samedi 7 décembre 2013

Trái cây miền Tây

 

Nguồn

Còn 2 tháng nữa mới đến Tết, nhưng tại vựa trái cây miền Tây, thương lái và nhà vườn đã chốt đơn hàng. Các loại trái cây chủ lực của chợ Tết đang được nhà vườn tất bật chăm bón, có loại đang chuẩn bị thu hoạch.
 
alt
Vùng bưởi Năm roi ở Phú Hữu - Hậu Giang, nhiều nhà vườnđã cho thu hoạch bán cho thương lái.
 
alt
 
alt
Bưởi được chuyển từ trong vườn ra bờ kênh bằng xuồng. Nhà vườn bán bưởi sớm kỳ vọng giá tốt hơn so với giá bán cận tết.
 
alt
Ngoài mặt hàng bưởi Năm roi truyền thống ở Hậu Giang, nhiều năm nay, các nhà vườn còn đưa ra thị trường khoảng bưởi hồ lô rất được ưa chuộng, với giá bán từ 700.000 -1,5 triệu đồng/cặp
 
alt
Quýt hồng cũng là loại trái cây của miền Tây không thể thiếu của chợ Tết.
 
alt

 
alt
Vùng quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp đang hứa hẹn một mùa Tết bội thu.
 
alt
 
alt
Chôm chôm Chợ Lách - Bến Tre,
 
alt
 
alt
...nhãn xuồng cơm vàng ở Vĩnh Long cũng bắt đầu được cho thu hoạch bán trước tết.
 
alt
 
alt
Ở vùng cù lao Tân Lộc - TP. Cần Thơ, nhà vườn cũng tất bật thu hoạch mận An Phước.
 
alt
Mãng cầu là loại trái không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết.
 
alt
 
alt
Xoài cát Hòa Lộc ở Đồng Tháp những ngày này thương lái đến tận vườn thu mua, với giá 28.000-30.000 đồng/kg.
 
alt
Nhiều nhà vườn tranh thủ thu hoạch dưa hấu sớm, để có thể trồng thêm 1 vụ nữa bán vào dịp qua tết.
 
alt
Dưa hấu xuống ghe để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
 
alt
 
alt
Vùng trồng thanh long ở Tiền Giang cũng đang tất bật chăm sóc để bán vào dịp tết.
 
alt
Cam soàn và cam sành hai mặt hàng cam được dự đoán hút hàng mạnh dịp tết này,  song nhà vườn ở Hậu Giang vẫn lo dội chợ rớt giá, nhiều vườn tranh thủ bán sớm.
 
alt
Ngoài các loại cây ăn trái, chanh cũng là loại không thể thiếu.
 
alt
Đu đủ kiểng cho trái vàng ở Sa Đéc là loại quả độc đáo được săn mua mạnh ở chợ Tết.
 
alt
Ổi ruột hồng, giống mới phát triển ở ĐBSCL. Năm nay, mặt hàng này cũng góp mặt ở chợ Tết.
 
alt
Ở làng khóm Cầu Đúc - Hậu Giang, thời điểm này hàng đã được thương lái chốt xong giá, chỉ còn chờ thu hoạch đưa ra chợ. Trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam, khóm (thơm) là loại không thể thiếu.

vendredi 6 décembre 2013

Những hình ảnh đẹp về giáo dục miền Nam trước 1975


VietnamNet
03/12/2013 02:22 GMT+7
- Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
1
Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).
Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia…
2
Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc: “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi rõ ràng trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).
3
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
5
6
78
9
10
1112141517
18
Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.
1920212223
24
  •  Phong Đăng(tổng hợp)  (*)
Tuyết Loan chuyển

Gánh phở của thế kỷ 21


Phở King Food Truck: Gánh phở của thế kỷ 21  
Monday, December 02, 2013 4:34:52 PM
Hà Giang/Người Việt

SCOTTSDALE, AZ (NV) - Ở Việt Nam, những ai đang đói bụng, nhất là trong những hôm trời lạnh, thì không có hình ảnh nào gợi cảm hơn dáng cô bán phở oằn vai dưới quang gánh, và mùi hương nào ngọt ngào quyến rũ hơn mùi phở bốc lên rồi vấn vương theo mỗi bước chân.
alt
Khách hàng đứng xếp hàng trước Pho King Food Truck trong giờ ăn tối tại Scottsdale, Arizona. (Hình: Pho King Food Truck)
Dù không còn thịnh hành, phở gánh không biết từ bao giờ, vẫn là một hình ảnh thân quen trong ký ức thói quen ăn quà của người Việt, một nét đặc thù mà chỉ ở Việt Nam ngày xưa mới có.
Thế nhưng khi chí lớn của đôi bạn Eddy Phạm và Mike Baun, gặp nhau tại Phoenix, Arizona, thì Pho King Food Truck, gánh phở của thế kỷ 21 ra đời.
Gánh phở của Eddy và Mike không có cô hàng phở, cũng không thúng mủng và đôi quang gánh kẽo kẹt, mà có một “giao diện” rất khác. Nó là một chiếc xe vận tải sơn mầu sặc sỡ, mà đến đâu là tạo chú ý đến đó. Người ta ngoái cổ nhìn theo những mầu sắc trên mình xe cũng có, nhưng lý do chính là vì mùi thơm rất đặc trưng của phở làn khói từ xe bay tỏa lên hòa quyện với không gian.
Thiên duyên tiền định?
Theo lời Mike Baun, thành viên chịu trách nhiệm về sổ sách và quảng bá thương mại cho Pho King Food Truck, thì sự hợp tác của ông và Chef Eddy Phạm, là một “thiên duyên tiền định.”
Mike là một doanh nhân và Eddy là một đầu bếp.
Sau khi mua chiếc xe vận tải và lúng túng với bao nhiêu thử thách của việc vận hành một lunch truck, Mike quyết định rằng anh không thể nào một thân một mình thành công trong thương vụ này. Sau nhiều tháng để ý tìm một đối tác không có kết quả, Mike quyết định đăng báo bán xe và gặp Eddy.
Khi Eddy cho biết chưa có đủ tiền và xin đặt cọc một nửa, trả góp một nửa, Mike và Eddy trò chuyện, và qua câu chuyện dòn tan, hai người, trong cùng ngày hôm đó, quyết định làm bạn và quyết định hợp tác.
“Chúng tôi chọn thức ăn Việt Nam, vì Eddie là người Việt, giỏi nấu món ăn Việt, một phần vì tôi cũng thích món ăn Việt, và thấy thức ăn Việt Nam ngày càng được người Mỹ ưa chuộng.” Mike Baun nói.
Ừ thì thức ăn Việt Nam, nhưng món ăn Việt Nam lỉnh kỉnh khó nấu lắm, món gì thì thích hợp cho một xe truck bây giờ?
Tiếp tục nói về lịch sử của Pho King Food Truck, Mike kể rằng, Eddy bảo, “Phở, nhất định phải là Phở,” rồi thao thao nói về hình ảnh nên thơ của gánh phở ngày xưa, một điều mà Mike cho là có lẽ Eddy chỉ biết theo những gì nghe mẹ của Eddy kể lại.
Nói về cách nấu công phu của món ăn Việt Nam, Mike Baun nói “chắc chắn thức ăn Việt khó rồi,” vì thế đôi bạn phải dành rất nhiều thời gian để thử nghiệm từng chi tiết, để tìm ra cách nấu nướng trên xe truck sao cho gọn tiện mà vẫn phải thuần túy, phải ngon.
“Nhưng chính vì sự khó khăn này, mà chúng tôi tạo được sự khác biệt với những lunch truck khác, và giảm được nhiều cạnh tranh.” Mike giải thích. Là một chuyên gia phát triển thương vụ, Mike đương nhiên phải lo lắng đến sự cạnh tranh. Với tổng số doanh thu lên đến hơn $2.7 tỉ một năm, thị trường lunch truck tại Hoa Kỳ ngày càng phát triển, và cạnh tranh cũng vì thế ngày càng trở nên ráo riết.
Hai người quyết định đặt tên doanh thương của mình là Pho King Food Truck vì Eddy tự hào mình là "vua" nấu phở.
Những tháng kế tiếp hai người chóng mặt với xin Mike đi giấy phép đủ loại, chuẩn bị cho chương trình khuếch mãi, với Eddy bận rộn tìm nguồn thực phẩm, mua dụng cụ, nấu nướng, và hai người vừa nếm thức ăn, vừa tính giá thành, vừa lập menu và định giá bán.
“Phải thực hết sức quyết tâm chúng tôi mới có được gánh phở tân thời này!” Eddy cho báo Người Việt biết, và nói thêm là cũng phải “nhờ ý trời”nữa.
Ngay trước tuần chuẩn bị khai trương, Eddy bị lao phổi nặng, phải vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết Eddy có xác xuất 30% hoàn toàn hồi phục, 30% hồi phục với thương tật vĩnh viễn, 33% hồi phục một phần nếu ghép tim, và 10% bị tử vong.
Bao dự tính và hy vọng của đôi bạn bỗng tiêu tan. Tương lai bất định, và mỗi một ngày Eddy còn ở nhà thương là mỗi ngày nợ nần của họ thêm chồng chất.  Vài tháng trôi qua như thế, giữa lúc tình hình tuyệt vọng nhất, khi Mike có ý nghĩ chắc một lần nữa phải đăng báo bán xe truck, thì như một phép lạ, Eddy bắt đầu bình phục.
Cuối cùng, gần một năm sau khi đôi bạn bắt tay vào việc, cuối tháng Năm, xe Pho King Food Truck bắt đầu lăn bánh, cống hiến cho người dân ở thành phố Scottsdale, Arizona, và vùng phụ cận, những tô phở Việt Nam thơm ngon tinh khiết.
Bây giờ mỗi ngày với họ “là một phép lành” Mike tâm sự:
“Khi Eddy khỏi bệnh, chúng tôi biết đã được ơn trên giúp để đánh bại nghịch cảnh, và chúng tôi tin đang được thượng đế phù hộ.”
Sinh hoạt của gánh phở tân thời
Với Eddy, mở một dịch vụ thức ăn, là thực hiện được giấc mơ anh có từ thuở nhỏ.
Sinh ra và lớn lên tại Arizona, Eddy là một trong năm người con của một gia đình gốc Việt. Từ tấm bé, Eddy đã mê nấu ăn, và thích lẩn quẩn với mẹ trong nhà bếp. Eddy sáng chế các món ăn từ bếp gia đình, và lớn lên tiếp tục tu luyện kỹ thuật nấu nướng tại Le Cordon Bleu, một viện ẩm thực Pháp tại Scottsdale, Arizona.
Sau khi tốt nghiệp, Eddy làm đầu bếp cho một số nhà hàng quanh thị trấn. Trong thời gian này anh thử nghiệm cách kết hợp kỹ năng nấu ăn Pháp của mình với các món ăn truyền thống Việt Nam để tạo ra những món Việt Nam toàn hảo nhất.
Khác với Eddy, Mike không rành nấu ăn, nhưng có bằng MBA, và đã làm việc cho các nhà hàng gần như suốt cuộc đời mình. Mike mang kinh nghiệm quản trị tài chánh, hành chánh và phát triển thị trường cho ngành nhà hàng, áp dụng cho Pho Kinh Food Truck, gánh phở thân yêu của họ.
Ngoài món phở quốc hồn quốc túy Việt Nam, Pho King Food Truck còn có thêm 6 món ăn nữa. Trong tương lai, Eddy cho biết, sẽ có thêm 3 món mới, nhưng dự tính thực đơn sẽ không bao giờ có hơn 10 món, vì như thế “không có đủ thì giờ chăm chút” cho thức ăn, Eddy nói.Bốn món bán đắt hàng nhất, theo Mike, đương nhiên dẫn đầu là Phở, sau đến Bánh Xèo, Gà Kho Gừng ăn với cơm trắng và Gỏi Cuốn. Bánh mì bán cũng khá chạy. Ngoài món phở lúc nào cũng thường xuyên có, các món khác được đôi bạn Mike và Eddy “xoay tua” từng tuần. Món ăn rẻ nhất bán $4.00 (bánh mì) và đắt nhất là $8.50 (bánh Xèo).
alt
Sau Phở, bánh Xèo là món ăn đắt hàng nhất của Pho King Food Truck. (Hình: Pho King Food Truck)
Một ngày của họ thật bận rộn, trong khi Eddy cặm cụi nấu nướng trong nhà bếp phía sau xe truck từ khi trời còn mù sương, thì Mike chuẩn bị công việc ở phía trên, tính sổ sách, soạn lộ trình hàng tuần cho xe truck, lúi húi trên các trang mạng xã hội qua điện thoại di động, hay liên lạc khắp nơi để tìm cách quảng cáo cho thương vụ.
Mike cho biết mỗi ngày Pho King Food Truck bán được trung bình khoảng 220 phần ăn, với ngày đông khách nhất trên dưới 400 phần.
Eddy cho biết khách hàng "mê" Pho King Food Truck vì thức ăn được nấu hoàn toàn mới mỗi ngày. “Khuôn khổ nhỏ hẹp của xe truck không cho phép chúng tôi chứa được nhiều thức ăn nấu sẵn.” Anh cho biết.
Được hỏi việc học ở Le Cordon Bleu có giúp gì cho việc nấu thức ăn Việt không, Eddy trả lời: “Ồ nhiều chứ! Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật nấu nước dùng.”
Họ có 5 nhân viên, tất cả là bán thời gian, để phụ tiếp khách những giờ cao điểm hay trong những dịch vụ tiệc tùng. Mẹ của Eddy, người thầy dậy nấu bếp đầu tiên của Eddy, không làm việc với họ, nhưng thỉnh thoảng nếm thức ăn của gánh phở tân thời, và đóng vai trò "cố vấn."
Trang mạng xã hội là tiếng rao hàng

Nếu xưa kia chủ các gánh phở phải quẩy gánh đi khắp nơi và phải cất giọng, hay dùng hai miếng tre gõ vào nhau để rao hàng, thì ngày nay Mike dùng dùng các trang mạng xã hội, Facebook và Twitter, để báo cho khách hàng biết, ngày nào Pho King Food Truck sẽ đến bán ở đâu.
Mike cho biết anh post lịch trình của họ trong calendar trên website của mình. Và liên tục dùng điện thoại di động vào Facebook để đọc những lời bình cũng như giao tiếp với khách.
“Hiện chúng tôi được hơn 900 followers trên Facebook.” Mike khoe.
“Trung bình cứ mỗi follower đến với xe truck một tuần một lần hoặc buổi trưa hoặc buổi tối, rất nhiều khi họ mang theo bạn để giới thiệu.” Anh tính toán.
Hãy đọc thử một câu rao hàng dí dỏm của Mike trên Facebook sáng ngày 22 tháng Mười Một, một buổi sáng trời Arizona se lạnh:
“Trưa hôm nay chúng tôi sẽ ở Education Building tại góc đường 16th và Jefferson từ 11 giờ đến 1:30. Hôm nay là ngày lý tưởng để ăn phở. Hãy đến để đối diện số mệnh của bạn.”
Và thường thì những câu rao hàng của Mike được Followers hưởng ứng bằng những Likes, hay câu comments: “Tôi nhất định sẽ đến và mang theo vài người bạn.”Facebook profiles cũng cho thấy khách hàng của Pho King Food Truck rất đa dạng. Hình như mọi giống dân hình như đều thich thức ăn Việt Nam vì nó lành mạnh, ngon miệng và đầy hương vị.Họ là những người ở độ tuổi từ 18 đến 65, giao dịch nhiều và không ngại thử những món ăn mới, họ cũng thích những món ăn lành mạnh, ít dầu mỡ.
Sự đón nhận của khách hàng khiến đôi bạn rất khích lệ. Cộng đồng food truck ở vùng Phoenix Ariroza cũng đón họ với vòng tay rộng mở. Pho King Food Truck ra đời vào mùa hè, nhưng vẫn đông khách. Hãy cứ tưởng tượng cảnh mọi người sì sụp húp phở trong độ nóng 110 độ F ở Arizona, và phở nấu ngày nào bán hết ngày đó thì hiểu sức hấp dẫn của phở. Tương lai của Pho King Food Truck, theo đôi bạn, rất khả quan, một phần vì sức thu hút của phở, phần khác vì khả năng của họ bổ túc cho nhau rất khít khao.
"Tuy nhiên chúng tôi vẫn có thể làm tốt hơn." Mike tâm sự.Cả Eddy lẫn Mike cùng không biết nói tiếng Việt, ước muốn của họ là được kết nối nhiều hơn với cộng đồng người Việt ở khu vực Phoenix, Arizona.
"Chúng tôi muốn cho mọi người biết gánh phở Pho King Food Truck của chúng tôi có nhận đặt tiệc, và sẵn sàng phục vụ những dịp lễ hội của cộng đồng người Việt." Eddy chia sẻ.
Tuyết Loan chuyển 

Để biết thêm  về Nguồn gốc của món Phở từ đâu:

http://kim-doan.blogspot.ca/2012/09/pho-nguon-goc-tu-au.html

jeudi 5 décembre 2013

Tình yêu, có đâu sợ dư thừa-Bs Đỗ Hồng Ngọc

Nhà thơ, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: 'Tình yêu, có đâu sợ dư thừa

 

Chủ Nhật, 01/12/2013 14:05 | In bài viết
(Thethaovanhoa.vn) - Có nhiều người sáng tác văn chương xuất thân từ ngành y. Dường như văn chương cũng là một… phác đồ điều trị. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book vừa ấn hành tập thơ Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Đây được xem như tuyển tập thơ của vị bác sĩ nhi khoa, ông được biết đến với tư cách nhà thơ từ trước 1975 khi dùng bút danh Đỗ Nghê cho các sáng tác của mình.
Bác sĩ, thiền giả, nhà thơ
Nhà thơ Đỗ Nghê xuất hiện lần đầu trên tạp chí uy tín Bách Khoa từ năm 1960. Trước 1975, ông ấn hành hai tập thơ Tình người (1967) và Thơ Đỗ Nghê (1974). Sau này ông in Giữa hoàng hôn xưa (1993) và Vòng quanh (1997). Với bốn tập thơ trong khoảng nửa thế kỷ chứng tỏ ông làm thơ không nhiều như “gà đẻ trứng”. Nhưng trong nhìn nhận của đồng nghiệp, Đỗ Nghê hay bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lại là một thi sĩ thứ thiệt.


Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác

Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết lời tựa cho “sự trở lại” của Đỗ Nghê trong tập Giữa hoàng hôn xưa vào năm 1993, nhận xét: “Có một chàng thi sĩ một hôm vì lẽ gì đó bỏ đi làm thầy thuốc. Mười năm… hai mươi năm… anh cặm cụi chăm sóc, chữa lành, làm dịu nỗi đau của trẻ thơ; anh buồn vui cùng nỗi buồn vui của những người làm cha mẹ. (…). Tôi xác tín. Ta đang có trong tay một thứ thơ đích thực. Không cố buồn khi chưa đủ buồn. Không cố vui khi chưa đủ vui. Không cố nhớ khi chưa đủ nhớ! Thứ thơ mọc từ cội rễ tâm hồn, tự nhiên và giản dị như lời nói. Nhưng, là thứ lời nói đủ để làm giật mình”.
Thế nhưng, cuộc đời này vẫn biết đến Đỗ Hồng Ngọc với tư cách một bác sĩ nhiều hơn là thi sĩ. GS, nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như Phương phân tích nguyên nhân này: “Đỗ Hồng Ngọc gây cho chúng ta cảm tưởng ông là một nhà thơ thoắt ẩn, thoắt hiện, ẩn mà hiện, hiện mà ẩn. Có phải vì cái tên Đỗ Hồng Ngọc đã quá nổi tiếng với tư cách một tiến sĩ y khoa đã phần nào che mờ tác giả như một nhà thơ? Hay là vì chính những tác phẩm bàn về y học, thiền học của ông, với chất thơ bàng bạc trong đó, cũng mang đủ những phẩm chất thi ca, cho nên người đọc không còn phân biệt ở ông đâu là nhà thơ, đâu là thiền giả và đâu là bác sĩ của tuổi thơ?”.

Đỗ Hồng Ngọc tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Sài Gòn từ 1969. Nhưng trong nghề y, ông là người học hỏi không ngừng để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn. Khi đang làm Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe TP.HCM (1985 - 2005), ông đã đi học thêm ngành Y tế công cộng tại ĐH Harvard Hoa Kỳ (1993) và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp (1997). Đỗ Hồng Ngọc học để làm chuyên môn và học để làm thầy với vai trò giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, ĐH Y dược TP.HCM (1981 - 1995) và Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (1989 - 2013).
Nỗi đau của một bác sĩ
Nhưng làm con người trong quy luật “sinh tử”, Đỗ Hồng Ngọc hay những bác sĩ giỏi nhất thế gian này, cũng không thể níu giữ lại một con người đã đến lúc phải chia xa cuộc đời. Đau đớn hơn, người phải chia xa mãi mãi đó lại là người thương yêu của mình.
Tuyển thơ Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác ở phần thứ ba có 11 bài thì đến 9 bài nhà thơ viết về người con gái đã khuất của ông. Đây có lẽ là phần xúc động nhất của tuyển thơ này. 


Đỗ Hồng Ngọc

Trong bài Tình yêu, ông viết: “Trước mộ con còn ướt/ Ba nói với bạn ba rằng/ Từ nay hãy yêu con mình cách khác/ Đừng như ba/ Giấu kín trong lòng/ Bởi tình yêu/ Có bao giờ cho đủ/ Có đâu sợ dư thừa/ Như ba đã sai lầm bao nhiêu”.
Tình yêu của người đàn ông dành cho con cái thường âm thầm, đôi khi tưởng chừng lạnh lẽo, bất động như “núi Thái Sơn” chứ không réo rắt như “nước trong nguồn” của người phụ nữ. Để rồi khi mất đi người con mình yêu, nhà thơ mới nhận ra rằng: “Hãy tỏ bày đi/ Vồ vập đi/ Âu yếm ồn ào đi/ Tình yêu/ Có bao giờ cho đủ/ Có đâu sợ dư thừa…”.  Tâm trạng này của nhà thơ đã chạm vào tâm trạng chung của nhiều người làm cha khác.
HOÀNG NHÂN
Thể thao & Văn hóa