Xuất xứ của bài thơ nổi tiếng Áo Lụa Hà Đông
trinh huỳnh
trinh huỳnh
Áo Lụa Hà Đông
Mời xem và nghe nhạc ,qua YOUTUBE :
Áo Lụa Hà Đông là
một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài
Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan).
Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác..miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác..miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của
bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới
được người đẹp “chân lấm, tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý lệ
Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua
hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt
khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi
người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng giai điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạng như thế?
Cách Hanoi 10km có một làng
chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng
lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông
Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày
xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp
chợ dưới gốc đa trước đình…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này. Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý …
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay: “Tiếng thơ buồn vọng lại…”
Mời Thân hữu cùng nghevới NNS : Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên và Nguyên Sa để nhớ một thời…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này. Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý …
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay: “Tiếng thơ buồn vọng lại…”
Mời Thân hữu cùng nghevới NNS : Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên và Nguyên Sa để nhớ một thời…
Mời xem và nghe nhạc ,qua YOUTUBE :
Thơ: Nguyên Sa, Nhạc: Ngô Thuỵ Miên,
Tiếng hát: Duy Trác,
Thực hiện video: Vân Nguyễn. http://thienphuoc.net
Tiếng hát: Duy Trác,
Thực hiện video: Vân Nguyễn. http://thienphuoc.net
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire