jeudi 13 avril 2023

VNCH: Bà Trần Lệ Xuân, người mẹ không muốn con trai út có nếp nhăn sư tử

VNCH: Bà Trần Lệ Xuân, người mẹ không muốn con trai út có nếp nhăn sư tử
Tác giả : Phạm Cao Phong

Nguồn: BBC

Ngày đăng: 2023-04-06



Ông Ngô Đình Quỳnh trong hình chụp từ video cuộc phỏng vấn tại Bỉ cuối 
năm 2022

Lần đầu gặp ông Ngô Đình Quỳnh tại Paris 1/11/2022, lúc ông sang làm Lễ 
Tưởng niệm ngày mất của người bác, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cha ông,
Cố vấn Ngô Đình Nhu, tôi khá bất ngờ vì đối diện là một người đàn ông rất 
nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh.

Ông Quỳnh có nước da trắng mịn màng và mái tóc rất đen. Một mái tóc đen, 
xanh của tuổi trẻ chứ không phải mái tóc được che giấu bằng các sản phẩm 
của các công ty mỹ phẩm.

Ông Quỳnh kể cho tôi biết nước da của ông được thừa hưởng từ người mẹ, 
bà Trần Lệ Xuân.
Cũng đúng thôi, không có gì bất thường với câu tục ngữ " Trứng rồng lại nở 
ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu."

Thân mẫu của bà Trần Lệ Xuân là bà Thân Thị Nam Trân (1910-1986) là cháu
 ngoại của vua Đồng Khánh. Bà Nam Trân là con gái Thượng thư Bộ Binh 
Thân Trọng Huề (申仲𢤮, 1869-1925), tự là Tư Trung, danh thần và danh sĩ 
cuối triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông nội bà Trần Lệ Xuân là tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông, và cha bà,
Trần Văn Chương là người Việt đầu tiên đậu bằng tiến sĩ Luật của Pháp 
năm 1922.

Có một thời ông Chương làm luật sư Tòa Thượng thẩm Hà Nội, Bộ trưởng 
Bộ Ngoại giao của Đế quốc Việt Nam trong Chính phủ Trần Trọng Kim năm 
1945. Năm 1955, ông được phái làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ dưới
 thời Đệ Nhất Cộng hòa.

Luật sư Trần Văn Chương từng nhận lời bào chữa cho nhóm làm báo
Le Travail (tờ báo hoạt động công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương).


Trong số những cô gái đẹp, không ít chỉ có cái nhãn bóng bẩy và mùi kẹo 
sữa trộn bạc hà dành cho trẻ con. Còn những người vừa đẹp, vừa thông minh,
thì đó là báu vật của đời, không dễ có, cũng như người tài thì hiếm. 
Bà Trần Lệ Xuân hay còn gọi là bà Nhu là một người như thế.

Ông Ngô Đình Quỳnh: "Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu"

Ông Ngô Đình Quỳnh kể về cha mẹ ông và cuộc đảo chính tháng 11/1963

Những người trong cuộc

Tôi có may mắn gặp hai nhân vật biết rất rõ bà Trần Lệ Xuân. Đó là ông 
Trần Văn Đôn, Đại tướng Tổng tư lệnh cuối cùng của Quân lực VNCH và
ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Bộ Trưởng Bộ Lao Động trong chính quyền của 
Tổng thống Ngô đình Diệm.

Tướng Đôn là người lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Ông Huỳnh Hữu Nghĩa kể chuyện duyên, biết nhiều. Suốt 9 năm ông làm bộ 
trưởng không lên, không xuống như các bộ trưởng khác. Một Bộ phụ trách 
các Công Đoàn và Ấp chiến lược, xương sống của chế độ.

Tướng Đôn và ông Huỳnh Hữu Nghĩa đều có câu chữ và thái độ tôn trọng 
khi nhắc tới bà Trần Lệ Xuân.

Trong Hồ sơ giải mật 1963 của Chính phủ Mỹ (Pentagon Papers trích dẫn 
FRUS 1961-1963, Vol III, Doc.274) có đoạn :


"Tướng Đôn nói, như tôi biết, bà Nhu cực kỳ quyến rũ. Đôn nói thực tế không
 thể loại bỏ ông bà Nhu vì vị trí đặc biệt mà họ đang nắm giữ; Ngô Đình Nhu 
là lý thuyết gia của Tổng Thống Diệm và bà Nhu là người vợ trên mây của 
ông Nhu (nguyên văn 'platonic wife' có nghĩa là người vợ trên cõi lý tưởng, 
không phải cõi đời này)."

Người đàn bà lý tưởng 'platonic wife' ấy vắng mặt trong cuộc sống gia đình
 riêng. Ông Ngô Đình Quỳnh nói với tôi, kỷ niệm đẹp nhất là những năm tháng
 sống ở Đà Lạt, khi cha mẹ ông chưa về Sài Gòn giúp cho bác ông-Tổng thống
 Ngô Đình Diệm :


"Khi ở Sài Gòn, trong Dinh Tổng thống, tôi gần như không bao giờ được nhìn
thấy cha tôi. Phòng của gia đình chúng tôi ở liền bên nhau. Nhưng dù không
 ai bảo, chúng tôi luôn luôn không muốn quấy rầy cha mẹ. Vì hiểu rằng, cha
mẹ chúng tôi bận nhiều công việc. Ngay cả trong những bữa ăn chung của cả
gia đình, chúng tôi vẫn giữ nề nếp cổ truyền. Yên lặng tuyệt đối trong khi 
dùng cơm. Trẻ con chỉ có quyền nghe lời cha mẹ. Gia đình chúng tôi ít trao 
đổi trong những dịp như thế."

Bà Trần Lệ Xuân là Kingmaker, người đặt viên gạch đầu tiên cho chế độ VNCH,
bà là người khuyên ông Diệm không sang Pháp theo lời triệu vời của vua
Bảo Đại.

Trường hợp ông Diệm sang yết kiến vua Bảo Đại, chắc chắn 100% ông chỉ 
quay lại Việt Nam như một người du lịch, hai tay đút túi quần và ngắm phố xá. 
Trong tay áo vua đã có một con bài tẩy.

Bà Trần Lệ Xuân đã thúc giục, thậm chí áp lực rất lớn làm cả ông Nhu và ông 
Diệm đi nước cờ phế truất vua Bảo Đại và làm cuộc trưng cầu dân ý.

Không có bà Trần Lệ Xuân, ông Diệm sẽ vẫn là một ông quan cưỡi ngựa đi
thu thuế, kiểu "phụ mẫu, chi dân" thời phong kiến, mà thiếu cái xe mui trần 
cùng vệ binh danh dự và những loạt đại bác.

Sau cái chết của ông Diệm, nhóm tướng lĩnh phản bội hỷ hả ép gia đình phải 
viết vào giấy báo tử cho ông chức danh 'Tuần Vũ'.

Ông trùm mật vụ Trần Kim Tuyến với bút danh Lương Khải Minh đã dành hẳn
một chương trong cuốn sách nổi tiếng 'Làm sao giết một tổng thống' (1971)
để nói về bà Trần Lệ Xuân:

"Bà Ngô Đình Nhu có điệu bộ vóc dáng của một minh tinh màn bạc hơn là 
một phu nhân theo cốt cách Đông Phương.

Bà Nhu tuy chỉ học hết lớp Đệ Tam (classe de seconde) trường Albert Sarraut
Hanoi nhưng bà lại có trí thông minh thiên bẩm. Sinh ra trong nhung lụa lại 
thuộc gia đình quan lại vọng tộc, bà Nhu từ tấm bé đã ở trong một môi trường
tháp ngà như không liên hệ với nếp sống Việt Nam.

Có thể nói, bà thuộc một giai cấp khác không có trong xã hội Việt Nam. 
Cái giai cấp đó được hình thành trong chiếc nôi văn hóa của Tây phương.
Bà là thứ trưởng giả thiệt. Nhưng thứ trưởng giả này là một chất hỗn hợp 
giữa bản chất Hoàng phái (dòng máu bên ngoại) cùng quan lại vọng tộc
(dòng máu bên nội qua gia đình cụ Trần Văn Thông).

Hương núi Ngự. Thân phụ bà tuy hiền lành nhưng trong con người của ông 
Trần Văn Chương đã có 80% chất Tây. Quê nội trong Nam, quê ngoại ở xứ Huế
lại sinh trưởng tại đất Bắc, bà trở thành xứ lưu dàn giữa 3 miền Nam, Bắc, 
Trung.

Giữa hai họ Ngô Đình và Trần Văn tuy là dòng quan lại cũ nhưng họ Trần Văn
đã "Tây hơn cả Tây".

Ông Nhu vốn là bạn của vợ chồng Trần Văn Chương. Lập gia đình với Trần Lệ
Xuân trong vai 'chú Nhu' với ' cô cháu'. Khoảng cách tuổi tác lớn. Song trụ cột
gia đình lại là 'cô cháu'. Gia cảnh túng thiếu vất vả. Năm 1952, bà Nhu còn 
phải đi cầm chiếc kiểng trang sức cuối cùng nuôi chồng.

Chiến tranh với những luồng ý thức hệ khốn khổ nhập khẩu từ nước ngoài 
được khuân tới Việt Nam chuyên chở theo hệ lụy là những người phụ nữ phải 
gác một bên thiên chức làm mẹ.

Từ quyết định quan trọng tháng 4/1954, can ngăn anh chồng không sang
Cannes yết kiến Bảo Đại, bà Nhu còn là người có đối sách và cứng rắn trong
 vụ tướng Nguyễn Văn Hinh (1913-2005).

Tướng Hinh là con của ông Nguyễn Văn Tâm 'Con cọp Cai Lậy', từng giữ chức
Thủ tướng của vua Bảo Đại 1952-1953.

Hổ phụ sinh con gì?

Tướng Trần Văn Đôn kể với tôi nhiều chuyện, khâm phục cách cầm quân, 
dẹp loạn của tướng Hinh. Ông Hinh rất được tín nhiệm dưới thời tướng Pháp 
Jean de Lattre de Tassigny (1889-1952) làm Tổng tư lệnh Đông Dương. Ông
Nguyễn Văn Hinh làm tướng khi mới 36 tuổi.

Gặp ông Hinh tại quán "Nụ cười Sài Gòn" tại Paris, tôi vẫn nhớ ông kể, sáng
sáng vẫn đấm bốc đến 400 trái. Tướng Nguyễn Văn Hinh vừa làm tướng Việt, 
vừa làm tướng Pháp. Ông làm đến chức Trung tướng trong quân đội Pháp.

Tướng Hinh đã tham gia thế chiến thứ hai, đánh quân Đức tại các chiến 
trường Bắc Phi, Ý, hành quân đổ bộ lên Provence.

Ông Hinh được nhận hai Huân chương Đệ ngũ và Đệ tứ đẳng Bắc Đẩu Bội 
tinh của Pháp, Đệ nhất đẳng Bảo Quốc Huân chương vua Bảo Đại tặng. Về 
Pháp, ông phụ trách phần phòng thủ chống vũ khí hạt nhân trong quân đội 
Pháp.

Ngày 15/06/2000, tướng Hinh được tổng thống Pháp trao tặng Huân chương 
Đệ nhất đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh- Công trạng Quốc gia. Lực lượng Hoa kỳ cũng
trao tặng tướng Hinh Huy chương Air Medal.

Khi tướng Nguyễn Văn Hinh mất, lễ tang được cử hành tại điện Invalides,
 nơi nước Pháp dát vàng con đường đưa hương hồn Hoàng đế Napoleon từ 
nơi lưu đầy trở về.

Trong cuộc đấu tay đôi với 'Ông trời con' Nguyễn Văn Hinh, Bà Nhu là người 
thắng cuộc.




Bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu

Tình mẫu tử

Qua những bộc bạch của ông Quỳnh, tôi nhìn thấy chân dung về người đàn
bà uy quyền một thời ở một khía cạnh mềm mại khác. Khía cạnh của tình mẫu
tử và trái tim tìm đến với thiên nhiên:

"Căn hộ của mẹ tôi có hai ban công lớn. Song một ban công không thể ra 
ngoài được, vì mẹ tôi đã biến nó thành một khu vườn rất nhiều, rất nhiều 
khóm cây nho nhỏ và khóm hoa. Tôi nói với mẹ tôi : Maman, có nhiều cây quá
thế này, thì làm sao mà bước ra được ban công ?

Mẹ tôi nói, con chẳng hiểu gì cả, con nghĩ thế nào khi mẹ nghiêng người ra
ngoài thế này thật tuyệt vời làm sao. Mẹ rất thích như thế, chỉ cần một lối để
ra tưới cây, thế là đủ.


Mẹ tôi cũng có một bể nước nuôi cá. Rất lớn, như thế này này. Thỉnh thoảng
có con chết. Món quà quý nhất tặng cho mẹ tôi là kiếm mấy con cá khác để 
thay những con đã chết. Đó là cách sống êm đềm mẹ tôi chọn.

Mẹ dạy cho chúng tôi biết tự lập, tự mình lo lấy bản thân. Chính mẹ tôi cũng
tự lập cho đến một năm trước khi qua đời. Hôm nào mẹ cũng đi bộ đi nhà thờ
xa nhà đến một cây số. Rất tự lập và thích như thế..."

Về cuối đời, bà như muốn quên đi tất cả. Ông Ngô Đình Quỳnh kể cho tôi:

"Mẹ tôi rất cố gắng để không thổi lên nỗi căm hờn, không trút căm giận trong
quá khứ của bà với những kẻ đã giết bác tôi và cha tôi, những kẻ đã làm điều 
ác với gia đình chúng tôi.Tôi nghĩ điều này rất khó khăn với mẹ tôi, song bà
luôn luôn cố gắng.

Mỗi lần tôi đặt câu hỏi về Việt Nam, vì tôi không biết nhiều về Việt Nam, thì mẹ
tôi giận dữ lắm, như tôi có lỗi khơi lại nỗi đau mà bà phải chịu đựng từng ấy
thời gian. Trước phản ứng của mẹ tôi như vậy, tôi phải nói:

"-Thôi, thôi maman, mẹ ơi, mẹ ơi!!! Nếu maman không thích thì chúng ta
không nói đến nữa."

Tôi hiểu rằng vì sao mẹ tôi không muốn quay lại quá khứ, vì điều căm hờn đó 
hành hạ bà. Mẹ tôi tuyệt đối không muốn truyền sự vật vã đó sang chúng tôi, 
nhưng bà không biết phải làm thế nào, hẳn chỉ bằng cách đó.

Thâm tâm bà chỉ muốn những suy nghĩ tiêu cực không tiêm nhiễm chúng tôi. 
Và mẹ tôi đã thành công trong việc này.

Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng rất biết kiềm chế.


Tại vì thế, hay cũng nhờ cách ứng xử như thế của mẹ tôi, mà tôi không có
những hành động hay suy nghĩ tiêu cực.Tôi thoát được những độc dược 
chẳng hạn như nỗi sợ, sự điên giận, sự căm thù, đeo đuổi trả thù, tất cả những
thứ đại loại như vậy. Những điều nói trên không tồn tại trong tôi, kể cả sự
ghen tuông tôi cũng không biết.

Đương nhiên, giống tất cả mọi người, đôi khi tôi cũng nổi giận. Song điều đó
chỉ xẩy ra trong hai phút. Ngay sao đó tôi tự nhủ, tại sao mình lại giận dữ nhỉ ? 
Mình phải chế ngự điều đó và tôi vứt điều đó đi ngay.




Bà Trần Lệ Xuân

Tôi không bao giờ để cảm xúc tiêu cực điều khiển tôi. Vì điều đó chẳng giúp
ích gì cả. Đó là những trọng lực cản trở suy nghĩ, cản trở nhìn vấn đề rõ ràng,
 rành mạch, cản trở mình tiến lên phía trước. Tất cả điều đó tôi học được ở mẹ
 tôi, được thừa hưởng từ bà. "

Tôi trêu ông Quỳnh:

"-Vì thế nên ông không có nếp nhăn sư tử (nếp nhăn giữa trán, người Pháp
 gọi là nếp nhăn sư tử)?

Nét mặt vụt trở nên linh động, ông Quỳnh thoáng nụ cười nhẹ nhàng trả lời:

" Mẹ tôi nói với rằng, Quỳnh ạ! Con là người được thừa hưởng nước da của 
mẹ, phải biết giữ gìn để không có nếp nhăn trên khuôn mặt. Không được 
nước đến chân mới nhảy. Có nếp nhăn rồi thì không chữa được nữa đâu con ạ.
Lúc đó có bôi kem gì cũng chỉ che giấu được chút xíu thôi, quá muộn rồi.
Con nghe mẹ, phải tránh ngay từ đầu. Cau mày, nhíu trán sẽ sinh ra nét nhăn.
Phải tránh điều đó, đừng cau mày, cau trán. Phải dưỡng da bằng cách bôi kem.
Phải tránh ra nắng. Tôi nghe lời khuyên của mẹ tôi về tất cả các mặt, trừ chuyện 
bôi kem. Để giữ gìn cơ thể,tôi luyện võ. Hồi trẻ, tôi tập đến 13 giờ một tuần.
Võ karaté. Tôi bắt đầu tập khá muộn, vào độ 18 tuổi. Nhưng tôi thấy ham ngay. "

Người mẹ ấy đã đi qua cái phù du của danh lợi, cái phi lý của tranh chấp để 
giác ngộ cho người con trai út nét đẹp thuần lương trên khuôn mặt, dạy con
chế ngự tình cảm để giữ cái thuần hậu, xa lánh dữ dằn của một con sư tử?

Còn quá nhiều điều chúng ta chưa được biết về người mẹ không muốn đứa
con có nét uy quyền của mãnh thú.

Bài viết cho BBC News Tiếng Việt dựa trên cuộc phỏng vấn video của nhà báo
Phạm Cao Phong thực hiện tại Brussels, Vương quốc Bỉ với ông 
Ngô Đình Quỳnh, tháng 12/2022.

----------

H.Công chuyển

mardi 11 avril 2023

Wonderful Japanese Gardens

 Wonderful Japanese Gardens


Top 10 Wonderful Japanese Gardens
n
Ryoanji-Photo by alexbrn

Photo by alexbrn


Shugakuin3

Photo by Unknown

Shugakuin

Photo by Unknown

Shugakuin2

Photo by Unknown

Shugakuin4

Photo by Unknown


Anderson

Photo by Unknown

Anderson2

Photo by Unknown

Anderson-Photo by Duong Sheahar

Photo by Duong Sheahar

Anderson-Photo by Tommy Anderson

Photo by Tommy Anderson


Shofuso

Photo by Unknown

Shofuso2

Photo by Unknown

Shofuso3

Photo by Unknown


Portland-Photo by Tony Herrig

Photo by Tony Herrig

Portland3

Photo by Unknown

Portland4

Photo by Unknown

Portland2

Photo by Unknown

Portland Japanese Garden Photography by Craig Mitchelldyer www.craigmitchelldyer.com 503.513.0550

Photo by Craig Mitchelldyer

Rikugien

Photo by Unknown

Rikugien2

Photo by Unknown

Rikugien-Photo by Takau99

Photo by Takau99


Kairakuen

Photo by Unknown

Kairakuen2

Photo by Unknown

Kairakuen3

Photo by Unknown

Kairakuen4

Photo by Unknown

1Kenroku

Photo by Unknown

Kenroku2

Photo by Unknown

Kenroku3

Photo by Unknown


T.ANH chuyển

DES HOMMES, LA NUIT : Les salles qui présentent et vont présenter notre film

 Anh Minh Truong - Réalisateur / Scénariste

Voici les salles qui présentent et vont présenter notre film 🍿🎥
May be an image of 1 person and text that says 'CHASSEURS FILMS PRÉSENTE UN DE ANH MINH TRUONG DES HOMMES, LA NUIT AVEC PIERRE VERVILLE JEAN-MOïSE MARTIN MATAI STEVENS JADE CHARBONNEAU DERRICK FRENETTE JACOB WHITEDUCK-LAVOIE EDITH COCHRANE PRÉSENTEMENT AU CINÉMA DÈS LE AVRIL SHERBROOKE MAISON CINÉMA DÈS LE 14 AVRIL MONTRÉAL CINÉMA BEAUBIEN LAC-MÉGANTIC CINÉMA MÉGANTIC DÈS LE 21 AVRIL ROUYN-NORANDA CINÉMA PARAMOUNT VAL-D'OR CINÉMA CAPITOL'
DES HOMMES, LA NUIT | Quel accueil pour notre film depuis sa sortie en salle! Pour vivre "Des hommes, la nuit" sur grand écran, voici les cinémas où il sera présenté :
🎟 Dès le 7 avril : Sherbrooke - La Maison du cinéma
🎟 Dès le 14 avril : Montréal - Cinéma Beaubien
🎟 Dès le 14 avril : Lac-Mégantic - Cinéma Mégantic
🎟 Dès le 21 avril : Rouyn-Noranda - Cinéma Paramount-Rouyn-Noranda
🎟 Dès le 21 avril : Val-d'or - Cinéma Capitol
D'autres salles à venir!👀

vendredi 7 avril 2023

Anh Minh Truong : le cinéma dans le sang

 Anh Minh Truong : le cinéma dans le sang

Anh Minh Truong devant un écran sur lequel est affiché "Des hommes, la nuit".

Anh Minh Truong s'apprête à vivre le moment le plus important de sa carrière : la projection de son premier long métrage, Des hommes, la nuit.

PHOTO : RADIO-CANADA / ANIK MOULIN

Afficher les commentairesCommentaires

Anik Moulin

Publié le 5 avril 2023

Anh Minh Truong s'apprête à vivre le moment le plus important de sa carrière : la projection de son premier long métrage, Des hommes, la nuit. Celui-ci sera présenté en ouverture du 10e Festival Cinéma du monde de Sherbrooke, le jeudi 6 avril. Mais qui est ce fier Sherbrookois? Qui est l'homme derrière la caméra? Nous l'avons rencontré chez lui, en compagnie de ses deux enfants, Ophélie et Arnaud.

Je pense que je suis un papa le fun, je m'amuse beaucoup avec eux, je suis très joueur! Mais je ne cacherai pas non plus que ce que je fais m'absorbe beaucoup. L'avantage peut-être, c'est que je travaille à la maison, alors je suis tout le temps avec eux, constate-t-il.



Nous avons rencontré Anh Minh Truong chez lui en compagnie de ses deux enfants, Ophélie et Arnaud.

PHOTO : RADIO-CANADA / ANIK MOULIN


« Ce genre de carrière là implique beaucoup de sacrifices. Des sacrifices que mes enfants et ma femme vivent. Ce n'est pas moi qui les vis, les sacrifices, c'est eux. »— Une citation de Anh Minh Truong, réalisateur - scénariste
Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)


« Ce genre de carrière-là implique beaucoup de sacrifices. Des sacrifices que mes enfants et ma femme vivent. » - Anh Minh Truong. (Photo d'archives)

PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG

Dire que le 7e art l'habite jour et nuit est à peine exagéré. Anh Minh Truong fait son cinéma depuis l'âge de 17 ans. Il en a aujourd'hui 40. Son parcours professionnel est truffé de publicités, de courts métrages et de vidéoclips. Catherine Major et David Goudreault font partie des artistes qui ont fait appel à ses services.
Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)


Anh Minh Truong fait son cinéma depuis l'âge de 17 ans. (Photo d'archives)

PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG

À l'âge de 29 ans, le cinéaste devient père pour la première fois. La paternité lui confère une étonnante confiance en lui, surtout pour l'écriture de ses projets.


« Ça a vraiment pris du temps avant que j'assume ma plume un peu plus, ou que j'assume que j'avais quelque chose à dire. Puis les enfants, ça a comme tout ouvert les valves! »— Une citation de Anh Minh Truong, réalisateur-scénariste

Être père est toutefois venu avec son lot de questions et de vertiges.

Moi, j'ai été élevé par ma tante, je n'ai pas eu une figure paternelle très présente dans ma vie. [...] Je m'étais beaucoup remis en question. C'est quoi être papa, être un homme, au fond? Puis cette réflexion-là est à la base de ce film-là, Des hommes, la nuit, explique-t-il.

Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)
Anh Minh Truong dit que ses enfants lui ont donné confiance en lui et en ses projets.

PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG
Sa précieuse tante

Anh Minh Truong est né au Vietnam. Il est arrivé à l'âge d'un an à Sherbrooke, avec ses parents, qui se sont finalement séparés. Ses deux frères et lui ont donc grandi en compagnie de leur tante, figure essentielle dans leur vie.

Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)


Anh Minh Truong est né au Vietnam. Il est arrivé à l'âge d'un an à Sherbrooke.

PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG

À Sherbrooke, la communauté vietnamienne était peut-être de 1000-1500 [personnes]. Le Nouvel An, c'était plein de monde. Là, maintenant, je ne sais même pas combien on est. On est peut-être moins que 200. C'était une question d'emplois, les gens sont allés plus à Montréal, Toronto. Mes parents ont fait partie de ce mouvement-là. C'est pour ça, en fait, que c'est ma tante qui m'a élevé, affirme le réalisateur, qui espère voir sa tante fouler le tapis rouge en sa compagnie jeudi soir.
 

Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)


Les enfants d'Anh Minh Truong avec sa tante.

PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG
Passion cinéma

Le réalisateur est un travailleur acharné. Du cinéma, il en mange tous les jours. Il ne pratique pas vraiment de sport, n'a pas de passe-temps non plus, à part celui d'aller au cinéma! En fait, il a toujours un film en développement.

Ma passion, mon travail, ma vie, c'est tout interconnecté. Il n'y a pas de distinction. Je dis souvent que je suis toujours en mode conception. Je te regarde là, aujourd'hui, et tu vas te retrouver dans un de mes films un jour, c'est sûr, parce que je capte tout. [...] Mon travail, c'est d'être perméable à tout. Ma blonde pourrait te le dire, dans les soupers de famille, je parle rarement, j'écoute, j'observe. Tout ce que les gens disent peut être retenu contre eux dans un film, un jour!, s'exclame-t-il.


« Le nombre de répliques dans mes films qui viennent de la réalité, c'est fou! »— Une citation de Anh Minh Truong, scénariste-réalisateur

Le réalisateur a lui-même monté son long métrage. Ce travail ardu peut paraître sans fin, mais il apprend à lâcher prise. Le fameux dicton, c'est qu'en cinéma, on ne finit jamais un film, on l'abandonne. J'ai appris ce réflexe-là : d'abandonner, mais au bon moment.


Anh Minh a monté lui-même son long métrage.
PHOTO : RADIO-CANADA / ANIK MOULIN

Sa passion pour le 7e art ne s'est jamais estompée, malgré les écueils, notamment en ce qui a trait au financement.

Ce qui me drive pendant toutes ces années-là, oui, il y a la passion, c'est sûr. Puis aussi, je pense que c'est Spielberg qui disait ça : "Tes rêves de jeunesse, ils ne vont jamais crier fort, ils vont chuchoter. Si tu n'es pas prêt à l'écouter, ils vont juste disparaître." Moi, il ne me reste pas trente films dans ma vie. [...] L'énergie que ça me prend faire un film, je commence à calculer, "ok, ce projet-là est-il assez profond, assez significatif pour moi, pour que ça me coûte tant d'années de vie?", conclut le réalisateur, ajoutant que son premier long métrage marquera assurément un tournant dans sa vie.

Agrandir l’image(Nouvelle fenêtre)

« Tes rêves de jeunesse, ils ne vont jamais crier fort, ils vont chuchoter. Si tu n'es pas prêt à l'écouter, ils vont juste disparaître », souligne Anh Minh Truong en citant Steven Spielberg.
PHOTO : GRACIEUSETÉ D'ANH MINH TRUONG