Những Chiếc Bánh Trung Thu Độc Đáo Nhất
Trung thu đang đến rất gần, lòng người rộn ràng chờ đón ngày trăng tròn đẹp nhất trong năm. Gia đình nào cũng chọn mua những chiếc bánh nướng bánh dẻo ngon và đẹp để dành tặng người thân và để làm quà cho bọn trẻ. Hãy tham khảo những chiếc bánh thú vị nhất của năm nay. Ngày nay bánh trung thu được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, có nhiều sắc màu, hương vị, hình dáng và kích thước, khiến bạn vừa thích thú nhưng cũng rất lưỡng lự khi phải lựa chọn.
1. Bánh trung thu giònNhững chiếc bánh hình hoa hồng vô cùng đẹp mắt này xuất xứ từ Singapore, được làm với quy trình đặc biệt. Bánh được nướng chín sau đó lại mang ướp lạnh nên phần vỏ giòn, nghe thật lạ, bánh trung thu mà lại giòn. Nhưng độ giòn vỏ vừa phải kết hợp với phần nhân mềm nhiều hương vị hấp dẫn như: trà xanh, hạt sen, hạt dẻ hay sữa dừa lại tạo được sự hấp dẫn riêng, ăn không ngán.
2. Bánh trung thu hoa quảTrái cây mang lại hương vị mới lạ “đột phá” cho chiếc bánh. Thơm ngon và vô cùng bắt mắt, những chiếc bánh cũng đa dạng theo sự phong phú của các loại hoa quả, từ vị sầu riêng, vua của các loại trái cây, đến dâu tây quyến rũ, vị chuối ngọt ngào cho đến vị quả vải mùa hè…Ngoài ra các đầu bếp còn kếp hợp các loại trái cây lạ làm nhân bánh như nhân mít, nhân quả bơ hay nhân xoài xốp. Các loại hoa quả được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ rồi trộn với nhân, khi ăn đôi khi bắt gặp những miếng trái cây thực khách sẽ thấy ngạc nhiên thích thú.Bạn sẽ không bao giờ chán bánh trung thu nữa.
3. Bánh trung thu vị rượuNhững chiếc bánh dẻo được làm tỉ mỉ như tác phẩm nghệ thuật, màu sắc của nó khiến ta phải ngỡ ngàng. Tất cả đều là nguyên liệu tự nhiên nhưng với cách kết hợp khéo léo, một chút phương tây và một chút á đông: nhân khoai lang Nhật với chocolate và rượu champagne.Vỏ bánh màu hồng bao nhân kem-hạt dẻ-whiskyHay kỳ lạ hơn nữa với viên chocolate chứa rượu bailey bên trong rồi nhân nho khô rượu rum, nhân kem-hạt dẻ-whisky. Thật tuyệt vời.
4. Bánh trung thu oải hươngHoa oải hương không chỉ là thứ thảo mộc chữa bệnh, làm mỹ phẩm hay dầu thơm thư giãn nữa. Nó còn xuất hiện trong món bánh trung thu của người châu Á.Loại bánh này có màu tim tím nhẹ nhàng như hoa oải hương nước Pháp. Không những thế người làm bánh còn trực tiếp cho hoa oải hương vào trong bánh khiến người ăn thấy tò mò và háo hức, bên cạnh hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, hoa oải hương tạo nên thứ mùi hương huyền ảo. Và bạn đã bao giờ thử bánh trung thu vị hoa chưa?
5. Bánh trung thu kiểu TâyCác nghệ nhân Hồng Kông đã tạo ra một thứ bánh trung thu mới với hơn 40 hương vị khác nhau. Vỏ bánh mềm mịn và lớp nhân mượt như nhung, những chiếc bánh này sẽ chinh phục bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên.Bạn sẽ không thể từ chối bánh nhân đậu xanh pho mát, bánh caramel cà phê và đậu đỏ, bánh vừng đỗ trắng hay bánh pho mát và chocolate.
6. Bánh trung thu “mỹ phẩm”Mỹ phẩm từ bánh trung thu? Hoàn toàn không phải mà đó là những chiếc bánh được tạo hình và tạo màu như một bộ đồ trang điểm của phái đẹp.Bạn sẽ thắc mắc, bánh trung thu màu đen ư? Có thể chứ khi người ta tạo ra thứ màu huyền bí của bóng đêm đó cho chiếc bánh từ những hạt vừng đen.
7. Bánh trung thu vị mùa xuânLấy cảm hứng từ mùa xuân loại bánh này có màu xanh mịn màng, phần nhân được sáng tạo với đậu nành, lòng trắng trứng và hương trà xanh. Màu sắc của chiếc bánh gợi cho ta không khí đầy sức sống, màu hồng dịu dàng của hoa đào, màu xanh mướt của lộc non tươi mới. Ngoài hình thức vô cùng hấp dẫn nhân bánh được làm từ đậu nành cũng là một nét độc đáo, quyến rũ mới.Thanh Lan sưu tầmTẾT TRUNG THU Ở CHÂU ÁKhắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, đến Việt Nam... người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng.Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm lịch, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là bánh Trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.
Đối với người phương Đông, Trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết Âm lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ăn bánh Trung thu, ăn bưởi, uống trà và ngắm trăng. Có khi họ dùng bữa ngoài trời. Trẻ con nông thôn thường hay đặt vỏ quả bưởi trên đầu như là một biểu hiện để xua đi những điều không may không tốt lành trong nửa năm vừa qua. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân.Ở Trung Hoa, tết Trung thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương quý phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng.
Nhiều nơi ở Trung Quốc, người dân mặc trang phục cổ truyền thống và tổ chức Lễ cúng trăng. Ảnh:Xinhua
Trong lễ Trung thu, người ta làm bánh Mooncake. Có thể nói bánh Trung thu Trung Quốc rất gần vũi với người Việt Nam bởi cách chế biến gần như giống nhau. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều. Ở Trung Quốc có rất nhiều loại bánh Trung thu.
Tại Singapore, lễ đón Trung thu diễn ra khá vui nhộn. Ở quảng trường Sengkang, mọi người tập trung đông đủ để chơi các trò chơi thú vị.
Tại Nhật Bản, trung thu được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, nghĩa là “ngắm trăng”. Người ta quây quần bên nhau ngồi ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ của vầng trăng và làm thơ. Người Nhật không ăn bánh Trung thu trong lúc ngắm trăng, mà thay vào đó là món bánh gạo nếp. Vì rằm tháng 8 cũng là lúc thu hoạch của các loại cây trồng, nên người Nhật cũng tổ chức các nghi lễ để cảm tạ sự ưu ái của thiên nhiên. Mặc dù lịch âm đã không được sử dụng từ sau cải cách Minh Trị, nhưng hiện nay người Nhật Bản vẫn giữ được thói quen đón Trung thu. Một số đền, chùa ở Nhật Bản cũng tổ chức lễ hội Trung thu theo truyền thống.
Bánh mặt trăng (Tsukimi Dango) - Nhật Bản
Người Thái gọi Tết Trung thu là “lễ cầu trăng”, vì vào đêm Trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Trên bàn thờ còn quả đào và bánh Trung thu. Theo truyền thuyết của người Thái, nếu làm như vậy, Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Người Hàn Quốc gọi Trung thu là Chusok và họ có ba ngày để vui chơi, ăn bánh Trung thu, các cửa hàng giảm giá một tháng trước lễ hội. Ngoài ra, các khu phố người Hoa ở Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng ngập tràn màu sắc trong ngày này.
Trong ngày lễ Chuseok, trẻ em cũng mặc trang phục truyền thống.
Người Lào gọi tết Trung thu là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Camphuchia: Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm - từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.
Việt Nam: Lúc tết Trung thu sắp đến gần, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai cuộc đua về bánh Trung Thu cùng đồ chơi, làm cho không khí ngày lễ hội trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam trở nên tưng bừng, rộn rã hẳn lên.
Khác với tết Trung thu Trung Quốc, tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau, cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các loại thức ăn đồ uống... đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.SỰ TÍCH BÁNH TRUNG THU VIỆT NAMTết Trung Thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.Truyền thống Ăn!Người Việt ta vốn coi trọng truyền thống "ăn," do đó thường dành một món ăn đặc thù cho mỗi dịp tết nhất hội hè. Theo cổ tục, người Việt trong quá khứ đã từng ăn bánh chưng, bánh dầy vào Tết Nguyên Đán; ăn bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn Thực; ăn rượu nếp, bánh tro, bánh ú vào Tết Đoan Ngọ; ăn heo quay cúng ngày Rằm Tháng Bảy; ăn bánh dẻo, bánh nướng vào Tết Trung Thu; uống rượu cúc vào tiết Trùng Cửu.
Ngày nay, nhiều cổ tục trên đã biến mất, tuy nhiên tập tục ăn bánh Trung Thu vẫn thịnh hành. Trước đây, nhiều người tự hào từng ăn bao nhiêu bánh mua từ những tiệm như Đông Hưng Viên, Đồng Khánh, Tân Tân, Á Đông, nhưng mấy ai biết bánh Trung Thu có một sự tích lâu đời, mang nhiều biến thái qua không gian và thời gian và nhất là mang nhiều giai thoại lý thú.Chẳng hạn như sau 1975, dù kinh tế chật vật, bánh Trung Thu không hề ế, và bánh Trung Thu vẫn đóng vai trò quà "hữu nghị" trong sự giao tế với giới chức cửa quyền, cũng như ngày trước, một viên chánh sự vụ Bộ Kinh Tế chỉ cần hứa ký một giấy phép cho nhập hàng ngoại hóa từng được biêù một khay bánh Trung Thu tròn lớn, trên có con rồng có cặp mắt long lanh. Bà vợ mừng hụt hơi khi khám phá ra mắt rồng là một cặp hột xoàn 7, 8 li và bụng bánh chứa toàn vàng lá.
Và cách đây ba năm, 50 công nhân của công ty thực phẩm Đồng Khánh (hay nhà hàng Đồng Khánh cũ bị quốc doanh hoá) đã làm một cái bánh nướng khổng lồ kỷ lục cho 10,000 người ăn, nặng 735 kilô, đường kính 2 thước, cao 4 tấc.
Bánh Trung Thu ở Việt Nam và ở Trung Hoa
Ở VN từ xưa đến nay, bánh Trung Thu gồm hai hình thức: dẻo và nướng.
Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái VN hơn bánh nướng. Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình" và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng:
"Đêm khuya chung bóng trăng tròn sánh vai" (Kiều). Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoạ Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở VN hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.
Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.
Nhìn qua lục địa Trung Quốc vốn là cái nôi khai sinh ra tục ăn bánh Trung Thu thì chúng ta thấy hình thức của chúng rất khác và thay đổi tùy theo tình trạng thổ sản, môi trường kinh tế và khẩu vị của từng địa phương như sau:
- Kiểu Tô Châu có một lịch sử gốc gác hơn 1,000 năm. Tại vùng này, đếm ra có hơn cả tá kiểu thức mà phổ thông nhất là chiếc bánh Kim-Thuỷ Mai-Quế Nguyệt Bính nặn bằng tay, vỏ bánh mỏng chứa nhân bằng trái cây hay hạt tán nhuyễn. Bánh kiểu Tô Châu nổi danh với lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tanh, ăn ngọt và béo.
- Kiểu Bắc Kinh có hai biến thể: một gọi là bánh "Ti-chiang" (đề tương) chịu ảnh hưởng Tô Châu, khác chăng là vỏ xốp nhẹ hơn là từng lớp mỏng như bánh Tô Châu; hai là bánh "Fan Mao" (phiến mao) - nhẹ như lông, vỏ bánh nhẹ tơi màu trắng, nhân bánh có vị dược liệu Sơn Tra. Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ rất ngon mắt và rất hấp dẫn gợi thèm.
- Kiểu Ninh Ba thoát thai từ kiểu Tô Châu và rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang. Vỏ bánh đặc chắc chứa nhân dăm-bông hay hải tảo, điểm mùi gia vị cay và mặn.
- Kiểu Vân-Nam được dân điạ phương gọi là "T'o," có vỏ làm bằng nhiều thứ bột phối hợp của gạo, lúa mạch, v.v., có vị ngọt.
- Kiểu Quảng Đông rất quen thuộc với dân VN về những đặc điểm như đã nói trên.
- Kiểu Đài Loan gọi là "Nguyệt quang bính" với nhân làm bằng khoai lang, ăn rất ngọt, mềm và không ớn.
Trên thực tế, người Hoa quen dùng bốn tiếng sau để gọi bốn kiểu thức theo bốn địa phương chính là: Bình Tô Quảng Đài (Bình hoặc Ping chỉ Bắc Bình hay Bắc Kinh), Tô (Su - tức Tô châu), Quảng (Kuang - tức Quảng Đông), Đài (Tai chỉ Đài Loan).Ngoài ra, người ta còn phân biệt bánh mặn (huân) dùng mỡ heo và bánh chay (tố trai) dùng dầu mè.
Ở vùng Đông Nam Á, chiếc bánh Trung thu cũng bị biến thái, ví dụ như bánh kiểu Mã Lai thì vỏ bọc bằng súc cu la và có nhân bằng đậu đỏ và dầu mè, hoặc có nhân hạt sen và nhiều thứ lá thơm ngọt; bánh kiểu Hương cảng có nhân đậu nành thơm vị cam, hột sen trắng, đậu đen và lá trà.
Ở VN, tại Sài Gòn và Chợ Lớn những nhà sản xuất như Kinh Đô, Đồng Khánh, Ái Huê, Hỉ Lâm Môn còn chế những bánh nhân cùi dừa, ngó sen trộn sữa, sầu riêng, đậu xanh và những loại hạt giẻ. Có nhà lại chế thêm nhiều rượu whisky, lại có nhà quảng cáo làn bánh Trung Thu "kiểu đai-ét" tbớt ngọt và không có cholesterol theo nhu cầu y tế thời thượng.
H.Phúc chuyển
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire