vendredi 25 mai 2018

Elon Musk báo giá đường hầm di chuyển tốc độ cao: chỉ 1 USD để đi 30km trong 8 phút

Elon Musk báo giá đường hầm di chuyển tốc độ cao: chỉ 1 USD để đi 30km trong 8 phút

Mới đây, Elon Musk cùng Giám đốc của The Boring Company, Steve Davis, đã hé lộ những thông tin chi tiết đầu tiên liên quan đến dự án đường hầm siêu tốc dưới lòng thành phố Los Angeles. Sự kiện này diễn ra tại Giáo đường Leo Baeck, thuộc phía tây Los Angeles, nằm trên tuyến đường cao tốc Interstate 405 (I-405) và thu hút hơn 750 người tham dự.
Cụ thể, Musk đã chính thức công bố concept của Loop - một hệ thống di chuyển tốc độ cao (hơn 240 km/h) với khả năng đưa 16 người từ trung tâm thành phố đến sân bay quốc tế Los Angeles (khoảng 30km) chỉ trong vòng 8 phút. Đặc biệt hơn, giá vé dành cho dịch vụ cao cấp này lại cực kì “hạt dẻ”, chỉ 1 USD (gần 23.000 đồng)/1 lượt đi.

Elon Musk (trái) cùng Steve Davis chia sẻ về dự án đường hầm dưới thành phố Los Angeles.

Elon Musk (trái) cùng Steve Davis chia sẻ về dự án đường hầm dưới thành phố Los Angeles.

Ngoài ra, Elon Musk còn tiết lộ thêm về kế hoạch xây dựng hàng trăm trạm trung chuyển khác với diện tích bằng hoặc gấp đôi một bãi đỗ xe ô tô thông thường. Ông hy vọng điều này sẽ góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại bất cứ tuyến phố nào vào những khung giờ cao điểm.
Trước đó, Musk cũng đã đăng tải đoạn video trên Instagram cá nhân tiết lộ dự án đường hầm này đã sắp hoàn thành và sẵn sàng phục vụ người dân trong vài tháng tới nhưng không công bố thời gian cụ thể.
Từ trước đến nay, Musk đã không ít lần lên tiếng chỉ trích hệ thống giao thông tại thành phố Los Angeles. Đó là một trong những lý do vì sao ông thành lập The Boring Company và tập trung đào đường hầm trong suốt 1 năm qua. Ông cho biết: “Tôi nghĩ đó là cách duy nhất để giải quyết triệt để “căn bệnh” tắc đường kinh niên tại các thành phố lớn”.

Elon Musk muốn xây dựng hệ thống đường hầm để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại những thành phố lớn.
Elon Musk muốn xây dựng hệ thống đường hầm để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại những thành phố lớn.


Trong dự án đường hầm của Musk và The Boring Company có bao gồm 1 đoạn đường dài 4,5km chạy song song với đường cao tốc I-405. Các loại phương tiện giao thông công cộng như xe bus sẽ không được phép sử dụng đường hầm này.
Vì sao đoạn đường này lại đặc biệt? Đơn giản là vì Elon Musk rất ghét tình trạng giao thông tại đường cao tốc I-405. Musk so sánh tình trạng giao thông tại đây tương đương với “tầng thứ 7 hoặc thứ 8 dưới địa ngục”. Ông cũng chia sẻ chính vì sự ùn tắc kinh khủng đó đã khiến cho sự kiện này bắt đầu muộn hơn so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, tuyến đường hầm ngầm tại Los Angeles mới chỉ là bước khởi đầu cho một kế hoạch còn vĩ đại hơn của Musk: Hệ thống giao thông siêu tốc Hyperloop, cho phép con người di chuyển với tốc độ máy bay nhưng với mức giá thấp hơn rất nhiều. Trong năm 2017, The Boring Company cũng đã được cấp phép xây dựng hệ thống Hyperloop đầu tiên nối liền New York với Washington, DC.
Tuyến đường hầm dưới thành phố Los Angeles mới chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng hệ thống Hyperloop của Elon Musk.

Mặt khác, sau khi chia sẻ những chi tiết cụ thể về tuyến đường hầm tại Los Angeles, Musk cũng không quên “đá đểu” dự án ô tô bay của Uber và cho rằng đó là một ý tưởng phi thực tế.
Ông chỉ ra rất nhiều lợi ích mà đường hầm có thể mang lại như hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết hay cho phép ông phân chia lại hệ thống làn đường sao cho khoa học nhất. Ông cho biết: “Đối với đường hầm, bạn có thể tạo ra đến hàng trăm làn đường khác nhau, không hề bị giới hạn như những tuyến đường cao tốc trên mặt đất hiện tại”.


Ngoài ra, ông còn khẳng định dự án này sẽ tuyệt đối an toàn và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào cả. Người dân sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn do hệ thống giao thông dưới lòng đất, và các trận động đất cũng không gây nhiều thiệt hại đáng kể cho tuyến đường hầm đó.

Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục


Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, Lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì ? ”

Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :

Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.


Lời bàn: Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.
Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không?

Tuyet Luong - T.Anh sưu tầm

jeudi 24 mai 2018

Điểm lại 10 khoảnh khắc 3 đám cưới của Hoàng gia Anh?

Vietbf.com - Dưới đây 10 khoảnh khắc giữa ba đám cưới Hoàng gia của Công nương Diana, công nương Kate và nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle, nhưng dù sao Công nương Diana vẫn được đánh giá là xinh đẹp nhất so với hai con dâu của bà, và ngoài ra cũng sẽ cung cấp thêm một số thông tin thú vị về những đám cưới Hoàng gia Anh.




Mặc dù đã trôi qua được 5 ngày, thế nhưng chủ để Đám cưới Hoàng gia cho tới thời điểm này dường như vẫn chưa hạ nhiệt trên các mặt báo Anh Quốc cũng như thế giới. Dưới đây là 10 khoảnh khắc - 10 khung hình so sánh giữa ba đám cưới Hoàng gia qua các năm 1981, 2011 và 2018, với các cô dâu lần lượt là Công nương Diana, Công nương Kate và mới đây nhất là nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle.




1. Các phù dâu

Theo truyền thống của hoàng gia, cô dâu Meghan Markle được tháp tùng bởi 6 phù dâu nhỏ, trong đó có hai cậu bé (trong số này đã bao gồm cả Hoàng tử George và Công chúa Charlotte). Nhiều thập niên trước đám cưới của Meghan và Harry, lễ kết hôn của Công nương Diana có phù dâu là các bé gái con của những người bạn thân. Bữa tiệc cưới của Kate Middleton có phần kém truyền thống hơn so với Diana hay Meghan, khi mà Nữ công tước xứ Cambridge nhờ em gái Pippa Middleton làm hầu gái danh dự.




2. Vẻ ngoài rạng rỡ

Ba cô dâu Hoàng gia đều được đánh giá là xinh đẹp xuất sắc trong ngày cưới của mình, tuy nhiên công nương Diana với vẻ đẹp châu Âu điển hình vẫn được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, Meghan Markle lại được đánh giá là "được trang điểm đẹp nhất."




3. Hoa cưới

Cả ba cô dâu Hoàng gia đều sử dụng hoa cưới màu trắng cài thêm một nhánh sim, biểu trưng cho tình yêu và hy vọng. Bó hoa cưới của Meghan còn được cài thêm một nhành hoa "Xin đừng quên em" - Chi lưu ly - do chính tay Hoàng tử Harry chọn.




4. Bánh cưới

Ba đám cưới Hoàng gia có những chiếc bánh cưới khác khác biệt. Trong khi bánh cưới chính thức cho lễ cưới năm 1981 của công nương Diana là một chiếc bánh trái cây cao 5 foot (1,5m) với kem phủ pho mát thì Hoàng tử William và Kate lại lựa chọn một loại bánh trái cây gồm 8 tầng được trang trí bằng đá trắng và đường hoa. Meghan và Harry đã chọn chiếc bánh cưới hoa anh đào khác hẳn với truyền thống, được trưng bày không theo dạng tháp mà chia tầng độc lập.




5. Cuộc diễu hành

Cả ba đám cưới Hoàng gia đều không có nhiều điểm khác biệt. Sau khi trao nhau lời thề tại Nhà thờ St. Paul, London, Diana và Charles đã cùng diễu hành trên một chiếc xe ngựa và vẫy tay chào người xem. Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge cũng xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một cặp vợ chồng trên đường phố London sau lễ cưới vào năm 2011. Lộ trình của Meghan Markle và Hoàng tử Harry thì có chút khác biệt khi họ lựa chọn lâu đài Windsor để cử hành hôn lễ.




6. Váy cưới

Trong lễ cưới năm 1981, Công nương Diana đã chọn một chiếc váy cưới tay phồng bằng vải bông thô của vợ chồng nhà thiết kế David và Elizabeth Emanuel ở London. Kate Middleton mặc một chiếc váy cưới dài tay mang tính biểu tượng của Alexander McQueen, trong khi Meghan chọn chiếc váy cưới tối giản cộp mác Audrey Hepburn-esque



7. Thông báo kết hôn

Trong lần ra mắt của họ với tư cách là cô dâu hoàng gia tương lai, Diana, Kate và Meghan đều xuất hiện lộng lẫy và sành điệu. Công nương Diana mặc một bộ quần áo màu xanh coban với thiết kế vượt thời gian bên cạnh Hoàng tử Charles, trong khi công nương Kate mặc một chiếc váy dài tay lụa màu xanh hải quân trong chuyến đi chơi đầu tiên sau khi đính hôn với Hoàng tử William. Nữ công tước xứ Sussex mặc một chiếc áo khoác màu trắng trong bức ảnh đầu tiên của cặp đôi tại Cung điện Kensington.



8. Nụ hôn đính ước

Meghan và Harry có một loạt những khoảnh khắc trao nụ hôn đáng nhớ trong đám cưới hoàng gia của họ. Trong khi Diana và Kate trao cho chồng mình nụ hôn đầu tiên sau đám cưới với tư cách là thành viên của gia đình hoàng gia trên ban công tại Cung điện Buckingham thì Meghan và Harry đã ghi lại khoảnh khắc gắn bó trên thềm bậc thang của Nhà nguyện St George.







9. Vương miện cưới


Cả ba cô dâu Hoàng gia đều đeo vương miện vào ngày cưới của họ. Công nương Diana đeo một chiếc vương miện The Spencer, được cho là tạo nên bởi sự kết hợp giữa các đồ trang sức Hoàng gia. Trong khi đó, công nương Kate Middleton mang một chiếc vương miện Cartier Halo từ bộ sưu tập của Nữ hoàng Elizabeth II. Nữ công tước xứ Sussex thì chọn cho mình một chiếc vương miện bằng đá cẩm thạch được thiết kế ban đầu là cho Nữ hoàng Mary.



10. Chân dung Hoàng gia


Việc chụp ảnh chân dung của hoàng gia là một truyền thống đám cưới của điện Buckingham. Năm 1981, Charles và Diana chụp ảnh chân dung Hoàng gia với một nhóm lớn các thành viên gia đình hoàng gia tụ tập đầy đủ xung quanh. Công nương Kate và William vào năm 2011 đã chụp ảnh cùng gia quyến ở Phòng đặt ngai vàng ở Cung điện Buckingham với ít thành viên hơn, và ảnh cưới cũng có phần nghiêm trang hơn. Với bức ảnh gia đình của Meghan và Harry, cặp đôi mới cưới đã tạo ra một cảm giác thoải mái và trẻ trung khi các thành viên Hoàng gia quây quần lại thành một vòng tròn với các bé trai, gái phù dâu nằm và ngồi thoải mái trên sàn cung điện.




Click image for larger version

Name: (3).jpg
Views: 0
Size: 98.1 KB
ID: 1223370 Click image for larger version

Name: (1).jpg
Views: 0
Size: 63.0 KB
ID: 1223371 Click image for larger version

Name: (2).jpg
Views: 0
Size: 103.7 KB
ID: 1223372 Click image for larger version

Name: (4).jpg
Views: 0
Size: 97.7 KB
ID: 1223373 Click image for larger version

Name: (5).jpg
Views: 0
Size: 114.9 KB
ID: 1223374

Click image for larger version

Name: (6).jpg
Views: 0
Size: 122.4 KB
ID: 1223375 Click image for larger version

Name: (7).jpg
Views: 0
Size: 98.6 KB
ID: 1223376 Click image for larger version

Name: (8).jpg
Views: 0
Size: 96.3 KB
ID: 1223377 Click image for larger version

Name: (9).jpg
Views: 0
Size: 115.7 KB
ID: 1223378 Click image for larger version

Name: (10).jpg
Views: 0
Size: 85.5 KB
ID: 1223379

Click image for larger version

Name: 11.jpg
Views: 0
Size: 367.2 KB
ID: 1223380  

NGUỒN


mardi 22 mai 2018

Tiết lộ bí mật chiếc váy và nhẫn tưởng của tân công nương Anh Meghan

Đám cưới của Hoàng tử Harry và công nương Meghan đã được diễn ra trong sự háo hức chờ đợi của nhiều người hôm 19/5. Chiếc váy cưới mà tân công nương được giữ bí mật cho đến phút cuối cùng. Chiếc váy cưới đơn giản mà công nương Meghan sẽ diện trong ngày trọng đại chính là điều làm công chúng tò mò nhất.Nó ẩn chứa nhiều điều bí mật đằng sau.



Ý nghĩa phía sau chiếc váy cưới
Tân Công nương nước Anh bước vào nhà nguyện thánh George trong chiếc váy cưới của nhà mốt cao cấp Givenchy do NTK Clare Waight Keller thiết kế. Điều bất ngờ là Waight Keller không nằm trong danh sách những cái tên nóng như: Ralph & Russo, David Emanuel hay Stella McCartney.



Tổng thể váy cưới của Công nương Meghan.

Điện Kensington cho biết sau khi gặp gỡ NTK Waight Keller vào đầu năm 2018, Meghan đã chọn làm việc với bà vì “gu thẩm mỹ không chịu ảnh hưởng của thời gian, cách thiết kế thanh lịch, hoàn hảo” của bà, và phong thái làm việc thoải mái.

Meghan và Keller cùng nhau làm việc chặt chẽ trong quá trình thiết kế. “Áo cưới thể hiện vẻ thanh lịch tối giản, khi nhắc đến những tiêu chuẩn của nhà mốt cao cấp Paris thành lập vào năm 1952 và chứng minh tay nghề xuất sắc của nhà mốt này ”. - Điện Kensington cho hay.



Chiếc váy cưới được khen ngợi khi đề cao sự đơn giản, tinh tế.

Váy cưới được thực hiện bằng sáu đường nối, trong khi dáng áo kéo dài về phía sau nơi đuôi áo rủ xuống tạo thành những nếp gấp mềm mại, tùng váy có ba lớp lót từ chất liệi silk organza. NTK Waight Keller đã khai thác chất liệu silk cady vì cả Meghan và Keller đều muốn gam màu “trắng tinh khôi” để đem đến sự hiện đại tươi mới cho áo cưới.

Waight Keller cũng thiết kế khăn voan lấy cảm hứng từ loài hoa đặc trưng của từng nước thuộc Khối thịnh vượng chung. Công nương Meghan muốn tất cả 53 nước thuộc Khối thịnh vượng chung có mặt trong hành trình của cô thông qua lễ cưới.


Bảng phác thảo cho thấy rõ hoa văn của chiếc mạng phủ mặt.

Điều đó không có gì là ngạc nhiên, bởi hoàng tử Harry và Meghan sẽ làm việc sát sao để tăng cường các mối quan hệ với các nước thuộc Khối thịnh vượng chung – các nước từng là một phần của đế chế Anh – trong suốt cuộc hôn nhân của họ. Hoàng tử Harry gần đây đã được bổ nhiệm làm đại sứ thanh niên Khối thịnh vượng chung.

Khăn voan dài 5 mét, được làm từ silk tulle và được trang trí bằng các bông hoa thêu tay làm bằng chỉ silk và organza. Các bông hoa được thiết kế phẳng, trong không gian ba chiều nhằm tạo nên một chiếc áo cưới độc đáo và trang nhã. Các thợ thủ công đã dành hàng trăm giờ đồng hồ để khâu tỉ mỉ và cứ 30 phút thì phải rửa tay một lần để giữ cho silk tulle và các sợi chỉ sạch sẽ tuyệt đối.



Có thể thấy rõ rằng chiếc mạng phủ mặt chính là điểm nhấn của bộ trang phục cưới.

Bên cạnh các bông hoa đặc trưng của Khối thịnh vượng chung, Meghan còn chọn 2 loại hoa mà mình ưa thích, đó là: Wintersweet (một loài mai), trồng ở các khu vườn của điện Kensington ngay phía trước Nottingham Cottage, nơi hai vợ chồng sinh sống, và California Poppy (một họ hoa anh túc) bông hoa đặc trưng của tiểu bang California, quê nhà của Meghan.

Được đặt đối xứng ở phía trước của khăn voan là những bông lúa mì được đan xen vào các bông hoa nhằm tượng trưng cho tình yêu và lòng khoan dung.

Chiếc nhẫn của mẹ chồng quá cố

Ngoài chiếc vương miện kim cương của Hoàng hậu Mary được thực hiện vào năm 1932, lấy cảm hứng từ trâm cài đầu có từ thời 1893 thì chiếc nhẫn cưới của Meghan cũng là điểm gây chú ý vì đây chính là chiếc nhẫn của Công nương quá cố Diana - mẹ của Hoàng tử Harry.

Để bày tỏ lòng tôn kính của mình đến mẹ chồng quá cố, Meghan đã đeo chiếc nhẫn của Công nương Diana khi thay chiếc váy cưới thứ 2. Chiếc nhẫn ngọc lục bảo dường như là món quà mà Diana muốn Hoàng tử Harry trao tặng cho vợ của anh.



Chiếc nhẫn ngọc lục bảo trên tay Meghan được xem là một món quà cưới từ mẹ chồng quá cố.

Chiếc này được Công nương Diana mang lần đầu tiên vào năm 1996, sau khi ly hôn Hoàng tử Charles. Sau ly hôn, Diana cảm thấy bản thân không còn phù hợp đeo nhẫn sapphire (chiếc nhẫn được Công nương Kate mang sau này), nên đã chọn một chiếc khác phù hợp hơn.

Grant Mobley, nhà chế tác kim hoàn và giám đốc tại Pluczenik, nói với trang The Express: "Bà ấy luôn chọn đồ trang sức kim cương một cách có chủ ý và đảm bảo rằng những món trang sức đó mang kỷ niệm đáng nhớ trong từng khoảnh khắc". Hiện tại, có người sẵn sáng chi trả 100.000 đô la (hơn 2 tỷ đồng) cho một chiếc nhẫn tương tự với chiếc nhẫn của Công nương quá cố.



Công nương Diana mang chiếc nhẫn này lần đầu tiên vào năm 1996.

Sau cái chết bất ngờ của Diana, trong di nguyện bà có nói rằng sẽ để lại 28 triệu đô la và toàn bộ trang sức cho các con trai để làm quá cưới sau này. Hoàng tử Harry ban đầu chọn một chiếc nhẫn sapphire và Hoàng tử William chọn một chiếc đồng hồ Cartier.

Tuy nhiên khi Hoàng tử William cầu hôn Kate Middleton, Hoàng tử Harry đã nhường cho anh trai mình chiếc nhẫn sapphire để dành làm quà cưới. Điều đó có nghĩa là Công nương Kate sở hữu chiếc nhẫn sapphire kèm kim cương 12.000 carat trị giá 404.000 đô la (hơn 8 tỷ đồng), trong khi Harry sử dụng một chiếc nhẫn kim cương khác để đính hôn với Meghan. Ngoài chiếc nhẫn kim cương đó, bây giờ còn xuất hiện thêm chiếc nhẫn ngọc lục bảo này.



Chiếc nhẫn sapphire được Công nương Kate thừa kế trước đó.

Vào thời điểm đính hôn, Meghan đã được hỏi về việc tôn vinh Diana vào ngày trọng đại, cô trả lời: "Điều quan trọng nhất đó chính là bà (Diana) là một phần của chúng tôi.


NGUỒN

samedi 19 mai 2018

Lễ CHÚA THÁNH THẦN -B- 20-5-2018

Anh em hãy lãnh nhận thánh thần

Lễ CHÚA THÁNH THẦN -B- 20-5-2018
CVTĐ 2: 1-11; T.vịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23
m: Jude Siciliano, OP

Tôi sống trong một cộng đoàn anh em dòng Đaminh. Giống như bạn và gia đình của bạn, chúng tôi có những thói quen của cộng đoàn: Như mỗi đêm sau giờ kinh tối và trước khi ăn tối, thì cùng nhau ngồi xem tin tức thế giới lúc 5:30 chiều. Tôi không biết tại sao chúng tôi làm như thế, có lẻ do tin tức những ngày này thật khủng khiếp! Quá nhiều đau khổ cho hàng triệu người - chúng tôi thường thở dài ngao ngán. Chắc các bạn cũng làm như thế phải không?

Các quảng cáo, rất nhiều, không cho chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi thường xuyên bình luận về tất cả những loại thuốc được quảng cáo dành cho chữa bệnh, hoặc cho người cao tuổi – Hình như các quảng cáo đó được gửi đến chúng tôi để nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đang già đi! (Ai mà cần được nhắc nhở!) Đôi khi tôi nghĩ tôi cần có một bằng dược sĩ để hiểu được những quảng cáo đó. Họ cho biết các tác dụng phụ của các thứ thuốc nhiều hơn là mô tả về thuốc và các lợi ích suy diễn của nó. Sau khi xem những quảng cáo đó, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một chứng từ chính thức của ngành

Một số quảng cáo cũng khá bắt mắt; giống như một người phụ nữ nằm trên ghế sofa với một con voi đang ngồi trên cô. Chúng tôi biết rằng cô ấy bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi không bao giờ biết bệnh đó là gì.

Có nhiều quảng cáo nói về chữa trị bệnh khó thở - hen suyễn, phế nang bị lổ rò, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Quảng cáo hiển thị (và những tường thuật của người dùng) rằng bệnh phổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ; họ có ít năng lực hơn và bị giới hạn không gian cư ngụ, giới hạn những nghành nghề làm việc. Cuộc sống bị hạn chế. Không cần quảng cáo trên truyền hình, chúng ta cũng biết hơi thở rõ ràng là quan trọng phải không? Ngay cả khi chúng ta chỉ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, chúng ta cũng thấy khó thở, và có thể hạn chế các việc làm hàng ngày của chúng ta.

Hơi thở là một biểu tượng cho Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện của Chúa thổi hơi vào đất sét để tạo dựng nên con người đầu tiên. Loài người chúng ta bắt đầu từ hơi thở "ban sự sống" của Thiên Chúa và mỗi hơi thở của chúng ta là hồng ân của Ngài. Chúng ta hít vào, chúng ta thở ra - sống được là nhờ hơi thở của Thiên Chúa trong chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta một tên khác của Chúa Thánh Thần - "Hơi thở Thánh của Đức Chúa".

Khi Chúa Jêsus chịu chết, cộng đoàn các môn đệ bị tan vỡ. Mặc dù tin Ngài sống lại, chúng ta thấy các môn đệ của Ngài mất hơi thở của niềm tin trong căn phòng đóng kín cửa và sợ hãi lo âu. Vào ngày phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện hữu trong tâm trí họ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài. Họ sẽ không thể loan bào tin mừng Ngài Phục Sinh nếu họ sống trong căn phòng kín cửa, mất hơi thở vì sợ hãi.

Khi Đức Kitô phục sinh hiện ra trước mặt họ, Ngài làm dịu đi nỗi sợ của họ bằng cách chúc bình an: "Bình an cho anh em" Đó là một hành vi tha thứ vì họ không ở với Ngài khi Ngài cần đến họ. Đó là hồng ân đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mổi khi chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể - món quà của hòa bình. Khi Ngài nói, "Bình an cho anh em" một lần nữa. Tại sao Ngài lại nói hai lần? Ngài có ý gì muốn nói với các môn đệ. Ngài sắp gửi các ông ra đi vào một thế gian không thân thiện đầy thù nghịch để chia sẻ lòng thương xót của Ngài. Thử nghỉ họ sẽ phải tha thứ cho kẻ thù, và loan báo tin mừng bằng lời nói và hành vi của họ để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Thật vậy, tất cả mọi người: ngay cả những người buôn bán ma túy? Ngay cả các tù nhân tại nhà tù liên bang gần đó của chúng ta? Ngay cả những người đã làm hại chúng ta? Và còn bao nhiêu người khác nữa.

Tôi nghỉ rằng, khi các tông đồ được Chúa Giêsu giao cho nhiệm vụ đầy thử thách, họ thở hắt ra và cảm thấy hụt hơi. Một hơi thở hắt không có thuốc men nào có thể chữa khỏi. Những gì họ cần là bắt đầu một đời sống mới. Họ cần một hơi thở tiếp thêm sinh lực từ Thiên Chúa để ban năng lực cho họ. Điều họ cần là Đấng Tạo Hóa thổi hơi thở của Ngài trở lại vào đất sét vô hồn (là các môn đệ và chúng ta) để tạo ra các môn đệ trung thành của Chúa Giêsu – thành những con người mới - thành một cộng đoàn những người nhiệt tình, năng động và biết định hướng cho sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao cho họ.

Nhiệm vụ của giáo hội không phải là sống đằng sau cánh cửa đóng kín. Như ngoài xã hội trong lúc này muốn có sự an toàn có thể làm việc không mệt mỏi cho những thăng trầm của thị trường chứng khoán; để băng qua một con phố đông đúc; cài đặt một hệ thống an ninh trong nhà mình. Nhưng, khi là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không được tìm một cách sống an toàn. Vì như thế không thể là một Kitô hữu được. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các tông đồ, đó chính là hơi thở sự sống của Đức Chúa, để hình thành những con người mới được tái sinh và một cộng đồng tín hữu, trung thành và tràn đầy năng lực

Bà Patricia Sanchez giáo sư của một đại học Công giáo đã kể câu chuyện này khi bà bình luận về ngày lễ hôm nay. Bà hỏi các sinh viên của mình xem đức tin của họ có đáng chia sẻ được cho người khác hay không. Thì một sinh viên trả lời như sau: "Nếu tôi yêu một người nào, hay một vật gì, thì tôi muốn chia sẻ điều tôi có với họ. Nếu tôi đang yêu, thì tôi không thể chờ đợi để nói với người khác biết. Vì thế, nếu tôi yêu thân phận Kitô hữu của mình, tôi sẽ chia sẽ hồng ân mà tôi được nhận lảnh đó cho người tôi yêu". Bà Sanchez rất ngạc nhiên và thích thú về câu trả lời này.

Những người thở bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần không phải là những người sống ngoài cuộc. Họ không sống trong phòng có những cánh cửa bị khóa kín vì sợ hãi. Khi có dịp để chia sẻ đức tin họ sẽ làm ngay. Khi thấy sự bất công xuất hiện, họ lập tức hành động. Khi có ai lâm cảnh đau buồn, họ ngồi bên cạnh và an ủi. Khi một người bạn cùng lớp bị bắt nạt, họ đứng bên cạnh yểm trợ. Khi có một nhân viên mới vào nhận việc, họ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Khi có ai làm phiền, họ sẽ tha thứ, ngay cả trước khi người kia xin lỗi. Khi họ phãi ra quyết định những việc quan trọng; để thực hiện, họ chọn những việc dễ thương nhất.

Không một hình ảnh nào có thể diễn tả được Chúa Thánh Thần. Ngày nay Ngài được mô tả như là một hơi thở ban sự sống. Nếu chúng ta đang đối mặt với vấn đề đang thử thách đức tin của chúng ta, năng lực của chúng ta bị tiêu hao, và làm chúng ta nín thở, thì đây chính là lúc dâng lời cầu nguyện mà không cần phải nói bằng lời, nhưng bằng một cử chỉ: Hãy hít vào, và đồng thời với lời cầu nguyện - "Xin Chúa Thánh Thần ngự đến".

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
Phụng vụ năm B Lm Jude Siciliano, OP 2017-2018


PENTECOST -B- May 20, 2018
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13;John 20: 19-23

by Jude Siciliano, OP

I live in a community of Dominican Friars. Like you and your families, we have our rituals. Each night after evening prayer and before dinner, we sit down to watch the 5:30 world news. I don’t know why we do, because the news these days is terrible! So much suffering for so many millions – we often groan after some of the reports we see and hear. Don’t you?

The commercials, which are many, don’t give us a break. We frequently comment about all those medicines that are advertised for sick, or elderly people – they seem to be addressed to us to remind us that we are getting older! (Who needs to be reminded!) Sometimes I think I need a degree in pharmacy to understand those commercials. The listing of their-side effects takes longer than the description of the medicines and their hoped-for benefits. After watching those ads, I think we should get credits from a medical school.

Some of those commercials are also quite eye-catching; like the one of the woman lying on the sofa with an elephant sitting on her. We learned that she has COPD, chronic obstructive pulmonary disease. I never knew what that was.

More than one commercial is about people who have trouble breathing – asthma, emphysema, or COPD. The ads show (and people report) that these lung diseases can affect a person’s quality of life; they have less energy and are limited in what they can do. They are forced to live confined lives. Well, we don’t need TV commercials to tell us about the importance of breathing clearly, do we? Even if we just have a cold, or bronchitis, we know that difficulty breathing can restrict our daily activities and make them hard to perform them.

Breath is a symbol in the Bible for the Holy Spirit. The Bible begins with the story of God breathing into clay to form the first human. We humans began through the "life-giving" breath of God and each breath we take is an ongoing gift. We breathe in, we breathe out – alive because of God’s breath in us. Which suggests another name for the Holy Spirit – the "Holy Breath of God."

When Jesus was killed the community was shattered. Even though there was word he had risen, we find his disciples, on the very day of the resurrection, breathless in fear and locked behind closed doors. That is not what Jesus had in mind when he called them to follow him. They are not going to spread the news of him if they are all locked up, short of breath.

When the risen Christ appears before them he calms their fears by offering them peace: "Peace be with you." It was an act of forgiveness for their failure to stand with him when he needed them. It is the first gift he gives us as we begin each Eucharist – the gift of peace. Then he says, "Peace be with you" again. Why does he say it a second time? Because he has something in mind for them. He is about to send them out into an unfriendly, hostile, world to share his mercy. Imagine – they will even have to forgive enemies, and to announce the news through their words and actions of God’s love for all people. All people: even drug dealers? Even inmates at our nearby federal prison? Even the people who have wronged us? Yes, and many more.

I suspect, when they heard that challenging mission, they gasped and fell short of breath. A shortness of breath no prescription medicine could cure. What they needed was a new start in life. They needed an invigorating breath from God. They needed was their Creator God to breathe again into lifeless clay and create faithful disciples of Jesus – new human beings – and a community of people with enthusiasm, energy and direction for the mission Jesus was giving them.

Hiding behind closed doors is not the mission of the church. Playing it safe might work these days for the ups and downs of the stock market; for crossing a busy street; installing a security system in our homes. But, not for being a disciple of Jesus. Playing it safe is not the game plan for Christians. When Jesus breathed upon his disciples God was breathing into clay again, forming renewed human beings and an energized, faithful community of believers.

Patricia Sanchez once told this story in her commentary on today’s feast. A teacher at a Catholic University asked her students if they thought their faith was worth sharing. One student’s response struck the teacher, "If you love someone, or something, enough you want to share it. If you are in love you can’t wait to tell others. So, if you love what it means to be a Christian, it makes all the difference in the world that you give this gift to someone you love."

People who breathe with the breath of the Spirit are not bystanders in life. They don’t live behind locked doors in fear. When an opportunity to share their faith arises, they speak up. When an injustice has been done, they act on it. When someone is grieving, they sit with them in consolation. When a classmate is bullied, they stand alongside them. When a new worker shows up on the job, they help them get oriented. When a wrong is done them they forgive, even before being asked. When they have important choices to make, they choose the most loving one.

No one image can capture the Holy Spirit. Today it is described as a life-giving breath. If we are facing an issue these days that is testing our faith, draining our energy, and leaving us short of breath, then here is a prayer we can say, not in words, but with a gesture: Breathe in, and with each breath, pray this ancient prayer – "Come Holy Spirit come."

T.ANH chuyển