jeudi 11 février 2016

Hội Chợ Tết Bính Thân 2016 – Sherbrooke

Hội Chợ Tết Bính Thân 2016 – Sherbrooke

Ly Rượu Mừng

Phóng sự Tết Bính Thân ở Sherbrooke


Cũng như mọi năm, ngày 31-01-2016 (nhằm ngày 22 tháng Chạp, năm Ất Mùi) vừa qua, Hội người việt Sherbrooke tổ chức mừng Tết vào những ngày trước thềm năm mới.
Khác với năm ngoái, tuyết giăng đầy trời làm khó những người muốn mừng Xuân. Năm nay, trời đẹp trong xanh như mùa Xuân vừa đến, làm nức lòng khách đón Xuân, nên các bạn từ Montréal, Granby, Magog đều có mặt trước giờ khai mạc. Lâu ngày mới gặp nhau, mọi người tay bắt, mặt mừng, chúc Tết nhau rôm rả. Các bà, các cô và cả các em gái nhỏ thướt tha trong tà áo dài đầy màu sắc thật duyên dáng tô điểm cho Hội Chợ Tết thêm tươi mát.
Đúng 12g15, hai cô MC xinh xắn Quang Lan và Lan Vy mời mọi người ổn định chỗ ngồi để bắt đầu khai mạc chương trình Hội Chợ Tết.
Mở đầu là nghi lễ chào quốc kỳ Canada và Việt Nam với toàn ban hợp ca dã chiến Sherbrooke. Sau đó là phần tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương và các anh hùng, chiến sĩ đã có công dựng nước và giữ nước cũng như những đồng bào đã tử nạn trên đường tìm Tự Do. Đặc biệt năm nay, Lễ Tổ Tiện do giới trẻ đảm trách để cho các em làm quen dần với truyền thống quê hương.
Sau nghi lễ là phần ăn trưa. Những nhà bếp thiện nghệ của Sherbrooke có dịp thi thố tài năng. Nào chả giò, bánh bao, bánh giò, bánh chưng, bánh da lợn, cơm chiên, hủ tiếu xào, xà-lách, xúp hoành thánh, chè đậu xanh bột bán nước dừa, bánh ga-tô…được khách hàng ủng hộ nhiệt tình. Chợ Tết Sherbrooke vẫn nổi tiếng về món ăn vừa ngon, vừa rẻ đó mà!
Ngoài những bạn người Sherbrooke vẫn tham dự, năm nay chúng ta hân hạnh đón tiếp dân biểu Luc Fortin, người vừa được đề cử làm bộ trưởng Bộ Thể Thao và Giải Trí trong lần cải tổ nội các vừa qua. Đây là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng với tư cách bộ trưởng của ông. Ông cũng hứa là năm tới sẽ tới ăn Tết với chúng ta nữa. Cám ơn ông tân bộ trưởng!
Nói đến Tết, chúng ta không thể không kể đến màn múa Lân mà mọi trẻ em đều trông đợi. Tay trống Nguyễn Thái với tiếng trống lôi cuốn đã làm nổi đình đám nhóm múa Lân năm nay.
Cũng như không thể quên màn lì xì cho các em. Năm nay, với phong bì cờ Vàng Tự Do thay phong bao màu đỏ, ban tổ chức đã hướng dẫn các em một chút lịch sử hào hùng và địa lý nước Việt Nam. Hẹn các em năm tới trả lời các câu hỏi về đất nước ta nha các em!
Ngày vui nào cũng phải chấm dứt! Hội chợ Tết Bính Thân Sherbrooke đã kết thúc với bài hợp ca Việt Nam, Việt Nam hào hùng!
Hẹn bà con Tết Con Gà năm tới nghen bà con!
Phóng viên Sherbrooke

HÌNH ẢNH

mardi 9 février 2016

Sứ điệp Mùa Chay 2016 của ĐTC Phanxicô

mua chay
VATICAN. “Ta muốn lòng nhân, chứ không cần hy lễ. Những công việc từ bi bác ái trong hành trình Năm Thánh” . Đây là chủ đề ĐTC (Đức Thánh Cha) đã chọn cho sứ điệp mùa chay, công bố hôm 26.01.2016, qua đó ĐTC mời gọi các tín hữu chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và thực hành các công việc từ bi bác ái, về thể lý cũng như về tinh thần.
Sứ điệp được công bố trong cuộc họp báo tại Vatican do ĐHY Francesco Montenegro, TGM Agrigento, nam Italia, thành viên Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm). Hiện diện trong dịp này cũng có hai vị Tổng thư ký và Phó tổng thư ký của Hội đồng Cor Unum.
ĐTC bắt đầu sứ điệp với lời gợi nhắc về Đức Maria, ngài nói:
“Đức Maria, biểu tượng của một Giáo Hội loan báo Tin Mừng bởi vì đã được Tin Mừng hoá. Trong Tông Sắc khởi đầu Năm Thánh tôi đã ngỏ lời mời gọi ngõ hầu “Mùa Chay của Năm Thánh này được sống một cách quyết liệt như khoảnh khắc quan trọng để cử hành và trải nghiệm lòng Thương Xót của Thiên Chúa” (Misericordiae Vultus, 17). Cùng với lời kêu gọi hãy lắng nghe Lời Thiên Chúa và sáng kiến “24 giờ cho Thiên Chúa” tôi muốn nhấn mạnh tính ưu việt của việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, đặc biệt là những lời mang tính tiên tri. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực sự là một thông cáo cho toàn thế giới: nhưng cũng chính qua thông cáo này mỗi Ki tô hữu được kêu gọi để trải nghiệm đầu tiên. Và chính vì điều này nên trong thời gian của Mùa Chay, tôi sẽ gửi những thừa sai của Lòng Thương xót đi ngõ hầu họ có thể trở nên một dấu chỉ cụ thể cho tất cả mọi người về sự gần gũi và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Để đón nhận Tin Vui mà tổng lãnh thiên thần Gabriel đã loan báo cho mình, Đức Maria, trong lời kinh Magnificat, đã ca vang đầy tính ngôn sứ về lòng thương xót mà qua đó Thiên Chúa đã thương chọn mẹ. Trinh nữ Nazaret, đã hứa hôn với Giuse, vì thế trở nên biểu tượng hoàn hảo của Giáo hội truyền giáo bởi vì đã và vẫn tiếp tục được Tin Mừng hoá do hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng đã làm cho trinh nữ thụ thai. Trong truyền thống ngôn sứ, lòng thương xót thực sự bó buộc phải, ở mức độ từ nguyên, làm cùng với cung lòng mẫu tử (rahanim) và thậm chí cùng với một sự thiện hảo quảng đại, trung tín và thương cảm (hesed), vốn được diễn tả trong toàn bộ những mối tương quan vợ chồng và gia đình”.
Kế đến, ĐTC nói về: “Giao ước giữa Thiên Chúa và con người: một lịch sử của lòng thương xót”. Ngài nói:
Mầu nhiệm lòng thương xót Thiên Chúa được mạc khải trong tiến trình lịch sử của giao ước giữa Thiên Chúa và dân của Ngài là Israel. Thực ra, Thiên Chúa đã tự vén mở mình như là Đấng luôn giàu lòng thương xót, sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh để đổ tràn xuống dân của Ngài một sự âu yếm và một lòng thương xót sâu sắc, trước hết trong những thời khắc bi thảm nhất khi sự bất trung làm gãy đổ mối tương quan của Giao ước và Giao ước đòi hỏi phải được củng cố trong một cách thức vững vàng hơn trong sự công chính và chân lý. Chúng ta ở đây đối diện với một thảm kịch đích thực của tình yêu, trong đó Thiên Chúa sắm vai người cha và người chồng bị phản bội, trong khi dân Israel sắm vai người con và người vợ không chung thuỷ. Đây đích thực là những hình ảnh rất gần gũi – giống như trường hợp của Hô-sê – đã diễn tả rằng Thiên Chúa muốn kết giao với dân của người.
Vở kịch của tình yêu này đạt đến đỉnh cao khi Thiên Chúa Con đã làm Người. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã đổ tràn lòng thương xót vô ngần vô hạn đến độ đã làm cho Ngài trở nên “Lòng Thương Xót nhập thể” (Misericordiae Vultus, 8). Là người, Đức Giêsu Nazaret đích thực là con cái của Israel cùng với tất cả những hệ luỵ. Nơi Người cũng ăn sâu lời mời gọi lắng nghe một cách trọn vẹn lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho mỗi người Do Thái đó là từ Shemmà, mà cho đến tận hôm nay vẫn còn là cốt lõi của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel: “Nghe đây, hỡi Israel: Thiên Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa, ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng hết linh hồn hết trí khôn.” Con Thiên Chúa là Chú Rể làm tất cả để chinh phục tình yêu của Hiền Thê của Người, nơi đó Ngài trao ban tình yêu vô điều kiện vốn trở nên hữu hình trong tiệc cưới vĩnh hằng với Nàng.”
Đề cập đến các việc bác ái, ĐTC nói:
Lòng thương xót của Thiên Chúa biến đổi cõi lòng con người và làm cho họ cảm nếm một tình yêu tín trung và nhờ đó đến lượt mình con người có thể bày tỏ lòng thương xót. Đây là một phép lạ luôn luôn mới mẻ mà lòng thương xót của Thiên Chúa có thể chiếu toả trong đời sống của mỗi người chúng ta, thúc đẩy chúng ta yêu thương người thân cận và thực hiện tất cả những gì mà truyền thống Giáo Hội gọi là những hành vi thương xót thể xác và tâm hồn. Những hành vi này nhắc nhở chúng ta rằng đức tin của chúng ta được diễn tả trong những hành động cụ thể và hằng ngày, nhằm hướng đến sự giúp đỡ người thân cận chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần và dựa trên chính những điều này mà chúng ta sẽ bị phán xét: nuôi dưỡng, thăm viếng, ủi an, giáo huấn người thân cận. Chính vì điều này tôi đã ước mong rằng “dân Ki tô giáo sẽ phản tỉnh trong suốt Năm Thánh về những công tác của lòng thương xót về thể xác cũng như tinh thần. Sẽ là một cách thức để thức tỉnh lương tâm của chúng ta thường xuyên mơ ngủ trước thảm cảnh của đói nghèo và để thường xuyên tiến vào trọng tâm của Tin Mừng, là nơi những người nghèo là những người được lòng thương xót của Thiên Chúa ưu ái”(ibid., 15). Nơi người nghèo, thực ra, thân thể của Đức Ki tô một lần nữa trở nên hữu hình giống nhưu thân thể bị hành hạ, bị đòn roi, suy dinh dưỡng, phải chạy trốn…để cần chúng ta nhận ra, đụng chạm và trợ giúp với sự quan tâm”.
Trong sứ điệp, ĐTC cũng nói rõ những người cứng lòng không chịu đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa mới là những người khốn khổ nhất. Ngài viết:“Đứng trước tình yêu mãnh liệt như cái chết của Chúa (Xc Dc 8,6), người nghèo khốn khổ nhất là những ai không chịu thừa nhận mình nghèo hèn. Họ tin rằng mình đang giàu có, nhưng trong thực tế họ là người nghèo nhất trong số những người nghèo. Họ nghèo vì là nô lệ của tội lỗi, vốn thúc đẩy họ sử dụng sự giàu có và quyền lực không phải để phục vụ Thiên Chúa và than nhân, nhưng để bóp nghẹt nơi chính mình ý thức thâm sâu rằng bản thân họ chứ chẳng phải ai khác vốn là kẻ nghèo đang ăn xin. Nếu quyền lực của họ càng cao và sự giàu có của họ càng lớn thì họ càng dễ dàng trở nên mù quáng và gian dối. Họ mù quáng đến độ chẳng muốn nhìn người nghèo Lazzaro đang ăn xin trước cửa nhà họ”(Xc Lc 16, 20-21).
Và ĐTC kết luận sứ điệp như sau:
“Đối với tất cả mọi người, Mùa Chay của Năm Thánh này vì thế là một thời gian ân sủng để có thể thoát khỏi tình trạng tha hoá của chính mình nhờ lắng nghe Lời Chúa và thực hiện những công tác của Lòng thương xót…Những việc bác ái thể lý và tinh thần phải luôn đi đôi với nhau. Thực vậy chính khi động chạm đến thân thể chịu đóng đinh của Đức Giêsu nơi người đau khổ thì tội nhân mới có thể nhận lãnh hồng ân của sự ý thức rằng chính bản thân họ là một người nghèo khó đang ăn xin.”
Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Huy Maii
Phạm Anh chuyển

