dimanche 18 octobre 2015

Điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra nếu bạn đi chân trần 5 phút mỗi ngày?


Liệu pháp đi chân trần trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.
1. Câu chuyện làm các nhà khoa học kinh ngạc
Nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư Giôn Phise và các đồng nghiệp của ông thuộc Viện nghiên cứu Orêgon khi đến Trung Quốc đã chứng kiến 1 cảnh tượng kỳ lạ. Đó là cảnh nhiều người đi tới đi lui, nhảy múa trên 1 đoạn đường rải đá.
Không hiểu được ý nghĩa của điều này, các nhà khoa học Mỹ khi trở về đã triển khai 1 cuộc nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 108 người tham gia đi chân trần trên đường sỏi, 1 nửa đi chân không hoàn toàn, 1 nửa đi tất. Mỗi ngày họ đi bộ nửa giờ trên đường sỏi.
Sau 16 tuần thí nghiệm, sức khỏe của các thành viên đều tốt lên song chỉ số y học tốt nhất thuộc về nhóm đi chân trần.
GS Phise cho biết,
Đối tượng này mỗi năm nên đi mỗi ngày 30 phút chân đất trên sỏi đá trong thời gian tối thiểu 4 tháng và phải đi trên đường sỏi chứ không phải là đường bê tông như ở các thành phố.
Đi bộ trên đường bê tông hoặc nền gạch đá hoa không đem lại nhiều kết quả.
2. Vì sao đi chân trần lại tốt cho sức khỏe?
Theo Đông y, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận.
Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái phản ánh tình trạng sức khỏe của tim, lá lách, hậu môn, trĩ… Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải phản ánh gan, mật, ruột thừa.
Do đó, đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe.
Đồng thời lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên sẽ có tác dụng massage hữu hiệu giúp lưu thông máu, tốt cho mạch máu và các mô liên kết gân và dây chằng.
3. Tác dụng của việc đi chân trần:
Theo tờ Sức khỏe gia đình, việc đi chân trần mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng sau:
- Ngay trong vòng 1 giây: Giúp giải tỏa sự căng thẳng ngay lập tức, giảm bớt sự căng cơ và sóng não có sự dịch chuyển.
- Mỗi ngày 5 phút đi chân trần:
+ Nội tạng của bạn sẽ thay đổi tích cực
+ Độ đặc máu giảm đi, tương tự như hiệu ứng của aspirin
+ Hệ tuần hoàn được cải thiện
+ Tăng lượng ôxy trong máu
+ Huyết áp được cân bằng
+ Đường máu ổn định
- Mỗi ngày 8 giờ đi chân trần (trong những trường hợp cần trị liệu):
+ Các dấu hiệu loãng xương giảm rõ rệt
+ Chức năng tuyến giáp được cân bằng
+ Mức cortisol (căng thẳng) giảm xuống
- Đi bộ bằng chân đất trong nhiều ngày
+ Dễ dàng thích nghi với sự thăng trầm trong cuộc sống
+ Các loại viêm và các loại bệnh liên quan tới viêm ít phát triển
+ Cơ thể phục hồi nhanh hơn từ căng thẳng thần kinh và chấn thương.
K.Liên chuyển

Lễ hội hoa lần thứ 79 ở Zundert, Hà Lan năm nay lấy cảm hứng từ danh họa Van Gogh - người con của vùng đất này.

Lễ hội hoa lần thứ 79 ở Zundert, Hà Lan năm nay lấy cảm hứng từ danh họa Van Gogh - người con của vùng đất này.

Cuộc diễu hành các tác phẩm điêu khắc khổng lồ từ những bông hoa của xứ Zundert đã có lịch sử từ năm 1936, cho tới nay theo lệ mỗi năm đều diễn ra một lần vào chủ nhật đầu tiên của tháng 9. Theo truyền thống, những tác phẩm điêu khắc chỉ được sử dụng hoa thược dược.
Năm nay, có tới 19 tác phẩm độc đáo của các nông trại hoa đăng ký tham gia, tất cả đều lấy chủ đề về Vincent Van Gogh - họa sĩ trường phái ấn tượng nổi tiếng sinh ra ở Zundert 162 năm trước.
flo-1-4293-1441943808.jpg
flo-2-8839-1441943808.jpg
flo-3-4965-1441943809.jpg
flo-4-2253-1441943809.jpg
flo-5-9979-1441943809.jpg
flo-6-2161-1441943809.jpg
flo-7-8588-1441943809.jpg
flo-8-2384-1441943809.jpg
flo-9-1509-1441943810.jpg
flo-10-4059-1441943810.jpg
flo-11-6178-1441943810.jpg
flo-12-4083-1441943810.jpg
flo-13-9241-1441943810.jpg
flo-14-1195-1441943811.jpg
Những tác phẩm đẹp kinh ngạc từ hoa ở Hà Lan

Các ngôi nhà đồ sộ hay hình người cao hàng chục mét được ghép từ hoa đủ màu sắc sẽ khiến bạn choáng ngợp khi đến với lễ hội ở Zundert, Hà Lan.

Những mái nhà theo phong cách kiến trúc miền quê quen thuộc của đất nước bò sữa.
Đây là một trong những lễ hội hoa lớn nhất thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật được ghép từ dây cáp, bìa carton và rất nhiều các loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau.
Hai con bò sữa cao gần 20 m.
Hai chú bò sữa cao gần 20 m - biểu tượng của nền nông nghiệp Hà Lan.
Những hình người khổng lồ kết từ hàng chục ngàn bông hoa tươi.
Những hình người khổng lồ kết từ hàng chục ngàn bông hoa tươi.
Quái vật làm bằng các bông hoa đỏ rực.
Quái vật làm bằng các bông hoa đỏ rực.
Chân dung nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Chân dung nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Một tác phẩm cầu kỳ được trưng bày ở lễ hội.
Một tác phẩm cầu kỳ được trưng bày ở lễ hội.
Hình mô phỏng các tay đua công thức 1 rất được các nam thanh niên yêu thích.
Hình mô phỏng các tay đua Công thức 1 rất được các nam thanh niên yêu thích.
Thậm chí cả cảnh đuổi bắt giữa một con báo và chú hươu tội nghiệp cũng được làm rất sống động.
Thậm chí cả cảnh đuổi bắt giữa một con báo và chú hươu tội nghiệp cũng được làm rất sống động.
Toàn lâu đài làm bằng hoa 'di chuyển' trên đường phố Zundert.
Toàn lâu đài làm bằng hoa 'di chuyển' trên đường phố Zundert.
Mô hình cô gái với thân hình quyến rũ, điệu bộ gợi cảm làm từ hơn 10 nghìn bông hoa màu hồng và trắng.
Mô hình cô gái với thân hình quyến rũ, điệu bộ gợi cảm làm từ hơn 10 nghìn bông hoa màu hồng và trắng.
Hình ảnh mô phỏng thành phố lớn với những tòa cao ốc trọc chời làm từ các bông hoa tím huyền ảo.
Hình ảnh mô phỏng thành phố lớn với những tòa cao ốc trọc chời làm từ các bông hoa tím huyền ảo.
Zundert, Hà Lan
Những hình người khổng lồ kết từ hàng chục ngàn bông hoa tươi.
Những hình người khổng lồ kết từ hàng chục ngàn bông hoa tươi.
Mô hình các nhà du hành vũ trụ không trọng lượng ngoài không gian.
Mô hình các nhà du hành vũ trụ không trọng lượng ngoài không gian.
Các biểu tượng của đất nước Hà Lan được khéo léo sắp đặt cùng với nhau.
Các biểu tượng của đất nước Hà Lan được khéo léo sắp đặt cùng với nhau.
Cần rất nhiều người điều khiển để các cỗ xe hoa đủ hình dáng di chuyển được trên đường phố
Cần rất nhiều người điều khiển để các cỗ xe hoa đủ hình dáng di chuyển được trên đường phố
đường phố
Chuồng gà sinh động với những chú gà như đang mổ thóc.
Chuồng gà sinh động với những chú gà như đang mổ thóc.
Xe thằn lằn khổng lồ chụp từ trên cao.
Xe thằn lằn khổng lồ chụp từ trên cao.
Hơn chục chiếc đầu hươu cao cổ vươn ra các phía hấp dẫn tính tò mò của trẻ nhỏ đi xem lễ hội.
Hơn chục chiếc đầu hươu cao cổ vươn ra các phía hấp dẫn tính tò mò của trẻ nhỏ đi xem lễ hội.
Gia đình hổ diễu hành trên đường phố.
Gia đình hổ diễu hành trên đường phố.
Chú voi cao 10 m này được trang trí rất cầu kỳ.
Chú voi cao 10 m này được trang trí rất cầu kỳ.
Phải mất hơn 1 ngày để các nghệ sĩ hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
Phải mất hơn 1 ngày để các nghệ sĩ hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
Hình ảnh khắc họa một câu chuyện dân gian của người Hà Lan.
Hình ảnh khắc họa một câu chuyện dân gian của người Hà Lan.
Các nghệ sĩ phải dùng đến gần 15 nghìn bông hoa để làm nên chú tê giác cực 'hầm hố'.
Các nghệ sĩ phải dùng đến gần 15 nghìn bông hoa để làm nên chú tê giác cực 'hầm hố'.
Tác phẩm điêu khắc trừu tượng của một nghệ sỹ đường phố.
Tác phẩm điêu khắc trừu tượng của một nghệ sĩ đường phố. Đây là sự kiện diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 9 hằng năm.  

Tiết Hạnh sưu tầm

vendredi 16 octobre 2015

HỌC HỎI SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2015 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ



Tin Tức Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ

HỌC HỎI SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2015
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Toàn văn Sứ điệp Truyền giáo 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được linh mục Đa Minh Ngô Quang Tuyên, Thư ký Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, chuyển ngữ và đã được đăng tải trên trang web của Hội đồng Giám mục tại địa chỉ: http://www.hdgmvietnam.org/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-cho-ngay-the-gioi-truyen-giao-2015/7031.114.3.aspx
***
HỌC HỎI SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2015
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
*
I. BỐI CẢNH
1. Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh nào?
II. NỀN TẢNG CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO
2. Phẩm chất truyền giáo của tất cả các kitô hữu, đặc biệt của những người nam và nữ đã được thánh hiến là gì?
3. Trong Sứ điệp Truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những điều gì về truyền giáo ?
4. Khi nói “Truyền giáo là niềm đam mê đối với Đức Giêsu và cũng là niềm đam mê đối với dân của Ngài”, Đức Thánh Cha đã giải thích thế nào?
5. Khi nhắc đến kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời thế nào với các thành phần dân Chúa?
III. ÁP DỤNG NHỮNG NỀN TẢNG TRÊN VÀO VIỆC TRUYÊN GIÁO
6. Sau khi ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha đã đúc kết thế nào về các thách thức cho việc loan báo Tin Mừng?
7. Đối tượng ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng là ai?
8. Đức Thánh Cha nói gì về sự hợp tác truyền giáo?
9. Đức Thánh Cha lưu ý điều gì đối với các Viện và các Tu hội truyền giáo?
IV. VIỄN TƯỢNG TRUYỀN GIÁO
10. Trong phần cuối của Sứ điệp, Đức Thánh Cha nêu lên viễn tượng nào cho Sứ vụ loan báo Tin Mừng?
*
1. Ngày Thế giới Truyền giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh nào?
Đáp: Ngày Thế giới Truyền giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh Năm Đời Sống Thánh Hiến và kỷ niệm 50 năm Sắc lệnhAd Gentes của Công đồng Vaticanô II về Truyền Giáo.
2. Phẩm chất truyền giáo của tất cả các kitô hữu, đặc biệt của những người nam và nữ đã được thánh hiến là gì?
Đáp: Phẩm chất truyền giáo là đáp lời mời gọi theo sát Đức Giêsu hơn, cụ thể qua 3 việc: (1) bắt chước sự hiến dâng của Ngài cho Chúa Cha; (2) bắt chước những cử chỉ phục vụ yêu thương của Ngài; (3) bắt chước Ngài hy sinh sự sống mình để tìm lại được sự sống. (Sứ điệp, s.1).
3. Trong sứ điệp Truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những điều gì về truyền giáo?
Đáp: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại 5 điểm căn bản về truyền giáo:
– Truyền giáo không phải là việc chiêu dụ để cải đạo hay chỉ là một chiến lược;
– Chiều kích truyền giáo thuộc về chính bản chất của Hội Thánh, vì thế cũng là bản chất của người kitô hữu;
– Truyền giáo là thành phần của “ngữ pháp” đức tin, nghĩa là muốn “sống đúng” đức tin của mình, phải truyền giáo;
– Truyền giáo là điều thiết yếu, đòi hỏi chúng ta lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, Đấng đang thì thầm với mình “Hãy đến” và “Hãy đi ra”;
– Những người theo Đức Kitô phải trở thành những nhà truyền giáo, vì họ biết rằng Đức Giêsu “cùng đi với họ, nói với họ, hít thở với họ, làm việc với họ. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với họ giữa công cuộc truyền giáo” (Evangelii Gaudium, 266) (Sứ điệp, s.2).
4. Khi nói: “Truyền giáo là niềm đam mê đối với Đức Giêsu và cũng là niềm đam mê đối với dân của Ngài”, Đức Thánh Cha đã giải thích thế nào?
Đáp: Truyền giáo là niềm đam mê đối với Đức Giêsu bởi vì tình yêu của Đức Giêsu ban cho chúng ta phẩm giá và nâng đỡ chúng ta. Tình yêu này được diễn tả cách sâu đậm nơi hy tế thập giá, cụ thể với hình ảnh “tình yêu tuôn chảy từ trái tim bị đâm thâu mở rộng ra để ôm lấy Dân Chúa và toàn thể loài người”.
Trước tình yêu ấy, Chúa Giêsu “muốn dùng chúng ta để đến gần hơn với dân yêu dấu của Ngài và với tất cả những ai thành tâm tìm kiếm Ngài” (x. Evangelii Gaudium, 268); cụ thể bằng việc rao giảng Tin Mừng qua chứng tá đời sống của mình; đặc biệt lắng nghe lời mời gọi Thánh Thần, đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng (Sứ điệp, s.3).
5. Khi nhắc đến kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời thế nào với các thành phần dân Chúa?
Đáp: Một cách tổng quát, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người đọc lại và suy tư về Sắc lệnh Ad Gentes.
a) Đối với các cộng đoàn chiêm niệm, với hình ảnh của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, Đức Thánh Cha khẳng định mối liên kết sâu xa giữa đời sống chiêm niệm và truyền giáo.
b) Đối với cộng đoàn tu sĩ hoạt động, sứ mạng ad gentes (đến với muôn dân) được diễn tả trong tiến trình với 2 nhịp:
(1) Đức Thánh Cha nhắc tới “chủ nghĩa liên văn hoá” trong trong truyền giáo, nghĩa là can đảm mở cánh cửa “truyền thống văn hóa” của cộng đoàn mình để “đi ra”, đến với và “đón nhận” những “cộng đoàn văn hóa khác”;
(2) giúp các “cộng đoàn văn hóa khác” đến với Đức Giêsu Kitô. Đây là lý tưởng trung tâm của truyền giáo và lý tưởng này đòi hỏi sự hiến mình hoàn toàn cho việc rao giảng Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã khẳng định rất mạnh về 2 điểm:
- Những nhà truyền giáo phải chấp nhận tiến trình trên và “không thể nào có sự thoả hiệp”; đặc biệt “phải rao giảng Đức Kitô trong nhiều vùng ngoại vi của thế giới”.
- “Bất cứ xu hướng nào đi trệch khỏi con đường ơn gọi này, cho dù là vì những lý do cao quí như là vô số các nhu cầu mục vụ, các nhu cầu trong giáo hội hay nhân đạo đi nữa, đều không phù hợp với ơn gọi của Chúa là dấn thân phục vụ Tin Mừng” (Sứ điệp, s.4).
c) Đối với những người trẻ, Đức Thánh Cha tha thiết mời gọi: “Các con đừng để người khác cướp mất lý tưởng truyền giáo đích thực, lý tưởng theo Chúa Giêsu bằng việc hiến mình hoàn toàn. … Hãy nhớ rằng, việc rao giảng Tin Mừng là một nhu cầu đối với những người yêu mến Thầy Giêsu, thậm chí trước cả khi nó là nhu cầu đối với những người chưa được nghe giảng Tin Mừng” (Sứ điệp, s.4).
6. Sau khi ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha đã đúc kết thế nào về các thách thức cho việc Loan báo Tin Mừng?
Đáp: Các thách thức cho việc loan báo Tin Mừng ngày nay là “Giúp các dân tộc gìn giữ những giá trị văn hoá khác nhau, nghĩa là nhận biết và tôn trọng các truyền thống văn hóa và triết học của họ, đồng thời giúp họ từ trong các truyền thống ấy đi vào mầu nhiệm sự khôn ngoan của Thiên Chúa và chấp nhận Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng là ánh sáng và sức mạnh đem đến sự biến đổi cho mọi nền văn hoá” (Sứ điệp, s.5).
7. Đối tượng ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng là ai?
Đáp: Đối tượng ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng là những người nghèo, những người bé mọn và những người bệnh tật, những người thường bị khinh dể hay bị bỏ quên, những người không có gì để đền đáp chúng ta (x. Lc 14,13-14). Ưu tiên rao giảng Tin Mừng cho những người hèn mọn nhất giữa chúng ta là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đem đến: “Có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo” (Evangelii Gaudium, 48).
Đặc biệt đối với những người sống đời thánh hiến, qua lời khấn sống đời nghèo khó, họ chọn theo Đức Kitô trong sự ưu ái của Ngài đối với người nghèo, theo cách mà Ngài tự đồng hoá mình với người nghèo: sống giống như người nghèo giữa những bất trắc của đời sống hằng ngày và từ khước mọi đòi hỏi về quyền lực, để đem đến cho họ chứng tá về niềm vui của Tin Mừng và một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa (Sứ điệp, s.6).
8. Đức Thánh Cha nói gì về sự hợp tác truyền giáo?
Đáp: Bằng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha cổ vũ sự hợp tác giữa giáo dân và các tu sĩ truyền giáo: “Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh; giáo dân là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh” (Ad Gentes, 41).
Đồng thời, các tu sĩ truyền giáo cần phải quảng đại đón nhận những giáo dân muốn hợp tác với mình, vì họ là những người muốn chia sẻ ơn gọi truyền giáo trong Phép Rửa. Các cơ sở và tổ chức tại các điểm truyền giáo là những nơi tự nhiên để tiếp đón và cung cấp cho họ sự nâng đỡ nhân bản, thiêng liêng và tông đồ (Sứ điệp, s.7).
9. Đức Thánh Cha lưu ý điều gì đối với các Viện và các Tu hội truyền giáo?
Đáp: Đức Thánh Cha đã lưu ý 3 điểm khi phục vụ việc loan báo Tin Mừng:
– phải cậy dựa vào các đặc sủng và sự dấn thân truyền giáo của các thành viên thánh hiến.
– phải hiệp thông với Giáo Hội, bởi vì sự cộng tác và hiệp lực là thành phần toàn vẹn của việc làm chứng cho Tin Mừng (x. Ga 17,21). Sự hợp nhất này cũng là hoa quả của Thánh Thần. (Sứ điệp, s.8).
– cần nhiều đặc sủng của đời sống thánh hiến, để đáp ứng các chân trời rộng lớn của việc rao giảng Tin Mừng và bảo đảm có sự hiện diện thích hợp tại bất cứ vùng đất nào họ được sai đến (Sứ điệp, s.9).
10. Trong phần cuối của Sứ điệp, Đức Thánh Cha nêu lên viễn tượng nào cho Sứ vụ Loan báo Tin Mừng?
 Đáp: Trong phần cuối của Sứ điệp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh 4 điểm:
– Xác tín về bổn phận phải loan báo Tin Mừng: “Vô phước cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9,16); bởi vì Tin Mừng là nguồn mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người.
– Sứ mạng Loan báo Tin Mừng là của mọi thành phần dân Chúa (các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân).
– Việc loan báo Tin Mừng giúp mọi người đi vào mối quan hệ với Đức Kitô (Sứ điệp, s.10).
– Đức Maria là gương mẫu của công cuộc truyền giáo (Sứ điệp, s.11).

jeudi 15 octobre 2015

THỂ DỤC CẢI THIỆN SỨC NGHE CỦA TAI

Lãng tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều tình huống buồn cười như câu chuyện ” Điếc cả làng ” . Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi ra đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thật là nguy hiễm…

Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dàyđục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi
Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ởcơ quan thính giác.
Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già ( suy giảm thính lực ) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được
Qua sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02 tháng
Hình ảnh sau đây là 1 trong nhiều bệnh nhânđã nhận được lợi ích từ bài tập thể dục đơn giảnđể hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng:
Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao tuổi
Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
– Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp vàvòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên vàthần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.







Tai nghe âm thanh như thế nào ?
Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai,đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con ( xương búa, xương đe, xương bànđạp ). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe đượcâm thanh
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai…) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.


Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác 

MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT

1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai










2 – Xoay tròn Loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp







3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt








4 – Vổ vào xương chẩm ( sau đầu ) : Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30 lần







5 – Xoa Loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn