samedi 21 décembre 2013

Ca nhạc sĩ- MC- nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi” 20-12-2013


Việt Dũng

Phùng Năng Trần

Ca Nhac Si Viet Dzung

  1. 1

    Thề Không Phản Bội Quê Hương - trích trong Hùng Ca Sử Việt - ASIA 2011

    by vietvungvinh 64,175 views
    Trình bày: Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, Việt Dzũn…
  2. 2

    Một Chút Quà Cho Quê Hương _ Việt Dzũng - Trung Tâm Asia

    by Nathalie89618 22,521 views
    Tác Phẩm : Một Chút Quà Cho Quê Hương
    Ca Nhạc Sĩ : Việt Dzũng …
  3. 4

    Tinh Ca Cho Nguyen Thi Sai Gon - Viet Dzung- NNS (HD)

    by Phung Nang Tran 6,783 views
    PPS Link : http://www.box.com/s/18406327e4d9d1a807aa
    New Version : http://www.box.com/s/6f501721eac3e560be47
  4. 5

    Ngày đó - Việt Dzũng

    by Anh Tran 376 views
    Tuy khong phai la mot ca si chuyen nghiep nhung chang MC Viet Dzung voi chat giong ngot ngao truyen cam cua minh, anh da lam say dam nhieu thinh gia voi loi h…
  5. 8

    Chieu Vang - Viet Dzung

    by kirby672 10,198 views
    Chieu Vang
    Performer Viet Dzung
  6. 9

    Đường Chúng Ta Đi -Anh Việt Thu -Việt Dzũng & Nguyệt Ánh -NNS (Super HD)

    by Phung Nang Tran 2,293 views
    PLAYLIST LINK : http://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVYUNEDONzKS­K665bX9c9ox…
  7. 10

    Hoa Hồng Việt Nam, nhạc Việt Dzũng thơ Nguyễn Thị Thanh Bình

    by viet dzung 2,387 views
    Bài hát viết tặng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang bị cầm tù vì chống Trung Quốc.
  8. 14

    Tinh Nhu Cay Ca Rem

    by tranthaolan 884 views
    tinh nhu cay ca rem
  9. 15

    Lời Kinh Đêm - Ý Lan

    by Van Hung Nguyen 964 views
    Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dàị…
  10. 16

    Co nhung chuyen tinh khong la tram nam da nhat yen

    by Viet Bat-Man 469 views
    http://www.mpautopart.com/1998-2000-Volvo-S70-V70-Old-Style-­Bracket-Bumper-Right-Passenger-Side-Front-_p_4255.html http://www.mpautopart.com/-1998-2000
  11. 17

    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2

    by mythsandmasks 653 views
    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2 

    ************************************************************************* 


    Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi”

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ
    Cali Today NewsTheo tin chính thức từ bệnh viện, ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng nay, ngày 20 tháng 12 năm 2013.

    Sáng nay Việt Dzũng ở nhà một mình, anh yêu cầu vợ anh đi làm trước và anh sẽ đến bệnh viện một mình vì chỉ hẹn với bác sĩ vào lúc 10 giờ sáng nay. Đến lúc 9 giờ 44 phút sáng, anh đã gọi cho bên cứu bệnh viện (emergency call). Khi xe cấp cứu đến nhà, Việt Dzũng đã gục ngã ngay tại cửa sau khi mở cửa. Nhà cấp cứu đã cố sức cứu chữa nhưng không kịp nữa, Việt Dzũng đã vĩnh viễn ra đi.

    Tin tức sáng nay về cái chết của ca nhạc sĩ đấu tranh Việt Dzũng truyền đi như một làn sóng mạnh. Nghê Lữ gọi cho biết. Nhạc sĩ Nam Lộc gọi cho biết. Cụ thân sinh của anh Thiện Thành cũng gọi cho biết... Trên email thì tràn ngập tin Việt Dzũng ra đi với bao thương tiếc. Mọi người đều tiếc nuối khi nghe một ca nhạc sĩ dòng nhạc đấu tranh một cách tài hoa là Việt Dzũng đã qua đời.

    Zoom in (real dimensions: 864 x 486)Image Nhạc sĩ Nam Lộc bên Việt Dzung giờ phút lâm chung. Photo: Calitoday

    Với Việt Dzũng, có lẽ không cần phải viết dài dòng về sự nghiệp, về âm nhạc, về đấu tranh. 39 năm qua, cả một cuộc đời, anh đã tận hiến cho cộng đồng và cho đất nước.

    Anh qua đời vì bệnh tim vào lúc 11:15 sáng nay tại Fountain Valley Medical Center, miền Nam California.
    Hệ thống truyền thông Cali Today xin chân thành chia buồn với gia đình.

    Image
    Photo Courtesy: lytuongnguoiviet


    Việt Dzũng qua Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    - Việt Dzũng: Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
    - Sinh 1958 tại Sài Gòn
    - Mất 12/20/2013, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ
    - Thể loại: nhạc hải ngoại
    - Ca khúc tiêu biểu: Một chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm
    Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.



    TIỂU SỬ & SỰ NGHIỆP

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.
    Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
    Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam. Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

    Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng, ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc. Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions
    Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở California. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio, bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

    Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia.

    Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại Nam California (Hoa Kỳ) như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. đấu tranh cho nhân quyền trong nước, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

    TÁC PHẨM ÂM NHẠC TIÊU BIỂU:

    Bên đời hiu quạnh
    Bài tango cuối cùng
    Có những cuộc tình không là trăm năm
    Dấu chân của biển
    Giòng cuồng lưu
    Hát cho người dân oan
    Khóc ru đời trinh nữ
    Lời kinh đêm; ý thơ Mãn Thuận
    Một chút quà cho quê hương
    Mời em về
    Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
    Ngày con về
    Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
    Tình như cây cà-Rem
    Thung lũng chim bay
    Và em hãy nói yêu anh
    Băng và đĩa nhạc
    Anh vẫn còn thương
    Bên bờ đại dương
    Bên em đang có ta
    Hát cho Tự do
    Hùng ca quật khởi
    Lên đường
    Mình ơi, đưa em về quê hương
    Quê hương và em


    NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG VỪA QUA ĐỜI

    Theo tin từ thân hữu miền Nam California cho biết , và có sự phối kiểm của phóng viên Nghê Lữ, nhà báo Huỳng Lương Thiện thì ca nhạc sĩ, xướng ngôn viên Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 am sáng nay ngày 20 tháng 12, 2013 tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.vì một cơn đau tim.

    Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Thân phụ là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, di tản từ năm 1975, định cư tại California.

    Người ta biết đến Việt Dzũng như là MC cho các chương trình ca nhạc, Trung tâm Asia, là xướng ngôn viên và người thành lập đài phát thanh Radio Bolsa, là hưng ca viên của nhóm Hưng Ca Việt Nam tại Nam CA,
    là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, một nhạc phẩm được hát và nghe nhiều nhất là “Chút Quà Cho Quê Hương” qua giọng ca Khánh Ly.

    Bên cạnh nghề nghiệp, Việt Dzũng là người tham dự rất nhiều trong các sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh chống cộng, xuống đường tham dự các cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam, cùng với ca sĩ Nguyệt Ánh xuất hiện trong các cuộc xuống đường như là một đôi song ca chống cộng.

    Trong đời sống thường nhật, Việt Dzũng có nhiều bạn, trong đấu tranh anh có nhiều kẻ chống phá. Sự ra đi đột ngột của ông là một mất mát lớn cho những phong trào đấu tranh của người Việt hải ngoại. Những đồng nghiệp của anh trong ngành truyền thông, báo chí tại Bắc California cho biết có dự định sẽ tổ chức một đêm văn nghệ dành riêng để tưởng nhớ Việt Dzũng vào một ngày rất gần.


    Tưởng cũng nên biết thêm, trong tháng 12 nầy giới yêu văn nghệ đã liên tiếp mất đi hai nhạc sĩ: Nhạc Sĩ Huỳnh Anh ( tác giả Mưa Rừng) vừa qua đời tại San Francisco vào ngày thứ Sáu 13/12/3013 nhạc sĩ Huỳnh Anh, tác giả của Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Lạnh trọn đêm mưa, Thuở ấy có em, Mừng nắng xuân về, Tình chỉ Đẹp Khi Còn Dang Dở, Rừng lá thay chưa, Biết nói gì đây... vừa qua đời tại một bệnh viện thuộc thành phố San Francisco lúc 3:00pm ngày 13/12/2013.

    Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ, là con của nghệ sĩ Sáu Tửng, một trong những người chơi đàn kìm nổi tiếng của cải lương miền Nam. Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt (Tuyên Đức). Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho các đoàn cải lương, phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines.

    Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, piano, tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng nhóm một ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới năm 1975, sau đó cùng gia đình sang Mỹ định cư sinh sống bằng nghề lái Taxi.

    Huỳnh Anh sáng tác khoảng 20 nhạc phẩm, nhưng nhạc phẩm nào cũng được đón nhận nồng nhiệt cho đến ngày hôm nay. Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh: Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên với có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga, và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.

    Tại San Fransisco, và San Jose trong anh em, thân hữu gần gủi, ông là anh Ba hoặc là anh Ba Mưa Rừng. Những năm gần đây ông thường xuất hiện với bạn bè, thân hũu tại san Jose. Khi cùng bạn bè họp mặt, ông thích uống rượu Martell hoặc Hennessy.


    (Nguyễn Dương tổng hợp)

    *************************************************************************
    Nghệ sĩ Việt Dzũng
    Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.


    Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.

     Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.

    Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.

    Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..


     Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.



    Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.


    Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

    Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.
    Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
    Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.

     Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
    Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.
     Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.
     Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.
    Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
    Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
    Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.

    Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
    Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.
    Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.
    Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. 

    Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.
    Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…
    Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.radiobolsa.com/)
    Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.
    Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).
    Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
    Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
     
     Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.


    Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp.


    Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.




     Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.


    Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …


    Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).


     Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.

    Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.

    Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.

     Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng

    *************************************************************************

    Nam Lộc nói về sự ra đi của nhạc sĩ Việt Dzũng

    Kính thưa quý anh chị và các bạn. Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quý anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:






    "Tấm ảnh cuối cùng của hai anh em chúng tôi" - Nam Lộc và Việt Dzũng 



    Dĩ nhiên sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa. Tuy nhiên tôi thương anh ít hơn là thương những người quý mến anh còn ở lại trên cõi đời này, trong đó có tôi. Mặc dù đã phải ra đi ở độ tuổi còn trẻ, nhưng suốt hơn 50 năm qua, Việt Dzũng đã sống thật trọn vẹn và thật ầy đủ với những gì anh muốn làm cùng những điều anh muốn thực hiện. Sống với lý tưởng, với lương tâm và đem tâm sức cùng tài năng của mình để phục vụ cuộc đời.


    Vì sức khỏe không được tốt cho nên Việt Dzũng cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những điều bất trắc có thể xẩy ra. Và có lẽ cũng vì thế nên khi có những biến chuyển về bệnh trạng, anh đã ra đi thật nhanh chóng, thật thản nhiên, chỉ để lại bao đau đớn, xót xa cho những người thương mến anh đang còn sống. Điển hình là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tin về sự ra đi của anh được loan truyền đã gây sự xúc động và bàng hoàng cho rất nhiều người. Hầu như điện thoại, text và email của tôi đã tràn ngập lời nhắn của những người thân hoặc những người chưa bao giờ tôi quen biết. Quý vị đã gọi từ khắp mọi nơi trên thế giới kể cả từ VN với những lời chia sẻ, nhắn gửi chân thành và những giọt nước mắt thiết tha dành cho Việt Dzũng.      

    Một trong những điều may mắn và hân hạnh trong cuộc đời của tôi, là được đứng bên cạnh một người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ và quý mến từ bao năm qua cũng như được hoạt động cùng anh trong nhiều lãnh vực. Nếu không có Việt Dzũng ở bên cạnh, nếu không có Việt Dzũng cố vấn, an ủi, khuyến khích thì chắc tôi đã không hoàn thành được những gì mà mình muốn và đã thực hiện.

    Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh. Tôi chỉ buồn một điều là từ nay sẽ không còn ai chọc phá mình trên sân khấu hay trước mặt khán thính giả nữa. Thằng em tôi nó đang ngủ thật bình yên!

    Nam Lộc, December 21, 2013
    Một mùa Giáng Sinh buồn!



    PS: ... và bài trả lời đài phát thanh BBC buổi sáng hôm nay:







    'Trái tim vì tự do đã ngừng đập'


    Nhạc sỹ Nam Lộc điểm lại những đóng góp cho nghệ thuật và cộng đồng ngưởi Việt ở hải ngoại của nhạc sỹ Việt Dzũng, người vừa qua đời ở Mỹ.
    Việt Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc', theo nhạc sỹ Nam Lộc, đồng nghiệp và thân hữu của người nhạc sỹ, ca sỹ vừa qua đời hôm 20/12/2013 ở Mỹ.



    Theo ông Nam Lộc, Việt Dzũng (1958-2013) chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.

    "Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao...", nhạc sỹ chia sẻ cảm xúc từ Hoa Kỳ.

    "Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền,

    "Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,

    "Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," ông nói với BBC hôm 21/12/2013.

Nữ hoàng Elizabeth thời xuân sắc

Nữ hoàng Elizabeth thời xuân sắc



Những bức ảnh chụp Nữ hoàng Elizabeth và em gái Margaret thời còn là những nàng công chúa trẻ tuổi, đáng yêu.
Bức ảnh chân dung khắc họa hình ảnh công chúa Elizabeth có nụ cười như thiên thần.
Ảnh chân dung công chúa Margaret.
Tấm ảnh chụp Nữ hoàng Elizabeth (trái) khi là công chúa cùng em gái Margaret (phải) tham gia vở kịch Aladin tại trường học Hoàng gia thuộc Windsor, Anh năm 1943.
Hình ảnh công chúa Elizabeth (phải) và em gái Margaret (trái) cùng tham gia diễn xuất trong vở kịch Old Mother Red Riding Boots năm 1944.

Rất ít người có cơ hội xem công chúa Elizabeth và Margaret trình diễn trong vở kịch Cinderella năm 1941. Đây là những tấm ảnh chưa từng được công bố trước công chúng. Khi đóng vở kịch Cinderella, công chúa Elizabeth đóng vai hoàng tử Florizel khi 15 tuổi và em gái Margaret lúc đó mới 11 tuổi.

Công chúa Margaret và Cyril Woods cùng trình diễn trong vở kịch Old Mother Red Riding Boots năm 1944.

Công chúa Margaret (bên trái) và công chúa Elizabeth (ở giữa) xuất hiện trong vở kịch Aladdin năm 1943.
Đây là bức ảnh khác chụp công chúa Elizabeth (phải) và công chúa Margaret (trái) cùng tham dự vở kịch Cinderella năm 1941.
Bức ảnh chụp công chúa Margaret (thứ hai từ phải sang) và công chúa Elizabeth (phải) trên sân khấu tại Windsor. Những bức ảnh được chụp thời niên thiếu của Nữ hoàng Elizabeth dự định sẽ được bán đấu giá với mức 16.000 bảng Anh.
Công chúa Elizabeth (phải) và công chúa Margaret diễn xuất rất có hồn trên sân khấu kịch.
Công chúa Margaret và Cyril Woods  diễn trong vở kịch Cinderella năm 1941. Cyril đã có tình bạn tuyệt vời với các thành viên hoàng gia Anh trong suốt cuộc đời. Ông qua đời vào năm 2001.
Công chúa Margaret (phải) và công chúa Elizabeth (trái) trong vở kịch Cindarella năm 1941 tại trường học Hoàng gia ở Windsor.
Công chúa Elizabeth (đứng giữa, bên phải) và công chúa Margaret (đứng giữa, bên trái) cùng mọi người trong vở kịch Cindarella. Đây là vở kịch đầu tiên trong số 4 vở kịch mà hai công chúa nhỏ từng tham dự.
Hình ảnh khác chụp công chúa Elizabeth và Margaret khi đang diễn.

Loan sưu tầm

jeudi 19 décembre 2013

Oranges et thé vert: pour prévenir le cancer?

 Oranges et thé vert: de bons alliés pour prévenir le cancer?

Oranges et thé vert: de bons alliés pour prévenir le cancer?

 
Oranges et thé vert: de bons alliés pour prévenir le cancer? 
Manger des oranges – et autres agrumes - tous les jours pourrait réduire de 15 % à 20 % l’incidence du cancer, tous types confondus, selon une étude japonaise1. Pour les cancers du pancréas et de la prostate, la réduction du risque relatif serait d’environ 37 %.
Toutefois, l’action préventive des agrumes (orange, mandarine, citron, lime, pamplemousse, etc.) n’était significative que chez les participants qui consommaient également du thé vert sur une base quotidienne.
Les chercheurs ont suivi, durant 9 ans, une cohorte constituée de 42 470 adultes inscrits à un régime public d’assurance maladie. Les participants, âgés de 40 ans à 79 ans, étaient tous en bonne santé au début de l’étude.
Les résultats indiquent que l’effet protecteur contre le cancer est proportionnel à la quantité d’agrumes consommés : les sujets qui en consommaient tous les jours bénéficiaient d’une meilleure protection que ceux qui n’en mangeaient que 3 ou 4 fois par semaine. Par ailleurs, les chercheurs n’ont pas observé d’effet protecteur contre le cancer pour le thé vert qui n’était pas accompagné d’une consommation quotidienne d’agrumes.
« Divers composants des agrumes et du thé vert auraient une action complémentaire qui pourrait expliquer l’effet préventif observé dans cette étude », affirme le chercheur principal de l’étude, Wen-Qing Li.
La consommation d’agrumes a été évaluée à l’aide d’un questionnaire portant sur les habitudes alimentaires des participants (40 aliments et boissons). Les auteurs de l’étude ont ensuite analysé ces données en fonction de l’incidence des cas de cancer diagnostiqués au cours de l’étude.

Pierre Lefrançois – PasseportSanté.net

1. Li WQ, Kuriyama S, Li Q, et al. Citrus consumption and cancer incidence: the Ohsaki cohort study. Int. J. Cancer, février 2010.

mercredi 18 décembre 2013

NHỊP SINH HỌC - ÐẶC ÐIỂM CỦA SỰ SỐNG VÀ VIỆC DÙNG THUỐC

Tác giả : BS. VŨ HƯỚNG VĂN
 
CHU KỲ HOẠT ÐỘNG MANG TÍNH THỜI GIAN

Qua nghiên cứu nhịp ngày đêm, các nhà khoa học thấy trong khoảng thời gian 1 giờ đêm giấc ngủ thường không sâu, dễ nhạy cảm với những cơn đau. 2 giờ đêm, các bộ phận cơ thể đều hoạt động ở mức thấp nhất, riêng gan lại hoạt động tích cực để thải độc... Và 9-10 giờ sáng là lúc tinh thần hưng phấn, sự nhạy cảm với những cơn đau giảm, tim hoạt động hết công suất, khả năng làm việc tăng lên...


Riêng với người cao tuổi, cơ thể sẽ không còn khả năng thể hiện các nhịp ngày đêm bình thường nữa, mặc dù các nhịp này có tính di truyền. Giờ ngủ và thức có xê dịch so với lúc còn trẻ.
Trong ngày, khả năng làm việc của cơ tim thường giảm đi 2 lần vào lúc 13 giờ và 21 giờ. Khi ngủ tim sẽ đập chậm hơn, lượng máu bơm đi trong hệ tuần hoàn vì thế cũng giảm, làm cho cả huyết áp động mạch lẫn tĩnh mạch đều giảm. Tần số co bóp của tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc gần sáng (cuối giấc ngủ), lúc đó máu tụ lại ở các buồng phổi. Ðiều này giúp chúng ta hiểu được vì sao những người bị viêm phổi lại thường bị các cơn ho gần về sáng.
Việc ghi nhận các dòng điện tim giúp người ta có thể phát hiện ra những biến đổi đặc biệt theo thời gian trong ngày ở cả những người khỏe mạnh, vì những dòng điện đi kèm mỗi lần co bóp phản ánh rất nhạy hoạt động của tim. Nếu cơ tim bị thương tổn, nhất là khi bị nhồi máu, trên điện tâm đồ sẽ không còn thấy nhịp biến đổi ngày đêm nữa.
Huyết áp động mạch thường cao nhất vào 18 giờ và thấp nhất vào khoảng 8-9 giờ. Các mao mạch thường giãn nở tối đa vào 18 giờ và co lại nhiều nhất vào 2 giờ sáng. Máu có nhiều huyết cầu tố nhất vào khoảng 11-13 giờ và ít hơn cả là vào 16-18 giờ.
Còn nhãn áp thì tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều.
Về vấn đề tiểu tiện thì nhiều vào ban ngày, ít vào ban đêm. Tuy nhiên đối với một số bệnh thì quy luật này bị đảo lộn: Việc bài tiết nước tiểu cực đại lại về đêm...
Nếu xét nhịp sinh học theo mùa thì lông, tóc người mọc chậm nhất vào tháng giêng và nhanh nhất vào tháng 9. Tim đập mạnh nhất về mùa hè và yếu nhất về mùa đông. Huyết cầu tố, thể tích hồng cầu, protein huyết tương, nồng độ Clo trong máu cho các số liệu cao nhất về mùa nóng... Như vậy chứng tỏ thời gian hoạt động trong ngày của một cơ quan nhất định có thể thay đổi theo mùa trong năm.

CHỌN THỜI ÐIỂM DÙNG THUỐC

Các loại thuốc khi hấp thu vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quyết định nhất là vấn đề chuyển hóa. Thuốc chuyển hóa nhanh, tác dụng dược lý sẽ mạnh nhưng ngắn. Nếu gặp chất chuyển hóa là những chất độc, có thể thuốc sẽ gây độc. Trong trường hợp quá trình chuyển hóa quá chậm, tác dụng của thuốc sẽ yếu, kéo dài thời gian tích lũy trong cơ thể và chậm bài tiết ra ngoài. Nếu thuốc ít nhiều có tính độc sẽ gây hại cho cơ thể.
Qua nhiều nghiên cứu về cấu trúc sinh học theo thời gian, người ta nhận thấy sự chuyển hóa trong cơ thể không phải lúc nào cũng như nhau. Các enzym hoạt động theo nhịp 24 giờ, lúc mạnh lúc yếu, do đó khả năng chuyển hóa thuốc của cơ thể cũng biến đổi tương ứng. Do sức chịu đựng các yếu tố độc hại của cơ thể thay đổi theo một chu kỳ có thể biết trước, nên việc nghiên cứu thời điểm nhằm giúp từng loại thuốc đạt hiệu quả tối ưu đã được đặt ra. Từ đó dẫn đến sự hình thành bộ môn khoa học mới mang tên "dược lý thời khắc" (chronopharmacologie) - là một ngành chuyên khoa của thời sinh học.
Từ lâu trên lâm sàng, người ta đã nhận thấy khi tiêm strophantin vào chiều tối sẽ có hiệu lực hơn ban ngày. Hoặc các thuốc ngủ, thuốc lợi niệu hay strycnin cũng tác dụng mạnh hơn vào buổi chiều. Penicillin tiêm vào chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ cao hơn và phát huy tác dụng lâu hơn nếu tiêm buổi sáng hay ban ngày. Nhưng ngược lại, các thuốc giải phóng adrenalin lại tác dụng đến hệ cơ phế quản mạnh hơn vào buổi sáng.

Trong nha khoa, người ta nhận thấy với cùng một liều thuốc gây tê nhưng thời gian tác dụng ở người bệnh có thể xê dịch trong một phạm vị rộng từ 30-80 phút tùy theo giờ sử dụng. Buổi sáng, thời gian gây tê ngắn nhất và dài nhất vào khoảng 15 giờ.
Morphin có tác dụng ổn định trong cả năm, nhưng các loại nội tiết tố thì có tác dụng theo mùa. Ngoài ra sự biến đổi tác dụng còn thể hiện cả về lượng lẫn chất, thí dụ cortisol tăng tính thấm của thành mạch về mùa xuân, nhưng ACTH lại cho tác dụng mạnh vào mùa hè. Vào các mùa khác thì hai loại thuốc nói trên sẽ làm giảm tính thấm của thành mạch.
Hoặc tác dụng kích thích thần kinh trung ương của nhân sâm mạnh nhất vào mùa thu và mùa đông, thấp nhất vào mùa hè và mùa xuân v.v...
Hiện nay, người ta đã biết đến hơn một trăm nhịp sinh học ngày đêm ở người, và lấy đó làm cơ sở để tính toán thời điểm sao cho các thuốc có thể phát huy được tác dụng tối ưu. 

Nguồn 

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Cập nhật lúc 15h10' ngày 30/10/2013
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của một bữa ăn sáng cân bằng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và protein cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta trong ngày mới. Tuy nhiên, việc cung cấp năng lượng cho buổi chiều, nhất là sau giờ nghỉ trưa là điều cũng quan trọng không kém.
Sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa, bạn tỉnh dậy nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này, bạn vừa muốn được ngủ tiếp, vừa cảm thấy thiếu năng lượng, đầu óc chưa tỉnh táo... nên chưa thể tiếp cận ngay với công việc. Để tránh tình trạng này, bạn hãy bổ sung cho mình các thức uống sau đây nhé.

1. Nước lọc

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Rất đơn giản, hãy uống một cốc nước lọc lớn sau khi bạn ngủ trưa dậy để làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện suy nghĩ và có những quyết định sáng suốt. Nước lọc sau khi vào cơ thể cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và tăng nồng độ oxy trong máu cao hơn, nhờ đó, lượng oxy được cung cấp lên não cũng như đến các bộ phận trong cơ thể nhanh hơn, khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Uống nước đầy đủ cũng giúp tăng cường tâm trạng và loại bỏ các dấu hiệu mất nước (tình trạng mất nước thường diễn ra trong lúc bạn ngủ) vì vậy, sau khi ngủ dậy, cơ thể được cung cấp nước đầy đủ sẽ làm giảm vẻ mệt mỏi của bạn.

2. Nước dừa

Nước dừa chứa đựng rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất điện giải, nhờ đó nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Các chất điện giải trong nước dừa không những giúp cơ thể cân bằng các chất điện giải, tránh mất nước mà còn có tác dụng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng cân bằng hệ thống tiêu hóa nhờ công dụng chống nấm, chống vi khuẩn và chống virus.

3. Nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Trái cây tươi và rau tươi giúp bổ sung sinh lực cho cơ thể bạn ở bất kì thời gian nào trong ngày, đặc biệt là buổi sáng và chiều. Nếu có thể, hãy uống một cốc sinh tố hoa quả vào buổi chiều để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo cho mình. Các loại hoa quả thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đường... nên nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả cũng có khả năng đánh thức chức năng của các các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Nó cũng góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng; điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng; giữ vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

4. Trà xanh nóng

Trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có hàm lượng caffeine cao giúp bạn tỉnh táo mà không khiến cơ thể bạn bị quá tải với hợp chất này. Trà xanh có chứa một sự phong phú của chất chống oxy hóa chống tổn thương tế bào, giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện lưu thông máu và ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ tế bào não khỏi các gốc tự do gây ra lão hóa, ung thư. Trà xanh cũng được biết đến với tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh ... giúp bạn bắt đầu trở lại công việc một cách bình tĩnh, sáng suốt, tập trung.
Nếu không muốn uống trà xanh thông thường, bạn có thể thêm một chút mật ong và chanh vào trà cho dễ uống.

5. Nước cam

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Nước cam chứa hàm lượng vitamin C phong phú nên nó cũng đóng góp một phần trong việc sản xuất hemoglobin - một chất giúp vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì thế, uống nước cam sẽ giúp bạn nhanh lấy lại tinh thần làm việc sau thời gian nghỉ ngơi buổi trưa.
Hơn nữa, nước cam còn đượcc coi là có rất nhiều công dụng với sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy nước cam có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai vấn đề rất phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên. Chất chống oxy hóa phong phú trong nước cam có thể giúp bạn ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Một lượng lớn kali - chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - có thể được tìm thấy trong nước cam giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim, bởi nó có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.