mercredi 22 février 2012

Tulum (Mexico)

Tulum (Mexico )

Tour guide

Biểu diễn leo cột cờ



Tulum vào tháng hai (27°C) khí hậu rất dễ chịu









Tulum (Mexico Spring break 2009)




Cắc kè ngắm du khách tắm biển

KĐ vừa ngắm du khách, cắc kè và trời biển mênh mông





Nhìn đám cắc kè đang thư giãn


Đá voi

Tulum


From Wikipedia, the free encyclopedia

Tulum

Tulu'um
Zama
Maya Site
The seaside view of El Castillo at Tulum
Tulum is located in Mexico
Tulum
Location on the Yucatán Peninsula in Mexico
Coordinates: 20°12′53″N 87°25′44″W
Country Mexico
State Mexico stateflags Quintana Roo.png Quintana Roo
Municipality TULUM.png Tulum
Earliest inscription AD 564
Constructed 1200 and 1450
Elevation 39 ft (12 m)
Time zone CST (UTC-6)
• Summer (DST) Central Daylight Time (UTC-5)
Major Airport Cancún International Airport
IATA Code CUN
ICAO Code MMUN
Tulum (Yucatec: Tulu'um) is the site of a Pre-Columbian Maya walled city serving as a major port for Cobá.[1] The ruins are situated on 12-meter (39 ft) tall cliffs, along the east coast of the Yucatán Peninsula on the Caribbean Sea in the state of Quintana Roo, Mexico.[1] Tulum was one of the last cities inhabited and built by the Mayans, it was at its height between the 13th and 15th centuries and managed to survive about 70 years after the Spanish began occupying Mexico. Old World diseases brought by the Spanish settlers appear to have been the cause of its demise. One of the best-preserved coastal Maya sites, Tulum is today a popular site for tourists.[1]

Contents

[hide]

[edit] Description

The Maya site may formerly have been known by the name Zama, meaning City of Dawn because it faces the sunrise. Tulum stands on a bluff facing east towards the Caribbean Sea. Tulúm is also the Yucatan Mayan word for fence, wall[1] or trench, and the walls surrounding the site allowed the Tulum fort to be defended against invasions. Tulum had access to both land and sea trade routes, making it an important trade hub, especially for obsidian. From numerous depictions in murals and other works around the site, Tulum appears to have been an important site for the worship of the Diving or Descending god.[1] Tulum had an estimated population of 1,000 to 1,600 inhabitants.
Tulum was first mentioned by Juan Díaz, a member of Juan de Grijalva's Spanish expedition of 1518, the first Europeans to spot Tulum. [1] The first detailed description of the ruins was published by John Lloyd Stephens and Frederick Catherwood in 1843 in the book Incidents of Travel in Yucatan. As they arrived from the sea, Stephens and Catherwood first saw a tall building that impressed them greatly, most likely the great Castillo of the site. They made accurate maps of the site’s walls, and Catherwood made sketches of the Castillo and several other buildings. Stephens and Catherwood also reported an early classic stele at the site, with an inscribed date of AD 564 which is interpreted to mean that it was most likely built elsewhere and brought to Tulum to be reused.
Work conducted at Tulum continued with that of Sylvanus Morley and George P. Howe, beginning in 1913. They worked to restore and open the public beaches. The work was continued by the Carnegie Institution from 1916 to 1922, Samuel Lothrop in 1924 who also mapped the site, Miguel Ángel Fernández in the late 1930s and early 1940s, William Sanders in 1956, and then later in the 1970s by Arthur G. Miller. Through these investigations done by Sanders and Miller it has been determined that Tulum was occupied during the late Postclassic period around AD 1200. The site continued to be occupied until contact with the Spanish was made in the early 16th century. By the end of the 16th century the site was abandoned completely.[2]

Map of central Tulum

[edit] Architecture


El Castillo at Tulum (Catherwood, 1844)

Pyramid El Castillo (The Castle), 2008
Tulum has architecture typical of Maya sites on the east coast of the Yucatan Peninsula. This architecture is recognized by a step running around the base of the building which sits on a low substructure. Doorways of this type are usually narrow with columns used as support if the building is big enough. As the walls flare out there are usually two sets of molding near the top. The room usually contains one or two small windows with an altar at the back wall, roofed by either a beam-and-rubble ceiling or being vaulted.[3] This type of architecture resembles what can be found in the nearby Chichen Itza, just on a much smaller scale.[2]
Tulum was protected on one side by steep sea cliffs and on the landward side by a wall that averaged about three to 5 meters (16 ft) in height. The wall also was about 8 m (26 ft) thick and 400 m (1,300 ft) long on the side parallel to the sea. The part of the wall that ran the width of the site was slightly shorter and only about 170 meters (560 ft) on both sides. Constructing this massive wall would have taken an enormous amount of energy and time, which shows how important defense was to the Maya when they chose this site. On the southwest and northwest corners there are small structures that have been identified as watch towers, showing again how well defended the city was. There are five narrow gateways in the wall with two each on the north and south sides and one on the west. Near the northern side of the wall a small cenote provided the city with fresh water. It is this impressive wall that makes Tulum one the most well-known fortified sites of the Maya.[4]
There are three major structures of interest at the Tulum site. El Castillo, the Temple of the Frescoes, and the Temple of the Descending God are the three most famous buildings. Among the more spectacular buildings here is the Temple of the Frescoes that included a lower gallery and a smaller second story gallery. The Temple of the Frescoes was used as an observatory for tracking the movements of the sun. Niched figurines of the Maya “diving god” or Venus deity decorate the facade of the temple. This “diving god” is also depicted in the Temple of the Diving God in the central precinct of the site. Above the entrance in the western wall a stucco figure of the “diving god” is still preserved, giving the temple its name. A mural can still be seen on the eastern wall that resembles that of a style that originated in highland Mexico, called the Mixteca-Puebla style, though visitors are no longer permitted to enter.
Also in the central precinct is the Castillo, which is 7.5 m (25 ft) tall. The Castillo was built on a previous building that was colonnaded and had a beam and mortar roof. The lintels in the upper rooms have serpent motifs carved into them. The construction of the Castillo appears to have taken place in stages. A small shrine appears to have been used as a beacon for incoming canoes. This shrine marks a break in the barrier reef that is opposite the site. Here there is a cove and landing beach in a break in the sea cliffs that would have been perfect for trading canoes coming in. This characteristic of the site may be one of the reasons the Maya founded the city of Tulum exactly here, as Tulum later became a prominent trading port during the late Postclassic.[2]

Templo del Dios Descendente (Temple of the Descending God)

[edit] Trading


Templo Dios del Viento (God of Winds Temple) guarding Tulum's sea entrance bay
Both coastal and land routes converged at Tulum which is apparent by the number of artifacts found in or near the site that show contacts with areas all over Central Mexico and Central America. Copper artifacts from the Mexican highlands have been found near the site, as have flint artifacts, ceramics, incense burners, and gold objects from all over the Yucatán. Salt and textiles were among some of the goods brought to Tulum by sea that would then be dispersed inland. Typical exported goods included feathers and copper objects that came from inland sources. These goods could be transported by sea to rivers such as the Río Motagua and the Río Usumacincta/Pasión system that could be taken inland giving seafaring canoes access to both the highlands and the lowlands.
The Río Motagua starts from the highlands of Guatemala and empties into the Caribbean while the Río Pasión/Ucamacincta river system also originates in the Guatemalan highlands and empties into the Gulf of Mexico. It may have been one of these seafaring canoes that Christopher Columbus first encountered off the shores of the Bay Islands of Honduras.[5] Jade and obsidian appear to be some of the more prestigious materials found here as the obsidian would have had to have traveled clear from Ixtepeque in northern Guatemala which was nearly 700 kilometers (430 mi) away from Tulum. This huge distance coupled with the density of obsidian found at the site show that Tulum was a major center for the trading of obsidian.[6]

[edit] Function "The Secret of Tulum"

As mentioned, Tulum may have served as a port city for the Maya site of Coba as there is a sacbe road connecting the two. However, it was more likely a principal way station along a Putun Maya ocean trade route stretching from Panama in the South to Champoton (Maya: Chem = canoe + Poton = Putun, the Maya tribe with a monopoly on sea trade ) on the Gulf of Mexico in the North. Tulum’s location to the Southwest of the principal Putun entrepot of Cozumel Island meant that large, ocean going canoes could depart for Cozumel almost no matter what the weather nor how strong the Northbound current, which forms the beginnings of the mighty Gulf Stream, was running at the time.The substantial landside fortifications of Tulum are more in keeping with coastal island’s requirement for a secure port on the mainland, as the modern municipality of Isla Mujeres maintains Punta Sam and Cozumel formerly administered Playa del Carmen.
The Secret of Tulum was rediscovered in 1984 when an expedition led by Pilar Luna of Mexico’s National Institute of Anthropology’s Nautical Archaeology Department and Michael Creamer of the Institute of Nautical Archaeology funded by a grant from National Geographic. Experiments conducted that season conclusively proved that Tulum’s El Castillo served as an aid to navigating the narrow gap in the offshore coral reef that protects Tulum’s convenient landing beach.

Surf breaking on the reef opposite the Castillo.
This was later documented on film for Arthur C. Clarke’s Mysterious Universe –‘The Mysterious Maya for Discovery Channel’ (English), and History Channel (Spanish). How does the oldest lighthouse in the New World work?
El Castillo at Tulum consists of two pairs of very sophisticated horizontal range lights – a day signal and a night signal. They work equally well North bound or South bound from beyond the world’s second longest barrier reef. Most modern range light systems are vertical – a taller tower behind a shorter one; each with day shapes and night lights. When the day shapes or night lights are aligned atop the other, the vessel is within a safe, navigable channel. The unique topography of Tulum would require a tower behind El Castillo of over 20m. The existing horizontal range light system developed by the Maya is far more practical. The day signals are a pair of windows in the first floor stone work either side of the main tower.

Castillo from the reef, Main and side windows visible.
During daylight hours, the sky is visible through them from beyond the reef opening. As long as the Windows appear of uniform width the approaching vessel is within the safe channel. If one window appears to be reduced in width, the vessel’s course must be altered towards the narrowing window or it will come to grief on the reef or one of the several coral heads on either side of the channel within the reef confines.The night signals are two windows situated in the upper floor of the Castillo tower.

Windows in the Castillo's sea-facing wall.
The South Window measures about 45cm x 45cm and projects a light beam wider than the safe reef opening.The North Window, slightly taller and narrowerprojects a light beam exactly the width of the reef opening. When one sees the single light from the South Window from offshore of the reef, it is time to get ready. When light from the North window becomes visible, get set. The moment both lights are equally brilliant; GO! As with the Day Signals, due to the thickness of the stone walls through which the light beams are projected, the light will decrease and increase as one deviates from or returns to the main channel.

Light beam projected from the Castillo and its visibility from the reef.
The Putun Maya ocean going canoes of the Post Classic period had raised sterns, and it can be safely assumed; raised bows as well. Even if they were of expanded dugout construction (planked up canoes were unknown) yielding the most freeboard possible from a single log, the freeboard would still have been rather low and the vessels easily swamped, especially when making a turn from offshore into Tulum Channel even in moderate seas. Cargos of cacao, copper, jade, obsidian and quetzal feathers were of immense value, as were the royal passengers bound for the sacred temples of Ixchel on Cozumel and Isla Mujeres. Thus the substantial investment in a navigational aid such as the one described at Tulum would have been justified. Since the rediscovery of Tulum’s true purpose, today’s Mexican fishermen look over their shoulders at El Castillo to check their bearings when exiting through the reef channel and use the guiding lights upon their return home. [7][8]

[edit] Tourism


"Temple of the Frescos"
The Tulum archaeological site is relatively compact compared with many other Maya sites in the vicinity, and is one of the best-preserved coastal Maya sites. Its proximity to the modern tourism developments along the Mexican Caribbean coastline and its short distance from Cancun (the "Riviera Maya" surrounding Cancún) has made it the most popular Maya tourist site in the Yucatan. Daily tour buses bring a constant stream of visitors to the site. The Tulum ruins are the third most-visited archaeological site in Mexico, after Teotihuacan and Chichen Itza. It is popular for the picturesque view of the Caribbean and a location just 128 km (80 mi) south of the popular beach resort of Cancún.
A large number of cenotes are located in the Tulum area such as Maya Blue, Naharon, Temple of Doom, Tortuga, Vacaha, Grand Cenote, Abejas, Nohoch Kiin and Carwash cenotes and cave systems.
The tourist destination is now divided into four main areas: the archaeological site, the pueblo (or town), the zona hotelera (or hotel zone) and the biosphere reserve of Sian Ka'an.
In 1995, tourism came to a brief halt as the powerful Hurricane Roxanne pounded into Tulum, packing 115 mph winds. Damage was moderate.

[edit] See also


This beach at Tulum is protected for nesting sea turtles; Quintana Roo, Mexico

[edit] References

  1. ^ a b c d e f "Maya sites in Quintana Roo: Tulúm" (history), Athena Review Vol.2, no.1, 2003, webpage: AthenaPub-Tulum.
  2. ^ a b c "The Ancient Maya", Robert J. Sharer and Loa P. Traxler, Published by Stanford University Press 2006. pp 608-611
  3. ^ Muyil-Quintana Roo-Mexico. Last revised Wednesday April 2, 2008. Walter R. T. Witschey. September 17, 2008. (http://muyil.smv.org/tulum.htm)
  4. ^ Lowland Maya Fortifications, David Webster, Proceedings of the American Philosophical Society, Vol. 120, No. 5 (Oct. 15, 1976), pp. 361-371, Published by: American Philosophical Society
  5. ^ The Peoples of the Caribbean: An Encyclopedia of Archeology and Traditional Culture, Nicholas J. Saunders, Published by ABC-CLIO, 2005. pp 299
  6. ^ Classic Maya Obsidian Trade, Raymond V. Sidrys, American Antiquity, Vol. 41, No. 4 (Oct., 1976), pp. 449-464, Published by: Society for American Archaeology
  7. ^ Michael A. Creamer
  8. ^ Arthur C. Clark's Myterious Universe

Thứ tư Lễ tro

Các việc làm từ thiện

LỄ TRO


THỨ TƯ LỄ TRO

1. Yêu thương

Có một sự kiện rất phổ biến đó là ngày thứ tư lễ Tro, nhà thờ nào cũng đầy ắp những đến dự lễ, tuy ngày đó chẳng phải là ngày lễ buộc, đàng khác người ta đến không cốt để dự lễ, mà để được xức tro. Ai cũng cố gắng để làm sao có được một chút tro bỏ trên đầu, từ ông già bà cả đến đứa con nít. Không có tro thì như thiếu một cái gì quan trọng. Nhưng nếu hỏi tại sao lại phải bỏ tro lên đầu thì có lẽ không phải ai cũng trả lời được.

Một hiện tượng khác tương tự, đó là chuyện tàu lá trong ngày Chúa nhật lễ Lá. Mọi người phải kiếm cho được một tàu lá đem về giắt đâu đấy trong nhà. Nhưng nếu hỏi tại sao, thì cũng thật khó trả lời.

Và theo truyền thống, thì trong nhiều nhà thờ, những chiếc lá khô của năm trước được giữ lại, đốt thành tro để xử dụng trong ngày lễ tro năm sau. Thế là cái chu kỳ lễ tro và lễ lá, lể lá và lễ tro, trở thành một vòng khép kín.

Tuy nhiên có bao nhiêu người bỏ tro lên đầu màđã thực sự sám hối và có bao nhiêu người cầm lá trong tay đã thực sự đón Chúa. Đó mới là vấn đề. Đúng là cảnh xé áo chứ không xé lòng mà tiên tri Joel đã lên án. Trong khi đó, lẽ ra người ta không cần phải ưu tiên cho việc bỏ tro lên đầu nhưng phải ưu tiên cho việc sám hối, mà việc bỏ tro chỉ là biểu tượng bên ngoài.

Cũng vậy, vấn đề quan trọng không phải là kiếm cho được một tàu lá trong ngày Chúa nhật lễ Lá, ngày kỷ niệm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, nhưng là đón Chúa Giêsu hôm nay đang đến với chúng ta trong tha nhân. Nhiều người đi lãnh tro, đi lãnh lá, nhưng cuộc sống của họ trước sau vẫn chẳng có gì thay đổi. Có thể ngay khi từ nhà thờ bước ra, họ đã kênh kiệu, lên mặt đạo đức, khinh ghét người này, hận thù kẻ khác. Có thể ngày đó họ sẽ đi bán hàng, vẫn thói tham lam lừa gạt, tìm cách bóc lột kẻ khác, kể cả những kẻ nghèo khổ. Và ngày lễ lá, sau khi cầm lá đem về, họ sẽ để lá vào trong bình đặt trên bàn thờ, hoặc giắt nó vào đâu đó, làm như bùa hộ mệnh, nhưng không hề nghĩ đến chuyện phải đón tiếp anh em trong cuộc sống hằng ngày: Ai đói cứ đói, ai khát cứ khát, ai không nhà cứ ở ngoài đường, ai trần truồng cứ việc chịu rét lạnh, ai cô đơn cứ việc cô đơn.

Điều còn khó chấp nhận hơn nữa, đó là người ta sẵn sàng ăn chay hãm mình để cầu nguyện cho những kẻ nghèo đói, làm như thể cứ ăn chay là kẻ đói sẽ no, cứ hãm mình là người nghèo trở nên giàu.

Trong khi mà đáng lẽ ra họ cần phải chia sẻ cơm ăn áo mặc cho người nghèo đói hơn là ăn chay hãm mình mà chẳng cho người nghèo đói được một chút cơm thừa canh cặn. Ấy vậy mà những kẻ ăn chay hãm mình, nhưng không chia sẻ cho người nghèo đói vẫn được tiếng là những người đạo đức. Họ giống hệt như ông Tư tế và thày Lêvi ở đền thờ về, khi trông thấy đồng bào mình bị đánh trọng thương nằm ở vệ đường, lại tránh qua bên kia mà đi, không thèm ngó tới. Đó là những kẻ giữ đạo hình thức. Cứ nhìn hiện tượng bên ngoài thì họ là những kẻ nhiệt thành, đạo đức. Họ là những người tự nghĩ mình trung thành với Chúa, bằng việc thực hành mọi nghi thức, mọi thói quen của đạo, nhưnglại không sống cái gì là chính yếu, là bản chất của đạo, đó là thực hành bác ái. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa của chúng ta là Đấng muốn lòng nhân từ chứ không cần lễ tế, cùng với tất cả mọi nghi thức…Chính Ngài đã nói như thế qua tiên tri Isaia.

Khi nhìn vào đời sống của Đức Kitô, chúng ta thấy rõ Ngài là hiện thân của Thiên Chúa tình thương, chứ không phải là Thiên Chúa của lễ tế hay của những luật lệ và nghi thức của đền thờ. Trong ba mươi năm trước khi rao giảng Tin mừng, thì Ngài đã sống Tin mừng ấy bằng cách chia sẻ trọn vẹn đời sống bình thường hằng ngày với bà con lối xóm. Từ khi bắt đầu rao giảng Tin mừng, Ngài cũng ưu tiên dành thời gian và sức lực cho việc chữa bệnh và chăm lo cho mọi người, kể cả việc lo cho người ta ăn uống khi cần. Ngài không đặt nặng vấn đề ăn chay, hay giữ luật ngày Sabát theo tinh thần Do Thái, mà lấy con người làm cứu cánh của lề luật. Ngài chỉ dâng lễ tế có một lần và chỉ một lần là đủ, bởi vì Ngài không thể chết hai lần, nên cũng không thể dâng mình làm lễ tế lần thứ hai. Do vậy mà tất cả lệnh truyền mới của Ngài, thay thế cho lề luật cũ chỉ tóm gọn trong câu: Anh em hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương anh em.

2. Sống mùa chay – Lm Nguyễn Thanh Sơn
(Trích trong http://nguoitinhuu.com)
Giáo Hội đã lấy đoạn Phúc Âm Mt 6,1-6.16-18 để làm hành trang thiêng liêng cho con cái mình, khi khai mạc Mùa Chay Tịnh. Sau khi "xé lòng", chúng ta được chính Đức Giêsu kêu mời thực hành ba việc hết sức cụ thể: bố thí, cầu nguyện và ăn chay.

Trước khi chúng ta xắn tay áo để thực thi những việc này, chúng ta hãy ghi khắc trong tâm trí mình tinh thần của Đức Giêsu: "Hãy coi chừng, đừng phô trương công đức trước mặt người ta, để hòng được thấy; chẳng vậy, các ngươi mất công nơi Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời."

Bản tính loài người chúng ta hay khoe khoang, phô trương công đức, để hòng được thiên hạ nhìn thấy, ngõ hầu họ ca tụng, vinh danh mình. Tinh thần của Đức Giêsu là khiêm nhường. Chúng ta nên xác tín rằng không có việc thiện nào chúng ta làm một cách thầm lặng, khiêm nhường, "trong phòng kín", mà Cha trên trời lại không hay biết. Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, bà Laura Bush, đã được báo chí khen ngợi là "người phụ nữ hoàn tất mọi việc trong âm thầm." Tôi nguyện lấy tấm gương này làm "nghệ thuật sống" cho đời mình.

BỐ THÍ

Đây là việc thứ nhất chúng ta làm. Từ "bố thí" đối với tôi nghe không được nhẹ nhàng, khiêm hạ mấy, nhưng chúng ta tạm dùng từ bình dân quen thuộc này. Đây là nghĩa cử chia sẻ, giúp đỡ những người thiếu thốn vật chất. Đức Giêsu đã lên án người giàu đóng lòng mình lại, nghĩa là ích kỷ không chia cơm xẻ áo với người nghèo: "Khốn cho các ngươi, những kẻ giàu có! Vì các ngươi hiện đã có phần an ủi."
Khi chúng ta "mở rộng cửa cho Chúa Kitô", mở trương mục tiết kiệm mình ký thác trong ngân hàng lớn, kéo dài bàn ăn nhà mình, cho các công tác từ thiện, chúng ta sẽ được Cha trên trời chúc phúc, và thưởng công. Tôi nhớ lời Thánh Phaolô: "Gieo sẻn thì gặt sẻn, gieo hậu thì gặt hậu." Trong thực tế, người giàu có là người đã ban tặng nhiều; kẻ ích kỷ sẽ là kẻ nghèo nàn nhất thế gian.

Một điểm rất quan trọng tôi đã học được nơi Mẹ Têrêsa Calcutta, đó là khi chúng ta giúp người nghèo, chúng ta phải kính trọng và yêu mến họ, chứ không phải khi trông thấy họ đến cửa nhà mình, chúng ta nhìn họ bằng nửa con mắt để xua đuổi họ đi, hoặc ném cho họ vài đồng tiền giấy trị giá thấp nhất, bẩn thỉu, và nhàu nát, như những của bố thí, tức những của không đáng kể gì, ta vất đi, ta "thí" đi, cho người hành khất ăn xin!

Đức Giêsu dạy chúng ta khi giúp người nghèo thì "đừng thổi loa", "tay trái đừng biết điều tay phải làm, hầu việc ngươi bố thí được giữ kín và Cha ngươi là Đấng thấu suốt kín ẩn sẽ hoàn trả lại cho ngươi."

Việc tương thân tương ái, chị ngã em nâng, một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ, một miếng khi đói bằng một gói khi no, chúng ta chia sẻ cho nhau phải có tính cao thượng, nghĩa là "bố thí mà không cầu đền đáp" của người thụ ân. Chúng ta cứ dấn thân cho đồng loại, Thượng Đế "sẽ hoàn trả lại" cho mình.

CẦU NGUYỆN

Việc thứ hai này chắc hẳn là thiết yếu nhất của các tín hữu chúng ta. Chúng ta hãy dùng những ngày Mùa Chay để kết hiệp làm một với Cha trên trời, nâng tâm hồn mình lên với Ngài. Chính nhờ sức mạnh của cầu nguyện mà Con Chiên Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian đã viên mãn công trình của Ngài.

Đức Giêsu cảnh giác chúng ta khi cầu nguyện thì "đừng lải nhải như người ngoại!" Họ lắm lời vì họ tôn thờ nhiều thần tượng, họ vái tứ phương, họ lạy khắp phía. Chúng ta hãy nhớ lời Đức Giêsu căn dặn mình rằng "đừng tưởng hễ nói nhiều thì sẽ được nhậm". Nói ít là nói những gì? Đức Giêsu đã dạy chúng ta một mẫu kinh cốt tủy, đó là Kinh Lạy Cha.

Mỗi ngày chúng ta hãy đọc ít nhất một lần Kinh Lạy Cha với tất cả tâm hồn mình, nghĩa là vừa đọc vừa suy niệm, chứ đừng đọc như thói quen, có khi chạy nhanh như xe hơi ngoài xa lộ liên bang!

Mẹ Têrêsa Calcutta khuyên chúng ta:
"Trong Mùa Chay, chúng ta hãy tấn triển tinh thần cầu nguyện và tĩnh tâm của mình. Hãy giải thoát trí huệ chúng ta khỏi hết thảy những gì không phải là Đức Giêsu. Nếu anh chị em thấy mình khó cầu nguyện, hãy cầu xin Ngài nhiều lần: 'Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự vào trái tim con, hãy cầu nguyện với con, hãy cầu nguyện trong con -- ngõ hầu con có thể học từ nơi Ngài cách thức cầu nguyện'".

"Khi đến lúc cầu nguyện mà chúng ta không thể cầu nguyện, chúng ta hãy làm một việc hết sức đơn giản, đó là hãy để cho Đức Giêsu cầu nguyện trong chúng ta lên cùng Chúa Cha trong thinh lặng của lòng mình. Nếu chúng ta chẳng thể nói ra lời, Ngài sẽ nói cho chúng ta. Nếu chúng ta chẳng thể cầu nguyện, Ngài sẽ cầu nguyện thay chúng ta. Vậy chúng ta hãy trao cho Ngài sự bất khả và sự trống không của mình."


ĂN CHAY

Việc thứ ba này cũng thật quan trọng, và nó phải được thực hành theo tinh thần của Đức Giêsu: "Khi các ngươi ăn chay thì chớ sầm mặt lại như bọn giả hình (....) Còn ngươi ăn chay thì đầu hãy xức dầu, và mặt mày hãy lau rửa...".

Việc ăn chay như vậy không phải là chuyện sầu buồn, tang chế; và người ăn chay sẽ không mang bộ mặt đưa đám vào dung nhan thật của mình!

Khi nghe từ "ăn chay" thường các tín hữu nghĩ đến việc ăn một bữa no, rồi một bữa nhẹ, theo luật chay tịnh của Giáo Hội chúng ta. Thật ra, ăn chay có một sức mạnh tâm linh lớn lao, chứ không chỉ đơn giản là việc ăn ít hơn thường ngày, như một lần kia, Đức Giêsu đã nói với các môn đồ mình: "Thứ quỉ này chỉ trừ được bằng việc ăn chay và cầu nguyện."

Ăn chay để lòng chúng ta không còn nặng nề vì "say sưa chè chén", như Tông đồ dân ngoại Phaolô đã huấn dụ những tay nhậu tục tử phàm phu! Ăn chay để lòng chúng ta vơi đi những tham lam, ghen tuông, và nóng giận của mình, và nhất là để nó được đổ vào tràn đầy hoa quả của Thánh Linh. (xem Ga 5:22) Ăn chay để con người chúng ta được nhẹ nhàng, thanh thoát, như cánh chim trời vút bay lên cao, như bông huệ ngoài đồng thỏa ngát hương thơm...

Khi ăn chay, trong thực tế, chúng ta sẽ dành được một số tiền, vậy phần ăn chay này chúng ta được kêu gọi tặng lại cho những người nghèo. Nếu chúng ta cất giữ nó vào "kho tàng dưới đất" của mình, việc ăn chay trở thành vô lý, vô nghĩa, vì bởi nhờ ăn chay mà chúng ta trở nên keo kiệt hơn, và ích kỷ hơn!
Nguyện xin Chúa Kitô ban cho chúng ta Mùa Chay Tịnh sung mãn thánh ân Ngài.


3. Mùa chay

Vào năm 1220, có một nhà hiệp sĩ lên đường làm một cuộc hành hương để viếng thăm thánh địa. Ông ta cặm cụi đi ngày đi đêm, mong sao chóng được đặt chân đến vùng đất quê hương của Chúa Giêsu.

Sau nhiều tháng, ông đã tới được đỉnh Canvê. Tại đây, ông đã mường tượng ra cái chết thương đau của Chúa Giêsu trên thập gía và ông đã quyết tâm xa tránh tội lỗi, bởi vì chính tội lỗi là nguyên nhân khiến cho Chúa phải chịu chết một cách thương đau như vậy. Đồng thời cũng chính tại đây, ông đã sống lại giây phút vinh quang khi Chúa Giêsu phục sinh tiến ra khỏi mồ.

Sở dĩ tôi kể lại mẩu chuyện trên đây là để chúng ta cùng nhau đi vào những tâm tình chính yếu của mùa chay.

Thực vậy, mùa chay trước hết phải là thời gian thuận lợi để sám hối ăn năn.

Như ông hiệp sĩ đã chia sẻ niềm đau với Chúa Giêsu khi Ngài bị bọn lý hình đánh đòn, đội mạo gai và đóng đanh chân tay vào thập giá, chúng ta cũng hãy quì gối xuống trước thập giá Chúa Giêsu và suy gẫm về những khổ đau Ngài đã phải chịu vì chúng ta. Và chúng ta hãy thân thưa với Ngài:

Lạy Chúa, vì yêu thương con, Chúa đã chịu chết trên thập giá.
Nhất là trong tuần thánh, chúng ta hãy dâng những hy sinh nhỏ bé của chúng ta để kết hiệp với những khổ đau của Chúa, hầu đền bù những tội lỗi chúng ta đã vấp phạm.

Tiếp đến, mùa chay còn là thời gian thuận lợi để chúng ta cùng chịu chết với Chúa Giêsu.

Thực vậy, cao điểm của mùa chay là buổi chiều ngày thứ sáu tuần thánh, khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Buồi chiều hôm ấy, toàn thể Giáo hội đều để tang Chúa, đều tưởng niệm cái chết của Ngài. Chính nhờ cái chết tủi nhục này mà chúng ta được ơn cứu độ, được ơn tha thứ.

Chính vì thế, chúng ta hãy chết cho tội lỗi như lời thánh Phaolô đã khuyên nhủ. Chúng ta nên nhớ rằng vui thú do tội lỗi đem lại thì chỉ kéo dài trong thoáng chốc, nhưng đau khổ mà nó gây ra lại kéo dài cho đến muôn ngàn đời.

Tại Paris, có một ông hà tiện. Suốt cả cuộc đời, ông chỉ có một nỗi băn khoăn lo lắng, đó là tìm tiền kiếm bạc. Ông làm việc cả ngày Chúa nhật và không ngần ngại dùng mọi phương thế, cho dù là bất công, cho dù là tàn bạo, miễn sao vơ vét về cho đầy túi tham của mình. Trước khi chết, ông nói với nhưng người thân rằng:
- Hãy để vào tay tôi một đồng tiền vàng. Vì nó mà tôi sống và cũng vì nó mà tôi chết.

Những người thân đã làm theo lời căn dặn. Họ đã để cả một nắm tiền vàng vào lòng bàn tay của ông, nhưng những đồng tiền vàng này cứ rơi xuống giường, bởi vì bàn tay của ông lúc đó đã cứng đơ, không còn cầm nắm được nữa.

Cũng vậy, cái chết sẽ làm tiêu tan những vui thú tội lỗi. Chính vì muốn chúng ta chết đi cho tội lỗi, mà hôm nay, khởi đầu mùa chay, Giáo hội đã xức tro trên đầu chúng ta và nhắc nhở:
- Hời người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro.

Sau cùng, mùa chay còn là thời gian thuận lợi để chúng ta chuẩn bị đón mừng niềm vui Phục sinh.

Thực vậy, Chúa Giêsu đã chết, nhưng sau ba ngày Ngài đã sống lại. Sự phục sinh của Chúa chính là một phép lạ vĩ đại nhất mà Ngài đã thực hiện.

Thân xác đau khổ của Ngài đã được chiếu sáng rực rỡ như mặt trời. Đó cũng là một hình ảnh nhắc cho chúng ta nhớ rằng:
- Không phải chúng ta chỉ chết đi cho con người cũ, là con người tội lỗi, mà hơn thế nữa, chúng ta còn phải sống lại cho con người mới, con người được phục sinh, mang hình ảnh và dấu ấn của tình yêu Thiên Chúa.

Hãy cùng đau khổ với Chúa Giêsu và nhất là hãy chết đi cho con người tội lỗi, để nhờ đó chúng ta cũng sẽ được chia sẻ niềm vui Phục sinh với Ngài.

4. Thay đổi chính con

Một triết gia Ấn Độ đã nhìn lại quãng đời của mình như sau: Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thượng Đế là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để thay đổi thế giới. Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được biến cải tất cả những người con đã gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ còn biết cầu nguyện như sau:

Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được thay đổi chính con.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.

Người xưa đã có lý khi dạy chúng ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... Theo trật tự của cuộc cạch mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết. Một nhà cách mạng nào đó đã nói: chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô thành Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự đó là cách mạng bản thân. Chúa Giêsu đã chuẩn bị 3 năm sống công khai bằng 30 năm âm thầm, 40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện... Và lời kêu gọi đầu tiên của Ngài là: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.

Ai trong chúng ta cũng biết câu châm ngôn: Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác. Chúng ta hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô danh của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là điều không đáng kể trong đại dương, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng sẽ chỉ là sa mạc khô cằn.


5. Hoán cải nội tâm

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về thân phận mỏng dòn của con người, đồng thời mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Tiên tri Joel đã kêu gọi: “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo”, hãy phản đối lại chính tà dâm của mình. Nói khác đi, cần phải thay đổi cái nhìn, thay đổi tư tưởng và ước muốn sao cho phù hợp với giao ước tình yêu của Thiên Chúa. Sự biến cải nội tâm ấy được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, như từ bỏ tập quán xấu, kìm hãm con người xác thịt, thực hành chay tịnh, tất cả là để tái lập thế quân bình giữa hồn và xác.

Do tội lỗi, con người đã bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống và bị dìm vào tình trạng bi thảm của sự chết. Màn tang chế đã bao trùm lên con người. Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài để Ngài cất khỏi chúng ta tấm màn tang chế ấy và ban cho chúng ta niềm hoan lạc giao hoà. Sự giao hoà này trước tiên phải là một lời cầu nguyện khiêm tốn: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con đã xúc phạm đến Chúa”. Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa vì diễn tả tâm tình khiêm tốn tin cậy nơi lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và chắc chắn sẽ được Thiên Chúa nhận lời.

Tuy nhiên, người ta không thể giao hoà với Thiên Chúa mà lại không hoà giải với tha nhân. Đó là điều Chúa Giêsu đã xác quyết: “Nếu ngươi dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hoà với anh em ngươi trước đã rồi bấy giờ hãy đến mà dâng lễ vật của ngươi”. Bởi vậy, nếu chúng ta cầu mong ơn giải hoà với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy tìm mọi cách xoá đi những xích mích, bất hoà hờn giận với người khác.

Không những là mùa hoà giải, mùa chay còn tưởng niệm 40 ngày Đức Kitô chay tịnh nơi sa mạc trước khi thi hành sứ mệnh cứu độ. Truyền thống Giáo Hội từ lâu vẫn giữ chay 40 ngày, nhưng vì hoàn cảnh và sự yếu đuối của con người, Giáo Hội đã giảm bớt tối đa chỉ buộc giữ chay hai ngày: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh. Dù vậy tinh thần hãm dẹp xác thịt lúc nào cũng không thể bỏ qua được. Do đó “mỗi người hãy cố giữ đời sống hoàn toàn trong sạch, lợi dụng những ngày thánh này để gột rửa những sơ xuất trong các mùa khác, bằng cách chế ngự các thói hư, gia tăng cầu nguyện, siêng năng đọc sách, thành tâm thống hối, để tâm hồn được vui mừng mong đợi Lễ Phục Sinh”. (Tu luật Biển Đức).

Mùa chay là những ngày thánh, vì là thời thuận tiện, là ngày cứu độ. Thiên Chúa lúc nào lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn cứu độ với điều kiện con người phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận. Cùng với Giáo Hội, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con bắt đầu cuộc chiến thiêng liêng này bằng ngaỳ chay tịnh hôm nay. Ước gì những kiêng khem, hãm mình của chúng con giúp chúng con nên dũng mạnh để chiến đấu với sự dữ. Amen.”

6. Vấn đề giả hình

Ba việc làm căn bản của lòng đạo dức người Do Thái là bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Chúng ta ghi nhận điều này là Chúa Giêsu thừa nhận giá trị của các việc làm ấy, để các môn đệ Người đem thực hành, song Người dạy cho họ biết các việc đó phải có phẩm chất thế nào. Chúng ta gặp lại ở đây một trong các mối ưu tư trọng yếu hàng đầu của Chúa Giêsu. Người muốn huấn luyện các môn đệ Người phải đi tìm cái chân, cái thật. Chúa Giêsu lên án các xu hướng thầm kín trong con người ta lo đi tìm, ở ngay trong những việc cao đẹp nhất, cái gì có lợi hay có danh cho mình. Chúa Giêsu thốt ra một lời bài xích hết sức nặng nề: Giả hình.

Chúng ta phải hiểu rõ lời đó. Trong ngôn ngữ của Chúa, tiếng đó không những có nghĩa là một thứ “hai lòng” giả dối, nó biểu lộ ra bên ngoài cái khác với bên trong. Chúa Giêsu đã lên án điều đó khi nói đến những người Biệt phái và kỷ lục Người tố cáo họ tựa như những ngôi mộ được sơn quét vôi trắng bên ngoài. Ơ đây Người không phải đối chống lại những kẻ ra vẻ cầu nguyện, ăn chay bố thí thật. Nhưng Người tố cáo các cung cách họ các làm việc đó, ý muốn của họ là đi tìm sự thoả mãn có tính cách nhân loại trong các việc này. Người cho chúng ta thấy có một thứ giả hình có thể gọi được là thành thực. Các người Do Thái mà Chúa bài bác, có cầu nguyện, ăn chay, bố thí cách thực tình. Nhưng chỗ mà sự dối trá giả hình len lỏi vào đó là ý định của họ trong các việc ấy. Ý định đó, đáng lý chỉ hướng về Chúa cách đơn sơ, trọn vẹn thì lại quay về chính mình và lấy làm thích thú được thiên hạ quý trọng. Đôi khi họ vô tình đi tìm kiếm cái lợi lộc là sự quý trọng của kẻ khác mà không hay biết, hay là sự bằng lòng thoả mãn của chính mình. Những việc như cầu nguyện, ăn chay, bố thí chỉ có mỗi một mục đích là ngợi khen Thiên Chúa. Nếu ai cầu nguyện, ăn chay, bố thí đề tự đề cao mình là biển thủ những cái thuộc về Chúa. Những việc làm trong đời sống đạo đức, như cầu nguyện hay ăn chay có thể ẩn tàng một mục đích nhân loại và vì thế trở thành giả hình.

Chúng ta nhấn mạnh điều này. Chúa Giêsu nói: “… Để được người đời ca ngợi”. Sống giữa mọi người, ai lại không lo đến thế giá của mình. Người ta thường muốn trung thành với những việc đạo đức nhưng không đồng thời cũng lại muốn cách thầm kín không những được kẻ khác coi như những người đạo đức cách “điều hoà”, mà còn muốn tự ban cho mình một thế giá nào; người ta tự cho mình là đều đặn, là đúng chừng mực, không như kẻ này người nọ. Chúa tố cáo cái tâm tình đó như một người giả hình khéo léo tế nhị. Chúa muốn lòng trung thành với Người chỉ lo lắng đến một vị Thẩm phán là Thiên Chúa. Ai trong chúng ta có thể quả quyết rằng họ không thực sự chỉ chú ý đến cái nhìn của ‘Chúa Cha là Đấng thấu suốt mọi điều bí ẩn’?

Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng, điểm này phải trở thành đối tượng cho sự tỉnh thức của chúng ta. Chúa phán: “Hãy coi chừng’. Trong lối hành văn của thánh sử Matthêu, sự kêu gọi cảnh giác đó có nghĩ một bên là phải đoạn tuyệt với não trạng thông thường (tìm tư lợi) và một bên là sự tỉnh thức không nhượng bộ một xu hướng tự nhiên nào. Nói chung, Phúc Âm đòi hỏi chúng ta phải gớm ghét sự dối trá. Phúc Âm muốn rằng cách ăn ở của chúng ta, các hành vi chúng ta, lời kinh nguyện lòng bác ái của chúng ta thảy đều phù hợp với một thực tại nội tâm. Nhưng thêm vào đó, Phúc Âm đòi hỏi là không một việc gì trong tất cả mọi việc trên, lại có thể trở thành cho chúng ta, đối tượng của một sự khoái trá bên trong, hoặc là vì được người khác ngợi khen, hoặc là tìm thấy ở đó một lý do để tự đề cao mình.

lundi 20 février 2012

Học Bí Quyết Để Có Sức Khoẻ Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây


Học Bí Quyết Để Có Sức Khoẻ Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây
Giáo Làng
Lời nói đầu

Các bạn già hoặc là có người già trong nhà, xin hãy đọc cẩn thận bài Giáo làng tui gửi. Người ta bày mình cái này, cái nọ…nghe thì cứ nghe, nhưng quan trọng là mình có TIN không và có THỰC HIỆN không mà thôi. Tôi về hưu, lẩn thẩn tìm trên mạng hoặc có bạn bè gửi cho bài này…Nghĩ tới các bạn, tôi trân trọng gửi đến chứ chẳng có mục đich “dạy đời” hay “ mần BS thay” đâu !!! Ai đó nói

“ NẾU NHƯ BẠN ĐỌC ĐƯỢC BÀI NÀY THÌ BẠN CÓ HẠNH PHÚC LẮM VÌ :
1. BẠN CÓ MÁY TÍNH ( HƠN ĐƯỢC 85 % NHÂN LOẠI đấy!)
2. MÁY TÍNH CỦA BẠN KẾT NỐI MẠNG TOÀN CẦU( HƠN ĐƯỢC 90 % NHÂN LOẠI )
3. BẠN BIẾT DÙNG MÁY TÍNH (HƠN 85 % NHÂN LOẠI CÒN MÙ IT” )
4. QUAN TRỌNG NHẤT LÀ BẠN ĐANG “CÓ 1 NGƯỜI BẠN NGHĨ TỚI BẠN (đó là giáo làng tôi đấy ) !”


Hãy lấy làm hạnh phúc đi để quên tuổi già nghen
Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian chưa bằng thời gian coi vài quảng cáo truyền hình. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.
Theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, sức khoẻ tim mach và phòng chống ung thư thì có những cách tuyệt vời, cực kỳ đơn giản có thể cải thiện hạnh phúc của bạn một cách đáng kinh ngạc. Vậy thì bạn hãy dành một vài phút để thử … và bảo đảm bạn sẽ có thể tăng cường sức khoẻ của bạn trong khoảng khắc!
Chống ung thư (fight cancer)
Ăn trái cây với cả vỏ (nhưng hãy coi chừng trái cây TQ thường ngâm tẩm formol đấy !!! .GL). Vỏ trái táo đem lại nhiều lợi ích. Theo các thí nghiệm mới đây thì trong vỏ trái táo đỏ (Red Delicious Apple) có hơn chục hoá chất ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, gan, và kết tràng. Giáo sư Rul Hai Liu thuộc Đại học Cornell cho rằng vỏ các loại táo khác cũng rất tốt. Để tránh nhiễm độc của thuốc trừ sâu, nên mua táo hữu cơ ( Nhất là tránh mua táo Tàu !!!.GL).
Dùng những thuốc dinh dưõng bổ sung cho đúng.
Uống đủ liều lượng vitamin D và calcium sẽ giảm rất nhiều rủi ro bị ung thư vì theo giáo sư Joan Lappe thuộc Đại học Creighton “Vitamin D tăng cường hệ miễn nhiễm trong cơ thể và là lực lương tiền phong chống ung thư “. Da có thể sản xuất vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời, nhưng các nhà khoa học cho biết là tốt nhất nên uống thuốc vitamin D bổ sung để bảo đảm có đủ vitamin này trong cơ thể (1,100 IU là đủ và an toàn)
Làm chậm lão hoá (slow aging)
Hít dầu thơm Lavender hay Rosemary. Mùi thơm của Lavender (oải hương) giúp bạn ngủ ngon giấc vào ban đêm. Lavender cũng rất tốt cho bạn vào ban ngày. Theo nghiên cứu mới đây, một số phụ nữ tình nguyện hít dầu thơm Lavender hoặc Rosemary (Oải hương hoặc Hương thảo) nguyên chất trong 5 phút. Kết quả cho thấy là mức hormone cortisol trong nước bọt giảm 24 %. Điều này rất tốt vì cortisol là hormone gây căng thẳng tâm thần, làm tăng huyết áp và hủy hoại hệ miễn nhiễm. Hơn nữa, những người hít nước dầu thơm Lavender (oải hương) có nồng độ thấp hoặc nước dầu thơm Rosemary (hương thảo) có nồng độ cao sẽ thải được dễ dàng hơn các gốc tự do tức là những phân tử làm tiến trình lão hoá và bệnh tật tăng nhanh.
Cắt giảm cholesterol (cut cholesterol) –
Rắc pistachios trên sà-lách (Thí nghiệm thực hiện tại Đại học Pennsylvania cho thấy là nếu ăn 1½ ounce (hoặc một nắm) pistachios (hồ trân) mỗi ngày thì sau 4 tuần cholesterol toàn phần giảm trung bình 6,7 % và cholesterol xấu (LDL) giảm 11,6%. Lợi ích chính của sự suy giảm này là rủi ro bị bệnh tim sẽ giảm theo (nếu mức cholesterol toàn phần giảm đươc 7 % thì rủi ro bị bệnh tim giảm 14 % ). Theo giáo sư Penny Kris-Etherton trưởng nhóm nghiên cứu thì pistachios là nguồn cung cấp tốt nhất các sterol thực vật tức là những hợp chất có tác dụng hấp thu cholesterol. Cũng nên biết là 1 ounce pistachios chỉ chứa có 100 calori, vì vậy nên bớt dầu dấm (dressing) hoặc nên ít dùng bơ hay dầu và rắc thêm pistachios lên trên sà-lách. - Dùng mật lúa mạch (# đường mạch nha?) thay vì dùng đường Chất ngọt này đã đươc dùng từ thời cha ông chúng ta để bôi lên vết thương vì có tính sát trùng. Mật luá mạch (buckwheat honey) cũng có những lợi ích khác, như làm chậm sự oxy hoá của chất LDL (cholesterol xấu) bởi vì khi cholesterol xấu này bị oxy-hoá thì nó sẽ tạo những mảng (plaque) lắng đọng lên thành mạch máu.( Nhưng cũng nên coi chừng vì mạch nha hiện nay hay dùng acid + tinh bột làm nên)
Làm dịu các cơn bừng nóng (cool hot flashes)
Thở thật sâu. Theo 3 nghiên cứu mới nhất thì thở đằng bụng thật sâu và chậm, có thể giảm nhịp độ bị các cơn bừng nóng xuống phân nửa. Lý do bị các cơn bừng nóng, một phần là vì estrogen giảm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tinh trạng căng thẳng tâm thần có phần trách nhiệm trong đó vì nó khởi kích hệ thần kinh giao cảm tức là phần mạng lưói thần kinh có trách nhiệm về “phản ứng đánh hoặc chạy”. Cách giải quyết là thở thật sâu để thúc đẩy hệ thần kinh đối giao cảm tăng hoạt phản ứng thư dãn của cơ thể và nhờ thế mà nhịp tim sẽ chậm lai, cơ bắp sẽ thư dãn, và huyết áp sẽ giảm. Bạn hãy ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, thở thật sâu, hít vào đằng mũi. Thở ra đằng miệng. Nhắm mắt lại để khỏi bị phân tâm… Giữ làm sao cho bụng ấn vào thấy mềm– như vậy bụng có thể lên xuống theo mỗi nhịp thở.
Giữ cho mắt được tinh tường (keep your vision sharp)
Ăn một quả trứng. Cà-rốt cũng tốt, nhưng nghiên cứu cho thấy “trứng” là nguồn tốt nhất để cung ứng chất chống oxy hoá carotenoid bổ cho mắt. Lutein và zeaxanthin là hai chất carotenoid chủ yếu đối với mắt vì chỉ có hai chất này là có bổ dưỡng cho phấn vàng của võng mô mắt. Trứng không chứa nhiều lutein và zaxanthin bằng các rau có lá xanh đậm, nhưng theo giáo sư Elizabeth Johnson thì cơ thể hấp thu các chất chống oxy hoá này từ “trứng” dễ dàng hơn. Bạn đừng e ngại là mức cholesterol sẽ tăng nếu ăn trứng bởi vì ăn một quả trứng mỗi ngày tăng lượng lutein trong máu lên 26% và zeaxanthine lên 38 %, mà không làm tăng mức cholesterol hay triglycetride.

Tránh đừng để bị viêm (reduce dangerous inflammation)
Ăn một tô ngũ cốc nguyên hạt. Nhóm Iowa Women’s Research Group đã quan sát khoảng 42 ngàn phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh trong vòng 15 năm và đã báo cáo là những phụ nữ ăn từ 11 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trở lên mổi tuần sẽ có ít nguy cơ bị chết vì những xáo trộn do viêm gây ra so với những người ăn ít hơn (xáo trộn do viêm gây ra là những bệnh có liên hệ tới chứng viêm mãn tính kể cả tiểu đường, hen xuyễn, và bệnh tim).
Theo giáo sư David R. Jacobs thuộc Đại học Minnesota thì “ngũ cốc nguyên hạt chứa những thành phần có hoạt tính sinh học của cây cối. Những cái gì giúp cho cây cối sống được thì cũng giúp cho người ăn cây cối đó sống được”. Các ngũ cốc nguyên hạt nên dùng, là oatmeal (bột yến mạch), brown rice (gạo lức), dark bread, whole grain breakfast cereal, bulgur, và popcorn (bắp rang)
Rèn luyện sức mạnh cơ bắp (build muscle strength)
Duỗi thẳng chân. Nếu bắp thịt chân bị cứng thì bạn hãy duỗi thẳng chân ra. Làm như vậy bạn sẽ không những cải thiện tính chất mềm dẻo mà con tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Thí nghiệm thực hiện trong 6 tuần lễ với 30 ngụời lớn bị cứng gân hố khoeo (hamstrings) chứng tỏ là nếu luyện tập co duỗi chân 5 ngày một tuần thì sẽ làm bắp thịt bớt cứng và gia tăng tầm hoạt động.
Tăng chất chống oxy hoá (boost antioxidants)
Thêm trái bơ (avovado) vào sà-lách. Rau (vegetable) đều không có chất béo, nhưng chúng ta lại cần chất béo trong bữa ăn để hấp thu các chất carotenoid chống ung thư. Trong môt thí nghiệm tại Đại Học Ohio , một số người tình nguyện đã ăn sà-lách có avocado lát mỏng hoặc không có avocado. Thử máu cho thấy là những người ăn avocado có một lượng lutein cao gấp 5 lần, alpha carotene gấp 7 lần và beta carotene gấp 15 lần.
Ăn trái sung (figs, figues) phơi khô. Các trái cây sấy khô chứa nhiều chất chống oxy hoá — đặc biệt là trái sung và trái mận (plums). Một nhúm trái sung khô (lối 1 ½ ounce, lối 42 gr) tăng khả năng chống oxy hoá lên 9 % gần như gấp đôi so với một tách trà xanh.
Ăn sà-lách trái cây. Một hỗn hợp cam, táo, nho, và blueberries có sức mạnh chống oxy hoá gấp 5 lần so với khi chỉ ăn có một trong những thứ trái cây ấy mà thôi. Các thành phần dùng để trộn sa-lách trái cây sắp theo thứ tự độ chứa phenol là việt quất (cranberries) , táo, nho đỏ, dâu, dứa, chuối, đào, cam và lê. (Phenol là một loại hoá chất thực vật có thể giảm rủi ro bị bệnh mãn tính).
Giữ nụ cười lành mạnh (keep your smile healthy)
Hãy hôn thắm thiết người bạn tình. Theo bác sĩ nha khoa Anne Murray thuộc Viện Academey of General Dentistry, nụ hôn làm tiết nước bọt trong miệng và như vậy các vi khuẩn làm sâu răng sẽ bị tiêu diệt. Nếu chẳng may bạn chẳng có ai … để mà hôn thì hãy chịu khó dùng loại kẹo “gơm” (gum) không đường có chứa xilytol.
Bảo vệ da dày chống vi khuẩn ( protect your stomach from bugs)
Vặn thấp nhiệt độ tủ lạnh. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn 40 độ F (lối 3,5 °C) thì thức ăn trong tủ lạnh sẽ bị hư vì các vi khuẩn bắt đầu nhân bội. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có trên 75 triệu người bị đau vì thức ăn nhiễm khuẩn và số người chết lên tới 5000. Vì vậy tủ lạnh phải có bộ phận điều nhiệt để giữ cho nhiệt độ đủ thấp.
Ngăn ngừa chứng đau đầu (prevent headache)
Hãy ngẩng đầu lên. Bác sĩ Roger Cady, phó chủ tịch hội National Hedache Foundation, nhận định “tư thế của đầu là một trong những yếu tố có liên quan tới đau đầu được ít người biết tới nhất”. Một trong những tư thế có hại là “chúi đầu về phía trước” ( forward head posture, FHP). Nếu cổ bạn cúi về phiá trước, bạn sẽ phải ngước đầu lên để nhìn, điều này có thể làm các dây thần kinh và cơ bắp ở phiá dưới sọ đầu bị đè ép. Tư thế FHP này thông thường xẩy ra khi làm việc với máy điện toán. Bác sĩ Colleen Baker thuộc Headache Care Center, Springfield, MO, đưa ra những khuyến cáo sau đây nhằm giúp bạn giữ cho đầu thẳng mỗi khi sử dụng máy điện toán:
- Tưởng tượng có một sợi dây buộc vào đỉnh đầu và kéo lên trên.
- Kiểm điểm định kỳ xem tai của bạn có ở ngay phía trên vai hay không
- Sắp đặt để máy điện toán nhắc nhở bạn lập lại hai điều trên đây sau mỗi nửa tiếng đồng hồ.
Giữ cho trí óc minh mẫn
Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy là trà xanh điều hoà mức cholesterol và có thể giảm rủi ro bị ung thư. Các nhà khoa học còn nhận định là trà xanh bảo vệ chức năng nhận thức. Và càng uống nhiều trà xanh thì càng tốt. Một nghiên cứu tại Nhật trên 1000 người ở tuổi trên 70 cho thấy là những người uống 2 tách trà xanh mỗi ngày đạt đươc thành quả tốt khi làm một số trắc nghiệm về khả năng trí óc (kể cả trí nhớ). Có thể còn có cái gì khác ảnh hưởng lên sự minh mẩn tâm thần, chẳng hạn như sự giao tiếp với bạn bè trong khi nhâm nhi tách trà. Phải chăng chính nhờ vào điều này mà tỷ lệ sa sút trí tuệ (dementia) kể cả Alzheimer thấp hơn tại Nhật so với Hoa Kỳ, vì người Nhật thường hay uống trà xanh.
Nguồn Internet