jeudi 20 mars 2014

Nghệ thuật cảm ơn trong 45 giây của sao đoạt giải Oscar

Oscar không chỉ là nơi tôn vinh các tài năng điện ảnh mà còn là nơi thể hiện tính cách, văn hóa của các ngôi sao qua những bài phát biểu nhận giải.



Bài phát biểu nhận giải Oscar là một trong những chủ đề văn hóa có sức ảnh hưởng lớn ở Hollywood hàng chục năm qua. Và tác động của chúng vượt xa đêm trao giải. Mỗi một ngôi sao đều cần đúc rút kinh nghiệm cho mình, để có thể xử lý tốt khi đứng trước một khán phòng đông đúc bạn bè, đồng nghiệp và khán giả.
Các bài ca ngợi thái quá, đề cao cá nhân hoặc khiêm tốn giả hiệu, sự căng thẳng khi phát biểu và sự chuẩn bị quá kỹ lưỡng (hoặc không) đều có thể bộc lộ, ngay cả với những người đã thành danh.

Từ trái qua: Tom Hanks, Angelina Jolie và Roberto Benigni khi nhận giải Oscar.
Từ trái qua: Tom Hanks, Angelina Jolie và Roberto Benigni khi nhận giải Oscar.
Những bài phát biểu thời kỳ đầu Oscar thường khá thoải mái vì vậy cũng xuất hiện nhiều "bài phát biểu thảm họa" hơn. Greer Garson nói trong 5 phút rưỡi tại Oscar năm 1943, sau khi thắng Nữ diễn viên chính xuất sắc cho vai diễn trong phim Mrs. Miniver. Olivia de Havilland lập kỷ lục vào năm 1947 khi cảm ơn tới 27 người trong bài phát biểu cho phim To Each His Own.
Melissa Leo bắt đầu bài phát biểu ba phút bằng việc đi đi lại lại trước mặt Kirk Douglas - người giới thiệu giải thưởng - và văng một từ tục tĩu. Angelina Jolie không kiềm chế được cảm xúc đến nỗi nói: "Lúc này tôi rất yêu anh trai mình" trên sân khấu. Còn James Cameron say sưa nói về... James Cameron. Ông mở đầu bài phát biểu của mình khi Titanic giành 11 giải Oscar bằng câu nói: "Tôi không biết các bạn, nhưng tôi đang có khoảng thời gian rất tuyệt vời", và kết thúc bằng câu: "Tôi là vua của thế giới".
Ngày nay, thời gian phát biểu nhận giải bị hạn chế hơn. Các đề cử Oscar năm nay được yêu cầu nói trong 45 giây. Vậy, làm cách nào để có bài phát biểu nhận giải ấn tượng? Theo New York Times, dưới đây là những điều sao cần biết.
Chuẩn bị: Leigh Steinberg - một quản lý cao cấp trong lĩnh vực thể thao - cho rằng, lỗi lớn nhất của những người có khả năng chiến thắng là không chuẩn bị. "Nó dẫn tới việc bỏ phí thời gian, nhầm lẫn, hoặc quá xúc động. Do đó những gì phát ra khỏi miệng bạn không mạch lạc, và âm thanh của bạn trở nên ngớ ngẩn". Leigh Steinberg thường yêu cầu các khách hàng của mình, nếu họ có 25% cơ hội chiến thắng, hãy bắt đầu nghĩ về những thông điệp mà họ muốn truyền tải.
Cá nhân hóa: Những bài phát biểu truyền hình tại Oscar và Super Bowl luôn thu hút lượng lớn khán giả nữ, bởi vậy Leigh Steinberg nhắc nhở các sao nên chú ý trình bày những chi tiết về "gia đình, bệnh tật hay tình huống mà bạn đã phải trải qua, bất cứ điều gì phải làm cho từ thiện, bất cứ điều gì làm cho thế giới tốt đẹp hơn". Mục tiêu là cho người xem một cái nhìn thoáng qua - bạn là ai.
Leigh Steinberg nói, điều quan trọng là lay động cảm xúc của khán giả. "Người xem cần kết nối cảm xúc với diễn viên, vận động viên. Họ cần nghĩ rằng ngoài những màn trình diễn trên sân khấu, đây còn là một con người tuyệt vời. Rằng tôi sẽ xem các bộ phim của người đó, tôi sẽ mua các kỷ vật của họ".
Cảm ơn nhưng không thái quá: Nếu không biết chọn lọc, lời cảm ơn của bạn sẽ trở nên giảm giá trị, người được cảm ơn sẽ cảm thấy kém hãnh diện hơn. Những lời nhàm chán không kết nối bạn với khán giả. Tệ hơn, bạn sẽ nhận được nhiều sự giận dữ từ những người bị bỏ sót hơn là sự hân hoan từ những người được nhắc đến.
Rachel Shukert là tác giả của series sách Starstruck dành cho thanh thiếu niên. Ba năm qua, cô làm tổ chức sự kiện ở Manhattan, Mỹ. Shukert nói: "Bạn không nên chiều lòng tất cả mọi người bạn từng gặp". Thay vào đó, hãy dành sự đặc biệt cho gia đình. "Bất cứ bạn làm gì, đừng quên cảm ơn chồng, vợ của bạn, bởi nếu không, ngày hôm sau, trên các trang báo lá cải sẽ tràn ngập thông tin bạn chuẩn bị ly hôn", Rachel Shukert nói.
lupita2.jpg
Trong bài phát biểu cảm ơn khi thắng Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho vai diễn trong bộ phim về nô lệ "12 Years A Slave", nữ diễn viên Lupita Nyong’o nói: "Bất kể bạn đến từ đâu, giấc mơ của bạn luôn có giá trị".
Phi chính trị: "Bạn giành được một giải thưởng về diễn xuất. Không ai yêu cầu bạn cung cấp hiểu biết về Thượng viện", Rachel Shukert nói. Nhưng nếu bạn thắng giải ở một bộ phim có đề tài nhạy cảm, nên nhắc đến nó một cách tự hào. "Matthew McConaughey thực sự thiếu sót trong bài phát biểu tại Quả Cầu Vàng vì không đả động gì về căn bệnh AIDS. Và nếu bạn giành chiến thắng cho 12 Years A Slave mà không nói bất cứ điều gì về phân biệt chủng tộc, bạn sẽ trông giống một tên ngốc", Rachel Shukert nói.
Chân thành (khi không thể có được điều đó, phải diễn như là thật): Judy Smith là một nhà tư vấn quản lý khủng hoảng, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ George Bush và là nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình Scandal. Bà đã giúp những người nổi tiếng giải quyết các vụ chia tay, các vấn đề liên quan tới ma túy hay lái xe dưới ảnh hưởng của cồn. Bà cho biết, khoảnh khắc dưới ánh đèn sân khấu là một cơ hội tuyệt vời để được thành thật.
"Cách tốt nhất để trở nên chân thành là hãy thực sự chân thành", bà Smith nói. Nhưng bên cạnh đó có một vài thủ thuật. Đầu tiên, ngừng lại giây lát. "Bề ngoài, nó khiến mọi người cảm thấy như bạn đang thực sự xúc động". Thứ hai, suy nghĩ trước khi cất lời nói. Hãy nói vài điều, đại loại như: "Ôi, lạy Chúa tôi, tôi thực sự choáng ngợp. Tôi không biết phải nói gì". Điều này cho bạn thêm thời gian để lấy bình tĩnh cho bản thân và nói những gì dự định.
Bà Smith nhấn mạnh, cuộc sống hiện đại tràn ngập các kết nối ảo. Khi bạn lên sân khấu, mục tiêu của bạn nên là kết nối. “Những phương thức kết nối ngày nay rất giả dối. Mọi người chia tay nhau qua tin nhắn. Khi bạn ở trong một khoảnh khắc vĩ đại như thế, bạn hãy làm cho mọi người gần gũi hơn với mình”.
"Nếu bạn có thể làm điều đó", Judy Smith nói, "bạn sẽ là một ngôi sao".
Song Ngư

mercredi 19 mars 2014

THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM CỦA ĐỨC MARIA

Lễ Thánh GIUSE 19-03


Mừng lễ thánh Giuse năm nay chúng ta có điều vui mừng và phấn khởi hơn, trước là vì tên thánh Giuse đã được đưa vào đủ trong tất cả các Kinh nguyện Thánh Thể, sau là chúng ta đang sống trong năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình.

Nói đến gia đình thì thánh Giuse là gương mẫu tuyệt vời cho các gia trưởng. Ngài cũng có được những nhân đức như Đức Maria : khiêm nhường, khiết tịnh và vâng lời, chúng ta cùng nhau chia sẻ những nhân đức đó của Ngài.
  • Thánh Giuse : con người khiêm nhường
Người có lòng khiêm nhường thật không cần tự hạ mình xuống trước mặt mọi người, không cần đánh giá thấp bản thân, mà là biết nhận định trung thực về những gì là tốt xấu nơi bản thân mình. Hơn nữa người có lòng khiêm nhường biết nhìn nhận giá trị của người khác. Qua đó, người khiêm nhường biết tôn trọng và quan tâm đến người chung quanh, biết đặt những nhu cầu, quyền lợi và hạnh phúc của người chung quanh lên trên nhu cầu, quyền lợi và hạnh phúc riêng của mình với cách sống : “Mình vì mọi người”.

Thánh Giuse biết mình thua kém Đức Maria và Chúa Giêsu, nhưng ngài đã khiêm nhường chấp nhận vai trò làm chồng Đức Maria và cha nuôi Chúa Giêsu.
  • Thánh Giuse : con người khiết tịnh
“Đức khiết tịnh làm giảm bớt bản năng giới tính của phái nam và phái nữ khi liên hệ đến các mục tiêu của họ. Theo ý Thiên Chúa, bản năng giới tính là một phần trong con người, buộc họ phải sống cho phù hợp với ơn gọi là con cái Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sống trong tội lỗi và điều này khiến chúng ta có những mối quan hệ sai lệch với những điều tốt lành trong thế giới này; chúng ta có khuynh hướng tuyệt đối hoá quá mức các giá trị không thuộc về Thiên Chúa. Sống trong Nước Trời đòi buộc chúng ta phải chết cho tội lỗi và sống niềm vui cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô. Vì lý do này, khi xem xét các mục tiêu của bản năng giới tính, thánh Thomas cho rằng khiết tịnh là một nhân đức kiềm chế sự thèm khát dục tính. Sống khiết tịnh là sống bản năng giới tính theo giá trị đã được ấn định theo ý Thiên Chúa. Nhân đức này tác động đến những trạng thái sống khác nhau: hôn nhân, đời sống độc thân và đời sống độc thân thánh hiến”.(J.M. Pohier, Tâm lý và thần học, Nxb. Du Cerf, Paris 1967, tr. 341.)

Với bài Tin mừng nói về thánh Giuse hôm nay, một vài nhà Thánh Kinh gọi là câu chuyện truyền tin cho thánh Giuse. Thiên thần hiện ra với thánh Giuse trong giấc mộng, và khuyên thánh nhân đừng ngại nhận Đức Maria về nhà làm vợ mình dù đang mang thai. Vì bào thai trong lòng Mẹ là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, không phải do xác thịt hay máu huyết.

Như thế ngài được chọn, thay mặt cho Thiên Chúa, trở thành người cha của Chúa Giêsu ở trần gian. Ngài đã sẵn sàng đón nhận Mẹ Maria, đồng hành với Mẹ, giữ gìn Mẹ, mà vẫn luôn tôn trọng sự trinh khiết của Mẹ.
Gương thánh Giuse là một bài học cho các bậc làm chồng về đức khiết tịnh. Không phải tới tuổi già mới sống đời khiết tịnh.
  • Thánh Giuse : con người vâng lời
Đức Maria thưa lời “xin vâng” thánh ý Chúa, còn thánh Giuse thì không nói gì mà chỉ thực hiện “xin vâng” mọi nơi mọi lúc trong suốt đời.
Ngài đã vâng lời nhận Đức Maria về nhà làm vợ.
Ngài đã vâng lời đưa Đức Maria về quê quán Bêlem để kê khai sổ bộ và chấp nhận cảnh Chúa Giêsu sinh ra trong hang bò lừa.
Ngài đã vâng lời đem Hài Nhi và Mẹ Người giữa đêm khuya trốn sang Ai Cập.
Ngài đã vâng lời đem Hài Nhi và Mẹ Người trở về Nagiarét.
Ngài đã vâng lời đem Hài Nhi lên Giêrusalem theo Lề Luật qui định.

Sự vâng phục của thánh Giuse có nguồn gốc từ nội tâm. Ngài vâng phục Thiên Chúa bằng một bản năng siêu nhiên. Thánh Giuse vâng phục không phải chỉ bảo sao làm vậy mà còn do tâm trí của ngài phải luôn hoà hợp với thánh ý Thiên Chúa.

Vâng lời như là một bài kiểm tra về tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Thực thi thánh ý Chúa là chứng minh tình ta yêu Chúa. Ở đâu có vâng phục, ở đó có tình yêu. Ở đâu có sự vâng phục nhiều, ở đó có tình yêu nhiều.

Như vậy, một cách để “gia tăng đức ái” theo chủ đề sống trong năm nay của giáo phận là chúng ta noi gương thánh Giuse luôn biết sống vâng phục thánh ý Chúa dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào.
 
Tác giả bài viết: Lm. F.X Trần Đăng Đức  

Nguồn tin: Gpquinhon.org

mardi 18 mars 2014

Mùa Chay Là Gì?




Mùa Chay là mùa ăn năn thống hối, cầu nguyện, bố thí, mùa chịu nạn, thương khó, chuẩn bị cho đại biến cố Phục Sinh. Được bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kết thúc với Chúa Nhật Phục Sinh. Nó chứa đựng 40 ngày chay tịnh để tưởng nhớ đến biến cố Chúa vào trong hoang địa ăn chay, cầu nguyện và sau đó chịu sự cám dỗ trong 40 đêm ngày; là thời gian của thương khó và thống hối. (thực sự là 46 ngày, nếu tính từ Thứ tư lễ Tro cho đến Chúa nhật Phục sinh, nhưng theo nghĩa hẹp, Mùa Chay tính từ Chúa nhật thứ nhất đến chiều Thứ Năm Tuần Thánh, nghĩa là cho tới lúc cử thành thánh lễ Tiệc Ly vào ban chiều "in Caena Domini",  trong đó Chúa lập Bí tích Thánh Thể, rửa chân cho 12 môn đệ và truyền lại Giới răn mới) (Thời gian 40 ngày cũng để nhớ lại 40 đêm ngày Maisen cầu nguyện trên Núi Sinai và được Chúa trao cho 10 Giới răn. Rồi 40 ngày còn để nhớ lại cuộc hành trình 40 ngày trong sa mạc của Tiên tri Elia, lúc ông trốn khỏi cơn thịnh nộ của  Hoàng hậu Gezabele,  để tiến về Núi Oreb (cũng là núi Sinai, kế Biển Ðỏ và Kênh đào Suez), nơi đây Chúa mạc khải và trao cho ông sứ vụ mới (1 Vua 19),
Trong ba thế kỷ đầu, Mùa Chay chỉ kéo dài hai hay ba ngày, sau đó kéo dài từ ba đến bốn tuần. Con số bốn mươi được áp dụng do quy định của Công Đồng Nicaea (325). Ngoại trừ những ngày Chúa Nhật, Giáo Hội đề nghị các tín hữu nên ăn chay theo luật định. Toàn thời gian Mùa Chay cũng là thời gian chuẩn bị tâm hồn cho cuộc khổ nạn, chịu chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Trong Mùa Chay không được kết hôn, Linh mục mặc áo màu tím, không có kinh Vinh Danh và Alleluia trong Thánh lễ. Không đệm đàn khi không có tiếng hát. Không trưng bông trên bàn thờ. Mỗi ngày có Thánh lễ với những lời mở đầu Mùa Chay khác nhau. Trong thời gian này, Giáo Hội chuẩn bị cho biến cố trung tâm của lịch sử, sự Cứu Chuộc nhân loại của Chúa Giêsu Kitô.
Công Đồng Vaticanô thứ hai dạy rằng :

Mùa Chay có hai đặc tính :

1/ Hồi tưởng lại bí tích rửa tội hoặc là chuẩn bị cho bí tích này. 

2/Nhấn mạnh đến tinh thần ăn năn, sám hối.

 Bởi những ý nghĩa đặc biệt này, mùa Chay chuẩn bị cho các tín hữu sẳn sàng cử hành mầu nhiệm vượt qua sau thời gian tiếp cận, gần gũi hơn với Lời Chúa và nồng nhiệt hơn trong s cầu nguyện. Trong chính bản thân phụng tự và trong những hướng dẩn từ trung tâm của phụng tự, những chủ đề về rửa tội và thống hối được tuyên b cách sâu sắc hơn” (SC 109).

“..Hằng năm qua bốn mươi ngày của Mùa Chay, Giáo Hội hiệp thông với mầu nhiệm của Chúa Giêsu trên hoang địa” (GLGHCG 540)

Vì thế tinh thần Mùa Chay là làm cho nội tâm cũng như hành động của mỗi cá nhân liên hệ đến phụng tự của Giáo Hội nhiều hơn và các tín hữu đáp trả nhiều hơn đối với sứ điệp và sự dạy dỗ của Chúa Kitô. Do đó Giáo Hội kêu gọi các tín hữu hảy hăng hái hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái, cầu nguyện và làm việc Tông đồ trong Mùa Chay Thánh.

*******************************************************

TÂM TÌNH QUÁN GIÓ MÙA CHAY!_ 253

Stephen Richards Covey (October 24, 1932 – July 16, 2012) was an American educator, author, businessman, and keynote speaker. His most popular book was The Seven Habits of Highly Effective People. His other books include First Things First, Principle-Centered Leadership, The Seven Habits of Highly Effective Families, The 8th Habit, and The Leader In Me — How Schools and Parents Around the World Are Inspiring Greatness, One Child at a Time. He was a professor at the Jon M. Huntsman School of Business at Utah State University at the time of his death.
 Trong cuốn sách có tựa đề "Bảy thói quen của những con người có tài năng cao", tác giả Steve Corvey đã kể lại kinh nghiệm mà chính ông đã có được trong một chuyến xe điện ngầm tại New York vào một buổi sáng chủ nhật.
Tác giả kể lại rằng trên chuyến xe điện ngầm mọi người đang ngồi yên lặng, một số đang đọc báo, một số ngủ gà ngủ gật, một số khác thì nhắm mắt để chiêm niệm. Quả là một khung cảnh tĩnh lặng an bình. Thế rồi, đến một trạm dừng, một người đàn ông cùng với một đàn con bước lên xe. Mấy đứa nhỏ bắt đầu la lối cãi cọ nhau. Chúng ném đồ chơi vào người nhau, có đứa giật cả những tờ báo của người khác. Bầu không khí tĩnh lặng bỗng trở nên ồn ào khó chịu. "Ðây là những đứa trẻ mất dạy", có lẽ người hành khách nào cũng nghĩ thầm trong bụng như thế nhưng không ai dám lên tiếng, và điều làm cho hành khách khó chịu hơn là người cha vẫn ngồi bất động.

Tác giả Steve Corvey không thể tưởng tượng được rằng người cha có vẻ tỏ ra bất động như thế để cho các con của ông muốn làm gì thì làm. Cuối cùng, với tất cả bình tĩnh và tự chủ, ông đến gần bên người đàn ông và nói:
- Thưa ông, các con của ông quả thật đang quấy rầy người khác. Ông có thể bảo chúng ngồi yên một chút được không?

Người đàn ông đưa mắt nhìn tác giả Steve Corvey như thể đây là lần đầu tiên ông hồi tỉnh sau một cơn ngủ dài rồi nói:

- Ồ, ông có lý, tôi xin lỗi. Lẽ ra tôi phải lên tiếng bảo các con của tôi ngồi yên. Chúng tôi vừa mới rời bệnh viện, người mẹ của chúng vừa mới qua đời được một tiếng đồng hồ. Tôi không biết phải làm gì, và tôi nghĩ chắc các con tôi cũng chẳng biết phải cư xử như thế nào.

Tác giả Steve Corvey ghi lại như sau:

"Bạn có biết lúc đó tôi nghĩ gì không? Thình lình tôi thấy mọi sự đều thay đổi, vì tôi thấy khác cho nên tôi cũng cảm nghĩ khác và tôi cũng đã cư xử khác. Cơn giận của tôi bỗng biến mất, tôi không còn phải nghĩ đến chuyện kiểm soát cách cư xử và thái độ của kẻ khác nữa. Trái tim tôi tràn ngập nỗi đau của người đàn ông vừa mất vợ, những nỗi xúc động của cảm thương và đồng cảm tuôn trào. Tôi hỏi người đàn ông: "Vợ ông vừa mới qua đời ư? Ồ, tôi xin lỗi. Liệu tôi có thể làm được gì để giúp ông không?"

Không có gì thay đổi trên chuyến xe điện ngầm ấy, mọi sự đều như cũ, cũng vẫn những con người đó, cũng vẫn những đứa trẻ ồn ào đó. Nếu có thay đổi chăng thì đó là cách nhìn sự vật và cùng với cách nhìn ấy, cách cư xử cũng thay đổi.

* * *

Hình thức cao độ nhất của tình yêu là cùng chia sẻ chân thành một số phận. Chúng ta biểu lộ tình yêu không chỉ khi chúng ta ban tặng mà bằng cả khi đón nhận, trao đổi, tương trợ, đối thoại và hiệp nhất với người khác. Ðây là cách thế thể hiện tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ yêu thương con người từ trời cao, Ngài đã hóa thân làm người, Ngài đã trở nên giống loài người chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã biết thế nào là đói, Ngài đã biết thế nào là khóc. Quả thật, Chúa Giêsu đã làm người và đã chỉ cho chúng ta cách sống cho ra người. Sống đích thực là có thể quên mình. Làm người thực sự là có thể đặt mình vào hoàn toàn trong đời sống con người và chấp nhận trao đổi.

Mùa Chay chúng ta có dịp chiêm niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Trên thập giá Ngài đã thực sự sống trọn thân phận con người. Sự cảm thông và lòng thương xót đã được Thiên Chúa thể hiện một cách trọn vẹn qua cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Trong mầu nhiệm này, chúng ta được mời gọi để lấy sự cảm thông và tha thứ mà đối xử với nhau.

Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết đau với niềm đau của người khác, biết khắc khoải với nỗi khắc khoải của người khác ngõ hầu được tham dự một cách thâm sâu vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa. Amen.


Đặng Thế Dũng


_

4 Bài tập đơn giản giúp đốt sống cổ khoẻ mạnh

bài tập phòng thoái hóa đốt sống cổ

(Kienthuc.net.vn) - Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên một số cách vận động dưới đây đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Từ đốt 3 - 7 hay bị thoái hóa nhất

Cột sống cổ gồm 7 đốt, đốt thứ 7 là đốt bản lề, đốt xoay nhiều nhất, đốt thứ 3 - 7 là đốt vận động, do vậy hay gặp thoái hóa nhất. Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều yếu tố. Đầu tiên bệnh mắc phải là do một quá trình mang vác, đội nhiều, gặp ở những người lao động nặng như thợ xây, thợ hồ, công nhân. Khi giữa các đốt sống có lớp đệm ở giữa, do quá trình đội vác làm các lớp đệm đó bị xẹp lại làm cho bệnh nhân đau, khó vận động. 

Đối tượng thứ hai hay gặp thoái hóa đốt sống cổ là những người lái xe, làm việc lâu trên máy vi tính... do ngồi sai tư thế, nghiêng vẹo cổ, lưng... Đặc biệt, ở nước ta nóng lạnh thất thường, khi thời tiết nóng thì giãn mạch, giãn cơ, thời tiết lạnh thì gây co mạch, co cơ làm bệnh nhân đau. Người bệnh thường cảm thấy mỏi cổ, đau ở giữa phần cổ rồi lan trên gáy, đau nửa đầu, lan ra 2 cánh tay khiến đau khớp vai. Hậu quả của nó là không giơ tay lên cao được, thậm chí không làm được những việc nhỏ nhặt như chải đầu, gãi lưng được, đi tiểu không kéo quần lên...

 TS Chương tập động tác cọ.

"Thông bất thống"

Theo Đông y, khi máu không lưu thông được gây ứ đọng C02, gây co cứng cơ khiến bệnh nhân đau. Vì vậy, trong điều trị nguyên tắc chung là làm mềm các cơ cổ, giải phóng tắc nghẽn, lưu thông khí huyết, giải phóng C02. Tất cả các thuốc xoa bóp, biện pháp day bấm đều nhằm tác động cơ học để đẩy máu đi, mục tiêu cơ bản nhằm giãn mạch, giãn cơ. Tuy nhiên, đối với người thoái hóa đốt sống cổ thì yếu tố vận động là cách phòng và điều trị cho kết quả tốt nhất. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập dưới đây để cải thiện chứng bệnh của mình:


Bài 1 (cọ): 2 tay đan chéo vào nhau, vắt sau gáy, rồi cọ (nghiêng) sang phải, trái khoảng 30 - 50 lần. Khi nghiêng tai cần sát bả vai.


Bài 2 (cúi ngửa): 2 tay đan chéo  vào nhau, vắt sau gáy và cúi xuống, cằm chạm ngực, ngửa lên gáy (chẩm) phải sát lưng. Động tác này làm khoảng 30 lần.


Bài 3 (vận động cơ vai): 2 tay nắm hờ, xoay song song với 2 vai, sao cho 2 vai nhô lên, tay nhô lên, cổ tụt xuống, để 2 đỉnh vai gần sát tai. Bệnh nhân làm như vậy 30 lần, đổi chiều trước ra sau, sau ra trước.


Bài 4 (kéo giãn): Người bệnh nằm trên giường hoặc ghế tập. Nằm ngửa, nghiêng đầu xuống dưới thành giường khoảng 5 giây rồi đổi bên. Làm như vậy 30 lần.


Ngoài các động tác trên, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên, xoa bóp vùng cổ - gáy bằng các thuốc thảo dược như hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết giáp, khúc khắc, dầu nong não, tinh dầu bạc hà. Mỗi thứ 10g/lít cồn, ngâm khoảng nửa tháng, dùng bã để xoa bóp, dùng nước để ngâm chân, tay, vùng đau mỏi sẽ cho kết quả tốt.


Để phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, mọi người cần ngồi, làm việc đúng tư thế, không để cơ thể lạnh, đặc biệt phần cổ, ngực. Khi ngủ không được gối đầu cao, gối bằng gối cứng. Về ăn uống, theo Đông y khi bệnh phát thì nên kiêng những chất gây ứ trệ như măng, su hào, cà pháo trắng, cà tím.

TS Nguyễn Văn Chương (nguyên Chủ nhiệm Khoa Nội - Nhi - Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng lượng)
**************************************************************************
Nghề nghiệp ít nhiều gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Có người thường xuyên thấy tê tay, tê chân, nhất là những người làm việc văn phòng.
- Nghề nghiệp ít nhiều gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Có người thường xuyên thấy tê tay, tê chân, nhất là những người làm việc văn phòng. Đây là những triệu chứng đối với những người làm công việc có các tư thế ảnh hưởng đến cột sống cổ, thường xuyên thấy tê tay là do ảnh hưởng đến đám rối thần kinh cổ vai.

 Bài tập xoay cổ.
Khi gặp tình trạng nêu trên, cần lưu ý là phải tránh ngồi ở 1 tư thế gập cổ hoặc duỗi cổ quá nhiều trong một thời gian lâu và tránh cho cổ phải chịu một lực nặng trong thời gian dài. Muốn cho cổ khoẻ thì hằng ngày nên tập bài tập cho đốt sống cổ.
Bài tập tương đối dễ dàng áp dụng cho mọi người, thực hiện như sau: gập cổ về phía trước, sau đó duỗi cổ ra phía sau (mỗi động tác làm 8 lần), nghiêng cổ qua bên phải, sau đó nghiêng cổ qua bên trái (mỗi động tác làm 8 lần); xoay cổ qua bên phải, sau đó xoay cổ qua bên trái (mỗi động tác làm 8 lần).
Khi cổ bị đau, mỏi, thường có sự co thắt của các nhóm cơ xung quanh cổ như cơ thang, cơ ức đòn chủm, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ ngực lớn... Do đó, cần thực hiện động tác kéo giãn các nhóm cơ trên như: dùng tay phải kéo cổ ra hướng phía sau, hướng ra ngoài bên phải 45 độ, giữ yên 15 giây; dùng tay trái kéo cổ ra hướng phía sau, hướng ra ngoài bên trái 45 độ, giữ yên 15 giây; kéo 2 vai ra phía trước tối đa, giữ yên 15 giây và kéo 2 vai ra phía sau tối đa, giữ yên 15 giây.
BS Đinh Quang Thanh (PGĐ BV Điều dưỡng phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM)
[links()]


********************************************************************************

Tự chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

(Kienthuc.net.vn) - Hội chứng do thoái hoá đốt sống cổ còn được gọi là bệnh thoái hoá đốt sống cổ, là một loại bệnh thường hay gặp ở những người cao tuổi, người làm việc văn phòng; lái xe...


Ảnh minh họa. 
nevralgie cervico brachiale

Thoái hóa đốt sống cổ thường do các đốt sống bị tăng sinh, vôi hoá, biến dạng... chèn ép kích thích vào các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống mà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như ép rễ thần kinh cổ, ép tuỷ sống cổ, rối loạn thần kinh giao cảm mạch máu vùng cổ và vai. Khi bị kích thích đột ngột hoặc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống dẫn đến cung cấp máu không đủ ở động mạch sống nền, khi thần kinh giao cảm cổ bị kích thích có thể phát sinh rối loạn thần kinh giao cảm.

Người bị thoái hoá đốt sống cổ thường bị đau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị tê mỏi, lạnh, làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (khi vận động mạnh bị đau dữ dội, khi đầu chuyển động đến một vị trí nào đó dẫn đến thiếu máu ở não) người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có lúc có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Người bị thoái hoá đốt sống cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Trong lâm sàng sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị; biện pháp vận động cũng là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quả nhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quan trọng.

Khi cột sống cổ bị thoái hoá, mọc gai xương sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh chi phối cho vùng bả vai và gây ra triệu chứng đau vai: Thoái hoá cổ 5, sẽ có rối loạn cảm giác ở phía vai ngoài, đau lan đến  khuỷu, cơ delta, cơ trên gai, cơ nhị đầu. Thoái hoá C6 thì đau lan từ vai đến mặt ngoài cánh tay, tê ngón tay cái, có khi cả ngón 2. Thoá hoá C7 thì đau mặt sau vai lan đến cổ tay. Rối loạn cảm giác cơ tam đầu, cơ duỗi bàn tay và mu bàn tay và ngón tay 2 - 3, đôi khi cả ngón 4. Thoái hóa C8 thì đau ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón 4 và ngón út.

TS.BS Võ Tường Kha (Bệnh viện Thể thao Việt Nam


 

Ba động tác phòng trị đau cột sống cổ

Đau cột sống cổ là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi, hẹp khe liên kết...
- Đau cột sống cổ là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi, hẹp khe liên kết... Xin giới thiệu ba động tác phòng trị cơn đau để bạn đọc tham khảo khi cần thiết.


Động tác 1: Xoa cổ gáy

Ngồi thả lỏng người, úp hai lòng bàn tay lên gáy sát theo chiều ngang của gáy từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngược lại. Tiếp đó để bốn đầu ngón tay để lên chính giữa chỗ hõm sau gáy (huyệt phong phủ) day nhẹ dọc cột sống cổ từ trên xuống dưới theo vòng xoáy chôn ốc từ 20 - 30 lần, sau đó chuyển tay sang sườn gáy cũng làm động tác trên từ huyệt phong trì xuống dưới bờ vai cả hai bên từ 20 - 30 lần. Có thể kết hợp thêm dầu xoa bóp để tăng hiệu quả.

Động tác 2: Nằm ngửa

Nằm ngửa thả lỏng người tối đa trên một mặt phẳng cứng, đầu không gối hai tay buông  lỏng theo thân trong 10 - 15 phút. Sau đó cố định ụ chẩm và gót chân đồng thời rướn và co người về phía trước, giữ ở tư thế này  1 - 2 phút để cột sống cổ kéo giãn tự nhiên, phòng trị co cơ, hẹp khe liên kết, thúc đẩy tuần hoàn đốt sống cổ.

Động tác 3: Nằm úp

Nằm úp mặt thả lỏng người, hai tay xuôi theo cơ thể lòng bàn tay ngửa, bàn chân duỗi tối đa, lấy cằm là điểm đỡ chính cho đầu, mắt ngước nhìn về phía trước, nằm trong tư thế này 10 - 15 phút. Động tác này có tác dụng giãn cơ lưu thông tuần hoàn vùng cổ gáy, tạo đường cong sinh lý trở lại cho cột sống cổ.

Chú ý: Ở tất cả các động tác phải làm chậm, nhẹ nhàng, kiên trì hằng ngày. Không được làm nhanh mạnh cho xong việc dễ gây phản ứng trái ngược. Khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy luôn giữ tư thế của người đánh đàn piano, ngủ không nên gối đầu cao...

Lương y Chu Văn Tiến (Hội Đông y Vĩnh Tường)

Bài Tin Mừng đức Giáo Hoàng trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Hiển dung

Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin: 16-3-2014
LM. Trần Đức Anh OP3/16/2014

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin với 60 ngàn tín hữu hành hương trưa Chúa Nhật 16-3-2014, ĐTC kêu gọi mọi người hãy mang sách Phúc Âm nhỏ theo người và đọc mỗi ngày một đoạn. Ngài cũng mời gọi cầu nguyện cho các nạn nhân máy bay của hãng Malaysia bị mất tích.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại biến cố Chúa Giêsu hiển dung trên núi trước ba môn đệ và ngài mời gọi mọi người cũng hãy ”lên núi” gặp gỡ Chúa trong kinh nguyện thinh lặng, và xuống núi, chia sẻ những cảm nghiệm thiêng liêng cũng như giúp đỡ các anh chị em đang gặp khó khăn. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, bài Tin Mừng trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Hiển dung. Đây là giai đoạn thứ hai trong hành trình mùa chay: giai đoạn thứ I là những cám dỗ trong hoang địa, Chúa Nhật tuần trước; giai đoạn thứ II là cuộc Hiển dung. Chúa Giêsu ”mang theo ngài Phêrô, Giacôbê và Gioan, và ngài dẫn họ ra một nơi riêng, trên một núi cao” (Mt 17,1). Núi trong Kinh Thánh tượng trưng nơi gần gũi với Thiên Chúa và cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa; đó là nơi cầu nguyện, ở trước sự hiện diện của Chúa. Trên núi ấy, Chúa Giêsu tỏ mình cho 3 môn đệ, Ngài hiển dung, sáng láng, rất đẹp; và rồi có ông Môisê và Elia hiện ra, chuyện vãn với Ngài. Khuôn mặt Ngài sáng ngời và áo Ngài trắng tinh đến độ Phêrô ngỡ ngàng, muốn ở lại đó, như thể thời gian ngưng lại. Bất chợt từ trên cao có tiếng Chúa Cha tuyên bố Đức Giêsu là Con yêu dấu của Người, và nói: ”Các ngươi hãy nghe lời Ngài” (v.5). Lời này rất quan trọng. Chúa Cha đã nói với các Tông đồ và Chúa nói với chúng ta nữa: ”Hãy nghe Chúa Giêsu, vì Người là Con Ta yêu dấu”. Trong tuần này, chúng ta hãy giữ lời ấy trong tâm trí: ”Các con hãy nghe Chúa Giêsu!”. Đây không phải là lời Giáo Hoàng nói, nhưng là Thiên Chúa Cha, nói với tất cả mọi người: với tôi, với anh chị em, với tất cả! Lời ấy như một trợ lực để tiến bước trên con đường Mùa Chay. ”Các con hãy nghe Chúa Giêsu!”.

Lời mời này của Chúa Cha rất quan trọng. Là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi trở thành những người lắng nghe tiếng Chúa và coi trọng những lời của Ngài. Để lắng nghe Chúa Giêsu, cần đi theo Ngài, như đám đông trong Phúc Âm đã làm, đi theo Chúa trên những nẻo đường xứ Palestine. Chúa Giêsu không có nhà thờ chính tòa hoặc tòa giảng cố định, nhưng Ngài là một bậc thầy lưu động, trình bày giáo huấn dọc theo những con đường ngài đi qua, những nẻo đường không luôn luôn có thể đoán trước, và nhiều khi không dễ dàng. Theo Chúa Giêsu để nghe Ngài. Nhưng chúng ta cũng nghe Chúa Giêsu trong lời Ngài đã được viết ra, trong Phúc Âm. Tôi hỏi anh chị em: anh chị em mỗi ngày có đọc một đoạn Phúc Âm hay không? Đó là một điều tốt đẹp. Có một cuốn Phúc Âm nhỏ, mang trong mình, trong túi, trong sắc, và đọc một đoạn nhỏ bất kỳ lúc nào trong ngày. Trong đó Chúa Giêsu nói với chúng ta, trong Phúc Âm. Anh chị em hãy nghĩ đến điều đó, không khó đâu, cũng không cần 4 sách Phúc Âm, 1 trong 4 cuốn. Luôn mang Phúc Âm theo người, vì đó là Lời Chúa Giêsu để có thể nghe Ngài.

ĐTC nói thêm rằng:

”Từ biến cố Chúa Hiển Dung, tôi muốn nêu lên hai yếu tố ý nghĩa, có thể tóm gọn trong hai từ: đi lên và đi xuống. Chúng ta cần đi ra một nơi riêng, leo lên núi trong một nơi thinh lặng, để tìm lại chính mình và nhận thức rõ hơn tiếng Chúa. Nhưng chúng ta không thể ở lại đó! Cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong kinh nguyện tái thúc đẩy chúng ta xuống núi, và trở xuống cánh đồng, nơi chúng ta gặp gỡ bao nhiêu anh chị em đang bị vất vả cơ cực, bệnh tật, bất công, dốt nát, nghèo khổ vật chất và tinh thần đè nặng. Chúng ta được mời gọi mang hoa trái kinh nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa cho những anh chị em ấy, chia sẻ với họ ân thánh đã nhận được. Đây là điều lạ lùng. Khi chúng ta nghe Lời Chúa Giêsu, chúng ta có Lời ấy trong con tim, Lời tăng trưởng. Và anh chị em có biết Lời tăng trưởng như thế nào không? Thưa bằng cách trao cho người khác. Lời Chúa Kitô trong chúng ta tăng trưởng khi chúng ta công bố lời ấy, khi chúng ta trao cho người khác. Và đó là đời sống Kitô. Đó là một sứ mạng của toàn thể Giáo Hội, của tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa: lắng nghe Chúa Giêsu và trao tặng Ngài cho người khác. Anh chị em đừng quên điều này: trong tuần này, hãy nghe Chúa Giêsu! Rồi tuần tới Anh chị em sẽ nói với tôi xem anh chị em có làm điều này không: có một cuốn sách Phúc Âm nhỏ trong túi hoặc trong sắc, để đọc một đoạn nhỏ trong ngày”.

Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria, Mẹ chúng ta và phó thác mình cho sự hướng dẫn của Mẹ để tiếp tục hành trình mùa chay này trong đức tin và lòng quảng đại, học cách leo lên hơn nữa bằng kinh nguyện, và đi xuống bằng tình bác ái huynh đệ.


.

lundi 17 mars 2014

Chia Sẻ Ánh Sáng Cứu Độ





17 Tháng Ba
Chia Sẻ Ánh Sáng Cứu Độ
 
Ngày xưa có một người cha có ba đứa con trai. Ông vốn sinh ra nghèo khổ, nhưng nhờ chuyên cần làm việc và cần kiệm, nên ông trở nên một điền chủ giàu có. Lúc về già, gần đất xa trời, ông nghĩ tới chuyện chia gia tài cho các con. Nhưng ông cũng muốn xem đứa con nào thông minh nhất để phó thác phần lớn gia sản của ông cho nó. Ông liền gọi ba đứa con đến giường bệnh, trao cho mỗi đứa năm đồng bạc và bảo mỗi đứa hãy mua cái gì có thể lấp đầy căn phòng trơ trọi mà ông đang ở.
Ba đứa con vâng lời cha cầm tiền ra phố. Người anh cả nghĩ rằng đây chỉ là một công việc dễ dàng. Anh ta ra tới chợ mua ngay một bó rơm rất lớn mang ngay về nhà. Người con thứ hai suy nghĩ kỹ lưỡng hơn: sau khi đi rảo quanh chợ một vòng, anh ta quyết định mua những bao lông vịt rất đẹp mắt. 
Còn người con trai thứ ba, suy nghĩ đi, suy nghĩ lại: làm sao mua được cái gì với năm đồng bạc này, để có thể lấp đầy căn phòng lớn của cha mình. Sau nhiều giờ đắn đo, bỗng mắt chàng thanh niên hớn hở, anh ta lại căn tiệm nhỏ mất hút trong đường nhỏ gần chợ, anh ta mua cây đèn cầy và một hộp diêm. Trở về nhà, anh hồi hộp, không biết hai anh mình đã mua được cái gì.
Ngày hôm sau, cả ba người con trai đều họp lại trong phòng của cha già. Mỗi người mang quà tặng của mình cho cha: Người con cả mang rơm trải trên nền nhà của căn phòng, nhưng phòng quá lớn, rơm chỉ phủ được một góc nền nhà. Người con thứ hai mang lông vịt ra, nhưng cũng chỉ phủ được hai góc của căn phòng. Người cha cóvẻ thất vọng. Bấy giờ người con trai út mới đứng ra giữa phòng, trong tay chẳng mang gì cả. hai người em tò mò chăm chú nhìn em, và hỏi: "Mày không mua cái gì sao?". Bấy giờ đứa em mới từ từ rút trong túi quần ra một cây nến và hộp diêm. Thoáng một cái, căn phòng đầy ánh sáng. Mọi người đều mỉm cười. Người cha già rất sung sướng vì quà tặng của đứa con út. Ông quyết định giao phần lớn ruộng đất và gia sản của mình cho con trai út, vì ông thấy anh ta đủ thông minh để quản trị gia sản của mình và nhờ đó cũng có thể giúp đỡ các anh của nó nữa.
Đứng trước khó khăn thử thách, để kêu gọi sự bình tĩnh sáng suốt và tinh thần hợp tác, người ta thường nói với nhau: thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
Cuộc sống của mỗi người chúng ta, cuộc sống của những người xung quanh chúng ta, cuộc sống của xã hội chúng ta có lẽ cũng giống như một căn phòng đen tối... Chỉ cần một người đốt lên một chút ánh sáng, những người xung quanh sẽ cảm thấy ấm cúng và phấn khởi.
Một chút ánh sáng của một cái mỉm cười. Một chút ánh sáng của một lời chào hỏi. Một chút ánh sáng của một san sẻ. Một chút ánh sáng của tha thứ. Và một chút ánh sáng của niềm tin được chiếu tỏa qua sự vui vẻ chấp nhận cuộc sống... Một chút ánh sáng ấy cũng đủ để nâng đỡ ít nhất là một người mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì không có một nghĩa cử nào được thực thi mà không ảnh hưởng đến người khác...
Chén cơm trong ngày

Allen Trần đầu bếp người Việt Sochi 2014




Đầu bếp người Việt Allen Tran và chuyện phục vụ cho đoàn thể thao Mỹ Tại Thế Vận Hội Mùa Đông 2014.
TTO - Trong số những đầu bếp của đoàn thể thao Mỹ tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 có một nhân vật mang họ Việt, đó là Allen Tran (Trần), đầu bếp cho đội trượt tuyết đổ dốc, băng đồng và trượt tuyết lướt ván của tuyển Mỹ. Các Vận Động Viên có dịp thưởng thức món Phở, bún…vv…


Đầu bếp Allen Tran. Ảnh: New York Times

“Chúng tôi đấu cùng với những người Hàn Quốc, những người đem đủ loại bún/phở tới Sochi. Đầu bếp Hàn Quốc chi hơn 35.000 USD cho thực phẩm nhưng may mắn là chúng tôi biết một chợ phụ khác nên chúng tôi đáp trả được. Chúng tôi cũng thi đấu. Không phải trên dốc trượt nhưng đây là cuộc đua quốc tế về dinh dưỡng" – Tran nói với nhật báo New York Times (Mỹ). 

Bếp trưởng giỏi để VĐV đủ sức thi đấu


Với một bếp trưởng phải làm ba món vừa quen thuộc, vừa ngon, vừa đủ dinh dưỡng ở một nơi xa lạ với văn hoá ăn uống rất khác, đó là thử thách. Với VĐV, việc ăn món ăn quen thuộc không chỉ giúp họ ăn đủ no để thi đấu mà còn giúp họ tránh được các nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới ăn uống. 
“Chúng tôi không thể để bốn năm tập luyện vất vả của VĐV trở thành lãng phí bởi bị cúm hay ngộ độc thức ăn,” Trn, 28 tuổi nói. Anh là chuyên gia dinh dưỡng được ghi nhận và là một cựu bếp trưởng chuyên nghiệp với một bằng thạc sĩ về khoa học thể thao.

Cách đây tám năm, khi thi đấu tại Olympic Turin (Ý), đội tuyển Mỹ mới nhận ra họ cần đầu bếp riêng tại Thế vận hội mùa đông để đảm bảo cho VĐV được có dinh dưỡng đầy đủ và an toàn trong suốt ba tuần tập luyện và thi đấu.
Vận động viên trượt băng Julia Mancuso năm đó mất cả buổi tối trước khi thi đấu để kiếm đồ ăn. Chị của Mancuso được giao nhiệm vụ nấu ăn nhưng khi cô chị không làm được điều đó vì chiếc xe nấu ăn hết gas, Mancuso đã phải ăn mấy cái bánh ngũ cốc tạm qua bữa.
Dù chị giành được Huy chương vàng ngày hôm sau, nhưng như bếp trưởng Tran nói, “lúc đó cả đội nhận thấy là cần phải làm tốt hơn thế, và đó là nguyên nhân mọi người nói cần phải có đầu bếp đi cùng.”
Nhưng việc đảm bảo đồ ăn cho cả đội Mỹ không phải nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt khi bạn làm bếp ở một vùng như ở vùng Tây Kavkaz này.

Vấn đề hậu cần luôn là thách thức. Trước hết, Tran và ba đầu bếp khác phải đem theo hàng trăm cân thiết bị, bột nêm và những đồ họ biết chắc sẽ không thể có ở miền Nam nước Nga.
Sirô từ cây phong cho bữa sáng là một ví dụ. Hay tương ớt Sriracha, Tran phải mang theo 16 lọ. Rồi vì mọi người nghi ngờ chất lượng nước ở Sochi, nên tuyển Mỹ phải đem theo hệ thống lọc nước để có thể dùng rửa tất cả các nguyên liệu họ mua ở Sochi.
Cả đội còn mang theo rất nhiều nước đóng chai, không chỉ là để uống mà còn khuyến khích VĐV dùng nước này để đánh răng. Rồi các loại thực phẩm có nhiều vi sinh có lợi hay giàu vitamin cũng được mang theo để giúp củng cố hệ miễn dịch của VĐV. Các loại hạt như hạnh nhân cũng như các loại yogurt rồi vitamin  luôn có trong phòng ăn của tuyển Mỹ.
“Dinh dưỡng có thể giúp một VĐV giỏi thành vĩ đại hoặc một VĐV vĩ đại thành bình thường,” Tran nói. “Dinh dưỡng là nhiên liệu cho vận động. Việc tập luyện của VĐV là quan trọng nhưng tập luyện sẽ chẳng tốt được nếu nhiên liệu không phải là tối ưu.
Nhưng không phải mọi thứ đều có thể mang theo từ Park City ở Utah nơi Tran làm việc cùng với khu tập luyện và tổng hành dinh của Hiệp hội trượt băng và trượt tuyết Mỹ. Vì vậy Tran và các đồng nghiệp phải lao về các khu nông thôn Nga cùng với phiên dịch để tìm thực phẩm – một cuộc đua giống như thi đầu bếp “Top Chef.” Họ được trao những nguyên liệu khác nhau và rồi có nhiệm vụ là nấu những bữa ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng.
“Chúng tôi được đào tạo cho việc này và tất cả chúng tôi đều giỏi về những loại thức ăn khác nhau,” Tran nói về nhóm của mình gồm có bốn đầu bếp tất cả.
"Thật ý nghĩa khi góp sức giúp VĐV giành HCV" 
Ngoài ra, các VĐV đỉnh cao thường thích những thứ quen thuộc – thức ăn họ thích, và họ không phải lo chuyện ăn đồ ăn lạ hay những thứ khác thường vì chuyện ăn. 
Rồi một số VĐV thì có dị ứng hay một số người thích ăn đồ ăn không có gluten. Rồi theo yêu cầu, Tran và các nhân viên làm rất nhiều đồ ăn Mexico, Trung Đông cũng như là các món đồ Á hay của người Acadia.
Tran đồng thời cũng nói chuyện nhiều với các VĐV để biết thêm về sở thích ăn, khẩu phần của mỗi người. Trong hai tuần tới, Tran hi vọng sẽ coi một số cuộc đua Olympic có những VĐV mà anh nấu ăn phục vụ họ. Nếu VĐV nào giành HCV, anh nói anh sẽ chuẩn bị bữa ăn mừng đặc biệt.
“Chúng tôi sẽ làm gì đó đặc biệt,” Tran nói. “Một số đầu bếp thì cố gắng giành giải thưởng cho các công thức nấu sáng tạo. Với tôi thì việc đóng góp cho HCV một VĐV có ý nghĩa rất nhiều.
THANH TUẤN
Liên Hoa chuyển


 


                                   

dimanche 16 mars 2014

Cặp mẹ con cùng tập yoga gây sốt

Cặp mẹ con cùng tập yoga gây sốt

Instagram của bà mẹ hai con Laura Kasperzak ở New Jersey, Mỹ, thu hút 700.000 người theo dõi nhờ những bức ảnh tập yoga dễ thương của gia đình.

 

 Cộng đồng mạng gần đây phát sốt với những tấm ảnh Laura Kasperzak tập các động tác yoga bên cô con gái 4 tuổi dễ thương, bé Mini. Cô nhóc không chỉ quẩn quanh bên mẹ đang tập luyện mà còn bắt chước những động tác của mẹ hoặc có những hành động rất đáng yêu.


yoga25.jpg
Thấy con gái hứng thú với yoga, Laura Kasperzak cho bé Mimi tập cùng. Cả hai còn mặc đồ đôi tập luyện tạo dáng đầy nghệ thuật và ăn ý. 'Mọi chuyện diễn ra rất tự nhiên. Tôi tập yoga, con trai tôi tiến tới tham gia cùng, sau đó đến con gái. Tôi chỉ dạy chúng ngồi trên chiếu, chủ động tập và nghịch theo ý thích và chúng thấy rất thú vị'
Ads by StartNowAd Options

yoga3-6232-1394772077.jpg
Bà mẹ 36 tuổi khoe ảnh trồng cây chuối và hôn chồng đắm đuối. Ngoài yoga, Laura còn có sở thích chụp ảnh và cô đặt chế độ chụp tự động để ghi lại mọi khoảnh khắc luyện tập của mình cũng như các hoạt động của các thành viên trong gia đình.  Laura thổ lộ, chụp ảnh lại khoảnh khắc tập yoga trở thành sở thích, một niềm đam mê mới.
yoga5-7971-1394772077.jpg
Người đẹp hai con uốn dẻo bên cậu con trai 8 tuổi cũng đang tập ưỡn người. Cậu nhóc sau đó ngại ngùng trước ống kính máy ảnh nên 'nhường đất' diễn cho cô em gái lém lỉnh. 
yoga6-9593-1394772077.jpg
Instagram của Laura thu hút tới 700.000 người theo dõi và trở thành hiện tượng trong cộng đồng mạng kể từ khi những bức ảnh dễ thương của ba mẹ con xuất hiện. Cô lập tài khoản trên mạng năm 2012 sau khi bị cháu gái thúc giục vì cô bé muốn biết thôngtin của người dì thân yêu. 
Ads by StartNowAd Options

yoga14-6388-1394772078.jpg
Mỗi tuần, Laura chia sẻ 40 bức ảnh của mẹ con cô cùng tập thể dục. Bà mẹ hai con làm việc tại một công ty phần mềm và dạy yoga hai buổi một tuần tại New Jersey. Cùng với một người bạn, cô còn điều hành website hướng dẫn các phương pháp khỏe đẹp cho các bà mẹ trong đó đăng tải cả những công thức nấu ăn, lớp học yoga, thể dục và là chủ các lớp học dạy yoga 5 USD sau khi cả hai đạt được chứng chỉ dạy yoga năm ngoái.
yoga15-2241-1394772078.jpg
Laura tập yoga được 17 năm sau lần tình cờ xem video về yoga tại nhà chị gái trong lúc buồn chán và cô thường tập vào mỗi sáng sớm. 'Tôi bắt đầu bài tập lúc 5 rưỡi sáng khi lũ trẻ chưa dậy, chưa leo trèo lên người tôi hoặc đứng dưới bụng tôi. Tôi cũng chỉ dẫn chúng vài động tác, chúng rất thích và thực sự mê yoga. Ở tuổi này mà chúng có thể uốn dẻo, cong người khá tốt'. bà mẹ 36 tuổi cho biết.
yoga18-7794-1394772078.jpg
'Lời khuyên của tôi là phải thử và cố gắng tập luyện hằng ngày dù chỉ 15 hay 20 phút. Bạn cũng phải kiên trì nữa, không phải qua một đêm mà bạn làm được ngay đâu, phải thực hành rất nhiều. Chỉ mất một lúc là tôi có thể làm được động tác khó nhưng tôi vẫn khuyên mọi người luôn phải thận trọng, không được nôn nóng khi tập', Laura tâm sự.
yoga2-7034-1394772077.jpg
Những bức ảnh tươi vui, sống động của hai mẹ con Laura truyền cảm hứng cho nhiều người và là minh chứng cho việc mẹ con cùng tập thể dục rất thú vị, giúp các bé vừa chơi lại vừa có thói quen lành mạnh.>> Bà bầu của Puyol miệt mài tập yoga
yoga24.jpg
yoga7_1394781434.jpg
Ads by StartNowAd Options

yoga8_1394781434.jpg
yoga9_1394781434.jpg
yoga10_1394781434.jpg
Ads by StartNowAd Options

yoga11.jpg
yoga12.jpg
yoga13_1394781434.jpg
yoga16.jpg
yoga17.jpg
yoga19.jpg
yoga21.jpg
yoga22.jpg
Hoàng Trang
TH chuyển

samedi 15 mars 2014

Đời Là Một Chuyến Đi



15 Tháng Ba
Đời Là Một Chuyến Đi
Một tác giả nọ đã nói lên tính cách bí ẩn của cuộc sống con người bằng một câu chuyện như sau:
Tại một vùng quê nọ bên Tây phương, một ông từ nhà thờ có thói quen mà không ai có thể lay chuyển được. Mỗi ngày, cứ 15 phút trước giờ ngọ, ông gọi điện thoại đến cho người tổng đài trong vùng và hỏi giờ. Ngạc nhiên về thói quen lạ lùng ấy, người tổng đài đã đặt câu hỏi: "Thưa ông, nếu không có gì làm phiền ông, xin cho ông biết lý do hỏi giờ như thế mỗi ngày?". Ông từ nhà thờ mới giải thích: "Ồ, có gì đâu. Tôi là người phải kéo gác chuông mỗi ngày vào giờ ngọ. Tôi cần biết giờ chính xác".
Người tổng đài điện thoại mới vỡ lẽ ra. Ông nói với ông từ nhà thờ như sau: "Thật là buồn cười. Trong khi ông hỏi giờ nơi tôi, thì chính tôi lại điều chỉnh đồng hồ theo tiếng chuông của ông".
Tác giả của câu chuyện trên đây kết luận rằng: cuộc sống quả là một bí ẩn mà những người trong cuộc không thể nào tự mình tìm ra được câu trả lời. Chúng ta cần một câu giải đáp từ bên ngoài về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Và người có thể nói với chúng ta về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống chính là Thiên Chúa, Chủ tế của sự sống.
Kinh thánh, Lời của Chúa, thường ví cuộc sống như một cuộc hành trình. Từ lúc Noe xuống tàu, qua Abraham cất bước ra đi vào vùng đất xa lạ, đến ngày vội vã ra đi của Đức Maria và cả cuộc đời không ngừng di động của Đức Kitô: tất cả đều là những hình ảnh diễn tả cuộc hành trình Đức Tin của người Kitô chúng ta.
Đời là một cuộc hành trình... Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng những năng động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi: có những người bạn chợt đến rồi đi; vui tươi hớn hở chớm nở, nhưng thất vọng cũng bao trùm... Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ...
Đời là một cuộc hành trình. Đức Kitô đã trải qua cuộc đời trần thế bằng không biết bao nhiêu cuộc hành trình. Sinh ra trong một cuộc hành trình, vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã ra đi như một người tị nạn. Năm 12 tuổi lạc mất trong một cuộc hành trình... Ra đời, Ngài không ngừng đi lại khắp nẻo đường Palestina. Và cuối cùng, Giêrusalem, đồi Calvê là điểm đến của cuộc hành trình.
Qua cuộc hành trình không nghỉ ngơi ấy, Đức Kitô đã tuyên bố với chúng ta: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống".
Chỉ trong Ngài, qua dấu chân của Ngài, chúng ta mới thật sự tìm được hướng đi cho cuộc hành trình của chúng ta... Ngài là Con Đường dẫn chúng ta về cõi phúc vinh quang. Nhưng Con Đường của Ngài chính là Con Đường của yêu thương và phục vụ... Hãy tin tưởng rằng khi chúng ta sống yêu thương, sống phục vụ là lúc chúng ta đang đi trên Con Đường của Ngài.
Chén cơm trong ngày