Sắp đến ngày Lễ các bà mẹ, có bài của chị BHuyền 1 cựu nữ sinh TV viết rất hay, mời đại gia đình và các thân hữu cùng đọc để hướng lòng về Mẹ
KĐ
TB sưu tầm
From: bichhuyen36
Thưa các bạn,
Tháng Năm tại Hoa kỳ, khi những cây Jacaranda bâng khuâng tím ngát mầu hoa tím là người ta lại nhớ Mẹ vì ngày Mother’s Day là khoảng giữa tháng này. Có lẽ ngày lễ Mẹ đã có từ lâu. Mỗi dân tộc chọn một ngày, cách thưóc khác nhau nhưng ý nghĩa chung là để tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ.
Thật đáng yêu và cảm động, năm nay Bh nhận được một món quà rất sớm, cách đây trên dưới 10 ngày. Nói sao hết cho vừa với tình thương yêu trong sáng ấy…
Nói đến mẹ là nói đến sự hy sinh vô bờ bến. Nhất là trong lịc sử cận đại. Có khi Mẹ đã phải một tay nuôi tù trong trại tù gọi là "trại học tập cải tạo" khi người cộng sản Việt Nam nắm quyền hành: bố tù, chồng tù, con tù, rồi cả cháu tù nữa.
Trong chiến tranh Nam Bắc
tương tàn, có những người mẹ đã phải một tay chôn hết ngần ấy thế hệ trong gia
đình. Có những bà mẹ, có bao nhiêu đứa con thì sau chiến tranh không còn sót
người nào!
Tháng Năm, ngày lễ Mẹ , hãy
ngậm ngùi nhớ đến những bà mẹ ấy.
Nhà thơ Hồ Dzếnh trong một
bài thơ ca ngợi người đàn bà Việt Nam, đã viết những bài thơ tha thiết như thế
này:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi
Thế thì...có chữ nào, nạm
bằng gì có thể làm cho những người chêt sống lại được không?
Mẹ của chúng ta
Đã có bao nhiêu thơ ca ngợi về người mẹ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay và mãi mãi mai sau, viết về mẹ
vẫn là vô cùng.
Cho dù ở đâu, bất cứ một xứ
sở, xã hội nào, văn minh hay lạc hậu, người Mẹ cũng vẫn là thần tượng vĩ đại
nhất của con người. Mẹ là người sáng tạo ra nhân loại, ban phát tình yêu, ân
sủng cho con người.
Chúng ta hãy nghe một vài
trích đoạn trong bài thơ Ngày Xưa Có Mẹ của Khuyết danh:
Khi con biết ăn
Mẹ là người mới cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Nếu có một vòng trái đất
Người mong con mòn mỏi vẫn không ai ngoài Mẹ
Mẹ!
Tiếng gọi Mẹ mà
khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc …
Vâng, thưa các bạn,
Mẹ, có nghĩa là mãi mãi
Là không cho đi không đòi lại bao giờ
Mẹ bao giờ cũng nhận về mình
những nỗi bất hạnh, sự đau khổ, điều oan nghiệt và bất công có khi do chính
những người con của mẹ gây nên.
Thiên chức làm mẹ từ nghìn
xưa là niềm tự hào cao cả, kiêu hãnh và vinh quang mà mẹ cảm thấy hạnh phúc.
Niềm sung sướng hạnh phúc
nhất của mẹ phải chăng là cái khoảnh khắc nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của đứa
con vừa chào đời, thấy gương mặt
con với cái nhìn đầu tiên. Mẹ quên cả sự
đau đớn thể xác chỉ còn biết đứa con yêu, một thiên thần bé bỏng…
Mẹ nuôi con không kể nhọc
nhằn bao ngày tháng.
Mùa xuân đến với trần gian
tươi đẹp nhưng mùa xuân mỗi lần đến với mẹ là mỗi lần tóc mẹ bạc, mắt mẹ lại
nhạt phai…
Con lớn lên rồi rời xa tay mẹ
Mẹ vẫn cười nghiêng theo bóng đời con
Khi vấp ngã con gọi “Mẹ ơi” rất khẽ
Đỡ con lên, mẹ hỏi “có đau không?”
Lòng mẹ ấm, lòng mẹ thơm,
lòng mẹ là nơi an toàn nhất cho con trú ngụ. Bao nhiêu tiếng cười, nước mắt rơi
mà vẫn không đầy, không vơi.
Bao nhiêu nỗi buồn, bao nhiêu
nỗi âu lo mẹ chịu để con có niềm vui , mỗi lần ngồi bên mẹ , con như được ngồi
trong vùng kỷ niệm , nguyên vẹn, yêu thương tràn đầy.
Con tập làm thơ
từ năm lớp 9
Bởi tự bao giờ quen tiếng mẹ ru
Yêu tiếng quê hương ngọt ngào giọng mẹ
Với tiếng ru êm đềm : Gió mùa thu…
Và…thêm một bài thơ thật đẹp
, mẹ dành cho con:
Nếu mẹ bỗng tan thành ánh trăng
Thì con ơi, con hãy là đồng lúa
Ánh trăng mơn man đồng lúa rì rào
Mẹ con mình cùng hát
Những bài ca không lời đẫm hương
Nếu mẹ bỗng
biến thành đồng cỏ
Thì con ơi, con hãy là một con bê con
Đồng cỏ mẹ mênh mông tơ non
Cho con tha hồ ăn, tha hồ bay nhảy
Nếu mẹ bỗng chảy thành dòng sông
Thì con ơi, con hãy là ánh sáng
Bởi những dòng sông trong đêm buồn lắm
Mẹ sợ những con thuyền nằm ngủ không yên
Nếu mẹ bỗng hóa thành cánh buồm
Thì con ơi, con hãy là ngọn gió
Mẹ con mình đi khắp bốn phương
Thấm hết bao mặn mòi, ngọt mát của nhân gian
Nếu mẹ là..nếu… mẹ là…
Thôi mẹ ơi, mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ là Mẹ mãi thôi
Để con được ngồi trong hai vòng tay mát êm của mẹ…
Xin cám ơn chị BH và TB về bài Mẹ
Lẽ sống ngày 11 Tháng Năm
Cơn Thịnh Nộ Của Các Thánh
Trong tác
phẩm có tựa đề "Quyển Phúc Âm thứ 5", tác giả người Ý là ông Pomilio
có tưởng tượng một câu chuyện như sau: Ngày kia, các thánh trên Thiên Đàng
không còn chịu đựng nổi những xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa nữa,
cho nên Ngài mới họp công nghị để tìm cách chặn đứng tội lỗi của nhân loại...
Sau không
biết bao nhiêu buổi họp, cuối cùng các thánh mới đồng thanh biểu quyết rằng
việc Con Thiên Chúa chịu chết trên thập giá vẫn chưa đủ để cứu rỗi con người.
Do đó, cần phải dùng đến sức mạnh may ra mới trừng trị và thuyết phục được loài
người.
Các Ngài
họp lại thành một đạo binh hùng mạnh và xâm nhập vào trái đất. Chỉ trong nháy
mắt, đạo binh các thánh đã chinh phục được thế giới. Các Ngài giao việc cai trị
trái đất cho một số người công chính còn sót lại giữa loài người. Còn tất cả
những kẻ gian ác, tội lỗi, các ngài tập trung lại trong một thung lũng lớn. Tại
đây, các ngài dựng lên những dàn hỏa thiêu vĩ đại để tiêu diệt tất cả những
người tội lỗi. Các ngài tin chắc rằng sau cuộc thanh lọc này, dòng giống con
người trên mặt đất sẽ chỉ có những người công chính...
Khi mọi
sự đã sẵn sàng để tiến hành cuộc tiêu diệt, thì giữa đám người tội lỗi, các
thánh bỗng thấy một người đang vác thập giá. Hắn đang ra hiệu cho những người
khác đến giúp dỡ hắn... Nhìn thấy cảnh tượng ấy, các thánh càng bực tức hơn
nữa. Tại sao một người tội lỗi lại bị xử theo hình phạt chỉ được dành riêng cho
Con Thiên Chúa mà thôi? Nghĩ như thế, cho nên các thánh mới triệu kẻ vác thập
giá đến, trói chân tay hắn lại và giải đến trước mặt thánh Phêrô để xét xử.
Vừa
thoáng nhìn qua kẻ vác thập giá, vị thủ lãnh các tông đồ đã nhận ra ngay Thầy
mình. Các thánh ngỡ ngàng không ít, khi được thánh Phêrô tiết lộ rằng Con Thiên
Chúa đang lẫn lộn giữa những người tội lỗi. Các ngài mới nhớ lại lời của Ngài:
"Con Người không đến để cứu thoát những người công chính mà chính là những
người tội lỗi". Chúa Giêsu cũng nói các thánh rằng Ngài đã quyết định chết
một lần nữa cho các tội nhân, bởi vì trên trần gian, không có một người nào có
thể cứu thoát kẻ có tội khỏi cơn thịnh nộ của các thánh.
Chúng ta dễ
rơi vào hai thái cức trái nghịch nhau: thái độ của những người biệt phái và thái
độ của Giuda, kẻ bán nộp Chúa.
Thái độ của
những người biệt phái được Chúa Giêsu phác họa qua hình ảnh của một người tự
cao tự đạo vào Đền Thờ cầu nguyện. Người này kể ra bao nhiêu công trạng của
mình và nhìn một cách khinh bỉ về người thu thuế đang nép mình ở phía cuối Đền
Thờ. Thái độ ấy tiêu biểu ấy cho chính cái nhìn mà đôi khi chúng ta cũng có đối
với người khác. Chúng ta hãnh diện về đời sống đạo đức của chúng ta và kết án
những yếu hèn, thiếu sót của những người xung quanh...
Đối nghịch
với thái độ kiêu ngạo của người biệt phái là thái độ thất vọng của Giuda. Sau
khi đã bán nộp Chúa, Giuda mới nhận ra lỗi lầm của mình. Ông không còn tin
tưởng ở lòng Nhân Từ của một Thiên Chúa có thể tha thứ tất cả tội lỗi của ông
và có thể mang lại cho cơ may để sống tốt đẹp hơn.
Tựu trung,
cả hai thái độ đều có chung một mẫu số: đó là đóng khung trong chính bản thân
để khước từ mọi ân sủng của Chúa.
Qua cuộc
sống của mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đặt tất cả tin tưởng, phó thác vào
Tình yêu của Thiên Chúa. Dù tội lỗi chúng ta có ngập tràn, Tình yêu của Thiên
Chúa vẫn luôn có sức xóa sạch tất cả. Tình yêu của Ngài mạnh hơn cả hỏa ngục và
sự chết... Qua cách cư xử của Chúa Giêsu với tội nhân, chúng ta cũng được mời
gọi để nên trọn lành như Cha chúng ta trên Trời, đó là luôn biết tha thứ và cảm
thông đối với những bất toàn, yếu đuối và tội lỗi của con người...
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire