TÁC DỤNG CỦA RƯƠU TỎI VS CÁCH NGÂM, UỐNG RƯỢU TỎI ĐÚNG CÁCH
Rất nhiều người truyền tai nhau rằng rượu tỏi là “Thần Dược” chữa được rất nhiều bệnh. Vậy, Tác dụng của rượu tỏi như thế nào? Cách ngâm rượu tỏi và uống rượu tỏi đúng cách như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời chính xác nhé.
Theo khoa học thì tác dụng của rượu tỏi rất tốt cho các bệnh huyết áp cao, viêm khớp, tiểu đường,… Chính vì vậy khá nhiều người đã bỏ không ít công sức vào việc ngâm rượu tỏi. Vậy ngâm và uống rượu tỏi như thế nào là hợp lý để mang lại hiệu quả nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết ngay nhé
I. Top 4 Tác Dụng Của Rượu Tỏi Bạn Nên Biết
1-Rượu tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp
Một trong những công dụng rượu tỏi được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó chính là chữa viêm đau khớp rất hiệu quả. Khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị cơn đau, một thành phần khác trong tỏi là selen có công dụng hạn chế viêm khớp và hợp chất thiacremonone, từ đó giúp ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy những người viêm khớp dạng thấp, vôi hóa khớp, nhức mỏi xương khớp uống rượu tỏi sẽ rất tốt.
2-Tác dụng rượu tỏi trong phòng chống bệnh tim mạch
Có thể bạn chưa biết, nếu sử dụng hai nhánh tỏi hàng ngày sẽ có hiệu quả giống như với uống thuốc làm giảm cholesterol. Điều này đã được đưa ra trong báo “Ăn uống và dinh dưỡng” của Đại học Taffsi – Mỹ.
Đồng thời, một nghiên cứu của Đại học Dennsylvania cũng đã đưa ra kết luận: tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol và hạ thấp khả năng bám mỡ trong máu và phòng chống xơ cứng động mạch. Chính vì vậy việc sử dụng tỏi ngâm rượu sẽ có tác dụng tốt với bệnh tim mạch.
3-Tác dụng đối với bệnh về tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên ăn uống khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày tá tràng thì bạn nên bắt đầu uống rượu tỏi mỗi ngày. Bên cạnh đó, công dụng rượu tỏi còn có thể chữa bệnh trĩ. búi trĩ sẽ nhanh chóng về lại đúng vị trí sau 1 tuần uống rượu tỏi đúng cách.
4-Rượu tỏi cũng giúp phòng chống ung thư dạ dày và ung thư da
Hiện nay các nhà nghiên cứu của Viện ung thư Mỹ đang sản xuất loại thuốc được chiết từ tỏi để chống ung thư. Bên cạnh đó, một bác sĩ thuộc Viện y học Sơn Đông của Trung Quốc đã xác nhận rằng những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với những người khác. Đồng thời nước tỏi chiết cũng có tác dụng ức chế một số bệnh ung thư ác tính và đề phòng ung thư da.
Như vậy khoa học đã chứng minh được tác dụng rượu tỏi đối với việc phòng chống ung thư dạ dày và ung thư da.
Ngoài những công dụng phổ biến trên, tỏi ngâm rượu còn được sử dụng với nhiều tác dụng khác như:
– Cải thiện bệnh đái tháo đường;
– Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan tới đường hô hấp như: viêm phế quản, hen phế quản, viêm họng, viêm xoang…
– Tỏi ngâm rượu còn giúp giảm cân hiệu quả.
– Tác dụng kháng vi rút.
II. Cách Ngâm Rượu Tỏi vs Uống Rượu Tỏi Đúng Cách
Công dụng của rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe con người, bạn cũng có thể tự làm tỏi ngâm rượu để sử dụng khi cần theo hướng dẫn sau đây:
Chuẩn bị:
– Bình thủy tinh.
– 1kg tỏi khô hay 100g.
– 2 lít rượu trắng hay 200 mL.
– 1kg tỏi khô hay 100g.
– 2 lít rượu trắng hay 200 mL.
Cách làm:
– Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch với nước rượu.
– Cho tỏi vào chảo nóng sao khoảng 3 phút rồi đổ ra, để nguội.
– Cho tỏi cùng 2 lít rượu trắng vào bình thủy tinh.
– Đậy nắp thật kín và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Chỉ sau khoảng hơn 2 tháng là bạn đã có thể sử dụng.
– Cho tỏi vào chảo nóng sao khoảng 3 phút rồi đổ ra, để nguội.
– Cho tỏi cùng 2 lít rượu trắng vào bình thủy tinh.
– Đậy nắp thật kín và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Chỉ sau khoảng hơn 2 tháng là bạn đã có thể sử dụng.
Lưu ý: Cách sử dụng rượu tỏi
Để có tác dụng tốt nhất khi sử dụng tỏi ngâm rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 chén nhỏ không quá 20ml và uống 1-2 lần/ngày.
Rượu tỏi có vị hơi cay nồng nhưng nếu cố gắng dùng điều độ và thường xuyên sẽ đem lại tác dụng tốt cho cơ thể.
********************************
9 điều cấm kỵ khi ăn tỏi: Làm được đủ thì rất tốt!
Trần Quỳnh |
Nguyên tắc "9 không" sẽ giúp bạn tận dụng tối đa công hiệu của tỏi và tránh được cảnh "tiền mất, tật mang" vì những tác dụng phụ không mong muốn.
Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.
Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Tuy nhiên, tỏi mặc dù tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Nguyên tắc "chín không" dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng loại củ "nhỏ nhưng có võ" này một cách an toàn và hiệu quả.
1. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.
Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm "lợi bất cập hại".
Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: "Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan". Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh.
Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.
Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn "Thảo mộc tòng tâm" của Trung Hoa từng ghi chép: "Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn."
9. Không ăn tỏi quá nhiều
Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.
Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
*Theo Sina Health
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire