lundi 16 juillet 2018

Khách sạn độc nhất hành tinh Arbez Franco-Suisse

Khách sạn độc nhất hành tinh: Khách nằm ngủ ở Thụy Sĩ nhưng lại phải sang Pháp đi vệ sinh

Do nằm ngay trên đường biên giới của Thụy Sĩ và Pháp, Arbez Franco-Suisse dù chỉ là khách sạn 2 sao giản dị nhưng vẫn được đánh giá là một trong những khách sạn độc đáo nhất hành tinh.
Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao, 3 tầng nằm ở thị trấn nhỏ La Cure, cách Geneva, Thụy Sĩ hơn 8km về phía bắc. Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho dân trượt tuyết với lối kiến trúc châu Âu cổ xưa được giữ lại nguyên vẹn mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng.

Thế nhưng, điều đặc biệt và độc đáo nhất ở Arbez Franco-Suisse chính là vị trí địa lý. Nó là khách sạn duy nhất trên thế giới tọa lạc ngay trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp. Khắp nơi trong khách sạn từ phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… đều được chia làm đôi, mỗi bên thuộc về phần lãnh thổ của 1 nước.

Arbez Franco-Suisse được đánh giá là khách sạn độc đáo và độc nhất hành tinh.
Tọa lạc ngay trên đường biên giới của Thụy Sĩ và Pháp, Arbez Franco-Suisse được đánh giá là khách sạn độc đáo và độc nhất hành tinh.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy đường biên giới chạy xuyên qua khách sạn Arbez Franco-Suisse.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy đường biên giới chạy xuyên qua khách sạn Arbez Franco-Suisse.
Bên trong Arbez Franco-Suisse, có 2 căn phòng đặc biệt nhất. Khi khách ngủ trên những chiếc giường ở nơi này, phần đầu thuộc lãnh thổ nước Pháp nhưng phần chân lại đang nằm trên đất Thụy Sĩ. Ở một căn phòng khác, chiếc giường ở Thụy Sĩ nhưng nếu muốn "giải quyết nỗi buồn", bạn phải vượt đường biên giới, chạy sang đất Pháp mới đến được toilet.

Tất cả mọi nơi trong khách sạn đều được trang trí song song 2 biểu tượng của Pháp và Thụy Sĩ.
Tất cả mọi nơi trong khách sạn đều được trang trí song song 2 biểu tượng của Pháp và Thụy Sĩ.
Lịch sử của khách sạn đặc sắc nhất thế giới này bắt đầu từ năm 1862, chính phủ Pháp và Thụy Sĩ quyết định thay đổi đường biên giới ở thung lũng Dappes. Với tầm nhìn xa trông rộng, doanh nhân Monsieur Ponthus khi đó đã quyết định xây dựng nên một tòa nhà trên phần đất của gia đình với mục đích kinh doanh xuyên biên giới.
Tháng 2/1863, khi hiệp ước chính thức có hiệu lực, tòa nhà 3 tầng cũng vừa hoàn công, đồng nghĩa với việc nó không chịu bất kỳ ảnh hưởng gì đến từ thay đổi đường biên giới mới. Ông Ponthus sau đó mở 1 quán bar ở Pháp và 1 cửa hàng quà lưu niệm ở Thụy Sĩ ngay trong tòa nhà. Đến năm 1921, doanh nhân Jules – Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo và đặt lại tên chính thức cho nó là Arbez Franco-Suisse.

Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo.
Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo.
Cũng chính do vị trí đặc biệt này của Arbez Franco-Suisse mà rất nhiều giai thoại xảy ra ở đây, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II. Khi đó, Pháp bị Đức chiếm đóng nhưng Thụy Sĩ lại ở thế trung lập. Đức có thể “tự tung tự tác” trên lãnh thổ nước Pháp nhưng không được phép làm điều tương tự trên phần đất thuộc về Thụy Sĩ. Vì vậy, khi đến với Arbez Franco-Suisse, quân Đức chỉ có thể tiếp cận những căn phòng nằm trên đất Pháp. Người tị nạn lợi dụng sơ hở này đã trốn trên tầng 2 của khách sạn. Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm 2 với phần đầu thuộc về Thụy Sĩ nên dù có muốn lên kiểm tra, quân Đức cũng không thể.

Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm hai.
Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm hai.
Năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được chọn là địa điểm ký kết thỏa thuận hòa bình Evian trao trả độc lập cho Algeria.

Thục sưu tầm

dimanche 15 juillet 2018

những tác phẩm khổng lồ điêu khắc từ cát ngay ở trung tâm thành phố Phan Thiết.

Du khách có thể ngắm những tác phẩm khổng lồ điêu khắc từ cát ngay ở trung tâm thành phố Phan Thiết.

Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Ngoài các điểm du lịch quen thuộc như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách tới Phan Thiết còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” trong Công viên Tượng Cát. 
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Sau một thời gian dài khảo sát, các nhà khoa học quốc tế đã khẳng định, chất lượng cát ở Mũi Né (Phan Thiết) đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Trong ảnh là tượng cát “King Kong” nằm ngay cửa vào công viên.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Các nghệ sĩ điêu khắc cát tới từ 15 quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Canada, Italy, Brazil, Mỹ, Nhật Bản… được mời về để trực tiếp thực hiện. 
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Bao nhiêu tác phẩm điêu khắc trên cát là bấy nhiêu câu chuyện với nhiều chủ đề bắt nguồn từ các câu chuyện cổ tích, thần thoại của Việt Nam và thế giới như: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Sự tích Thạch Sùng, Thạch Sanh, Con cáo và con quạ, Chú mèo đi hia, Người đẹp và Quái thú…
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Các nghệ nhân sử dụng nguyên liệu là cát tự nhiên lấy tại Mũi Né trộn với nước, không pha lẫn phụ gia.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Công viên nằm trên đường Nguyễn Thông, ngay trung tâm TP Phan Thiết nên bạn sẽ không khó để tìm đến đây. Tác phẩm tượng cát nói về truyện cổ tích “Cóc kiện trời”.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Hình ảnh “Chùa Thiên Mụ”, công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng ở cố đô Huế.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Các tác phẩm vừa mang ý tưởng sáng tạo riêng của nghệ sĩ vừa có sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Công viên Tượng Cát có không gian riêng để các em nhỏ được trải nghiệm với nghệ thuật điêu khắc cát.
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Chị Thanh Thư (du khách TP HCM) khá bất ngờ trước các tượng cát trong công viên. "Khi vừa nhìn thấy, tôi đã phải thốt lên kinh ngạc vì các bức tượng trông rất giống với đời thật. Bạn như được đi du lịch đến nhiều nơi để khám phá các công trình kiến trúc", chị Thư chia sẻ. 
Công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam
Từ hàng triệu hạt cát nhỏ bé, qua bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ, những đường nét, hình khối sống động lần lượt hiện ra. 

Minh Phương chuyển
 

Vì sao iPhone luôn được lắp ráp ở TC ?


Vì sao iPhone luôn được lắp ráp ở TC ?
Vì sao iPhone luôn có dòng chữ "Lắp ráp ở TC" mà không phải ở Mỹ? Đơn giản là ở Mỹ, làm được 1 chiếc iPhone không hề dễ dàng. Nhìn ra đằng sau mặt lưng chiếc iPhone của bạn hay bất kỳ ai đó, để ý một chút là sẽ thấy ngay dòng chữ "Designed by Apple in California. Assembled in China" (tạm dịch: Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại TC ).. Đúng rồi đó, nếu có đang bất chợt nảy lên một thắc mắc trong đầu thì đừng lo, còn có rất nhiều người cũng cùng nghĩ như bạn thôi.



Trước kia, ngay cả Tổng thống Obama cũng từng tự hỏi như thế, về việc tại sao Apple phải lặn lội đến tận TC xa xôi để hoàn thiện hàng triệu chiếc iPhone. Trong một cuộc gặp mặt cao cấp, khi đến buổi ăn tối, ông Obama đã thẳng thắn hỏi Steve Jobs - khi đó còn đương nhiệm ở Apple - rằng cớ gì mà không cho ra lò iPhone ở ngay tại Mỹ. Thật bất ngờ, Steve Jobs trả lời bình tĩnh: "Điều đó là không thể !.”

Nguyên nhân ẩn giấu đằng sau:

Tại sao lại không thể? Tại sao chỉ làm những công đoạn thiết kế và thống nhất ở Mỹ, còn hầu hết sản lượng iPhone lại phải nhờ đến nhà máy ở TC làm ra, thậm chí cả iPad và hàng tá thiết bị khác cũng thế? Hay là công nghệ ở Mỹ không tiên tiến bằng TC để đáp ứng nhu cầu sản xuất?

Thời báo The New York Times từng tò mò tới mức muốn làm cho ra lẽ thắc mắc này, và họ cho người bỏ công đi phỏng vấn rất nhiều nhân viên cao cấp của Apple. Cuối cùng, câu trả lời nhận được lại vô cùng đơn giản: Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng được yêu cầu của Apple, và cũng không thể sánh được với TC.

Không phải là công nghệ ở Mỹ lỗi thời hơn TC, do nhà máy tại TC mà Apple dựa vào để sản xuất iPhone hiện nay có nguồn nhân lực tối đa vào khoảng 230.000 công nhân. Ở Mỹ, việc huy động được từng đó con người trong một thành phố, đi tới một địa điểm nhà máy hàng ngày liên tục chỉ để lắp ráp iPhone là bất khả thi. Ngay ở yếu tố số lượng con người, Mỹ đã khó mà đáp ứng đủ được như TC rồi.

Hầu hết các nhà máy trọng yếu hợp tác với Apple tại TC là của Foxconn. Với con số 230.000 kia, có khoảng 1/4 trong số họ sống luôn ở khu ký túc xá gần sát, đồng nghĩa với việc khoảng 60.000 người vừa sống và làm việc tại đó luôn.
Một ngày làm 12 tiếng, làm việc 6 ngày/tuần và lương trả thuộc mức rẻ mạt hơn rất nhiều - ở Mỹ có thể coi là bóc lột, nhưng tại TC, đó lại là mức sống được nhiều người săn đón.

Những con số gây sốc:
Trên kia mới chỉ là vài tin khái quát cho việc tại sao Apple đưa ra quyết định như vậy mà thôi. Giờ mới đên phần thú vị hơn: Có khoảng
hơn 8000 Kỹ sư được Apple tìm kiếm và đang làm việc trong các nhà máy đó. Tại Mỹ, để gọi được Kỹ sư đủ tiêu chuẩn với số lượng lớn như vậy phải mất 9 tháng. Còn ở TC, họ chỉ mất... 15 ngày.

Dĩ nhiên, lợi ích lớn nhất khiến Apple hứng thú vẫn là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Ở Mỹ, tiền xây nhà máy cao hơn, tiền lương phải trả cao hơn, rồi bảo hiểm, thuế má, phụ chi cũng vượt mặt. Còn tại TC, mọi thứ đều ở một mức "dễ thở" ngay từ bước đầu tiên là tìm nhân công. Hơn nữa, Apple luôn tìm kiếm một nơi "có thể làm được nhiều iPhone nhất trong thời gian ngắn nhất" - và không gì thích hợp hơn là TC.

Có tổng số khoảng 40000 người làm việc cho Apple ở Mỹ, đó là bao gồm cả các nhân viên Lãnh đạo Cao cấp, và mọi chức vụ, vậy mà vẫn ít hơn 1/5 số người làm việc cho họ ở một nhà máy TC. Thế mới thấy muốn bỏ chữ "China" trên vỏ chiếc iPhone mà bạn đang dùng chưa bao giờ là dễ, đến Apple cũng không chắc có dám làm thế không nữa.


MPhượng chuyển

samedi 14 juillet 2018

60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ ? VĂN QUANG



NẮNG SÀI GÒN ANH ĐI MÀ CHỢT TẮT
BỞI VÌ AI ? BỞI VÌ ĐÂU ? 

Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm.
Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn
Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng.

Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc Kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn, từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đầu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này.



Rồi ngày đi phép cũng đến, một nửa số sinh viên sĩ quan đi phép mặc bộ tenue sortie là ủi thẳng tắp, áo bốn túi, chemise trắng tính, thắt cravate đen đàng hoàng, giầy đánh bóng lộn có thể soi gương được. Vô phúc quên cái gì là bị phạt ở lại ngay. Nhưng hầu như chưa có anh nào bị phạt. Đoàn xe GMC của trường chở chúng tôi chạy vèo vèo vào thành phố. Ôi cái cửa ngõ vào thành phố hồi đó chưa có gì lộng lẫy mà chúng tôi cũng mở to mắt ra nhìn. Đoàn xe “diễu” qua vài con phố rồi dừng lại trên đường Hai Bà Trưng hồi đó còn gọi là đường Paul Blanchy, ngay phía sau Nhà Hát Lớn Thành Phố mà sau này là Trụ Sở Hạ Nghị Viện VNCH.

Cú nhảy từ sàn xe GMC xuống con đường Hai Bà Trưng là bước chân đầu tiên của tôi đến đất Sài Thành hoa lệ. Ông Hồ Trung Hậu là dân miền Nam chính hiệu, ông đã hứa hướng dẫn tôi đi chơi… cho khỏi “ngố”. Chúng tôi đi bộ vào con đường nhỏ bên hông Nhà Hát Thành Phố và khách sạn Continental, vòng ra trước bùng binh Catinat – Lê Lợi (hồi đó còn gọi là Boulevard Bonard) và Nhà hát thành phố. Nhìn mặt trước nhà hát thành phố có mấy bức tượng bà đầm cứ tưởng… mình ở bên Tây. Lúc đó đã có nhà hàng Givral rồi, nhưng tôi vẫn còn “kính nhi viễn chi” cái nhà hàng văn minh lịch sự giữa thành phố lớn rộng đó, chưa dám mơ bước chân vào.

Ông Hậu vẫy một cái taxi chở chúng tôi về nhà ông. Taxi hồi đó toàn là loại deux cheveaux, nhỏ hẹp sơn hai màu xanh vàng. Khi bước lên xe, đồng hồ con số chỉ là 0, đi quãng nào số tiền nhảy quãng đó, trong ngày đầu tiên, tôi ngu ngơ làm quen với không khí Sài Gòn qua gia đình anh em ông Hậu. Hôm sau ông bạn tôi đi với bồ nên tôi bắt đầu cuộc solo giữa thành phố xa lạ này. Tất cả sinh viên sĩ quan đều không được đi xe buýt hay xích lô, phải đi taxi. Nhưng lệnh là lệnh, chúng tôi học các đàn anh khóa trước, cởi áo bốn túi, bỏ cravate, cất cái nón đi là lại tha hồ vung vẩy.


Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ
Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm thành phố đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ. Ba bốn thằng thuê chung một phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có.
Tấm biển Casino Grande Monde – Sòng bạc Đại Thế Giới.
Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là một cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn. Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn. Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn.
Lần thứ hai trở lại Sài Gòn
Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987 khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa, nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về,

Khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ, Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này.

Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

Ở tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại Học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.” Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình. Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình. Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước.

Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi.

Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng 8 năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay.

Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, một tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay. Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở Việt Nam ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa.
Đường Pasteur xưa.
Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương Xá Tax. Vừa đến đầu hai con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến Thương Xá Tax và công viên Lam Sơn. Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại. Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang. Trong quầy hàng đầu tiên, điều khiến tôi chú ý là hàng chữ nổi bật hàng đại hạ giá (Big Sale) tới 70% đỏ loét chạy dài theo quầy hàng và hàng chữ “Tạm biệt thương xá Tax”.
Thương xá Tax.
Tôi cố gợi chuyện với cô chủ hàng xinh xắn: Cô phải đề là “Từ biệt thương xá Tax mới đúng chứ, sao lại là Tạm Biệt?” Cô hàng trẻ đẹp thở dài ngao ngán: “Ấy người ta còn hứa khi nào căn nhà 40 tầng làm xong sẽ cho chúng tôi được ưu tiên thuê cửa hàng đấy.” Nhưng ngay sau đó cô lại lắc đầu: “Hứa là hứa chứ khi đó mình không cổ cánh, đút lót thì đừng hòng bén mảng tới, ông có tin không?”

Bị hỏi ngược, tôi đâm lúng túng ấp úng nói lảng: “Phải đợi tới lúc đó mới biết được.”Cô bán hàng quay đi, dường như cô chẳng tin gì cả.

Các quầy hàng khác vẫn mở cửa, mỗi gian hàng chỉ còn lại vài ba người, chắc toàn là những ông bà chủ. Tôi nghĩ họ đang làm công việc khác chứ không để bán hàng. Có ai mua đâu mà bán. Tôi đến hỏi thăm vài ông bà chủ cửa hàng, không tìm thấy bất cứ nụ cười nào trên những khuôn mặt buồn hiu ấy.

Có lẽ vài tuần nay, người đi tìm đồ hạ giá đã “khuân” đi khá nhiều rồi, lúc này những thứ hàng còn lại không còn giá trị nữa. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng còn bề bộn hàng ế. Nhìn lên tầng lầu cũng vậy, nó còn vắng vẻ thê thảm hơn.

Tôi bước lên mấy bậc của bục gỗ, ghé vào một tiệm bán máy hình còn nguyên si bởi ông chủ quyết không giảm giá. Tôi hỏi lý do, ông có vẻ liều:

– Thà ế chứ không giảm.

Tôi lại tò mò hỏi tiếp:

– Vậy là ông có một cửa hàng ở nơi khác nữa?

Ông lắc đầu:

– Không.

Tôi hỏi:

-Vậy ông sẽ làm gì?

Câu trả lời của ông cụt lủn:

– Về quê làm ruộng.

Tôi yên lặng trước sự bất bình đó. Đứng nhìn hàng loạt máy hình, máy quay phim đủ loại còn nằm rất thứ tự trong tủ kính sáng bóng. Tôi lại hỏi:

– Chắc họ phải đền bù cho ông những thiệt hại này chứ?

– Chưa có xu nào cả. Thời hạn bắt di dời nhanh quá, trở tay không kịp.

Tôi nghĩ chắc ông này cũng chỉ là người đi thuê lại cửa hàng của một ông nhà giàu nào đó mà thôi, ông có vẻ bất cần đời. Tôi từ giã, ông chỉ gật đầu nhẹ.

Nhìn sang hàng loạt cửa hàng vàng bạc đá quý gần như vẫn còn nằm nguyên vẹn và không một bóng khách vãng lai. Các bà, các cô tha hồ nhìn nhau ăn cơm hộp. Tôi có cảm tưởng một thành phố chết vì chiến tranh gần kề hay vì một nạn dịch nào đó.

Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng.
Ngậm ngùi nhìn công viên Lam Sơn trống rỗng
Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá.

Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước. Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội Thủy Quân Lục Chiến đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.
Pho tượng Thủy Quân Lục Chiến.
Chắc hẳn bạn còn nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi còn là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết. Gia đình nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa.

Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau Nhà Hát Thành Phố, bây giờ là trụ sở của Tổng Công Ty Cấp Nước của thành phố. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?

Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?

Tác giả: Văn Quang (2014)

Garder la maison fraîche

Des astuces pour faire de son intérieur une oasis de fraîcheur sans climatiseur.

   
Photo: Pixabay/StockSnap
S’il fait 5 °C de moins dans la maison qu’à l’extérieur, on s’y sent à l’aise en été. Pour atteindre cet objectif, il suffit de quelques idées simples et de bonnes habitudes.
1. Circulation d’air

Photo: Unsplash/Hutomo Abrianto
 Pour que la maison fasse le plein de fraîcheur et la conserve tout au long de la journée, on laisse les fenêtres fermées le jour et ouvertes la nuit. En plus de changer l’air, la fraîcheur nocturne refroidit les murs, les planchers et les plafonds. C’est juste avant le lever du soleil que l’air est le plus frais.
 Pour évacuer un trop-plein de chaleur dans une maison à plusieurs étages, on peut créer un effet de cheminée en ouvrant une fenêtre à l’étage le plus haut dans une pièce côté nord et une autre à l’étage le plus bas dans une pièce côté sud.
 Si on possède un système de circulation d’air, on s’en sert pour que l’air du sous-sol abaisse la température des étages supérieurs.
 Le ventilateur permet de faire circuler l’air frais qui monte du sous-sol. Les jours de canicule, on place à côté du ventilateur un bol rempli de glace ou d’eau ou encore un drap humide. Autre option: on dirige l’air du ventilateur sur le carrelage humidifié, ce qui peut faire baisser le mercure de 2 ou 3 °C.
 Les ventilateurs de plafond permettent un brassage d’air constant et diffus. Un moyen efficace lorsque plusieurs personnes se trouvent dans une même pièce.
À retenir: une maison mal isolée perdra plus rapidement sa fraîcheur en été.

Climatiser intelligemment

Le climatiseur est peut-être le moyen le plus efficace pour garder une maison fraîche, mais n’est certes pas l’option la plus écologique ni la plus économique. Sans compter qu’il peut causer certains problèmes de santé, comme des troubles respiratoires et des maux de tête. Si on ne peut s’en passer, on choisit un appareil dont la capacité de refroidissement convient aux dimensions de la pièce et on le fait fonctionner à basse intensité et de façon intermittente. Pour économiser de l’énergie, on peut aussi le fermer la nuit.
Photo: Unsplash/Ablimit Ablet

2. Protections solaires

Élémentaire: bloquer les chauds rayons qui entrent par les vitres des portes et des fenêtres!
Les auvents, les volets, les stores et les rideaux. On les choisit d’un ton clair afin qu’ils réfléchissent la lumière. On ferme ceux des fenêtres directement exposées au soleil (de l’est au nord-ouest, à mesure que la journée avance). Les auvents sont parfaits pour qui tient à profiter de la lumière du jour.
La pellicule pare-soleil. Anti-UV, antiéblouissement et antichaleur, elle s’applique sur les vitres les plus exposées. Près de la moitié des rayons sont ainsi bloqués.

3. Utilisation des appareils

Certains appareils génèrent beaucoup de chaleur. Lorsque c’est possible, on limite leur utilisation ou on adopte des habitudes moins calorifiques. À savoir: les appareils qui affichent le symbole international de haute efficacité Energy Star produisent moins de chaleur que les autres.
Les électroménagers.
 On privilégie la cuisson au micro-ondes, au four grille-pain ou à la mijoteuse.
 On décongèle les aliments au frigo avant de les faire cuire.
 On active la hotte pour évacuer l’humidité qui se dégage de l’eau qui bout ou du lave-vaisselle en marche (évidemment rempli à pleine capacité, de préférence).
 On lave les vêtements à l’eau froide.
 On attend d’avoir suffisamment de vêtements à laver pour faire de grosses brassées et éviter ainsi de faire fonctionner la machine à laver trop souvent.
 C’est le temps d’étendre sur la corde à linge! Si on utilise la sécheuse, on s’assure que les conduits de ventilation du sèche-linge sont en métal, car ils sont moins susceptibles de surchauffer que ceux en plastique.
L’ordinateur, le téléviseur et la chaîne stéréo. Les éteindre lorsqu’on ne s’en sert pas. À noter: en mode veille, les appareils électriques continuent de consommer de l’énergie, donc de réchauffer la pièce.

4. Les luminaires

Les ampoules. Les ampoules incandescentes et halogènes dégagent beaucoup de chaleur. À remplacer par des fluocompactes.
Photo: Pexels/Lukas Hartmann

5. Solutions végétales

Le toit vert, c’est merveilleux, mais pas encore à la portée de toutes les bourses… Heureusement, il y a d’autres façons de profiter des vertus des plantes, qui servent de rempart contre le soleil, absorbent la chaleur tout en restant froides et produisent une rafraîchissante vapeur d’eau dans l’atmosphère (évapotranspiration).

Photo: Unsplash/Kamil Szumotalski
Les plantes grimpantes sur les murs extérieurs. Annuelles ou vivaces, elles croissent rapidement et peuvent à elles seules faire chuter la température de 7 à 9 °C dans la maison. Attention, toutefois: certains revêtements ne s’y prêtent pas, car l’humidité peut finir par les détériorer – c’est le cas des joints des murs de brique.
Les arbres. Un excellent investissement à long terme. On opte pour des arbres à feuilles caduques qui deviendront assez hauts pour ombrager le toit. La saison froide venue, le soleil, en passant à travers les branches dénudées, pourra de nouveau réchauffer la maison.
Les haies, les arbrisseaux et les pergolas. Ils ont leur place à proximité des entrées, où ils rafraîchissent l’air. Ainsi, quand on ouvre une porte, l’air qui pénètre à l’intérieur est moins chaud. 
Merci à Sylvie Côté, conseillère en communication de l’Agence de l’efficacité énergétique du gouvernement du Québec, et à Stéphane Labelle, responsable du programme de lutte intégrée du Biodôme de Montréal.
Ce texte est une mise à jour d’un reportage publié le 25 juin 2012.