lundi 8 février 2016

Mâm cỗ Tết truyền thống ba miền khác nhau như thế nào?

Mâm cỗ Tết truyền thống ba miền khác nhau như thế nào?


                      Đăng lúc 16:46 ngày 02/02/2016

Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn. Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát.

Tinh tế mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc 1
Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới.
Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết.
Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. 
Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh.
canh măng
Canh măng.
Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng.
nem rán
Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp bữa cơm Tết miền Bắc.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.
hành muối
Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong mâm cơm.
Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.
cỗ tết

Mâm cỗ Tết miền Trung

Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những món nước và món mặn theo truyền thống. 
mâm cỗ tết 3 miền
Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo. Món mặn thường có nem chả, gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và thịt heo. Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món. 
Thương nhớ mâm cỗ Tết miền Trung 4
Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc.
Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.
thịt lợn
Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.
mâm cỗ tết 3 miền
Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. Các loại bánh mứt ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị hỏng. 
Mê mẩn với món bánh đậu xanh trái cây của Sài Gòn 2
Bánh đậu xanh trái cây rực rỡ sắc màu đặc trưng của người Huế. 

Mâm cỗ Tết miền Nam

Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. Trên thực tế mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là nuôi trồng.
cố miền nam
Mâm cỗ Tết miền Nam đơn giản, phóng khoáng.
Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen, tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không phải măng khô như miền Bắc)… 
mâm cỗ tết 3 miền
Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam.
Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt. 
khổ qua
Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông
Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…
Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…
Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc….
bánh tét
Các loại bánh mứt ở miền Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo chuối... với vị ngọt đặc trưng phần. So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền Nam hơn hẳn về loại và sự phong phú.

TLoan chuyển


********************************************************






Hồng Công chuyển 

Các Đại sứ các quốc gia Châu Âu chúc mừng Việt Nam năm mới..bằng tiếng Việt

Các vị Đại sứ của Khối Liên Hiệp Châu Âu / European Union (EU) và các Đại sứ các quốc gia Châu Âu chúc mừng Việt Nam năm mới..Bính Thân bằng tiếng Việt




Một việc làm có ý nghĩa .. và vidéo lạ và đặc biệt

Xin mời Qúy Vị xem để tường và tùy nghi...
This is so cute and gentle...

Xin click vào link dưới đây:

https://www.facebook.com/EUandVietnam/videos/1046365842073242/

European Union in Vietnam<https://www.facebook.com/EUandVietnam/?fref=photo>

SPECIAL PLAN by EU Ambassador and EU Member States Ambassadors...

BÍ MẬT ĐƯỢC HÉ LỘ!!!!!Trong những ngày cuối năm Ất Mùi, Đại sứ EU Bruno Angelet cùng Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam đã thực hiện một kế hoạch đặc biệt. Hãy theo chân họ để khám phá BÍ MẬT này nhé! SECRET UNCOVERED!!!!!In the last week of the Year of the Goat, EU Ambassador to Vietnam Bruno Angelet and EU Member States Ambassadors to Vietnam have implemented a special plan. Let's follow them to uncover this BIG SECRET!

Posted by European Union in Vietnam on Wednesday, February 3, 2016

THải sưu tầm