Đặc điểm Đặc tính và ứng dụng Vonfram (tungsten) là một kim loại màu xám đến trắng với một số đặc tính độc đáo: Điểm nóng chảy - cao nhất trong mọi kim loại Rất cứng ...
Thứ sáu, 18/10/2013 15:14 GMT+7
Tạo pin năng lượng mặt trời bằng vật liệu mới
Các nhà khoa học Mỹ mới đây phát triển một loại vật liệu chịu nhiệt mới có thể tạo ra các thiết bị năng lượng mặt trời hiệu quả cao mà không lãng phí nhiệt.
Hình ảnh nhìn qua kính hiển vi mặt cắt ngang của một máy phát nhiệt vonfram được sử dụng trong thí nghiệm. Ảnh: Natureworldnews
|
Vật
liệu mới là một hợp chất bao gồm vonfram và gốm, có thể được sử dụng để
tạo ra máy phát nhiệt chịu nhiệt với khả năng duy trì nhiệt độ ổn định ở
mức 1.370 độ C.
"Phát hiện này tạo ra một kỷ lục về hiệu suất ổn định nhiệt và là một
bước tiến lớn trong lĩnh vực quang nhiệt điện", Shanhui Fan, giáo sư kỹ
thuật điện của Đại học Stanford, cho biết.
Một pin năng lượng mặt trời thông thường gồm chất bán dẫn silicon có
thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi trực tiếp thành năng lượng
điện. Tuy nhiên ,chúng không hoàn toàn hiệu quả và chỉ phản ứng với ánh
sáng hồng ngoại.
Sóng ánh sáng năng lượng cao hơn, bao gồm phần lớn quang phổ ánh sáng
có thể nhìn thấy được, sẽ bị lãng phí như nhiệt, trong khi đó sóng ánh
sáng năng lượng thấp hơn chỉ đơn giản đi qua các tấm điều khiển năng
lượng mặt trời.
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu biến đổi ánh sáng thành bước sóng ngắn
hơn để truyền tế bào năng lượng mặt trời. Điều này làm tăng hiệu quả về
mặt lý thuyết của pin mặt trời đến 80%.
Theo Paul Braun, giáo sư khoa học vật liệu tại Illinois, đồng tác giả
nghiên cứu, cho biết, về mặt lý thuyết, các pin năng lượng mặt trời một
mối nối chỉ có thể đạt được 34% hiệu quả, nhưng trên thực tế thì không
đạt được mức độ này bởi chúng mất phần lớn năng lượng mặt trời trong quá
trình chuyển đổi. Do đó, nhóm nghiên cứu cố gắng khắc phục hạn chế này
bằng quá trình quang nhiệt điện và một máy nhiệt phát chịu nhiệt đặc
biệt.
Việc chuyển đổi nhiệt năng thành ánh sáng hồng ngoại cho phép các pin
năng lượng mặt trời hấp thụ và tạo ra điện hay còn gọi là quang nhiệt
điện. Trước đây, các nhà khoa học từng cố gắng thiết kế một hệ thống
quang nhiệt điện nhưng không thành công.
Thùy Linh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire