vendredi 22 novembre 2013

Tự Lực văn đoàn: Hương văn xuyên thế hệ

Tự Lực văn đoàn: Hương văn xuyên thế hệ

SGTT.VN - Nhân dịp khánh thành trụ sở mới của đại học Hoa Sen, TP.HCM ngày 10.11, nhà báo Vu Gia sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên trường này về Tự Lực văn đoàn, một chủ đề mà ông đã nghiên cứu tương đối tường tận. Một phần nội dung của buổi nói chuyện này đã được chia sẻ với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.
Các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn được tái bản sau này.


Năm ngoái có một hội thảo về Tự Lực văn đoàn nhân kỷ niệm 80 năm văn đoàn này ra đời. Anh là người đọc tham luận đầu tiên, vậy lần này liệu có gì khác những gì độc giả đã biết?
Tham luận tôi viết năm ngoái nhân kỷ niệm 80 năm Tự Lực văn đoàn chỉ có một chi tiết là đính chính lại lịch sử. Nó liên quan đến vụ thơ mới đánh thơ cũ, nhất là báo Phong hoá của văn đoàn cứ nhè Tản Đà mà “đánh”. Sau đó nhà văn Khái Hưng đến chơi hỏi Tản Đà: “Tụi tôi nói anh như vậy anh có giận không?” – “Giận gì, cuộc đời là sân khấu, mình là diễn viên sân khấu đó, có gì đâu mà giận!” Cho nên tới giờ cuối, chính Nhất Linh là người kêu Tản Đà dịch thơ Đường: “Tôi dành cho anh mỗi số một ô, anh dịch thơ Đường cho tôi”. Nhờ Nhất Linh mà mình mới có tập thơ Đường do Tản Đà dịch và ông làm việc này cho đến chết.
Vậy anh sẽ nói điều gì cho sinh viên nghe về Tự Lực văn đoàn?
Thứ nhứt tôi sẽ nói cho họ biết trong lịch sử văn học Việt Nam có một văn đoàn như thế. Sau 80 năm nhìn lại, người ta xác nhận Tự Lực văn đoàn vẫn là văn đoàn duy nhất làm văn chương, sống được bằng văn chương mà không có sự tài trợ của ai hết. Và đến ngày nay người ta vẫn phải thừa nhận đây là văn đoàn duy nhất làm nên cuộc cách mạng văn học của thế kỷ 20. Thậm chí phải dùng cụm từ “văn chương Tự Lực văn đoàn” để phân biệt với những thể loại văn học khác. Đối với sinh viên, việc cảm thụ văn chương qua những câu văn trong sáng, thấm đẫm tình yêu quê hương của Tự Lực văn đoàn lẽ ra đã phải được thẩm thấu từ nhỏ như ở thế hệ chúng tôi.
Thông qua buổi nói chuyện này tôi cũng muốn đề cập đến gương tự học của các thành viên Tự Lực văn đoàn. Ông Thế Lữ, so bằng cấp mới học tới lớp 8 bây giờ. Tú Mỡ mới xong lớp 9. Khái Hưng, Thạch Lam mới hết lớp 11. Nhưng họ tự học tiếng Anh, chữ Hán. Ví dụ như Thế Lữ dịch Con quỷ truyền kiếp từ nguyên bản tiếng Anh, hay sau năm 1945 ông dịch kịch Nga, kịch Trung Quốc từ tiếng Trung. Khái Hưng dịch Mưa của Somerset Maugham là từ tiếng Anh. Nói thêm, một số giáo sư sau này mà tôi biết như giáo sư Lê Trí Viễn, Cao Xuân Hạo… đều tự học ngoại ngữ. Nhờ cánh cửa sổ mở ra thế giới ấy mà họ đọc các tác phẩm nổi tiếng của thế giới không qua văn bản dịch. Đó cũng là một lợi thế cho người viết khi kết hợp nền văn hoá bản địa với ngôn ngữ hiện đại, tư tưởng hiện đại của thế giới để tạo ra một dòng văn học Việt rất riêng, rất trí tuệ. Văn chương cần tài năng, nghề này tuy không có thầy nhưng lại có rất nhiều “thầy” ở cuộc đời, ở khắp nơi.
Tuy nhiên trong buổi nói chuyện này, tôi không phân tích tác phẩm mà nói về văn chương Tự Lực văn đoàn đã để lại ấn tượng từ thời trai trẻ của thế hệ chúng tôi cho đến bây giờ như thế nào.


Một cuốn sách của Vu Gia viết về tác giả Tự Lực văn đoàn.
Anh yêu điều gì nhất ở văn chương Tự Lực văn đoàn?
Có những câu thơ như bám vào da thịt mình mà mãi không rớt được. Ví dụ đọc câu thơ này: “Anh đi đường anh tôi đường tôi/Tình nghĩa đôi ta có thế thôi/Đã quyết không mong sum họp mãi/Bận lòng chi nữa lúc chia phôi…”
(Giây phút chạnh lòng của Thế Lữ). Đọc câu thơ như thế tưởng sáng ra được mọi thứ! Hay đọc văn xuôi, thấy quê hương mình chỗ nào cũng đẹp. Lần đầu tiên ra Hà Nội, tôi chỉ muốn tìm đến đê Yên Phụ, ga Thạch Lỗi, chùa Long Giáng… là những nơi mà các tác phẩm của các nhà văn Tự Lực văn đoàn mô tả. Những gì họ viết cứ tự nhiên vào trong mình, gắn với mình và trở thành ký ức đẹp không bao giờ quên được.
Ca dao Việt Nam có câu “Anh về để áo cho em/Để đêm em mặc để ngày em ôm”, mùi văn của Tự Lực văn đoàn làm cho tôi và cả thế hệ tôi vương vấn mãi. Đôi lúc căng thẳng, mệt mỏi vì đời sống này, tôi chỉ cần đọc vài dòng tiểu thuyết của Bướm trắng (Nhất Linh), lại thấy yêu đời. Văn chương mà trơn tuột thì mình chẳng có gì đọng lại, đọc chỉ mất thời giờ!
Chân Triết (thực hiện)
Tự Lực văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và thành lập năm 1934, là tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, do tư nhân chủ xướng. Trong mười năm (1932 – 1942) tồn tại, văn đoàn này với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản sách, trao giải thưởng... đã tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học và xã hội Việt Nam thời kỳ đó.
Ban đầu, bút nhóm chỉ có sáu thành viên: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Thạch Lam, Tú Mỡ, về sau kết nạp thêm Xuân Diệu.

jeudi 21 novembre 2013

Tai ương đeo bám những người nhà Kennedy

Tai ương đeo bám những người nhà Kennedy

Nhiều thành viên thuộc 4 thế hệ gia đình Kennedy chết trẻ, trong đó hai người bị ám sát, nhiều người chết vì tai nạn máy bay và không ít người kết thúc cuộc sống một cách bi thảm vì bệnh tật.

[Caption]
Kennedy là một trong những dòng tộc danh giá nhất trên chính trường Mỹ. Gia tộc này bắt nguồn từ cuộc hôn nhân giữa Joseph P. và Rose Fitzgerald Kennedy. Người ta thường so sánh gia tộc Kennedy với các gia tộc danh giá khác như nhà Adams, nhà Bush hay nhà Taft.
Trong ảnh là ba anh em trong thế hệ thứ ba của gia tộc gồm John, Robert và Edward Kennedy. Hai trong số ba anh em này bị ám sát, trong đó tổng thống bị ám sát John F. Kennedy là người nổi tiếng nhất của những người mang họ Kennedy.
Kennedy-0.jpg
Joseph P. Kennedy Jr., con trai cả của Joseph và Rose Kennedy, thuộc thế hệ thứ hai của dòng tộc. Ông thiệt mạng năm 29 tuổi vì một tai nạn máy bay trong Thế chiến II.
Kennedy-1.jpg
Kathleen Kennedy, em gái của cố tổng thống Kennedy, cũng thuộc thế hệ thứ ba. Bà qua đời ở tuổi 28 vì tai nạn máy bay năm 1948. Kathleen kết hôn với William John Robert Cavendish, hầu tước xứ Hartington, và ông này cũng thiệt mạng trong Thế chiến II.
Kennedys-Riding-in-Dallas-0-2226-1384768
Tổng thống John F. Kennedy (JFK) cùng vợ Jacqueline ngay trước khi bị bắn hôm 22/11/1963. Ông qua đời ở tuổi 46.
Kennedy-2.jpg
Năm 1964, Edward (Ted) Kennedy, em trai JFK, bị thương nặng khi máy bay riêng của ông gặp nạn ở Southampton, bang Massachusetts.
Kennedy-4.jpg
Năm 1969, Ted Kennedy khi đó là thượng nghị sĩ, lại gặp tai nạn xe hơi khi lái xe ở Massachusetts. Người trợ lý Mary Jo Kopechne thiệt mạng trong tai nạn. Kennedy phải đeo giá đỡ phần cổ khi tới dự đám tang của cô Kopechne. Những tranh cãi về vụ tai nạn đã cắt đứt tham vọng trở thành tổng thống của ông.
Kennedy-3.jpg
Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy (RFK), em trai cố tổng thống JFK, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, bị ám sát trong bữa tiệc vận động tranh cử tổng thống tháng 6/1968.
Sau khi giành thắng lợi trong vòng bầu cử sơ bộ ở bang California và Nam Dakota để trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, RFK đi vào khu nhà bếp ở khách sạn Ambassador, ở thành phố Los Angeles thuộc bang California, và bị bắn ở đó. Ông qua đời tại bệnh viện 26 tiếng sau. Sirhan Sirhan, một người nhập cư gốc Jordan bị buộc tội ám sát Kennedy và nhận án chung thân. Mộ của RFK được đặt trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington, gần mộ của người anh trai JFK. Cái chết của hai anh em Kennedy làm dấy lên những nghi vấn và các thuyết âm mưu. RFK hiện vẫn là một trong hai thượng nghị sĩ đương nhiệm Mỹ hiếm hoi bị ám sát.
Vũ Hà (Theo CNN

mardi 19 novembre 2013

Đích đến Cuối cùng

Tô Châu 

 

Đích đến Cuối cùng 

Tại chùa Tô Châu bên Tàu có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung, nổi tiếng là tu hành đắc đạo. Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 3 tấc, có một cái nắp đậy, mở được.

Khách đến chơi trông thấy thường tò mò tra hỏi, nhà sư trả lời: "Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì... Mỗi khi có việc không được như ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên ổn trong tâm hồn ngay".

Con người sở dĩ chạy theo tiền tài danh vọng đến độ chà đạp trên người khác là bởi vì con người không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hiện, thì con người không kịp mang theo bất cứ một tài sản nào. Cái chết chỉ trở thành đáng sợ khi con người còn quá nhiều dính bén đối với trần thế này. Trái lại, được ôm ấp suy ngẫm mỗi ngày, cái chết sẽ trở thành một người bạn đồng hành giúp con người vượt qua được mọi chán chường, bận tâm thái quá...
Trong tất cả mọi sự, người khôn ngoan đích thực luôn nghĩ đến cùng đích.



.

Máy bay không cần máy


Một sáng kiến độc đáo: 

Máy bay không cần máy.

Some people have all the fun..
Quang Vinh sưu tầm

lundi 18 novembre 2013

Vai trò thầy cô giáo Công giáo trong xã hội hôm nay



Tác giả: 
Đặng Phúc Minh


VAI TRÒ CỦA THẦY CÔ GIÁO CÔNG GIÁO
TRONG GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

Đặt vấn đề

Đây là đề tài rộng, chúng tôi với khả năng hạn hẹp không có tham vọng trình bày một cách đầy đủ, ngọn ngành, từ tổng quát đến chi tiết vấn đề nêu trên. Nhưng vấn đề trên lại là một thực tại, chúng ta, những thầy cô giáo đang từng ngày từng giờ sống với nó, ta không thể chối bỏ và tránh né nó được.

Từ nhận thức đó, chúng tôi mạnh dạn nhìn vào một vài khía cạnh trong vấn đề nêu trên theo khả năng khiêm tốn của mình. Hy vọng với sự đóng góp ý kiến của quí độc giả, chúng tôi tin tưởng rằng: vấn đề nêu trên sẽ được sáng tỏ hơn, giúp ích nhiều cho hành trình sống đạo của từng người chúng ta trong cuộc lữ hành ở trần gian, hầu giúp mang lại ích lợi thiêng liêng cho bản thân, cho xứ đạo, cho giáo hội và xã hội hôm nay.

 Vai trò thầy cô giáo Công giáo với Giáo hội

Trước khi biết vai trò của thầy cô giáo Công giáo với Giáo hội, thiết tưởng ta cần biết và chú ý đến đôi nét cơ bản về Giáo hội. Điều đó giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn:  

Bản chất của Giáo hội là:   LOAN BÁO TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN.

Giáo hội: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ (tài liệu học tập trong năm Thánh và Đại hội dân Chúa 2010). Thư Mục vụ hàng tháng, Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Chủ tịch ủy ban giáo dân của Giáo hội Công giáo Việt Nam thường nhắc đến: một Giáo hội Tham gia - Mầu nhiệm - Hiệp thông vì Sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm.

 Xin tóm lược như sau: 

Giáo hội Mầu nhiệm:

Giáo hội có hai chiều kích. Đó là chiều kích nhân loại và chiều kích Thần linh. Chiều kích nhân loại thì Giáo hội có phẩm trật và hữu hình. Chiều kích Thần linh, Giáo hội là một cộng đoàn thiêng liêng và là nhiêm thể Chúa Kitô.

Giáo hội hiệp thông:

Sự hiệp thông trong Giáo hội thể hiên trên hai bình diện, một là hiệp thông với Thiên Chúa, hai là hiệp thông giữa các Kitô hữu với nhau.

Giáo hội Sứ vụ :

 Sứ vụ của Giáo hội là: LOAN BÁO TIN MÙNG  CHO MUÔN DÂN.

Vai trò của thầy cô giáo Công giáo với Giáo hội.
Mỗi thầy cô giáo Công giáo (Kitô hữu) đều là một thành phần của Giáo hội, nên cũng có nhiệm vụ loan báo tin mừng.
Vai trò của Thầy cô giáo trong việc loan báo tin mừng thật quan trọng. Vì thầy cô giáo có điều kiện và môi trường thuận lợi để loan báo tin mừng nhiều hơn những người khác.

Dựa vào phương pháp đào luyện của phong trào Cursillo, một phong trào của Giáo hội có hơn 10 triệu người trên thế giới đang hoạt động có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một cách tóm gọn nội dung các bứơc cần thực hiện theo thứ tự để sống đạo tốt, và loan báo tin mừng có hiệu quả  sau đây.  

Cầu nguyện (sùng đạo) như : đọc kinh, dự lễ, viếng Mình Thánh Chúa v.v .
Học đạo:  học qua lời giảng của các vị chủ chăn, qua Kinh Thánh, Công đồng v .v.

Hành đạo (Tham gia) Giáo dục không những quan trọng đối với mỗi người chúng ta, mà còn quan trọng với xã hội với quốc gia nữa. Không ai có thể thành người có tri thức mà không nhờ giáo dục. Không ai có thể trở thành Bác sĩ, Kỹ sư, Thầy giáo mà không qua giáo dục. Không một quốc gia nào hưng thịnh mà nền giáo dục lại què quặt được. Giáo dục đã quan trọng, vậy thầy cô giáo làm công việc giáo dục còn quan trọng biết bao. Người xưa đã nói: “Lương sư hưng quốc”. Thầy cô giáo Công giáo ngoài kiến thức đã được học ngoài xã hội lại phải có thêm kiến thức về đạo Công giáo nữa mới có thể giảng dạy cho nhiều người. Tùy theo hoàn cảnh, khả năng, thầy cô giáo có thể tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở gia đình, Giáo họ, Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận, Giáo hội vv. Tham gia LBTM cho mọi người trong môi trường mình sống. Cách LBTM hay nhất  là làm CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI.

 Đức Phaolô VI  đã dạy chúng ta:

 “Các con có thực sự tin điều các con công bố không? Các con có sống điều các con tin không? Các con có thực sự rao giảng điều mà các con sống hay không?”

Ngoài ra, chúng ta còn được chính Giáo hội dạy bảo. Giáo hội hơn ai hết đã nhận thấy những khó khăn của con cái mình đang gặp phải. Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn lựa hướng đi rõ ràng cho Giáo hội qua thư chung 1980 là: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào”. Đức Giáo Hòang Bênêdictô XVI năm 2009 đã nói với các Giám mục Việt Nam khi các Ngài đi viếng hai mộ thánh Phêrô và Phaolô tại Rôma: “Giáo hội chúa KiTô giữa lòng dân tộc”. Ngài còn dạy chúng ta phải “Đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành”. Đặc biệt là phải sống chứng nhân giữa đời. Sống tích cực với ý tưởng minh bạch như thế, chúng ta sẽ không có gì phải sợ cả

Vai trò của thầy cô giáo Công giáo trong xã hội:

Đôi nét cơ bản về xã hội ta đang sống

Xã hội ta đang sống là xã hội đang theo học thuyết Duy vật. Theo lý thuyết, họ không tin có Thiên Chúa, chỉ tin vào khoa học. Trong thực tế, qua mấy chục năm chung sống, tôi thấy họ tin vào ông Trời.

Niềm tin đó, hôm nay lại được thể hiện rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong mục chỉ tiêu chất lượng giáo dục của một tờ báo ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Chiêu Dương đã viết: “…Ai cũng biết sản phẩm của giáo dục là loại sản phẩm đặc biệt. Đó không phải là những cục bột, hòn đất để người thợ mặc tình uốn rồng, nặn phượng. Sản phẩm của giáo dục là học sinh, là con người, là tổng hòa giữa thể chất và tinh thần. Đó là một công trình tuyệt mỹ, là kỳ tích của Tạo Hóa qua hàng tỉ năm. Vì thế không thể xem nó như những vật dụng bình thường như cái bàn, cái tủ. Học sinh, sản phẩm của giáo dục, là một thực thể phức tạp, tinh vi bởi vì gắn liền với thịt da ấy là cái tâm, cái trí, cái hồn huyền diệu”.

Trong suốt 50 năm qua người Công giáo ở Việt Nam chỉ được khoảng 7%, còn lại 93% chưa biết Chúa, nhưng gần như người Việt Nam ai cũng đều tin có ông Trời. Đây là một điểm rất thuận lợi để mời gọi anh em về với Chúa. Vì từ ông Trời đến Chúa không còn xa bao nhiêu nữa.

Vai trò của thầy cô giáo Công Giáo trong xã hội

Thầy cô giáo được xã hội trân trọng là: “kỹ sư tâm hồn”, thầy cô giáo đang làm một nghề cao quí hơn mọi nghề cao quí. Tại Việt Nam,  Ngày 20 -11 hàng năm được xã hội dành riêng để biết ơn, để tôn vinh thầy cô giáo. Xã hội càng trân trọng chúng ta bao nhiêu thì vai trò của chúng ta đối với xã hội càng quan trọng và nặng nề bấy nhiêu, đòi ta phải cổ gắng hơn nữa. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Thầy cô giáo Công giáo là Chứng Nhân Hy Vọng giữa đời. Trong điều kiện không cho phép chúng ta giảng đạo Chúa dưới mái trường, chúng ta cần thể hiện cho mọi người biết chúng ta là người Công giáo bằng cách sống chân thành với mọi người, sống ngay thẳng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong điều kiện ta có thể.  Một lần nữa tôi xin mượn phương pháp sống đạo của phong trào Cursillo để trao đổi với quí thầy cô. Để sống đạo và loan báo tin mừng có hiệu quả. Phong trào có phương châm:

 “Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh em.”

một tay nắm lấy Chúa (mến Chúa):

Phải luôn có tinh thần cầu tiến trong việc tìm hiểu Thiên Chúa.

Thế kỷ thứ XIII Thánh Toma (1225-1274) Tiến sỹ Thần học nổi tiếng thời trung cổ viết ra 5 lý chứng: Sự chuyển vận của vũ trụ; luật nhân quả; sắp xếp trật tự; bặc thang giá trị nơi vạn vật; cứu cánh của vạn vật, để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Lý chứng vững vàng nhất, hùng hồn nhất vượt không gian và thời gian giúp nhân loại nhận ra Thiên Chúa và sự sống đời sau không gì hơn toàn bộ Kinh thánh Tân và Cựu ước bao gồm 73 cuốn (46 cuốn cựu ước, 27 cuốn Tân Ước).

Đây là lời mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Đây cũng là bộ sách giá trị nhất, lâu đời nhất, in nhiều nhất, bán chạy nhất, dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới cho đến ngày nay.


Một tay nắm lấy anh em (yêu người).

 Muốn nắm lấy anh em, ta phải theo gương Chúa và giữ các điều Giáo hội dạy:

Sống yêu thương: Sống với mọi người như anh em với nhau, vì chúng ta có một Cha chung trên trời

Sống công bằng: Sống chân thành, ngay thẳng, minh bạch..

Sống bác ái: Sẵn sàng giúp đỡ nhau khi có thể về tinh thần cũng như vật chất

Lấy tinh thần KINH CẦU HÒA BÌNH của thánh Phanxicô Assisi làm mẫu mực cho cuộc sống của chúng ta.

Ta luôn tỉnh thức cầu nguyện, vì thiếu cầu nguyên sẽ dẫn đến điều thánh Phaolô đã cảnh báo: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm; Sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm” (Roma 7, 19-20). Ra sức rèn luyện để trở thành Chứng Nhân Tin Mừng và hy vọng cho mọi người ở muôn nơi. Việc nắm lấy anh em lúc này cấp bách hơn bao giờ hết, vì số người ngoại giáo trên quê hương Việt Nam còn tới 93% dân số

 Kết luận

Tôi xin mượn lời dạy của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ VI:

“Người thời đại mới hôm nay mong muốn thấy gương nhân chứng hơn là nghe lý thuyết, và nếu họ có lắng nghe lý thuyết thì chỉ vì đã thấy vị giảng thuyết là nhân chứng.”   

  Inhaxiô  Đặng Phúc Minh

100 bài thơ được ưa chuộng xưa nay

100 bài thơ được ưa chuộng xưa nay với giọng ngâm của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng một thời (trong kho của Quán Ven Đường  (HCĐ)).


 
Xin click ngay tên để download hay nghe trực tiếp: