lundi 7 décembre 2020

Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19

 Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19

 Yasir Batalvi, 24 tuổi, cứng khớp tay sau mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Sau mũi thứ hai, anh bắt đầu sốt, mệt mỏi và lạnh run.

Khi Mỹ tiến gần đến việc cấp phép vaccine Covid-19, nhiều người tự hỏi cảm giác sau khi tiêm vaccine sẽ như thế nào. Nó có giống tiêm phòng cúm không? Hay sẽ đau đớn hơn? Sẽ gặp những tác dụng phụ nào?

Vaccine của Pfizer hợp tác cùng BioNTech, cùng vaccine của Moderna, là hai loại đang được xin để Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng đều sử dụng công nghệ mRNA mới. Chưa có loại vaccine nào được cấp phép ở Mỹ sử dụng công nghệ này, dù các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nó trong nhiều thập kỷ để chống lại các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh dại và Ziko, thậm chí là một vài loại ung thư.

Yasir Batalvi tại Boston hôm 16/11. Ảnh:
                    Boston Herald

Yasir Batalvi tại Boston hồi tháng 11. Ảnh: Boston Herald

Vaccine mRNA hoạt động theo cơ chế trao cho cơ thể các chỉ dẫn dưới dạng RNA thông tin, để tạo ra một mẩu nhỏ Sars-CoV-2, cụ thể là protein đột biến. Khi cơ thể chúng ta nhận được những chỉ dẫn này, nó sẽ bắt đầu sản xuất protein đột biến. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống sẽ coi protein đột biến là "ngoại lai" và tạo kháng thể chống lại nó. Vì vậy, khi chúng ta nhiễm virus thực sự, cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại.Những loại vaccine này đòi hỏi tiêm hai liều, một mũi đầu để tạo bước thích nghi cho cơ thể, sau đó vài tuần là mũi thứ hai nhằm tăng cường phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna đều hiệu quả 95%.

Nhưng vì công nghệ này quá mới đối với sản xuất vaccine, nên nhiều người còn nghi ngờ và ngại ngùng sử dụng.

Batalvi mới tốt nghiệp đại học và sống ở Boston. Ban đầu, anh đăng ký thử nghiệm vaccine của Moderna từ đầu tháng 7 vì cảm thấy mình cần làm gì đó để giúp mọi người vượt qua đại dịch.

"Tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mọi người. Nó không chỉ là cuộc sống, mà còn là sinh kế của họ", Batalvi nói. "Vì vậy tôi đã đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc vì muốn làm việc mình đủ sức làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ được chọn nhưng cuối cùng, tôi đã nhận được điện thoại báo tin vào tháng 9. Tới giữa tháng 10, tôi bắt đầu thử".

Batalvi đã hơi lo lắng khi xắn tay áo lên, nhất là khi được đưa cho tờ giấy dài 22 trang và cần ký tên. Nhưng anh cảm thấy mình đã làm điều hữu ích.

"Tôi nghĩ nCoV đã gây gián đoạn lớn tới cuộc sống của chúng tôi, nên tôi quyết định mình phải làm gì đó, đây là nghĩa vụ công dân", Batalvi nói. "Bởi tôi cho rằng tiêm chủng quy mô lớn là cách thực tế duy nhất để thoát khỏi đại dịch mà chúng ta đang mắc kẹt".

"Ban đầu, mũi tiêm cho cảm giác như tiêm phòng cúm, nó chỉ để lại một vết nhỏ trên cánh tay", anh nhớ lại. "Tôi rời bệnh viện về nhà và tối hôm đó, khớp bắt đầu cứng lại. Tôi chắc chắn vẫn kiểm soát được tình hình nhưng đúng là không muốn giơ tay lên. Tác dụng phụ chỉ mang tính cục bộ, không gây ảnh hưởng lớn và tôi vẫn cảm thấy ổn".

Đó là sau liều đầu tiên. Liều thứ hai lại khác hẳn.

"Tôi thực sự xuất hiện một số triệu chứng khá nghiêm trọng sau liều thứ hai. Lúc mới tiêm xong tôi vẫn ổn khi ở trong viện. Nhưng tối hôm đó thật tồi tệ. Tôi bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi và ớn lạnh", Batalvi nói. Anh đã rời viện về nhà nhưng thấy mình "sẵn sàng quay lại viện ngày hôm sau".

Batalvi gọi điện cho bác sĩ của chương trình để hỏi về triệu chứng. Họ không hề hoảng hốt và khuyên anh giữ bình tĩnh. Những triệu chứng trên không có nghĩa là bạn nhiễm nCoV do vaccine, mà thực tế, những phản ứng này cho thấy cơ thể đang phản ứng đúng cách.

"Điều này nghĩa là hệ miễn dịch của cậu đang tích cực làm việc. Cậu sẽ sớm khỏe thôi", Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về vaccine của bệnh viên nhi đồng Philadelphia, nói.

"Không nên ngần ngại quay lại tiêm mũi thứ hai, bởi nó sẽ đặt bạn ở vị thế tốt hơn chống lại loại virus khủng khiếp này, loại đã giết chết hơn 250.000 người và gây ra nhiều biến chứng lâu dài".

Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cũng nói điều tương tự với Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, hồi đầu tuần. "Điều mà cơ thể đang nói với bạn qua phản ứng đó rằng nó đang đáp ứng tốt với mũi tiêm", ông nói. "Khi tiêm vaccine, một số người có phản ứng, một số người không".

"Những người khác đau ở cánh tay. Một số có thể vừa đau vừa lạnh tay, giống như cúm và một số ít người bị sốt", ông nói.

Fauci khẳng định "đa số những triệu chứng này đều biến mất trong vòng 24 hoặc nhiều nhất là 48 giờ", nói thêm điều quan trọng là phải trung thực về các tác dụng phụ mà mình thấy xuất hiện.

Cố vấn khoa học Moncef Slaoui, trưởng Chiến dịch Tần tốc, chương trình đẩy mạnh nghiên cứu vaccine và phát triển thuốc Covid-19 của chính phủ Mỹ hợp tác với khối tư nhân, cho biết khoảng 10 - 15% đối tượng tham gia nghiên cứu xuất hiện "tác dụng phụ đáng chú ý" sau khi tiêm.

"Đa số mọi người xuất hiện tác dụng phụ ít chú ý hơn. Tôi cho rằng so sánh với khả năng bảo vệ 95% chống lại căn bệnh nhiễm trùng gây chết người hoặc suy nhược cơ thể, đây là sự cân bằng phù hợp", ông nói.

Không nên nhầm lẫn tác dụng phụ mà Batalvi gặp phải với các vấn đề an toàn. Bất kỳ nhà sản xuất vaccine nào đang muốn FDA cấp phép đều phải trình báo dữ liệu an toàn hai tháng sau khi tiêm liều thứ hai, bởi nhiều thử nghiệm trước đó từng xuất hiện các vấn đề mất an toàn lớn.

Tới nay, cả vaccine của Moderna và Pfizer đều cho kết quả tốt, nhưng chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi liệu có bất kỳ vấn đề mất an toàn nghiêm trọng nào xảy ra trong vài năm tới hay không.

"Dù chúng tôi có thể dự đoán được 90 - 95% tác dụng phụ xảy ra trong vòng hai tháng sau khi hệ thống miễn dịch phản ứng tốt với cả hai loại vaccine, nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm biết được một, hai năm sau sẽ như thế nào và chúng ta sẽ phải đi từng bước", Slaoui nói.

Batalvi không rõ mình mình tiêm vaccine thực hay giả dược, nhưng dựa trên trải nghiệm đã có, anh nghĩ rằng mình có thể đoán được.

"Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên. Vì vậy cả tôi lẫn các bác sĩ nghiên cứu cũng như Moderna đều không biết tôi đã được tiêm vaccine hay chưa. Nhưng dựa trên những tác dụng phụ đã có, tôi cho rằng mình đã được tiêm vaccine thật", anh nói.

Batalvi cho hay rất mong đại dịch kết thúc để gặp hai cháu trai và gái song sinh, con của chị anh, mới đẻ tuần này.

"Tôi hy vọng sau khi có vaccine, mọi người đều tự tin khi sử dụng nó. Tôi đã thử và cảm thấy ổn. Tôi nghĩ chúng ta có thể vượt qua được", anh nói.

Hồng Hạnh (Theo CNN)

10 quốc gia có dân số học thức nhất thế giới..

 10 quốc gia có dân số học thức nhất thế giới.


(Theo 24/7 Wall Street) Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm.
Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.

image

Đứng hàng thứ 10 là Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 %.
Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim


image

Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 %.
Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim


image

Anh là quốc gia đứng hàng thứ về số dân học thức, với tỷ lệ dân số có bằng cấp cũng ở mức 37 %, và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim


image

Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng, với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người


image

Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 %, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim


image

Quốc gia đứng hàng thứ 5 là Tân Tây Lanvới tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 %. 
Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim


image

Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 %.
Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim


image

Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhậtvới 44 % dần số có bằng cấp đại học.
Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim


image

Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách với 45 % dân số có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim


image

Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức, với 50 % dân số có bằng cấp đại học.
Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 39, 070 dollars


Thanh Hải chuyển 

 

Exercises for Osteoarthritis and Osteoporosis, by Dr. Andrea Furlan MD PhD


Exercises for Osteoporosis, by Dr. Andrea Furlan MD PhD


Morning- Lubrication - Lotion is Motion

1- (on your back) knee flexion and extension. RIGHT, then LEFT.

2- (on your back) draw numbers 1 to 9 in the air. RIGHT, then LEFT.

3- (on your back) internal and external rotation both legs together.

4- (on your left side) abduction: raise the RIGHT leg up and down, point the toes down and forward. Now adduction: raise the LEFT leg up and down.

#4 modified: Clamshell open and close (RIGHT then LEFT).

5- (on your stomach), raise the whole RIGHT leg up and down, repeat with LEFT leg.

6- (on your right side) abduction: raise LEFT leg up and down, point the toes down and forward. Now adduction: raise the RIGHT leg up and down.


Aerobics: walk, dance, cycle, swim, etc (during the day)

 

Weight-bearing:

7- Squat on the wall

8- Hip abduction

9- Hip extension

10- Knee extension/flexion

11- Sit to stand

12- Vastus medialis oblique (VMO)

13- (stairs) Step up. RIGHT up RIGHT down. Then LEFT up and LEFT down

14- (stairs) Sideways steps


Evening - Stretching


15- Pelvic tilt and bridges

16- Gluteus muscles

17- Piriformis muscle

18- Adductor of the hips

19- Hamstrings

20- Quadriceps


A person standing on a bed

Description automatically generated A person sitting on a bed

Description automatically generatedA person lying on a bed

Description automatically generated A person lying on a bed

Description automatically generated A person lying on a bed

Description automatically generatedA person lying on a bed

Description automatically generated A person holding a sign

Description automatically generated A person holding a sign posing for the camera

Description automatically generatedGraphical user interface, website

Description automatically generated Graphical user interface, website

Description automatically generatedA person standing in front of a building

Description automatically generated A person sitting in front of a sign

Description automatically generatedGraphical user interface, application

Description automatically generated A picture containing person, person, photo, sitting

Description automatically generatedGraphical user interface, website

Description automatically generated Graphical user interface, website

Description automatically generatedA person sitting on a bench

Description automatically generated A picture containing website

Description automatically generatedA picture containing graphical user interface, website

Description automatically generatedGraphical user interface

Description automatically generated



samedi 5 décembre 2020

11 linh mục khoa học gia kiệt xuất

 Nhắc đến mối tương quan giữa Giáo Hội Công giáo và khoa học, chúng ta thường nghe nói về vụ Galileo. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã có lời xin lỗi khi Giáo Hội xử lý vụ án Galileo trong một vài phương diện nào đó, thế nhưng thực chất vụ án này phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mà các nhà khoa học hậu hiện đại muốn nói.


Vụ Galileo chỉ là cái cớ để những người chủ trương duy lý tấn công đức tin, vẽ nên một Giáo Hội phản khoa học và mê tín. Đương nhiên cũng có những Kitô hữu phản khoa học và chấp nhận thuyết tương hợp sai lầm (ví dụ như cho rằng Thiên Chúa sáng tạo nên vũ trụ trong 7 ngày đúng y như trong Kinh Thánh). Thế nhưng đây không phải là quan điểm của Giáo Hội Công Giáo. 

Thực sự, Giáo Hội cũng có đôi cánh khoa học của riêng mình, được gọi là Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học, một cơ quan không chỉ đón nhận công trình của những người Công giáo, nhưng cả những người thuộc các tín phái khác, ngay cả người vô thần. Thôi thì cứ bỏ qua câu chuyện nhàm chán đó và hãy nhìn vào 11 nhà khoa học Công giáo kiệt xuất này và hết thảy đều là những linh mục!
 
♦️1. Copernicus (1473–1543)

Bạn còn nhớ Copernicus chứ?! Vị linh mục Công giáo hành nghề y và rồi bước sang lĩnh vực thiên văn để phát triển lý thuyết mặt trời là trung tâm (heliocentrism). Ngài khám phá ra rằng trái đất không phải là trung tâm vũ trụ cũng như của Thái dương hệ. Người ta cho rằng ngài chịu chức linh mục sau này. Sự đóng góp của ngài cho ngành thiên văn đã thay đổi lĩnh vực này và thế giới.

♦️2. Albertus Magnus, O.P. (trước năm 1200 – 1280)

Có thành tựu tri thức nào mà không có một hai tu sĩ Đaminh trong danh sách?! Linh mục Albertus Magnus là vị thánh bổn mạng của các ngành khoa học tự nhiên và là vị Tiến sĩ Hội Thánh vì công trình vĩ đại của ngài trong khoa vật lý, luận lý, siêu hình, sinh học và tâm lý.

♦️3. Georges Lemaître (1894–1966)

Vị linh mục người Bỉ và là cha đẻ của thuyết “vụ nổ lớn” (Big Bang Theory). Linh mục Lemaitre là người đương thời với Einstein và ngài cũng phát triển công trình của mình dựa vào Lý thuyết tương đối của Einstein. Linh mục Lemaitre cũng có thời gian làm Giám đốc Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học..

♦️4. Gregor Mendel (1822-1884)

Gregor Mendel là tu sĩ Dòng Augustinô và là người khai sáng nên khoa di truyền hiện đại. Trời đất! Khoa di truyền được một linh mục Công giáo khởi xướng! Nếu bạn theo một lớp khoa học và biết được các từ “tính lặn” (recessive) và “tính trội” (dominant), đó là nhờ Linh mục Mendel.
 

♦️5. Giuseppe Mercalli (1850–1914)  

Là linh mục, nhà núi lửa học và là Giám đốc Đài quan sát Vesuvius, người được nhớ đến qua  “thang đo Mercalli” (Mercalli scale) để đo động đất vẫn còn được dùng ngày nay. Vâng! Người Công giáo không giới hạn lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào, ngay cả núi lửa và động đất.
 

♦️6. William xứ Ockham (khoảng 1288 – 1348)

Bạn đã nghe về lý thuyết “Dao cạo Ockham” chưa? Ngài là một học giả Dòng Phanxicô, đã viết nhiều công trình về luận lý, vật lý và thần học, và nổi tiếng với thuyết “Dao cạo Ockham”[1]. Lại một linh mục Công giáo nữa mà công trình của ngài đã có tác động rất lớn trên các khoa học tự nhiên.
 

♦️7. Giovanni Battista Riccioli (1598–1671) 

Nhà thiên văn học Dòng Tên, tác giả cuốn Almagestum novum, một bộ bách khoa về thiên văn. Ngài là người đầu tiên đo được gia tốc của thiên thể rơi tự do, khai sáng nên khoa nghiên cứu mặt trăng (selenography) cùng với linh mục Grimaldi, người được vẽ hình ở cửa vào Viện Bảo Tàng Quốc Gia về Hàng Không và Không Gian ở Washington D.C. Các vị linh mục Công giáo được tưởng nhớ tại Viện Smithsonian!

 
♦️8. Francesco Maria Grimaldi (1618 – 1663)

Có nhiều khoa học gia là linh mục Dòng Tên! Grimaldi là linh mục Dòng Tên, người Ý, nhà toán học và vật lý học, giảng dạy ở Học viện Dòng Tên tại Bologna. Một miệng núi lửa trên mặt trăng được đặt tên là Grimaldi.

♦️9. Nicolas Steno (1638-1686)

Nicholas Steno đã có nhiều đóng góp cho khoa phẫu thuật và địa chất. Cuối cùng, ngài đã trở thành một Giám mục Công giáo. Nhiều bộ phận thân thể được đặt theo tên ngài: ống Stensen (ống dẫn tuyến nước bọt mang tai), tuyến Stensen, mạch Stensen, và lỗ Stensen. Ngài cũng là người sáng lập khoa hóa thạch học.

♦️10. George V. Coyne, S.J. (sinh ngày 19 tháng Giêng 1933)

Hiện thời còn có những ai? Linh mục Coyne thuộc Dòng Tên, nhà thiên văn học, nguyên Giám đốc Đài quan sát Vatican và đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona ở Tucson, Arizona. Từ tháng Giêng 2012, ngài phụ trách môn Triết học tôn giáo tại Học viện cao đẳng Le Moyne ở Syracuse, NY.

♦️11. Stanley Jaki (1914-2009)

Jaki là linh mục Dòng Benêđictô và là Giáo sư vật lý tại Đại học Seton Hall, New Jersey. Ngài thường dạy rằng khoa học phát triển từ Kitô giáo và ngài rất quan tâm đến việc nối lại nhịp cầu chia cách giữa khoa học và đức tin. Có thể đọc tư tưởng của ngài trong cuốn Science Was Born of Christianity của Stacy Trasancos.

 
Một trong những cách tốt nhất để hiểu biết quan điểm của Giáo Hội về khoa học và đức tin là đọc các thông điệp Humani Generis và Fides et Ratio.

Lần tới, nếu gặp ai cáo buộc Giáo Hội là phản khoa học thì bạn cứ bình tâm chia sẻ rằng những tiến bộ khoa học vĩ đại trong lịch sử đều là công lao của các khoa học gia Công giáo, trong đó rất nhiều người là linh mục!
 
---------------------------

[1] Dao cạo Ockham (tiếng Anh: Ockham' s Razor) là một lý thuyết triết học nổi tiếng của nhà triết học người Anh William xứ Ockham. Nó được ông đưa ra vào năm 1324. William đã viết rằng lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất, hoặc "Điều gì có thể được giải thích bằng ít giả thuyết hơn thì lại được giải thích một cách vô ích bằng nhiều giả định hơn" (Hồ Cúc, Tóm tắt phát minh và sự kiện khoa học, xuất bản năm 2009). Tức là nếu một vấn đề khoa học được giải thích bằng ít giả thuyết nhất thì sẽ đúng đắn nhất. Dao cạo Ockham đã chứng tỏ được giá trị lớn của mình trong việc nghiên cứu khoa học. (vi.wikipedia.org)
 
Constance Hull
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ,
(WGP.Qui Nhơn 10.03.2016)

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

5 bí quyết giữ nồi chiên không dầu luôn sạch

 Nồi chiên không dầu là sản phẩm được người nội trợ tin dùng. Nhưng làm vệ sinh nồi thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Trong quá trình bạn sử dụng, dầu mỡ trong ngăn giỏ thực phẩm sẽ bắn lên xung quanh nồi, bao gồm cả bộ phận thanh nhiệt/mâm nhiệt lẫn mặt phía trên nồi. Hoặc nếu bạn không vệ sinh sạch, những mảnh vụn đồ ăn có thể mắc kẹt trong các khe, lỗ của rổ chiên và cháy đen trong những lần nấu nướng tiếp theo.

Ảnh minh họa: Comsumer Report.

Trên thực tế, các ngóc ngách trên một số bộ phận của nồi chiên không dầu rất khó để làm sạch. Có 5 điều mà bạn nên tuân thủ nếu muốn giữ vệ sinh cho chiếc nồi chiên không dầu.

Nên làm sạch nồi ngay sau mỗi lần nấu

Larry Ciufo - một chuyên gia về lĩnh vực nồi chiên không dầu - đưa ra lời khuyên cho các bà nội trợ: "Đừng để những mẩu vụn thức ăn còn sót trong nồi qua đêm mà không làm sạch chúng ngay, nếu không bạn sẽ rất vất vả làm sạch chúng sau đó. Khi bạn nấu xong, hãy rút phích cắm của nồi chiên không dầu, để nguội, sau đó đổ hết dầu từ khay kéo phía dưới. Trong trường hợp bạn chiên thực phẩm với nước sốt, chẳng hạn như sườn đã ướp sốt, hãy lau sạch rổ và ngăn kéo khi chúng còn nóng, lớp hỗn hợp sốt, dầu đó dễ dàng bong ra hơn.

Làm sạch giỏ đựng thức ăn và ngăn kéo bằng nước xà phòng ấm

Bạn nên sử dụng miếng bọt biển hoặc vải mềm để vệ sinh hai bộ phận trên. Tuyệt đối không sử dụng miếng rửa có chất mài mòn, ví dụ miếng chà nồi. Nếu thức ăn bị dính trên các thanh hay khe của giỏ, nên ngâm chúng trong nước nóng và nước rửa bát một lúc, để làm chúng rữa ra, sau đó rửa sạch.

Dùng xiên gỗ hoặc tăm chọc thức ăn mắc kẹt trong các lỗ của rổ. Rửa sạch, lau khô giỏ và ngăn kéo.

Phần trụ máy chính của nồi chiên không dầu: Rút điện, để nồi nguội. Sau đó làm sạch bên trong nồi chiên bằng khăn ẩm nhúng vào nước xà phòng ấm. Dùng khăn hay cây lau có cán để làm sạch thanh nhiệt, để đảm bảo chúng không còn dính dầu mỡ và mảnh vụn thức ăn. Một số nhà sản xuất cho biết bạn có thể sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt ở bộ phận này. Sau đó bạn lau khô. Nên để các bộ phận rời ra cho đến khi khô hẳn, rồi mới ráp lại.

Lau sạch mặt ngoài: Bạn sử dụng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển để lau khô thiết bị.

Làm thế nào để đối phó với mùi khó chịu từ nồi?

Khi nấu thực phẩm có mùi nồng, mùi có thể lưu lại trong nồi chiên không dầu của bạn, ngay cả sau khi bạn đã làm sạch nồi. NewAir - nhà sản xuất nồi chiên không dầu Magic Chef - khuyên bạn nên ngâm giỏ thức ăn và ngăn kéo trong nước xà phòng từ 30 đến 60 phút trước khi làm sạch lại. Nếu mùi vẫn còn, bạn nên cắt đôi quả chanh và chà xát lên rổ cùng ngăn kéo rồi để trong 30 phút, sau đó rửa lại.

Cẩn thận với lớp chống dính

Nhiều người tiêu dùng phàn nàn rằng lớp phủ chống dính trên một số bộ phận của nồi chiên không dầu bong ra theo thời gian. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại hoặc bất kỳ vật liệu gây mài mòn nào khác để đảo, khuấy trong nồi, vì chúng có thể làm xước, hỏng lớp phủ chống dính. Don Huber, giám đốc an toàn sản phẩm của thương hiệu CR cho biết nếu lớp chống dính bị bong ra, đừng tiếp tục sử dụng nồi đó nữa.

NGUỒN


vendredi 4 décembre 2020

CÔNG THỨC CỦA LƯƠNG TÂM

 


Một vị thầy viết lên giấy 4 phép tính:

            2+2=4        4+4=8        8+8=16        9+9=19  
Ngay lập tức, một đệ tử nhao nhao lên:
"Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi."
 
Vị thầy ngẩng đầu lên, chậm rãi nói: 
"Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. 
Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà 
chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?"
 
- Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần, 
họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, 
họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ.
 
- Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, 
nó sẽ là cái cớ, để xóa sạch sẽ mọi cố gắng nỗ lực của bạn. 
Cho dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng, 
bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.
- Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0
 
VÌ THẾ CHÚNG TA NÊN NHỚ:
-  Làm người bạn phải nhìn được đa góc cạnh khác nhau
-  Làm người, rộng rãi cũng được nhưng cần rộng rãi với đúng người, những người biết tri ân báo đáp. Nếu không, tấm lòng của bạn sẽ trở nên lãng phí.
-  Làm người lương thiện cũng được, nhưng cần lương thiện với những người thấu tình đạt lý. 
Nếu không, bạn sẽ phí hoài tấm chân tình.
-  Làm người bao dung cũng được, nhưng cần bao dung với người có tâm có đức. 
Nếu không, sự nhẫn nhịn chịu đựng của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
 
Sưu tầm



jeudi 3 décembre 2020

Nấu đậu xanh chỉ cần 2 phút là nở mềm

 Nấu đậu xanh chỉ cần 2 phút là nở mềm, nhưng 99% mọi người không biết phương pháp này!



Nhiều người rất thích ăn chè đậu xanh, nhưng để nấu được chè đậu xanh nguyên vỏ chín mềm khá khó khăn, và mất thời gian, lớp vỏ của đậu xanh vốn rất cứng, những hạt đậu xanh thường phải đun sôi một thời gian dài mới khiến hạt đậu mềm và nở bung ra.

Một phương pháp hết sức nhanh chóng, chỉ cần 2 phút đã khiến những hạt đậu xanh cứng nở ra, rất nhanh chóng và dễ dàng!
 
Bước đầu tiên: Sau khi rửa sạch đậu xanh, một phần nước lọc, chỉ cần ngập trên bề mặt đậu xanh là được.

Bước thứ hai: Cho chén đậu xanh ngâm nước vào ngăn đá tủ lạnh để đóng băng hoàn toàn, đến lúc muốn nấu chè đậu xanh, bạn có thể trực tiếp lấy ra để nấu.

Bước thứ ba: Đợi đến khi nước sôi cho phần đậu vào nồi.

Sau đó chờ 2 phút, lúc này các hạt đậu đã nở hết, có phải thật sự kỳ diệu không? Bạn hãy thử xem nhé !

Nếu bạn muốn nấu canh đậu mà không có thời gian chờ đông lạnh, bạn có thể làm sạch đậu xanh rồi trực tiếp vào nồi xào lửa lớn, xào đến khi hạt đậu khô rồi, cho nước lạnh vào trực tiếp trong nồi. Đậu xanh đang nóng gặp nước lạnh, sẽ đẩy nhanh sự phân hủy của lớp vỏ đậu xanh. Sau khi đun sôi, nấu thêm khoảng 2 phút vỏ đậu xanh sẽ nở rộ ra !

Không chỉ là đậu xanh, gạo trắng, cháo hạt kê… đều có thể được làm theo cách này !!!

Nhưng gạo thì cần khoảng thời gian lâu hơn, khoảng 10 phút sau mới chín nhừ nhé.
 
Những ai khó có thời gian cho việc nấu nướng, chi bằng để sẵn đậu, hay gạo, vào hộp đặt trong ngăn đá tủ lạnh, để khi nấu nhanh nhừ. Như vậy giúp tiết kiệm thời gian, mà lại đạt được hiệu quả nhanh chóng dễ dàng. Hơn nữa hương vị cũng rất thơm, thực sự thuận tiện.
 

Inline image
Inline image
Inline image