samedi 16 mars 2013

Vị Giáo Hoàng của mọi tấm lòng mong ước

Vị Giáo Hoàng của mọi tấm lòng mong ước

Tác giả: 
Tuyết Mai

VỊ GIÁO HOÀNG CỦA MỌI TẤM LÒNG MONG ƯỚC
Không phải chỉ riêng gì chúng tôi mà là nỗi vui mừng khôn tả cho mọi Kitô hữu trên toàn khắp thế giới, đã được Thiên Chúa rất nhân lành của chúng ta tuyển chọn cho nhân loại một vị Giáo Hoàng rất xứng đáng như lòng mọi người mong ước.    Nhìn chân dung của ngài và được biết ngài từ Dòng Tên mà ra, chọn ngay tên thánh là Phanxicô I, để làm tên gọi của ngài trong chức vụ Giáo Hoàng thì thú thật cả thế giới đều phải reo mừng; vì từ nay thế giới sẽ được đổi mới; thế giới có được làn gió mới thổi thật mát vào mọi tâm hồn cô đơn và trống rỗng của mọi người chúng ta.
 
Ai trong giáo dân chúng ta cũng yêu quý cách đặc biệt các cha và thầy dòng vì các ngài luôn khấn cho sống được 3 lời khấn là: “khiết tịnh, vâng lời, và sống khó nghèo”.   Và hôm nay vị Giáo Hoàng tốt lành thánh thiện của chúng ta lại chọn một tên thánh là Francisco I (dòng của anh em khó nghèo) thì không còn chỗ nào có thể chê Đức Tân Giáo Hoàng của chúng ta được thưa có phải!?.   Thật cảm tạ Thiên Chúa, Người biết rất rõ thế giới chúng ta hiện nay đang cần một Giáo Hoàng vừa thông thái, vừa có đức tánh khiêm nhường, và có sống cuộc sống khó nghèo.  
 
Chúng ta cần lắm ở ngài chiếu tỏa ánh sáng của một ngọn Hải Đăng có chức năng cực sáng!.   Chúng ta cần lắm một tấm gương soi trong suốt!.   Và cần lắm ở ngài sự hiền lành và đức hạnh, tỏ lộ trên khuôn mặt từ tâm và khả ái của ngài.   Do đó cả thế giới liền có cảm tình dành cho ngài thật đặc biệt ở cái giây phút đầu tiên gặp gỡ! Như bài hát: “Phút đầu gặp ngài tinh tú quay cuồng và chúng cũng phải hò reo theo!”.
 
Chúng ta cũng sẽ dần có dịp để theo dõi ngài, xem ngài sẽ tiếp cận với những ai trên thế giới? Sẽ hành xử ra sao trong nhiều vấn đề rối rắm mà thế giới hiện đang gặp phải?.   Hy vọng lắm nơi ngài có thể làm cho những tình trạng xem chừng như bế tắc, rất khó xử, sẽ được đả thông, được lắng đọng, ổn thỏa, và ôn hòa!.   Như linh mục Vũ Ngọc Long ở giáo xứ St. Barbara có nhấn mạnh là Đức Giáo Hoàng Francisco vẫn giữ mọi tín điều của luật Công Giáo; sẽ không có gì thay đổi vì đó là Luật của Thiên Chúa. 
 
Có đổi chăng là vị tân Giáo Hoàng Francisco của chúng ta luôn có được ơn Chúa Thánh Thần đầy tràn trong ngài, cộng có được thánh Francisco trợ giúp thì ngài sẽ tuyệt đối có sức mạnh, trí minh mẫn, thể xác khỏe mạnh, cùng nhờ vào tình yêu thương sẵn có của ngài sẽ biến đổi được con người đang sống trên khắp cùng đang sống trong trào lưu quá tự do, quá trác táng, quá mê muội, và có trái tim chai lạnh gần như gỗ đá, vì thiếu thốn tấm gương thánh thiện tốt lành, và hẳn là thiếu lắm sự chia sẻ của những vị chủ chăn đối với đàn chiên của mình.
 
Thiết nghĩ Đức tân Giáo Hoàng Francisco I, sẽ thực thi mọi điều trong kinh Hòa Bình mà thánh Francisco đã nổi tiếng với bài kinh ấy!.   Quả thật chúng ta có nhiều hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng Francisco I, cũng sẽ thay đổi ít nhiều cho những vị chủ chăn hiện tại của chúng ta trong mỗi một họ đạo hay trong mỗi giáo xứ mà các ngài đang đảm nhiệm, cách sống thánh thiện và gần gũi với đàn chiên của mình nhiều hơn.   Có nghĩa siêng tìm đến với chiên thay vì ngược lại.   Đừng ở cao và xa quá với đàn chiên của mình! Sống xa lạ quá thì ngay cả đàn chiên của mình cũng thấy lạc lõng, cô đơn, không người chia sẻ và ủi an, thì vị chủ chăn ấy cũng chẳng tìm được gì hữu ích trong chức vụ của mình?? Chưa kể có những chuyện hiểu lầm nhau và có chuyện chẳng lành giữa Mục Tử và chiên.
 
Hiện nay thế giới chúng ta hẳn đang rất cần có một vị Giáo Hoàng tài ba và đức hạnh, nhưng không gì gương mẫu cho bằng chính cuộc sống tốt lành của ngài đã chứng minh điều đó!.   Quyền cao chức trọng ngài không cần, ngài chọn cho chính mình cuộc sống thật giản đơn, không cầu kỳ, mầu mè, hay tốn kém.   Ngài sống nghèo, tự nấu ăn lấy, đi làm cũng tự leo lên xe buýt hay xe lửa giống như mọi người, thay vì có kẻ hầu người hạ và một bước lên xe limousine sang trọng như bài hát: (Con chẳng phí cuộc đời! …. 2 lần 2 là 4, thực tế vậy mà khôn!.).
 
Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không dâng lên Chúa lời cảm tạ, đã luôn yêu thương con người tỗi lỗi của chúng ta và cầu xin cho ngài tân Giáo Hoàng Francisco I, luôn có ơn Chúa dồi dào, sức khỏe khả quan, để ngài có thể gánh vác trọng trách quả là nặng nề trước mặt mà cả thế giới đang trông chờ vào ngài.  
 
Viva papa Francisco I! We all love you already!.
    
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(03-15-13)

jeudi 14 mars 2013

.Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

 

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

 Sau hai tuần lễ náo nức hồi hộp chờ đợi, thế giới đã có Giáo Hoàng mới (Habemus Papam), Đức Phanxicô Đệ Nhất. Ngày mà ngài được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ rất đẹp, gắn liền với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đi vào lịch sử Giáo Hội với 3 cái “đầu tiên”, cũng là những cái làm nên những bất ngờ thú vị.

1- Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.

Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ  Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.

2- Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.

Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…
Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.

3- Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.

Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.

Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.

Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
--------------------------
(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).
  • Loại bài viết:
  • Nguồn  ----------------------------------------------------------------------------------------------------

    Tân Giáo Hoàng sẽ nhìn về hướng nào?

    Đoàn Xuân Lộc
    Nhiều dự đoán, Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo Hoàng và Ngài chọn danh hiệu Francis I, hay Phanxicô Đệ Nhất.
    Đức Tân Giáo hoàng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt gốc Ý.Ngài gia nhập dòng Tên năm 1958, thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi và làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973. Năm 1998 Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Buenos Aires và ba năm đó, Ngài được thăng hồng y.Như vậy Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên. Ngài cũng là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên hơn 1000 năm, Giáo hội Công giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu. Hơn nữa, cũng là lần đầu tiên có một Giáo hoàng đến từ các nước đang phát triển.Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên chọn danh hiệu Francis. Trong Giáo hội có hai vị thánh lớn mang tên Francis. Một là Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên và người kia là Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Khăn), người sáng lập Dòng Anh em Hèn mọn.Chính những cái ‘nhất’ này của Ngài sẽ làm cho triều đại Giáo hoàng của Ngài mang nhiều biểu tượng và có thể nói rất thích hợp – cũng như diễn tả được – hoàn cảnh mới của thế giới và sứ vụ của Giáo hội.
    Đối với Giáo hội Công giáo, dù người được bầu làm Giáo hoàng đến từ châu Âu hay Bắc Mỹ, hoặc bất cứ một châu lục nào người ấy cũng sẽ là vị lãnh đạo tinh thần, là vị chủ chăn của toàn Giáo hội.
    Nhưng với số giáo dân tại các nước châu Âu giảm trong khi đó con số giáo dân tại nước đang phát triển – trong đó có Nam Mỹ, như Brazil và Argentina – càng tăng, việc có một vị Giáo hoàng đến từ một nước đang phát triển sẽ giúp Giáo hội sống và loan báo chứng Tin mừng một cách thiết thực hơn.
    Một trong những sứ vụ quan trọng của Giáo hội đó là bênh vực người nghèo, mang niềm vui đến cho những người cùng cực, thiếu thốn, nâng đỡ những người bị bỏ rơi, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
    Có một vị Giáo hoàng đến từ một đất nước đang phát triển như Argentina chắc chắn sẽ giúp Giáo hội chu toàn sứ vụ đó tốt hơn.

    Lối sống đơn sơ

    "Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác"
    Và có thể nói hơn ai hết, Đức Tân Giáo hoàng là hiện thân cho sứ vụ đó và có thể đó cũng là một lý do quan trọng làm các hồng y bầu chọn Ngài lên ngôi Giáo hoàng.
    Đúng vậy, Ngài là một người đơn sơ và rất gần với người nghèo. Khi làm Tổng Giám mục Buenos Aires, thay vì đi xe hơi hay để tài xế chở đi, Ngài tự lấy xe bus khi đi làm công việc mục vụ hay viếng thăm người nghèo.
    Ngài cũng chọn sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn cho mình thay vì sống trong một dinh thự dành khang trang được dành cho Ngài.
    Được biết khi Ngài được tấn phong hồng y có hàng trăm người Argentina muốn tới Roma để cùng chia vui với Ngài. Nhưng Ngài đã thuyết phục đừng họ đi và dành số tiền mua vé máy bay ấy cho người nghèo.
    Cũng vì luôn đứng về phía người nghèo và luôn bảo vệ công lý, chống lại bất công, bất bình đẳng trong xã hội, Ngài không ngại lên tiếng chỉ trích những điều bất công, phi lý.
    Theo một bài viết của Mark Rice-Oxley trên nhật báo The Guardian tại Anh, hôm 13/03, năm 2009, Ngài đã chỉ trích chính phủ của Tổng thống Ernesto Kirchner, chồng của Tổng thống hiện tại của Argentina là Cristina Fernández de Kirchner, là xấu xa và bất chính khi để bất bình đẳng tại nước này gia tăng, vì theo Ngài nhân quyền bị vi phạm không chỉ bởi đàn áp mà còn bởi những cơ cấu kinh tế bất công.
    Theo bài viết trên La Croix, đấu tranh chống nghèo đói là một trong những cuộc tranh đấu của Ngài vì Ngài coi nghèo đói là một sự vi phạm nhân quyền. Cũng theo bài viết này, trong một đất nước mà đối lập hầu như không tồn tại, Ngài thực sự là tiếng nói duy nhất dám đương đầu với vợ chồng Tổng thống Kirchner – người mà Ngài không ngừng chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.
    Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt là cơ sở lớn nhất của Dòng Tên tại Việt Nam
    Lên tiếng ngay sau khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng, Tổng Giám mục Justin Welby, người đấng đầu Giáo hội Anh giáo, đã nói rắng Đức Giáo hoàng Francis là một mục tử nhân hậu và nổi tiếng là một người luôn dấn thân phục vụ, đấu tranh cho người nghèo ở Nam Mỹ.
    Với việc Ngài luôn đứng về phía người nghèo, dám lên tiếng bênh vực họ cũng như chỉ trích chính quyền độc đoán, những bất công trong xã hội, chắc chắn dưới triều đại Ngài Giáo hội sẽ lên tiếng và dấn thân nhiều trong việc xây dựng một xã hội, thế giới bình đẳng, bác ái và huynh đệ hơn.
    Được biết, Năm 2001, khi tới thăm một bệnh viện tại Thủ đô Buenos Aires, Ngài đã làm các bác sỹ, y tá ngạc nhiên khi Ngài xin họ nước để rửa chân cho 12 bệnh nhân SIDA và hôn lên chân họ. Cùng lúc đó, Ngài nói với các ký giả có mặt rằng xã hội đang quên những người nghèo và bệnh tật.
    Theo Đức Hồng y Cardinal Cormac Murphy-O’Connor, cựu TGM Westminster, Anh quốc, “Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác. Chính cái danh hiệu của Ngài nói lên điều đó”.
    Ngay trong lần đầu tiên xuất hiện trên cương vị Giáo hoàng, Ngài đã mời tất cả những ai có mặt tại Đền thờ và Quảng trường Thánh Phêrô cũng cầu nguyện với Ngài, cho Ngài, cho Đức Giáo hoàng Benedict XVI, cho Giáo hội và thế giới.
    Ngài nói: “Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài [ĐGH Benedict]. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn”.
    Và giờ trước khi ban phép lành cho con chiên của mình cũng như tất cả mọi người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài đã xin mọi người cầu xin Chúa ban phép lành Ngài và cầu nguyện cho Ngài trong im lặng.
    Thời gian qua, Giáo hội phải đối diện với không ít những thách đố. Để giúp vượt qua những sóng gió này, hơn bao giờ hết Giáo hội cần có một vị chủ chăn khiêm nhường, thánh thiện như Ngài.

    Ảnh hưởng Á châu

    Nhà truyền giáo dòng Tên, Matteo Ricci từng làm quan triều Minh ở Trung Quốc
    Dòng Tên là một dòng trí thức nổi tiếng thế giới và đã sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac hay Karl Rhaner. Và cũng nhờ thừa hưởng được truyền thống, di sản đó Đức Giáo hoàng Francis I là một nhà trí thức có tư tưởng tương đối độc lập.
    Đây cũng là một điểm nổi bật khác nơi Ngài.
    Điều này sẽ giúp Ngài mạnh dạn đưa ra những đường hướng mục vụ mới, những thay đổi lớn để nhờ đó Giáo hội có thể sống và loan báo Tin Mừng một cách thiết thực hơn, hữu hiệu hơn.
    Việc lần đầu tiên một tu sỹ dòng Tên được bầu làm Giáo hoàng chắc chắn cũng sẽ có không ít tác động đến các nước Á châu, như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ – những quốc gia chịu không ít sự ảnh hưởng của các tu sỹ Dòng Tên.
    "Chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn"
    Các tu sỹ Dòng Tên người Pháp hay Tây Ban Nhà là những vị thừa sai đầu đến truyền đạo tại Á châu. Trong đó có Thánh Francis Xavier, người được biết đến như là một nhà truyền giáo lừng danh, đã tới châu Á truyền đạo đầu giữa thế kỷ 16.
    Với Việt Nam, không chỉ người Công giáo mà nhiều người khác còn biết đến một tu sỹ dòng Tên khác đó là linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn được gọi là cha Đắc Lộ) vì ngài là người đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành chữ Quốc ngữ.
    Việc Giáo hội Công giáo được hình thành và phát triển như ngày hôm nay tại các nước Á châu phần lớn nhờ sự đóng góp của các tu sỹ Dòng Tên. Tại những nước như Ấn Độ, Dòng Tên có rất nhiều hoạt động và ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
    Tại Việt Nam, trước 1975, các tu sỹ Dòng Tên cũng tham gia nhiều sinh hoạt, sứ vụ như giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt và tại các đại học khác hay hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội.
    Sau biến cố 1975, các hoạt động của Dòng bị giới hạn rất nhiều và chỉ được bắt đầu hồi sinh từ năm 1991.
    Với việc Đức Giáo hoàng Francis I là một người đến từ Argentina – một nước có điều kiện kinh tế xã hội, chính trị gần giống với các nước châu Á – và là một tu sỹ Dòng Tên, một dòng tu có nhiều liên hệ với sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội tại châu lục này, chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn giới triều đại của Ngài.
    Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một người Công giáo hiện sống tại Anh.ển
    Phạm Anh chuyển

mercredi 13 mars 2013

Pope Francis I Cardinal Jorge Bergoglio: First pope from Americas austere Jesuit

Pope Francis I Cardinal Jorge Bergoglio: First pope from Americas austere Jesuit

Pope Francis I, 76, modernized Argentinian church, lived a humble life, reportedly gained second-highest vote in conclave that elected Pope Benedict XVI.


HUGO VILLALOBOS / AFP/GETTY IMAGES
Undated file photo of Argentina's Cardinal Jorge Mario Bergoglio, who has been elected Pope.
By: Brian Murphy And Michael Warren The Associated Press, Published on Wed Mar 13 2013

Explore This Story



VATICAN CITY—Pope Francis is the first ever from the Americas, an austere Jesuit intellectual who modernized Argentina’s conservative Catholic Church.
Known until Wednesday as Jorge Bergoglio, the 76-year-old is known as a humble man who denied himself the luxuries that previous Buenos Aires cardinals enjoyed. He came close to becoming pope last time, reportedly gaining the second-highest vote total in several rounds of voting before he bowed out of the running in the conclave that elected Pope Benedict XVI.
Groups of supporters waved Argentine flags in St. Peter’s Square as Francis, wearing simple white robes, made his first public appearance as pope.
“Ladies and Gentlemen, good evening,” he said before making a reference to his roots in Latin America, which accounts for about 40 per cent of the world’s Roman Catholics.
Bergoglio often rode the bus to work, cooked his own meals and regularly visited the slums that ring Argentina’s capital. He considers social outreach, rather than doctrinal battles, to be the essential business of the church.
He accused fellow church leaders of hypocrisy and forgetting that Jesus Christ bathed lepers and ate with prostitutes.
“Jesus teaches us another way: Go out. Go out and share your testimony, go out and interact with your brothers, go out and share, go out and ask. Become the Word in body as well as spirit,” Bergoglio told Argentina’s priests last year.
Bergoglio’s legacy as cardinal includes his efforts to repair the reputation of a church that lost many followers by failing to openly challenge Argentina’s murderous 1976-83 dictatorship. He also worked to recover the church’s traditional political influence in society, but his outspoken criticism of President Cristina Kirchner couldn’t stop her from imposing socially liberal measures that are anathema to the church, from gay marriage and adoption to free contraceptives for all.
“In our ecclesiastical region there are priests who don’t baptize the children of single mothers because they weren’t conceived in the sanctity of marriage,” Bergoglio told his priests. “These are today’s hypocrites. Those who clericalize the Church. Those who separate the people of God from salvation. And this poor girl who, rather than returning the child to sender, had the courage to carry it into the world, must wander from parish to parish so that it’s baptized!”
Bergoglio compared this concept of Catholicism, “this Church of ‘come inside so we make decisions and announcements between ourselves and those who don’t come in, don’t belong,” to the Pharisees of Christ’s time — people who congratulate themselves while condemning all others.
This sort of pastoral work, aimed at capturing more souls and building the flock, was an essential skill for any religious leader in the modern era, said Bergoglio’s authorized biographer, Sergio Rubin.
But Bergoglio himself felt most comfortable taking a very low profile, and his personal style was the antithesis of Vatican splendour. “It’s a very curious thing: When bishops meet, he always wants to sit in the back rows. This sense of humility is very well seen in Rome,” Rubin said before the 2013 conclave to choose Benedict’s successor.
Bergoglio’s influence seemed to stop at the presidential palace door after Nestor Kirchner and then his wife, Cristina Fernandez, took over the Argentina’s government. His outspoken criticism couldn’t prevent Argentina from becoming the Latin American country to legalize gay marriage, or stop Fernandez from promoting free contraception and artificial insemination.
His church had no say when the Argentine Supreme Court expanded access to legal abortions in rape cases and when Bergoglio argued that gay adoptions discriminate against children, Fernandez compared his tone to “medieval times and the Inquisition.”
This kind of demonization is unfair, says Rubin, who obtained an extremely rare interview of Bergoglio for his biography, the The Jesuit.
“Is Bergoglio a progressive — a liberation theologist even? No. He’s no third-world priest. Does he criticize the International Monetary Fund, and neo-liberalism? Yes. Does he spend a great deal of time in the slums? Yes,” Rubin said.
Bergoglio has stood out for his austerity. Even after he became Argentina’s top church official in 2001, he never lived in the ornate church mansion where Pope John Paul II stayed when visiting the country, preferring a simple bed in a downtown building, heated by a small stove on frigid weekends. For years, he took public transportation around the city and cooked his own meals.
Bergoglio hardly ever granted media interviews, limiting himself to speeches from the pulpit and was reluctant to contradict his critics, even when he knew their allegations against him were false, said Rubin.
That attitude was burnished as human rights activists tried to force him to answer uncomfortable questions about what church officials knew and did about the dictatorship’s abuses after the 1976 coup.
Many Argentines remain angry over the church’s acknowledged failure to openly confront a regime that was kidnapping and killing thousands of people as it sought to eliminate “subversive elements” in society. It’s one reason why more than two-thirds of Argentines describe themselves as Catholic, but fewer than 10 per cent regularly attend mass.
Under Bergoglio’s leadership, Argentina’s bishops issued a collective apology in October 2012 for the church’s failures to protect its flock. But the statement blamed the era’s violence in roughly equal measure on both the junta and its enemies.
“Bergoglio has been very critical of human rights violations during the dictatorship, but he has always also criticized the leftist guerrillas; he doesn’t forget that side,” Rubin said.
The bishops also said “we exhort those who have information about the location of stolen babies, or who know where bodies were secretly buried, that they realize they are morally obligated to inform the pertinent authorities.”
That statement came far too late for some activists, who accused Bergoglio of being more concerned about the church’s image than about aiding the many human rights investigations of the Kirchners’ era.
Bergoglio twice invoked his right under Argentine law to refuse to appear in open court, and when he eventually did testify in 2010, his answers were evasive, human rights attorney Myriam Bregman said.
At least two cases directly involved Bergoglio. One examined the torture of two of his Jesuit priests — Orlando Yorio and Francisco Jalics — who were kidnapped in 1976 from the slums where they advocated liberation theology. Yorio accused Bergoglio of effectively handing them over to the death squads by declining to tell the regime that he endorsed their work. Jalics refused to discuss it after moving into seclusion in a German monastery.
Both men were freed after Bergoglio took extraordinary, behind-the-scenes action to save them — including persuading dictator Jorge Videla’s family priest to call in sick so that he could say Mass in the junta leader’s home, where he privately appealed for mercy. His intervention likely saved their lives, but Bergoglio never shared the details until Rubin interviewed him for the 2010 biography.
Bergoglio — who ran Argentina’s Jesuit order during the dictatorship — told Rubin that he regularly hid people on church property during the dictatorship, and once gave his identity papers to a man with similar features, enabling him to escape across the border. But all this was done in secret, at a time when church leaders publicly endorsed the junta and called on Catholics to restore their “love for country” despite the terror in the streets.
Rubin said failing to challenge the dictators was simply pragmatic at a time when so many people were getting killed, and attributed Bergoglio’s later reluctance to share his side of the story as a reflection of his humility.
But Bregman said Bergoglio’s own statements proved church officials knew from early on that the junta was torturing and killing its citizens, and yet publicly endorsed the dictators. “The dictatorship could not have operated this way without this key support,” she said.
Bergoglio also was accused of turning his back on a family that lost five relatives to state terror, including a young woman who was 5-months’ pregnant before she was kidnapped and killed in 1977. The De la Cuadra family appealed to the leader of the Jesuits in Rome, who urged Bergoglio to help them; Bergoglio then assigned a monsignor to the case. Months passed before the monsignor came back with a written note from a colonel: It revealed that the woman had given birth in captivity to a girl who was given to a family “too important” for the adoption to be reversed.
Despite this written evidence in a case he was personally involved with, Bergoglio testified in 2010 that he didn’t know about any stolen babies until well after the dictatorship was over.
“Bergoglio has a very cowardly attitude when it comes to something so terrible as the theft of babies. He says he didn’t know anything about it until 1985,” said the baby’s aunt, Estela de la Cuadra, whose mother Alicia co-founded the Grandmothers of the Plaza de Mayo in 1977 in hopes of identifying these babies. “He doesn’t face this reality and it doesn’t bother him. The question is how to save his name, save himself. But he can’t keep these allegations from reaching the public. The people know how he is.”
Initially trained as a chemist, Bergoglio taught literature, psychology, philosophy and theology before taking over as Buenos Aires archbishop in 1998. He became cardinal in 2001, when the economy was collapsing, and won respect for blaming unrestrained capitalism for impoverishing millions of Argentines.
Later, there was little love lost between Bergoglio and Fernandez. Their relations became so frigid that the president stopped attending his annual “Te Deum” address, when church leaders traditionally tell political leaders what’s wrong with society.
During the dictatorship era, other church leaders only feebly mentioned a need to respect human rights. When Bergoglio spoke to the powerful, he was much more forceful. In his 2012 address, he said Argentina was being harmed by demagoguery, totalitarianism, corruption and efforts to secure unlimited power. The message resonated in a country whose president was ruling by decree, where political scandals rarely were punished and where top ministers openly lobbied for Fernandez to rule indefinitely. 

----------------------------------------------------------------------

“HABEMUS PAPAM!” – “CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG!”


487834_227436444061167_2084516550_n
Đức Hồng y trưởng đẳng phó tế Jean-Louis Tauran đã công bố kết quả cuộc bầu Giáo hoàng và danh tính của vị tân Giáo hoàng với công thức truyền thống “Habemus Papam!” – “Chúng ta đã có Giáo hoàng!” Đó là Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, SJ của TGP. Buenos Aires, Argentina. Ngài đã chính thức trở thành vị Giáo hoàng tiếp theo – vị Giáo hoàng thứ 266 – của Giáo hội Công giáo, lấy tên là Phanxicô I.
Đức tân Giáo hoàng Phanxicô đã chào các tín hữu khoảng 100 ngàn người ở Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 20 giờ ngày 13-3 (2 giờ sáng ngày 14-3 giờ Việt Nam) sau khi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa trong Nhà nguyện Pauline.
ĐHY Jorge Mario Bergoglio, bây giờ là Đức tân Giáo hoàng Phanxicô I, là Tổng Giám mục của TGP. Buenos Aires, Argentina. Ngài là một tu sĩ Dòng Tên 76 tuổi. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ Latinh và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm Giáo hoàng.

Đức Giáo hoàng Phanxicô bắt đầu những lời đầu tiên của ngài:

“Anh chị em….. XIN CHÀO BUỔI TỐI!
Anh chị em biết rằng nhiệm vụ của Mật nghị Hồng y là tìm cho Rôma một giám mục. Có vẻ như anh em hồng y của tôi đã đi tìm người đó ở  tận cùng thế giới… mà chúng ta lại ở đây… Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp này! Cộng đoàn giáo phận Roma đã có giám mục. Xin cảm ơn!
Trước hết, tôi muốn cầu nguyện cho vị giám mục danh dự (emerito) Bênêđictô của chúng ta. Chúng ta cùng cầu nguyện cho ngài, xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ gìn giữ ngài.
Sau đó Đức Thánh Cha cùng đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh với các tín hữu ở Quảng Trường thánh Phê-rô.
Ngài tiếp:
“Và bây giờ, chúng ta bắt đầu hành trình: giữa giám mục và giáo dân… giám mục và giáo dân. Hành trình này của Giáo Hội Roma là hành trình dẫn dắt tất cả các Giáo Hội trong đức ái, một hành trình của tình huynh đệ, của tình yêu và tin cậy giữa chúng ta. Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau, cùng cầu nguyện cho tất cả thế giới vì một tình huynh đệ lớn lao.
“Tôi chúc mừng anh chị em để hành trình này của Giáo Hội, mà hôm nay chúng ta bắt đầu và hồng y giám quản hiện diện ở đây sẽ giúp tôi, sẽ mang lại nhiều hoa trái cho việc loan báo Tin Mừng của thành phố rất đẹp này.
“Và bây giờ, tôi sẽ ban phép lành… nhưng trước hết… trước hết… tôi xin anh chị em một đặc ân (favore): trước khi giám mục ban phép lành cho giáo dân, tôi xin anh chị em cầu xin Thiên Chúa để ngài ban phép lành cho tôi: lời cầu nguyện của giáo dân nài xin phép lành cho giám mục của mình. Chúng ta cùng thinh lặng cầu nguyện…  lời cầu nguyện của anh chị em cho tôi.”
Đức Thánh Cha cúi đầu cầu nguyện và giáo dân cầu nguyện cho ngài!
“Tôi ban phước lành cho anh chị em và cho tất cả mọi người thiện chí trên thế giới.” Sau đó, Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi cho các tín hữu và ngài kết thúc:
“Anh chị em, tôi chào anh chị em! Xin cảm ơn anh chị em thật nhiều về sự đón tiếp. Hãy cầu nguyện cho tôi, và hẹn sớm gặp lại! Ngày mai tôi đi cầu nguyện với Đức Mẹ, để Mẹ gìn giữ tất cả Roma. CHÚC NGỦ NGON! CHÚC MỌI NGƯỜI NGHỈ NGƠI AN LÀNH!”
Chỉnh Trần, SJ tổng hợp từ emty.org, vietcatholic.net, Romereports, News.va và các nguồn khác


Ghi chu :
Neu cac ban muon xem nhung bai duoi day, xin vao Web site :   dongten.net    de doc nhe.
Anh

 
Bài mới hơn
Lời đầu tiên của Đức Thánh Cha Phan-xi-côĐức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô ILombardi: Thánh Lễ khai mạc Sứ Vụ Phê-rô của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô I, thứ Ba ngày 19 tháng 03
 
Bài cũ hơn
Mật nghị bầu Giáo Hoàng (MNBGH): Canh thức vị Tân Giáo Hoàng qua “dấu chỉ làn khói”Phiên Họp Cuối Cùng của Hội Nghị Khoáng Đại H.Y Đoàn và Những Cử Hành Trong Ngày Đầu Tiên của Mật NghịTự Sắc “Normas nonnullas” Trong Tương Quan với Giáo Luật và Tông Hiến “Universi Dominici Gregis”

Xem nhiều trong tuần

Nếu Tôi Biết Tha thứ

Presidential Turkey Pardon


13 Tháng Ba

Nếu Tôi Biết Tha thứ


Trong những năm 1944-1945 dân Roma khiếp sợ mỗi khi nghe nhắc đến tên Peter Koch, một sĩ quan mật vụ Ðức quốc xã đã từng giết hại không biết bao nhiêu mạng người. Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Ðức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.

Ðức thánh cha đã sai một linh mục đến nhà tù để gặp anh ta và chuyển đến anh sự tha thứ của Ngài, đồng thời trao cho anh ta một tràng hạt mân côi. Ðến nhà giam, sau khi đã làm theo lời căn dặn của Ðức Giáo Hoàng, vị linh mục đã nghe người tử tội thốt lên như sau: "Tổ quốc con nguyền rủa con, đó là điều hợp lý. Tòa án đã kết án con, điều này cũng rất công bình. Ðức Giáo Hoàng đã tha thứ cho con và đã cho con một bài học cao qúy. Giả như con đã luôn nghĩ đến việc tha thứ, thì giờ này có lẽ con không phải ra pháp trường như thế này". Nói rồi anh bật khóc: "Con không dám động đến tràng hạt của Ðức Giáo Hoàng bằng đôi tay vấy máu của con. Xin cha đeo tràng hạt vào cổ cho con". Ít phút sau, Peter Koch ngã gục dưới loạt đạn, miệng anh vẫn còn cầu khẩn Mẹ Maria...

Xin được tha thứ, đó là một trong những hành động vĩ đại nhất của con người... Quỷ Satan đã có lần trách móc Thiên Chúa như sau: "Ngài không công bình. Có biết bao nhiêu tội nhân đã làm điều ác. Họ chỉ trở lại một đôi lần, nhưng lần nào Ngài cũng niềm nở tiếp đón họ. Tôi chỉ có làm một điều bậy, tôi chỉ có phạm tội một lần, thế mà Ngài đã tuyên phạt tôi đời đời". Nghe thế, Thiên Chúa mới hỏi vặn lại Satan: "Thế ngươi có bao giờ mở miệng xin tha thứ và ăn năn sám hối chưa?".

Mở miệng kêu xin tha thứ là bước lần đến ngưỡng cửa Thiên Ðàng. Nhưng xin tha thứ cho chính mình thôi, chưa đủ, con người cần phải tha thứ cho người khác. Cánh cửa Thiên Ðàng sẽ mở ra mỗi khi con người thành thực thứ lỗi cho người khác.

Nhận ra lầm lỗi của mình, kêu cầu sự tha thứ và tha thứ cho người khác: đó là đôi cánh Thiên Thần giúp con người bay lên tới Chúa.

Trích sách Lẽ Sống

dimanche 10 mars 2013

Thể thức bầu một Giáo Hoàng mới

Thể thức bầu một Giáo Hoàng mới


BẦU GIÁO HOÀNG MỚI

Khi một vị giáo hoàng qua đời hoặc từ nhiệm, việc điều hành Giáo hội được trao cho Hồng y đoàn. Các hồng y là những giám mục đang coi sóc các giáo phận trên khắp thế giới, hoặc đang làm việc tại Vatican, là những vị được đích thân Đức giáo hoàng tuyển chọn. Trách nhiệm lớn nhất của các ngài là bầu chọn vị giáo hoàng mới.

Trong giai đoạn “trống tòa”, các hồng y tiến hành nhiều cuộc họp tại Vatican, được gọi là họp khoáng đại. Các ngài bàn luận về những nhu cầu và thách đố Giáo hội đang phải đối diện. Các ngài cũng chuẩn bị cho việc bầu giáo hoàng mới, được gọi là Mật tuyển viện. Những quyết định chỉ dành riêng cho Đức giáo hoàng, ví dụ bổ nhiệm giám mục hay triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục, những việc này phải đợi đến khi bầu cử xong.

Nhớ lại Mật tuyển viện năm 2005, Đức hồng y Joseph Ratzinger (vị giáo hoàng tương lai) đã chia sẻ với các hồng y những suy tư gây ấn tượng sâu đậm. Ngài nói:

“Biết bao nhiêu ngọn gió học thuyết đã xuất hiện trong những thập niên gần đây, biết bao dòng ý thức hệ, biết bao hình thái tư tưởng… Con thuyền bé nhỏ của nhiều Kitô hữu thường xuyên bị lay động vì những ngọn sóng này, lắc lư từ thái cực này sang thái cực khác, từ chủ nghĩa Mác-xít đến chủ thuyết tự do, từ chủ trương tập thể đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan, từ vô thần đến thứ huyền bí mơ hồ, từ bất khả tri đến chiết trung và còn nhiều thứ khác. Những giáo phái mới mọc lên từng ngày… Tuyên xưng đức tin rõ ràng theo như Kinh Tin Kính của Hội Thánh lại bị cho là bảo thủ cực đoan. Đang khi đó chủ nghĩa tương đối, nghĩa là cho phép người ta chiều theo bất cứ ngọn gió học thuyết nào, xem ra được coi như thái độ duy nhất thích hợp với con người hiện đại. Cái đang được kiến tạo ở đây chính là sự độc tài của chủ nghĩa tương đối, vốn cho rằng chẳng có gì là vững chắc, và xem cái tôi của mình, khao khát của mình, là chuẩn mực tối hậu.

Tuy nhiên chúng ta có một chuẩn mực khác, đó là Con Thiên Chúa và là con người thật sự. Người là chuẩn mực của nền nhân bản chân chính. Một đức tin không trưởng thành sẽ mãi chạy theo những làn sóng thời trang mới mẻ, còn đức tin trưởng thành và chín chắn được bắt rễ sâu xa trong tình thân với Chúa Kitô. Chính tình thân này mở ra cho chúng ta tất cả những gì là tốt lành, ban cho chúng ta tiêu chuẩn để phân định cái thật với cái giả, chân lý và giả dối. Chúng ta phải chín muồi trong đức tin trưởng thành này, và chúng ta muốn dẫn đoàn chiên của Chúa Kitô đến đức tin trưởng thành ấy. Chính đức tin ấy – và chỉ có đức tin ấy – mới tạo nên sự hiệp nhất và thực hiện sự hiệp nhất trong đức ái. Ở đây, thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một từ ngữ rất đẹp: sống chân lý trong đức ái, như là công thức nền tảng của đời sống Kitô giáo. Trong Chúa Kitô, chân lý và tình yêu hội tụ. Chúng ta càng đến gần Chúa Kitô bao nhiêu thì chân lý và tình yêu càng vững chắc nơi chúng ta bấy nhiêu. Tình yêu không có chân lý là thứ tình yêu mù quáng; chân lý không có tình yêu chỉ là thanh la chũm chọe!”

Rồi ngài nói thêm:
“Ai cũng muốn kiếm tìm những gì bền vững. Nhưng cái gì tồn tại mãi? Không phải tiền bạc. Những dinh thự cũng chẳng tồn tại mãi, sách vở cũng thế. Sau một thời gian nào đó, lâu hay chóng, mọi thứ đều tan biến. Điều duy nhất tồn tại đến vĩnh hằng là linh hồn của con người được Thiên Chúa tạo dựng để sống vĩnh hằng. Do đó hoa trái tồn tại mãi mà chúng ta phải gieo trồng nơi linh hồn con người là tình yêu và sự hiểu biết, là những cử chỉ chạm đến lòng người, là những lời lẽ mở lòng người ra với niềm vui của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta hãy cầu xin Chúa để Ngài giúp chúng ta trổ sinh hoa trái, thứ hoa trái tồn tại mãi. Chỉ bằng cách đó, trái đất này mới được biến đổi từ thung lũng nước mắt thành địa đàng của Thiên Chúa”.

Thông thường, sau 15 – 20 ngày kể từ khi trống tòa, các hồng y quy tụ tại Đền thờ Thánh Phêrô để dâng Thánh Lễ, xin ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn cho việc bầu chọn vị giáo hoàng mới. Chỉ có các hồng y dưới 80 tuổi mới được bỏ phiếu trong Mật tuyển viện. Con số các vị này được giới hạn ở 120. Mật tuyển viện bắt đầu khi các hồng y được rước vào Nhà nguyện Sistine và có lời thề giữ bí mật tuyệt đối trước khi cửa Nhà nguyện được niêm phong. Các hồng y sẽ đọc chung lời thề sau:

“Chúng tôi, các hồng y cử tri, tập thể và cá nhân, hiện diện trong lần bầu chọn Giáo hoàng này, xin đoan thề và tuyên hứa tuân giữ cách trung thành và tỉ mỉ những điều khoản trong Tông thư Universi Dominici Gregis.

Chúng tôi đoan thề và tuyên hứa rằng bất cứ ai trong chúng tôi, theo sự an bài của Chúa, được bầu làm Giáo hoàng, sẽ trung thành đảm nhận sứ vụ Thánh Phêrô, làm Mục tử của Hội Thánh phổ quát, và kiên vững khẳng định, bảo vệ những quyền và tự do về mặt thiêng liêng cũng như trần thế của Tòa Thánh.

Trên hết mọi sự, chúng tôi đoan thề và tuyên hứa sẽ giữ tuyệt đối bí mật về tất cả những gì liên quan đến việc bầu giáo hoàng, cũng như những gì diễn ra tại nơi bầu chọn, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến kết quả bỏ phiếu; chúng tôi hứa sẽ không tiết lộ bí mật này bằng bất cứ cách nào, trong hoặc sau khi bầu vị giáo hoàng mới, trừ khi được Đức giáo hoàng minh nhiên cho phép; chúng tôi hứa không bao giờ hỗ trợ cho bất cứ hình thức can thiệp hoặc chống đối nào, qua đó các quyền bính thế tục hoặc các nhóm hoặc những cá nhân có thể can thiệp vào việc bầu giáo hoàng”.

Tiếp theo lời thề chung, từng hồng y sẽ tiến đến trước Sách Phúc Âm, được đặt giữa Nhà nguyện, và nói thêm:
“Và tôi, hồng y …… xin đoan thề và tuyên hứa như thế, xin giúp con, lạy Chúa và Sách Phúc Âm mà con chạm tay tới”.


Các hồng y bỏ phiếu kín, từng người một tiến đến trước bức danh họa của Michelangelo về Ngày Phán Xét, dâng lời cầu nguyện và bỏ lá phiếu của mình. Mỗi ngày có 4 lần bỏ phiếu, cho đến khi một ứng viên nhận được 2/3 số phiếu bầu. Kết quả của mỗi vòng bỏ phiếu được xướng lên và được 3 hồng y ghi nhận. Nếu không có vị nào đạt được 2/3 số phiếu bầu, thì những phiếu này được đem đốt, trộn với hóa chất, tạo nên khói đen. Mọi người bên ngoài nhìn vào luồng khói đen thì biết là chưa có kết quả.

Khi một ứng viên nhận được 2/3 phiếu bầu, hồng y niên trưởng của Hồng y đoàn sẽ hỏi xem ngài có chấp nhận hay không. Nếu ngài chấp nhận, ngài sẽ chọn tước hiệu và mặc phẩm phục giáo hoàng trước khi tiến ra bao lơn trước Đền thờ Thánh Phêrô. Những phiếu bầu trong vòng cuối cùng được trộn với hóa chất để cho khói trắng, báo hiệu cho cả thế giới biết việc bầu giáo hoàng mới đã hoàn tất.

Vị hồng y niên trưởng trong số các hồng y phó tế, hiện nay là hồng y Jean-Louis Tauran (người Pháp), sẽ loan báo từ bao lơn của Đền Thánh Phêrô: “Habemus papam” (Chúng ta có giáo hoàng). Sau đó Đức Tân Giáo Hoàng tiến ra và ban phép lành cho thành Rôma và toàn thế giới (urbi et orbi).     

WHĐ

vendredi 8 mars 2013

15 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ

15 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ


1. Thủy triều xanh


Hiện tượng phát quang sinh học bên trong những con sóng là do các thực vật phù du gây nên.
Thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học. Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các đại dương là tảo “dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào.
Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.
Trong đợt thủy triều xanh tại bãi biển Leucadia, California vào tháng 9/2011, các nhà khoa học còn phát hiện một số loài tảo dinoflagellate chứa độc tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe con người, quá trình sinh sôi phát triển của các loài cá và nhiều sinh vật biển khác. Bên cạnh đó, loài tảo còn sử dụng khả năng phát quang như một thứ vũ khí lợi hại ngăn chặn mối đe dọa từ các sinh vật khác.

2. Nấm phát sáng ban đêm

 
Nấm phát quang là một loài thực vật độc, còn có tên khác là “nấm ma”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nấm cũng tỏa sáng theo phương thức của một con đom đóm, nhờ hỗn hợp chất hóa học luxiferin và luciferase. Luciferase là một loại enzym giúp hỗ trợ phản ứng giữa chất luciferin, ôxy và nước để tạo ra dung dịch phát quang.
Thế nhưng, cho tới hiện tại, chưa có bằng chứng xác thực việc xuất hiện của luciferin và luciferase trên nấm phát quang. Lý do vì sao nấm hiện tượng phát sáng cho đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải thích. Đối với loài nấm, các nhà khoa học đưa ra giải thuyết, chúng phát quang để thu hút côn trùng giúp chúng phân tán mầm mống để hình thành cây nấm con mới.

3.
Cầu vồng lửa


Thực chất, hiện tượng cầu vồng lửa không hề liên quan đến cầu vồng hay lửa. Cầu vồng lửa là hiện tượng quang học đặc biệt, có dạng dải nhiều màu song song với đường chân trời (còn gọi là mây ngũ sắc). Hiện tượng này xảy ra khi các đám mây mang nhiều nước có kích thước gần như đồng nhất. Những đám mây này làm nhiễu xạ hoặc bẻ cong ánh sáng, khiến ánh sáng chiếu theo các bước sóng, hoặc màu sắc khác nhau.

4.
Mây xà cừ


Mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng ra rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.
Mây xà cừ thường được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, với độ cao từ 15-25km, ngay bên trên những đám mây thuộc tầng đối lưu. Lý do khiến chúng tỏa sáng mạnh mẽ trước bình minh và sau hoàng hôn là do ở những độ cao đó, chúng vẫn được ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Hiện tượng này là hậu quả trực tiếp của việc con người thải ra không khí quá nhiều khí methane, phản ứng với ozone và hình thành nên mây clo. Sự xuất hiện của mây xà cừ là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên.


5. Tuyết cuộn tròn thành hình ống

Tuyết cuộn thành hình ống là hiện tượng tự nhiên cực hiếm thấy, chúng chỉ xảy ra khi có sự kết hợp hài hoà giữa các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, địa hình và tuyết.
Các cuộn tuyết hình thành trên vùng đất trống bằng phẳng hoặc ngơi nghiêng một chút, bề mặt được bao phủ bởi một lớp băng nhẵn hoặc lớp tuyết cứng. Tuyết sẽ rơi xuống hoặc chất đống trên mặt đất. Các đợt gió thổi mạnh sẽ tốc lên khoanh tuyết và cuộn tròn từng chút.
Những đám tuyết ướt, mới bám lại bề mặt băng, khoanh tuyết mới hình thành sẽ trượt đi và cuộn tròn. Các cơn gió là tác nhân dịch chuyển các cuộn tuyết cho dày hơn.
Khi cuộn tuyết quá nặng đến gió cũng không thể dịch chuyển hoặc va chạm với chướng ngại vật thì mới ngừng chuyển động. Vì chúng chỉ được tạo ra khi có đủ các điều kiện khí hậu đặc biệt nên dễ hiểu vì sao người ta hiếm gặp. Không những hiếm xảy ra mà chúng còn rất dễ vỡ. Nếu nhiệt độ tăng lên hoặc giảm xuống thì chúng sẽ sụp vỡ.

6. Rừng đá bazan hình trụ


Các khối đá bazan hình thành do hiện tượng núi lửa phun trào, chúng là những khối đá dựng đứng, một quần thể đá mang tính hình học khá ngoạn mục, phân bố theo các đường kẻ ô với 6 cạnh hình lục giác đều tăm tắp.
Quần thể đá thiên nhiên kỳ thú này là một trong những tuyệt tác phong cảnh thiên nhiên tọa lạc ở vùng duyên hải biển Ireland.


7. Mưa động vật


Có những cơn mưa kỳ lạ mang theo hàng nghìn con cóc rơi từ trên trời xuống đường. Hiện tượng mưa kèm theo các loài động vật khác hiếm xảy ra hơn mưa "cóc", song cũng đã từng xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới.
Lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu tự nhiên học phần lớn đều cho rằng vào thời điểm đó, một trận lốc xoáy mạnh đã cuốn theo những con cóc và nhái theo, sau hàng nghìn dặm đường, khi cơn lốc xoáy suy yếu, mưa xuất hiện, thì những con vật bị cuốn theo này cũng rơi xuống đất cùng với những cơn mưa.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần lý giải cho sự xuất hiện của những trận mưa kỳ lạ. Trên thực tế, những cơn mưa kèm theo sự xuất hiện của các loài "động vật" vẫn còn là một hiện tượng bí ẩn của tự nhiên mà con người vẫn đang tìm cách khám phá.


8. Những đám mây kỳ dị


 
Những đám mây này trông giống như bề mặt đại dương bị khuấy đảo khi nhìn từ bên dưới. Những đám mây kỳ lạ này được đặt tên là asperatus, có nghĩa là một dạng gợn sóng hỗn loạn, mạnh mẽ, và bất thường.
Liệu đám mây này có phải là một dạng mới hay không hiện vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bề mặt dưới lổn ngổn của đám mây asperatus có thể do có gió mạnh khuấy động các lớp khí nóng và lạnh ổn định tồn tại trước đó.

9. Mặt trời xanh (chớp xanh)

Hiện tượng đặc biệt này xảy ra khi Mặt trời nằm rất thấp, chỉ có một phần nhỏ nhô lên khỏi đường chân trời. Một phần rất nhỏ ở mép trên của Mặt trời xuất hiện màu xanh trong 1 tới 2 giây, rất khác so với màu sắc thông thường.
Nguyên nhân của hiện tượng là do sự tán sắc ánh sáng trong khí quyển khi ánh sáng từ Mặt trời đi qua lớp không khí dày, các tia sáng có bước sóng khác nhau (ứng với các màu khác nhau) bị khúc xạ với các góc khác nhau. Khi Mặt trời ở vị trí thấp, sát chân trời sẽ có một phần tia sáng đỏ (và các màu cận đỏ) không tới được mắt người quan sát trong khi phần ánh sáng màu xanh lại khúc xạ nhiều hơn nên tới với người quan sát.


10. Mặt trời giả

 
Mặt trời giả là hiện tượng hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời giả. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời giả.
Hiện tượng diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, Mặt trời giả là các vùng sáng ở rìa.
Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên.


11. Cầu vồng “sinh đôi”

 
Cầu vồng "sinh đôi" là hiện tượng hiếm gặp, chúng có chung gốc nhưng lại tách thành 2 cung vòng riêng biệt.
Bí ẩn của hiện tượng nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc. Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ tạo thành cầu vồng sinh đôi.


12. Tảng băng trôi sọc ở Nam Đại dương

Tảng băng ấn tượng này hình thành từ hàng nghìn năm trước, hiện đang trôi nổi quanh Nam cực. Một số đường sọc do lớp băng tan chảy và đông cứng tạo ra. Những đường kẻ khác hình thành do đất và bụi bám vào, khi băng trượt trên sườn dốc.
Tảng băng trôi có sọc với nhiều màu khác nhau bao gồm vàng, nâu, đen và xanh da trời…


13. Hiện tượng “chớp Catatumbo”

Vào buổi tối tại cửa sông Catatumbo, Venezuela, bầu trời thường xuất hiện khoảng 150 – 200 ánh chớp mỗi phút nhưng hầu như không có tiếng sấm đi kèm.
Giới khoa học gọi đây là hiện tượng “chớp Catatumbo” hay “lò sản xuất ozone” lớn nhất thế giới, được hình thành do khí ozone (O3) liên tục được sản sinh do tương tác của tia chớp với oxy trong khí quyển, do sự tiếp xúc của các khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận.
Ước tính hiện tượng này xảy ra khoảng 150 đêm/năm, xuất hiện nhiều nhất khi độ ẩm môi trường lên cao.


14. Sóng trọng lực

Một trong những hiệu ứng nhìn thấy được của sóng trọng lực là mô hình đám mây xen kẽ không gian của không khí ở giữa. Các dòng này luân phiên cho thấy những nơi mà không khí đang tăng lên và những nơi đánh chìm do sóng.
Hiện tượng xảy ra do sự luân chuyển không khí theo chiều thẳng đứng, thường là kết quả của những khối khí trườn xuống từ núi hay trong những cơn bão lớn có sét. Sóng này chỉ sinh ra khi khối không khí bị dồn vào trong một "túi khí" ổn định. Đà di chuyển hướng lên của khối không khí vào túi khí sẽ gây ra thay đổi về khí quyển, làm biến đổi dòng động lực. Sau đó, dòng động lực được thiên nhiên cân bằng lại trong khí quyển, gây ra những dao động có thể thấy bằng mắt thường trong khối mây.


15. Bãi đá tảng Moeraki


Những tảng đá khổng lồ ở Moeraki (New Zealand) thường nặng đến vài tấn và có đường kính hơn 2m.
Bãi đá có lịch sử hình thành cách đây 65 triệu năm. Đây là kết quả của quá trình bào mòn và ngưng kết của những lớp bùn cổ đại từ canxi và cacbonat xung quanh các mảnh vụn ở dưới đáy đại dương, hình thành trong trầm tích đáy biển tương tự như sự hình thành ngọc trai.
Theo Kien Thuc


Nguồn