mercredi 22 décembre 2021

Nhận Biết Con Người


Hôm ấy là một ngày xấu trời vào mùa đông giá lạnh, từ sáng trời đã bắt đầu mưa tầm tã, đến trưa có hai đứa bé dừng chân tạm trú trên vỉa hè trước cửa nhà tôi.

Hai đứa bé bấm chuông xin ít giấy báo để lót dưới áo cho đỡ lạnh.

Lúc đó tôi đang bận sửa soạn cho bữa ăn trưa và định từ chối để các em đi khỏi cửa. Nhưng khi nhìn kỹ, thấy hai em với quần áo rách rưới ướt đẫm, dưới chân chỉ có đôi dép dính đầy bùn giữa mùa đông giá lạnh, nên tôi động lòng thương không nỡ để hai em ra đi với hai bàn tay trắng.

Tôi mở cửa mời các em vào nhà sưởi ấm một chút. Trong khi các em sưởi khô quần áo, tôi sửa soạn cho các em một ly sữa Socôla nóng và miếng bánh mì nướng. Hai em ngồi sưởi trong im lặng. Mỗi bước các em di chuyển để lại trên nền gạch những vết chân bùn. Tôi bưng tách sữa Socôla nóng và đĩa với miếng mì nướng đặt bên lò sưởi trước mặt hai em rồi trở vào bếp với công việc của tôi.

Bầu khí yên lặng ngoài phòng khách làm tôi không khỏi ngạc nhiên, một lúc sau tôi bước ra xem hai em ăn uống xong chưa.

Em bé gái bưng cái tách sạch trơn trên tay, mắt đăm chiêu nhìn vào cái tách không như còn thèm muốn uống thêm chút nữa.

Em bé trai cầm cái đĩa không trên tay và ngây thơ hỏi:

Thưa bà, nhà bà có giàu không?

Tôi mỉm cười lắc đầu nhìn xuống đôi dép cũ nơi chân tôi.

Em bé gái vừa đặt lại cái đĩa dưới cái tách sạch không, vừa nói với giọng yếu ớt như người đang bị đói, không chỉ cơm bánh nhưng còn có gì thiếu vắng về mặt nhu cầu tinh thần nữa:

Thưa bà, tách và đĩa của bà hợp màu với nhau trông thật đẹp và cân xứng.

Kế đó, hai em bé ôm sấp giấy báo sát vào người lặng lẽ ra đi không một lời cám ơn. Nhưng thực sự hai em bé đã nói với tôi rất nhiều, và chính tôi mới là người phải cám ơn các em. Hai em nói rất đúng, tách và đĩa cùng màu rất hợp, và còn biết bao nhiêu điều may mắn thích hợp khác nữa mà từ trước tới nay tôi đã không biết nhận ra và không biết quí trọng.

Tôi lặng lẽ trở về với công việc nội trợ, trong tâm trí tôi lần lượt hiện ra bao nhiêu điều may mắn tôi đang có, nào là bữa ăn hằng ngày, một mái nhà, một gia đình, một người chồng với công ăn việc làm ổn định, những đứa con khỏe mạnh, được may mắn đến trường, không phải đội mưa đội nắng ngửa tay đi ăn xin từng bữa, từng ngày, không biết ngày có gì, cũng không chút hy vọng nhìn về tương lai.

Tôi sắp xếp lại ghế trong phòng khách, những vết chân lấm bùn vẫn còn hiện rõ trên sàn nhà trước lò sưởi, những bàn chân nhỏ bé với đôi dép ướt bùn như vẫn còn in dấu trên trái tim tôi, tôi không muốn lau sạch đi, tôi muốn giữ lại đó kẻo tôi lại quên rằng tôi thật giàu có và được may mắn biết bao.

Quí vị và các bạn thân mến,

Một trong những lý do làm cho người ta nhiều khi mất an bình, luôn áy náy lo lắng là vì quá bận tâm về những gì mình không có, trong khi đó lại không biết nhìn nhận, cũng không biết quí trọng những gì mình đang có. Vấn đề cũng là tại cái nhìn bị sai lệch không được đặt đúng chỗ.

Bao lâu chúng ta không biết nhìn vào bản thân mình, bấy lâu cái nhìn của chúng ta sẽ rất hẹp hòi và bị đóng kín. Trái lại, nếu chúng ta biết ngước mắt nhìn lên Chúa, nhìn thẳng vào chương trình mầu nhiệm của Chúa với con mắt đức tin, dần dần chúng ta cũng sẽ khám phá ra rằng, tất cả mọi sự trong ta, chung quanh chúng ta đều là ơn Chúa, và chúng ta chính là người thụ ơn cần tỏ lòng tri ân.

Cầu nguyện tức là ngước mắt nhìn lên Chúa, là đưa mắt nhìn vào chính bản thân và nhìn tha nhân để nhận ra những dấu hiệu tình thương nhưng không của Chúa. Cầu nguyện là nhu cầu căn bản sâu xa nhất của con người khi đặt mình trước ánh sáng của Chúa để nhận thực bản thân chúng ta là ai, sự cao cả của Thiên Chúa đến mức độ nào, và Ngài muốn chúng ta đối xử thế nào với anh em chúng ta. Càng nhận biết hồng ân Chúa ban, chúng ta mới nhận biết những hồng ân của Chúa nơi những người anh em.

Lạy Chúa, xin dạy con thái độ nội tâm biết cám ơn, biết ngợi khen Chúa trong mọi sự, cả trong những sự việc nhỏ mọn nhất trong cuộc sống hằng ngày, biết ngợi khen Chúa trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, trong gian khổ cũng như trong vui sướng, trong thiếu thốn cũng như khi được sung túc dư giả. Xin Chúa mở mắt tâm hồn con để con biết khám phá ra tình thương của Chúa, và đừng bao giờ để Chúa đến gõ cửa nhà tâm hồn con mà phải ra đi với hai bàn tay trắng vì con không mở cửa và tiếp đón Chúa. Amen.
Ngọc Nga sưu tầm

dimanche 19 décembre 2021

Bộ sưu tập hang Bê-lem độc đáo nhất nhì thế giới

 Bộ sưu tập hang Bê-lem độc đáo nhất nhì thế giới






Washington National Cathedral (cathedral.org)


Ba năm trước đây, một lần du lịch Washington D.C đúng một tuần trước đêm vui toàn cầu Giáng sinh, tôi đã tự thưởng cho mình “cuộc du ngoạn vượt không gian và thời gian” khi tham quan rất nhiều hang đá trong hầm đá của Vương cung thánh đường quốc gia Washington (Washington National Cathedral).

Bao năm qua, lời ca khúc trứ danh “Trong hang Bê-lem ánh sáng tỏa ra tưng bừng…” mãi vang vọng trong đêm Giáng sinh mừng Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng tổ ấm dành cho Chúa Hài đồng mãi mãi vẫn chỉ là một hang đá ở vùng đất xa xôi nào đó bên Palestine cách nay hơn 2000 năm.

So về tầm mức quan trọng trong lịch sử Kytô giáo, về kích cỡ bề thế và về nghệ thuật kiến trúc với hai tòa tháp vươn cao ở hai bên góc thì ngôi giáo đường Washington National Cathedral không thể nào bằng những Đền thờ Thánh Phê-rô ở Rome; Nhà thờ Đức bà Paris ở Paris; Nhà thờ Thánh gia thất (Sagrada Familia) xây mãi chưa xong ở Barcelona… Thế nhưng nó cũng là một ngôi thánh đường đáng nể, lớn hạng thứ sáu trong toàn bộ công trình nhà thờ Kytô giáo toàn thế giới và lớn thứ nhì ở Mỹ với không gian chính bên trong có thể chứa 4,000 tín hữu. Và thời gian xây dựng cũng chẳng phải vài ba năm đã xong. Khởi công năm 1907 dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt và mãi 83 năm sau mới hoàn tất, khi ông George H. W. Bush là nhân vật số một trong Tòa Bạch Ốc.

Santons (những vị thánh nhỏ) là nghệ thuật tạo tượng những nhân vật trong truyền thuyết Chúa Giáng sinh xuất phát từ Provence, Pháp và lan tỏa khắp thế giới, trong đó có Việt Nam (ảnh: P. Nguyễn Dũng) Tỉ mỉ với những chi tiết công phu (ảnh: P. Nguyễn Dũng) Hang đá kiểu Trung Hoa (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Sau khi hoàn tất, được đưa vào làm nơi tôn kính Thiên Chúa, ngôi giáo đường có tên chính thức là Vương cung thánh đường Nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phalô (Cathedral Church of St. Peter and St.Paul) nhưng không hoàn toàn theo đức tin Công giáo La Mã, cũng chẳng thuộc một giáo phái Tin Lành nào hay trực thuộc Anh giáo (Anglicanism) mà là một nhà thờ Tân giáo (tạm dịch từ Episcopal Church), với vai trò là ngôi nhà nguyện cầu của mọi người dân đồng thời là một ngôi nhà tâm linh của toàn quốc gia Mỹ.

Vì thế khách tham quan không nên ngỡ ngàng khi thấy xen giữa những bức tượng chạm rất đẹp, uy nghi mô tả các nhân vật quan trọng được nhắc đến trong Kinh Thánh ra còn có những không gian, tượng, vật dụng, nghệ phẩm nhắc nhớ đến những nhân vật nổi danh trong chiều dài lịch sử của nước Mỹ, từ Tổng thống George Washington qua Tổng thống Abraham Liconln đến Tổng thống Woodrow Wilson…; và cũng không thiếu mục sư Martin Luther King Jr.

Hang đá đến từ Kenya (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Xét về mặt kiến trúc tổng thể và trang trí, thiết kế nội thất thì đây hoàn toàn là một giáo đường xây dựng đúng kiểu Gô-tích truyền thống Kytô giáo La Mã, theo hình cây thập giá với điểm đặc biệt là có đến hai thanh ngang. Những khối đá vôi to đen tạo nên sự vững chắc cho nhà thờ. Bên trong lòng nhà thờ, ánh sáng lan tỏa qua những khung cửa sổ tròn yểm kính màu gợi nhớ các tuyệt tác ở Rome, Paris, Zurich… Và như rất nhiều ngôi thánh đường to lớn bên châu Âu, Washington National Cathedral cũng có một cái “crypt” (hầm mộ) rất đáng cho bạn lạc vào tìm hiểu. Dọ dẫm vài chục bậc thang dẫn sâu vào lòng đất, bước đi trong những hành lang hẹp, không khí mùa Đông lùa vào lạnh ngắt khiến bạn cảm như mình đang sống đúng những cảnh gay cấn trong các phim chuyển thể từ tiểu thuyết bán chạy Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) và Thiên thần và ác quỷ (Angels and Demons) của Dan Brown.

Hang đá đến từ Hà Lan (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Rải rác trong những không gian khác nhau là vài ba ngôi mộ kiến trúc rất đẹp. Đúng mùa Giáng sinh, trong khu hầm mộ có một khoảng rộng sáng rực với rất nhiều kiểu “hang đá Bê-Lem” (nativity creche). Đây là bộ sưu tập quý giá, khoảng 700 cái, bao gồm collection riêng của bà Beula Sommer. Bà đã bỏ công sưu tầm suốt 40 năm, được 600 cái, rồi tặng cho nhà thờ vào năm 1998. Và có cả những hang đá được cộng đồng tín hữu ở các nước trên thế giới gửi đến như quà đặc biệt mùa đón chờ Chúa giáng thế. Mỗi dân tộc với phong tục tập quán, lối sống, trang phục, thực phẩm, cảnh quan… riêng nhau đều được thể hiện rõ trên những mô hình nho nhỏ, xinh xắn diễn tả cảnh Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ và được bao quanh, săn sóc, bảo vệ, tôn kính bởi Thánh Yuse, Đức Bà Maria, ba vị chiêm tinh (quen gọi là Ba Vua) từ xa tìm đến dâng kính lên Chúa, nào là nhũ hương, mộc dược và vàng. Không thiếu mục đồng, cừu.

Một mô hình hang đá đơn sơ nhưng vẫn đầy ý nghĩa với sự tôn kính Chúa (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Tùy địa phương có sẵn vật liệu gì, hang đá sẽ được thể hiện đúng kiểu “địa phương”. Có cái rất cầu kỳ, hoa mỹ; có cái đơn sơ dễ thương. Cho nên khách tham quan dễ dàng nhận biết các hang đã xuất phát từ Ấn Độ, Congo, Hà Lan, Nhật, Trung Hoa, Kenya… Nhưng nổi nhất có lẽ là bộ hơn 100 tượng nhỏ có nguồn gốc từ Provence, miền Nam nước Pháp. Đó là “hang đá” độc đáo nhất với các tượng bằng đất sét nung và rồi được sơn phết lên…; nhìn rất quen thuộc với cách trưng bài cây thông và hang đá Noel của tín hữu Việt Nam một thời chưa xa lắm.

Trước muôn vàn hang đá lấp lánh ấy, bạn lại nhớ đến lời bài ca Giáng sinh nổi tiếng: “Trong hang Bê-lem ánh sáng tỏa ra tưng bừng, bay trên không trung, tiếng hát Thiên thần vang lừng!”…


Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy Sangeeta Kaur (Teresa Mai)

 Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy ở hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”

Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy ở hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”

Vào hôm thứ Ba (23/11), Album “Mythologies” của nữ ca sĩ gốc Việt Sanggeta Kaur (Teresa Mai) nhận được đề cử giải Grammy lần thứ 64 ở Mỹ trong hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”. Góp mặt trong album, giọng nữ cao Hilla Plitmann cũng nhận được đề cử.

Trong toàn lịch sử của Grammy từ năm 1959, đây là lần đầu tiên một giọng hát nữ của Á Đông nói chung và giọng hát người Mỹ gốc Việt nói riêng, được đề cử trong hạng mục này. Chỉ có 5 albums trên thế giới được bình chọn cho mỗi hạng mục.

Nữ ca sĩ) Sangeeta Kaur (Teresa Maicó tên là Mai xuân Loan, cô sinh ra và lớn lên ở tiểu bang California trong một gia đình gốc Việt. Cô tốt nghiệp nhạc viện ở Boston thuộc tiểu bang Massachusetts với bằng Master of Music in Vocal Peformance.

Thêm gần 2 năm tu nghiệp ở Venice, Ý, cô đã sở hữu một giọng hát cao mạnh mẽ nhưng ngọt ngào cho thể loại nhạc cổ điển và opera. Nữ ca sĩ đã trình diễn nhiều nơi tại Mỹ cũng như trên thế giới. Ngoài ra, cô còn giành về hơn 30 giải thưởng âm nhạc danh giá trên con đường sự nghiệp.

Giới âm nhạc Mỹ gọi cô là “Người phụ nữ thời Phục Hưng trong thời đại của nhạc mới”. Bên cạnh những cống hiến hết mình cho âm nhạc, cô còn thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên: “Empower with Art Productions” với mục đích thực hiện những sáng tạo âm nhạc đem lại sự lạc quan tích cực cho đời

REF

 

mercredi 15 décembre 2021

KHÚC NHẠC GIAO THỪA “TÒ TE MA LE ĐÁNH ĐU”


 Ca từ vui tươi: “Tò te, ma le đánh đu, thằng cu nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi” từ lâu đã trở thành câu hát gắn liền với ký ức nhiều người Việt.

https://www.youtube.com/watch?v=Zvsmc3Y6900

Giai điệu trên khiến nhiều thế hệ trẻ em say mê. Thế nhưng, hẳn bạn cũng chẳng biết ý nghĩa và lịch sử đằng sau giai điệu thiếu nhi này đâu nhỉ? - Đây là một bài hát phổ biến trong dân gian một thời với nhiều lời “chế”. Bài hát này có tên tiếng Pháp là Ce n’est qu’un aurevoir Bonne Année, hoặc Chant des Adieux, có nghĩa là Bài Ca Tạm Biệt, thường được hát khi chia tay nhau sau các buổi sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là xuất hiện trong các buổi tiệc giao thừa của người Pháp.

Ce n'est qu'un aurevoir Bonne Année

https://www.youtube.com/watch?v=dkaSVROWObE

Chant Des Adieux

https://www.youtube.com/watch?v=kpK3FIzTwIo

Do người Pháp mang vào Việt Nam nên nhiều người Việt cứ nghĩ đây là bài hát Pháp. Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Scotland (Tô Cách Lan) nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Scotland ra Anh ngữ là Old Long Since, hay Long Long Ago hoặc In The Days Gone By, được Robert Burns dịch là Times Gone By. Nói theo tiếng Việt, tôi nghĩ thích hợp hơn cả dịch là “Năm xửa, năm xưa”, mà nói theo giọng Nam kỳ xứ Việt là “Hồi nẵm”.

Đây là một bài thơ phổ nhạc theo âm điệu dân ca truyền thống của Scotland, do thi hào kiêm nhạc sĩ tài danh Robert Burns viết năm 1788 và nhanh chóng trở thành giai điệu âm nhạc phổ biến không chỉ ở các nước nói tiếng Anh mà còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

Burns gởi bản nhạc vào Viện Bảo tàng Âm nhạc Scotland với dòng chữ: “Bài hát  sau đây, một bài rất cổ, cổ  nhất, tôi ghi lại đây từ tiếng hát của một cụ già lớn tuổi nhất vùng ở đồng quê xa xôi của xứ tôi là nước Scotland”.

– Điều lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Scotland, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay.

– Điều lạ thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau.

– Và điều lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để “mừng đón” một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi “tiễn đưa” một điều luyến tiếc.

Đại ý của bài Ca dao Scotland này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa như: Nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối…Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi.

Theo phong tục cổ truyền của xứ Scotland, người dân đã hát bài này vào dịp Giao Thừa Năm Mới hay Hogmanay.

Người phổ biến bài này bằng cách chơi nó vào dịp Giao Thừa Tết Dương Lịch trong những buổi phát thanh thường niên kể từ năm 1929 là Nhạc Trưởng Guy Lombardo

Bài Auld Lang Syne rõ ràng tỏ sự vui mừng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, nâng ly nhắc lại chuyện xưa. Áp dụng vào tiệc Tất Niên Giao Thừa thì rất đúng, vì đây là dịp sum họp bè bạn. Nhưng khi nó lan truyền ra các xứ khác, thì nó được hát với cách áp dụng rất khác nhau.

* Ở Đài Loan, bài này hát vào dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang, tượng trưng cho sự chấm dứt hay vĩnh biệt.

* Ở Nhật, vài tiệm, siêu thị chơi bản này để nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa.

* Ở Anh Quốc, bài này cử vào lúc bế mạc của Đại Hội thường niên về Mậu Dịch.

* Ở Hàn Quốc, trước khi có bài Quốc Thiều Aegukga (Ái Quốc Ca) hiện nay, thì họ dùng điệu này làm Quốc Thiều với lời tiếng Hàn.

* Ở Ấn Độ, trong Quân Lực xứ này, khi tiễn toán quân Tân Binh tuyển mộ diễn hành rời khán đài, thì bài này cử lên và toán lính phải đi thật chậm.

* Ở Hoa Kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem TV Chương Trình đón năm mới ở Quảng Trường Time Square ở New York, chủ đích là coi cảnh dân chúng theo dõi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ, để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne.

* Ở VN, từ trước năm 1945 nhà thơ Thế Lữ đã Việt hóa thành “Bài Ca Tạm Biệt”:

https://www.youtube.com/watch?v=tao_J-9wXrU

Thường dùng để hát vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo. Và người yêu nghệ thuật vào thời ấy ở nhà đều nhớ đến các sân khấu cải lương ở Việt Nam thường dùng bài này khi chấm dứt chương trình. Nghe đến bài đó thì mọi người đứng dậy ra về.

Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến

Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.

Nhạc hát thêm:

Cách xa nhưng ta hằng mong giờ đây cách xa thì lòng xao xuyến.

Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.

- Bài khác có tính cách vui đùa của trẻ con ở Việt Nam có khi được hát với những lời nhạc như sau:

Tò te, cây me đánh đu, Tarzan nhảy dù, thằn lằn bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi.

Hoặc: Ò e, Rô-be đánh đu, Tạc-răng nhảy dù, Zô-rô bắn súng. Chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn,thằn lằn cụt đuôi.

Nhạc hát thêm: Chết cha con ma nhào vô. làm tao ép tim, thằn lằn bắn súng. Chết cha con ma nhào ra, làm tao hú hồn, thằn lằn cụt đuôi.

Một thời, bài hát khá phổ biến trong dân gian. Thế nhưng, nhiều người chẳng biết đến tên bài hát mà chỉ dựa vào câu đầu tiên mà gọi tên. “Tò te ma le đánh đu” là tên được dân gian truyền miệng để gọi theo cách dễ nhớ. Lời ca Việt tếu “Tò te ma le đánh đu” rất đúng âm điệu nguyên thủy vì người Scotland đã dùng cây kèn bagpipe (kèn túi) để thổi.

Ca từ tiếng Anh của bài hát: For auld lang syne, my dear/ For auld lang syne/ We’ll take a cup o’ kindness yet/ For auld lang syne.

(Cho những ngày tươi đẹp cũ, bạn ơi/ Cho những ngày tươi đẹp cũ/ Chúng ta cùng nâng ly vì điều tốt lành/ Cho những ngày tươi đẹp cũ).

Bài hát nhắc nhở chúng ta rằng tất cả những kỷ niệm và những người bạn đều đáng quý. Một năm đã trải qua nhiều chuyện nhưng chỉ cần còn nhớ đến nhau, cùng nâng ly thì tương lai tươi sáng vẫn còn ở phía trước.

Chính ca từ và giai điệu dân gian vui nhộn đã khiến Auld Lang Syne trở thành một bài hát tình cảm, ấm áp và đầy sinh khí năm mới. So sánh với Happy New Year thì bài hát cổ xưa này thích hợp để hát mừng năm mới hơn. Nếu ca khúc quen thuộc Happy New Year của ban nhạc ABBA vang lên mỗi dịp đầu năm ở Việt Nam thì Auld Lang Syne là ca khúc được chọn để thể hiện sự tiễn biệt năm cũ và đón mừng năm mới ở nhiều nơi trên thế giới. Mang một ý nghĩa cao đẹp, bài hát nhắc nhở chúng ta về cách trân trọng những kỷ niệm và bạn bè, cho dù một năm đã trải qua nhiều chuyện nhưng chỉ cần còn nhớ đến nhau. Vì vậy, ngoài Vương quốc Anh, Auld Lang Syne còn rất phổ biến tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

Do độ nổi tiếng, Auld Lang Syne có rất nhiều phiên bản lời, dịch cũng như các ca sĩ. Các phiên bản phổ biến nhất phải kể tới của Jimi Hendrix, Mariah Carey, Aretha Franklin và Billy Preston, The Beach Boys…

Adieu 2020 - Auld Lang Syne by The Choral Scholars of University College Dublin



Auld Lang Syne cũng từng được dùng làm nhạc nền cho bộ phim kinh điển La Valse Dans L’Ombre (Điệu Luân vũ trong bóng mờ) với sự tham gia của minh tinh huyền thoại Vivien Leigh (nổi tiếng trong phim Cuốn theo chiều gió) và tài tử Robert Taylor (Phim đã từng chiếu ở rạp Lê Lợi – Sài Gòn).

Trên thế giới mỗi năm có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giọng ca thể hiện lại Auld Lang Syne. Tại Việt Nam, phiên bản ca khúc này được người yêu nhạc nhớ tới là của nhóm Boney M hay của nghệ sĩ saxophone Kenny G.

Không ai có thể nhận định được phiên bản nào là hay nhất, đáng nhớ nhất. Bởi lẽ Auld Lang Syne là bài hát của tất cả mọi người, của khoảnh khắc để ta nhìn lại những năm tháng đã qua và hướng tới năm mới an lành trong niềm hân hoan, bồi hồi.

NVKý tổng hợp

Kim Hạnh chuyển

lundi 13 décembre 2021

CHIÊM NGƯỠNG VẺ ĐẸP CỔ TÍCH CỦA 25 CON PHỐ RỰC RỞ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI

  CHIÊM NGƯỠNG VẺ ĐẸP CỔ TÍCH CỦA 25 CON PHỐ RỰC RỞ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI 

 

Dạo bước trên những con phố tuyệt đẹp này, bạn sẽ chỉ muốn đi mãi, đi mãi mà thôi.

Nét đẹp của một thành phố, địa danh không chỉ được tạo nên từ con người, văn hóa mà còn từ kiến trúc của nó. Ghé thăm 25 địa điểm dưới đây, chiêm ngưỡng những con phố với vẻ đẹp độc nhất vô nhị, hẳn bạn sẽ không kiềm được mong muốn xách ba lô lên và đi ngay lập tức.

1. Con đường rợp sắc tím ở Pretoria, Gauteng, Nam Phi.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 1.

2. Màu xanh phủ khắp nẻo đường cùng những chậu cây sặc sỡ ở thành phố thiên đường màu xanh, Chefchaouen, Morocco.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 3.

3. Lạc vào truyện cổ tích khi ghé thăm ngôi làng xinh đẹp Alberobello ở tỉnh Bari, vùng Puglia, Ý.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 5.

4. Những cánh cửa cùng ban công rực rỡ sắc màu, nổi bật trên nền tường sơn trắng ở đảo Mykonos, Hy Lạp.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 7.

5. Con đường lát đá cùng những ngôi nhà với nền gạch mang hương vị xưa cũ ở Hamamönü, thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 9.

6. Thủ đô Copenhagen ở Đan Mạch gần gũi mà cá tính.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 11.

7. Cảm giác thật yên bình, tĩnh tại khi đi dọc trên những con đường lát gạch sỏi, giữa những ngôi nhà cổ kính ở thành phố ven biển Kotor, Montenegro.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 13.

8. Khung cảnh ấm áp, lãng mạn ở thị trấn Hallstatt, Áo.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 15.

9. Sắc vàng óng ánh trải dài suốt những ngôi nhà nối tiếp san sát nhau ở làng Moselle, Đức.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 17.

10. Đô thị Brienz, huyện Interlaken trong bang Bern, Thụy Sĩ với những ngôi nhà gỗ xinh đẹp và con đường đá miên man kéo dài.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 19.

11. Lang thang trong những con đường đậm chất thơ ở thị trấn  Rothenburg ob der Tauber, Đức.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 21.

12. Tận hưởng không khí trong lành, tươi mát khi dạo bước trên con đường Grand Rue rợp bóng và hoa ở thị trấn Colmar, Pháp.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 23.

13. Vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào của thị trấn Chania, Hy Lạp.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 25.

14. Rung động trái tim giữa lòng thành phố Verona nước Ý  - thành phố của câu chuyện tình kinh điển giữa Romeo và Juilet.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 27.

15. Ngỡ như là mơ khi lạc giữa phố ô bay ở Águeda, tỉnh Aveiro, Bồ Đào Nha.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 29.

16. Lội ngược về quá khứ khi đi qua ngôi làng cổ đẹp nhất nước Anh – Bibury.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 31.

17. Ghé thăm con đường Lombard phủ đầy hoa, ngoằn nghèo nhất thế giới ở San Francisco, Mỹ.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 33.

18. Dòng sông xanh biếc ngăn đôi dãy phố với những ngôi nhà sặc sỡ sắc màu san sát nhau trên đảo Burano, ngoài khơi Venice, Ý.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 35.

19. Ngôi làng ven biển lãng mạn Molyvos, Hy Lạp là điểm du lịch lý tưởng của vô số cặp tình nhân.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 37.

20. Được mệnh danh là "con đường xanh nhất hành tinh", đường Rua Gonçalo de Carvalho mang lại ấn tượng khó quên cho du khách với thảm xanh khổng lồ được tạo nên từ  hàng trăm cây Tipuana.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 39.

21. Dập dờn ánh đèn chiều ở Celetná Ulice, thủ đô Prague, cộng hòa Séc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 41.

22. Con phố lịch sử The Shambles ở thành phố York, được bình chọn là con phố đẹp nhất nước Anh với nét quyến rũ, độc đáo có một không hai.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 43.

23. Sắc xanh mát lạnh phủ khắp Apotekergata, Ålesund, Na Uy.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 45.

24. Những ngôi nhà đầy màu sắc nằm ở hai bên con đường lát đá Rue Crémieux, thủ đô Paris, Pháp.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 47.

25. Hoa anh đào phủ rợp con phố Cherry Blossom Avenu ở thành phố Bonn, Đức.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích của 25 con phố rực rỡ khắp nơi trên thế giới - Ảnh 49.

(Nguồn: B.S)

https://kenh14.vn

6 cách giúp bạn hát hay hơn || My Linh Vocal Coach


#10: 6 cách giúp bạn hát hay hơn || My Linh Vocal Coach Mình là Mỹ Linh, một ca sỹ cũng như là một giảng viên thanh nhạc. Đây là kênh mà Mỹ Linh chia sẻ những kiến thức về bộ môn thanh nhạc đến cho cộng đồng các bạn yêu âm nhạc hoặc những bạn nào muốn cải thiện giọng hát cũng như giọng nói của mình. Hãy bấm vào nút đăng ký kênh để nhận được những video mới nhất của Mỹ Linh nhé! 👉 Fanpage: https://www.facebook.com/casymylinh/ 👉 Youtube cá nhân: https://www.youtube.com/user/casimylinh 👉 Website Học viện trực tuyến: https://bit.ly/mylinh-vocalcoaching 👉 Khoá học "21 ngày Luyện hát cùng Mỹ Linh". Đăng ký tại: https://bit.ly/dangky-khoa-21-ngay 👉 Khoá học "Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh". Đăng ký tại: https://bit.ly/dangky-khoaluyenhoi 👉 Contact for work: trongnghia.nguyen2512@gmail.com - Mr. Nghĩa 👉 Email giải đáp về thanh nhạc: mylinhvocalcoach@gmail.com #mỹlinh #dạythanhnhạc