mardi 26 mai 2015

Sống Lâu Trăm Tuổi

                  

Để sống khỏe, từ bây giờ hãy bắt đầu dưỡng thành những thói quen tốt! Kỳ thực, đối với nhiều người mà nói, muốn tìm được bí quyết trường thọ là điều không thể. Rất nhiều người không biết phương cách để cải thiện sức khỏe. Gần đây có một bài viết được đăng trên mạng Internet, giảng rõ về bí quyết khỏe mạnh, trường thọ, hạnh phúc của chuyên gia sức khỏe – giáo sư Vạn Thừa Khuê.
1. Khỏe mạnh và trường thọ là do di truyền
Giáo sư Khuê nói, theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.
Ăn cơm nhất định phải: Ăn sáng thật ngon, ăn trưa đủ, ăn tối ít. Con người hiện nay đều làm ngược lại, buổi sáng ăn qua loa, buổi trưa ăn đối phó, buổi tối ăn đẫy bụng, đây chính là nguồn gốc của bách bệnh. Bữa cơm buổi sáng bằng với việc uống thuốc bổ, là bữa ăn quan trọng nhất, nhất định phải ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.
Đồ ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng phải có 4 loại sau: Sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà hoặc thịt, thức ăn chính bắt buộc phải có rau và hoa quả.
2. Thói quen có hại nhất thế giới là hút thuốc
Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc cả đời, sống ít hơn 20 đến 25 năm, hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút. Sáng sớm vừa ngủ dậy đã hút thuốc, là cực kỳ nguy hiểm. Người hay hút thuốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng là ung thư phổi.
3. Thừa dinh dưỡng quá nhiều cũng bằng như trúng độc
Thừa dinh dưỡng quá nhiều cũng bằng như trúng độc. Ăn đồ ăn trong một ngày phải có quy tắc: thứ 2 đến thứ 7. Mỗi ngày ăn một đĩa rau, cần ăn 8 lạng đến 1 cân rau; mỗi ngày ăn 2 trái hoa quả; 3 muỗng dầu thực vật, không được vượt quá 25g; Thứ 5 hàng tuần ăn 2 bát cơm hoặc 4 cái bánh bao; thứ 6 hàng tuần ăn các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng, thịt, trứng, sữa, cá, đậu nhưng phải có quy định về lượng, 1 lạng thịt, một quả trứng gà, nửa cân đến một cân sữa bò, một miếng đậu phụ hoặc 1 bát sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6 cốc nước hoặc 6g muối.

Mỗi ngày nhất định phải uống 8 cốc nước.

Bởi vì nước là sinh mệnh của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước, khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước, chứ không phải khi khát mới uống.
8 cốc trà có được không? Trà không được, vậy còn 8 cốc cà phê? Nước ngọt, cà phê, bia đều không thể thay thế nước. Nếu uống trà cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc. Cần ghi nhớ, nước là sinh mệnh của con người.

4. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức
Con người ai có thể không tức giận? Con người là động vật có tình cảm, vui buồn ưu tư bi ai lo sợ. Đó là biểu hiện tình cảm phong phú của con người. Giả sử con người chỉ có một loại tình cảm, người này sẽ không khỏe mạnh.
Một người mà tình cảm phong phú, nên biểu hiện thế nào thì biểu hiện như thế, nhưng bạn cần chú ý: thứ nhất không được quá độ, thứ hai nếu quá độ thì không được diễn ra trong thời gian dài, phải điều chỉnh trở lại thật nhanh, đó mới là trạng thái khỏe mạnh.
“Hoàng đế nội kinh” từ lâu đã giảng rất rõ ràng: “Phẫn nộ hại gan, hoan hỉ hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận.” Rất nhiều người nói lời chân thực rằng, con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức.
Cho nên con người “không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ của cảm xúc;

Nhất định phải điều khiển được cảm xúc, không được để cảm xúc điều khiển bạn.

5. Đi bộ là một phương thức rèn luyện cực kỳ tốt
Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm. Mỗi ngày nên tập luyện từ 30 phút đến 1 tiếng, nội dung tập luyện có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.
Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Một phút cần đi được 130 bước, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút, mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng. Để đạt tới 130 bước, nhịp tim 120 lần, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể đề cao rất nhanh, từ 30 – 50%.
6. Uống say một lần với rượu trắng, bằng với việc bị viêm gan cấp tính một lần
Thế giới nêu ra 6 loại sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe: đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ. Uống một lượng ít còn có chỗ tốt, ví dụ một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho đặc biệt là rượu vang nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.
Uống say một lần với rượu trắng, bằng với việc bị viêm gan cấp tính một lần. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị chết. Một ngày chỉ uống 50ml rượu trắng, đây là mức an toàn.
7. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh
Có chuyên gia cho rằng:

70% bệnh tật của con người đến từ gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta đến từ gia đình.

Trong gia đình ngàn lần không nên “ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn”, nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang hậm hực sao.
Tôi đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ khiến cho đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến. Nhưng làm sao để cho gia đình trở nên hòa thuận, đây là cả một mảng tri thức.
Bắt buộc phải giải quyết 4 vấn đề: Thứ nhất cần phải kính trọng người già; thứ hai cần giáo dục tốt con cái; thứ ba cần xử lý tốt quan hệ mẹ chồng nàng dâu; thứ tư đặc biệt quan trọng, vợ chồng cần phải có thời gian chăm sóc thương yêu nhau, đây là điều chủ yếu.
8. Thu nạp đầy đủ những thứ lành mạnh vào não bộ
Khỏe mạnh cần bắt đầu thực hiện hằng ngày, mỗi ngày khỏe mạnh, thì cả đời sẽ khỏe mạnh. Nhất định cần ghi nhớ mấy câu sau: “Có thể ăn có thể uống không phải là khỏe mạnh, biết cách ăn biết cách uống mới có thể khỏe mạnh, ăn uống tùy tiện sẽ gặp tai họa”, “Dùng bụng để ăn cần ấm no, dùng miệng để ăn giảng về hưởng thụ, dùng đầu để ăn sẽ giữ được sự khỏe mạnh.” cần làm được:

“Ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như đại thần, ăn tối như ăn mày.”

9. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới
Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau

Nên ăn 70-80% những thứ là thực vật, chỉ nên dùng 20-30% đồ ăn là động vật

Chúng ta hiện nay làm ngược lại, cho nên rất nhiều bệnh xuất hiện, nào là bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh thống phong. Không thể không ăn rau xanh, không ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không ăn rau xanh, rất nhiều người không có thói quen ăn hoa quả, mọi người cần ghi nhớ, mỗi ngày ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.
Khoai lang (địa qua) là thực phẩm tốt nhất trên thế giới, Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng ung thư, người Nhật Bản đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, họ đã chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh, chọn ra 20 loại rau xanh có thể phòng chống ung thư, khoai lang luộc, khoai lang sống đứng số 1, rau xanh chống ung thư đứng thứ 2. Để phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện v.v… đều không thể thiếu hai loại này.

Hồng Công chuyển 

dimanche 24 mai 2015

Bệnh sĩ diện hão


Bệnh sĩ diện hão
Bài giảng lễ sáng ngày 25/09/2014
Anne Kurian
ROMA, 26/09/2014 (Zenit.org) – Bệnh sĩ diện hão như một củ hành cần bóc vỏ: cả đời phải bóc đi các lớp vỏ. Nếu không, đời sống sẽ giống “như bong bóng xà phòng”, ĐTC cảnh giác như trên trong thánh lễ ngày 25/09/2014 tại Nhà Thánh Mácta.
ĐTC chú giải bài đọc thứ nhất, sách Giảng Viên viết: “Phù vân trên mọi phù vân” (Gv 1,2-11). Ngài cảnh cáo: “Ai không có gì là vững chắc sẽ qua đi như các sự vật”, ngài giải thích rằng bệnh sĩ diện hão cũng là cám dỗ của cả những “người có đức tin” nữa: “Xem đây, tôi ký chi phiếu này cho công cuộc của Giáo Hội đấy”.
Bệnh sĩ diện hão, là “sống để cho mọi người thấy, để khoe mình”: “Những Kitô hữu sống như thế thì giống con công diễu khắp sân để khoe mẽ. Có người nói: ‘Tôi là bà con của linh mục này, dì phước kia, giám mục nọ, gia đình tôi là gia đình công giáo’. Họ khoe mình.”
ĐTC hỏi: “Thế còn đời sống của mình với Chúa thì ra sao? Mình cầu nguyện như thế nào? Những việc bác ái ra sao? Mình có đi thăm viếng kẻ liệt không?”. Điều chính yếu là “xây dựng đời sống Kitô hữu của mình trên đá, trên sự thật”, trên “thực tế”.
Trái lại, “người mắc bệnh sĩ diện hão xây nhà trên cát” và nhà của họ bị sụp đổ, vì “không thể cưỡng lại cám dỗ”. Bệnh sĩ diện hão có tính gian dối, nó tự lừa dối mình, nó lừa dối người mắc bệnh, vì bắt đầu người ấy chỉ giả bộ, nhưng cuối cùng thì người ấy tưởng mình thực sự là như thế, thật đáng thương cho họ!”.
Đời sống những người Kitô hữu chỉ “sống để tỏ vẻ cho người khác thấy” thì như “bong bóng xà phòng”. “Trông thì đẹp mắt đấy, nhiều mầu sắc đấy”, nhưng nó kéo dài “chỉ được một giây” thôi. “Rồi sau đó thì sao?”
Cuối cuộc đời, mọi người đều “trở về lòng đất trơ trụi”, đó là “chân lý cuối cùng”. Trong khi chờ đợi, phải lựa chọn giữa việc “khoe mình” hay “làm điều gì đó”, nhất là “những điều có ý nghĩa”: “sống tốt”, “tìm kiếm Chúa, cầu nguyện”.
Như nơi vua Hêrôđê trong Tin Mừng (Lc 9,7-9), “bệnh sĩ diện hão gieo lo âu, làm mất bình an, cũng như những người trang điểm sợ mưa xuống làm trôi son phấn trên mặt mình. Bệnh sĩ diện hão không đem đến bình an, chỉ có sự thật mới đem đến bình an thôi.”
“Đây là một bệnh thiêng liêng trầm trọng, một cám dỗ phải chống trả suốt cuộc đời, vì nó luôn tái phát”, ĐTC nhấn mạnh và nêu lên một ví dụ mà các Giáo phụ trong sa mạc đã dùng: nó như củ hành: mình bắt đầu bóc vỏ, hôm nay một chút, ngày mai một chút, và cả đời mình phải bóc vỏ thì mới mất được bệnh sĩ diện hão này. Cuối cùng mình cảm thấy hài lòng, mình đã lấy đi được bệnh sĩ diện hão, mình đã bóc được vỏ hành nhưng mùi hành ̃n vương trên tay”.
“Chúng ta hãy xin Chúa ơn đừng sống sĩ diện hão, ơn sống chân thật, với sự thật của Tin Mừng”, ĐTC kết luận.

P.Anh-T.Diệp sưu tầm 

mardi 19 mai 2015

20 CÂU NÓI NỔI TIẾNG ĐÁNG SUY NGẪM VỀ SỰ THA THỨ

20 CÂU NÓI NỔI TIẾNG ĐÁNG SUY NGẪM VỀ SỰ THA THỨ
"Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ, nhưng nó có thể mở rộng tương lai’.


1. Nếu muốn có được sự yêu thương, trước hết, chúng ta phải học cách tha thứ – Mother Theresa.


2. Khi bạn tha thứ cho ai đó, bạn nhận lại được tình yêu. Và khi có bạn yêu, Chúa sẽ soi sáng tâm hồn bạn – Jon Krakauer.


3. Lỗi lầm của bạn chỉ có thể được tha thứ, khi bạn có dũng khí nhận ra chúng mà thôi! – Bruce Lee.


4. Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước – Tyler Perry.


5. Tha thứ và để quá khứ qua đi là cách bạn bước đi trên con đường mang tên “hạnh phúc” – Tina Dayton.


6. Đôi khi, chúng ta tha thứ cho một người, chỉ đơn giản là ta muốn người đó ở bên cạnh ta mãi mãi.


7. Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ, nhưng nó có thể mở rộng tương lai – Paul Boese.


8. Bao dung là một điều tuyệt vời nhất của tình yêu. Nó tạo nên một người mạnh mẽ để có thể nói lời xin lỗi và một người mạnh mẽ hơn cả để có thể tha thứ.


9. Tha thứ là hành động tôi làm cho chính bản thân mình chứ không phải người khác. Nó thực sự là một trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc đời mà tôi học được và nó giúp tôi tiếp tục bước đi.


10. Người đầu tiên biết nói lời xin lỗi là người dũng cảm nhất. Người đầu tiên biết cách tha thứ là người mạnh mẽ nhất. Và người đầu tiên biết cách quên đi quá khứ đau buồn là người hạnh phúc nhất.


11. Nếu như bạn muốn thấy sự dũng cảm, hãy nhìn những người biết cách tha thứ – Bahagavad Gita.


12. Nỗi đau là cú đánh làm bạn ngã. Tha thứ là đôi bàn tay đỡ bạn đứng dậy – Doe Zantamata.


13. Tha thứ là chìa khóa để mở cánh cửa của sự oán giận và chiếc còng tay của sự căm thù, là năng lượng để phá vỡ dây xích của nỗi đau và sự ích kỉ


– Corrie Ten Boom.


14. Tôi không thể tha thứ vì tôi là một kẻ yếu đuối. Tôi tha thứ vì tôi đủ mạnh mẽ để hiểu lỗi lầm của người khác.


15. Tình yêu không phải là cách mà bạn quên, mà là cách bạn tha thứ. Không phải là cách bạn lắng nghe mà là cách bạn thấu hiểu. Không phải cách bạn nhìn mà là cách bạn cảm nhận. Và nó không phải là cách bạn từ bỏ mà là cách bạn nắm giữ.


16. Hãy tha thứ và quên đi lỗi lầm, đừng trả thù để rồi phải hối hận.


17. Nếu Chúa không tha thứ cho những kẻ tội đồ thì thiên đường là một nơi trống vắng.


18. Khi bạn tha thứ, bạn có thể khó quên được những ký ức đau buồn. Đơn giản, đó là cách bạn chọn để bản thân có thể thoát khỏi sự đau khổ. Ký ức vẫn còn lại, không hề bị lãng quên, nhưng chúng được ghi nhớ như là những bài học của cuộc đời.


19. Mỗi người đều có thể gây ra lỗi lầm. Nếu như bạn không biết cách tha thứ cho người khác, đừng hi vọng ai đó có thể tha thứ cho bạn.


20. Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung, sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực.


– Bryant H. Mcgill.

dimanche 17 mai 2015

Việt Nam xưa đẹp lạ trong tranh họa sĩ Pháp


Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nhiều họa sĩ Pháp đã tìm tới Việt Nam như một điểm đến khơi nguồn cảm hứng hội họa.


Ở thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp đất nước - con người - văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Tranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap

Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức tranh khắc họa phụ nữ Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, do họa sĩ Joseph Inguimberty thực hiện.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Hai bức tranh tách biệt ở trên đã từng được Joseph Inguimberty đưa vào thành một bức sơn dầu khổ lớn, đặt tên là “Gia đình bên bờ ao”.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap

Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Đất và người miền Bắc”.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Người phụ nữ nằm võng”.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Đi chợ”.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.
Joseph Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước - con người Việt Nam.
Joseph Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty, người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.
Joseph Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.
Tại Pháp, Joseph Inguimberty đã từng theo học mỹ thuật và kiến trúc tại trường Nghệ thuật - Thiết kế Quốc gia Pháp (Paris). Inguimberty đã từng giành được một số giải thưởng hội họa ở Pháp trước khi tới Việt Nam hồi năm 1925 và được mời làm trưởng khoa Hội họa ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Có lẽ đóng góp lớn nhất của Inguimberty đối với mỹ thuật Việt Nam chính là việc ông đã cùng với các học trò của mình thử nghiệm ở dòng tranh sơn mài - dòng tranh đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của hội họa Việt Nam đối với hội họa thế giới.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Trên đây là một bức tranh sơn mài hai mặt được tạo thành từ 6 tấm gỗ ghép, một mặt khắc họa đoàn rước trong cung đình Huế và một mặt khắc họa cảnh quan mùa xuân. Tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh đã từng được đem bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 1.100.000 đô la Hồng Kông (3 tỉ đồng). Bức tranh chỉ đề là tác phẩm của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vì vậy, có thể hiểu đây là một tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện. Kích thước của tác phẩm này là 180x300cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938-1940.
Ngay khi đặt chân đến Việt Nam năm 1925, Inguimberty đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp và chất lượng của những món đồ mỹ nghệ sơn mài của Việt Nam, trong 20 năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Inguimberty đã cùng đồng hành với nhiều thế hệ học trò để sáng tạo và phát triển một trường phái tranh sơn mài của Việt Nam.
Những họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân đều đã từng học về nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong ngôi trường này. Tác phẩm trên đây là một ví dụ độc đáo về những kỹ thuật cao tay, điêu luyện mà thầy trò nhà trường đã đạt tới. 
Nếu mặt thứ nhất lấy nền màu đỏ thì mặt thứ hai lấy nền màu vàng. Bức này khắc họa một con phượng hoàng, bên cạnh nó còn có hai con sếu, bay giữa những bông hoa mai, hoa cúc, những cây tùng, cây trúc, trong phong cảnh mùa xuân. Đây vốn là những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt trong văn hóa Á Đông.
Sự đối lập giữa hai bức tranh ở hai mặt thể hiện nỗ lực đạt tới sự cân bằng, hài hòa. Tác phẩm có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thời kỳ thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng nhau nghiên cứu, thực hiện tranh sơn mài.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap

Bức sơn mài này cũng được thực hiện bởi thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi năm 1940. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chim phượng hoàng, bên cạnh đó còn có hình ảnh một vài con sếu trong quang cảnh mùa xuân.
Tác phẩm đã được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức 687.500 đô la Hồng Kông (1,9 tỉ đồng). Bức tranh được ghép thành từ 10 tấm gỗ với tổng kích thước 170x300cm.

Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp André Maire (1898-1984) thực hiện năm 1949.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp Gaston Roullet (1847-1925) thực hiện năm 1885.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Hải Phòng” do Gaston Roullet thực hiện đã được bán đấu giá với mức giá 56.250 đô la Hồng Kông (158 triệu đồng).
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức tranh khắc họa quang cảnh Huế của Gaston Roullet, thực hiện hồi năm 1886. Tác phẩm đã được bán với giá 81.250 đô la Hồng Kông (228 triệu đồng).
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện. Craste từng cộng tác với tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tại Huế.

Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người Pháp René Bassouls - một người rất yêu mến đất nước - con người Việt Nam, ông đã từng thực hiện nhiều bức tranh ghi lại những nét thẩm mỹ văn hóa độc đáo ở nơi đây. Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937), thực hiện vào khoảng năm 1924. Bức tranh đã được bán đấu giá với mức giá 150.000 đô la Hồng Kông (420 triệu đồng). Victor Tardieu chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Viet Nam xua dep la trong tranh hoa si Phap
Bức “Mẹ và con” của Victor Tardieu vẽ năm 1925, có giá 367.500 đô la Hồng Kông (1 tỉ đồng). Bức tranh được vẽ bằng than và phấn màu trên giấy.

Bài thuốc dân gian từ mướp đắng chữa viêm họng chỉ trong 15 phút

Bài thuốc dân gian từ mướp đắng chữa viêm họng chỉ trong 15 phút

Mướp đắng là một loại quả ra nhiều vào mùa hè, có vị hơi đắng, nhai kỹ có cảm giác ngầy ngậy, bùi bùi. Từmướp đắng người ta có thể chế ra được rất nhiều món ăn, đồ uống ngon như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, trà khổ qua… thậm chí cả các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em.
Ngoài ra, mướp đắng còn được ví như một loại thuốc dân gian rất tốt, lành tính, chữa được nhiều bệnh, dễ sử dụng. Rất ít người biết mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả.
Công dụng của mướp đắng
 
Mướp đắng bổ gan
 
Mướp đắng giúp mát gan, bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật. Dùng mướp đắng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón, xơ gan, viêm gan.
Bài thuốc dân gian từ mướp đắng chữa viêm họng chỉ trong 15 phút
Mướp đắng giảm lượng cholesterol
 
Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
 
Mướp đắng có thể dùng để chữa bệnh tiểu đường loại II
 
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.
 
Mướp đắng có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy
 
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
 
Mướp đắng tăng cường hệ miễn dịch
 
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng cho việc chống nhiễm trùng và bệnh tật. Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên. Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Mướp đắng chữa bệnh sỏi thận
 
Thành phần của mướp đắng có thể trung hòa lượng axit dư thừa gây ra bệnh sỏi thận. Để hiệu quả, bạn có thể hòa bột mướp đắng với nước ấm tạo thành một loại “trà khổ qua” dùng hàng ngày
 
Vài bài thuốc hữu ích chữa ho, viêm họng từ mướp đắng:
 
- Chữa viêm họng: Ăn sống vài quả mướp đắng (khổ qua), chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai trà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút
 
-Chữa ho: Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
 
- Chữa viêm họng mạn tính, lâu ngày: Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước. Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

samedi 16 mai 2015

Bác sĩ bày cách tự giải độc mỗi khi gan phải ‘làm việc quá sức’

 

Bác sĩ bày cách tự giải độc mỗi khi gan phải ‘làm việc quá sức’

          
Những người uống bia rượu nhiều thì gan luôn phải “làm việc quá công suất”, từ đây sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật liên quan đến vấn đề bài tiết, viêm gan và ung thư gan cũng xuất phát từ nguyên nhân này.
Những người uống bia rượu nhiều thì gan luôn phải “làm việc quá công suất”, từ đây sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật liên quan đến vấn đề bài tiết, viêm gan và ung thư gan cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện nay, việc tiếp xúc với quá nhiều các chất độc hại, các hóa chất, các gia vị hóa học cũng khiến cho gan của chúng ta luôn trong tình trạng “ngộ độc” nặng.
Trên cơ sở những nghiên cứu khoa học đã được kiểm chứng, các bác sĩ ở nhiều bệnh viện lớn thường có những tư vấn giúp chúng ta tự bảo vệ gan của mình bằng những cách rất đơn giản, thay thế cho việc lạm dụng thuốc giải độc gan một cách quá mức.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Trước tiên để hiểu được những tác hại do cuộc sống “quá mức” hiện nay tác động nghiêm trọng như thế nào đến gan thì hãy hiểu đúng về chức năng của một trong “lục phủ ngũ tạng này”.
Gan nằm vị trí phía trên và bên phải của bụng và đó là nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người, vì thế gan có nhiệm vụ rất quan trọng. Máu phải đi qua gan để lọc sạch trước khi truyền đi bất cứ cơ quan nào trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ các chất thừa thải, các độc tố ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

Thanh lọc các độc tố trong gan sẽ giúp ích cho sức khỏe .

Với việc là cơ quan trực tiếp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, gan là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các độc tố. Cơ thể ta có thanh lọc hết độc tố hay không phụ thuộc vào cơ quan này và nếu như nó hoạt động tốt thì cơ thể chúng ta mới  có  được sức  khỏe  tốt  nhất,  còn ngược lại, nếu gan yếu, độc tố không bị loại bỏ thì nó sẽ là nguy cơ tiềm ẩn hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm.
Chính vì vậy, việc chúng ta có một biện pháp cụ thể nào đó để giúp gan tăng cường chức năng thanh lọc độc tố là một việc sống còn để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Theo các bác sĩ thì việc chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt chính là một biện pháp hữu hiệu nhất. Hạn chế bia rượu, uống ở mức độ vừa phải là cách tốt nhất.
Việc tránh tuyệt đối tiếp xúc với bia rượu là rất khó, nhưng chúng ta nên có sự điều độ, tránh việc uống quá nhiều sẽ khiến gan bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ là “liều thuốc độc” đối với chính cơ thể chúng ta. Ngoài bia rượu thì nên bỏ thuốc lá vì nó cũng là một độc tố kinh hoàng.

Mỗi người khi thức giấc vào buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân hãy uống một cốc nước chanh khoảng chừng 0,5 lít. Lượng nước này cộng với các axit trong quả chanh sẽ giúp cho gan có thêm nước để thanh lọc. Chanh có thể giúp gan tiết ra nhiều dịch mật, hỗ trợ cơ quan tiêu hóa. Uống nước ép rau như nước rau bina và cà rốt ít nhất 3 – 4 lần trong tuần để giúp cho gan dễ dàng đào thải độc tố tích tụ tại gan cũng như độc tố có trong cơ thể.
Việc luyện tập thể thao cũng là một biện pháp tốt để giúp cho gan có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc loại bỏ độc tố. Nên dành 30 phút để tập aerobic mỗi ngày sẽ có thể cải thiện được tình hình, nếu có điều kiện khoảng thời gian luyện tập có thể tăng lên đến 1 tiếng thì càng tốt.

Cùng với việc tập luyện thì mọi người cũng nên có những chế độ ăn uống thật hợp lí. Tránh ăn quá no vì sẽ tổn hại đến bộ máy tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan, khiến cho gan phải hoạt động hết công suất. Cùng với đó là tránh ăn thực phẩm nhiều đạm, kalo, chất béo… Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa nhiều kalo, chất đạm, béo chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan hoặc gây lên chứng bệnh gan nhiễm mỡ.
Một trong những nguyên tắc mà rất nhiều người đang phạm phải đó là việc ép giảm cân trong một khoảng thời gian ngắn. Theo các bác sĩ và chuyên gia thì việc giảm cân đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, nó tác động trực tiếp đến thể trạng, làm thay đổi tập tính hoạt động của các cơ quan nội tạng mà gan nằm trong số đó. Phải có liệu pháp cần thiết, trong một lộ trình dài để cơ thể tự điều hòa, làm quen với nhịp sống mới…

Một số bài thuốc giải độc gan   

Có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng giải độc cho gan.

Trong nghiên cứu Tây y cũng như y học cổ truyền Đông - Bắc - Nam thì các bài thuốc giải độc gan khá phổ biến, nó là những thực phẩm, rau, củ, quả rất gần gũi với chúng ta. Thị trường hiện nay có một số những loại thuốc giải độc gan, tuy nhiên, theo khuyến cáo thì tốt nhất nên dùng các loại dược liệu thiên nhiên vì nó tác động tốt mà không gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

Bài thuốc 1: Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, viêm dạ dày mãn tính, giúp hồi phục gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đu đủ có thể ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn làm nước uống tùy vào sở thích, nhưng tốt nhất là mỗi ngày ăn 1 miếng khoảng 2 - 3 lạng là vừa đủ.

Bài thuốc 2: Cây cà gai leo. Trong dân gian, loài cây này được coi là cây dại, mọc ven đường, tuy nhiên nó lại là một thảo dược rất quý và có thể coi là “thuốc tăng cường chức năng gan tự nhiên”. Các lượng chất trong cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Đối với những người thường xuyên uống bia rượu, cây cà gai leo đúng là một thang thuốc cực quý. Mọi người này có thể lấy thân, lá, rễ của loài cây này rửa sạch rồi phơi khô, sau đó nấu lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày. Những người say rượu chỉ cần uống 1 cốc khoảng 300 ml là có thể giúp gan giải độc tố và nhanh tỉnh rượu.

Bài thuốc 3: Cây chó đẻ răng cưa, theo kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc, giã nát với muối chữa mụn nhọt, đặc biệt tốt cho gan bằng cách lấy 20 - 40g cây tươi, sao khô sắc đặc dùng để uống hàng ngày.

Bài thuốc 4: Quả trứng gà hay còn gọi là lê ki ma cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa, đặc biệt tin h dầu chiết xuất từ hạt lê ki ma còn có khả năng làm lành vết thương. Đối với loại quả này, mọi người nên chờ chín hẳn rồi hãy ăn để tránh vị chát. Tùy theo mùa mà có nhưng nếu có điều kiện thì nên tận dụng để sử dụng loại quả này.

Bài thuốc 5: Hạt đậu xanh. Sẽ rất bất ngờ khi chúng ta biết rằng những chất trong hạt đậu xanh có thể lọc bỏ các chất kim loại nặng, thậm chí là một toa thuốc trong việc giải độc tức thì như ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm. Cách chế biến hạt đậu xanh cũng rất đơn giản và phong phú, có thể nấu chè, nấu xôi tùy theo sở thích của mỗi người.

Bài thuốc 6: Uống nước cà rốt mỗi ngày. Cà rốt là một trong những thực phẩm rất tốt cho máu, bên cạnh đó chất carotene trong củ cà rốt có thể loại độc tố. Khi uống nước cà rốt xay mọi người nên cho thêm một vài giọt mật ong để tăng hương vị cũng như làm tăng khả năng giải độc.

Bài thuốc 7: Uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày. Việc uống nước là vô cùng quan trọng. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước nhất định để có thể bài tiết, thanh lọc. Tốt nhất là uống 1 cốc nước thật lớn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và uống 1 cốc nước vừa phải trước khi đi ngủ, số còn lại uống đều trong ngày để đảm bảo lượng nước vừa đủ cho cơ thể.
An Nhiên
T.Loan chuyển

Tại sao ăn nhiều muối lại khát nước

Ăn nhiều muối khiến các tế bào bị mất nước, cơ thể gửi tín hiệu lên não đòi hỏi phải bổ sung thêm lượng nước cần thiết.
Anh-3975-1431680766.jpg
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến chúng ta khát nước. Ảnh minh họa: Foodnavigator
Sau khi ăn quá nhiều muối, lượng muối sẽ di chuyển qua thành ruột non, khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên. Chất lỏng xung quanh các tế bào giàu natri hơn, làm gia tăng áp suất thẩm thấu. Áp suất này kéo nước từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào. Tế bào dần bị mất nước và cơ thể cảm thấy mất cân bằng.
Không lâu sau đó, các tín hiệu hóa học do cơ thể tạo ra di chuyển lên não để cảnh báo nồng độ muối trong cơ thể quá cao. Trung tâm cảm nhận cơn khát trong não là vùng dưới đồi (hypothalamus), có chức năng điều hòa giấc ngủ, cảm giác thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Nó xử lý thông tin, sau đó gửi tín hiệu "khát nước" để chúng ta bổ sung thêm lượng nước cần thiết.
Tuổi tác và bệnh tật có thể làm ức chế khả năng cảm nhận cơn khát. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì con người luôn cần đủ nước để các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể hoạt động bình thường.
Lê Hùng (Theo How Stuff Works)

Cuộc đời


Cuộc đời
T3, 12/05/2015 - 13:03

Khi một trẻ thơ lọt lòng mẹ, người ta nói: em bé “chào đời”. Khi một người trút hơi thở cuối cùng, người ta bảo: người này “tạ thế”. “Chào” là tâm tình của người mới đến. “Tạ” là cử chỉ của người sắp đi xa. Khi chào đời, em bé nào cũng có bàn tay nắm chặt; khi tạ thế, người nào cũng để bàn tay buông xuôi. Bàn tay nắm chặt là bàn tay tự tin, muốn khẳng định mình; bàn tay buông xuôi là bàn tay mệt mỏi, thấy mọi sự đều vô nghĩa. Khoảng thời gian từ lúc chào đời đến khi tạ thế, người ta gọi là cuộc đời. Cuộc đời có khi ngắn, có khi dài. Có những người trường thọ cao niên, sống đến trên một thế kỷ, nhưng cũng có người đoản mệnh duyên đơn, chỉ sống một thời gian rất ngắn. Dù đời ngắn hay dài, đã sống trên đời, con người cần phải biết đối nhân xử thế. Dù trường hay đoản thọ, con người sống phải nhân có nghĩa với người xung quanh. Không chịu học hỏi, khi vào đời sẽ gặp những thất bại cay đắng. Thiếu kinh nghiệm, khi lập nghiệp sẽ phải trả giá khôn lường.

Cuộc đời này cũng được gọi là thế gian. Nơi đó con người, dù muốn hay không, đều bị thảy vào “chợ đời” đầy bon chen tính toán. Cái “chợ đời” này rất mênh mông và oan nghiệt. Vì là “chợ đời”, nên người ta lấy lời lãi, vật chất làm tiêu chuẩn cho mọi mối tương quan. Anh em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp bỗng trở nên những đối tác, những bạn hàng trong vòng xoay của cơm áo gạo tiền. Vì tiền bạc, tình vợ chồng trở nên phai nhạt đến mức không thể chung sống. Vì đất đai, anh em huynh đệ trở thành kẻ thù đến độ chẳng muốn thấy mặt nhau. Vì cuộc đời nghiệt ngã như vậy, nên càng có tuổi, người ta càng còng lưng xuống. Còng lưng là biểu hiện của đau xương cốt, nhưng cũng là hậu quả của gánh nặng cuộc đời.

Lúc chào đời cũng như lúc tạ thế, người ta đều khóc. Khởi đầu cuộc sống, đứa trẻ khóc trong tiếng cười của cha mẹ và người thân. Kết thúc cuộc đời, người ra đi trong tiếng khóc của gia đình, làng xóm. Khóc là biểu hiện của nỗi buồn, nhưng cũng là dấu hiệu của niềm vui. Có thể tiếng khóc chào đời là vì nhận ra cuộc sống đầy đau khổ. Có thể giọt lệ khi hấp hối là giọt lệ của niềm vui vì đã có một cuộc đời mãn nguyện. Thế rồi, suốt thời gian gọi là cuộc đời ấy, nước mắt với nụ cười đan xen với nhau, xem ra nước mắt nhiều hơn nụ cười. Người có chí khí biết cười trong mọi hoàn cảnh. Sau mỗi lần gục ngã, họ chỗi dậy, tiếp tục bước đi, lấy những thất bại làm bài học kinh nghiệm, lấy những khó khăn luyện rèn ý chí. Lửa thử vàng, gian nan thử đức, qua những thất bại đau khổ, con người như thép đã tôi, trở nên cứng cáp vững vàng. Đã sinh vào cuộc đời, cần phải chấp nhận lao vào gian khó, như miếng thép phải chấp nhận vào lò lửa và rèn giũa để trở nên khí cụ sắc bén, nhờ đó mà trở nên hữu dụng trong đời. Khi tạ thế, có những người mãn nguyện bình an, nhưng cũng có những người trăn trở khó nhắm mắt. Có thể đó là những “món nợ” đời chưa trả, bởi mình đã trót “vay”. Có thể đó là trách nhiệm chưa vuông tròn đối với những gì mình được trao phó. Khi hiện hữu trong cuộc đời này, mỗi người đều có bổn phận phải hoàn thành. Khi nhắm mắt xuôi tay, cũng là lúc được triệu hồi để làm một cuộc thống kê về những điều đã làm hay đã không làm khi sống ở đời.

Đối với người tin Chúa, khoảng giữa từ khi “chào đời” cho đến “tạ thế”, họ còn qua một cuộc “tái sinh”, đó là bí tích Thanh Tẩy. Nhờ nước và Thánh Thần, họ được sinh ra một lần nữa để làm con cái Chúa. Khi được thanh tẩy, họ khởi đầu hành trình Đức Tin. Hành trình này song song với hành trình cuộc đời. Phép Thanh Tẩy cũng cho họ tước vị làm “công dân Nước Trời”, nghĩa là tuy sống dưới trần thế, họ đã thuộc về vương quốc của Chúa Giêsu, trở nên môn đệ của Người. Tuy vậy, nguyên việc được thanh tẩy chưa đủ để họ được bước vào vương quốc vĩnh cửu ấy. Bởi lẽ ai muốn vào Nước Trời phải qua cửa hẹp. Cửa rộng rất thênh thang, dễ vào nhưng lại dẫn tới trầm luân, đau khổ. Cửa hẹp chật chội, khó qua nhưng lại dẫn tới niềm vui, sự sống. Nhờ Đức Tin, người tín hữu sống giữa đời mà không hoàn toàn thuộc về đời, như bông hoa sen từ bùn vươn lên mà thanh thoát chẳng vương mùi bùn. Người tin Chúa sống giữa cõi trần, mà có một trái tim thanh sạch, giữa bon chen mà tâm hồn thanh thản, giữa thung lũng nước mắt mà vẫn có thể nở nụ cười.

Cuộc đời con người, từ khi “chào đời” đến khi “tạ thế” cũng đươc ví như một cuốn sách. Mỗi ngày sống là một trang. Nội dung cuốn sách ghi lại những lời nói việc làm, những tâm tư tình cảm. Ta có thể viết những trang thật đẹp, khi đó là những hành động nghĩa hiệp, cao cả, mang lại niềm vui cho đời, nhưng ta cũng có thể viết những trang rất xấu khi đó là những hành động ích kỷ, gây tai họa cho người xung quanh. Đáng tiếc, trên đời này, người ta học cái xấu thì chăm hơn cái tốt, người ta tiếp thu lối sống láu cá, mưu mô thì dễ hơn tập luyện đạo đức, thân thiện. Giữa chợ đời bon chen, tiếng ồn ào của dối gian luôn mạnh mẽ hơn tiếng nói của công lý, kẻ mạnh luôn chèn ép người yếu thế nghèo nàn. Vì vậy mà cuốn sách cuộc đời còn mang nhiều trang tối tăm nhơ nhuốc.

Con người sinh ra ở đời, có lúc chào đời và có khi tạ thế. Vì vậy, người ta gọi cuộc sống là “chốn khách đày”. Đời chỉ là chốn tạm, người ta đến rồi đi, chẳng phải là nơi vĩnh cửu, cũng không là quê hương mãi mãi. Tuy chỉ là đời tạm, những ai đi qua đều có thể để lại dấu ấn đời mình cho các thế hệ mai sau. Có những người đã để lại cho hậu thế tấm gương tốt đẹp về lòng nhân ái bao dung, hễ nhắc đến tên người ta ngả mũ chào; nhưng lại có những kẻ sống ác đức, các thế hệ sau nhắc đến tên để phỉ nhổ. Có những người suốt đời cống hiến hy sinh, để lại những công trình đem lại ích lợi cho toàn thể nhân loại, nhưng lại có những người để thời gian trôi đi vô ích, không làm được gì ngay cho bản thân và gia đình. Người công giáo tin rằng, lúc tạ thế không phải là chấm dứt, nhưng đó là một cánh cửa mở ra để bước vào cuộc sống mới. Người công giáo cũng tin rằng, những điều tốt đẹp ta làm ở đời này, sẽ đi cùng với ta về đời sau, nơi đó, hạnh phúc sẽ tràn trề, vinh quang sẽ bất diệt và tình yêu tồn tại mãi mãi. “Hổ chết để lại da, người ta chết để lại tiếng”. Điều còn lại khi thân xác đã tiêu tan trong lòng đất, đó là lòng nhân hậu, sự thánh thiện và tình yêu mến ta dành cho mọi người khi còn sống. Những điều này không tiêu tan với thời gian, nhưng muôn đời tồn tại.

Cuộc đời này chỉ là chốn tạm. Nước Trời là quê hương vĩnh cửu, là hạnh phúc Chúa dành cho những ai yêu mến và trung thành với Ngài. Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta, Người đi trước để chuẩn bị cho chúng ta chỗ ở trong nhà Cha của Người (x. Ga 14,1-4). Ở nơi quê hương vĩnh cửu này, bàn tay không còn nắm chặt để khẳng định uy quyền, cũng không còn buông xuôi vì ê chề thất vọng, nhưng sẽ giơ cao để ca tụng Chúa, trong tình hiệp thông với các thiên thần và các thánh nam nữ trên trời.

Bàn tay buông xuôi khi lìa đời nhắc bảo ta rằng, con người chẳng có công trạng gì trước mặt Chúa, nhưng mọi sự ta làm đều do ơn Chúa thương ban. Vì thế, nếu thân phận con người còn nhiều tội lỗi, Chúa lại nói với Chúng ta: “Đức tin của con đã cứu con” (x. Mc 5,34). Lòng nhân hậu bao dung của Chúa giúp chúng ta nghị lực để tiếp tục bước đi trong cõi đời đầy gian nan này.

(Nguồn: WHĐ)
P.Anh sưu tầm

vendredi 15 mai 2015

TRẦM LẮNG

 
TRẦM LẮNG
 
Hôm qua, tôi có cơ hội gặp gỡ một linh mục trẻ cùng xứ sở khi xưa. Tôi nhớ cách đây hơn 30 năm, trong khi tôi đang giúp tại Xứ Kitô Vua, Kênh A2, Tân Hiệp, thì nhận được thơ mời của chính quyền phải rời khỏi xứ và sau đó đã bị tạm giữ một năm trong trại giam. Ngày đó tại quê nhà, vị linh mục trẻ này mới chỉ là cậu bé 4 tuổi. Tôi đã quen biết và rất thân với cha mẹ và các chú bác trong gia đình. Thời gian thấm thoát qua mau, lớp người lớn tuổi đã lần lượt ra đi và lớp trẻ đang thay thế vị trí. Có nhiều em trẻ trong Xứ đã trở thành linh mục, tu sĩ và nhiều em đã lập gia đình và thành đạt trong cuộc sống Xã hội.
Hai mươi năm là một quãng thời gian dài với biết bao đổi thay. Trong tâm tình tạ ơn, hôm nay tôi có cơ hội lắng đọng và ngồi lại nhìn về quang đường đã đi qua. Muôn vàn hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ trong đời tôi. Tôi đã được Chúa thương chọn gọi lên chức linh mục vào ngày 13 tháng 5, 1995, đúng vào ngày của Mẹ. Ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Hôm nay tôi được tròn 20 năm chẵn trong chức vụ linh mục và phục vụ tại một Giáo Xứ Thánh Nicholas, Bronx, Nữu Ước.
Hai mươi năm rồi, một thế hệ mới đã tháp nhập vào dòng đời. Nhớ ngày nào, tôi nhận Bài Sai từ Đức Hồng Y Tổng Giáo Phận Nữu Ước, đến Giáo Xứ Thánh Nicholas. Nơi đây, tôi đã chung sống và cùng phục vụ với các cha Dòng Augustino. Tôi đã chia sẻ đời sống tâm linh qua việc cử hành các Bí Tích cho rất nhiều tín hữu trong ngoài Giáo Xứ. Thời gian qua, tôi được hân hạnh làm chứng Hôn cho nhiều cặp Hôn Phối. Đôi Hôn Phối đầu tiên sắp kỷ niệm 20 năm và đã có con lớn chuẩn bị bước vào Đại Học. Ngày đó, các ông các bà độ tuổi trung niên, nay đã lên lão làng và các thanh thiếu niên trai trẻ nay đã có gia thất lập nghiệp và thành công.
Tôi đã được Chúa chúc phúc qua nhiều cách thế suốt dọc hành trình. Tôi đã có cơ hội hiện diện, phục vụ, quen biết và gặp gỡ thăm viếng biết bao nhiêu người. Cùng với quý ông bà và anh chị em, chúng ta đã vui hưởng biết bao niềm vui và cũng như đã trải qua những thăng trầm khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Linh mục, một con người yếu đuối và mỏng dòn. Lãnh nhận chức linh mục cao quý để trở thành trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Qua các thừa tác vụ các Bí Tích, linh mục thay mặt Chúa trao ban ân sủng, sự hòa giải, chữa lành và giảng dậy. Trong khi thân xác con người linh mục mỏng dòn chẳng khác gì xác thân của anh chị em. Con người còn mang nặng sự yếu đuối của thân tâm.
Qua hai mươi năm, tôi đã dâng khoảng 8 ngàn thánh lễ cùng với 8 ngàn bài giảng ngắn dài. Có những thánh lễ đại trào long trọng, có những thánh lễ Chúa nhật, lễ hằng ngày bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt. Có những thánh lễ tôi dâng rất sốt sáng và có những thánh lễ lại uể oải dâng cho xong bổn phận. Trong các bài giảng, có những bài giảng sâu sắc đánh động tâm hồn, có những bài giảng ý nghĩa kêu mời, có những bài thừa thãi và giọng điệu ân oán, có những bài nhạt nhẽo lòng vòng, có những bài bị lạc giọng phê bình chỉ trích và có những bài dài dòng vô nghĩa. Chính tôi cũng chẳng nhớ được những gì đã giảng, thì làm sao có thể đòi hỏi người giáo dân ghi nhớ.
Tôi thích câu truyện này: Có một người giáo dân nêu thắc mắc nói rằng: Tôi theo đạo từ nhỏ. Tôi đã tham dự khoảng 10 ngàn thánh lễ, rước lễ nhiều lắm và nghe trên dưới 5 ngàn bài giảng. Tới hôm nay, tôi cũng chẳng nhớ được nội dung của bài nào. Sự thật tới hôm nay, tâm hồn tôi cũng vẫn thế, chẳng tiến triển chi nhiều trên đường nhân đức. Vậy có phải tôi đã hoang phí thời gian cho các việc đạo đức này không? Im lặng một thời gian. Vài tuần sau có người viết đáp lại rằng: Tôi đã lập gia đình được trên 30 năm. Vợ tôi đã nấu nướng dọn cho tôi ăn khoảng 20 ngàn bữa ăn. Tới nay, tôi cũng chẳng nhớ thực đơn có món gì ngon hay không. Có một điều tôi cầm chắc, đó là tôi đã được nuôi dưỡng hằng ngày, được khỏe mạnh sung sức cho tới ngày hôm nay và gia đinh chúng tôi sống trong sự vui vẻ hạnh phúc. Tôi rất biết ơn vợ của tôi đã chuẩn bị các bữa ăn hằng ngày.
Lời đáp từ an ủi lòng tôi. Tôi đã được quý ông bà và anh chị em khoản đãi biết bao nhiêu bữa ăn. Tôi xin cám ơn tấm lòng quảng đại và sự quan tâm của quý ông bà anh chị. Chúng ta đã cùng gắn bó với nhau trên đường lữ thứ. Chúng ta đã cùng trải qua biết bao vui buồn sướng khổ. Cùng chia buồn khi gia đình có tang tóc hoặc bệnh hoạn sầu khổ. Chung vui tụ họp ăn uống vào các dịp đón rước Thánh Tâm Chúa, Đức Mẹ, hội họp, lễ mừng, giỗ chạp và liên hoan. Không sao kể hết tấm chân tình quý ông bà và anh chị em đã dành cho tôi suốt những tháng ngày qua. Quý ông bà anh chị em đã cùng sinh hoạt trong Xứ Đạo, Cộng Đòan, Hội Đoàn và các Nhóm. Niềm vui trào dâng kết nối dựng xây. Chúng ta cùng nhau dõi theo dấu bước của Chúa Kitô phục vụ trong khiêm nhu và yêu thương.
Cuộc sống con người là những kết hợp của từng phút giây, của từng biến cố và của từng hành động. Mỗi sự cố trong đời đều góp phần trong sự hiện hữu và thiện hảo hóa đời sống con người. Cuộc sống là một sự nối tiếp từ điểm này tới điểm kia. Từ thời thơ ấu tới trưởng thành, từ ngây thơ tới sự hiểu biết, từ vô tri tới tri thức, từ yếu đuối tới mạnh mẽ và có khi từ kiên cường mạnh sức tới suy nhược, từ cô đơn tới tình yêu, từ niềm vui tới lòng biết ơn, từ khổ đau tới lòng xót thương và từ sợ hãi tới niềm tin. Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu thấu mọi biến cố đã qua. Chúng ta có thể nhìn tới và nhìn lui để rút tỉa kinh nghiệm. Có những thất bại dẫn chúng ta đến thành công. Có những vấp phạm sa ngã dẫn chúng ta đứng dậy tiếp tục hành trình. Có những tác động của những sự yếu đuối buông xuôi chìm đắm giúp chúng ta tỉnh thức.
Hai mươi năm phục vụ trong chức linh mục tại một Giáo Xứ cũng là một thử thách. Vì khi quá quen việc lại có khi đâm ra nhàm chán. Sự ươn hèn lười biếng luôn là cạm bẫy. Cử hành các Bí Tích không được chuẩn bị chu đáo và có thể trở thành máy móc. Dâng thánh lễ mỗi ngày như bổn phận và có khi trở thành kịch diễn. Các bài giảng lập đi lập lại thiếu suy tư trầm lắng. Giảng như vẹt kêu thiếu nội dung về giáo lý đức tin, Thánh Kinh và Thần học, đôi khi chú trọng qúa nhiều về luân lý trần tục. Có khi các linh mục đã đưa vào bài giảng những mẫu truyện cười vô bổ hoặc dùng lời các danh nhân và ca dao tục ngữ thay cho Lời của Chúa.
Cầu nguyện các giờ Kinh Thần Vụ hằng ngày là căn cốt đời sống nội tâm của linh mục giúp gắn bó với Chúa và Giáo Hội. Linh mục đại diện cầu nguyện thay cho toàn thể Giáo Hội. Xét mình trước mặt Chúa, đã có nhiều giờ Kinh tôi bị sao lãng, lo ra và đọc cho xong. Lòng sốt mến và tâm tình cầu nguyện thường xuyên bị chia trí và khô khan. Ơn Chúa vẫn đổ tràn nhưng đôi khi trái tim bị khép kín. Sự nguội lạnh và nhàm chán xen kẽ trong đời sống đạo. Tôi cảm tạ ơn Chúa vẫn khoan dung bao bọc chở che cho tới hôm nay và vẫn được ngụp lặn trong tình yêu của Chúa.
Nhân vô thập toàn. Mỗi người được mời gọi nên thánh mỗi ngày. Tôi là linh mục còn rất nhiều thiếu xót và yếu đuối. Tất cả hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục vẫn ẩn núp trong thâm tâm. Những so đo tính toán và tật hư thói xấu vẫn còn đó. Cái tôi ích kỷ lúc ẩn lúc hiện xâm chiếm trái tim trong cách hành xử. Cũng có đôi khi tôi không thể đáp ứng và thỏa mãn tất cả những yêu cầu của quý anh chị em. Gây buồn đau và chán nản. Càng suy càng thấy bản thân còn khoảng cách xa trong hành trình tiến tới con đường trọn lành. Xin qúy ông bà anh chị em thứ lỗi cho. Chúng ta cố gắng cùng tiếp tục đồng hành, nâng đỡ và dắt dìu nhau tiến gần tới Chúa hơn.
Hành trình còn dang dở. Cuộc sống cần vươn lên. Lý tưởng vẫn chiếu sáng. Xin quý ông bà và anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tất cả các linh mục được chu toàn sứ vụ của mình. Xin Thiên Chúa thương chúc lành. Cầu mẹ Maria và thánh cả Giuse luôn phù trợ đỡ nâng trên mọi nẻo đường.
Lm Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Ngày 13 tháng 5, 2015.
P.Anh chuyển

jeudi 14 mai 2015

VÀO ĐỜI ĐỂ VỀ TRỜI

(Nam B - LeThangThien) VaoDoiDeVeTroiVÀO ĐỜI ĐỂ VỀ TRỜI

Ai cũng muốn “về trời”, nhưng không phải ai cũng thật lòng muốn “vào đời.”  Phải thực sự can đảm mới đủ sức dấn thân vào đời, vì trách nhiệm nhiều mà đau khổ cũng chẳng ít.  Nhưng phải VÀO ĐỜI rồi mới có thể VỀ TRỜI với Đức Giêsu Kitô.  Chính Ngài cũng đã vào đời và chịu nhiều đau khổ, thậm chí còn phải chết trên Thập Giá.
 
