dimanche 25 juin 2023

La lettre alternatif bien-être -Rodolphe Bacquet


Cette façon de prévenir votre risque de démence ne vous demandera aucun effort, au contraire

Chers amis,

Si vous me lisez depuis longtemps, vous savez que la sieste est l’un de mes sujets – et l’une de mes activités – préférés.

J’ai déjà consacré plusieurs lettres[1] à ses bienfaits contre les risques cardiovasculaires, le diabète, la sensibilité aux virus ou encore la dépression.

Une toute nouvelle étude vient d’ajouter une puissante corde à cet arc : la sieste serait un puissant protecteur contre la démence liée à l’âge et notamment Alzheimer.

Oui, la taille compte

La relation entre le fait d’effectuer une courte sieste quotidienne (5 à 15 minutes) d’une part et de meilleures performances cognitives d’autre part, est établie depuis plusieurs années[2].

Cette fois-ci, des chercheurs californiens et uruguayens ont voulu étudier les données biomédicales de près de 380 000 personnes âgées de 40 à 69 ans et enregistrées dans une vaste étude britannique.

Ce qu’ils ont scruté à la loupe, c’est le rapport entre la taille du cerveau et l’habitude de faire la sieste.

Pourquoi la taille du cerveau ?

Parce que si le volume du cerveau n’est pas prédictif de l’intelligence du sujet (je vous en parlais dans une lettre l’an dernier[3]), il est en revanche représentatif de son état de santé.

Le cerveau, comme beaucoup d’autres de nos organes, comme les muscles, a tendance à rétrécir avec l’âge.

Un cerveau vieillissant et en mauvaise santé se contracte et s’assèche à la manière d’un pruneau séché ; c’est particulièrement spectaculaire avec la maladie d’Alzheimer :

A gauche : un cerveau sain ; à droite : un cerveau atteint de la maladie d’Alzheimer

Cet assèchement et ce rétrécissement, si l’on sort du cas pathologique extrême de la maladie d’Alzheimer, sont un phénomène parfaitement normal de sénescence, c’est-à-dire dû au fait de vieillir : comme vos rides, vos cheveux blancs ou la perte de densité osseuse.

Mais, comme les rides, les cheveux blancs et la perte de densité osseuse, si le phénomène est inéluctable, il ne se produit pas à la même vitesse pour tout le monde – et dans certains cas on sait exactement comment les ralentir, y compris les ralentir spectaculairement.

Et dans le cas de la taille du cerveau, l’un de ces outils serait la sieste. 

Un cerveau 2 ans et demi à 6 ans et demi plus jeune !

En consultant les données biomédicales de ces centaines de milliers de patients et en les confrontant aux informations déclaratives qu’ils avaient donné sur leurs habitudes, les chercheurs ont observé que la taille du cerveau de ceux qui faisaient régulièrement la sieste était plus volumineuse que celle de ceux n’en faisant pas.

Autrement dit : ils avaient un cerveau en meilleure santé et plus jeune, selon les cas, de 2,6 à 6,5 ans que les non-adeptes de la sieste.

Les chercheurs ne se sont pas intéressés, pour cette étude, à des zones plus spécifiques du cerveau comme l’hippocampe, ou au temps de traitement de l’information : mais c’est la première étude établissant un lien indiscutable, au sein d’une vaste population, entre la sieste et la taille totale du cerveau.

Or le volume du cerveau étant prédictif du risque de souffrir ultérieurement d’une démence, les auteurs concluent que faire régulièrement une sieste est un puissant facteur de protection contre certaines maladies neurodégénératives comme Alzheimer[4].

Les médicaments les plus efficaces sont les plus simples !

Portez-vous bien,

Rodolphe Bacquet


vendredi 23 juin 2023

TƯỞNG NHỚ MUSICOLOGIST, PROFESSOR DR. TRẦN VĂN KHÊ

 TƯỞNG NHỚ MUSICOLOGIST, PROFESSOR DR. TRẦN VĂN KHÊ

(June 24, 2015-June 24, 2023)
NGƯỜI ĐÃ ĐI VỀ CÕI HƯ VÔ ĐƯỢC 8 NĂM.

image

“Nhà Nhạc Học Trần Văn Khê”
Bài viết của tôi.
Đăng trên Việt Báo (California -USA)
Ngày 30/06/2015.
Có khoảng 7000+ người đọc.
Bổ túc ngày 23 tháng 6, 2020 (Los Gatos, California-USA)

Ba bậc thầy âm nhạc tôi tri ân rất nhiều là nhà nhạc học Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy & nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Tôi được trao đổi và học hỏi với hai người trên tuy không liên tục nhưng trong thời gian rất dài. Nhạc sĩ Phạm Duy đã giảng giải cho tôi rất nhiều về áp dụng những thang âm dân ca Việt vào việc sáng tác ca khúc nhạc phổ thông hiện đại. Tôi đã viết về nhạc sĩ Phạm Duy trong hai bài báo “Thế Giới Ca Khúc Phạm Duy” và “Một Vài Cảm Xúc Âm Nhạc Qua Trường Ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy” trên báo Văn Học của Nguyễn Mộng Giác và báo Hợp Lưu của Khánh Trường trong thập niên tám muơi thế kỷ hai mươi. Trước khi hồi hương vào năm 2005 ông đã nhờ Duy Minh, con trai thứ hai của ông sao chép và cung cấp cho tôi hầu hết tác phẩm của ông để tôi hoàn tất cuốn sách về ông, trước khi bán toàn bộ tác phẩm cho nhà sản xuất Phương Nam.

Nhà nhạc học Trần Văn Khê đã đưa tôi vào con đường nghiên cứu Âm Nhạc Dân Tộc Học (Ethnomusicology) nghiêm chỉnh bằng những bài giảng qua cassette tapes, thư từ và rất nhiều tài liệu tiếng Pháp, Anh và Việt. Viết về nhà nhạc học Trần Văn Khê, tôi không biết bắt đầu từ đâu cho phải đạo. Một phần vì yêu kính ông như bậc thầy với nhiều kỷ niệm gặp gỡ riêng tư. Phần khác tôi khâm phục ông như một nhà nhạc học người Việt có tầm vóc quốc tế. Ông đã đi giảng dậy Âm Nhạc Học (Musicology) và Âm Nhạc Dân Tộc Học (Ethnomusicology) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phải nói thêm là ngoài sức hấp dẫn, duyên dáng khi trình bày một vấn đề âm nhạc bằng tiếng Việt, ông còn giỏi nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hoa... Những công trình về âm nhạc trong hai lãnh vực nói trên của ông đã được nói đến trong nhiều tự điển âm nhạc quốc tế và các sách vở hàn lâm ngành Âm Nhạc Dân Tộc Học. Khiến tôi không làm sao bàn hết được công trình đồ sộ của ông. Chi bằng tôi chỉ nên nói đến những kỷ niệm riêng tư khi ông hướng dẫn tôi trong việc nghiên cứu và những lần gặp gỡ thảo luận những đề tài về Âm Nhạc Dân Tộc Học.

Khi tôi học năm cuối cùng ở trường Luật Sài Gòn (1970), vì sửa soạn đi du học tại Mỹ nên tôi hay lang thang ở hiệu sách Khai Trí đường Lê Lợi hay Xuân Thu trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) mua một số sách mang theo. Tôi mua được cuốn “Dân Ca Việt Nam” của Nguyễn Hữu Ba do Bộ Quốc Gia Giáo Dục Xuất Bản năm 1962. Sang nhà sách Xuân Thu, thật may mắn tôi đã mua được cuốn sách “La Musique Vietnammiene Traditionnelle” của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Văn Khê do Press Universitaires de France xuất bản năm 1962. Có lẽ đây là một định mệnh. Vì cuốn sách này đã mở cho tôi một cách cửa thênh thang để tôi bước vào âm nhạc truyền thống Việt Nam một cách bài bản.

Đó cũng là luận án Tiến Sĩ Văn Chương – Âm Nhạc Học của thầy Trần Văn Khê đỗ năm 1958 tại đại học Sorbonne, Paris. Đến giờ phút này (2005) tôi đã sưu tầm được nhiều luận án tiến sĩ âm nhạc viết về nhạc truyền thống Việt Nam của người Việt lẫn người nước ngoài ở Việt Nam và ngoại quốc, tôi cũng chưa thấy công trình nào trình bày có hệ thống và tương đối đầy đủ như cuốn sách vừa nói, trừ Nhạc Sử phần “Periode Obscure” [ cần bổ túc một ít chi tiết với công trình của Lê Mạnh Thát (“Vài Tư Liệu Mới Cho Việc Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam trước năm 939” công bố năm 1970 tại Sài Gòn và tái bản năm 2001 tại Việt Nam với tựa đề “Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam từ thời Hùng Vương đến Lý Nam Đế”)].

Trở lại luận án Tiến Sĩ của thầy Trần Văn Khê,với 384 trang bằng tiếng Pháp, ông trình bày ba phần: Nhạc Sử Việt Nam, Nhạc Cụ Việt Nam và Những Vấn Đề Lý Thuyết. Cuốn sách này là kim chỉ nam để tôi tiếp tục sưu tầm thêm tài liệu, đào sâu vào việc nghiên cứu ba vấn đề Nhạc Sử, Nhạc Cụ và Lý Thuyết Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam qua các thư viện ở Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Cuốn sách này đã dược dịch ra tiếng Việt, lưu hành nội bộ và là tài liệu để giảng dậy cho các nhạc sinh trong những nhạc viện ở Việt Nam. Tuy nhiên những tài liệu tôi có được cũng chỉ là những mảnh rời rạc của nền âm nhạc dân tộc học nếu không có sự hướng dẫn của Thầy Trần Văn Khê.

Ngày mười một tháng sáu năm 1988 là ngày tôi không bao giờ quên. Vì ngày ấy là tôi gặp thầy Trần Văn Khê ở San Francisco qua sự giới thiệu của Prof. Dr. Bùi Duy Tâm.

Thầy có ưu ái viết vài trang về chuyện này trong “Hồi Ký Trần Văn Khê” cuốn số năm Đãi Cát Tìm Vàng” với tựa đề nhỏ “Lấy Luật Học Nuôi Nghệ Thuật”. Thật vậy, tôi mưu sinh bằng nghề Luật Sư để có phương tiện nghiên cứu âm nhạc. Sau khi ký tên trên cuốn luận án tiến sĩ của thầy mà tôi sưu tầm được, thầy nhận tôi làm môn sinh. Tôi đã nêu rất nhiều câu hỏi về thang âm và điệu thức của nhạc truyền thống Việt Nam. Tôi cũng đưa thầy xem biểu đồ nghiên cứu của tôi đối chiếu hai hệ thống âm nhạc Tây Phương và hệ thống ngũ cung Việt Nam. Rồi tựa trên hệ thống này nghiên cứu về âm nhạc của Ca, Ngâm, Sân Khấu, Nhạc Hoà Tấu, Vũ Điệu...Mục đích cuối cùng của sự học hỏi của tôi là để sáng tác tác phẩm âm nhạc có màu sắc dân tộc. Sau khi xem xong biểu đồ thấy nói: “đời người thì ngắn mà biển học thì mênh mông, nên giới hạn lãnh vực nghiên cứu thì mới đi tới đích được”.

Sau lần hội kiến nói trên, thầy Khê tiếp tục gửi cho tôi làm nhiều kỳ những casssette tapes về Định Nghĩa Ca, Hát, Ngâm; Điệu Thức Trong Nhạc Tài Tử Miền Nam; Buổi Nhạc Thoại giữa Nhạc Sĩ Phạm Duy và Thầy Khê về một số vấn đề nhạc dân tộc; một số tài liệu âm thanh của Ca Trù, Tuồng và Hát Quan Họ, Hội Diễn Hát Ru...Có một cuốn tape độc đáo là Thầy dùng guitar phím lõm để dạo raga Singh Bhanavi của Ấn Độ. Thầy cũng khuyên tôi nên sưu tầm các nhạc khí Việt Nam như Bàu, Tranh, Đáy, Nhị, Nguyệt, Tỳ Bà, Guitar phím lõm, Sáo, Tiêu để thử nghiệm những điệu thức Việt Nam. Từ đó tôi tiếp tục tựa trên biểu đồ nghiên cứu, sưu tầm rất nhiều tài liệu viết và âm thanh về nhạc cổ truyền, dân ca của Việt Nam gồm dân tộc Kinh và 53 dân tộc anh em sinh sống trên nước Việt Nam. Ngoài ra Thầy còn khuyến khích tôi tìm nghe nhạc truyền thống và dân tộc của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Kampuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Bali, Ai Cập...để mở rộng tầm hiểu biết về âm nhạc. Trong cuộc hành trình này tôi đã biết được nhiều điều thú vị như điệu “Hý” ở Quảng Châu có ảnh hưởng đến điệu Oán của Việt Nam (“Thanh Điệu Tiếng Việt Và Âm Nhạc Cổ Truyền”, Hoàng Kiều, Viện Âm Nhạc, 2002), Nhạc Lâm Ấp có ảnh hưởng đến Gagaku và Nhã Nhạc Nhật Bản (“Gagaku và Nhã Nhạc”, Văn Minh Hương, NXB Thanh Niên 2003)...

Tôi vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm âm nhạc dân tộc khi sáng tác ca khúc. Mỗi lần làm được bài mới tôi đều gửi cho Thầy Khê và Nhạc Sĩ Phạm Duy. Hai vị cho ý kiến rất là chân tình như sửa đổi lỗi kỹ thuật dùng thang âm và cách sử dụng những luyến láy trong dân ca và dân nhạc.

Xem cuốn hồi ký số năm của Thầy “Đãi Cát Tìm Vàng” thì biết Thầy có nhiều học trò trên thế giới đủ mọi quốc tịch, đủ mọi trình độ, đủ mọi hoàn cảnh. Mỗi loại học trò thấy lại áp dụng phương pháp sư phạm khác nhau để họ đạt mục đích riêng biệt. Nhìn vào mười chín trang Curriculum Vitae của Thầy (Thầy gửi cho tôi năm 1989) mới thấy những công trình đồ sộ của Thầy về Âm Nhạc Học. Kể từ khi Thầy hoàn thành luận án tiến sĩ (1958) đến giờ (2015) sau 57 năm, công trình của Thầy ít ai bì kịp về phẩm lẫn lượng. Công trình này gồm kinh nghiệm nghề nghiệp, tham dự vào các tổ chức và hiệp hội âm nhạc học, các giải thưởng quôc tế về giảng dậy và trước tác, các công trình khảo cứu và ấn bản, hội viên các hội đồng khảo thí quốc tế về âm nhạc học...

Tạp chí âm nhạc “La Revue Musicale” xuất bản ở Paris đã dành ba số báo 402, 403, 404 (146 trang, xuất bản năm 1987) để giới thiệu những công trình của Thầy về Âm Nhạc Học (musicology).

Ngoài những tư liệu về giảng dậy (Anh, Pháp, Việt) thầy Khê gửi cho tôi trong thời gian học với Thầy, Thầy còn viết cho tôi một số thư riêng nhắc nhở việc nghiên cứu, cho biết sinh hoạt quốc tế của Thầy lẫn công trình mới công bố hoặc những sách Thầy mới xuất bản. Hiện giờ tôi có được một số sách của Thầy như “La Musique Vietnamienne Traditionnelle” (Press Universitaires de France – 1962), “Vietnam par Tran Van Khe, Les Traditions Musicales” (Buchet/Chastel –1967), “Âm Nhạc Đông Nam Á” (Đông Nam Á – 1986, bản chính Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1983), “Tiểu Phẩm” (NXB Trẻ-1997), “Hồi Ký Trần Văn Khê” (5 cuốn, NXB Trẻ - 2002), “Du Ngoạn Trong Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam” (NXB Trẻ - 2004), “Tự Truyện Trần Văn Khê” (NXB Trẻ - 2010), “Tính Dân Tộc Trong Âm Nhạc Phạm Duy & Tình Bạn Duy-Khê” (Phương Nam Book & NXB Thời Đại – 2003)

Quãng thời gian về Việt Nam dạy học (2015-2019) tôi lại có may mắn thứ ba trong đời là được thọ giáo trực tiếp với Nhạc Sư Vĩnh Bảo về Đàn Nguyệt. Đồng thời tôi cũng được thầy giảng giải thêm về nét tinh hoa của Đàn Tranh và các nhạc khí dân tộc khác như Nhị, Bầu...Nhưng ấn tượng nhất là được thầy phân tích một cách khoa học về Thang Âm Điệu Thức của Nhạc Tài Tử Miền Nam. Vấn đề này tôi sẽ bàn vào status tới. Học đàn thì ít mà thầy tâm sự với tôi nhiều chuyện rất có giá trị về lịch sử, sinh hoạt Cổ Nhạc Miền Nam & cuộc đời trôi nổi của thầy. Thầy rất giỏi ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa (Tiếng Quảng Đông) và đã được mời là GS. Thỉnh giảng ở Đại Học Southern Illinois  University (Carbondale) USA.  Thầy cũng dậy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn trước 1975. Thật là 4 năm (2015-2019) quí giá tôi được gần nhạc sư Vĩnh Bảo. Thời gian này thầy cũng đã trên 100 tuổi.

Có điều ngẫu nhiên cả ba bậc thầy tôi được học là Trần Văn Khê, Phạm Duy & Vĩnh Bảo đều là bạn của nhau và cùng là Giáo Sư thỉnh giảng ở Southern Illinois University (SIU Carbondale) vào cuối thập niên 60 thế kỷ 20 qua lời mời của GSTS Nguyễn Đình Hoà, Giám Đốc Trung Tâm Việt Học (SIU).

Như đã nói trên tôi không phải là nhà nghiên cứu hàn lâm để đi dậy học. Tôi học hỏi và nghiên cứu về Âm Nhạc Dân Tộc Học (Ethnomusicology) chỉ đề sáng tác (ca khúc, trường ca và nhạc không lời). Có kiến thức và kỹ thuật do các bậc thầy chỉ giáo, nghe nhạc, sưu tầm nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến văn, còn lại lòng yêu quê hương, nhưng quan trọng nhất là sự rung động do Thầy Khê truyền lửa cộng với những chuyến điền dã tại địa cũng giúp tôi không ít để sáng tác.

Nhửng dòng chữ này như nén hương lòng để tri ân Thầy Trần Văn Khê và chúc Thầy bình yên nơi cõi Phật.

Môn Sinh Phạm Văn Kỳ Thanh

Viết Ngày 24 tháng 6, 2015
Bổ túc Ngày 23 tháng 6, 2020

Los Gatos, California

Cảm ơn LS Phạm Mỹ Lộc (hay nhà nhạc học Phạm Văn Kỳ Thanh). Rất hân hạnh được đọc lại bài viết này và hơn nữa đã có thêm nhiều bổ túc mới vào năm 2020. Các học trò luôn kính nhớ về Thầy! Trân trọng.

1. Thầy Trần Văn Khê nói chuyện về “Truyền Thuyết Những Cây Đàn”

2. Tổng hợp những nhạc thoại của Thầy Trần Văn Khê

3. Thầy Trần Văn Khê nói về “Âm Nhạc Phạm Duy

4. Thầy Vĩnh Bảo đờn tiễn đưa Thầy Trần Văn Khê.
https://youtu.be/LVIJDyqXWHE 

image
Thầy trò sau nhiều năm gặp lại tại Sài Gòn (HCMC) 2008

image
Phạm Văn Kỳ Thanh đàm đạo với GSTS. Trần Văn Khê tại Sài Gòn (HCMC) 2012.

image
Luận Án Tiến Sĩ của thầy trình tại đại học Sorbonne (Paris)

image
Thầy ký tặng trò luận án TS lần đầu tiên gặp gỡ tại San Francisco .

image

Sent from my iPad

jeudi 22 juin 2023

"VIỆT NAM" NGHĨA LÀ GÌ "?

 Yêu quý hai chữ "Việt Nam":

NHƯNG, "VIỆT NAM" NGHĨA LÀ GÌ "?





1/ Không ít người bây giờ vẫn tưởng "Việt Nam" nghĩa là "nước Nam của người Việt". Hoặc là, qua một số em sinh viên trẻ cho tôi biết ở trường giải thích: "Việt Nam" nghĩa là nước Việt nằm về phương Nam (so với Tàu). Mắc giống gì mà danh xưng một quốc gia lại đi lấy một quốc gia khác làm "hệ qui chiếu"?
Coi đi, quốc gia của người Hàn nằm về phía đông nước Tàu, họ đâu giải thích nước họ là ... "Hàn Đông".
Ý nghĩa của hai chữ "Việt Nam" bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, NHƯNG cho dù diễn giải vi diệu/hay ho/cao siêu tới đâu đi nữa thì - xin nhấn mạnh - hãy nhớ rằng tên nước VIỆT NAM 越 南 là do nhà Nguyễn đặt ra. Thành thử phải tìm hiểu nhà Nguyễn gọi vậy với ý nghĩa gì (chớ đừng nhét cách diễn giải của đời sau vào miệng tiền nhân)!
... Hệt như có một làn gió mát mẻ, hết sức khỏe khoắn sau khi tôi may mắn biết được ý nghĩa đích xác của tên nước "VIỆT NAM" khi Gia Long định danh.
"Việt" trong quốc danh "Việt Nam" 越 南, té ra không phải làm một với "Việt" trong quốc danh "Đại Việt" 大 越 (mặc dù nhìn vô mặt chữ hệt nhau)!
Nói nào ngay, "Việt" đàng nào cũng có cái hay, nhưng lại không giống nhau.
2/ VIỆT NAM trở thành quốc danh CHÍNH THỨC, lần đầu tiên, là vào đời vua Gia Long, năm 1804.
2a) Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là "Nam Việt" 南 越.
Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) lặp lại quốc danh "Nam Việt" mà Triệu Võ Đế (Triệu Đà, năm 204 TCN - năm 137 TCN) đặt ra, bấy giờ lãnh thổ không chỉ có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (đồng bằng sông Hồng cho tới Hà Tĩnh) mà bao trùm luôn Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).
2b) Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi "Nam Việt" thành VIỆT NAM (越 南).
Dầu "Nam Việt" hoặc "Việt Nam" cũng đều chung ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, có mặt trong đoàn sứ qua Tàu đàm phán với nhà Thanh, cho biết:
"Việt Nam là quốc danh thích hợp để chỉ một lãnh thổ hợp nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, "chúng ta (nhà Nguyễn) sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó".
Hai chữ VIỆT NAM là sự kết hợp giữa VIỆT (THƯỜNG) với (AN) NAM.
3/ Việt Thường là xứ mô?
Theo những sách cổ xưa như "Hậu Hán thư", "Thượng thư đại truyện", "Tư trị thông giám cương mục" thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.
Trong cuốn "Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập" thì xác định tên gọi VIỆT THƯỜNG "là tên cổ của xứ Champa".
Một nguồn khác cho biết cách gọi "Việt Thường" là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).
Khi Trịnh Hoài Đức viết "chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước", là nhằm ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp).
Sau đó Nguyễn Phước Ánh (vua Gia Long) đã "thêm vào vùng An Nam 安 南 " là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).
4/ HÃNH DIỆN HAI CHỮ "VIỆT NAM"!
Trước đó, theo dòng lịch sử qua các đời Lý, Trần, Lê... cho dù tự xưng quốc danh "Đại Việt" đi nữa, tuy nhiên nước Tàu KHÔNG tôn trọng mà họ cứ gọi xứ sở (lấy Thăng Long làm kinh đô) là "An Nam" miết (và gọi các đời vua Lý, Trần, Hậu Lê đều là "An Nam quốc vương")!
Đến đời Hoàng đế Gia Long, chú ý, ban đầu triều đình bên Tàu ép vẫn phải dùng quốc danh "An Nam" (như các triều đại Lý, Trần, Lê trước đây). Nhưng sứ giả của vua Gia Long không đồng ý!
Với quốc danh VIỆT NAM, quí bạn chú ý: Đây là LẦN ĐẦU TIÊN trong suốt lịch sử cả ngàn năm, Tàu đã phải từ bỏ cách gọi truyền kiếp "An Nam" đối với nước Việt chúng ta!
Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ "Việt Nam" thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do Hoàng đế Gia Long đặt ra. Đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc danh đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát (*).
5/ THAY LỜI KẾT
"Việt" (trong "Đại Việt" 大 越 ) dùng để chỉ Việt tộc.
Còn "Việt" (trong "Việt Nam" 越 南 ) tuy cùng mặt chữ nhưng được lấy từ trong danh từ kép "Việt Thường" 越 裳 (định danh về địa lý).
Ghép chữ "Việt" (trong "Việt Thường") với "Nam" (trong "An Nam") thành quốc danh VIỆT NAM, là sự ghi nhận đàng hoàng về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!
Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc hợp nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài. Lãnh thổ nước ta LẦN ĐẦU TIÊN trải rộng từ bắc chí nam, theo đường cái quan đi từ Quảng Ninh cho tới mũi Cà Mau thành đường cong chữ S.
Tắt một lời, VIỆT NAM là quốc danh mang ý nghĩa về SỰ HỢP NHỨT LÃNH THỔ.
Ý nghĩa nêu trên của hai chữ VIỆT NAM, thiệt hay hết sức, độc đáo hết sức trong tinh thần đoàn kết các cộng đồng sắc tộc ./.
--------------------------------------------------------------------
* Bài kỳ 2: Vẫn còn những ý kiến THIẾU LƯƠNG THIỆN trong nhìn nhận tên nước "Việt Nam" (khi cho rằng hai chữ "Việt Nam" là do nhà Thanh bên Tàu ban cho; kỳ thực, không phải vậy): https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1221375928296385
--------------------------------------------------------------------
(*) Một số nguồn tài liệu cho rằng hai chữ "Việt Nam" đã từng xuất hiện trong thư tịch xưa kia... XIN CHÚ Ý: "VIỆT NAM" trở thành QUỐC DANH (tên nước) thì chỉ bắt đầu vào đời Hoàng đế Gia Long mà thôi.
- Hình ảnh (trái): Bản đồ nước Việt Nam sau khi hợp nhứt sơn hà vào năm 1802. Đặc biệt có "Thuận Thành trấn", theo sắc lịnh của Hoàng đế Gia Long, là khu vực tự trị dành cho cộng đồng người Cham.
Trên bản đồ còn có "Nam Bàn" (cao nguyên miền trung, bây giờ gọi là "Tây nguyên") gồm một vài tiểu quốc, nổi bật nhứt là tiểu quốc J'rai. Vùng này mãi qua đầu thế kỷ 20 mới chính thức thuộc về nước Việt do ... người Pháp đưa quân đội lên tấn công rồi sáp nhập!
Hình ảnh : Lăng Hoàng đế
Gia Long.
(Matthew Nguyen Chuong )

lundi 19 juin 2023

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

 Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.






Thế Tổ miếu



Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được vua Minh Mạng cho khởi đúc vào cuối năm Ất Mùi, 1835, đến tháng Giêng năm Đinh Dậu, 1837, mới hoàn thành và tôn kính làm lễ đặt đỉnh trước sân chầu Thế Tổ miếu bên trong Hoàng thành Huế, sau lưng Hiển Lâm các. Các đỉnh đồng ở nguyên tại vị trí đó cho đến ngày nay.





Cửu đỉnh có tổng trọng lượng hơn 20.300 kg, được đặt tên theo thứ tự là Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Mỗi tên này của đỉnh được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Cửu đỉnh được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. (Trong ảnh là Cao đỉnh đặt chính giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại).



Trải qua 200 năm, với dặm dài thời gian và đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Kể từ lúc dựng lập đến nay, chín chiếc đỉnh trở nên nổi tiếng về nhiều phương diện: lịch sử, tư tưởng, tín ngưỡng, địa lý, mỹ thuật, quân sự, nông nghiệp, kỹ thuật, giao thông, xã hội...



Trên mỗi thân đỉnh, ngoài hai chữ Hán lớn ghi rõ danh xưng, nhà vua còn cho tinh tuyển 17 hình tượng đại diện cho các tinh tú, tự nhiên, núi sông, linh vật, chim muông, gỗ quý, ngũ cốc, hương liệu, hoa màu, cây trái... từ dân gian đến chốn cung đình. Trên đỉnh còn khắc ghi thành tựu nổi bật như đào sông dẫn thủy, chế tạo quân khí, xây dựng thành quách, đóng thuyền lớn vươn ra biển cả.



Hình tượng "Đông hải" - Biển Đông của Việt Nam trên Cửu đỉnh.



Long - Hình tượng con rồng trên Cửu đỉnh.



"Nam hải" - vùng biển phía Nam của đất nước trên Cửu đỉnh



Ngự Bình sơn - Núi Ngự Bình của xứ Huế trên Cửu đỉnh.





Trên mỗi thân đỉnh được đúc tạo và khắc nổi những họa tiết hoa văn, chữ viết sống động như nêu trên đã thể hiện trình độ cao, tay nghề tinh xảo của những nghệ nhân đúc đồng dưới thời nhà Nguyễn. Theo giới chuyên môn về bảo tồn văn hóa, 9 chiếc đỉnh đồng cổ này rất xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất của Việt Nam.





Cửu đỉnh còn là những bản hiện vật nguyên gốc và cũng là bản duy nhất (độc bản). Từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.





Cửu đỉnh được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện hoàn thành xây dựng hồ sơ gửi Bộ VH-TT&DL xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là "Di sản Tư liệu thế giới"

Bạch Mai chuyển

Capucine: plante médicinale et puissant antibiotique

 Capucine: plante médicinale et puissant antibiotique

Autres appellations: cresson du Mexique, cresson d’Inde, cres­son du Pérou, fleurs d’amour, « la plante pour che­veux ».

Parties utilisées : plante entière, feuilles, semences.

Principaux constituants connus:  essence sulfurée, sénevol benzylique…

Propriétés :

  • stimulant
  • expectorant
  • laxatif (fruits)
  • diurétique
  • antiscorbutique
  • favorise la menstruation
  • topique (cuir chevelu).

Indications :

  • lymphatisme
  • tuberculose, bronchites
  • emphysème
  • règles insuffisantes
  • chute de cheveux (voie externe) : séborrhée, pelli­cules, calvitie précoce, alopécies accidentelles de la grossesse, des infections fébriles, des intoxica­tions chimiques ou médicamenteuses.

Mode d emploi :

Usage interne :

  • infusion de feuilles : une pincée par tasse d’eau. Infuser 10 minutes. 2 ou 3 tasses par jour
  • alcoolature : 2 ou 3 cuillerées à café par jour, en potion
  • poudre de semences laxative : 0,50 à 1 g par jour.

Usage externe :

  • Lotion contre la chute des cheveux : feuilles et semences fraîches de capucine . .
    • feuilles fraîches d’ortie brûlante | aa 100 g
    • feuilles fraîches de buis | aa 100 g
    • sommités fleuries de serpolet | aa 100 g
    • alcool à 90°: 500 g

Hacher les plantes, laisser macérer 15 jours dans l’alcool. Passer avec expression. Parfumer avec quelques gouttes d’essence de géranium. En fric­tions sur le cuir chevelu au moyen d’une brosse un peu rude (H. Leclerc).

=> Prévient la chute des cheveux, stimule la vitalité du bulbe pileux

  • ou : une poignée de feuilles, fleurs de graines dans un litre d’eau. Bouillir 15 minutes. En lotions du cuir chevelu.

N.B. :

  • Les fleurs, comme les feuilles se consomment, notamment en salade.

Crédit photo: vitagate.ch

Source 

PHÚC ĐỨC

 PHÚC ĐỨC



“ Bản thân mỗi người được tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác ... tất cả đều do Phúc Đức mà ra. Phúc đức càng nhiều thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mái và luôn đứng ở vị thế cao hơn những người khác.

Phúc đức là một lá chắn bảo vệ chủ nhân, là một siêu năng lực mang đến may mắn. Khi có biến cố, lập tức phúc đức phát huy sức mạnh của mình, hóa giải tai ương, mang đến sự bình an cho chủ nhân.

Phúc đức được chia làm hai phần, Phúc và Đức .

Phúc được tích lũy từ quá trình ăn ở của các bậc tiền bối có chung huyết thống với mọi người. Ông bà, cha mẹ, Tổ tông sẽ là người tạo ra phúc truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng phúc.

Còn Đức lại được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân mỗi người và được cộng dồn lại để chuyển phúc cho đời tiếp theo.

Đức là do chính bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là tích đức. Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trước 30 tuổi, và phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống từ 30 tuổi cho đến lúc chết và đời con cháu tiếp theo.

Con số 30 là cột mốc quan trọng của đời người, con số này đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành. Do đó tuổi 30 người ta gọi là tuổi lập thân, là độ tuổi tôi phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.

Có những người may mắn được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, ông bà cha mẹ là người thiện lương nên phần phúc của người này rất nhiều. Vì thế, trước tuổi lập thân, người này sẽ vô cùng may mắn. Nhưng từ 30 trở đi, cuộc đời và số mệnh của người này sẽ phải chịu ảnh hưởng của phần Đức.

Trong quá trình sống trước đó nếu người này tử tế, sống lương thiện thì phần đời còn lại cũng sẽ được thành công và yên bình, còn không thì bắt đầu từ giai đoạn này họ sẽ phải trả giá cho những gì mình đã làm. Người ta gọi đó là nghiệp chướng, nếu phần nghiệp chướng này quá nhiều, nó sẽ được truyền lại cho đời sau.

Đó là lý do giải thích cho việc tại sao nhiều những người ăn ở bất lương nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc sống. Có điều nếu những người này không biết tích đức cho mình thì đến một lúc phần phúc mất đi sẽ còn lại phần nghiệp, lối sống có đức thì phần đức này sẽ hóa giải nghiệp chướng còn không thì tai họa bắt đầu ập đến từ đây.

Nếu bạn cảm thấy bản thân kém may mắn do không được hưởng phần phúc thì chúng ta vẫn còn lại phần đức để tự cứu lấy chính mình. Phúc không thể được sinh sôi hay tạo thêm vì nó đã được mặc định ngay từ khi bạn sinh ra, nhưng phần Đức thì không có giới hạn, bạn càng làm nhiều điều tốt, sống càng lương thiện thì Đức càng được tích trữ nhiều .

Cuộc đời một nửa là do số mệnh an bài nhưng một nửa còn lại vẫn nằm trong tay chúng ta. Ông trời có đức hiếu sinh, không triệt đường sống của ai bao giờ, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà thôi.

Phúc Đức là một dạng sức mạnh tâm linh, một dạng siêu năng lực bảo vệ mỗi người. Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng họ. Tiền bạc và địa vị khi chết sẽ không thể đem theo nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác.

Phúc đức bị tiêu trừ khi Nghiệp chướng xuất hiện và Nghiệp Chướng sẽ được hóa giải khi Phúc Đức được tích lũy. Mỗi người đều đang cầm trên tay một thanh gươm báu sử dụng vào việc tạo Phúc hay tạo nghiệp.

Nghiệp là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mình mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều người khác. Số mình có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta định đoạt.

Chúng ta không thể chọn cách bắt đầu, nhưng kết thúc đều do mỗi người định đoạt.

Anh Thư chuyển

samedi 17 juin 2023

PROCESSION AUX FLAMBEAUX avec le ST-SACREMENT (11 juin 2023)

 PROCESSION AUX FLAMBEAUX avec le ST-SACREMENT (11 juin 2023) de la Chapelle St-Sacrement jusqu'à l'Église St-Patrick

à la Chapelle du ST-SACREMENT

procession avec le ST-SACREMENT




en avant de l'Église Trinité





vers  la mairie de Sherbrooke




Église St-Patrick