: AFP


ĐỨC GIÁO HOÀNG TRONG LỄ ĐĂNG QUANG



pope-francis-squar_2508940d


Pope Francis reads the  gospel during his inaugural Mass in St. Peter's Square at the Vatican, Tuesday, March 19, 2013.  (AP Photo/Gregorio Borgia)

Official beginning: The inauguration Mass for Pope Francis is under way
in St Peter's Square in Rome, marking the official start of his papacy

Pope Francis stands at the steps of St. Peter's Basilica during his inaugural Mass in St. Peter's Square at the Vatican, Tuesday, March 19, 2013. (AP Photo/Gregorio Borgia)

Pope Francis stands at the steps of St. Peter's Basilica during his inaugural Mass in St. Peter's Square at the Vatican, Tuesday, March 19, 2013. (AP Photo/Gregorio Borgia)
Beginning office as 266th pope: Before the Mass Pope Francis was presented
 with his papal pallium made of lambs' wool - symbolising his role as shepherd
 of his flock

Tradition:
Tradition: Pope Francis receives the Fisherman's Ring, made of gold-plated silver.
 The pope's signet ring shows St. Peter as a fisherman and has the reigning
 pope's name inscribed around the border. It has been used since the 13th century
 as a seal for private letters

Order of ceremony
Order of ceremony: Pope Francis took part in ceremonies within St. Peter's
 Basilica, before emerging once more in solemn procession to be seated before
 the massed crowds in the square


Captive audience:
Captive audience: Francis then delivered his homily, in Italian. His sermon began
 by focusing on Joseph and his role as protector - of Mary, Jesus and the Church


Spectacular sight
Spectacular sight: Cardinals line up in seats at Pope Francis' inaugural Mass.
The Pope received the obedience of the cardinals, and the Mass formally began
 in Rome

No risks:
No risks: Pope Francis is helped walk down the steps in St. Peter's Square - on 
Friday he slightly stumbled during an audience with his cardinals so he took no 
risks today in front of a global audience]
Order of service:
Order of service: Priests deliver communion under umbrellas to the faithful


Brave new world:
Brave new world: The new Pople travelled in a Mercedes Benz G-Class SUV. If he
 had beem in the Popemobile, he would have been behind bulletproof glass, 
which was added after an assassination attempt on John Paul II

Caring touch:
Caring touch: Pope Francis got out of the jeep-style car to bless a disabled man 
in a wheelchair in the crowd

Relaxed:
Relaxed: Francis, who was elected by a secret conclave of cardinals last 
Wednesday, stopped frequently to greet the crowd


Bustling scene: Crowds fill Saint Peter's Square - police ensured they were out in force to make sure crushes did not occur in the sea of people hoping to catch a glimpse of the new Pope
Bustling scene: Crowds fill Saint Peter's Square - police ensured they were out 
in force to make sure crushes did not occur in the sea of people hoping to catch
 a glimpse of the new Pope

A partial view of St. Peter's Square

A partial view of St. Peter's Square
Francis was interrupted by applause several times during his homily, including
 when he spoke of the need to protect the environment, serve one another with 
love and tenderness and not allow 'omens of destruction,' hatred, envy and pride
 to 'defile our lives'

Blessing from new leader:
Blessing from new leader: Pope Francis kisses a child as he arrives in Saint
 Peter's Square - the new leader broke with tradition also going on a walk about
 in the crowd


Draw:
Draw: Italian media estimate could reach 1 million. Emergency crews set up
 barricades for nearly a mile along the main boulevard leading to the square to 
control the masses

Greeting:
Greeting: Pope Francis waves to crowds as he arrives to his inauguration Mass
 in St. Peter's Square at the Vatican


Attraction: The crowd may be the biggest in Rome since more than  1.5 million people came to the city for the beatification of the late Pope John Paul II on May  1, 2011
Attraction: The crowd may be the biggest in Rome since more than 1.5 million 
people came to the city for the beatification of the late Pope John Paul II on May 1,
 2011

Fresh start:
Fresh start: The Catholic leader of England and Wales has spoken of his 
 excitement over a fresh start for the Church ahead of the Pope's inauguration Mass today


Pope Francis waves to crowds as he arrives to his inauguration Mass

Pope Francis pats a baby as he is driven through the crowd prior to his inaugural Mass
Pope Francis waves to crowds as he arrives through the heaving crowd -
 he was seen touching the head of a child held out to him

Holy meeting: Although the new leader of the Catholic Church smiled widely as he picked up a child offered to him, the baby was not quite so cheerful
Holy meeting: Although the new leader of the Catholic Church smiled widely as
 he picked up a child offered to him, the baby was not quite so cheerful


Sea of faithful:
Sea of faithful: Pope Francis waves as he is driven through the crowd prior to 
his inaugural Mass marking the official start of his papacy

Welcoming:
Welcoming: The blue and white flags from Pope Francis' native Argentina fluttered 
 above the crowd that Italian media estimate could reach 1 million

History: Francis is the first pope from the developing world - and the first from outside Europe for 1,000 years
History: Francis is the first pope from the developing world - and the first from
 outside Europe for 1,000 years

Momentous occasion: Nuns and priests prayed as the Mass began in Vatican City
Momentous occasion: Nuns and priests prayed as the Mass began in Vatican City

Guests: Zimbabwe's President Robert Mugabe  and his wife Grace sit  across the aisle from European Council President Herman Van Rompuy (left) and  his wife Geertrui Windels

Guests: Zimbabwe's President Robert Mugabe and his wife Grace sit across the
 aisle from European Council President Herman Van Rompuy (left) and his wife 
Geertrui Windels

Attendance:
International pariah: Zimbabwe President Robert Mugabe, has been under a 
European Union travel ban since 2002 because of allegations of vote rigging 
and human rights abuses. The Vatican is not part of the European Union,
 allowing Mugabe to travel there

Belgium's King Albert II, Queen Paola and Belgium's Prime Minister Elio Di Rupo, top left, watch the mass

Taiwan's President Ma Ying-jeou, left, and his wife Chow Mei-chin arrive in St. Peter's Square
Belgium's King Albert II, Queen Paola and Belgium's Prime Minister Elio Di Rupo, 
top left, watch the mass and pictured on the right Taiwan's President Ma Ying-jeou, left of the photo and his wife Chow Mei-chin arrive in St. Peter's Square

Awed
Awed: Dutch Prince Alexander, second left, his wife Princess Maxima, left, Prince
 Felipe of Spain, right, and his wife Princess Letizia looks at the crowd before
 taking their seats

Argentina's President Cristina Fernandez de Kirchner arrives for the inaugural mass

Argentina's President Cristina Fernandez de Kirchner arrives for the inaugural mass
All eyes: Argentina's President Cristina Fernandez de Kirchner was seen blowing 
kisses and waving to the crowd as she took her seat for the televised event


Big event:
Big event: Nuns run in Saint Peter's Square to take a good vantage point

Main event:
Main event: Nuns of the Sisters of the Company of the Cross, from Spain, wait
 near St. Peter's Square for the start of the Mass

Deep in prayer:
Deep in prayer: Some of the faithful pray inside the Metropolitan Cathedral before
 Pope Francis installation Mass in Buenos Aires, Argentina

Reverence: Many people knelt in the Square and prayed during the Mass


Reverence: Many people knelt in the Square and prayed during the Mass

International audience
International audience: Workers check the preparations are all correct for the
 Mass which will be televised around the world

Lining up:
Lining up: Last preparations for the Mass in St. Peter's Square. Political and 
religious dignitaries from all over the world, are expected to attend


 VIDEO  See Pope Francis giving his inaugural mass

 at the Vatican


-Mugabe-President-Zimbabwe-inaugural-mass-Vaticans-St-Peters-Square.html#ixzz2O4hrAzC0




H.P sưu tầm



lundi 18 mars 2013

Tiêu thụ thịt tăng nguy cơ chết sớm

 Tiêu thụ thịt tăng nguy cơ chết sớm
14-03-2013

Tiêu thụ với số lượng lớn thịt hoặc thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ chết sớm, theo một nghiên cứu ở châu Âu được công bố gần đây.
Cuộc khảo sát của 448.568 người tại 10 quốc gia châu Âu trong khoảng thời gian gần 13 năm, đã quan sát thấy tăng nguy cơ tử vong do ung thư và bệnh tim mạch trong số những người yêu thích thịt.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học BMC có sẵn trên internet và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ một số nước, nguy cơ tử vong (tất cả các nguyên nhân) sẽ được tăng lên 44% so với những người tiêu thụ nhiều hơn 160 g thịt mỗi ngày, so với những người ít tiêu thụ hơn 20g mỗi ngày. Chỉ đối với bệnh tim mạch, nguy cơ sẽ là khoảng 72%.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét trong các kết quả của họ rằng những người ăn nhiều thịt cũng có xu hướng hay hút thuốc và uống rượu, hai yếu tố nguy cơ khác trong sự phát triển của bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Những người yêu thích thịt trong nghiên cứu cũng ăn các loại trái cây và rau quả ít hơn (được cho là có vai trò bảo vệ sức khỏe).

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 3,3% của 26.000 ca tử vong trong thời gian nghiên cứu có thể tránh được bằng cách giảm tiêu thụ thịt chế biến dưới 20 g mỗi ngày.
Xúc xích, thịt nguội, bánh mì kẹp thịt và các loại thịt chế biến khác thường béo hơn và mặn hơn so với thịt đỏ, các nhà nghiên cứu giải thích.
Nghiên cứu bao gồm nam giới và phụ nữ tham gia trong nghiên cứu lớn ở châu Âu  (EPIC tiềm năng châu Âu nghiên cứu về bệnh ung thư). Họ  giữa 35 và 69 tuổi vào lúc bắt đầu của cuộc điều tra nghiên cứu.

--------------------------------------------------------

La consommation de charcuterie accroît le risque de mort prématurée

Nguồn:Passeport santé

 
14-03-2013

La consommation en grande quantité de charcuterie ou de viande transformée augmente de manière significative le risque de mort prématurée, selon une étude européenne parue récemment.
L'étude réalisée auprès de 448.568 personnes dans 10 pays européens sur une période totale de près de 13 ans, a permis d'observer un risque accru de décès par cancer ou maladies cardiovasculaires parmi les amateurs de charcuterie.
Selon l'étude publiée par la revue BMC Medicine disponible sur internet et réalisée par des chercheurs de plusieurs pays, le risque de décès (toutes causes confondues) serait augmenté de 44% pour les personnes consommant plus de 160 g de charcuterie par jour, par rapport à celles en consommant moins de 20g par jour. Pour les seules maladies cardiovasculaires, le sur-risque serait de 72%.
Les chercheurs ont tenu compte dans leurs résultats du fait que les personnes consommant beaucoup de charcuterie avaient également tendance à fumer et à boire, deux autres facteurs de risque dans le développement des maladies cardiovasculaires et de certains cancers.
Les amateurs de charcuterie étudiés mangeaient également moins de fruits et de légumes qui passent pour avoir un rôle protecteur.
Les chercheurs estiment que 3,3% des 26.000 décès survenus au cours de la période étudiée auraient pu être évités en réduisant la consommation de viande industrielle à moins de 20 g par jour.
Les saucisses, jambons, hamburgers et autres viandes industrielles sont en général plus gras et plus salés que la viande rouge, expliquent les chercheurs.
L'étude a porté sur des hommes et des femmes enrôlés dans la grande étude européenne EPIC (étude européenne prospective sur le cancer). Ils avaient entre 35 et 69 ans au moment du début de l'enquête.

dimanche 17 mars 2013

MÙA CHAY, MÙA LẮNG NGHE

 

MÙA CHAY, MÙA LẮNG NGHE

Ngày xưa có ông vua nước lớn muốn thôn tính một nước láng giềng bé nhỏ, nên ông tìm cách dò xét nước này. Nhà vua sai sứ giả gởi đến vị vua của nước láng giềng ba pho tượng hoàn toàn giống nhau về cả chất liệu lẫn mẫu mã, và gởi kèm theo ba pho tượng một bức thư. Bức thư ấy có nội dung đại ý như sau: “Một trong ba pho tượng này là ‘báu vật’. Sau một tuần trăng từ khi chúng tôi gởi tặng quý quốc, xin quý quốc vui lòng cho biết đó là pho tượng nào”.
Vua nước nhỏ sau khi nhận được món quà đó thì vô cùng lo lắng. Nhà vua hiểu được ý đồ gây hấn của vua nước lớn. Không giải đáp được câu hỏi trên sẽ có cớ cho nước lớn gây chiến và cũng là điều nhục quốc thể. Vua cho triệu tập quần thần văn võ để xem ai tìm ra được lời giải đáp, nhưng không ai giải đáp được. Nhà vua cho rao báo khắp trong dân để tìm người có tài năng giải đáp được câu đố hóc búa này. Gần một tuần trăng lặng lẽ trôi qua, không có ai có thể đem niềm vui đến cho nhà vua!
Thế rồi một sáng nọ, một trung thần già nua đi thờ thẩn với nổi buồn mênh mong khi nghĩ đến sự bất lực của triều đình, ông tình cờ gặp một em bé tuổi độ lên mười đang tung tăng trên đường quê. Chú bé gặp ông cúi đầu chào lễ phép, rồi hỏi: “Ông là ông quan phải không?”. “Phải. Ông đáp”. – “Đã có ai giải đáp câu đố về ba pho tượng chưa ông?” . – “Chưa, cháu ạ”. – “Ông dẫn cháu vào gặp vua đi, cháu giải đáp cho!” – “Trời, con muốn rơi đầu à! Con vào triều ăn nói lung tung là tội khi quân, con biết không? Ông dẫn cháu vào cũng phải liên lụy nữa đấy!”. – “Không đâu, cháu giải được mà! Nhà vua sẽ còn ban thưởng cho cả ông nữa đó!”. Vị quan trung thần đã đến nước cùng, đành đánh liều nghe theo chú bé!
Về đến triều, đứng trước bệ rồng, giữa bá quan văn võ, chú bé lấy trong túi áo ra một cọng rơm, rồi cầm lấy pho tượng thứ nhất giơ lên cao, chú lấy cọng rơm đút vào lỗ tai phía bên này của pho tượng, cọng rơm xuyên qua lỗ tay phía bên kia. Chú bé nói. “Pho tượng này tượng trưng cho người không muốn nghe, nên hể nghe lỗ tay bên nay, thì chạy tót qua lỗ tay bên kia. Chẳng để tâm gì suy nghĩ gì đến điều đã nghe. Nên pho tượng này là pho tượng rất tầm thường, không có giá trị gì!”
Đứa bé cầm lấy pho tượng thứ hai, nó cũng làm một động tác như vậy. Nhưng lần này, cọng rơm từ lỗ tai bên này lại trổ ra ở cửa miệng. Chú bé nói: – “Pho tượng này tượng trưng cho hạng người hể nghe được gì thì xì ra ngoài miệng hết. Chẳng để tâm suy nghĩ gì, và chẳng biết giữ điều gì kín đáo! Nên pho tượng này cũng rất tầm thường, không có gì đáng quý”.
Sau cùng, chú bé cầm lấy pho tượng thứ ba, nó cũng bắt đầu bằng một động tác y như hai pho tượng trước. Nhưng lần này, cọng rơm không có lồi ra. Đứa bé cố đẩy mạnh cọng rơm vào, nhưng nó vẫn không thấy nó ra ngỏ nào. Chú bé thong thả nói “Pho tượng này tượng trưng cho hạng người luôn biết lắng nghe và biết cất giữ trong lòng để suy nghĩ những gì mình nghe được. Pho tượng này chính là ‘Báu Vật’, muôn tâu bệ hạ!”. Vua nước lớn nghe được lời giải đáp của vua nước nhỏ, thì vô cùng kính nể. Ông nói với các quan trong triều: “Nước họ có người thông minh tài giỏi như vậy, hẳn nước họ là nước mạnh mẽ, hưng thịnh, ta nên giao hoà với họ chứ không nên giao chiến” (nguồn: canhdongtruyengiao.net).
************************************
Câu chuyện “Ba pho tượng” thật ý nghĩa, gợi lên tâm tình “biết lắng nghe” của Mùa Chay Thánh.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dạy: “Mùa Chay mời gọi chúng ta biết dưỡng nuôi đức tin của mình bằng cách chú tâm, siêng năng lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích, đồng thời lớn lên trong đức ái, trong tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân, qua những việc làm cụ thể như ăn chay, đền tội và làm việc bố thí” (số 3).
Đặc điểm của Mùa Chay là sự hoán cải.  Việc hoán cải có thể được biểu lộ bằng nhiều cách rất khác nhau. Nhưng Thánh Kinh nhấn mạnh đặc biệt đến ba hình thức: giữ chay, cầu nguyện và bố thí (x. Mt 6,1-18), là những cách diễn tả sự hoán cải đối với bản thân, đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân (GLCG số 1434). Chay tịnh để từ bỏ con người tội lỗi, cầu nguyện để trở về và gắn bó với Thiên Chúa, thực hành bác ái đối với tha nhân để xứng đáng nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Mục đích chính của sự hoán cải là để con người từ bỏ con đường tội lỗi và quay trở về với Thiên Chúa. Đây cũng là một định hướng của Năm Đức Tin, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết trong tự sắc Porta fidei: “Năm Đức Tin là một lời mời gọi thực hiện cuộc trở về cùng Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới, một cách chân thực và mới mẻ” (x. Thư Mục vụ Mùa Chay, ĐGM GP Quy Nhơn).
baby-listening
1. Biết lắng nghe
Để sống tinh thần Mùa Chay, điều cần thiết nhất là phải biết lắng nghe.
Người nghe tai bên này lọt qua tai bên kia nên không còn gì để suy nghĩ, vì thế nên rất nông cạn.  Họ được Chúa Giêsu ví như hạt giống “rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất” (Mt 13,4).
Người nghe nhưng vội nói nên thiếu gạn lọc khơi trong. Họ giống như “hạt rơi trên sỏi đá, chỗ đất không nhiều, nó mọc ngay, vì đất không sâu, nhưng khi nắng lên nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô” (Mt 13, 5).
Người biết lắng nghe và biết gìn giữ trong trí khôn để suy nghĩ, biết lưu lại trong tâm hồn để suy niệm nên nội tâm phong phú, họ như “hạt gieo vào đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gắp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” (Mt 13, 8).
2. Biết thinh lặng
Để có thể lắng nghe cần phải biết thinh lặng.
Thinh lặng là nét đẹp của chay tịnh. ĐTC Bênêđictô XVI viết: “Trong thinh lặng chúng ta lắng nghe và hiểu rõ mình hơn; trong thinh lặng tư tưởng được nảy sinh và có chiều sâu.Thiên Chúa của mặc khải trong Thánh Kinh cũng nói bằng ngôn ngữ không lời… Nếu Thiên Chúa nói với con người ngay cả trong thinh lặng thì trong thinh lặng con người cũng khám phá ra khả năng nói với Chúa và nói về Chúa” (Sứ điệp truyền thông 2012). Trong Sứ điệp Truyền Thông 2011, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói đến bốn yếu tố của truyền thông chân chính: trung thực, cởi mở, tôn trọng người khác, có tinh thần trách nhiệm. Cả bốn yếu tố này đều chỉ có được nhờ thinh lặng.
Thánh Giuse yêu thích sự thinh lặng. Ngài biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa với trọn niềm phó thác. Mẹ Maria luôn thinh lặng nguyện cầu để lắng nghe tiếng Chúa. Những gì Mẹ nghe và thấy, Mẹ “ghi nhớ mọi sự và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Mẹ không vội vã phản ứng hay nói ra nhưng Mẹ “ghi nhớ” và “suy đi nghĩ lại trong lòng”. Nhờ vậy, Mẹ khám phá ý nghĩa các sự kiện và biến cố; Mẹ đi vào cuộc giao tiếp thâm sâu với Lời Thiên Chúa và để Lời ấy nên hình hài trong lòng Mẹ. Quả thật, Thánh Giuse và Mẹ Maria là con người của Mùa Chay.
Thinh lặng là quê hương của những tâm hồn lớn mạnh. Linh mục Philippon (OP) có lần viết: “Ai yêu mến sự thinh lặng sẽ được Thiên Chúa dẫn tới thinh lặng của mến yêu”.
3. Lắng nghe bằng 3 lỗ tai
Mùa Chay mời gọi chúng ta lắng nghe Lời Chúa bằng tai đi vào tâm trí, lưu giữ nơi trái tim và ở lại nơi linh hồn.
Cha Mark Link, S.J nói rằng: “Chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa bằng 3 lỗ tai: lỗ tai của tâm trí, lỗ tai của trái tim và lỗ tai của linh hồn”.
Lắng nghe bằng lỗ tai tâm trí. Đó là cố gắng tìm hiểu Lời Chúa, và hơn nữa, làm cho lời ấy sống động y như chúng ta đang nghe chính Chúa nói. Thánh Ignatiô Loyola thường nghe Lời Chúa theo kiểu này, bằng cách nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang có mặt trong hội đường Do Thái để nghe Chúa Giêsu nói. Ngài tưởng tượng ra niềm xúc động khiến giọng nói Chúa Giêsu nghẹn ngào khi đọc đến câu: “Thần khí Chúa ngự trên tôi“. Ngài còn tưởng tượng ra nỗi phấn khích như điện giật lan chuyền nơi cộng đoàn tham dự khi Chúa Giêsu tuyên bố: “Hôm nay, lời Kinh Thánh trên đã ứng nghiệm khi anh chị em nghe đọc nó“. Như thế, nghe bằng tâm trí là không những chỉ hiểu Lời Chúa, mà còn làm cho Lời ấy trở nên sống động như thể nghe từ miệng Chúa nói ra.
Lắng nghe bằng lỗ tai của trái tim. Đó là ghi tạc Lời Chúa vào trái tim và cố gắng tìm cách áp dụng Lời ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Phanxicô Xaviê lên Paris theo đuổi khoa bảng dùi mài kinh sử để cuối cùng trở thành giáo sư môn Triết học. Nhưng trên đỉnh cao danh vọng ấy, một lần tiếp cận Tin Mừng, gặp được câu: “lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn liệu ích gì?” (Lc 9,25), Phanxicô Xaviê nghe lời này như nói trực tiếp với mình.  Lời đã đi vào trái tim đã giúp ngài lựa chọn định hướng đời mình sao có lợi cho đời sống Thiên Chúa. Nghe bằng trái tim là ghi khắc Lời Chúa vào nội tâm và vận dụng lời ấy vào cuộc sống hàng ngày.
Lắng nghe bằng lỗ tai của linh hồn. Đó là cầu nguyện với Chúa về Lời đã nghe trong trái tim, như thánh Phanxicô Xaviê đã làm. Ngài từ bỏ tất cả công danh sự nghiệp, nhận chức Linh mục, rồi sau đó cùng với Ignatiô thành lập Dòng Tên với khẩu hiệu “cho vinh danh Chúa hơn”. Phanxicô Xaviê vẫn khát vọng xa hơn là hiến thân loan báo Tin Mừng tận miền sâu miền xa của địa cầu. Trong nhiều năm truyền giáo, ngài đã đi bộ tới trăm ngàn cây số, và đã rửa tội với con số kỷ lục phỏng độ ba vạn người.
Mùa Chay lắng nghe Lời Chúa. Đó là hành trình của Lời đã nghe, được diễn lại sống động nơi tâm trí, ghi khắc vào trái tim và cầu nguyện trao đổi với Chúa, từ đó lắng nghe điều Chúa muốn nhắn nhủ với bản thân qua Lời ấy. Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận khuyên:  “Chính lúc rao giảng Tin Mừng, con phải giữ sự thinh lặng bên trong, con phải để cho Chúa Thánh Thần nói với con, và nói qua miệng lưỡi con.Thinh lặng là thời gian để cầu nguyện, để chuẩn bị, để suy nghĩ, để chín mùi, để có năng lực mà loan báo Tin Mừng” (Cầu nguyện, trang 109).
************************************
Mẹ Têrêxa Calcutta diễn tả vẻ đẹp, chiều sâu và sự cần thiết của thinh lặng qua lời cầu nguyện như tâm tình biết lắng nghe của Mùa Chay:
Lạy Thiên Chúa, Đấng yêu thích sự thinh lặng,
xin dạy chúng con thinh lặng để ở một mình với Ngài, trò chuyện, lắng nghe,
và thấm nhuần Lời hằng sống.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi con mắt,
biết nhắm lại trước những vấp váp của tha nhân,
biết quay đi trước những dịp tội gây xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi đôi tai,
để nghe được tiếng kêu của người nghèo,
để khép lại trước những mời mọc của ma quỷ.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi miệng lưỡi
để biết ca tụng Chúa và đem lại an vui cho muôn người.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi trí khôn,
để mở ra trước sự thật và khép lại trước dối trá.
Cuối cùng, xin dạy chúng con thinh lặng nơi quả tim,
để tránh mọi ích kỷ, thù hằn, ghen ghét,
để yêu mến và ước ao Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen
./.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Ngọc Nga sưu tầm

samedi 16 mars 2013

Vị Giáo Hoàng của mọi tấm lòng mong ước

Vị Giáo Hoàng của mọi tấm lòng mong ước

Tác giả: 
Tuyết Mai

VỊ GIÁO HOÀNG CỦA MỌI TẤM LÒNG MONG ƯỚC
Không phải chỉ riêng gì chúng tôi mà là nỗi vui mừng khôn tả cho mọi Kitô hữu trên toàn khắp thế giới, đã được Thiên Chúa rất nhân lành của chúng ta tuyển chọn cho nhân loại một vị Giáo Hoàng rất xứng đáng như lòng mọi người mong ước.    Nhìn chân dung của ngài và được biết ngài từ Dòng Tên mà ra, chọn ngay tên thánh là Phanxicô I, để làm tên gọi của ngài trong chức vụ Giáo Hoàng thì thú thật cả thế giới đều phải reo mừng; vì từ nay thế giới sẽ được đổi mới; thế giới có được làn gió mới thổi thật mát vào mọi tâm hồn cô đơn và trống rỗng của mọi người chúng ta.
 
Ai trong giáo dân chúng ta cũng yêu quý cách đặc biệt các cha và thầy dòng vì các ngài luôn khấn cho sống được 3 lời khấn là: “khiết tịnh, vâng lời, và sống khó nghèo”.   Và hôm nay vị Giáo Hoàng tốt lành thánh thiện của chúng ta lại chọn một tên thánh là Francisco I (dòng của anh em khó nghèo) thì không còn chỗ nào có thể chê Đức Tân Giáo Hoàng của chúng ta được thưa có phải!?.   Thật cảm tạ Thiên Chúa, Người biết rất rõ thế giới chúng ta hiện nay đang cần một Giáo Hoàng vừa thông thái, vừa có đức tánh khiêm nhường, và có sống cuộc sống khó nghèo.  
 
Chúng ta cần lắm ở ngài chiếu tỏa ánh sáng của một ngọn Hải Đăng có chức năng cực sáng!.   Chúng ta cần lắm một tấm gương soi trong suốt!.   Và cần lắm ở ngài sự hiền lành và đức hạnh, tỏ lộ trên khuôn mặt từ tâm và khả ái của ngài.   Do đó cả thế giới liền có cảm tình dành cho ngài thật đặc biệt ở cái giây phút đầu tiên gặp gỡ! Như bài hát: “Phút đầu gặp ngài tinh tú quay cuồng và chúng cũng phải hò reo theo!”.
 
Chúng ta cũng sẽ dần có dịp để theo dõi ngài, xem ngài sẽ tiếp cận với những ai trên thế giới? Sẽ hành xử ra sao trong nhiều vấn đề rối rắm mà thế giới hiện đang gặp phải?.   Hy vọng lắm nơi ngài có thể làm cho những tình trạng xem chừng như bế tắc, rất khó xử, sẽ được đả thông, được lắng đọng, ổn thỏa, và ôn hòa!.   Như linh mục Vũ Ngọc Long ở giáo xứ St. Barbara có nhấn mạnh là Đức Giáo Hoàng Francisco vẫn giữ mọi tín điều của luật Công Giáo; sẽ không có gì thay đổi vì đó là Luật của Thiên Chúa. 
 
Có đổi chăng là vị tân Giáo Hoàng Francisco của chúng ta luôn có được ơn Chúa Thánh Thần đầy tràn trong ngài, cộng có được thánh Francisco trợ giúp thì ngài sẽ tuyệt đối có sức mạnh, trí minh mẫn, thể xác khỏe mạnh, cùng nhờ vào tình yêu thương sẵn có của ngài sẽ biến đổi được con người đang sống trên khắp cùng đang sống trong trào lưu quá tự do, quá trác táng, quá mê muội, và có trái tim chai lạnh gần như gỗ đá, vì thiếu thốn tấm gương thánh thiện tốt lành, và hẳn là thiếu lắm sự chia sẻ của những vị chủ chăn đối với đàn chiên của mình.
 
Thiết nghĩ Đức tân Giáo Hoàng Francisco I, sẽ thực thi mọi điều trong kinh Hòa Bình mà thánh Francisco đã nổi tiếng với bài kinh ấy!.   Quả thật chúng ta có nhiều hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng Francisco I, cũng sẽ thay đổi ít nhiều cho những vị chủ chăn hiện tại của chúng ta trong mỗi một họ đạo hay trong mỗi giáo xứ mà các ngài đang đảm nhiệm, cách sống thánh thiện và gần gũi với đàn chiên của mình nhiều hơn.   Có nghĩa siêng tìm đến với chiên thay vì ngược lại.   Đừng ở cao và xa quá với đàn chiên của mình! Sống xa lạ quá thì ngay cả đàn chiên của mình cũng thấy lạc lõng, cô đơn, không người chia sẻ và ủi an, thì vị chủ chăn ấy cũng chẳng tìm được gì hữu ích trong chức vụ của mình?? Chưa kể có những chuyện hiểu lầm nhau và có chuyện chẳng lành giữa Mục Tử và chiên.
 
Hiện nay thế giới chúng ta hẳn đang rất cần có một vị Giáo Hoàng tài ba và đức hạnh, nhưng không gì gương mẫu cho bằng chính cuộc sống tốt lành của ngài đã chứng minh điều đó!.   Quyền cao chức trọng ngài không cần, ngài chọn cho chính mình cuộc sống thật giản đơn, không cầu kỳ, mầu mè, hay tốn kém.   Ngài sống nghèo, tự nấu ăn lấy, đi làm cũng tự leo lên xe buýt hay xe lửa giống như mọi người, thay vì có kẻ hầu người hạ và một bước lên xe limousine sang trọng như bài hát: (Con chẳng phí cuộc đời! …. 2 lần 2 là 4, thực tế vậy mà khôn!.).
 
Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không dâng lên Chúa lời cảm tạ, đã luôn yêu thương con người tỗi lỗi của chúng ta và cầu xin cho ngài tân Giáo Hoàng Francisco I, luôn có ơn Chúa dồi dào, sức khỏe khả quan, để ngài có thể gánh vác trọng trách quả là nặng nề trước mặt mà cả thế giới đang trông chờ vào ngài.  
 
Viva papa Francisco I! We all love you already!.
    
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(03-15-13)