Là những người đi theo Ngài, chúng ta cũng không thể đi lối tắt hoặc đường khác mà về trời.  Chắc chắn như thế!  Thật vậy, trước khi Chúa Giêsu về trời, Ngài bảo chúng ta phải vào đời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16:15).  Tuy nhiên, chúng ta không lẻ loi hoặc đơn độc, vì Ngài hứa chắc: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).  Hơn nữa, chính Đấng Bảo Trợ là Thần Chân Lý sẽ dạy chúng ta những điều phải làm (x. Ga 14:26).  Cứ an tâm mà vào đời!
 
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã dạy bảo các Tông Đồ mà Ngài đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần.  Ngài còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình.  Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà họ đã nghe Ngài nói tới, đó là: “Ông Gioan làm phép rửa bằng nước, còn họ sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” (Cv 1:5).
 
Đã có những người “vô tư” hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?”  Nhưng Ngài đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8).  Thời đó, người ta cứ tưởng Chúa Giêsu là một chính trị gia có thể đảo chính để cướp chính quyền mà khôi phục quốc gia Ít-ra-en.  Nhưng ai cũng lầm, vì có lần Ngài đã xác định trước mặt tổng trấn Phi-la-tô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18:36).
 
Sau 40 ngày sống lại, Chúa Giêsu căn dặn xong, Ngài được cất lên ngay trước mặt các tông đồ, và rồi có đám mây quyện lấy Ngài, khiến họ không còn thấy Người nữa.  Đang lúc các ông còn đăm đăm ngước lên trời, nhìn theo phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời?  Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1:11).
 
Lên trời là một hiện tượng vô cùng lạ, các ông ngạc nhiên là điều tất yếu.  Lên trời ở đây là “về trời” chứ không phải lên trời du lịch một thời gian, cũng chẳng phải như Chú Cuội bám gốc đa bay lên cung trăng, hoặc như Táo quân cưỡi cá chép bay lên trời.  Đó chỉ là huyền thoại.  Lại càng không phải như các phi hành gia bay lên cung trăng bằng phi thuyền.  Đó chỉ là dạng lên trời không chính thức, họ lên trời nhưng không thể sống được nếu không có bình dưỡng khí.  Phải trở lại đất cho nhanh, kẻo hết dưỡng khí là chết.  Thật vậy, Chúa Giêsu đã xác định với ông Ni-cô-đê-mô: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3:13).
 
Chúa Giêsu lên trời là sự kiện vô cùng kỳ lạ.  Các ông đã từng ngơ ngẩn khi thấy Thầy Giêsu bị người ta giết chết, tưởng thế là hết, nào ngờ Thầy phục sinh.  Hạnh phúc tràn ngập.  Nay các ông lại càng ngơ ngẩn hơn vì Thầy đi rồi, còn lâu Thầy mới trở lại, tiếc hùi hụi, nhớ ngẩn ngơ, nhưng chắc chắn các ông phải vào đời.  Và mỗi chúng ta ngày nay cũng vậy, ai cũng phải vào đời để hy vọng và mong chờ ngày về trời.
Cuộc chia tay nào cũng có phần lưu luyến, thường buồn hơn vui, nhưng khi Chúa Giêsu chia tay lại không buồn vời vợi mà lại tràn đầy niềm hy vọng.  Ngài về trời là dấu chỉ cho biết chắc chắn chúng ta cũng được về trời.  Vậy là vui chứ không buồn.  Tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi!  Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo!  Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” (Tv 47:2-3).
 
Chúa Giêsu thăng thiên, Ngài về trời, nơi Ngài đã xuất phát, chúng ta vui mừng khôn tả, tác giả Thánh Vịnh mô tả là “rộn rã tiếng hò reo, vang dội tiếng tù và, đàn ca kính mừng Ngài.”  Nhưng cuộc sống đôi khi không êm đềm như thảm lụa, nên chúng ta luôn phải tiếp tục động viên nhau: “Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ.  Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả” (Tv 47:8-9).
 
Trước khi về trời, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16:15).  Đó không chỉ là lời căn dặn, là lời người ra đi, mà còn là mệnh lệnh – tức là điều phải thực hiện bằng mọi giá.  Ngài vừa hứa hẹn vừa cảnh báo: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết án” (Mc 16:16).  Đó là hệ lụy tất yếu chứ không là sự hù dọa.
Đức tin rất quan trọng, tạo nên sức mạnh vô song, tạo nên điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của loài người.  Thật vậy, Chúa Giêsu đã xác nhận: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.  Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc cũng chẳng sao.  Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16:17-18).  Thực tế cũng đã và đang có những người làm được như vậy, đó là tặng phẩm mà Thiên Chúa trao cho ai thì người đó phải biết sử dụng hợp lý.  Ai cũng có một tặng phẩm, người được tặng phẩm này, kẻ được tặng phẩm khác, có người được hai hoặc ba tặng phẩm, cũng như kẻ được một nén, ba nén, năm nén, nhưng dù nhiều hay ít cũng chỉ là để làm sáng danh Thiên Chúa, chứ không phải để cậy mình hoặc nhắm tư lợi nào đó.
 
Thánh sử Mác-cô cho biết: “Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.  Còn các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16:19-20).  Rõ ràng, Chúa Giêsu về trời rồi thì các ông đã vào đời, làm chứng về Đức Giêsu Kitô “ba-trong-một”, với ba sự kiện: Chịu chết trên Thập Giá, phục sinh và lên trời.
 
Vào đời như thế nào?  Thánh Phaolô cho biết về phong cách vào đời: “Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người.  Được ơn làm ngôn sứ thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin.  Được ơn phục vụ thì phải phục vụ.  Ai dạy bảo thì cứ dạy bảo.  Ai khuyên răn thì cứ khuyên răn.  Ai phân phát thì phải chân thành.  Ai chủ toạ thì phải có nhiệt tâm.  Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm” (Rm 12:6-8).  Mỗi người mỗi việc, mỗi người mỗi hoàn cảnh và trình độ khác nhau, mỗi người là một các chi thể khác nhau nhưng vẫn chung một Nhiệm Thể Đức Kitô.  Tất cả các chi thể phải đồng tâm nhất trí, cùng hợp lại để phát triển Nhiệm Thể Thánh.
 
Thánh Phaolô nói thêm về phong cách vào đời: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ.  Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa.  Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện.  Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rm 12:9-13).  Được vậy thì thật hạnh phúc cho chúng ta, và Thiên Chúa cũng vui mừng vì Ngài được tôn vinh nơi chính mỗi người chúng ta.
 
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết “ái mộ những sự trên trời” bằng cách sống nhân bản, nên hoàn thiện hàng ngày, chứng tỏ sự sống dồi dào của Đức Kitô qua việc thể hiện lòng thương xót với mọi người, nhất là đối với những người hèn mọn.  Xin Đức Maria và Đức Thánh Giuse hướng dẫn chúng con biết đi đúng lối về trời và đưa chúng con đến đích thật.  Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
 
Trầm Thiên Thu