jeudi 1 novembre 2012

Triển lãm trưng bày Văn hóa trầu cau Việt Nam


Triển lãm trưng bày "Văn hóa trầu cau Việt Nam" :

Bình vôi, ống vôi, ống nhổ... có niên đại từ thời Lý của tầng lớp quý tộc triều Nguyễn và những bộ đồ ăn trầu độc đáo của giới bình dân đã có mặt trong buổi trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.
 Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam đã khai mạc trưng bày “Văn hóa trầu cau Việt Nam”.
Buổi triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 100 hiện vật, hình ảnh tiêu biểu: bình vôi, hộp trầu, ống nhổ... nhằm giới thiệu nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam và góp phần gìn giữ, phát huy một nét đẹp của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Đáng chú ý trong số này có bộ trầu thuốc và bình vôi được làm bằng gốm có từ thời Hùng Vương của nhà sưu tầm tầm Nguyễn Trung Thành.
Triển lãm diễn ra với ba chủ đề chính: Tục ăn trầu và giá trị của văn hóa trầu cau ở Việt Nam, tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người tại Việt Nam và việc bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau Việt Nam.
Ngoài những hiện vật cổ người xem còn được chiêm ngưỡng hình ảnh ăn trầu, cách têm trầu, mời trầu... những tập tục truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng phụ nữ Việt Nam cho biết Văn hóa ăn trầu Việt Nam có đường nét lịch sử lâu đời và đã được bảo tàng làm nhiều đề tài khoa học nghiên cứu thể hiện sức sống không thể mai một của nó.
Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng 1/2013.

Cối giã trầu đồ dùng của bà Lương Thị Tiệm, dân tộc Tày, Yên Bái
Ống vôi kèm chìa khóa ngoáy năm bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn
Ống nhỏ chạm nổi hình rồng vàng thời Nguyễn
Cối ngoái trầu và hộp đựng làm bằng vàng, đồng và pha lê thời Nguyễn thế kỷ 19-20
Bộ đồ ăn trầu Ngọc, ngà, bạc, vàng thời Nguyễn
Bình vôi quai hình buồng cau, gốm hoa lam, đầu thế kỷ 20. Lò gốm Vạn Ninh, Quảng Ninh. Sưu tập Thành Hải Dương
Khay, gỗ khảm trai, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Hộp thuốc của dân tộc Thái
Hộp trầu thuốc chạm nổi hình Rồng, Phượng Vàng, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn
Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cùng đình thời Nguyễn
Giỏ đựng trầu của bà Lâm Thị Hoa Cúc, dân tộc Khơ me, Trà Cú, Trà Vinh
Túi đựng trầu của bà Nguyễn Thị Quyển, dân tộc Tày, Ba Bể, Bắc Cạn
Ống vôi của dân tộc Xơ đăng.

 
Huy Hùng (Nguồn internet)

Vũ Ngân sưu tầm

Gốc

mardi 30 octobre 2012

Thu Tàn (KĐ)




Mùa thu cm xúc


Thu  Tàn


Ánh mặt  trời vừa ló rạng,  xuyên nhẹ qua lớp sương mù dầy đặc của buổi sáng cuối thu, tỏa lan  như niềm hy vọng cho một ngày mới.  Chỉ cách nhau vài tuần lễ mà khung cảnh trong sân nhà  đã thay đổi hẳn, một màu xám buồn của cây cành trụi  lá, đã thay thế sắc thắm của lá thu muôn màu tuyệt đẹp. Thật đúng lắm khi nàng Thu hay bị trách là hời hợt, phù phiếm, đang huy hoàng sặc sỡ đó, chỉ cần vài trận mưa to, có gió hoặc một vài đêm lạnh làm nàng hết dễ thương

Tan tác lá vàng rơi
Cây khô cành trụi lá
Buồn vì thu tàn rồi

 Giọt mưa Thu







Bài thơ Buồn Tàn Thu, KĐ đã sáng tác vào mùa Thu 2009 và hay nghêu ngao hát theo ngẫu hứng. Vào mùa Thu 2011, KĐ đã  ghi lại trong cassette, Suzanne bà nhạc trưởng của  ca đoàn thấy thế  có nhã ý phổ nhạc bài thơ này theo  cách hát dưới vòi hoa sen của KĐ.
Thu 2012 cũng vừa tàn,  nên KĐ  xin trình làng bài thơ Buồn Tàn Thu được phổ nhạc bởi Mme Suzanne Couture ( version 1)
Trong các bạn của chúng mình có nhiều  bạn giỏi về nhạc  xin góp ý kiến, có thể là có air khác hơn version 1, xin cho biết ý  kiến để có version 2.

Buồn Tàn Thu

Thu về, khoe sắc thắm
Ôi lá vàng mộng mơ
Làm hồn tôi say dắm.
 
Thu ơi, nàng đẹp lắm
Nhưng cũng thật khói sương
Chỉ một vài đêm lạnh
Làm nàng hết dễ thương.


Tan tác, lá vàng rơi
Cây khô, cành trụi lá
Buồn vì thu tàn rồi !







Kim Đoan Cuối Thu 2012

Thu xưa 1972

Kim Đoan- Kim Hạnh


Mơ Thu

dimanche 28 octobre 2012

Viên Đá Quý

 
29 Tháng Mười
Viên Đá Quý
 
Edith Stein, đó là tên của một người đàn bà mà chúng ta thường nghe nhắc đến nhiều lần nhân chuyến viếng thăm lần thứ hai của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Tây Đức năm 1987.
Stein theo tiếng Đức có nghĩa là đá. Đây không phải là một viên đá tầm thường, nhưng là một viên ngọc quý đã được tôi luyện giữa lò lửa của hận thù, chiến tranh. Viên ngọc quý Stein đã được gọt đẽo và nung nấu trước tiên trong sự dửng dưng vô tôn giáo của những trào lưu tục hóa sau đệ nhất thế chiến.
Lên 14 tuổi, Edith Stein đã mất hòa toàn niềm tin vào Thiên Chúa của tổ phụ Arbaham. Nhưng cho dù con người có chối bỏ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi con người. Cuộc săn đuổi kỳ diệu ấy đã đưa con người đến ngõ cụt của cuộc sống. Nhưng chính khi đứng trước bức tường tưởng chừng như khôg thể vượt qua được, Thiên Chúa đã đưa cánh tay của Ngài ra để nâng con người lên. Đó là điều đã xảy ra cho Edith Stein khi cô chứng kiến gương kiên nhẫn của một người thiếu phụ Công Giáo. Chiến tranh đã cướp đi người chồng thân yêu, người đàn bà ấy vẫn lấy Đức Tin vào Chúa Kitô để vượt thắng mọi đau khổ, thử thách... Edith Stein thú nhận: Thập giá của Đức Kitô đã đem lại sức mạnh kiên hùng cho người phụ nữ và do đó, cũng phá vỡ bức tường cứng lòng tin của cô.
Trong ánh sáng của thập giá Đức Kitô, Edith Stein đã tìm lại được niềm tin vào chính Thiên Chúa của người Do Thái... Nhưng ánh sáng đó đã gắn liền với cả cuộc đời còn lại của cô như một định mệnh: Giữa những đổ vỡ và tàn ác của chiến tranh, Edith đã tìm lại được định hướng cho cuộc đời. Thánh giá đã được gắn liền với tên cô từ đó: Têrêxa Benedicta Della Croce, Têrêxa được thập giá chúc lành.
Thập giá của Đức Kitô mà cô đã vác lấy qua cái chết đau đớn trong lò hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz đã biến cô trở thành một viên ngọc quý có giá trị cứu rỗi cho cả một dân tộc mà cô hằng yêu mến.
 
Ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá. Đã mang tiếng khóc vào đời, con người tiến bước trong cuộc sống với tất cả gánh nặng của thập giá... Tại sao Thiên Chúa đã để cho con người phải đau khổ? Mãi mãi dường như con người sẽ không bao giờ tìm được câu giải đáp cho vấn đề đau khổ. Chúa Giêsu không bao giờ đặt vấn đề và cũng không bao giờ đem lại một giải đáp cho vấn đề.
Trong thinh lặng, Ngài đã vác lấy thập giá và khi sống lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con đường dẫn đến sự sống. "Hãy vác lấy thập giá và theo Ta", đó là lệnh truyền của Ngài. Mang lấy thập giá với tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ thấy Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ chiến thắng được hận thù và thất vọng.
 
Trích sách LSống