mardi 26 octobre 2021

Hoàng Hậu «Tây Phương» vừa băng hà tại Paris (27-09-2021)

Ngày đăng: 2021-10-24


Cựu hoàng Bảo Đại và bà Monique Baudot

Năm nay là năm xấu cho Việt nam nên có nhiều mất mát làm nhiều người ngạc nhiên . Cỏ May tôi nói như vậy chắc không tránh khỏi sẽ có người hỏi «Việt nam nào»?
Xin chịu thôi!

Những mất mát
Đầu năm, ngày 16 tháng giêng 2021, Công chúa (thật sự) Phương Mai, con gái của Cụu Hoàng Đế Bảo Đại, vị Vua cuối cùng của Việt Nam, sanh năm 1937, mất tại tư gia ở thành phố Louveciennes (78 Yvelines), ngoại ô Tây-Bắc Paris, cách Paris chừng hơn 30 km .
Tang lễ của bà được tổ chức trong vòng thân mật, cùng ngày với Cáo phó trên nhựt báo Le Figaro, ngoài các con và cháu của bà, có tên 2 Công chúa em là Phương Liên và Phương Dung .
Bà và các anh chị em theo gia đình rời Việt nam qua Pháp sống sau khi Cựu Hoàng bị truất phế bằng một cuộc «trưng cầu dân ý» để tuyên bố Đệ I Cộng hòa ra đời!
Công chúa Phương Mai có chồng là người Pháp gốc Ý, ông Pietro Badoglio, có thêm tước Công tước Addis Abeba do ông nội lưu truyền cho con trai, mất năm 1992 . Ông nội của ông là Thống chế Pietro Badoglio, Thủ tướng Ý sau khi Mussolini sụp đổ .
Bà rất khiêm tốn, sống bình dị, vui vẻ thân tình với mọi người . Những người quen biết không ai nghĩ bà là Công chúa .



Công chúa Phương Mai cùng cha là cựu hoàng Bảo Đại tại Giải đua xe công thức 1 ở Monza (Ý) năm 1955

Hôm 19 tháng 10 vừa qua, Phu nhơn Cụu TT. Nguyễn văn Thiệu, Bà Nguyễn thị Mai Anh, vừa tạ thế tại California, Huê kỳ, hưởng thọ 90 tuổi . Bà có tiếng là người phụ nữ quyền thế mà khiêm tốn, không can thiệp vào công việc của chồng, dành thì giờ làm việc xã hội . Ước mơ của Bà có ngày về lại quê hương Mỹ tho . Ông bà có 3 người con, một gái và 2 trai, đều ở Huê kỳ .

Cùng thời gian cuối năm, hôm 27 tháng 9, Hoàng Hậu Tây Phương, bà vợ sau cùng của Cựu Hoàng Bảo Đại chết tại nhà (Appartement) ở Đại lộ Suchet, Paris XVI, hưởng thọ 75 tuổi . Tang lễ tổ chức tại nhà thờ Sainte Bernadette d’Auteuil, Paris XVI, hôm 14 tháng 10, do Cha sở Rodde chủ lễ .
Theo thông tin pháp ngữ, chỉ trên mạng, không có trên báo nào hết, tin bà mất và tang lễ được viết khá lịch sự « Les funérailles de Son Altesse Impériale la princesse Vĩnh Thụy», nhũ danh Monique Baudot .
Tên đầy đủ của bà là Monique Marie Eugénie Baudot, quê quán ở Pont-à-Mousson, thành phố Meurthe-et-Moselle, miền Đông-Bắc giáp nước Đức .
Năm 1969, bà gặp Cụu Hoàng, chịu khó giúp đỡ ông trong đời sống cực kỳ khó khăn của ông lúc đó. Năm 1972, bà thành hôn chánh thức với ông, lúc ông đã 59 tuổi, bà mới 26 . Năm 1988, Cuu Hoàng nghe lời bà vào Công giáo dưới tên Jean-Robert . Điều này làm cho Hoàng tộc vô cùng bất mản và từ từ xa rời ông .

Dưới thời Pháp cai trị, ông thành hôn với Bà Nguyễn Hũu thị Lan, Công giáo, nhưng ông không vô đạo để giữ truyền thống cúng tế Trời Đất và thờ các Tiên Vương. Ông phong cho bà làm Hoàng Hậu, Nam Phương Hoàng Hậu . Điều ngoại lệ đầu tiên vì ở Triều Nguyễn chỉ được phong Hoàng Hậu sau khi qua đời .
Ông vào Công giáo là một quyết định cực kỳ quan trọng . Vì nay nước mất, tuổi già, cô đơn, mà phải nghe lời ngon ngọt của bà vợ trẻ cho yên thân qua ngày ?

Bà Monique Baudot trước đây là người bạn thân tín và «tâm tình» hay bồ của hoàng thân Louis de Bourbon, theo hệ hoàng gia, ông phải là Vua Louis XX . Bà thường có mặt bên ông như trong lễ kỷ niệm ngày sanh của Saint Louis .
Sau khi Cựu Hoàng qua đời năm 1997, bà Monique Baudot tự xưng là «Hoàng Hậu Tây Phương».
Để đối lại «Nam Phương»? Chắc có ai đó dạy cho bà điều này, vì cũng rặp theo hệ hoàng gia như người bạn tâm tình Louis de Bourbon của bà trước khi bà lấy Cụu Hoàng Bảo Đại . Nhưng những người quen biết gọi bà là «princesse Vĩnh Thụy» . Cũng do bà chọn ! Chắc bà mê được làm người hoàng tộc !
Bà chọn «Tây Phương Hoàng Hậu », phải chăng bà ngụ ý muốn nói bà là hương thơm, tiếng tốt của đất Tây? Hay Phương để chỉ bà là người đức hạnh, tốt đẹp, mang lại cảm giác vui tươi, hoan hỉ và nhiều phúc lành cho những người xung quanh?
Về tên «Hoàng Hậu Tây Phương», nhiều bản tin pháp ngữ viết «Thai Phương», có vài bản viết «Tai Phương» và «Tay Phương» .
Cũng theo những bản tin pháp ngữ, sau khi Cụu Hoàng mất, bà Monique hằng năm tổ chức lể cầu nguyện cho ông ở nhà thờ Saint-Louis-des-Invalides .Và bà còn liên lạc với tòa Đại sứ Hà nội ở Paris để xin một «nơi tưởng niệm Cựu Hoàng» (Theo Vexilla Galliae) . Nhưng không biết vc có chấp thuận hay không . Chắc bà nghĩ Cụu Hoàng cũng là Vua của việt cộng luôn
Vài chuyện loại «điền dã» về «Hoàng Hậu Tây Phương»
Bà Monique sống với Cựu Hoàng trong một căn phố nhỏ ở Paris XVI . Khi ông mất, tang lễ cử hành trong vòng thân mật . Các con của ông tới tham dự gặp phải nhiều khó khăn với bà dì ghẻ . Mãi đến khi làm lễ cầu siêu 49 ngày cho ông ở Chùa Phật Quốc tế trong Bois de Vincennes, do cộng đồng Người Việt và Hoàng tộc tổ chức, các con cháu của ông với tang phục cổ truyền tới cúng đông đảo . Hoàng tử Bảo Long chánh thức nói về cha mình và cảm tạ quan khách .

UNESCO chấp thuận tài trợ dự án trùng tu di tích Huế với một ngân khoản lên tới 45 triêu quan (tiền pháp cũ) . Nghe nói bà Monique can thiệp đòi lấy ngân khoản ấy để chính bà làm . Thế là dự án lại trì hoãn .
Năm 1980, khi nhà xuất bản Plon ở Paris phát hành quyển hồi ký «Le Dragon d’Annam», ông Bảo Đại được nhà báo Frédéric Mitterrand, cháu ruột của Cụu TT. Mitterrand nhưng không socialiste, xin phỏng vấn . Ông này chuyên phỏng vấn những chánh khách và có tiếng là kiếm chuyện rắc rối với người được phỏng vấn trên TV nên ông Bảo Đại nhờ luật sư cam kết nhà báo chỉ hỏi trong phạm vi quyển sách của ông mà thôi. Nhưng một người quen biết nhiều ông Bảo Đại, thường mời ông bà đi nhà hàng và mỗi khi ông Bảo Đại được mời cơm khách, thì cầm tới một món quà để ông Bảo Đại biếu, khuyên ông F.Mitterrand hảy đặt điều kiện không có bà Monique xuất hiện trong buổi phỏng vấn TV. Có như vậy ông Bảo Đại mới nói chuyện thoải mái được. Vì người này biết, trong bữa cơm, ông Bảo Đại ngồi ăn im lặng . Ai nói gì, ông chỉ ừ hử . Nhưng khi bà Monique đi khuất thì ông nói huyên thuyên cho tới khi bà Monique trở lại bàn, ông lại nín.
Thỏa thuận bà Monique không có mặt lại cũng phải mất một số tiền trà nước không nhỏ !
Tướng Trần văn Đôn và Đại tá Nguyễn Linh Chiêu, nguyên Tùy viên Quân sự VNCH tại Huê kỳ, có sáng kiến tổ chức với cánh Hoàng tộc, mời Cụu Hoàng qua Mỹ du ngoạn, thăm viếng, tiếp xúc đồng bào . Dĩ nhiên phải có bà Monique đi theo. Ông bà ở nhà của Đại tá NLC . Điều rất đẹp là chánh quyền địa phương cho an ninh tới giữ an ninh và đi theo xe của ông mỗi khi ông di chuyển .
Trong buổi tiếp tân đầu tiên, vì bà Monique được giới thiệu là bí thư riêng của Cựu Hoàng, ban tổ chức xếp bà ngồi riêng . Thế là bà nổi tam bành làm mọi người hoảng hồn và từ đó chương trình dự định kéo dài trọn tháng đành xếp lại . Ông và bà Monique chỉ ở nhà Đại tá Chiêu, đi loanh quanh gần đó cho tới ngày về lại Paris .
Ông Bảo Đại mang tiếng ăn chơi, hết sòng bạc tới đàn bà mà không lo việc nước . Đúng về mặt tiêu cực của ông . Nhưng trong thời gian đó, ông có làm được nhiều chuyện vô cùng tích cực, hoàn toàn cho đất nước chớ không cho gia đình hay cho phe đảng, đáng lẽ ra lịch sử đã thay đổi nhưng thât bất hạnh, dân tộc vẫn không có chổ đứng trong lịch . Chánh nghĩa bị vc gian manh cướp đoạt . Và những chuyện này lại bị quên mất vì hai luồng tuyên truyền ác ôn của hai phe cùng «bài phong đả thực» !
Nhưng ông Bảo Đại, trước sau vẫn khác hẳn Hồ Chí Minh, bàn tay ông không dính máu đồng bào . Trong chuyện liên hệ ngoài luồng với đàn bà, ông đều thừa nhận, và nhìn nhận con. Cả với bà đầm ở Strasbourg, lúc ông ở Alsace, có một người con trai sanh năm 1958 không mang họ của ông được vì người chồng không chịu ly dị .

Theo Ls NGK, ở rue de Rennes, Paris VI, khi ông Bảo Đại ly dị với Bà Nam Phương, ông để lại tài sản cho bà và các con . Ông không giữ một phần nào cho ông hết cả .
Thời gian này, ông sống cơ cực. Những người quen biết giúp. Cả khi bịnh hoạn. Tây chưa trợ cấp cho ông tuy trong lúc đó, Tây trợ cấp khá lớn cho ông Sihanouk . Mãi sau dó, Cụ Thái văn Kiểm và một số người trong chánh quyền thời ông làm Quốc trưởng, lập ra như một « Cabinet Impérial », vận động chánh phủ Pháp, dựa theo trường hợp Vua Sihanouk, xin trợ cấp cho ông . Được chấp thuận . Khi ông mất, bà Monique hưởng được phân nữa vì vợ chánh thức .
Trong thời gian sống khó khăn, ông thường tới chơi với nhóm ông HCH, cụu sĩ quan Ngự Lâm quân của ông, ở khu Belleville, Paris XX . Ông này mời ông đi ăn phở mỗi lần ông tới . Một hôm bất ngờ hết thuốc hút, ông nói với ông HCH «Cho TUI mượn một điếu thuốc» !
Có ai nghĩ một ông Vua khi mất ngôi và mất nước, luu vong ngay trên xứ của chủ cũ, một buổi trưa hè, tới tắm rửa trong một nhà tắm công cộng của Paris XX ? (Ở trong Paris ngày nay vẫn còn 18 nhà tấm công cộng «Bains và Douches») .

Nguyễn thị Cỏ May





BáoThe Washington Post giải oan cho hiểu lầm bấy lâu nay của mọi người về bột ngọt !

Báo Mỹ giải oan cho hiểu lầm bấy lâu nay của mọi người về bột ngọt !





Mới đây, Tờ The Washington Post đã đăng tải một bài viết phân tích về bột ngọt, trong đó lý giải hiểu lầm hơn nửa thế kỉ về gia vị này.

The Washington Post (TWP) ra đời năm 1877, là một trong những nhật báo lớn, uy tín và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ. Trải qua hơn 144 năm hình thành và phát triển, với “sứ mệnh hàng đầu của nhật báo là nói lên những sự thật đã được xác minh”.

Ngày 27/8/2021, TWP đã đăng tải bài báo “Why you shouldn’t fear MSG, an unfairly maligned and worthwhile seasoning” – tạm dịch “Tại sao bạn không cần e ngại bột ngọt, một gia vị hữu ích nhưng chịu nhiều bất công?”. Hãy cùng xem TWP nói gì về bột ngọt nhé!

Bột ngọt ra đời và phổ biến tại Hoa Kỳ thế nào?

Theo TWP, bột ngọt là monosodium glutamate (MSG) là gia vị đã xuất hiện phổ biến hơn 1 thế kỷ nay. Cha đẻ của bột ngọt chính là Giáo sư hóa sinh người Nhật Bản tên là Kikunae Ikeda. Trong một lần thưởng thức nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ kombu, bằng cảm nhận vị giác tinh tế, Giáo sư Ikeda nhận thấy có 1 vị đặc biệt, khác với 4 vị cơ bản đã được biết đến là ngọt, chua, mặn và đắng.

Sau khi nghiên cứu, Giáo sư Ikeda khám phá ra chính axit amin glutamate đã tạo nên vị đặc biệt này và ông đặt tên là vị umami (vị ngon/vị ngọt thịt). Sau đó, Giáo sư Ikeda đã trích ly thành công glutamate từ tảo bẹ, kết hợp với natri để tạo thành bột ngọt, đưa đến sự ra đời của Tập đoàn Ajinomoto vào năm 1909.

Sự phổ biến của bột ngọt tại Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ Thế chiến thứ II. “Quân đội đã phát hiện bột ngọt chính là giải pháp cải thiện khẩu phần ăn kém hương vị của binh lính. Khi chiến tranh kết thúc, họ trở về nhà và tiến hành công nghiệp hóa sản xuất thực phẩm." – nhà báo Natasha Geiling viết trên Tạp chí Smithsonian. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy bột ngọt trong nhiều cửa hàng tạp hóa dưới dạng Gia vị tăng cường hương vị Ac'cent.

Sự thật về tin đồn Hội chứng nhà hàng Trung Quốc

Tin đồn này bắt nguồn từ năm 1968, khi Robert Ho Man Kwok - một nhà nghiên cứu lâu năm tại Quỹ Nghiên cứu Y sinh Quốc gia viết một lá thư gửi cho Ban biên tập của Tạp chí Y học New England để mô tả cảm giác tê bì, mỏi mệt và tim đập nhanh kéo dài khoảng hai giờ sau khi ăn tại các nhà hàng Trung Quốc. Kwok đưa ra một số nguyên nhân giả định là do nước tương, rượu, hàm lượng natri cao và cả bột ngọt.

Thuật ngữ “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” thậm chí còn được đưa vào từ điển, tuy nhiên, đến năm 2020, thuật ngữ này đã được từ điển chỉnh sửa bởi bản chất “dễ gây hiểu lầm và tranh cãi” của nó. Hiện nay, nghiên cứu khoa học theo đúng mô hình khuyến nghị của FDA đã cho thấy bột ngọt không phải là nguyên nhân của hiện tượng này.

Cũng theo TWP, “Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ - FDA (vàc các cơ quan có chức năng quản lý khác) đã khẳng định bột ngọt là gia vị được công nhận là an toàn (generally recognized as safe - GRAS)”. Bột ngọt cũng nằm trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của FDA. Tổ chức Giáo dục về Nghiên cứu Dị ứng thực phẩm cũng đã xác nhận bột ngọt không được coi là chất gây dị ứng.

“Mặc dù nhiều người tự nhận mình là nhạy cảm với bột ngọt, nhưng trong các nghiên cứu có sự tham gia của họ với bột ngọt hoặc giả dược, các nhà khoa học đã không thể quan sát thấy phản ứng (nhạy cảm) này một cách nhất quán” – theo FDA.

Ngoài ra, FDA khẳng định: "Glutamate trong bột ngọt có cấu trúc hóa học giống với glutamate có trong protein của thực phẩm. Cơ thể chúng ta chuyển hóa hoàn toàn cả hai nguồn glutamate này theo cùng một cách".

Lợi ích của bột ngọt trong ẩm thực và dinh dưỡng

Bột ngọt có vị umami, cùng tầng với hương vị của món nấm xào, pho mát Parmesan lâu năm. Khi được nêm vào thực phẩm, bột ngọt làm cho hương vị, đặc biệt vị mặn và vị chua của thực phẩm trở nên nổi bật.

Bên cạnh đó, bột ngọt giúp mang đến vị umami trong bếp một cách nhạy bén và tiện lợi hơn. Mặc dù bạn cũng có thể gia tăng vị umami thông qua các loại thực phẩm chứa glutamate khác, nhưng đôi khi bạn không muốn hương vị hoặc kết cấu của những thực phẩm đó bị ảnh hưởng. Có những lúc, nêm bột ngọt có thể thích hợp hơn cá cơm, bột ngọt giúp bạn điều chỉnh hương vị của món ăn một cách chính xác hơn.

Đặc biệt, bột ngọt còn có lợi ích về mặt dinh dưỡng. Muỗng cà phê muối có đến 1.760 mg natri nhưng cùng một lượng đó trong bột ngọt chỉ có 500 mg natri. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay thế một phần muối trong các món ăn bằng bột ngọt có thể làm giảm nồng độ natri mà không ảnh hưởng đến vị của món ăn.

Nhiều cơ quan tổ chức khuyên bạn nên áp dụng tỉ lệ muối và bột ngọt từ 10:1 đến 1:1 trong bữa ăn hàng ngày để giảm lượng natri ăn vào mà vẫn giữu hương vị món ăn, nhất là với những món như súp. "Tôi nghĩ rằng bột ngọt thực sự có thể tạo ra điều kỳ diệu khi mang đến vị umami cho các món rau", 


VISAGES DE L'UNITÉ: Anne Bürgi


https://www.youtube.com/watch?v=4BoH7I8Mw10

Lors de cette émission de VISAGES DE L'UNITÉ, l'abbé Jocelyn Plante rencontre Anne Bürgi, membre de l'équipe pastorale. Elle fréquente régulièrement la communauté St- Esprit (dans l'Unité pastorale de la Croix-Glorieuse). Aujourd'hui, elle a trouvé ce que son coeur cherche et son témoignage de vie est percutant et touchant. Visages de l'unité est un projet qui a pour but de présenter des visages de personnes qui œuvrent au sein de l'une des communautés chrétiennes de l'unité pastorale. Pour faire connaître ce qui se vit de beau et de grand, souvent dans l'ombre. On dit que le bien ne fait de bruit. Alors, on veut présenter au grand jour le bien qui se fait à travers l'implication des gens! Disponible sur la page facebook et sur youtube: Croix glorieuse Sherbrooke Merci à H2 productions pour la captation de la vidéo! Nicolas Hamel

Pizza Khoai Tây Chiên VK

lundi 25 octobre 2021

CUỘC SỐNG BẠN RỘN ĐẾN MỨC "KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ CHẾT" CỦA CỤ BÀ NHẬT BẢN🌷

CUỘC SỐNG BẠN RỘN ĐẾN MỨC "KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ CHẾT" CỦA CỤ BÀ NHẬT BẢN🌷


Người phụ nữ hơn trăm tuổi này gần đây vẫn luôn thu hút sự quan tâm của truyền thông. Báo chí không ngừng yêu cầu các bức ảnh cuộc sống của bà gần đây không phải các năm về trước. Nhưng bà đáp rằng đó hoàn toàn là những bức ảnh hiện tại. Bởi không ai có thể tin rằng người phụ nữ hơn trăm tuổi sẽ có dáng vẻ và tinh thần như vậy.

Sasamoto Tsuneko sinh năm 1914, năm nay đã 106 tuổi.
Khuôn mặt luôn được trang điểm một cách nhẹ nhàng, mái tóc ngắn trẻ trung là hình ảnh của nhiếp ảnh tin tức nữ đầu tiên tại Nhật Bản vẫn còn hoạt động tới hiện tại.

Mỗi lần đến phỏng vấn truyền thông, các nhà báo luôn dặn dò: "Xin đừng lấy những bức ảnh cũ, chúng tôi cần bức ảnh gần đây."
Bà ấy cũng bận lòng mà giải đáp: "Đây là bức ảnh của tôi bây giờ."
Bởi vì dáng vẻ quá trẻ trung, cộng với gu ăn mặc thời thượng, mọi người khó có thể tưởng tượng ra “cô gái” trong ảnh đã ngoài trăm tuổi.

Chồng chết khi bà 71 tuổi, Sasamoto Tsuneko quyết định cầm lại máy ảnh và bắt đầu sự nghiệp của một nhiếp ảnh gia tự do.
Cách bà cầm máy vẫn thân thuộc, các kỹ năng, từ dễ đến khó không hề có phân nửa dáng dấp sự già cả!
Thất tình ở tuổi 96 bà công bố tuổi thực khiến những người xung quanh không khỏi bàng hoàng. Thế nhưng vị “đại cô nương” này không vì những mất mát trong tình cảm và ánh nhìn kỳ lạ của người khác đánh gục. Ở tuổi 100, tự mình tổ chức triển lãm cá nhân và giành giải thưởng cao quý nhất, đó cũng là chiến thắng của người cao tuổi nhất trong lịch sử đạt được. Và bây giờ Sasamoto Tsuneko vẫn đang trên đường tạo ra một phép màu.

Đừng quan tâm đến tuổi tác già đi của mình, thay vào đó hãy để tâm hồn bạn mãi còn là thanh niên.
Ai đó hỏi bà ấy, bí quyết để duy trì sự trẻ trung là gì? Sasamoto Tsuneko liền trả lời đó chính là “tính hiếu kỳ"!
Nhắc tới ba từ tính hiếu kỳ, nhiều người chắc hẳn nghĩ ngay đến thời thơ ấu. Trong thời thơ ấu, chúng ta luôn tò mò với bất cứ điều gì, dám chấp nhận rủi ro, dám thách thức.
Nhưng Sasamoto Tsuneko cho chúng ta biết rằng tò mò mọi lúc giúp bạn luôn có thể chủ động đối diện và tràn đầy năng lượng.
Bà ấy nói: "Tôi thích nhìn chằm chằm vào thế giới, ngay cả khi một cái gì đó tôi không biết, tôi muốn sử dụng một bức ảnh để ghi lại từng khoảnh khắc. Tôi không muốn nghĩ về "việc già đi" và lại tiếp tục làm việc.”
71 tuổi là tuổi nghỉ hưu, nhưng bà chọn bắt đầu lại.

Chỉ vì bà vẫn muốn chụp ảnh, bà đã dành 6 năm để đi du lịch khắp Nhật Bản.
96 tuổi Sasamoto Tsuneko đến thăm ông Charles, Sculptor Charles, Nam Pháp và bắt đầu yêu!

Đối với công việc chụp ảnh của mình Sasamoto Tsuneko nói: “Công việc khiến tôi tràn đầy sự nhiệt tình, tình yêu vẻ đẹp, là cuộc sống của tôi! Con người nếu như chỉ làm mọi thứ phụ thuộc vào tuổi tác của mình nhất định thứ bỏ lỡ rất nhiều! 105 tuổi hôm nay vẫn duy trì một luật đặc biệt. 11 giờ đêm lên giường, thức dậy lúc 5 giờ sáng. Nghe tiếng Anh trên TV để đánh thức trí não. Sau đó, vừa xem TV, vừa thể dục.”

Ngoài nhiếp ảnh, mọi người cũng quan tâm đến cách thức chăm sóc sức khỏe của Sasamoto Tsuneko.
Tuy nhiên, bà ấy bận rộn cả ngày, không để bản thân mình nhàn rỗi,làm gì có thời gian để dưỡng sinh.
Nếu có một vũ khí ma thuật giúp bảo dưỡng nhan sắc, đó là sự kiên cường và yêu thương cuộc sống.

Cuộc sống của Sasamoto Tsuneko đầy nhiệt huyết, và nó không trở nên lười biếng vì tuổi già. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người chỉ ngoài sáu mươi vừa nghỉ hưu đã bắt đầu cháu bồng cháu bế, chăm lo cuộc sống cuối đời.

Ngược lại Sasamoto Tsuneko tinh tế chiếc váy mỗi ngày, ngay cả móng tay và nước hoa cũng phải phù hợp tâm trạng.
Bà luôn mỉm cười và nói: “May mắn thay, tôi có thể trông giống như 26 tuổi.”

Sưu tầm

mercredi 20 octobre 2021

Pretoria - thành phố hoa phượng tím của Nam Phi

 

Mỗi năm vào khoảng cuối tháng Chín đến đầu tháng 11, thủ đô Pretoria của Nam Phi lại khoác lên mình bộ áo tím biếc quyến rũ khi những hàng cây hoa Jacaranda (phượng tím) nở rộ khắp các con đường.

Thủ đô Pretoria còn được gọi là thành phố hoa phượng tím với khoảng 70.000 cây hoa nở rộ mỗi khi mùa Xuân về. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Sắc hoa tạo nên một khung cảnh lãng mạn trong thời tiết mát dịu của mùa Xuân. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Lulu, cô gái Nam Phi 25 tuổi, thích thú chụp ảnh cùng hoa Jacaranda tại thủ đô Pretoria. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Các nhà khoa học nhận định hoa Jacaranda tại Nam Phi nở sớm hơn so với 100 năm trước do biến đổi khí hậu. Trung bình cứ sau 10 năm, mùa hoa lại đến sớm hơn khoảng 2,1 ngày. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Người dân địa phương và khách du lịch chiêm ngưỡng hàng cây Jacaranda tại quận Brooklyn, một trong những quận có nhiều phố hoa phượng tím rất đẹp ở thủ đô Pretoria, Nam Phi. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Thủ đô Pretoria nhìn từ đỉnh đồi Meintjieskop. Ước tính hiện nay có khoảng 70.000 cây hoa Jacaranda ở thủ đô Pretoria. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Jacaranda trở nên phổ biến đến mức được trồng rất nhiều trên các đường phố, công viên, trường học và các khu thương mại trung tâm ở Pretoria và Johannesburg. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Những cánh hoa phượng tím rơi trải thảm trên các vỉa hè, bãi cỏ, tạo nên một khung cảnh lãng mạn trong thời tiết mát dịu của mùa Xuân. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Những cánh hoa phượng tím trải thảm trên các vỉa hè, bãi cỏ. (Ảnh: Hồng Minh/TTXVN)

Nancy Quách chuyển

KĐoan được đến thăm Buenos Aires (Á Căn Đình) vào tháng 11-2015, có rất nhiêu hoa phượng tím Jacaranda.

https://kim-doan.blogspot.com/2016/03/buenos-aires-argentina-12-2015.html


 

 

 

mardi 19 octobre 2021

Cựu Đệ Nhất Phu Nhân VNCH Nguyễn Thị Mai Anh qua đời, thọ 91 tuổi

 SAN DIEGO, California (NV) – Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu đệ nhất phu nhân VNCH, vừa qua đời vào sáng Thứ Sáu, 15 Tháng Mười, tại nhà riêng ở Đông Bắc San Diego County, Nam California, hưởng thượng thọ 91 tuổi.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh đến phi trường Heathrow ở thủ đô London, vào ngày 11 Tháng Tư, 1973, trong chuyến công du đến Anh Quốc. (Hình: Evening Standard / Hulton Archive / Getty Images)

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu tổng trưởng Thông Tin Dân Vận Chiêu Hồi VNCH và là em họ của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, xác nhận tin này với Nhật báo Người Việt.

Theo lời ông Hoàng Đức Nhã, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh (thường được gọi là “Madame Nguyễn Văn Thiệu”), sinh năm 1930 (Canh Ngọ) tại Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (ngày nay) và bà qua đời tại nhà của người con trai lớn.

Theo Wikipedia, ông bà Nguyễn Văn Thiệu có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Thiệu Long và Nguyễn Thị Tuấn Anh.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh là đệ nhất phu nhân miền Nam Việt Nam từ năm 1967 đến 1975, trong thời gian ông Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

Vẫn theo trang Wikipedia, bà Nguyễn Thị Mai Anh theo đạo Công Giáo và ông Nguyễn Văn Thiệu theo đạo Phật. Hai ông bà chính thức kết hôn vào năm 1951 và sau đó vào năm 1958, ông Thiệu được rửa tội theo đạo Công Giáo.

Trong suốt những năm là đệ nhất phu nhân của miền Nam Việt Nam, bà Mai Anh được cho là “hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội.”

Theo lời ông Hoàng Đức Nhã nói với Người Việt, “Bà Thiệu là một phụ nữ gương mẫu của miền Nam, lúc nào cũng kề cận và ủng hộ chồng, đồng thời nuôi các con thành tài, không bao giờ tham gia vào chính trị.”

Vẫn theo ông Hoàng Đức Nhã, “Điều đáng trân trọng nhất là bà tham gia rất nhiều công tác xã hội, trong đó đáng nhớ là bà chủ xướng việc xây dựng Bệnh Viện Vì Dân để phục vụ người dân tại Sài Gòn vào năm 1971 đồng thời chăm lo cho Trường Quốc Gia Nghĩa Tử nhằm nuôi dưỡng con cái của các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hoà.”

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923 tại Phan Rang, Ninh Thuận và mất ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại Boston, Massachusetts. Như vậy, bà Nguyễn Thị Mai Anh mất sau chồng đúng 20 năm. [kn]

Báo NV

Comment mieux dormir grâce à l’activité physique ?

Comment mieux dormir grâce à l’activité physique ?

Avez-vous déjà réalisé que nous passons près du tiers de notre vie à dormir? Nous avons donc intérêt à prendre cette habitude de vie au sérieux. Malheureusement, plusieurs personnes vivent des difficultés en lien avec leur sommeil. Selon un rapport publié en 2018, environ 25 % des adultes ne seraient pas satisfaits de leur sommeil, 10 à 15 % présenteraient des symptômes d’insomnie et 6 à 10 % auraient un trouble associé à l’insomnie. Heureusement, si vous faites partie de ces personnes, rassurez-vous : vous avez le pouvoir d’agir! Dans ce billet de blogue, je vous donne quelques conseils afin d’améliorer votre sommeil grâce à votre pratique d’activités physiques.

Impact de l’activité physique

L’activité physique a un impact positif sur plusieurs éléments. Elle pourrait allonger nos périodes de sommeil, améliorer les effets bénéfiques de notre sommeil (ex : augmentation de la vigilance, et de la concentration) et réduire le temps que nous prenons pour nous endormir. L’explication est que l’activité physique nous aiderait à réduire notre stress, à ressentir de la fatigue saine, à augmenter notre température corporelle et à réguler notre rythme circadien (l’horloge interne du corps humain).

Quantité d’activité physique

La première recommandation que je vous fais est de bouger régulièrement. Selon la société canadienne de physiologie de l’exercice, un adulte devrait atteindre 150 minutes d’activités physiques à intensité moyenne ou élevée par semaine. La fréquence est importante; il ne suffit pas de condenser ces 150 minutes lors d’une seule séance. Si vous avez de la difficulté à intégrer cinq séances de 30 minutes à votre agenda, sachez que des tranches d’au moins 10 minutes suffisent. Cette quantité permet de bénéficier de plusieurs bienfaits pour la santé et peut aider une personne quant à son sommeil. Ne vous culpabiliser pas si vous n’arrivez pas à atteindre 150 minutes d’activités physiques par semaine. Chaque petite période où vous êtes actif.ve compte.

Moment pour pratiquer une activité physiquee façon générale, il n’y a pas de moment dans la journée pour bouger qui favorise davantage votre sommeil. L’important est d’accumuler du temps où vous êtes en mouvement selon ce qui est réaliste pour vous. Cependant, pour une personne aux prises avec un trouble associé à de l’insomnie, le meilleur moment pour pratiquer une activité physique serait la fin de l’après-midi ou le début de la soirée. On recommande toutefois éviter d’en faire deux à trois heures avant le coucher afin que la température corporelle et la tension artérielle puissent baisser et pour permettre au corps de se relaxer.

Passez à l’action !

En ajoutant des périodes actives à votre agenda, vous améliorerez deux de vos habitudes de vie à la fois : l’activité physique et le sommeil !

Quel changement apporterez-vous à votre routine afin de bouger davantage?

Références :

Statistique Canada, Prévalence de l’insomnie chez les Canadiens âgés de 6 à 79 ans : https://www150.statcan.gc.ca/n1/pub/82-003-x/2018012/article/00002-fra.htm

Kredlow MA, Capozzoli MC, Hearon BA, Calkins AW, Otto MW. The effects of physical activity on sleep: a meta-analytic review. J Behav Med. 2015 Jun;38(3):427-49.


Jean-François Beauchamp
Kinésiologue

lundi 18 octobre 2021

La Marche Mondiale Des Femmes du Québec (17-10-2021) à Magog en Estrie , Canada

 11111

La 5ème action « Résistons pour vivre, marchons pour transformer » est caractérisée par la résistance à l'offensive du capital contre la vie, la résistance à la montée du conservatisme et de l'autoritarisme dans différentes parties du monde. Nos résistances s’inspirent d'une société fondée sur l'égalité, la justice, la liberté, la paix et la solidarité.

La Marche Mondiale Des Femmes le 17-10-2021 à Magog en Estrie pour clôturer la 5ème action « Résistons pour vivre, marchons pour transformer » 

Ensemble nous pouvons soulever des montagnes
pour solidariser avec les femmes autochtones









Chant : Marchons pour transformer  

(paroles et musique :Chantal Locat, harmonisation et voix:Monique Fauteux)





KĐ avec Irène Brouillette (organiste )


Cuộc 'diễu hành khắp thế giới 'của phụ nữ Québec vào ngày 17-10-2021 tại Magog vùng Estrie để đánh dấu buổi bế mạc lần diễu hành thứ 5 trên toàn thế giới kể từ lần đầu tiên năm 2000 vả cứ mỗi 5 năm lại diễn ra 1 lần vào 2005, 2010, 2015 và lần này bị hoãn lại 1 năm 2021 vì đại dịch Covid 19.

Cuộc tranh đấu của phụ nữ trong cuộc diễu hành lần thứ năm này không ngoài  mục đích mong muốn có một xã hội dựa trên bình đẳng, công lý, tự do, hòa bình và đoàn kết.

Kim Đoan (17-10-2021)
Sherbrooke, QC 
CANADA


10 LOẠI TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM HIẾM NGƯỜI BIẾT


Người dùng mạng xã hội nước ta từng không ít lần xôn xao về một số loại trái cây "lạ hoắc", chưa bao giờ có cơ hội ăn thử. Đây đều là các loại quả mọc phổ biến ở những vùng quê Việt Nam, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Ngày nay, muốn tìm mua cũng "khó như lên trời".




Cùng điểm lại một vài loại quả mới nghe tên thôi đã thấy "độc nhất vô nhị" rồi bạn nhé!

1. Quả dủ dẻ

Thoạt nghe qua cái tên loại trái cây này, chắc hẳn nhiều người còn ngờ ngợ không biết nó là gì. Dủ dẻ vốn là loài cây dại thường mọc ở ven rừng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Quả dủ dẻ khi còn non có màu xám nhạt và lúc chín thì màu vàng, thịt mỏng và có vị ngọt thanh rất thơm ngon.




2. Quả chay

Quả chay có hình dáng lồi lõm độc đáo, thường mọc thành từng chùm xinh xắn, khi còn sống có màu xanh, vị hơi chua và chát. Đến cuối hè thì trái chín vàng ươm, ruột hồng, khi ăn mang hương vị chua chua, ngọt ngọt. Chay chín có thể dùng ăn sống hoặc mang đi phơi khô để dành chế biến các món ăn như kho cá, nấu canh,…







3. Quả quăng

Quăng là loại trái cây có hình tròn, mọc thành từng chùm, kích cỡ nhỏ hơn ngón chân cái người lớn với phần vỏ màu đỏ sậm. Chúng thường được tìm thấy ở nhiều vùng núi rừng tại Việt Nam, phổ biến nhất là Quảng Ngãi. Mùa quăng chín thường rơi vào tầm giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 hàng năm. Hạt quả quăng khá to và lớp thịt mỏng có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng đặc biệt, là món "quà quê" mà nhiều đứa trẻ rất yêu thích.







4. Quả cám

Cám là một loài cây thân leo, thường mọc dại ở những nơi gần sông nước khu vực miền Tây Nam Bộ. Quả có lớp vỏ ngoài màu nâu sần sùi, nhiều mủ, sau khi bóc ra sẽ thấy một lớp "xốp xốp" y hệt cùi bưởi. Bên trong, phần nhân trái cám có hình thù như một con cá với lớp vẩy đặc trưng, vậy nên ở một vài nơi, người ta còn gọi đây là trái cá. Những người từng ăn thử cho biết nó có vị ngọt giống sắn, có người cho rằng giống bọng dừa. Tuy nhiên, không phải người miền Tây nào cũng biết trái này có thể ăn được.









5. Quả chùm chày

Sở dĩ có tên như vậy là vì quả thường khá dài, có đầu tròn như cái chày và mọc thành từng chùm. Chúng thường được tìm thấy ở các chân đồi, ven bìa núi của đồng bằng miền Trung. Khi còn non quả có màu xanh, lúc chín thì chuyển sang đỏ sậm, lớp thịt mỏng và hạt to, có vị ngọt nhẹ và rất thanh.




6. Quả vả

Quả vả được trồng nhiều ở Huế và được xem là món ăn dân dã của người dân nơi đây. Loại quả này trông khá giống quả sung, nhưng to hơn và đặc biệt khi chín có dòng mật ngọt lịm chảy ra rất hấp dẫn. Khi còn xanh, quả vả có phần cơm bên trong màu trắng, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon ở Huế như: vả trộn hến, vả tôm xúc bánh đa…





7. Quả quách

Trái quách còn được mệnh danh là loại quả "xấu từ ngoài vào trong" bởi cả phần vỏ lẫn ruột bên trong đều khá xù xì, có màu nâu đen trông chẳng đẹp mắt cho lắm. Thế nhưng hương thơm ngào ngạt và vị chua ngọt đã khiến người ta "si mê" loại quả này. Chúng thường mọc nhiều ở các vùng quê miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang. Quách chín có thể dùng chế biến thành các món như sinh tố, lẩu gà hay làm mắm đều rất ngon.







8. Quả tai chua

Cây tai chua còn được gọi là bứa cọng, có họ hàng gần với măng cụt, thường mọc nhiều ở các vùng quê Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh trở ra. Trái của nó có hình cầu hơi bẹp, vỏ dày màu xanh ngả vàng. Thoạt nhìn từ bên ngoài, 9/10 người sẽ nhầm nó với quả ổi, nhưng thực chất thì chúng chẳng hề liên quan gì với nhau. Nhìn từ bên ngoài, tai chua thường có 4 - 8 múi, thịt bên trong màu trắng hoặc hồng khi chín. Người ta thường dùng nó phơi khô để tạo vị chua cho các món ngon như thịt cá kho, nấu canh, luộc rau…











9. Quả thù lù

Thù lù còn có nhiều tên gọi khác như tầm bóp, lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà, thường mọc hoang khắp các bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường làng,… Quả thù lù mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, thường có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt và rất tốt cho sức khỏe.





10. Quả bình bát

Bình bát còn có tên gọi là na nước hay trái nê, thường mọc dại ven nhiều kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Trước đây bình bát được trồng rất nhiều, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người, thế nhưng ngày nay muốn kiếm quả này cũng không phải dễ. Bình bát có vị ngọt đậm, ăn vào mát và có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Thông thường, người ta thường sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường, sữa và đá để tạo nên món uống thơm ngon.






Hạ Linh / Theo: PL

Thanh Hải chuyển