mardi 11 décembre 2012

10 đường biên giới kỳ lạ

Trên thế giới có những đường biên giới đan xen, lãnh thổ nước này nằm trong nước kia rất phức tạp. Cũng có những nơi đi lại giữa 2 quốc gia rất dễ dàng, thậm chí nấu cơm ở nước này nhưng có thể ăn cơm tại nước láng giềng.

Điều này trái ngược với cảnh thường thấy vì biên giới là ranh giới giữa hai quốc gia, thường liên quan đến thủ tục giấy tờ hay sự canh gác rất cẩn mật.
1. Biên giới Tây Ban Nha – Maroc
Tây Ban Nha và Maroc là 2 nước láng giềng của nhau. Maroc giáp phần đất liền với Tây Ban Nha ở 2 thành phố tự trị Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha.
Ceuta và Melilla nằm trên bờ Địa Trung Hải, nằm trên lãnh thổ của Maroc nhưng thuộc quyền quản lý của Tây Ban Nha. Maroc chưa bao giờ thừa nhận điều này và luôn đòi chủ quyền. Nhiều người châu Phi coi thành phố này là “cửa ngõ” để nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu. Chính vì vậy, Tây Ban Nha đã dùng biện pháp bao bọc cả 2 thành phố nhỏ này bằng cách rào tường đôi cao 3m bằng dây thép gai và có lính vũ trang canh gác cẩn mật.
2. Biên giới Hà Lan – Bỉ
Ngồi uống cafe ở Hà Lan có thể nhìn sang Bỉ.
Biên giới Hà Lan – Bỉ chồng chéo lên nhau rất phức tạp. Baarle-Nassau là phần lãnh thổ của Hà Lan. Ngôi làng này giáp với làng Baarle-Hertog của Bỉ. Baarle-Hertog có phần đất nằm trong Baarle-Nassau và ngược lại. Vì vậy mới có chuyện một ngôi nhà nằm trên lãnh thổ của cả 2 nước Bỉ và Hà Lan. Ngồi nhâm nhi ly café ở nước này có thể nhìn sang nước láng giềng, thậm chí bước qua bên nước bạn dạo chơi.
Ngôi nhà nằm trên cả lãnh thổ Hà Lan và Bỉ.
Đường biên giới giữa 2 nước.
Đường biên giới cắt ngang một con đường.
Thậm chí, đường biên giới cắt ngang cả một cửa hàng.
3. Ai Cập - Sudan
Bir Tawil là vùng có hình tứ giác.
Bir Tawil là khu đất rộng khoảng 2.060 km2, nằm giữa Ai Cập và Sudan. Năm 1899, khi Anh kiểm soát Ai Cập và Sudan, họ đưa ra biên giới giữa 2 nước. Cho đến năm 1902, Anh lại vẽ ra đường biên giới khác với biên giới năm 1899.
Bir Tawil là vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của nước nào.
Khi Ai Cập và Sudan độc lập, Ai Cập khẳng định lãnh thổ theo đường biên giới năm 1899 còn Sudan đòi chủ quyền theo năm 1902. Theo đó, cả hai đều muốn Hala'ib thuộc về mình vì vùng đất này màu mỡ, gấp 10 lần diện tích của Bir Tawil và có rất nhiều nguồn tài nguyên. Hai bên “nhường” Bir Tawil cho nhau nhưng không bên nào nhận. Vì vậy, Bir Tawil là vùng lãnh thổ duy nhất không thuộc chủ quyền của nước nào.
Ngày nay, Ai Cập vẫn quản lý Bir Tawil nhưng không công nhận vùng này trên bản đồ.
4. Nepal - Trung Hoa
Everest là ngọn núi cao nhất thế giới, đó là điều nhiều người biết tới. Tuy nhiên, có một thông tin thú vị mà ít người để ý đó là biên giới giữa Trung Hoa và Nepal nằm giữa ngọn núi Everest và trở thành đường biên giới cao nhất thế giới.
5. Mỹ - Canada
Thị trấn Derby Line nằm trên đường biên giới giữa Mỹ và Canada. Trong một số trường hợp, một gia đình nấu cơm ở nước này nhưng có thể ăn cơm bên nước láng giềng. Derby Line là nơi có thư viện Haskell Free và nhà hát Opera. Điều thú vị là sân khấu nhà hát thì ở Canada nhưng cổng vào và hầu hết ghế ngồi thì ở Mỹ. Vì thế nhà hát có đến 2 địa chỉ, một địa chỉ Mỹ và một địa chỉ Canada.
6. Bangladesh - Ấn Độ

Bảng chỉ dẫn tới Bangladesh.
Trường hợp biên giới giữa Bangladesh và Ấn Độ cũng gần giống với biên giới giữa Bỉ - Hà Lan. Sự chồng chéo phức tạp đó nằm trong quận Cooch-Behar của Ấn Độ.
Trong quận Cooch-Behar có khu vực Balapara Khagrabari của Ấn Độ được bao quanh bởi lãnh thổ của Bangladesh. Chính Balapara Khagrabari lại bao quanh một khu đất khác của Bangladesh và khu đất này của Bangladesh lại bao quanh vùng Dahala Khagrabari của Ấn Độ.
7. Nam Hàn - Bắc Hàn
Khu vực phi quân sự giữa Bắc Hàn và Nam Hàn là dải đất dài 258 km, rộng 4 km, tách riêng hai nước. Đây là đường biên giới được canh giữ cẩn mật nhất vì luôn luôn có lính canh và hầu như không ai được tới gần. Khu vực này biến thành khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng tìm đến đây cư trú.
Lệnh ngừng bắn giữa Nam-Bắc Hàn được thực thi từ năm 1953 nhưng dường như trên thực tế, chưa có một lệnh ngừng bắn nào cả.
8. Nga - Trung Hoa - Bắc Hàn
Sông Đồ Môn là con sông nằm ở Đông Bắc Á, là biên giới giữa Trung Hoa, Nga và Bắc Hàn. Con sông dài 521 km, bắt nguồn từ núi Bạch Đầu trên dãy núi Trường Bạch ở Bắc Hàn và đổ ra biển Nhật Bản.
Phần thượng nguồn của sông Đồ Môn là biên giới Trung Hoa và Bắc Hàn. Phần 18 km dưới hạ nguồn là nằm giữa Nga và Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng canh phòng rất cẩn mật ở khu vực biên giới.
9. Mỹ - Nga
Hai hòn đảo ở eo biển Bering.
Diomedes chỉ 2 hòn đảo ở eo biển Bering. Đảo nhỏ có số dân là 146 người. Đảo lớn thuộc lãnh thổ của Nga và không có người ở. Hai hòn đảo cách nhau khoảng 4 km và đó chính là biên giới Nga - Mỹ.
Đảo nhỏ và đảo lớn.
Khi người dân ở đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn, không chỉ là họ đang quan sát một quốc gia khác mà họ còn xem "ngày mai" ở quốc gia láng giềng. Lý do vì múi giờ giữa 2 hòn đảo lệch nhau, chẳng hạn ở đảo nhỏ là 9h sáng ngày thứ 7 thì ở đảo lớn là 6h sáng ngày chủ nhật.
10. Lesotho – Nam Phi
Lesotho là một quốc gia tại miền Nam châu Phi. Vương quốc này nằm trọn trong nước Cộng hòa Nam Phi. Quốc gia nhỏ này được bao quanh bởi Nam Phi và kinh tế phụ thuộc lớn vào Nam Phi.

T.Loan chuyển : Nguồn

dimanche 9 décembre 2012

Thế Nào Là Cầu Nguyện?

09 Tháng Mười Hai
Thế Nào Là Cầu Nguyện?
Một chàng thanh niên nọ khao khát sống đời tận hiến và cầu nguyện, đến nỗi anh đã xa lánh tất cả mọi người và mọi sự, để đến gõ cửa một đan viện nọ... Anh được vị tu viện trưởng chấp nhận tức khắc.
Trong những ngày đầu, anh quan sát cách sống của các tu sĩ: Sau những giờ cầu nguyện lâu dài, tất cả mọi người đều bắt tay vào công việc: người thì cày cuốc, người thì gặt hái, người thì miệt mài trong công tác dịch thuật. Thấy thế, chàng thanh niên đâm ra thất vọng. Anh đến trình bày ý nghĩ của mình với đan viện phụ như sau: "Thưa cha bề trên, con cứ tưởng ở đây chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhất đó là cầu nguyện. Đằng này, con lại thấy các thầy phải vất vả lo cho những nhu cầu vật chất quá nhiều". Vị tu viện trưởng mỉm cười gật đầu và nói với anh: "Có lẽ con có lý... Nếu con cảm thấy việc làm tay chân không cần thiết, thì con cứ vào phòng đóng cửa lại và tiếp tục cầu nguyện".
Nghe thế, chàng thanh niên hớn hở trở về phòng đóng cửa lại và cầu nguyện. Chỉ sau vài giờ cầu nguyện, anh cảm thấy mệt mỏi, bụng anh cũng cảm thấy cồn cào vì đã đến giờ ăn trưa. Nhưng chờ mãi mà vẫn không thấy ai đến gọi anh vào nhà cơm, người thanh niên mới đến hỏi vị đan viện phụ: "Thưa bề trên, hình như hôm nay các thầy không dùng bữa?". Cha bề trên mỉm cười đáp: "Các thầy đã ăn cả rồi". "Thế sao không ai đến gọi con đi ăn cả?", người thanh niên hỏi. Cha bề trên mới trả lời: "Sáng nay con đã chẳng đến nói với cha là chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhất là cầu nguyện đó sao? Cha nghĩ rằng các thầy khác lao động nhiều cho nên cần phải có ăn uống, ngủ nghỉ. Còn con, con muốn sống như các thiên thần, nghĩa là không làm việc, không ăn uống mà chỉ biết suốt ngày cầu nguyện, cho nên cha đã dặn các thầy là đừng đến gọi con dùng bữa".
Nghe thế, người thanh niên chợt hiểu được thế nào là sống tận hiến, thế nào là cầu nguyện. Con người không chỉ cầu nguyện bằng nhữg giây phút ưu biệt dành cho Chúa, mà còn bằng cả những sinh hoạt từng ngày như làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí... Cầu nguyện chính là tìm thấy Thánh ý Chúa và Nước Ngài trong cuộc sống mỗi ngày.
Mùa Vọng là mùa thức tỉnh.
Chúng ta cảm thấy được thôi thúc để dành nhiều thì giờ cho việc cầu nguyện hơn. Thánh Kinh nói: Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, ngày thứ 7, Ngài nghỉ ngơi: đó cũng là hình ảnh của đời người. Cuộc sống là một chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có một thì giờ cho tất cả mọi sự, có một thì giờ để ngủ nghỉ... Có những giây phút ưu biệt trong ngày dành cho việc cầu nguyện, có những thời gian ưu biệt trong năm dành cho việc cầu nguyện. Thời gian ưu biệt ấy không có mục đích nào khác hơn là để giúp cho con người được tỉnh thức hơn, được sẵn sàng hơn, được tươi mát hơn để gặp gỡ Chúa trong từng phút giây của cuộc sống, trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Cuộc sống cần có tổ chức, cần có những ngăn kéo, nhưng những ngăn kéo ấy phải được thông thương với nhau. Ngăn kéo của sự cầu nguyện phải được liên kết với ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày. Ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày phải được nối liền với ngăn kéo của sự cầu nguyện.
Tổ chức cuộc sống như thế tức là biến tất cả cuộc sống thành một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện triền miên ấy có những phách mạnh dành cho những giây phút thân mật chuyện vãn với Chúa, nhưng những phách mạnh ấy chỉ được làm nổi bật nhờ những âm thầm gặp gỡ Ngài trong từng sinh hoạt, trong từng biến cố của cuộc sống.
Trích sách Lẽ Sống 

Cầu nguyện là lắng tai nghe tiếng Chúa nói với ta

· Cầu nguyện là sẵn sàng để Chúa có thể nói với ta những gì Người muốn nói
· Cầu nguyện là phó thác để Chúa có thể làm ở trong ta những gì Người muốn làm
· Cầu nguyện là tiếp nhận những gì Chúa muốn ban cho
· Cầu nguyện là đón nhận ơn tha thứ từ nơi Chúa
· Cầu nguyện là quy hướng về Chúa mọi việc ta làm


·         

samedi 8 décembre 2012

ĐỔI MỚI





ĐỔI MỚI
Lm. Phao lô Nguyễn Nguyên

Có thể nói, cuộc đời của mỗi người chúng ta được ví  như một con đường. Và trên con đường ấy, mỗi người phải tiến về cùng đích của mình. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa nếu ta biết chọn cho mình đường đi đúng đắn. Cho nên, cuộc sống mỗi người cũng là quyết định của một sự chọn lựa tự do. Chúa muốn mỗi người trong chúng ta hãy tự quyết định phần rỗi cho chính mình. Ngài là Người Cha đầy yêu thương và cũng ban đủ mọi phương thế để giúp chúng ta chọn lựa con đường đúng đắn nhất để chúng ta có thể trở về với Ngài. Cũng có những chọn lựa thật đúng đắn, khôn ngoan ; nhưng cũng có những chọn lựa lệch lạc, chủ quan dẫn tới những sai lầm, khiến chúng ta ngày càng xa Thiên Chúa, lắm khi trở thành kẻ đối nghịch với Ngài. Vì thế, mỗi năm vào mùa vọng chúng ta luôn được nghe lại lời kêu mời của Thánh Gioan Tẩy Giả là “hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” để nhắc nhở chúng ta hãy uốn nắn con đường tâm hồn, cách sống cho thích hợp, để sẵn sàng đón chào ngày Chúa đến.

Chúa muốn chúng ta “hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”, bởi Ngài không thích và không muốn chúng ta đi trong sự quanh co, sống trong sự lừa đảo và lệch lạc. Thiên Chúa, Ngài muốn con cái của mình luôn sống và đi trong đường lối của Ngài, con đường dẫn đến sự sống. Gioan Tẩy giả đã dùng lời tiên tri  Isaia mà kêu gọi “hãy lấp mọi hố sâu, bạt mọi núi đồi, nắn lại con đường cong queo, san bằng con đường gồ ghề”. Chúa muốn chúng ta hãy sống trong sự công chính, trong sự thánh thiện và cũng đừng chậm trễ thi hành những giới luật của Chúa, vì “ngày của Chúa đến như kẻ trộm”. Chúa muốn ta sống trong sự trung thực, thẳng thắn.
“Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Chúa đang đến gần và thực sự Ngài đang bên cạnh, ngày đêm chờ đợi sự sám hối, ăn năn của mỗi người chúng ta. Chúa không muốn chúng ta đánh mất cuộc đời mình bằng “sự thiếu hiểu biết”. Chính Ngài đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, để chỉ mong chúng ta sống và đi trong đường lối của Ngài, con đường sự thật dẫn đến sự sống. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta biết nắn lại cho thẳng những gì đang quanh co của gian dối, lừa đảo; lấp đi mọi hố sâu đam mê, ích kỷ, tham vọng; bạt đi mọi gò nổng kiêu ngạo, tự mãn, để tâm hồn chúng ta thật xứng đáng và bình an đón nhận tin mừng cứu rỗi của Chúa.

“Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” Chúa muốn đến với tất cả chúng ta bằng con đường thẳng, ngắn nhất, bởi con đường mà Ngài giới thiệu và sống chính là con đường của tình yêu, của tha thứ và cứu độ. Chính bản thân Ngài đã không chọn lựa con đường nào ngoài con đường của thí mạng, để làm gương cho tất cả chúng ta. Chính khi yêu thương là lúc chúng ta đang đi đúng con đường của Chúa. Chính khi yêu thương và tha thứ cho anh em, là chúng ta đang đến gần hồng ân cứu rỗi và thuộc trọn về Ngài.

Lời mời gọi “Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” đang đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn : ưu tiên cho những gì thuộc về Chúa, loại trừ ra khỏi tâm hồn chúng ta sự dối trá, quanh co. Uốn nắn những gì lệch lạc, điều đó luôn đòi hỏi mỗi chúng ta phải nỗ lực hằng ngày để cải thiện cuộc sống, đổi mới cách sống để xứng đáng hơn với tình thương của Chúa. Chúa đã và đang đến thật gần với từng người chúng ta, đừng chậm trễ, đừng ươn hèn trong chính những lẫm lỗi của mình, nhưng can đảm và quảng đại để ngày càng xứng đáng hơn với tình yêu của Thiên Chúa.
Dọn đường cho Chúa bằng cách lấp đầy những thung lũng, bạt những núi cao ấy và sửa lại những con đường quanh co hiện đang ở trong tâm hồn từng người chúng ta. Đó là những trở ngại khiến cho Chúa không đến được với ta. Những trở ngại ấy ở từng người không ai giống ai. Nhưng chắc chắn có chung một điểm : để chuẩn bị một con đường cho Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng ta không gì khác hơn là chúng ta phải luôn ý thức được tình trạng yếu đuối và tội lỗi của mình để sám hối và thay đổi. Thay đổi cuộc sống, thay đổi lối nhìn, thay đổi cách suy nghĩ. Chúng ta thường nhìn người khác bằng những định kiến, những nhãn hiệu do chính chúng ta tạo nên. Những định kiến đó là những lũng sâu tăm tối, nơi thiếu vắng ánh sáng tình yêu làm chúng ta không thể đến với tha nhân.

Chúng ta thường vô cảm trước những nhu cầu của người khác, nhưng chỉ lo toan tính tìm lợi ích cho bản thân mình. Những toan tính ích kỷ đó, là những khúc quanh co, những mấp mô, lồi lõm của tâm hồn khiến chúng ta không thể mở rộng cõi lòng để cảm nhận và chia sẻ những nhu cầu của người khác.

Chúng ta thường tự mãn về những khả năng và thành quả mình thủ đắc được. Chúng ta luôn xem mình là “trung tâm”, luôn muốn áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình trên người khác nhằm thỏa mãn khát vọng thống trị của bản thân. Những khát vọng đó, là những núi đồi ngạo nghễ của tự cao, tự mãn làm chúng ta không thể khiêm nhường đến với người khác.

Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Đổi nơi sinh sống thì dễ, nhưng thật khó mà thay đổi lối sống. Ước gì qua lời Chúa hôm nay, xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức rằng: con đường sám hối và thay đổi bản thân mỗi ngày chính là con đường xứng đáng để Chúa ngự vào tâm hồn mỗi người chúng ta, để từ đó chúng ta biết từ bỏ những ham muốn ích kỷ của bản thân để có thể nhạy cảm hơn trước những nhu cầu của người khác và khiêm nhường mở rộng tâm hồn chia sẻ với tha nhân. Amen.

Lm. Phao lô Nguyễn Nguyên

Mùa Giáng sinh với các thành phố trên khắp thế giới


Tháng 12 đến, mang theo không khí của một một mùa Giáng sinh với các thành phố trên khắp thế giới đang đua nhau thắp sáng cây thông Noel trong muôn sắc màu rực rỡ.

Cây thông Noel đón chào Giáng sinh trước Tòa Thị chính Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AP)

Cây thông cao 32m lung linh ở Place de la Concorde, Paris. (Ảnh: Reuters)

Người đàn ông này thổi kèn từ Tháp Tòa thị chính Cổ khi một cây thông Noel tỏa sáng ở Quảng trường Phố Cổ tại Prague, CH Czech. (Ảnh: Reuters)

Cây thông Giáng sinh ở Đồi Capitol trong buổi lễ thắp sáng chính thức của năm nay. (Ảnh: Reuters)

Một tác phẩm ánh sáng trừu tượng thay thế cây thông Noel truyền thống tại Grand Place ở Brussels, Bỉ. Trước kia, một cây thông cao 20m được lấy từ rừng Ardennes để trang trí cho quảng trường trung tâm thành phố này, nhưng năm nay thay thế vị trí đó là một công trình cao 25m. (Ảnh: AP)

Pháo hoa tỏa sáng từ một cây thông Giáng sinh trong lễ thắp sáng ở Hồ Rodrigo de Freitas, Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Anh David Cameron chứng kiến lễ thắp sáng cây thông Noel ở số 20 Phố Downing. (Ảnh: Reuters)

Không khí Giáng sinh tràn đến phố Royal Treaty ở Warsaw, Ba Lan. (Ảnh: AP)

Pháo hoa lung linh trên bầu trời gần một cây thông Noel khổng lồ ở thành phố Puerto Princesa, Palawan, tây Manila, Philippines. (Ảnh: Reuters)

Cây thông Noel trước trung tâm trượt băng L.A. Live ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AP)

Cây thông cao 36m rực rỡ giữa trung tâm Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: Reuters)

Thanh Hảo (Tổng hợp)
VNN
 
Nguồn

Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012), Một kinh nghiệm sống

 
 
Kính Thưa Quý Vị .
 
Sau khi đọc xong bài " Tưởng niệm bác sĩ Richard Teo ", thiết nghĩ có 3 điều mà mọi người chúng ta cần phải cân nhắc hàng ngày như sau :
1. " Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác."
                                               Bác Sĩ Richard Teo ( 1972-2012 )
 
2."Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. "
                                                Bác Sĩ Richard Teo ( 1972-2012 )
 
3." Quan trọng nhất, tôi nghĩ niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh - mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài.  Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được."                                               Bác Sĩ Richard Teo ( 1972-2012 )
 
                 
                                  Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)
 
Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo, một triệu phú 40 tuổi và bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012.  Anh vừa qua đời cách đây vài ngày vào 18/10/2012.
 
Chào tất cả các em .  Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghe.  Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ.  Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây.  Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.
Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi.  Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình .  Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc .  Thành công có nghĩa là giàu có .  Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ .
Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực- từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều .  Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ.  Tôi rất ganh đua .  Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ.  Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất.  Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt .
 
Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có .  Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn .  Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền .  Vi` vậy tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh .
 
Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ  khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10000 để hút mỡ bụng, $15000 cho sửa ngực, vv… và vv .  Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không?  Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ?  Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp.
Công việc làm ăn rất khấm khá .  Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng .  Quá nhiều bịnh nhân .  Tôi choáng váng .   Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ , rồi bốn bác sĩ .  Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú .  Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội .  Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút  các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt . Cuộc sống thật lên hương.
 
Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa ?  Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao ?  Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi .  Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua .  Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai  và đua xe.  Cuộc sống của tôi là thế đó .  Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari.  Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430.  Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng .  Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu .  Tôi sắm chiếc màu bạc .
 
Tôi làm gì sau khi có chiếc xe   Đến lúc mua nhà, xây cửa .  Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào?  Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng.  Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
 
Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả .  Đó là tôi của một năm trước đây.  Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm.  Tôi không chế ngự được mọi chuyện .  Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng .  Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh.  Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác .  Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết  tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi .  Tôi hỏi như thế nghĩa là sao?  Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật .  Tôi gần như muốn nói  “anh nói thiệt sao ? ”,  tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.  Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi .  Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này ?” .  Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến .   Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả , đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi .  Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư.  Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi .  Tôi được cho biết , ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa.  Cuộc sống tôi bị nghiền nát , dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi ?  Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây .
 
Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được- sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui.  Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ .  Chuyện đó không thể xảy ra .  Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong mười tháng cuối cùng của cuộc đời tôi.  Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy .  Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi .  Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua .  Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi .  Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không.  Nếu có, tôi đã cảm thấy vui khi nghĩ đến .

Các em có biết, Tết sắp đến.  Trước đây, tôi thường làm gì?  À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè.  Tôi tưởng đó là niềm vui , thật sự vui.  Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi  khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng?  Chắc chắn là không.  Họ sống khó khăn, đi xe công cộng.  Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận .
 
Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị.  Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình.  Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi tưởng .

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác.  Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII.  Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi.  Cô ta tên là Jennifer.  Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau.  Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ.  Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế  tại sao phải để bẩn tay?  chỉ là một con ốc sên.  Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết .  Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tiến hóa thôi.   Đối ngược nhau quá, phải không ? . 

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm.  Nhưng tôi không có.  Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH.  Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư.  Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng.  Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau họ cứ vài phút phải bấm vào người.  Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả.  Nhưng đây chỉ là một công việc.  Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật”  đối với tôi không ?  Không.  Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình .

Sự đau đớn, chịu đưng của bịnh nhân “thật” không?  Không.  Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân.  Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ.  Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không.  Tôi sẽ trả lời các em là Có.  Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ.  Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều .
 
Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư   Các em sẽ thành giàu có.  Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng đươc.  Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái.  Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được .
 
Tại sao tôi nói như vậy?  Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn.  Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội.  Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta.  Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa.  Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.
 
Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai.  Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.  Điều đó đã xảy ra với tôi.  Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, vùng xám không rõ rệt.  Và ngay cả khi không cần thiết, chúng ta cũng nói thêm.  Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi.  Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền .
 
Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu.  Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm.  Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi.  Tôi thử  thách các em không để đánh mất lương tâm mình.  Tôi trả giá đắt cho bài học.  Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy .
 
Điều thứ nhì, nhiều người trong chúng ta muốn số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt.  Tôi chỉ muốn họ ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh nhân.  Thực tế là vậy.  Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật.  Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không?  Không.  Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không ?  Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi.  Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta .
 
Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân .  Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không?  Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây.  Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân .

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.  Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5.  Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng.  Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa.   Cảm giác khủng khiếp!   Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào.  Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.  Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ.  Điều này không đúng.  Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận .  Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi.  Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv..   Họ có thật .  Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ .
 
Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, với tay đến những người cần sự giúp đỡ.  Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ .  Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình.  Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
 
Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”.  Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này.  Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác.  Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu.  Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào.  Tôi biết điều này nghe bịnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua .

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống.  Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì.  Điều này đã xảy ra cho tôi.  Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc.  Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em.  Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự khác biệt cho đời sống của người khác.  Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình.  Sự thật không như tôi đã tưởng .

Quan trọng nhất, tôi nghĩ  niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh - mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài.  Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt.  Đừng giống như tôi.  Tôi không còn cách khác và đã phải trả giá đắt cho bài học.  Tôi phải quay lại tạ ơn Thượng Đế vì Ngài đã cho tôi cơ hội sống - tôi gặp 3 tai nạn lớn trong quá khứ- tai nạn xe hơi đua .  Tôi đua nhanh và xe muốn lật ngửa nhưng không hiểu sao vẫn sống sót.  Mặc dù tôi được rửa tội, đây chỉ là hình thức, nhưng sự kiện xảy ra đã cho tôi cơ hội trở về với Chúa .
 
Vài điều tôi học được:
1) Tin tưởng vào Thượng Đế với cả tấm lòng.  Điều này rất quan trọng.
2) Thương yêu và sống vì người khác, không chỉ cho bản thân mình .
 
Không có gì sai trái khi được giàu có cả.  Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn.
Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế.  Có nhiều lại càng muốn có thêm.  Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính.  Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có.  Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi.
Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có.  Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta.  Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành.  Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế... 
Remember that it’s more important to further His Kingdom rather than to further ourselves. 
 
Tôi đã trải qua và tôi biết rằng sự giàu có thiếu đức tin sẽ thành trống rỗng.  
It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God.

 
 
In Memory of Dr. Richard Teo (1972 - 2012) Below is the transcript of the talk of Dr. Richard Teo, who is a 40-year-old millionaire and cosmetic surgeon with a stage-4 lung cancer but selflessly came to share with the D1 class his life experience on 19-Jan-2012. He has just passed away few days ago on 18 October 2012. Hi good morning to all of you. My voice is a bit hoarse, so please bear with m
e. I thought I'll just introduce myself. My name is Richard, I'm a medical doctor. And I thought I'll just share some thoughts of my life. It's my pleasure to be invited by prof. Hopefully, it can get you thinking about how... as you pursue this.. embarking on your training to become dental surgeons, to think about other things as well. Since young, I am a typical product of today's society. Relatively successful product that society requires.. From young, I came from a below average family. I was told by the media... and people around me that happiness is about success. And that success is about being wealthy. With this mind-set, I've always be extremely competitive, since I was young. Not only do I need to go to the top school, I need to have success in all fields. Uniform groups, track, everything. I needed to get trophies, needed to be successful, I needed to have colours award, national colours award, everything. So I was highly competitive since young. I went on to medical school, graduated as a doctor. Some of you may know that within the medical faculty, ophthalmology is one of the most highly sought after specialities. So I went after that as well. I was given a traineeship in ophthalmology, I was also given a research scholarship by NUS to develop lasers to treat the eye. So in the process, I was given 2 patents, one for the medical devices, and another for the lasers. And you know what, all this academic achievements did not bring me any wealth. So once I completed my bond with MOH, I decided that this is taking too long, the training in eye surgery is just taking too long. And there's lots of money to be made in the private sector. If you're aware, in the last few years, there is this rise in aesthetic medicine. Tons of money to be made there. So I decided, well, enough of staying in institution, it's time to leave. So I quit my training halfway and I went on to set up my aesthetic clinic... in town, together with a day surgery centre. You know the irony is that people do not make heroes out average GP (general practitioner), family physicians. They don't. They make heroes out of people who are rich and famous. People who are not happy to pay $20 to see a GP, the same person have no qualms paying ten thousand dollars for a liposuction, 15 thousand dollars for a breast augmentation, and so on and so forth. So it's a no brainer isn't? Why do you want to be a gp? Become an aesthetic physician. So instead of healing the sick and ill, I decided that I'll become a glorified beautician. So, business was good, very good. It started off with waiting of one week, then became 3weeks, then one month, then 2 months, then 3 months. I was overwhelmed; there were just too many patients. Vanities are fantastic business. I employed one doctor, the second doctor, the 3rd doctor, the 4th doctor. And within the 1st year, we're already raking in millions. Just the 1st year. But never is enough because I was so obsessed with it. I started to expand into Indonesia to get all the rich Indonesian tai-tais who wouldn't blink an eye to have a procedure done. So life was really good. So what do I do with the spare cash. How do I spend my weekends? Typically, I'll have car club gatherings. I take out my track car, with spare cash I got myself a track car. We have car club gatherings. We'll go up to Sepang in Malaysia. We'll go for car racing. And it was my life. With other spare cash, what do i do? I get myself a Ferrari. At that time, the 458 wasn't out, it's just a spider convertible, 430. This is a friend of mine, a schoolmate who is a forex trader, a banker. So he got a red one, he was wanting all along a red one, I was getting the silver one. So what do I do after getting a car? It's time to buy a house, to build our own bungalows. So we go around looking for a land to build our own bungalows, we went around hunting. So how do i live my life? Well, we all think we have to mix around with the rich and famous. This is one of the Miss Universe. So we hang around with the beautiful, rich and famous. This by the way is an internet founder. So this is how we spend our lives, with dining and all the restaurants and Michelin Chefs you know. So I reach a point in life that I got everything for my life. I was at the pinnacle of my career and all. That's me one year ago in the gym and I thought I was like, having everything under control and reaching the pinnacle. Well, I was wrong. I didn't have everything under control. About last year March, I started to develop backache in the middle of nowhere. I thought maybe it was all the heavy squats I was doing. So I went to SGH, saw my classmate to do an MRI, to make sure it's not a slipped disc or anything. And that evening, he called me up and said that we found bone marrow replacement in your spine. I said, sorry what does that mean? I mean I know what it means, but I couldn't accept that. I was like “Are you serious?” I was still running around going to the gym you know. But we had more scans the next day, PET scans - positrons emission scans, they found that actually I have stage 4 terminal lung cancer. I was like "Whoa where did that come from?” It has already spread to the brain, the spine, the liver and the adrenals. And you know one moment I was there, totally thinking that I have everything under control, thinking that I've reached the pinnacle of my life. But the next moment, I have just lost it. This is a CT scan of the lungs itself. If you look at it, every single dot there is a tumour. We call this miliaries tumour. And in fact, I have tens of thousands of them in the lungs. So, I was told that even with chemotherapy, that I'll have about 3-4months at most. Did my life come crushing on, of course it did, who wouldn't? I went into depression, of course, severe depression and I thought I had everything. See the irony is that all these things that I have, the success, the trophies, my cars, my house and all. I thought that brought me happiness. But i was feeling really down, having severe depression. Having all these thoughts of my possessions, they brought me no joy. The thought of... You know, I can hug my Ferrari to sleep, no... No, it is not going to happen. It brought not a single comfort during my last ten months. And I thought they were, but they were not true happiness. But it wasn't. What really brought me joy in the last ten months was interaction with people, my loved ones, friends, people who genuinely care about me, they laugh and cry with me, and they are able to identify the pain and suffering I was going through. That brought joy to me, happiness. None of the things I have, all the possessions, and I thought those were supposed to bring me happiness. But it didn't, because if it did, I would have felt happy think about it, when I was feeling most down.. You know the classical Chinese New Year that is coming up. In the past, what do I do? Well, I will usually drive my flashy car to do my rounds, visit my relatives, to show it off to my friends. And I thought that was joy, you know. I thought that was really joy. But do you really think that my relatives and friends, whom some of them have difficulty trying to make ends meet, that will truly share the joy with me? Seeing me driving my flashy car and showing off to them? No, no way. They won’t be sharing joy with me. They were having problems trying to make ends meet, taking public transport. In fact i think, what I have done is more like you know, making them envious, jealous of all I have. In fact, sometimes even hatred. Those are what we call objects of envy. I have them, I show them off to them and I feel it can fill my own pride and ego. That didn't bring any joy to these people, to my friends and relatives, and I thought they were real joy. Well, let me just share another story with you. You know when I was about your age, I stayed in king Edward VII hall. I had this friend whom I thought was strange. Her name is Jennifer, we're still good friends. And as I walk along the path, she would, if she sees a snail, she would actually pick up the snail and put it along the grass patch. I was like why do you need to do that? Why dirty your hands? It’s just a snail. The truth is she could feel for the snail. The thought of being crushed to death is real to her, but to me it's just a snail. If you can't get out of the pathway of humans then you deserve to be crushed, it’s part of evolution isn't it? What an irony isn't it? There I was being trained as a doctor, to be compassionate, to be able to empathise; but I couldn't. As a house officer, I graduated from medical school, posted to the oncology department at NUH. And, every day, every other day I witness death in the cancer department. When I see how they suffered, I see all the pain they went through. I see all the morphine they have to press every few minutes just to relieve their pain. I see them struggling with their oxygen breathing their last breath and all. But it was just a job. When I went to clinic every day, to the wards every day, take blood, give the medication but was the patient real to me? They weren't real to me. It was just a job, I do it, I get out of the ward, I can't wait to get home, I do my own stuff. Was the pain, was the suffering the patients went through real? No. Of course I know all the medical terms to describe how they feel, all the suffering they went through. But in truth, I did not know how they feel, not until I became a patient. It is until now; I truly understand how they feel. And, if you ask me, would I have been a very different doctor if I were to re-live my life now, I can tell you yes I will. Because I truly understand how the patients feel now. And sometimes, you have to learn it the hard way. Even as you start just your first year, and you embark this journey to become dental surgeons, let me just challenge you on two fronts. Inevitably, all of you here will start to go into private practice. You will start to accumulate wealth. I can guarantee you. Just doing an implant can bring you thousands of dollars, it's fantastic money. And actually there is nothing wrong with being successful, with being rich or wealthy, absolutely nothing wrong. The only trouble is that a lot of us like myself couldn't handle it. Why do I say that? Because when I start to accumulate, the more I have, the more I want. The more I wanted, the more obsessed I became. Like what I showed you earlier on, all I can was basically to get more possessions, to reach the pinnacle of what society did to us, of what society wants us to be. I became so obsessed that nothing else really mattered to me. Patients were just a source of income, and I tried to squeeze every single cent out of these patients. A lot of times we forget, whom we are supposed to be serving. We become so lost that we serve nobody else but just ourselves. That was what happened to me. Whether it is in the medical, the dental fraternity, I can tell you, right now in the private practice, sometimes we just advise patients on treatment that is not indicated. Grey areas. And even though it is not necessary, we kind of advocate it. Even at this point, I know who are my friends and who genuinely cared for me and who are the ones who try to make money out of me by selling me "hope". We kind of lose our moral compass along the way. Because we just want to make money. Worse, I can tell you, over the last few years, we bad mouth our fellow colleagues, our fellow competitors in the industry. We have no qualms about it. So if we can put them down to give ourselves an advantage, we do it. And that's what happening right now, medical, dental everywhere. My challenge to you is not to lose that moral compass. I learnt it the hard way, I hope you don't ever have to do it. Secondly, a lot of us will start to get numb to our patients as we start to practise. Whether is it government hospitals, private practice, I can tell you when I was in the hospital, with stacks of patient folders, I can't wait to get rid of those folders as soon as possible; I can't wait to get patients out of my consultation room as soon as possible because there is just so many, and that's a reality. Because it becomes a job, a very routine job. And this is just part of it. Do I truly know how the patient feels back then? No, I don't. The fears and anxiety and all, do I truly understand what they are going through? I don't, not until when this happens to me and I think that is one of the biggest flaws in our system. We’re being trained to be healthcare providers, professional, and all and yet we don't know how exactly they feel. I'm not asking you to get involved emotionally, I don't think that is professional but do we actually make a real effort to understand their pain and all? Most of us won’t, alright, I can assure you. So don't lose it, my challenge to you is to always be able to put yourself in your patient's shoes. Because the pain, the anxiety, the fear are very real even though it's not real to you, it's real to them. So don't lose it and you know, right now I'm in the midst of my 5th cycle of my chemotherapy. I can tell you it’s a terrible feeling. Chemotherapy is one of those things that you don't wish even your enemies to go through because it's just suffering, lousy feeling, throwing out, you don't even know if you can retain your meals or not. Terrible feeling! And even with whatever little energy now I have, I try to reach out to other cancer patients because I truly understand what pain and suffering is like. But it's kind of little too late and too little. You guys have a bright future ahead of you with all the resource and energy, so I’m going to challenge you to go beyond your immediate patients. To understand that there are people out there who are truly in pain, truly in hardship. Don’t get the idea that only poor people suffer. It is not true. A lot of these poor people do not have much in the first place, they are easily contented. for all you know they are happier than you and me but there are out there, people who are suffering mentally, physically, hardship, emotionally, financially and so on and so forth, and they are real. We choose to ignore them or we just don't want to know that they exist. So do think about it alright, even as you go on to become professionals and dental surgeons and all. That you can reach out to these people who are in need. Whatever you do can make a large difference to them. I'm now at the receiving end so I know how it feels, someone who genuinely care for you, encourage and all. It makes a lot of difference to me. That’s what happens after treatment. I had a treatment recently, but I’ll leave this for another day. A lot of things happened along the way, that's why I am still able to talk to you today. I'll just end of with this quote here, it's from this book called Tuesdays with Morris, and some of you may have read it. Everyone knows that they are going to die; every one of us knows that. The truth is, none of us believe it because if we did, we will do things differently. When I faced death, when I had to, I stripped myself off all stuff totally and I focused only on what is essential. The irony is that a lot of times, only when we learn how to die then we learn how to live. I know it sounds very morbid for this morning but it's the truth, this is what I’m going through. Don’t let society tell you how to live. Don’t let the media tell you what you're supposed to do. Those things happened to me. And I led this life thinking that these are going to bring me happiness. I hope that you will think about it and decide for yourself how you want to live your own life. Not according to what other people tell you to do, and you have to decide whether you want to serve yourself, whether you are going to make a difference in somebody else's life. Because true happiness doesn't come from serving yourself. I thought it was but it didn't turn out that way. Also most importantly, I think true joy comes from knowing God. Not knowing about God – I mean, you can read the bible and know about God – but knowing God personally; getting a relationship with God. I think that’s the most important. That’s what I’ve learnt. So if I were to sum it up, I’d say that the earlier we sort out the priorities in our lives, the better it is. Don’t be like me – I had no other way. I had to learn it through the hard way. I had to come back to God to thank Him for this opportunity because I’ve had 3 major accidents in my past – car accidents. You know, these sports car accidents – I was always speeding , but somehow I always came out alive, even with the car almost being overturned. And I wouldn’t have had a chance. Who knows, I don’t know where else I’d be going to! Even though I was baptised it was just a show, but the fact that this has happened, it gave me a chance to come back to God. Few things I’d learnt though: 1. Trust in the Lord your God with all your heart – this is so important. 2. Is to love and serve others, not just ourselves. There is nothing wrong with being rich or wealthy. I think it’s absolutely alright, cos God has blessed. So many people are blessed with good wealth, but the trouble is I think a lot of us can’t handle it. The more we have, the more we want. I’ve gone through it, the deeper the hole we dig, the more we get sucked into it, so much so that we worship wealth and lose focus. Instead of worshipping God, we worship wealth. It’s just a human instinct. It’s just so difficult to get out of it. We are all professionals, and when we go into private practise, we start to build up our wealth – inevitably. So my thought are, when you start to build up wealth and when the opportunity comes, do remember that all these things don’t belong to us. We don’t really own it nor have rights to this wealth. It’s actually God’s gift to us. Remember that it’s more important to further His Kingdom rather than to further ourselves. Anyway I think that I’ve gone through it, and I know that wealth without God is empty. It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God. (Please share his photo and words with others)
 
Kim Liên chuyển