Một vài trường hợp cấp cứu
BS Nguyễn Thị Nhuận
1. Sốc phản vệ (Anaphylactic shock)
Sốc phản vệ không phải là hiếm gặp, nguyên nhân thường là do dị ứng.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng, gây sốc, giảm huyết áp đột ngột và khó thở. Ở những người bị dị ứng với một chất nào đó, sốc phản vệ có thể xảy ra vài phút sau khi tiếp xúc với chất này. Trong một số trường hợp, có thể phản ứng xảy ra chậm hoặc sốc phản vệ có thể xảy ra mà không có một nguyên nhân rõ ràng.
Triệu chứng sốc phản vệ:
- Phản ứng ở da, gồm có nổi mẩn, ngứa, da ửng đỏ hoặc tái xanh
- Sưng mặt, mắt, môi hoặc họng
- Đường hô hấp bị co thắt lại, gây thở khò khè và khó thở
- Mạch yếu và nhanh
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh
Một số tác nhân gây sốc phản vệ:
- Thuốc
- Thực phẩm như đậu phộng, hạt, cá và sò hến
- Bị côn trùng như ong, ong vàng, ong bắp cày, ong bắp cày và kiến lửa… cắn.
Sau đây là những cách cấp cứu khi thấy người có triệu chứng sốc phản vệ
- Ngay lập tức gọi 911 hoặc số khẩn cấp y tế địa phương.
- Nạn nhân cần được chích thuốc epinephrine để chống lại sốc phản vệ. Một số bệnh nhân từng bị phản ứng nặng với một chất gì đó được BS cho toa mua ông chích tự động có chưa thuốc epinephrine lúc nào cũng đem theo trong người. Nên hỏi nạn nhân xem họ có mang theo người ống chích có chứa epinephrine (EpiPen, Auvi- Q,…) để điều trị cơn dị ứng này không.
- Nếu nạn nhân nói họ có ống chích đó, hỏi xem họ có cần bạn giúp chích thuốc không. Thường chỉ cần nhấn ống chích tự động này vào đùi họ.
- Cho nạn nhân nằm ngửa.
- Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho nạn nhân. Đừng cho họ uống bất cứ thứ gì.
- Nếu họ đang nôn hoặc chảy máu từ miệng, cho họ nằm nghiêng để tránh bị nghẹn.
- Nếu nạn nhân không thở, ho hoặc cử động, bắt đầu cấp cứu CPR. Nhấn ngực liên tục - khoảng 100 lần mỗi phút - cho đến khi xe cứu thương tới.
- Cần tiếp tục điều trị khẩn cấp, ngay cả khi các triệu chứng nguy hiểm đã qua. Sau một cơn sốc phản vệ, triệu chứng có thể tái phát. Nạn nhân cần được quan sát trong bệnh viện ít nhất vài giờ.
Nếu bạn đang ở gần một người có dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ, không nên chờ xem các triệu chứng có bớt không. Tìm cách điều trị cấp cứu ngay. Trong trường hợp nặng, sốc phản vệ không được điều trị có thể gây tử vong trong vòng nửa giờ. Một viên thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl), thường không đủ để điều trị sốc phản vệ. Các loại thuốc này có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng, nhưng làm việc quá chậm chạp trong một phản ứng nặng.
Nếu bạn đã có bất kỳ loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong quá khứ,* hãy hỏi bác sĩ về ống chích tự động chứa epinephrine để mang theo.
2. Làm gì khi bị thú vật cắn?
Đa số chúng ta bị thú nuôi trong nhà cắn, và đa số là chó cắn, ít khi mèo cắn. Tuy nhiên, vết mèo cắn lại hay gây ra nhiễm trùng hơn. *Khi bị thú nuôi cắn, nên tìm biết con thú đó có được chích ngừa bệnh dại chưa. Thú nuôi chưa chích ngừa bệnh dại và thú hoang có thể gây ra bệnh dại, nên khi bị các loại thú này cắn, cần đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay. Các loại thú hoang thường mang siêu vi bệnh dại (rabies) là: raccoons, skunks, dơi và chồn. Thỏ, sóc và những con vật gậm nhấm khác cũng có thể mang bệnh dại tuy hiếm hơn.
Răng và nước dãi các con thú thường dơ và có thể mang vi trùng phong đòn gánh. Do đó, nếu lần cuối bạn chích ngừa phong đòn gánh đã hơn 5 năm và vết thương rất sâu hay rất bẩn, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được chích ngừa phong đòn gánh.
Ngay sau khi bị cắn, nên làm những chuyện sau:
*1. Vết thương nhẹ: Nếu chỉ trầy da sơ sơ và không có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại (do chó mèo nuôi trong nhà chưa chích ngừa hay bị thú hoang cắn), chỉ cần rửa sạch vết thương bằng thật nhiều nước và xà bông, sau đó bôi kem sát trùng lên và băng lại.
*2. Vết thương sâu: Nếu vết thương thủng sâu hoặc rách da nhiều và chảy máu, băng lại bằng miếng vải sạch và khô để bớt chảy máu và đi cấp cứu ngay.
*3. Vết thương nhiễm trùng: Nếu vết thương sau đó có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, ra nước vàng hay mủ, cần gặp bác sĩ ngay.
*4. Nghi ngờ bị nhiễm bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ có thể bị nhiễm bệnh dại (do chó mèo nuôi trong nhà chưa chích ngừa hay bị thú hoang cắn), cần gặp bác sĩ hay đến phòng cấp cứu ngay.
3. Chữa vết phồng (blisters)
Răng và nước dãi các con thú thường dơ và có thể mang vi trùng phong đòn gánh. Do đó, nếu lần cuối bạn chích ngừa phong đòn gánh đã hơn 5 năm và vết thương rất sâu hay rất bẩn, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được chích ngừa phong đòn gánh.
Ngay sau khi bị cắn, nên làm những chuyện sau:
*1. Vết thương nhẹ: Nếu chỉ trầy da sơ sơ và không có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại (do chó mèo nuôi trong nhà chưa chích ngừa hay bị thú hoang cắn), chỉ cần rửa sạch vết thương bằng thật nhiều nước và xà bông, sau đó bôi kem sát trùng lên và băng lại.
*2. Vết thương sâu: Nếu vết thương thủng sâu hoặc rách da nhiều và chảy máu, băng lại bằng miếng vải sạch và khô để bớt chảy máu và đi cấp cứu ngay.
*3. Vết thương nhiễm trùng: Nếu vết thương sau đó có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, ra nước vàng hay mủ, cần gặp bác sĩ ngay.
*4. Nghi ngờ bị nhiễm bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ có thể bị nhiễm bệnh dại (do chó mèo nuôi trong nhà chưa chích ngừa hay bị thú hoang cắn), cần gặp bác sĩ hay đến phòng cấp cứu ngay.
3. Chữa vết phồng (blisters)
Thường chúng ta bị vết phồng là do bị cọ xát hay bị phỏng. Nếu vết phồng không gây đau đớn, tốt nhất là chúng ta để yên nó vì làn da là một vật rất tốt giúp tránh bị nhiễm trùng. Băng vết phồng nhỏ lại bằng băng dán, nếu vết phồng lớn, băng lại bằng miếng băng có lớp hút chất ướt và có chỗ cho vết thương “thở”. Nếu bị dị ứng với cao su có thể dùng băng dán bằng giấy.
Đùng chọc thủng vết phồng trừ khi vết ấy làm bạn đau, khiến bạn không đi hay không sử dụng tay được. Nếu bạn không bị bệnh tiểu đường, có thể theo chỉ dẫn sau đây để làm bớt cái đau gây ra do vết phồng:
- Rửa vết phồng bằng xà bông và nhiều nước ấm
- Rửa vết phồng bằng iodine hay alcohol
- Chùi một cái kim nhọn bằng alcohol
- Dùng kim này chọc thủng vết phồng, chọc vào nhiều chổ gần bìa, để nước chảy ra hết nhưng để miếng da lại.
- Bôi kem sát trùng lên vết phồng và dán băng keo lại
- Sau nhiều ngày, có thể cắt bớt chỗ da đã chết trên mặt vết phồng bằng kéo đã sát trùng. Bôi kem sát trùng lần nữa và băng lại.
Cần gọi bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy mủ, đau hay nóng.
Muốn đề phòng vết phồng nên mang găng tay, vớ, băng dán… để bảo vệ chỗ da bị cọ xát.
4. Chữa vết bầm
Đùng chọc thủng vết phồng trừ khi vết ấy làm bạn đau, khiến bạn không đi hay không sử dụng tay được. Nếu bạn không bị bệnh tiểu đường, có thể theo chỉ dẫn sau đây để làm bớt cái đau gây ra do vết phồng:
- Rửa vết phồng bằng xà bông và nhiều nước ấm
- Rửa vết phồng bằng iodine hay alcohol
- Chùi một cái kim nhọn bằng alcohol
- Dùng kim này chọc thủng vết phồng, chọc vào nhiều chổ gần bìa, để nước chảy ra hết nhưng để miếng da lại.
- Bôi kem sát trùng lên vết phồng và dán băng keo lại
- Sau nhiều ngày, có thể cắt bớt chỗ da đã chết trên mặt vết phồng bằng kéo đã sát trùng. Bôi kem sát trùng lần nữa và băng lại.
Cần gọi bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy mủ, đau hay nóng.
Muốn đề phòng vết phồng nên mang găng tay, vớ, băng dán… để bảo vệ chỗ da bị cọ xát.
4. Chữa vết bầm
Chúng ta bị bầm khi bị đụng mạnh khiến những mạch máu gần lớp da bị bể ra, làm máu chảy ra và tụ lại ở mô tế bào dưới da. Đám máu này là những vết bầm mầu xanh đen.
Nếu da không bị rách, chúng ta không cần băng vết bầm lại nhưng có thể theo những chỉ dẫn dưới đây để mau hết bầm:
- Để phần cơ thể bị thương cao lên
- Chườm đá lạnh nhiều lần trong ngày
- Cho chỗ bị thương nghỉ ngơi, không vận động chỗ đó nữa.
- Có thể uống thuốc Tylenol hay Motrin để bớt đau và bớt sưng
Nên gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
- Vết bầm quá to và đau, nhất là khi không có lý do rõ rệt
- Bạn dễ bị bầm và chảy máu nhiều chỗ như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, hau có máu trong mắt, nước tiểu, phân.
- Chưa từng bị bầm nhưng nay bỗng dưng bị bầm nhiều
Những triệu chứng kể trên có thể là triệu chứng vài bệnh nguy hiểm, thí dụ như bệnh về đông máu hay bệnh máu. Vết bầm đi cùng với đau nhức hay nhức đầu cũng có thể là triệu chứng vài bệnh quan trọng, cần được khám nghiệm.
Nếu da không bị rách, chúng ta không cần băng vết bầm lại nhưng có thể theo những chỉ dẫn dưới đây để mau hết bầm:
- Để phần cơ thể bị thương cao lên
- Chườm đá lạnh nhiều lần trong ngày
- Cho chỗ bị thương nghỉ ngơi, không vận động chỗ đó nữa.
- Có thể uống thuốc Tylenol hay Motrin để bớt đau và bớt sưng
Nên gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
- Vết bầm quá to và đau, nhất là khi không có lý do rõ rệt
- Bạn dễ bị bầm và chảy máu nhiều chỗ như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, hau có máu trong mắt, nước tiểu, phân.
- Chưa từng bị bầm nhưng nay bỗng dưng bị bầm nhiều
Những triệu chứng kể trên có thể là triệu chứng vài bệnh nguy hiểm, thí dụ như bệnh về đông máu hay bệnh máu. Vết bầm đi cùng với đau nhức hay nhức đầu cũng có thể là triệu chứng vài bệnh quan trọng, cần được khám nghiệm.
http://www.viendongdaily.com
BS: Nguyễn Thị Nhuận
BS: Nguyễn Thị Nhuận
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire