jeudi 18 février 2016

Giai đoạn đẹp nhất cuộc đời ?



Đó là ngày mười lăm tháng sáu, còn hai ngày nữa là ngày tôi bước sang
tuổi 30. Tôi có cảm giác lo lắng khi bước vào độ tuổi “tam thập nhi
lập” và sợ rằng những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời đang xa dần.

Tôi vẫn thường tập thể dục ở một công viên gần nhà vào mỗi buổi sáng.
Ở đó tôi có dịp làm quen người bạn già Nicholas, ông ta đã 79 tuổi.
Hôm đó, khi gặp tôi ông bảo rằng trông tôi không vui vẻ như mọi ngày
và đoán rằng tôi đang có chuyện buồn.

Tôi tâm sự với ông rằng tôi đang cảm thấy lo lắng khi sắp bước sang
tuổi 30. Tôi tự hỏi làm thế nào để tôi có thể quay trở về những giai
đoạn đẹp nhất trong cuộc đời. Vì thế tôi hỏi ông: “Khi nào là giai
đoạn đẹp nhất trong cuộc đời ông?”. Không chút ngập ngừng, Nicholas
trả lời: “Này Joe, đó là câu hỏi của triết học và đây là câu trả lời
của tôi".
Rồi ông nói:
Khi tôi là một đứa trẻ sống ở nước Áo, được bố mẹ yêu thương, chăm sóc
thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.
Khi tôi đến trường và được học những điều ngày nay tôi biết thì đó là
giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Khi tôi tìm được việc làm đầu tiên, có trách nhiệm và quyền lợi với
những việc mình làm thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.
Khi tôi gặp được vợ tôi và khi chúng tôi yêu nhau thì đó là giai đoạn
đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, tôi và vợ tôi phải rời khỏi
nước Áo để được an toàn. Khi chúng tôi được bên nhau an toàn trong một
chuyến tàu đi Bắc Mỹ thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Khi chúng tôi bắt đầu một gia đình mới thì đó là giai đoạn đẹp nhất
trong cuộc đời tôi.
Khi tôi trở thành một người cha trẻ và được nhìn thấy đứa con của
mình lớn lên hàng ngày thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời
tôi.

Joe à, và bây giờ khi tôi đã 85 tuổi, tôi có sức khỏe, tôi cảm thấy
cuộc đời vẫn đẹp và điều đặc biệt là tôi vẫn còn yêu người tôi yêu,
như lúc chúng tôi gặp nhau lần đầu thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong
cuộc đời tôi.
TL chuyển

Quốc hoa các nước ASEAN trên áo dài Việt đẹp lung linh

TTO - Những bộ áo dài có họa tiết quốc hoa các quốc gia ASEAN được trình diễn trong chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng ASEAN ở TP.HCM đêm 30-12.



Quốc hoa các nước trên áo dài Việt tại chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng Asean. Ảnh: Hữu Khoa
Quốc hoa các nước trên áo dài Việt tại chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng Asean. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa sim trên áo dài Việt quóc hoa của nước Brunei. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa sim trên áo dài Việt quóc hoa của nước Brunei. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Rumdul tren áo dài Việt quốc hoa của Campuchia. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Rumdul tren áo dài Việt quốc hoa của Campuchia. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối quốc hoa của Indonesia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối quốc hoa của Indonesia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Đại – quốc hoa của Lào trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Đại – quốc hoa của Lào trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Râm Bụt quốc hoa của Malaysia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Râm Bụt quốc hoa của Malaysia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa dáng hương mắt chim quốc hoa của Myanmar trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa dáng hương mắt chim quốc hoa của Myanmar trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài Ả Rập quốc hoa của Philippines trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài Ả Rập quốc hoa của Philippines trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Lan quốc hoa của Singapore. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Lan quốc hoa của Singapore. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Muông hoàng yến quốc hoa của Thái Lan. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Muông hoàng yến quốc hoa của Thái Lan. Ảnh: Hữu Khoa

Hoa sen quốc hoa của nước Việt Nam. 
Ảnh Hữu Khoa
Phạm Anh chuyển 

mardi 16 février 2016

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết


Những chậu đu đủ bonsai, dáng hoành, quả và hoa trĩu trịt… đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn đón.


Theo quan niệm của người xưa, đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu. Chính vì vậy, những năm gần đây, nhiều người đang tìm mua đu đủ bonsai về chưng trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp Tết.

Ông Trương Ngọc Xuân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một trong những người trồng thành công đủ đủ trong chậu cho biết, đu đủ bonsai trong chậu là loại cây đang được nhiều người “chuộng” vào dịp Tết. Tuy nhiên, hiện nay, ở miền Bắc có rất ít người trồng thành công loại cây này.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ bonsai trồng trong chậu đang là loại cây được nhiều người săn đón trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Theo ông Xuân, thời điểm trồng khá quan trọng để có được chậu cây đẹp cung ứng ra thị trường đúng dịp Tết Nguyên đán. Chỉ cần tính toán sai thời điểm là cây sẽ ra quả trước hoặc sau Tết nên không còn giá trị làm cảnh.

“Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7-8 tháng. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thời thu hoạch vào dịp Tết”, ông Xuân chia sẻ.

Ông Xuân cũng cho biết thêm, để đu đủ bonsai phát triển tốt trong chậu cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào. Đây là khâu kỹ thuật then chốt, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau trồng.

Ngoài ra, cần chăm sóc cây rất cẩn thẩn bởi, đu đủ lúc mới trồng vào chậu rất dễ mắc bệnh. Nếu để ngoài trời có sương muối, lá đu đủ sẽ xoăn, quả teo lại không phát triển được.

Khâu cuối cùng là tạo dáng cho cây. Sau khoảng 25 - 30 ngày từ lúc đưa cây vào chậu cần tiến hành uốn vít cây. Dùng dây mềm, chắc, to bản (2 - 3cm), không co dãn, buộc vít cây tại vị trí 3/4 thân, kéo ngã dần về hướng đã định, ghim cố định dây chặt xuống đất, cần uốn vít dần dần để cây không bị gãy. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ nghiêng 30 - 35 độ so với mặt đất.

Năm nay, ông Xuân trồng hơn 30 chậu nhưng chỉ thành công 10 chậu bán vào dịp Tết nguyên đán 2016. Và hiện tại, số đủ đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân đã có người đặt mua hết. Giá của mỗi chậu dao động từ 3-4 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước và số lượng hoa, quả trên cây.

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Mỗi cây cần phải trồng từ 7-8 tháng để có được bộ gốc, rễ to xù xì và nghiêng 30-35 độ so với mặt đất.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Nhiều cây phát triển theo hướng vuông góc 90 độ.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Theo ông Xuân, các cây đu đủ được làm theo dáng hoành. Đi từ dưới lên trên thể hiện sự vươn lên.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ cần được chăm sóc cẩn thận hơn các loại cây khác bởi chúng rất dễ mắc bệnh.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Giá của mỗi cây đu đủ bonsai dao động trong khoảng 3-4 triệu đồng.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Những quả đu đủ sai trĩu trên cây sẽ chín vàng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Ngoài ra, các cây còn rất nhiều hoa.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ bon sai đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn tìm.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Hơn 10 chậu đu đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân (đội mũ) đã được khách đặt mua hết.

Phạm Anh chuyển 

Sự khác biệt thức ăn Việt và Tàu

Sự khác biệt thức ăn Việt và Tàu
GS Trần văn Khê

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi : Người Việt Nam ăn uống thế nào ? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng ? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Ban, đánh trống trước cửa nhà Sấm.
Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi: – Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nàỏ – Tôi rất ngại so sánh . . . tôi trả lời . . . vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh. Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng ? Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
1- Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới. Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.
2- Ăn khoa học : Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo “âm” và “dương” Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn.
Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh (bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh (âm) vào người phải đem gừng (dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành (âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua (âm) hoặc hải sâm (âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu : “mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển” Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào, thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi. Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê – hàn – thì chấm với nước mắm gừng – nhiệt. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòa. Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
3- Ăn dân chủ : Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể dùng những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ. Anh bạn người Pháp thích chí cười to : ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam. Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm :
4- Ăn cộng đồng : Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.
5- Ăn lễ phép : Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
6- Ăn tế nhị : Ăn ớt cử cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt : bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.
7- Ăn đa vị : Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế (chua), tương (ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo). Ăn có năm vị chánh : ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.
Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nào Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc được mời ra để báo chí hỏi thì hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấy. Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu hôi mỡ nên ông chủ tiệm nhờ tôi tìm câu trả lời cho các nhà báo. Tuy không phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải tìm câu trả lời thế nào để cho các nhà báo bằng lòng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.
1/- Cách dùng bột: Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.
2/- Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành.


3/- Người Việt thì thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt. Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấy. Ông giám đốc tạp chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nào. Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đây.


a/- Về rau : người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.
b-/ Về cá : Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc có cá mặn không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm v. v. . . Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt.
c/- Về thịt : Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế v. v. . .
d/- Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: lạt lạt của bánh tráng, bún, hơi mát mát ngọt ngọt như dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú. Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Khi dạy dỗ một trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người ta. Ra đường phải biết “ăn bận” hay “ăn mặc” cho phải cách phải thế. Đối với mọi người không nên “ăn thua” làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn thận “ăn cây nào, rào cây nấy”. Trong việc tiêu tiền phải biết “liệu cơm, gắp mắm” và dẫu cho nghèo đi nữa “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Không nên ham ăn quá độ vì ” no mất ngon, giận mất khôn”. Ra làm ăn phải quyết tâm đừng ” cà lơ xích xụi” chạy theo ” ăn có” người khác. Phải biết ” ăn chịu” với người làm việc nghiêm túc thì công việc khỏi bị “ăn trớt”. Không nên “ăn gian, ăn lận” hay bỏ lỡ cơ hội thì “ăn năn” cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng “ăn hại” “ăn bám” người khác. Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho” ăn” với giọng ca, hòa đàn cũng phải “ăn” với nhau, “ăn ý” , “ăn rơ” thì mới haỵ
Các bạn thấy chăng ? Cái “ăn” cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam. Tuy chúng ta không như người Trung Quốc ”dĩ thực vi tiên” nhưng phải có ăn mới làm nên việc vì có “thực mới vực được đạo”.
Giáo sư Trần Văn Khê

-------
Xì dầu và Nước Mắm




Thời thơ ấu, tôi lớn lên trong một thành phố nhỏ miền Trung, một thành phố nghèo nàn, quanh quẩn có mấy con phố chính, “đi dăm phút đã trở về chốn cũ.” Những nhân vật của thành phố này, trong ký ức bề bộn của gần 70 năm qua, tôi còn nhớ rõ, lạ lùng đối với tôi là những nhân vật người Hoa. Trên con đường ra chợ, tôi ít khi dám nhìn thẳng vào những ngôi nhà người người Hoa, với bàn ghế chất đầy, những khung ảnh treo la liệt trên tường và nhân vật làm tôi sợ hãi nhất là một bà già, chân bó những lớp vải dày, khuôn mặt quắt queo như xác ướp, với những móng tay dài, cong vút thường ngồi bất động trên một chiếc ghế, nhìn ra đường.
Trong thành phố này, hình như tất cả việc buôn bán đều tập trung vào những gia đình người Hoa, có lẽ đã đến đây cả trăm năm trước khi tôi ra đời. Ở đây tôi không thấy những nhân vật những người Hoa nghèo khó như người Hoa bán lạc rang hay đẩy xe mì gõ như sau này khi lớn lên, tôi thấy ở Sài Gòn và Chợ Lớn. Trong thành phố này có một tiệm thuốc Bắc với bảng hiệu mang theo chữ “Ðường,” đại khái như Tế Sinh Ðường hay Thiên Lương Ðường, mà tôi thường lãnh nhiệm vụ mang cái phái thuốc của ông cụ tôi đến “bổ” mấy thang.
Có hai tiệm ăn nằm ở hai con đường khác nhau, mang chữ “Ký” ở đàng sau, tôi không còn nhớ rõ là Nhuận Ký hay Minh Ký, trông cũng tối tăm, với những chiếc bàn ghế xỉn màu, mà tôi nghĩ chỉ có những người sang trọng mới đủ tiền để vào ăn! Tôi vẫn ao ước có dịp đến đó, như để ăn một bát mì hay được sở hữu một cái bánh bao, nhưng không bao giờ có dịp, cho đến lúc tôi chưa lên được lớp ba, thì cha tôi đổi việc làm, gia đình dời đi thành phố khác.
Hầu hết tiệm buôn trong chiếc chợ nhỏ đều do người Hoa làm chủ. Hai đại lý gạo, một hai tiệm bán dầu hỏa, một đại bài rượu, những tiệp “chạp phô” bán đủ thứ gia dụng, từ đường, muối, mè, đậu, bột… mà tôi thường thấy những nông dân mang lên thành phố bán cho họ, cũng như những tiệm buôn nhỏ ở nhà quê, hay người tiêu dùng thường xếp hàng dài trước các tiệm buôn này để “cất” hàng.
Trong ngôi chợ nhỏ này, tôi chỉ nhớ người Việt có một cái chợ cá, ồn ào, hối hả, một khu khác bán rau cỏ, những tiệm bán nồi niêu bằng đất, đồ nhôm, than củi, hai tiệm bán vải vóc, chăn chiếu. Nhưng những món cần thiết khác cho đời sống như gạo, muối, đường thì chỉ có thể tìm thấy ở những tiệm buôn người Hoa.



Trong ý nghĩ của một đứa trẻ, tôi nghĩ trong thành phố này, nếu không có người Hoa, gia đình tôi sẽ không có cơm, chén nước mắm, hạt muối hay ly chè hay chén xôi để ăn hay một chai rượu cho cha tôi và bạn bè. Trong thành phố này tôi không thấy người Hoa nào làm nghề kéo xe, đi làm thuê hay ngồi xin ăn bên vệ đường.
Mẹ tôi thường khen người Hoa buôn bán thật thà, không nói thách, không lừa dối khách hàng, trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau tận tình. Tôi không biết rõ những người Hoa trong cái thành phố nhỏ năm xưa ấy thuộc người Quảng Ðông, Tiều (Triều Châu), Hải Nam, Phúc Kiến, hay là người Hẹ (Hạ Phương), nhưng thấy họ có trường học, chùa miếu và nghĩa trang riêng.
Tuy người Việt từ xưa đã từng có thời gian lệ thuộc Trung Hoa nhưng vẫn có cái nhìn miệt thị đối với dân họ, ngoài cách gọi riêng theo gốc gác như người Quảng, người Tiều, người Hẹ, người Hán, người Ngô, còn thì chung chung người Hoa được gọi là Khách Trú, Ba Tàu, Các Chú, Chú Chệt, Chú Khách, Tàu Khựa, Tàu Phù, Tàu Ô…
Người Hoa ít khi gả con gái họ cho người Việt, nhưng trong thành phố nhỏ ngày xưa đó và cả sau này, tôi thấy nhiều cô gái Việt lấy chồng người Hoa. Ngày nay gần như người Hoa đã bị đồng hóa, có chăng chỉ còn lại những cái tên, khuôn mặt và giọng nói.



Chợ lớn nay
Thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1954, vùng Chợ Lớn được xem như lãnh địa của Hoa kiều, phố xá, bảng hiệu chằng chịt chữ Hán. Dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Hoa kiều muốn sinh sống làm ăn phải nhập tịch Việt Nam, hoặc ra khỏi nơi đây. Các bảng hiệu, tên họ phải viết lại bằng tiếng Việt. Tuy vậy, hầu hết trong các nước Ðông Nam Á, người Hoa thao túng nền kinh tế, các mặt hàng trọng yếu, mua chuộc các giới chức chính quyền từ trên xuống dưới. Ngay ở miền Nam trước đây, mùa Trung Thu, đường trở nên khan hiếm. Gạo, sữa và các nhu yếu phẩm đều nằm trong tay các chủ nhân Hoa kiều. Người Hoa nổi tiếng là hối lộ giỏi, kín đáo. Những chức vụ quận trưởng, cảnh sát trưởng các địa phương đông người Hoa đều là những chức vụ béo bở, không phải là họ hàng thân tín, thì cũng phải chạy bằng tiền.
Vụ “trở cờ” lớn nhất của Hoa kiều tại Việt Nam là sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi quân Bắc Việt tràn vào Sài Gòn, Chợ Lớn đồng loạt treo cờ Trung Cộng đỏ rực cả một vùng, nhưng sau đó là cờ này phải hạ xuống và khi việc đánh tư sản bắt đầu, Hoa kiều là những nạn nhân đầu tiên. Cuối cùng một số người Hoa trở về cố quốc qua biên giới phía Bắc, phần bỏ nước Việt ra đi tị nạn, vượt biển, tăng con số Hoa kiều ở Châu Mỹ lên cao, trong khi đó gần đây qua các doanh nghiệp và công trình được ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng, một số người Hoa lại tràn sang Việt Nam. Cuối cùng đi đâu cũng thấy người Hoa!

Nhiều khi tôi tự hỏi, ngày xưa, không biết người Hoa rời đất nước họ bằng phương tiện gì và cái bản năng sinh tồn, ý chí kiếm sống của họ mạnh đến mức nào mà trên trái đất này không có chỗ nào là không có mặt họ? Từ thế kỷ 16, 17 người Hoa đã bỏ nước ra đi, để ngày nay họ có 40 triệu người ở hải ngoại, Châu Á có 31 triệu ở Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Cambodia, Lào, Việt Nam, và ngay tại Mỹ cũng có trên 3.5 triệu người Hoa sinh sống.
Người Hoa bỏ xứ ra đi vào những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự đàn áp của chế độ nhà Thanh (phản Thanh phục Minh) nhưng thực tế là những đợt di dân ồ ạt vì sinh kế. Câu chuyện ông Hui Bon Hoa ở Sài Gòn, lập nghiệp từ một gánh ve chai trở thành tỉ phú, đã nói lên khả năng cần cù, chịu khó và làm thương mãi giỏi của người Hoa trên thế giới.
Khi lớn lên, ra đời, đi xa, ở đâu tôi cũng thấy có sự hiện diện của người Hoa như câu nói “Ở đâu có khói là có người Tàu!” Móng Cáy, Lào Cai… là biên giới cực Bắc đã đành, vì sao tận cùng phía Nam của nước Việt, Cà Mau, Châu Ðốc, Hà Tiên đi đâu cũng đụng người Hoa, đến nỗi xứ Bạc Liêu có câu ca dao được truyền tụng: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu!”





China Town Los Angeles 

Bây giờ ở Mỹ, đi thành phố nào cũng thấy “China Town,” xứ nào phát triển thương mãi nhiều thì xứ đó có nhiều người Hoa như San Francisco, Los Angeles, New York… mà không phải ở Châu Mỹ, cả đến những xứ xa xuôi như Ghana, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania… cũng có người Hoa.
Ít khi thấy người Hoa mang ơn đất nước đã cho họ đời sống mới, chỉ thấy gián điệp Trung Cộng có mặt khắp nơi, trong các địa hạt chính trị, quốc phòng, thương mãi… Nói chung nước nào cũng sợ người Hoa!

Bị lệ thuộc Tây Ban Nha trong vòng 300 năm, gia tài văn hóa truyền thống của Mexico đã bị phá hủy, ngày nay đất nước này có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công Giáo La Mã. May mắn, với gần 1,000 năm lệ thuộc, người Việt chưa ai nói tiếng Hoa, có chữ viết, phong tục riêng, chiếc áo dài có thể gài bên tay phải thay vì gài nút bên tay trái, nhưng rõ ràng là chúng ta chưa “mất gốc.”
Tuy trong đời sống của mỗi người Việt Nam hình như đều có một chút văn hóa người Hoa, một ấm trà, một câu thơ, một bức tranh thủy mạc, coi tuồng Hồ Quảng, hương khói, nhang đèn mù mịt, ngày nay người ta đem cả đoàn lân vào trong chánh điện nhà chùa, nhưng rồi cuối cùng trong bữa cơm cũng phải có một chén nước mắm thay vì… xì dầu.


Nancy Quách chuyển

samedi 13 février 2016

Falkland Islands-Stanley (12-2015)












Quần đảo Falkland (tiếng Anh: Falkland Islands /ˈfɔːlklənd/) hayQuần đảo Malvinas (tiếng Tây Ban Nha: Islas Malvinas [malˈβinas]) nằm tại Nam Đại Tây Dương. Các đảo chính của quần đảo này nằm cách 500 km về phía đông của bờ biển nam bộ Patagonia trên lục địa Nam Mỹ. Quần đảo có diện tích 12.200 km², gồm có đảo Đông Falkland, Tây Falkland và 776 đảo nhỏ hơn. Quần đảo là một lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc từ 1983, người Quần đảo Falkland là công dân Anh Quốc trên phương diện pháp luật., chịu trách nhiệm tự quản nội bộ, còn Anh Quốc chịu trách nhiệm về các sự vụ quốc phòng và đối ngoại. Thủ phủ của quần đảo là Stanley trên đảo Đông Falkland.








 Văn phòng du lịch







 Điên thoại công cộng

 Lên xe đi xem Chim Cánh Cụt





 trời gió lạnh và mây mù thêm mưa lất phất




Khu vực có đàn Penguins ở
Penguins đang nghỉ trưa nơi bãi cát trắng



Bầy chim cánh cụt 

Magellanic Penguins











 Nước xanh trong
 
 Có gió to, lạnh và mưa

gió quá muốn tung cả áo mưa
 một loại hoa vàng pinniped or nở rộ

 Gió làm bay tung cả áo

đến đỉnh núi đá rồi

 trên đỉnh đồi thấy thuyền trong vịnh




 quân đội Anh đặt súng phòng thủ khi xưa nơi đây










nằm nghỉ ngơi thoải mái



1 con Penguin lạc bầy



 một vài con lạc bầy


leo núi xem đá mệt nghỉ






hoa pinniped or mọc  rất nhiều
đến đỉnh núi đá rồi








2 con đi ăn lẻ

thêm cặp peingouin này nữa

 mưa nặng hột rồi, chị Đoan ơi phải ra xe đi về thôi


bị ướt khá nhiều rồi đó
Chim cánh cụt thanh thản nghỉ ngơi trên bãi cát trắng



bất thình lình cả đám đứng dậy
đến giờ về rồi, Bye Bye Chim cánh cụt


 trên đường về lại Stanley Falkland Islands




  ghé uống cà phê cho đỡ lạnh












có tý quà kỷ niệm















Nhà thờ Anh giáo












gối quỳ khá đẹp



















Thêm hình ảnh tuyệt đẹp của vùng Nam và Bắc cực do Quang Vinh chuyển

https://player.vimeo.com/video/41225777?badge=0

*******************************************************

Quần đảo Falkland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quần đảo Falkland
Falkland Islands (tiếng Anh)
Islas Malvinas (tiếng Tây Ban Nha)
Flag of the Falkland Islands.svgCoa Falkland.svg
Quốc kỳHuy hiệu
Vị trí của Quần đảo Falkland
Khẩu hiệu
"Desire the right"
"Khát vọng lẽ phải"
Quốc ca
"God Save the Queen(chính thức)
"Song of the Falklands"[a]
Hành chính
Chính phủLãnh thổ hải ngoại của Anh
Quân chủNữ hoàng Elizabeth II
Thống đốcColin Roberts
Trưởng quan hành chínhKeith Padgett
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh
Thủ đôStanley
51°42′N, 57°51′T
Thành phố lớn nhấtthủ đô
Địa lý
Diện tích12.200 km²
4.700 mi²
Diện tích nước0 %
Múi giờFKST[d] (UTC-4)
Lịch sử
1833Anh Quốc tái khẳng định quyền quản lý
1841[b]Thuộc địa vương thất
1981Lãnh thổ phụ thuộc của Anh Quốc
2002Lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc
2009Hiến pháp hiện hành
Dân cư
Dân số ước lượng (2012)2.932[1] người (hạng 226.)
Mật độ(hạng 229)0,65 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2007)Tổng số: 164,5 triệu USD[2](hạng 222)
Bình quân đầu người: 55.400 USD[2] (hạng 10)
HDI (2010)0.874[3] (hạng 20)
Đơn vị tiền tệBảng Quần đảo Falkland[c](FKP)
Thông tin khác
Tên miền Internet.fk
Mã điện thoại500
Quần đảo Falkland (tiếng AnhFalkland Islands /ˈfɔːlklənd/) hayQuần đảo Malvinas (tiếng Tây Ban NhaIslas Malvinas [malˈβinas]) nằm tại Nam Đại Tây Dương. Các đảo chính của quần đảo này nằm cách 500 km về phía đông của bờ biển nam bộ Patagonia trên lục địa Nam Mỹ. Quần đảo có diện tích 12.200 km², gồm có đảo Đông FalklandTây Falkland và 776 đảo nhỏ hơn. Quần đảo là một lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc, chịu trách nhiệm tự quản nội bộ, còn Anh Quốc chịu trách nhiệm về các sự vụ quốc phòng và đối ngoại. Thủ phủ của quần đảo là Stanley trên đảo Đông Falkland.
Có tranh luận về vấn đề người châu Âu phát hiện và tiếp đến là thuộc địa hóa Quần đảo Falkland. Trong những thời điểm khác nhau, quần đảo có các khu định cư của Pháp, Anh Quốc, Tây Ban Nha, và Argentina. Anh Quốc tái xác nhận quyền thống trị của họ vào năm 1833, song Argentina duy trì tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Năm 1982, sau khi Argentina xâm chiếm quần đảo, Chiến tranh Falkland bùng phát với kết quả là lực lượng Argentina đầu hàng, quần đảo lại nằm dưới sự cai trị của Anh Quốc.
Dân số (2.932 cư dân năm 2012)[upper-alpha 1] chủ yếu gồm có người Quần đảo Falkland bản địa, phần lớn họ có huyết thống Anh Quốc. Các dân tộc khác gồm có người Pháp, người Gibraltar và ngườiScandinavia. Nhập cư từ Anh Quốc, đảo Saint Helena, và Chile giúp đảo ngược hiện tượng suy giảm dân số. Ngôn ngữ chiếm ưu thế (và chính thức) là tiếng Anh. Theo một đạo luật được Quốc hội Anh thông qua vào năm 1983, người Quần đảo Falkland là công dân Anh Quốc trên phương diện pháp luật.
Cả hai đảo lớn của quần đảo đều có các dãy núi đạt độ cao 2.300 foot (700 m). Quần đảo là nơi sinh sống của các quần thể chim lớn, song nhiều quần thể không còn sinh sản trên các đảo chính do sự cạnh tranh của những loài du nhập. Các hoạt động kinh tế chính tại quần đảo gồm có ngư nghiệp, du lịch, và chăn nuôi cừu, với trọng điểm là xuất khẩu len chất lượng cao. Hoạt động thăm dò dầu mỏ được Chính phủ Quần đảo Falkland cấp phép, song vẫn là vấn đề gây tranh luận do tranh chấp hàng hải với Argentina.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Falkland lấy tên theo eo biển Falkland vốn chia tách hai đảo chính của quần đảo.[4] Thuyền trưởng người Anh John Strong là người đặt tên "Falkland" cho kênh, ông đổ bộ lên quần đảo vào năm 1690. John Strong chọn tên gọi này nhằm vinh danh Thủ quỹ Hải quân Anh là Tử tước Anthony Cary xứ Falkland, là người bảo trợ cho hành trình.[5][6] Tước hiệu của Tử tước bắt nguồn từ thị trấn Falkland,Scotland, và tên gọi này bắt nguồn từ "folkland" (vùng đất nắm giữ theo luật folk-right).[7] Tên gọi này không được áp dụng cho quần đảo cho đến năm 1765, khi mà Thuyền trưởng John Byron của Hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nhân danh Quốc vương George III với tên "Falkland's Islands".[8][9] Thuật ngữ "Falklands" là từ viết tắt chuẩn được sử dụng để đề cập đến quần đảo.
Tên tiếng Tây Ban Nha của quần đảo (Islas Malvinas) bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Îles Malouines, nhà thám hiểm người Pháp Louis Antoine de Bougainville đặt tên này cho quần đảo vào năm 1764.[10]Louis Antoine de Bougainville là người thành lập khu định cư đầu tiên trên quần đảo, ông đặt tên khu vực theo cảng Saint-Malo (nơi các tàu của ông khởi hành).[6][11] Cảng này nằm tại vùng Bretagne thuộc tây bộ Pháp, và được đặt tên theo Thánh Malo (hay Maclou)- nhà truyền giáo Phúc Âm thành lập thành phố.[12]
Trong kỳ họp thứ 20 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ủy ban Thứ tư quyết định rằng ngoài tiếng Tây Ban Nha thì trong toàn bộ các ngôn ngữ, tất cả tài liệu của Liên Hiệp Quốc sẽ gọi tên lãnh thổ là Quần đảo Falkland (Malvinas). Trong tiếng Tây Ban Nha, lãnh thổ được gọi tên là Islas Malvinas (Falkland Islands).[13]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người Fuego có thể từng đến Quần đảo Falkland vào thời tiền sử,[14] song khi được người châu Âu phát hiện thì quần đảo không có người ở.[15] Các tuyên bố phát hiện xuất hiện từ thế kỷ 16, song không có sự nhất trí về việc liệu những nhà thám hiểm ban đầu này có phát hiện được Quần đảo Falkland hoặc các đảo khác tại Nam Đại Tây Dương hay không.[16][17][upper-alpha 2] Cuộc đổ bộ có ghi chép đầu tiên lên quần đảo được cho là của Thuyền trưởng người Anh John Strong, người này đang trên đường đến miền duyên hải của Peru và Chile vào năm 1690, phát hiện eo biển Falkland và ghi chép về vùng biển và động vật hoang dã trên quần đảo.[19]
Quần đảo Falkland vẫn không có người ở cho đến năm 1764, khi thuyền trưởng người Pháp Louis Antoine de Bougainville thiết lập Port Louis trên đảo Đông Falkland. Năm 1766, thuyền trưởng người Anh Quốc John MacBride thành lập Port Egmont trên đảo Saunders.[upper-alpha 3] Vấn đề các khu định cư có nhận thức được sự hiện diện của nhau hay không là chủ đề gây tranh luận giữa các sử gia.[22][23] Năm 1766, Pháp từ bỏ yêu sách đối với Quần đảo Falkland cho Tây Ban Nha, và đế quốc này đổi tên thuộc địa của Pháp thành Puerto Soledad vào năm sau.[24] Các vấn đề bắt đầu khi Tây Ban Nha phát hiện Port Egmont; và chiếm cảng vào năm 1770, hai bên tránh được chiến tranh do Tây Ban Nha hoàn trả cho Anh Quốc vào năm 1771.[25]
Hai khu định cư của Anh Quốc và Tây Ban Nha cùng tồn tại trên quần đảo cho đến năm 1774, khi mà Anh Quốc tự nguyện triệt thoái khỏi quần đảo do suy xét đến kinh tế và chiến lược mới, để lại một tấm biển tuyên bố chủ quyền Quần đảo Falkland nhân danh Quốc vương George III.[26] Phó vương quốc Río de la Plata của Đế quốc Tây Ban Nhalà bên duy nhất có sự hiện diện chính phủ trên lãnh thổ. Đảo Tây Falkland bị bỏ rơi, và Puerto Soledad trở thành nơi hầu như là một trại tù.[27] Trong khi Anh Quốc xâm chiếm Río de la Plata, thống đốc của quần đảo rút đi vào năm 1806; đơn vị đồn trú còn lại của Tây Ban Nha cũng làm vậy vào năm 1811, ngoại trừ các gaucho và ngư dân tự nguyện ở lại.[27]
Sau đó, chỉ có các tàu cá đi đến quần đảo; tình trạng chính trị của quần đảo không bị tranh chấp cho đến năm 1820, khi Thượng tá David Jewett, một tư lược người Mỹ làm việc cho Liên hiệp tỉnh Río de la Plata, thông báo cho các tàu thả neo về tuyên bố chủ quyền vào năm 1816 của chính phủ tại Buenos Aires đối với các lãnh thổ của Tây Ban Nha tại Nam Đại Tây Dương.[28][29][upper-alpha 4] Do quần đảo không có cư dân thường xuyên, đến năm 1823 thì chính phủ tại Buenos Aires ban cho thương nhân sinh tại Đức là Luis Vernet giấy phép để quản lý các hoạt động ngư nghiệp và khai thác bò hoang trên quần đảo.[upper-alpha 5] Luis Vernet định cư trên những tàn tích của Puerto Soledad vào năm 1826, và tích lũy tài nguyên trên quần đảo cho đến khi đầu cơ đạt đủ để đưa người định cư đến và hình thành một thuộc địa thường xuyên.[33][34] Năm 1829, chính phủ tại Buenos Aires bổ nhiệm Luis Vernet là chỉ huy viên quân sự và dân sự của quần đảo,[35] và ông nỗ lực điều tiết nhằm chấm dứt các hoạt động của những người ngoại quốc săn bắt cá voi và hải cẩu.[27] Sự đầu cơ của Luis Vernet kéo dài cho đến khi xảy ra một tranh chấp về quyền đánh cá và săn bắn dẫn đến một cuộc tập kích của chiến hạm Hoa Kỳ USS Lexington vào năm 1831,[36][upper-alpha 6] khi đó sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ Silas Duncan "tuyên bố chính phủ đảo kết thúc".[37]

Miêu tả một khu định cư tại quần đảo Falkland vào năm 1849; tranh của Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Edward Fanshawe
Chính phủ tại Buenos Aires cố gắng duy trì ảnh hưởng đối với khu định cư bằng việc đặt một đơn vị đồn trú, song xảy ra binh biến 1832, đến năm sau thì lực lượng Anh Quốc đến và tái xác nhận quyền cai trị của Anh Quốc.[38]Liên bang Argentina (đứng đầu là Thống đốc Buenos Aires Juan Manuel de Rosas) kháng nghị các hành động của Anh Quốc,[39][upper-alpha 7] và các chính phủ Argentina kể từ sau đó duy trì kháng nghị chính thức phản đối Anh Quốc.[42][upper-alpha 8] Binh sĩ Anh Quốc dời đi sau khi hoàn thành sứ mệnh của họ, để lại khu vực "gần giống như đất không người".[44] Cấp phó của Luis Vernet là một người Scotland mang tên Matthew Brisbane trở lại quần đảo trong cùng năm để khôi phục thương nghiệp, song các cố gắng của người này kết thúc sau khi gaucho Antonio Rivero dẫn đầu một nhóm "người bất mãn" ám sát Brisbane và những lãnh đạo bề trên của khu định cư trong bối cảnh bất ổn tại Port Louis; những người sống sót trốn trong một hang trên một đảo lân cận cho đến khi Anh Quốc trở lại và khôi phục trật tự.[44][upper-alpha 9] Năm 1840, quần đảo Falkland trở thành một thuộc địa vương thất, sau đó những người định cư Scotland thiết lập một cộng đồng mục đồng chính thức.[46] Bốn năm sau, gần như mọi người chuyển tới Port Jackson vì cho rằng đây là địa điểm tốt hơn đối với chính quyền, và thương nhân Samuel Lafone bắt đầu một vụ đầu cơ nhằm khuyến khích người Anh Quốc thuộc địa hóa.[47][48][upper-alpha 10]
Port Jackson sớm đổi tên thành Stanley, và địa điểm này chính thức trở thành nơi đặt trụ sở chính phủ vào năm 1845.[50] Trong lịch sử ban đầu của mình, Stanley có danh tiếng tiêu cực do những tổn thất tàu vận tải; chỉ các trường hợp khẩn cấp mới khiến các tàu quanh mũi Sừng dừng tại cảng.[51] Tuy thế, vị trí địa lý của quần đảo Falkland tỏ ra lý tưởng đối với duy tu tàu và "mậu dịch tàu chìm", thương vụ mua bán tàu đắm và hàng hóa của chúng.[52] Ngoài hoạt động mậu dịch này, lợi ích thương nghiệp tại quần đảo là tối thiểu do da bò hoang lang thang trên các đồng cỏ có giá trị thấp. Tăng trưởng kinh tế bắt đầu chỉ sau khi Công ty Quần đảo Falkland, vốn là hãng phá sản của Lafone được mua lại năm 1851, giới thiệu thành công cừu Cheviot cho các nông trại len, thúc đẩy các nông trại khác theo sau.[53][upper-alpha 11] Nguyên liệu nhập khẩu có giá thành cao, cộng với thiếu lao động và hậu quả tất yếu là lương cao, đồng nghĩa với nghề duy tu tàu trở nên không thể cạnh tranh. Sau năm 1870, ngành duy tu tàu suy giảm do các thuyền hơi nước ngày càng thay thế các thuyền buồm, và nghiêm trọng hơn do giá than thấp tại Nam Mỹ; đến năm 1914, ngành này kết thúc trên thực tế khi kênh đào Panama được khánh thành.[54] Năm 1881, quần đảo Falkland trở nên độc lập về mặt tài chính với Anh Quốc.[50] Trong hơn một thế kỷ, Công ty Quần đảo Falkland chi phối mậu dịch và công việc trên quần đảo; thêm vào đó, hầu hết nhà ở tại Stanley thuộc quyền sở hữu của công ty.[51]

Đối kháng hải quân trong trận Quần đảo Falkland năm 1914; do William Lionel Wyllie vẽ
Trong nửa đầu thế kỷ 20, quần đảo Falkland đóng một vai trò quan trọng trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Anh Quốc đối với các quần đảo cận cực và một phần châu Nam Cực. Quần đảo Falkland quản lý các lãnh thổ này dưới chính thể Lãnh thổ phụ thuộc Quần đảo Falkland bắt đầu vào năm 1908, chính thể này tồn tại đến khi bị giải thể vào năm 1985.[55] Quần đảo Falkland cũng đóng một vai trò nhỏ trong hai thế chiến khi là một căn cứ quân sự trợ giúp kiểm soát Nam Đại Tây Dương. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhấttrận quần đảo Falkland diễn ra trong tháng 12 năm 1914, khi một hạm đội của Hải quân Hoàng gia Anh đánh bại một hải đoàn của Đế quốc Đức. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau trận sông La Plata vào tháng 12 năm 1939, tàu tuần dương HMS Exeter của Anh bị hư hại và chạy đến quần đảo Falkland để duy tu.[15] Năm 1942, do lo sợ Nhật Bản chiếm quần đảo, một tiểu đoàn của Anh Quốc đang trên đường đến Ấn Độ thì được tái bố trí đến đồn trú tại quần đảo Falkland.[56] Sau chiến tranh, kinh tế quần đảo Falkland chịu tác động từ việc giá len suy giảm và bất xác định về chính trị do kết quả từ tranh chấp chủ quyền hồi sinh giữa Anh Quốc và Argentina.[51]
Căng thẳng âm ỉ giữa Anh Quốc và Argentina tăng lên trong nửa cuối của thế kỷ 20, khi Tổng thống Argentina Juan Perón khẳng định chủ quyền đối với quần đảo.[57] Tranh chấp chủ quyền tăng cường trong thập niên 1960, một thời gian ngắn sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết về phi thực dân hóa và Argentina hiểu rằng điều này có lợi cho lập trường của họ.[58] Năm 1965, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 2065, kêu gọi hai quốc gia tiến hành đàm phán song phương để đạt được một giải pháp hòa bình cho tranh chấp.[58] Từ năm 1966 cho đến năm 1968, Anh Quốc thảo luận một cách bí mật với Argentina về vấn đề chuyển nhượng quần đảo Falkland, cho rằng quyết định của họ sẽ được người dân quần đảo chấp thuận.[59] Một hiệp định về liên kết mậu dịch giữa quần đảo và đại lục đạt được vào năm 1971, và bởi vậy Argentina xây dựng một đường băng tạm thời tại Stanley vào năm 1972.[50] Tuy thế, người Falkland bất đồng quan điểm, biểu lộ thông qua sự vận động hành lang mạnh mẽ của họ tạiQuốc hội Liên hiệp Vương quốc, và căng thẳng giữa Anh Quốc và Argentina hạn chế tính hiệu quả của các cuộc đàm phán về chủ quyền cho đến năm 1977.[60]
Do lo lắng đền phí tổn để bảo trì quần đảo Falkland trong một thời kỳ cắt giảm ngân sách, Anh Quốc lại cân nhắc chuyển nhượng chủ quyền quần đảo cho Argentina vào đầu nhiệm kỳ của Chính phủ Margaret Thatcher.[61] Các cuộc đàm phán chủ quyền mang tính thực tế lại kết thúc vào năm 1981, và tranh chấp leo thang theo thời gian.[62]Trong tháng 4 năm 1982, bất đồng biến thành một xung đột vũ trang khi Argentina xâm chiếm quần đảo Falkland vàcác lãnh thổ khác của Anh Quốc tại Nam Đại Tây Dương, chiếm đóng các đảo trong một thời gian ngắn cho đến khi lực lượng viễn chinh của Anh Quốc tái chiếm các lãnh thổ vào tháng 6.[63][64] Sau chiến tranh, Anh Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự của họ, xây dựng Căn cứ Không quân RAF Mount Pleasant và tăng quy mô đơn vị đồn trú.[65]Chiến tranh cũng để lại 117 bãi mìn, chứa gần 20.000 mìn các loại, gồm cả các loại mìn chống xe và chống người.[66]Do số thương vong lớn trong việc rà phá mìn, các nỗ lực ban đầu nhằm dọn sạch mìn bị ngưng lại vào năm 1983.[66]
Theo kiến nghị của Nam tước Edward Shackleton, quần đảo Falkland đa dạng hóa kinh tế từ chỉ dựa vào cừu sang một nền kinh tế du lịch, và ngư nghiệp cùng với viết thiết lập vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo.[67][upper-alpha 12]Mạng lưới đường bộ cũng được phát triển quy mô hơn, và việc xây dựng RAF Mount Pleasant cho phép các chuyến bay đường dài có thể tiếp cận quần đảo.[67] Thăm dò dầu mỏ cũng khởi động, với những dấu hiệu cho thấy có thể có trữ lượng khai thác thương mại trong bồn Falkland.[68] Công việc dọn quang bom mìn tái khởi động vào năm 2009, dựa trên các bổn phận của Anh Quốc theo Hiệp ước Ottawa, và bãi Sapper Hill được dọn sạch mìn vào năm 2012, cho phép tiếp cận một cảnh quan lịch sử quan trọng lần đầu tiên trong vòng 30 năm.[69][70] Argentina và Anh Quốc tái lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990; quan hệ trở nên xấu đi do không bên nào có thể chấp thuận các điều khoản trong những thảo luận về tương lai chủ quyền.[71][72] Tranh chấp giữa các chính phủ khiến một số nhà phân tích dựa đoán về khả năng một cuộc xung đột lợi ích ngày càng cao giữa Argentina và Anh Quốc do các hoạt động ngư nghiệp tại vùng biển quanh Falkland phát triển trong thời gian gần đây.[73]

Chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]


Tòa nhà chính phủ tại Stanley là dinh sự chính thức của thống đốc.
Quần đảo Falkland là một lãnh thổ hải ngoại tự trị của Anh Quốc.[74] Theo Hiến pháp năm 2009, quần đảo có đầy đủ quyền tự trị nội bộ; Anh Quốc chịu trách nhiệm về đối ngoại, duy trì quyền lực "nhằm bảo vệ các lợi ích của Anh Quốc và đảm bảo quản trị tốt về tổng thể của lãnh thổ".[75] Quân chủ Anh Quốc là nguyên thủ quốc gia, và thống đốc thực thi quyền lực hành pháp nhân danh quân chủ, thống đốc bổ nhiệm trưởng quan hành chính của quần đảo dựa theo cố vấn của các thành viên nghị hội.[76] Cả thống đốc và trưởng quan hành chính đều là người đứng đầu chính phủ.[77] Bộ trưởng của Anh Quốc chịu trách nhiệm về Quần đảo Falkland quản lý chính sách đối ngoại của Anh Quốc với quần đảo.[78]
Thống đốc hành động theo cố vấn của Hội đồng hành pháp của quần đảo, hội đồng gồm có trưởng quan hành chính, Bộ trưởng tài chính và ba thành viên được bầu từ Nghị hội (với thống đốc là chủ tịch).[76] Nghị hội của Quần đảo Falkland là đơn viện, gồm có trưởng quan hành chính, bộ trưởng tài chính và tám thành viên (năm từ Stanley và ba từ Camp) được bầu cho mỗi nhiệm kỳ 4 năm theo hình thức phổ thông đầu phiếu.[76] Toàn bộ chính trị gia tại Quần đảo Falkland là người độc lập; không tồn tại các chính đảng trên quần đảo.[79] Kể từ tổng tuyển cử năm 2013, các thành viên Nghị hội nhận được một khoản lương và được mong đợi làm việc toàn thời gian, từ bỏ toàn bộ các công việc hay lợi ích kinh doanh trước đó.[80]
Do liên kết của mình với Anh Quốc, Quần đảo Falkland là một trong số các quốc gia và lãnh thổ hải ngoại của Liên minh châu Âu.[81] Hệ thống tư pháp của quần đảo nằm dưới sự giám sát của Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung, nó dựa phần lớn theo hệ thống pháp luật Anh,[82] và hiến pháp ràng buộc lãnh thổ với những nguyên tắc củaCông ước châu Âu về Nhân quyền.[75] Các cư dân có quyền thượng tố đến Tòa án Nhân quyền châu Âu và Xu mật viện.[83][84] Thực thi pháp luật là trách nhiệm của Cảnh sát Hoàng gia Quần đảo Falkland (RFIP),[82] và Anh Quốc cung cấp phòng thủ quân sự cho quần đảo.[85] Một đơn vị đồn trú của Anh Quốc đóng trên quần đảo, và chính phủ Quần đảo Falkland tài trợ Lực lượng phòng vệ Quần đảo Falkland, một lực lượng bộ binh nhẹ phụ trợ có quy mô đại đội.[86] Vùng biển của Quần đảo Falkland kéo dài 200 hải lý (370 km) từ đường cơ sở ven bờ, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; chồng lấn với giới hạn hàng hải của Argentina.[87]

Tranh chấp chủ quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Quốc và Argentina tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Falkland. Lập trường của Anh Quốc là nhân dân Quần đảo Falkland không biểu thị một mong muốn thay đổi, và rằng không có vấn đề chưa giải quyết liên quan đến quần đảo.[88][89] Cơ sở của Anh Quốc đối với lập trường của họ là sự quản lý liên tục của họ với quần đảo kể từ 1833 (ngoại trừ một thời gian trong năm 1982) và "quyền tự quyết như quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc" của nhân dân quần đảo.[90] Chính sách của Argentina cho rằng nhân dân Quần đảo Falkland không có quyền tự quyết, tuyên bố rằng vào năm 1833 Anh Quốc trục xuất các quan chức (và người định cư) Argentina khỏi Quần đảo Falkland bằng một đe dọa "vũ lực lớn hơn", và sau đó ngăn cản người Argentina tái định cư trên quần đảo.[91][92]Argentina thừa nhận quốc gia này giành được Quần đảo Falkland từ Tây Ban Nha khi giành độc lập vào năm 1816, và rằng Anh Quốc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo vào năm 1833.[91]
Năm 2009, Thủ tướng Anh Quốc Gordon Brown họp với Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner, và nói rằng sẽ không có thảo luận thêm về chủ quyền đối với Quần đảo Falkland.[93] Trong tháng 3 năm 2013, Quần đảo Falkland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng chính trị của mình, và có 99,8% số cử tri ủng hộ vẫn nằm dưới quyền quản lý của Anh Quốc.[94][95] Argentina không công nhận Quần đảo Falkland là một bên trong đàm phán;[96] do đó bác bỏ trưng cầu dân ý về chủ quyền của Quần đảo Falkland.[97]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]


Bản đồ Quần đảo Falkland
Diện tích đất liền của Quần đảo Falkland là 4.700 dặm vuông (12.200 km²) và có tổng chiều dài đường bờ biển là 800 dặm (1.300 km).[98][99] Quần đảo có hai đảo chính là Tây Falkland và Đông Falkland, quanh chúng là 776 đảo nhỏ hơn.[100] Quần đảo chủ yếu có địa hình núi đồi,[101] với ngoại lệ lớn là các đồng bằng bị nén tại Lafonia.[102] Quần đảo Falkland là những mảnh vỡ vỏ lục địa bắt nguồn từ sự nứt vỡ của Gondwana và mở đầu Nam Đại Tây Dương vốn bắt đầu từ 130 triệu năm trước. Quần đảo nằm trên Nam Đại Tây Dương, trên thềm lục địa Patagonia, cách 300 dặm (500 km) về phía đông của Patagonia tại nam bộ Argentina.[103]
Quần đảo Falkland có giới hạn vĩ độ trong khoảng 51°40′ – 53°00′ S và kinh độ 57°40′ – 62°00′ W.[104] Hai đảo chính của quần đảo tách nhau qua eo biển Falkland,[105] và những nơi lồi lõm ven biển sâu của quần đảo tạo thành những hải cảng tự nhiên.[106][107] Trên đảo Đông Falkland có thủ phủ và khu dân cư lớn nhất của quần đảo là Stanley,[104] căn cứ quân sự của Anh Quốc RAF Mount Pleasant, và đỉnh cao nhất trên quần đảo: núi Usborne, với cao độ 2.313 foot (705 m).[105] Ngoài các khu dân cư quan trọng này còn có một khu vực được gọi thông tục là "Camp", bắt nguồn từ thuật ngữ nông thôn (Campo) trong tiếng Tây Ban Nha.[108]
Quần đảo có khí hậu hải dương lạnh, nhiều gió và ẩm.[103] Nhiệt độ trong ngày biến thiên ở mức bình thường trên khắp quần đảo.[109] Mưa thường xuất hiện trên nửa năm, trung bình tại Stanley đạt 610 milimét (24 in), và mưa tuyết nhẹ lác đác xuất hiện gần như trong cả năm.[101] Nhiệt độ thường dao động từ 21,1 °C (70 °F) đến -11,1 °C (12 °F) tại Stanley, song có thể biến đổi từ 9 °C (48 °F) vào đầu năm đến -1 °C (30 °F) trong tháng 7.[109] Gió tây mạnh và trời nhiều mây là hiện tượng phổ biến.[101] Mặc dù mỗi tháng lại ghi nhận được nhiều cơn bão, song điều kiện thời tiết thường yên lặng.[109]

Đa dạng sinh học[sửa | sửa mã nguồn]


Bầy chim cánh cụt thuộc loàiEudyptes chrysocome trên đảo Saunders.
Quần đảo Falkland về mặt địa lý học sinh vật là một bộ phận của đới Nam Cực ôn hòa,[110] có liên hệ mạnh mẽ với động thực vật tại Patagonia tại Nam Mỹ đại lục.[111] Các loài chim đất liền cấu thành hầu hết hệ chim của Quần đảo Falkland; 63 giống loài trên quần đảo, gồm cả 16 loài đặc hữu.[112] Quần đảo cũng phong phú về tính đa dạng các loài chân đốt.[113] Hệ thực vật của Quần đảo Falkland gồm có 163 loài có mạch bản địa.[114] Loài thú bản địa duy nhất trên đảo là warrah (hay cáo Quần đảo Falkland), chúng bị những người định cư gốc Âu săn bắn đến tuyệt chủng.[115]
Những loài thú biển như Mirounga leonina và Arctocephalus australis và các loài cá voi khác nhau hay lui tới vùng biển quanh Quần đảo Falkland; các đảo xa là nơi sống của loài Phalcoboenus australis hiếm có. Các loài cá đặc hữu quanh quần đảo chủ yếu thuộc chi Galaxias.[113] Quần đảo Falkland không có cây thân gỗ và có một hệ thực vật kháng phong chủ yếu bao gồm các loài cây bụi lùn khác nhau.[116]
Hầu như toàn bộ diện tích của quần đảo được sử dụng làm bãi cỏ cho cừu.[2] Các loài du nhập gồm có tuần lộc, thỏ,cáo Patagonia, lợn, ngựa, chuột nâu và mèo.[117] Tác động bất lợi mà một vài trong số những loài này gây ra cho hệ động thực vật bản địa khiến giới chức nỗ lực nhằm ngăn chặn, di chuyển hoặc tiêu diệt các loài xâm lấn như cáo, thỏ. Các động vật đất liền đặc hữu chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những loài du nhập.[118] Không rõ về quy mô tác động của loài người lên Quần đảo Falkland, bởi có ít dữ liệu dài hạn về biến đổi môi trường sống.[111]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]


Stanley là trung tâm tài chính của kinh tế Quần đảo Falkland.[119]
Kinh tế Quần đảo Falkland được xếp hạng lớn thứ 222/229 thế giới theo GDPPPP (2007), và xếp hạng 10 toàn cầu về GDP (PPP) bình quân đầu người (2002).[2] Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,1% trong năm 2010, và theo tính toán lần cuối cùng vào năm 2003 thì tỷ lệ lạm phát là 1,2%.[2] Theo dữ liệu năm 2010, quần đảo có chỉ số phát triển con người ở mức cao là 0,874[3] và hệ số Ginivề bất bình đẳng thu nhập ở mức trung bình với 34,17.[120] Tiền tệ địa phương là bảng Quần đảo Falkland, được cố định với bảng Anh.[121]
Phát triển kinh tế tiến bộ nhờ bổ cấp tàu và chăn nuôi cừu lấy len chất lượng cao.[122][123] Trong thập niên 1980, mặc dù các loại sợi tổng hợp và thiếu đầu tư cho trang trại gây tổn hại đến lĩnh vực chăn nuôi cừu, song chính phủ tạo lập một dòng thu nhập lớn từ việc thiết lập một vùng đặc quyền kinh tế và bán các giấy phép ngư nghiệp cho "bất kể ai muốn đánh cá trong vùng này".[124] Kể từ khi Chiến tranh Falkland kết thúc trong năm 1982, hoạt động kinh tế của quần đảo ngày càng tập trung vào thăm dò mỏ dầu và du lịch.[125]
Đô thị cảng Stanley lấy lại vị thế trọng tâm kinh tế của quần đảo, dân số gia tăng do có những người lao động nhập cư đến từ Camp.[126] Lo ngại về việc phụ thuộc vào những giấy phép ngư nghiệp và đe dọa từ đánh bắt cá quá mức, đánh bắt cá phi pháp và biến động giá cả thị trường cá khiến cho khoan dầu ngày càng được quan tâm trong vai trò là một nguồn thu nhập thay thế; các nỗ lực thăm dò vẫn chưa giúp phát hiện "trữ lượng có thể khai thác".[119] Chính phủ Quần đảo Falkland tài trợ cho các dự án phát triển về giáo dục và thể thao, không có viện trợ từ Anh Quốc cho các lĩnh vực này.[124]
Khu vực sơ khai của nền kinh tế chiếm phần lớn tổng sản phẩm nội địa của Quần đảo Falkland, riêng ngư nghiệp đóng góp 50%-60% cho GDP hàng năm; nông nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào GDP và tạo công việc cho khoảng một phần mười dân số.[127] Hơn một phần tư số lao động phục vụ cho chính phủ Quần đảo Falkland, khiến chính phủ là chủ sử dụng lao động lớn nhất trên quần đảo.[128] Du lịch được thúc đẩy nhờ mối quan tâm ngày càng tăng đối với thám hiểm châu Nam Cực và thiết lập các đường bay thẳng kết nối với Anh Quốc và Nam Mỹ.[129][130] Du khách chủ yếu là hành khách trên tàu du lịch, họ bị thu hút từ loài hoang dã và môi trường của quần đảo, cũng như các hoạt động như câu cá và lặn khám phá tàu đắm; phần lớn dựa trên tiện nghi tại Stanley.[131][132] Các mặt hàng xuất khẩu chính của quần đảo gồm có len, da, thịt cừu, cá và mực; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm có nhiên liệu, vật liệu xây dựng và trang phục.[2]

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]


Nhân dân Quần đảo Falkland chủ yếu có huyết thống Wales và Scotland.[133]
Nhân dân Quần đảo Falkland có một xã hội đồng nhất, với đa số cư dân có huyết thống từ những người Scotland và Wales nhập cư, định cư tại lãnh thổ vào năm 1833.[133][upper-alpha 13] Điều tra nhân khẩu năm 2006 cho thấy một số dân cư Falkland là hậu duệ của những người PhápGibraltar vàScandinavia.[134] Cuộc điều tra này cho thấy rằng một phần ba dân cư sinh trên quần đảo, còn các dân cư sinh tại ngoại quốc bị đồng hóa vào văn hóa địa phương.[135] Thuật ngữ pháp lý đối với quyền cư trú là "thuộc về quần đảo".[76] Đạo luật quốc tịch Anh Quốc năm 1983 trao quyền công dân Anh Quốc cho nhân dân Quần đảo Falkland.[133]
Một xu thế suy giảm dân số đáng kể tác động đến quần đảo trong thế kỷ 20, khi nhiều dân cư trẻ rời khỏi quần đảo để tìm kiếm một phong cách sinh hoạt hiện đại và những cơ hội công việc tốt hơn.[136][137] Trong những năm gần đây, suy giảm dân số của quần đảo được cải thiện nhờ những người nhập cư từ Anh Quốc, Saint Helena và Chile.[138] Trong điều tra nhân khẩu năm 2012, đa số dân cư nhận là người Quần đảo Falkland (59%), tiếp đến là người Anh Quốc (29%), người Saint Helena (9,8%), và người Chile (5,4%).[1] Một số lượng nhỏ người Argentina cũng sinh sống trên quần đảo.[139]
Quần đảo Falkland có mật độ dân số thấp.[140] Theo điều tra nhân khẩu năm 2012, dân số thường nhật trung bình của Quần đảo Falkland là 2.932, ngoại trừ các nhân viên quân sự phục vụ trên quần đảo và những người phụ thuộc của họ.[upper-alpha 14] Một báo cáo năm 2012 tính rằng có 1.300 nhân viên mặc quân phục và 50 công vụ viên của Bộ Quốc phòng Anh Quốc hiện diện trên Quần đảo Falkland.[128] Stanley (với 2.121 dân cư) là điểm dân cư đông dân nhất trên quần đảo, tiếp theo là Mount Pleasant (369 dân cư, chủ yếu là nhà thầu căn cứ không quân) và Camp (351 dân cư).[1] Phân bổ độ tuổi của quần đảo nghiêng về độ tuổi lao động (20–60). Nam giới đông hơn nữ giới (53 so với 47 phần trăm), và sự khác biệt này nổi bật nhất trong nhóm tuổi 20–60.[134] Trong điều tra nhân khẩu năm 2006, hầu hết dân quần đảo tự nhận là tín đồ Cơ Đốc giáo (67,2%), tiếp đến là những người từ chối trả lời hoặc không liên kết tôn giáo (31,5%). 1,3% còn lại (39 người) là tín đồ của các đức tin khác.[134]
Giáo dục tại Quần đảo Falkland dựa theo hệ thống giáo dục Anh, miễn phí và bắt buộc đối với các dân cư trong độ tuổi từ 5 đến 16.[141] Giáo dục tiểu học hiện diện tại Stanley, RAF Mount Pleasant (cho trẻ của các nhân viên) và một số khu dân cư nông thôn. Giáo dục trung học chỉ hiện diện tại Stanley, tại đây có các tiện nghi nội trú và giảng dạy 13 môn học theo trình độ GCSE. Học sinh 16 tuổi hoặc lớn hơn có thể học tại các học viện ở Anh để đạt trình độ tiên tiến GCE hoặc học nghề. Chính phủ Quần đảo Falkland chi trả cho các sinh viên theo học giáo dục bậc đại học, thường là tại Anh Quốc.[141]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]


Những Gaucho từ Nam Mỹ đại lục, như hai nam giới này đang thưởng thức mate tại Hope Place trên đảo Đông Falkland, có ảnh hưởng đến phương ngôn địa phương
Văn hóa Quần đảo Falkland dựa trên văn hóa Anh Quốc, là thứ văn hóa được đưa đến cùng với những người định cư từ quần đảo Anh, song nó chịu ảnh hưởng từ văn hóa Nam Mỹ Tây Ban Nha.[138] Một số thuật ngữ và địa danh do các cựu dân cư Gaucho của quần đảo từng sử dụng hiện vẫn còn được sử dụng trong khẩu ngữ địa phương.[142] Ngôn ngữ chiếm ưu thế và chính thức của Quần đảo Falkland là tiếng Anh, phương ngôn tối trọng yếu là tiếng Anh-Anh; tuy nhiên, các dân cư cũng có thể nói tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác.[138] Theo nhà tự nhiên học Will Wagstaff, Quần đảo Falkland là một nơi có tính xã hội cao, và dừng lại để tán gẫu là một kiểu sinh hoạt.[142]
Quần đảo có hai tuần báo: Teaberry Express và The Penguin News,[143] và đài truyền hình và phát thanh thường phát chương trình từ Anh Quốc.[138]Wagstaff mô tả ẩm thực địa phương mang đặc điểm rất Anh Quốc với việc sử dụng nhiều món làm từ rau nhà, thịt cừu non, thịt cừu, thịt bò và cá địa phương. Điều thường thấy giữa các bữa ăn chính là bánh ngọt và bánh quy nhà làm với trà hoặc cà phê.[144] Theo Wagstaff, các hoạt động xã hội trên quần đảo mang đặc trưng của một đô thị nhỏ Anh Quốc với nhiều câu lạc bộ và tổ chức bao trùm nhiều khía cạnh của sinh hoạt cộng đồng.[145]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ước tính không bao gồm những nhân viên quân sự phục vụ tại Quần đảo Falkland cùng những người phụ thuộc họ.[1]
  2. ^ Dựa theo các phân tích của mình về những tuyên bố phát hiện Quần đảo Falkland, sử gia John Dunmore kết luận rằng "[a] một số quốc gia có thể nhờ đó mà đưa ra một số yêu sách đối với quần đảo dựa theo việc là bên phát hiện đầu tiên: Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh Quốc, và thậm chí là Ý và Bồ Đào Nha – mặc dù hai quốc gia yêu sách sau cùng có thể lạm dụng những việc này một chút."[18]
  3. ^ Năm 1764, Bougainville tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nhân danh Louis XV của Pháp. Năm 1765, John Byron tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nhân danh George III của Anh.[20][21]
  4. ^ Theo phân tích viên pháp luật người Argentina Roberto Laver, Anh Quốc không để ý đến các hành động của David Jewett do chính phủ mà ông ta đại diện "không được công nhận bởi Anh hay bất kỳ thế lực ngoại quốc nào vào đương thời" và "không có hành động chiếm đóng sau nghi thức tuyên bố quyền chiếm hữu".[30]
  5. ^ Trước khi dời đến Quần đảo Falkland, Luis Vernet đóng dấu lên khế ước ban quyền cho mình tại Lãnh sự quán Anh Quốc, lặp lại việc này khi Buenos Aires mở rộng quyền ban cho ông vào năm 1828.[31] Quan hệ thân mật giữa Lãnh sự quán và Vernet khiến ông bày tỏ "hy vọng rằng, trong trường hợp Anh Quốc trở lại quần đảo, chính phủ của quân chủ điện hạ sẽ đưa khu định cư của ông nằm dưới sự bảo hộ của họ".[32]
  6. ^ Nhật ký hàng hải của "Lexington" chỉ tường trình về việc phá hủy vũ khí và một kho thuốc súng, song Vernet ra yêu sách bồi thường đối với Chính phủ Hoa Kỳ và nói rằng toàn bộ khu định cư bị phá hủy.[36]
  7. ^ Như thảo luận với Roberto Laver, Rosas không những không đoạn tuyệt quan hệ với Anh Quốc do tính "thiết yếu" của "hỗ trợ kinh tế từ Anh Quốc", mà còn đề nghị quần đảo Falkland "như một con bài mặc cả... để đổi lấy việc xóa nợ triệu bảng của Argentina với ngân hàng Anh Quốc Baring Brothers".[40] Năm 1850, chính phủ của Rosas phê chuẩn Hiệp định Arana–Phương Nam, trong đó đặt "đặt dấu chấm hết cho những khác biệt hiện tại, và khôi phục lại các quan hệ hữu nghị vốn hoàn hảo" giữa Anh Quốc và Argentina.[41]
  8. ^ Argentina kháng nghị vào các năm 1841, 1849, 1884, 1888, 1908, 1927 và 1933, và tiến hành kháng nghị thường niên đến Liên Hiệp Quốc kể từ 1946.[43]
  9. ^ Sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh Henry Smith đã bắt giữ những sát nhân và tiếp tục quản lý lợi ích thương vụ của Vernet, song do Vernet liên kết với Argentina trong tranh chấp nên tiếp xúc bị tuyệt giao.[45]
  10. ^ Có các căng thẳng liên tục với chính phủ thuộc địa xoay quanh thất bại của Lafone trong việc thiết lập bất kỳ khu định cư thường xuyên nào, và xoay quanh giá thịt bò cung cấp cho khu định cư. Ngoài ra, mặc dù Lafone được yêu cầu phải đưa người định cư từ Anh Quốc đến nhượng địa của mình, song hầu hết người định cư được ông đưa đến là những gaucho từUruguay.[49]
  11. ^ Stanley nhanh chóng trở thành một điểm quan trọng đối với thương mại len giữa quần đảo Falkland và Anh Quốc.[53]
  12. ^ Năm 1976, Nam tước Shackleton trình một báo cáo về tương lai kinh tế của quần đảo; tuy nhiên, những kiến nghị của ông không được thực hiện do Anh Quốc tìm cách tránh đối đầu với Argentina trên vấn đề chủ quyền.[67] Nam tước Shackleton lại được giao nhiệm vụ vào năm 1982, để viết một báo cáo về phát triển kinh tế của quần đảo. Báo cáo mới của ông phê phán các công ty nông nghiệp lớn, và đề nghị chuyển quyền sở hữu các trang trại từ những địa chủ trang trại vắng mặt cho địa chủ địa phương. Shackleton cũng đề nghị đa dạng hóa kinh tế sang ngư nghiệp, thăm dò dầu mỏ, và du lịch; hơn nữa, ông đề nghị thiết lập một hệ thống đường bộ, và các biện pháp bảo tồn nhằm duy trì tài nguyên tự nhiên của quần đảo.[67]
  13. ^ Roberto Laver tranh luận rằng đây có thể là kết quả từ các chính sách của chính phủ, theo đó giảm bớt số dân cư phi Anh Quốc từng một thời cũng cư trú trên quần đảo. Laver nói rằng "quy định nhập tịch" trong những thập niên đầu tiên thời thuộc địa Anh Quốc là "cho thấy một sự đa dạng về những người định cư đến từ nhiều nơi tại châu Âu, Bắc, và Trung Mỹ, và một cặp đến từ Argentina".[133]
  14. ^ Khi tiến hành điều tra nhân khẩu năm 2012, có 91 dân cư Quần đảo Falkland sống tại hải ngoại.[1]


************************************************************************


Falkland Islands

From Wikipedia, the free encyclopedia
"Falklands" and "Malvinas" redirect here. For other uses, see Falklands (disambiguation) and Malvinas (disambiguation).
Falkland Islands
FlagCoat of arms
Motto: "Desire the Right"
Anthem: "God Save the Queen(official)
"Song of the Falklands"[a]
Location of the Falkland Islands
Location of the Falkland Islands
StatusBritish Overseas Territory
Capital
and largest settlement
Stanley
51°42′S 57°51′W
Official languagesEnglish
DemonymFalkland Islander
GovernmentParliamentarydependency under aconstitutional monarchy
 • MonarchElizabeth II
 • GovernorColin Roberts
 • Chief ExecutiveKeith Padgett
 • UK ministerresponsibleHugo Swire MP
LegislatureLegislative Assembly
Establishment
 • British rule reasserted1833 
 • Crown colony1841 
 • British Dependent Territory1981 
 • British Overseas Territory2002 
 • Current constitution2009 
Area
 • Total12,200 km2 (157th)
4,700 sq mi
 • Water (%)0
Population
 • 2012 estimate2,932[1] (220th)
 • Density0.26[1]/km2 (241st)
0.65/sq mi
GDP (PPP)2007 estimate
 • Total$164.5 million[2](222nd)
 • Per capita$55,400[2] (10th)
Gini (2010)34.17[3]
medium · 64th
HDI (2010)0.874[4]
very high · 20th
CurrencyFalklands pound[b](FKP)
Time zoneFKST[c] (UTC−3)
Drives on theleft
Calling code+500
ISO 3166 codeFK
Internet TLD.fk
a.^ "Song of the Falklands" is used as the islands' anthem at sporting events.
b.^ Fixed to the pound sterling (GBP).
c.^ The Falklands has been on FKST year-round since September 2010.[5]
The Falkland Islands (/ˈfɔːlklənd/SpanishIslas Malvinas [malˈβinas]) are an archipelago in the South Atlantic Ocean on the Patagonian Shelf. The principal islands are about 300 miles (480 km) east of South America's southern Patagonian coast, at a latitude of about 52°S. The archipelago, with an area of 4,700 square miles (12,000 km2), comprises East FalklandWest Falkland and 776 smaller islands. As aBritish overseas territory, the Falklands have internal self-governance, and the United Kingdom takes responsibility for their defence and foreign affairs. The islands' capital is Stanley on East Falkland.
Controversy exists over the Falklands' discovery and subsequent colonisation by Europeans. At various times, the islands have had French, British, Spanish, and Argentine settlements. Britain reasserted its rule in 1833, although Argentina maintains its claim to the islands. In April 1982, Argentine forces temporarily occupied the islands. British administration was restored two months later at the end of the Falklands War.
The population (2,932 inhabitants in 2012)[A] primarily consists of native-born Falkland Islanders, the majority of British descent. Other ethnicities include French, Gibraltarian and Scandinavian. Immigration from the United Kingdom, the South Atlantic island of Saint Helena, and Chile has reversed a population decline. The predominant (and official) language is English. Under the British Nationality (Falkland Islands) Act 1983, Falkland Islanders are British citizens.
The islands lie on the boundary of the subantarctic oceanic and tundra climate zones, and both major islands have mountain ranges reaching 2,300 feet (700 m). They are home to large bird populations, although many no longer breed on the main islands because of competition from introduced species. Major economic activities include fishing, tourism and sheep farming, with an emphasis on high-quality wool exports. Oil exploration, licensed by the Falkland Islands Government, remains controversial as a result of maritime disputes with Argentina.

Etymology

The Falkland Islands take their name from the Falkland Sound, a straitseparating the archipelago's two main islands.[6] The name "Falkland" was applied to the channel by John Strong, captain of an English expedition which landed on the islands in 1690. Strong named the strait in honour of Anthony Cary, 5th Viscount of Falkland, the Treasurer of the Navy who sponsored their journey.[7] The Viscount's title originates from the town of Falkland, Scotland, whose name comes from "folkland" (land held by folk-right).[8] The name was not applied to the islands until 1765, when British captain John Byron of the Royal Navy, claimed them for King George III as "Falkland's Islands".[9] The term "Falklands" is a standard abbreviation used to refer to the islands.
The Spanish name for the archipelago, Islas Malvinas, derives from the French Îles Malouines — the name given to the islands by Frenchexplorer Louis-Antoine de Bougainville in 1764.[10] Bougainville, who founded the islands' first settlement, named the area after the port of Saint-Malo (the point of departure for his ships and colonists).[11] The port, located in the Brittany region of western France, was in turn named after St. Malo (or Maclou), the Christian evangelist who founded the city.[12]
At the twentieth session of the United Nations General Assembly, the Fourth Committee determined that, in all languages other than Spanish, all UN documentation would designate the territory as Falkland Islands (Malvinas). In Spanish, the territory was designated as Islas Malvinas (Falkland Islands).[13] The nomenclature used by the United Nations for statistical processing purposes is Falkland Islands (Malvinas).[14]

History

Although Fuegians from Patagonia may have visited the Falkland Islands in prehistoric times,[15] the islands were uninhabited at the time of their discovery by Europeans.[16] Claims of discovery date back to the 16th century, but no consensus exists on whether these early explorers discovered the Falklands or other islands in the South Atlantic.[17][18][B] The first recorded landing on the islands is attributed to English captain John Strong, who, en route toPeru's and Chile's littoral in 1690, discovered the Falkland Sound and noted the islands' water and game.[20]
The Falklands remained uninhabited until the 1764 establishment of Port Louis on East Falkland by French captainLouis Antoine de Bougainville, and the 1766 foundation of Port Egmont on Saunders Island by British captain John MacBride.[C] Whether or not the settlements were aware of each other's existence is debated by historians.[23] In 1766, France surrendered its claim on the Falklands to Spain, which renamed the French colony Puerto Soledad the following year.[24] Problems began when Spain discovered and captured Port Egmont in 1770. War was narrowly avoided by its restitution to Britain in 1771.[25]
Both the British and Spanish settlements coexisted in the archipelago until 1774, when Britain's new economic and strategic considerations led it to voluntarily withdraw from the islands, leaving a plaque claiming the Falklands for King George III.[26] Spain's Viceroyalty of the Río de la Plata became the only governmental presence in the territory. West Falkland was left abandoned, and Puerto Soledad became mostly a prison camp.[27] Amid the British invasions of the Río de la Plata during the Napoleonic Wars in Europe, the islands' governor evacuated the archipelago in 1806; Spain's remaining colonial garrison followed suit in 1811, except for gauchos and fishermen who remained voluntarily.[27]
Thereafter, the archipelago was visited only by fishing ships; its political status was undisputed until 1820, when Colonel David Jewett, an American privateer working for the United Provinces of the River Plate, informed anchored ships about Buenos Aires' 1816 claim to Spain's territories in the South Atlantic.[28][D] Since the islands had no permanent inhabitants, in 1823 Buenos Aires granted German-born merchant Luis Vernet permission to conduct fishing activities and exploit feral cattle in the archipelago.[E] Vernet settled at the ruins of Puerto Soledad in 1826, and accumulated resources on the islands until the venture was secure enough to bring settlers and form a permanent colony.[32] Buenos Aires named Vernet military and civil commander of the islands in 1829,[33] and he attempted to regulate sealing to stop the activities of foreign whalers and sealers.[27] Vernet's venture lasted until a dispute over fishing and hunting rights led to a raid by the American warship USS Lexington in 1831,[34][F] when United States Navy commander Silas Duncan declared the dissolution of the island's government.[35]
Three men in horseback examine a pastoral settlement
Depiction of a Falklands settlement in 1849; painting by Royal Navy Admiral Edward Fanshawe
Buenos Aires attempted to retain influence over the settlement by installing a garrison, but a mutiny in 1832 was followed the next year by the arrival of British forces who reasserted Britain's rule.[36] The Argentine Confederation(headed by Buenos Aires Governor Juan Manuel de Rosas) protested Britain's actions,[37][G] and Argentine governments have continued since then to register official protests against Britain.[40][H] The British troops departed after completing their mission, leaving the area without formal government.[42]Vernet's deputy, the Scotsman Matthew Brisbane, returned to the islands that year to restore the business, but his efforts ended after, amid unrest at Port Louis, gaucho Antonio Rivero led a group of dissatisfied individuals to murder Brisbane and the settlement's senior leaders; survivors hid in a cave on a nearby island until the British returned and restored order.[42] In 1840, the Falklands became a Crown colony, and Scottish settlers subsequently established an official pastoral community.[43]Four years later, nearly everyone relocated to Port Jackson, considered a better location for government, and merchant Samuel Lafone began a venture to encourage British colonisation.[44]
Stanley, as Port Jackson was soon renamed, officially became the seat of government in 1845.[45] Early in its history, Stanley had a negative reputation due to cargo-shipping losses; only in emergencies would ships rounding Cape Horn stop at the port.[46] Nevertheless, the Falklands' geographic location proved ideal for ship repairs and the "Wrecking Trade", the business of selling and buying shipwrecks and their cargoes.[47] Aside from this trade, commercial interest in the archipelago was minimal due to the low-value hides of the feral cattle roaming the pastures. Economic growth began only after the Falkland Islands Company, which bought out Lafone's failing enterprise in 1851,[I] successfully introduced Cheviot sheep for wool farming, spurring other farms to follow suit.[49]The high cost of importing materials, combined with the shortage of labour and consequent high wages, meant the ship repair trade became uncompetitive. After 1870, it declined as the replacement of sail ships by steamships was accelerated by the low cost of coal in South America; by 1914, with the opening of the Panama Canal, the trade effectively ended.[50] In 1881, the Falkland Islands became financially independent of Britain.[45] For more than a century, the Falkland Islands Company dominated the trade and employment of the archipelago; in addition, it owned most housing in Stanley, which greatly benefited from the wool trade with the UK.[49]
Two battling ships, with one sinking
Naval confrontation during the 1914Battle of the Falkland Islands; painting by William Lionel Wyllie
In the first half of the 20th century, the Falklands served an important role in Britain's territorial claims to subantarctic islands and a section of Antarctica. The Falklands governed these territories as the Falkland Islands Dependencies starting in 1908, and retained them until their dissolution in 1985.[51] The Falklands also played a minor role in the two world wars as a military base aiding control of the South Atlantic. In the First World War Battle of the Falkland Islands in December 1914, a Royal Navy fleet defeated anImperial German squadron. In the Second World War, following the December 1939 Battle of the River Plate, the battle-damaged HMS Exetersteamed to the Falklands for repairs.[16] In 1942, a battalion en route to India was redeployed to the Falklands as a garrison amid fears of a Japanese seizure of the archipelago.[52] After the war ended, the Falklands economy was affected by declining wool prices and the political uncertainty resulting from the revived sovereignty dispute between the United Kingdom and Argentina.[46]
Simmering tensions between the UK and Argentina increased during the second half of the century, when Argentine President Juan Perón asserted sovereignty over the archipelago.[53] The sovereignty dispute intensified during the 1960s, shortly after the United Nations passed a resolution on decolonisation which Argentina interpreted as favourable to its position.[54] In 1965, the UN General Assembly passed Resolution 2065, calling for both states to conduct bilateral negotiations to reach a peaceful settlement of the dispute.[54] From 1966 until 1968, the UK confidentially discussed with Argentina the transfer of the Falklands, assuming its judgement would be accepted by the islanders.[55] An agreement on trade ties between the archipelago and the mainland was reached in 1971 and, consequently, Argentina built a temporary airfield at Stanley in 1972.[45] Nonetheless, Falklander dissent, as expressed by their strong lobby in the UK Parliament, and tensions between the UK and Argentina effectively limited sovereignty negotiations until 1977.[56]
Concerned at the expense of maintaining the Falkland Islands in an era of budget cuts, the UK again considered transferring sovereignty to Argentina in the early Thatcher government.[57] Substantive sovereignty talks again ended by 1981, and the dispute escalated with passing time.[58] In April 1982, the disagreement became an armed conflictwhen Argentina invaded the Falklands and other British territories in the South Atlantic, briefly occupying them until a UK expeditionary force retook the territories in June.[59] After the war, the United Kingdom expanded its military presence, building RAF Mount Pleasant and increasing the size of its garrison.[60] The war also left some 117 minefields containing nearly 20,000 mines of various types, including anti-vehicle and anti-personnel mines.[61] Due to the large number of deminer casualties, initial attempts to clear the mines ceased in 1983.[61][J]
Based on Lord Shackleton's recommendations, the Falklands diversified from a sheep-based monoculture into an economy of tourism and, with the establishment of the Falklands Exclusive Economic Zone, fisheries.[63][K] The road network was also made more extensive, and the construction of RAF Mount Pleasant allowed access to long haulflights.[63] Oil exploration has also begun, with indications of possible commercially exploitable deposits in the Falklands basin.[64] Landmine clearance work restarted in 2009, in accordance with the UK's obligations under theOttawa Treaty, and Sapper Hill Corral was cleared of mines in 2012, allowing access to an important historical landmark for the first time in 30 years.[65][66] Argentina and the UK re-established diplomatic relations in 1990; relations have since deteriorated as neither has agreed on the terms of future sovereignty discussions.[67] Disputes between the governments have led "some analysts [to] predict a growing conflict of interest between Argentina and Great Britain ... because of the recent expansion of the fishing industry in the waters surrounding the Falklands".[68]

Government

Large, rambling house with greenhouse and white fence
Government House in Stanley is the Governor's official residence.
The Falkland Islands are a self-governing British Overseas Territory.[69] Under the 2009 Constitution, the islands have full internal self-government; the UK is responsible for foreign affairs, retaining the power "to protect UK interests and to ensure the overall good governance of the territory".[70] The Monarch of the United Kingdom is the head of state, and executive authority is exercised on the monarch's behalf by the Governor, who in turn appoints the islands' Chief Executive on the advice of members of the Legislative Assembly.[71] Both the Governor and Chief Executive serve as the head of government.[72] GovernorColin Roberts was appointed in April 2014;[73] Chief Executive Keith Padgettwas appointed in March 2012.[74] The UK minister responsible for the Falkland Islands since 2012, Hugo Swire, administers British foreign policy regarding the islands.[75]
The Governor acts on the advice of the islands' Executive Council, composed of the Chief Executive, the Director of Finance and three elected members of the Legislative Assembly (with the Governor as chairman).[71] The Legislative Assembly, a unicameral legislature, consists of the Chief Executive, the Director of Finance and eight members (five from Stanley and three from Camp) elected to four-year terms by universal suffrage.[71] All politicians in the Falkland Islands are independent; no political parties exist on the islands.[76] Since the 2013 general election, members of the Legislative Assembly have received a salary and are expected to work full-time and give up all previously held jobs or business interests.[77]
Due to its link to the UK, the Falklands are part of the overseas countries and territories of the European Union.[78]The islands' judicial system, overseen by the Foreign and Commonwealth Office, is largely based on English law,[79]and the constitution binds the territory to the principles of the European Convention on Human Rights.[70] Residents have the right of appeal to the European Court of Human Rights and the Privy Council.[80][81] Law enforcement is the responsibility of the Royal Falkland Islands Police (RFIP),[79] and military defence of the islands is provided by the United Kingdom.[82] A British military garrison is stationed on the islands, and the Falkland Islands government funds an additional company-sized light infantry Falkland Islands Defence Force.[83] The territorial waters of the Falklands extend to 200 nautical miles (370 km) from its coastal baselines, based on the United Nations Convention on the Law of the Sea; this border overlaps with the maritime boundary of Argentina.[84]

Sovereignty dispute

The United Kingdom and Argentina both claim the Falkland Islands. The UK's position is that the Falklanders have not indicated a desire for change, and that there are no pending issues to resolve concerning the islands.[85][86] The UK bases its position on its continuous administration of the islands since 1833 (except for 1982) and the islanders' "right to self-determination as set out in the UN Charter".[87] Argentine policy maintains that Falkland Islanders do not have a right to self-determination, claiming that in 1833 the UK expelled Argentine authorities (and settlers) from the Falklands with a threat of "greater force" and, afterwards, barred Argentines from resettling the islands.[88][89]Argentina posits that it acquired the Falklands from Spain when it achieved independence in 1816, and that the UK illegally occupied them in 1833.[88]
In 2009, British prime minister Gordon Brown had a meeting with Argentine president Cristina Fernández de Kirchner, and said that there would be no further talks over the sovereignty of the Falklands.[90] In March 2013, the Falkland Islands held a referendum on its political status, with 99.8 percent of voters favoured remaining under British rule.[91][92] Argentina does not recognise the Falkland Islands as a partner in negotiations;[93] consequently, itdismissed the Falkland Islands' sovereignty referendum.[94]

Geography

Topographic image
Map of the Falkland Islands
The Falkland Islands have a land area of 4,700 square miles (12,000 km2) and a coastline estimated at 800 miles (1,300 km).[95] Two main islands, West Falkland and East Falkland, and about 776 smaller islands constitute the archipelago.[96] The islands are predominantly mountainous and hilly,[97] with the major exception the depressed plains of Lafonia (a peninsula forming the southern part of East Falkland).[98] The Falklands are continental crustfragments resulting from the break-up of Gondwana and the opening of the South Atlantic that began 130 million years ago. The islands are located in theSouth Atlantic Ocean, on the Patagonian Shelf, about 300 miles (480 km) east of Patagonia in southern Argentina.[99]
The Falklands are situated approximately at latitude 51°40′ – 53°00′ S and longitude 57°40′ – 62°00′ W.[100] The archipelago's two main islands are separated by the Falkland Sound,[101] and its deep coastal indentations form natural harbours.[102] East Falkland houses Stanley (the capital and largest settlement),[100] the UK military base at RAF Mount Pleasant, and the archipelago's highest point: Mount Usborne, at 2,313 feet (705 m).[101] Outside of these significant settlements is the area colloquially known as "Camp", which is derived from the Spanish term for countryside (Campo).[103]
The climate of the islands is cold, windy and humid maritime.[99] Variability of daily weather is typical throughout the archipelago.[104] Rainfall is common over half of the year, averaging 610 millimetres (24 in) in Stanley, and sporadic light snowfall occurs nearly all year.[97] The temperature is generally between 21.1 and −11.1 °C (70.0 and 12.0 °F) in Stanley, but can vary to 9 °C (48 °F) early in the year and −1 °C (30 °F) in July.[104] Strong westerly winds and cloudy skies are common.[97] Although numerous storms are recorded each month, conditions are normally calm.[104]

Biodiversity

The Falkland Islands are a biogeographical part of the mild Antarctic zone,[105] with strong connections to the flora and fauna of Patagonia in mainland South America.[106] Land birds make up most of the Falklands'avifauna; 63 species breed on the islands, including 16 endemic species.[107]There is also abundant arthropod diversity on the islands.[108] The Falklands' flora consists of 163 native vascular species.[109] The islands' only native terrestrial mammal, the warrah, was hunted to extinction by European settlers.[110]
The islands are frequented by marine mammals, such as the southern elephant seal and the South American fur seal, and various types ofcetaceans; offshore islands house the rare striated caracara. The Falklands are also home to five different penguin species and a few of the largest albatross colonies on the planet.[111] Endemic fish around the islands are primarily from the genus Galaxias.[108] The Falklands are treeless and have a wind-resistant vegetation predominantly composed of a variety of dwarf shrubs.[112]
Virtually the entire land area of the islands is used as pasture for sheep.[2] Introduced species include reindeer, hares, rabbits, Patagonian foxesbrown rats and cats.[113] The detrimental impact several of these species have caused to native flora and fauna has led authorities to attempt to contain, remove or exterminate invasive species such as foxes, rabbits and rats. Endemic land animals have been the most affected by introduced species.[114] The extent ofhuman impact on the Falklands is unclear, since there is little long-term data on habitat change.[106]

Economy

Aerial photograph of small seaside city
Stanley is the financial centre of the Falkland Islands' economy.[115]
The economy of the Falkland Islands is ranked the 222nd largest out of 229 in the world by GDP (PPP), but ranks 10th worldwide by GDP (PPP) per capita.[2] The unemployment rate was 4.1 percent in 2010, and inflation was last calculated at 1.2 percent rate in 2003.[2] Based on 2010 data, the islands have a high Human Development Index of 0.874[4] and a moderate Gini coefficient for income inequality of 34.17.[3] The local currency is the Falkland Islands pound, which is pegged to the British pound sterling.[116]
Economic development was advanced by ship resupplying and sheep farming for high-quality wool.[117] The main sheep breeds in the Falkland Islands arePolwarth and Corriedale.[118] During the 1980s, although synthetic fibres and ranch underinvestment hurt the sheep-farming sector, the government established a major revenue stream with the establishment of an exclusive economic zone and the sale of fishing licenses to "anybody wishing to fish within this zone".[119] Since the end of the Falklands War in 1982, the islands' economic activity has increasingly focused on oil field exploration and tourism.[120]
The port city of Stanley has regained the islands' economic focus, with an increase in population as workers migrate from Camp.[121] Fear of dependence on fishing licences and threats from overfishingillegal fishing and fish market price fluctuations have increased interest on oil drilling as an alternative source of revenue; exploration efforts have yet to find "exploitable reserves".[115] Development projects in education and sports have been funded by the Falklands government, without aid from the United Kingdom.[119]
The primary sector of the economy accounts for most of the Falkland Islands' gross domestic product, with the fishing industry alone contributing between 50% and 60% of annual GDP; agriculture also contributes significantly to GDP and employs about a tenth of the population.[122] A little over a quarter of the workforce serves the Falkland Islands government, making it the archipelago's largest employer.[123] Tourism, part of the service economy, has been spurred by increased interest in Antarctic exploration and the creation of direct air links with the United Kingdom and South America.[124] Tourists, mostly cruise ship passengers, are attracted by the archipelago's wildlife and environment, as well as activities such as fishing and wreck diving; the majority are based in accommodation found in Stanley.[125] The islands' major exports include wool, hides, venison, fish and squid; its main imports include fuel,building materials and clothing.[2]

Demographics

Photograph of two men and a cat standing next to a truck on the side of a road
Falkland Islanders are predominantly of Welsh and Scottish ancestry.[126]
The Falkland Islands are a homogeneous society, with the majority of inhabitants descended from Scottish and Welsh immigrants who settled the territory in 1833.[126][L] The 2006 census listed some Falklands residents as descendants of FrenchGibraltarians and Scandinavians.[127] That census indicated that one-third of residents were born on the archipelago, with foreign-born residents assimilated into local culture.[128] The legal term for the right of residence is "belonging to the islands".[71] The British Nationality Act of 1983 gave British citizenship to Falkland Islanders.[126]
A significant population decline affected the archipelago in the twentieth century, with many young islanders moving overseas in search of education, a modern lifestyle, and better job opportunities,[129] particularly to the British city of Southampton, which came to be nicknamed "Stanley north".[130] In recent years, the island's population decline has steadied, thanks to immigrants from the United Kingdom, Saint Helena, and Chile.[131] In the 2012 census, a majority of residents listed their nationality as Falkland Islander (59 percent), followed by British (29 percent), Saint Helenian (9.8 percent), and Chilean (5.4 percent).[1] A small number of Argentines also live on the islands.[132]
The Falkland Islands have a low population density.[133] According to the 2012 census, the average daily population of the Falklands was 2,932, excluding military personnel serving in the archipelago and their dependents.[M] A 2012 report counted 1,300 uniformed personnel and 50 British Ministry of Defence civil servants present in the Falklands.[123] Stanley (with 2,121 residents) is the most-populous location on the archipelago, followed by Mount Pleasant (369 residents, primarily air-base contractors) and Camp (351 residents).[1] The islands' age distribution is skewed towards working age (20–60). Males outnumber females (53 to 47 percent), and this discrepancy is most prominent in the 20–60 age group.[127] In the 2006 census most islanders identified themselves as Christian (67.2 percent), followed by those who refused to answer or had no religious affiliation (31.5 percent). The remaining 1.3 percent (39 people) were adherents of other faiths.[127]
Education in the Falkland Islands, which follows England's system, is free and compulsory for residents aged between 5 and 16 years.[134] Primary education is available at Stanley, RAF Mount Pleasant (for children of service personnel) and a number of rural settlements. Secondary education is only available in Stanley, which offers boarding facilitiesand 12 subjects to General Certificate of Secondary Education (GCSE) level. Students aged 16 or older may study at colleges in England for their GCE Advanced Level or vocational qualifications. The Falkland Islands government pays for older students to attend institutions of higher education, usually in the United Kingdom.[134]

Culture

Two men in front of a fireplace about to exchange a drink
Gauchos from mainland South America, such as these two men havingmate at Hope Place in East Falkland, influenced the local dialect
Falklands culture is "based on the British culture brought with the settlers from the British Isles", although it has been influenced by the cultures of Hispanic South America.[131] Some terms and place names used by the islands' former Gaucho inhabitants are still applied in local speech.[135] The Falklands' predominant and official language is English, with the foremost dialect beingBritish English; nonetheless, inhabitants also speak Spanish and other languages.[131] According to naturalist Will Wagstaff, "the Falkland Islands are a very social place, and stopping for a chat is a way of life".[135]
The islands have two weekly newspapers: Teaberry Express and The Penguin News,[136] and television and radio broadcasts generally feature programming from the United Kingdom.[131] Wagstaff describes local cuisine as "very British in character with much use made of the homegrown vegetables, local lamb, mutton, beef, and fish". Common between meals are "home made cakes and biscuits with tea or coffee".[137] Social activities are, according to Wagstaff, "typical of that of a small British town with a variety of clubs and organisations covering many aspects of community life".[138]

See also

Notes