lundi 14 avril 2014
TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát :
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh : “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).
II/. Các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh :
Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được phụng vụ tập trung của hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.
1. Chúa Nhật Lễ Lá : Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành phụng vụ CHÚA NHẬT LỄ LÁ : kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc Vượt Qua đẩm máu và vinh quang (mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh).
2. Tam Nhật Vượt Qua : Trong Tuần Thánh có “3 ngày rất thánh” gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA : Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mến yêu và tưởng- niệm- tái- diễn những gì Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ” (LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH), với cuộc khổ nạn đau thương (CUỘC KHỔ NẠN, THỨ SÁU TUẦN THÁNH), và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang (ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, THỨ BẢY TUẦN THÁNH), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào Ngày Thứ Nhất trong tuần (CHÚA NHẬT PHỤC SINH).
3. Đêm vọng phục sinh : Cao điểm chót vót của phụng vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật Vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là ĐÊM VỌNG PHỤC SINH : Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngay từ sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng nầy bắt nguồn từ cuộc “mừng Vượt Qua” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ : cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là Chúa Kitô.
“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật mà ăn mừng đại lễ” (1 Co 5,8).
4. Bí tích Nhập đạo : Chính trong Tuần Thánh nầy, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ chuẩn bị sau cùng để chính thức được lãnh nhận CÁC BÍ TÍCH GIA NHẬP KITÔ GIÁO được cử hành trong chính Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong chiều kích sống đạo, đối với các người Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự hoán cải trọn vẹn hơn để thực sự dấn thân sống mầu nhiệm VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ.
Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành phụng vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể lấy lại lời khẳng định của sách lễ Rôma : “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và Sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phụng Vụ” (Sách Lễ Rôma)
DẪN VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. CHÚA NHẬT LỄ LÁ
1. Dẫn nhập trước Ca Nhập lễ :
Cộng đoàn Dân Chúa hôm nay họp nhau để cử hành một thánh lễ đặc biệt : LỄ KỶ NIỆM VIỆC CHÚA KITÔ KHẢI HOÀN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM để chính thức khai mạc “Hành trình Vượt Qua” của Người, tức là biến cố Người chịu khổ nạn đau thương và phục sinh vinh quang. Thật vậy, Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật khai mạc Tuần Thánh, một tuần lễ đặc biệt nhất và cũng cao trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Bởi vì trong Tuần Thánh nầy, Hội Thánh kỷ niệm lại những biến cố quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã thực hiện để hoàn tất Chương trình tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi con người.
Giờ đây, chúng hãy sốt sắng hát Ca nhập lễ, đón đoàn chủ tế vào cử hành Phụng Vụ Lễ Lá.
2. Dẫn nhập trước nghi thức kiệu lá :
Đây là một nghi thức giản đơn gợi nhớ lại việc Chúa Giêsu Kitô khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Thiên Sai, như lời loan báo của các sứ ngôn (Dcr 9,9-10). Hành vi nầy của Chúa Giêsu chính là MỘT TIA SÁNG RỌI CHIẾU VÀO HÀNH TRÌNH KHỔ NẠN của Ngài để báo trước rằng : Khởi từ thập giá, ánh vinh quang phục sinh bắt đầu chỗi dậy, cuộc toàn thắng và ơn cứu rỗi khởi sự thành đạt.
3. Dẫn vào các Bài đọc Lời Chúa :
• Bài đọc 1 : “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” cho dầu phải chịu nhục hình vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên cây thập giá. Chính với sự tự hạ thẳm sâu đó, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
II/. NHỮNG NGÀY ĐẦU TUẦN THÁNH
1/. THỨ HAI TUẦN THÁNH
Hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta theo chân Chúa Giêsu trên những chặng đường và biến cố cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đặc biệt trích đoạn Tin Mừng với biến cố “Xức dầu tại Bêtania” vào ngày thứ hai trong tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu vừa như dấu chỉ tiên báo cái chết và sự phục sinh của Ngài, vừa là một hành vi diễn tả một tình yêu trao ban, hiến tặng mà chỉ những ai thuộc về Ngài một cách đích thực mới có thể dấn thân thực hiện. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn trong sách I-sa-i-a đệ nhị, là những sấm ngôn đẹp nhất đã khắc hoạ hình ảnh một Vị Cứu Thế, một Đấng Tôi Tớ Gia-vê nhân hiền; đó chính là chân dung của vị “mục tử nhân hiền”, chân dung của chính Đức Kitô bình thản bước vào con đuờng khổ nạn để thực thi thánh ý Chúa Cha và mang cứu độ cho toàn thể chúng sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau hát ca nhập lễ để sốt sắng bước vào thánh lễ trong tâm tình tri ân cảm tạ và một tình yêu sâu lắng kết hợp với chính Chúa Giêsu một lần nữa đang tái diễn hành vi tự hiến của Ngài trên bàn thờ trần gian.
2/. THỨ BA TUẦN THÁNH
Từ khung cảnh “Xức dầu ở Bê-ta-ni-a” vào chiều Thứ Hai, phụng vụ hôm nay đưa chúng bước thẳng tới khung cảnh bữa Tiệc ly Ngày Thứ Năm. Ngoài chân dung Đức Ki-tô được Tin Mừng Gioan khắc hoạ bằng một thái độ bình thản, sáng suốt và đầy tế nhị thân thương khi đối diện với cái chết, với phản bội, phụng vụ hôm nay còn mời gọi chúng ta nhìn ngắm 3 gương mặt khác : Một Gioan : thân mật tựa đầu vào ngực Chúa, một Phêrô, nhiệt thành nhưng nông nổi đã được Chúa Giêsu cảnh báo về lần phản bội trong đêm Ngài bị nộp ; và nhất là một Giu-đa lầm lỳ trong cố chấp chối từ, không đếm xỉa gì đến những gọi mời thân thương và nhắc nhở tế nhị của Thầy Chí Thánh.. Qua thái độ của Chúa Giêsu và các nhân vật nầy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết đón nhận thánh ý của Chúa trong mọi biến cố cuộc sống với thái độ vâng phục yêu mến của người con thảo đối với Cha, biết luôn gặp gỡ kết hợp với Đức Kitô và đón nhận Ngài vào cuộc và biết không ngừng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để khiêm hạ ăn năn sám hối và canh tân cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng đứng lên hát ca nhập lễ để bắt đầu hiệp dâng Thánh lễ, tái diễn mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Đức Kitô để cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi trở thành của lễ sống động đáp trả tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
3/. THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay một lần nữa tập chú vào “thái độ tự hạ đón nhận thương đau của Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê” qua trích đoạn sách Sứ Ngôn I-sa-i-a và “Sự Kiện Bữa iệc Ly” được tin mừng Matthêô tường thuật. Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào cuộc Thương Khó với thái độ vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha nhắc chúng ta nhớ lại lời thư Hi-bá đặt trên miệng Ngài khi Ngài nhập thể vào trần gian :” Nầy con xin đến để thực thi ý Cha”. Tuy nhiên, qua hình ảnh và cung cách ứng xử của Giu-đa, chúng ta lại thấy trách nhiệm của loài người chúng ta trong cái chết của Con Một Thiên Chúa. Thật vậy, phải chăng, Giu-đa là đại biểu của muôn thế hệ nhân loại đã chọn tiền bạc, sự giàu sang thế tục, uy quyền của vật chất để đứng lên chối từ Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. Một lần nữa, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm túc đối diện với Đức Ki-tô, với Thánh Thể với Lời Chúa để kiểm tra lại hành trình đức tin của chúng ta và mức độ trung tín của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô và với Hội Thánh.
Giờ đây, chúng ta hãy hiệp lời hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
III/. TAM NHẬT VƯỢT QUA
A/. THỨ NĂM TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phung vụ Tam Nhật Vượt Qua :
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa, cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ Đại lễ Vượt Qua hằng năm, những gì xảy ra trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ Bữa tối Người ngồi ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết, cho đến lần Người hiện ra với cũng các môn đệ đó “Ngày Thứ Nhất trong tuần” kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm, nhất là việc Người chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người nói đều là Lời cứu độ.
Hội Thánh xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành “ba Ngày trọng đại nhất trong đó Chúa Kitô đã chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh” (St. Ambrosiô). Tam Nhật Vươt Qua bắt đầu với THÁNH LỄ TIỆC LY chiều Thứ Năm Tuần thánh, và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục sinh, sau khi đã đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi CANH THỨC ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, là Đêm gồm tóm tất cả việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
2. Dẫn vào cử hành Phụng vụ Lễ Tiệc Ly :
a/. Dẫn nhập trước ca Nhập lễ : Mỗi lần cử hành Lễ Tạ Ơn, chúng ta tái diễn và hiện thực hóa BỮA TIỆC VƯỢT QUA mà Đức Kitô và các môn sinh của Người đã thực hiện vào buổi chiều Thứ Năm trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, không có giây phút nào mà Phụng vụ Thánh Lễ lại mang một ý nghĩa sâu xa, một cung cách đậm đà, hiện thực, như Thánh lễ chiều hôm nay, LỄ TIỆC LY CHIÈU THỨ NĂM TUẦN THÁNH cử hành khai mạc TÂM NHẬT VƯỢT QUA. (Xem Hiến chế PV số 102 và Sách Lễ Rôma)
Thật vậy, chúng ta được mời gọi đi vào của hành Phụng vụ chiều hôm nay không chỉ bằng một ý thức đức tin không thôi, nhưng là phải hội nhập vào đó toàn thể trái tim, ý chí, và cả tưởng tượng nữa. Đó có nghĩa là chúng ta phải vận dụng toàn thể con người chúng ta để sống lại cái “GIỜ” của Đức Kitô, “Giờ” mà ở đó, Ngài đã biến bữa tiệc Vượt Qua của Do Thái giáo thành TIỆC VƯỢT QUA CỦA GIAO ƯỚC MỚI NGÀN ĐỜI TỒN TẠI (1 Cr 11,25). Giao ước bằng chính máu đào hy sinh Ngài tuôn đổ ra trên thập giá mà TẤM BÁNH LY RƯỢU là hiện thực đi trước (1 Cr 11,25).
Cùng với Mầu Nhiệm Thánh Thể được “Tưởng niệm tái diễn” cách hiện thực, trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, chúng ta môt lần nữa được sống lại tâm tình cảm tạ và yêu thương của các môn sinh Đức Kitô, khi chứng kiến hình ảnh khiêm nhu và phục vụ đầy yêu thương của Thầy Chí Thánh khi quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh và tiếp đó ân cần ban cho họ “Điều Răn Mới”, điều răn yêu thương, bác ái.
Sau cùng, cũng chính chiều hôm nay, trong thánh lễ Tiệc Ly nầy, chúng ta cảm nhận cách sâu xa hồng ân của bí tích truyền chức. Chính nhờ thánh chức linh mục, Giám mục mà Hy tế Đức Kitô mãi mãi nối dài trên bàn thờ nhân loại. Chúng ta cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều phó tế, linh mục, giám mục như lòng Chúa mong ước.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát Ca Nhập Lễ bắt đầu thánh lễ.
b/. Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Qua cuộc Hy tế thập giá, Đức Kitô đã trở nên “Chiên Vượt Qua đích thực” mà Cựu ước đã tiên báo qua lễ Vượt Qua của Do thái giáo, Chiên Vượt Qua mới mang lấy và xóa sạch tội lỗi trần gian, đưa con người vào cuộc “giải phóng mới” đích thực và trọn hảo.
Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : “Lễ Vượt Qua mới’ do Đức Kitô thực hiện một lần qua Hy tế Thập Giá, đã được mầu nhiệm Thánh Thể làm cho tái diễn hiện thực trong lịch sử, và liên kết chúng ta với cuộc Vượt Qua của Ngài, khi chúng ta thông hiệp Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
c/. Dẫn trước nghi thức Rửa chân :
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
B/. THỨ SÁU TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh :
Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày CHAY VƯỢT QUA, ngày Kỷ Niệm việc CHÚA GIÊSU CHỊU THƯƠNG KHÓ VÀ CHỊU CHẾT. Tuy nhiên, cử hành Phụng vụ chiều hôm nay không đơn thuần là một cuộc họp tưởng niệm các đau khổ và nhục hình của biến cố Thương Khó. Nhưng cốt lõi, đó chính là họp mừng “VINH QUANG THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ”. Vì mỗi lần Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa chịu chết, thì đồng thời cũng tuyên xưng Người đã sống lại.
Tiến trình Phụng Vụ chiều hôm nay bao gồm 3 cử hành : Phụng Vụ Lời Chúa, Tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ.
• Phụng Vụ lời Chúa : Với 3 Bài đọc như trong thánh lễ Chúa Nhật. Đặc biệt, Bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn là Trình thuật Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Gioan. Kết thúc Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần Kinh Nguyện Đại Đồng long trọng mang tính truyền thống và hướng đến mọi nhu cầu của nhân loại.
• Tôn thờ Thánh Giá : Thánh giá được giương để cộng đoàn tôn thờ và hôn kính.
• Hiệp lễ : Sau cùng cộng đoàn thông hiệp Mình Thánh Chúa Kitô.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm tình trong thái độ tin yêu, sốt sắng, cùng với sự yên lặng nội tâm hướng để đón tiếp đoàn đồng tế bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn và vinh quang Thập Giá Đức Kitô.
2/. Dẫn trước các Bài đọc :
• Bài đọc 1 : Trích đoạn sách sứ ngôn Isaia tiên báo cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế qua hình ảnh “NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ CỦA GIAVÊ”. Sứ điệp nầy làm bật nổi cái “GIỜ” của Đức Kitô, Giờ Khổ Nạn để chính thức thực hiện Chương trình cứu rỗi. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Thư Do Thái trình bày chân dung Đức Kitô là Vị Thượng Tế cao cả từ trời “vâng phục thánh ý Chúa Cha”, hóa thân nhập thể “sống trọn thân phận con người”. Nhờ đó đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3/. Dẫn trước phần Kinh nguyện đại đồng :
Giờ đây, cộng chúng ta, lắng nghe lời gọi mời của Chủ Tế và thành tâm hiệp thông với Ngài trong những lời cầu nguyện sốt sắng cho mọi nhu cầu của nhân loại và Hội Thánh.
4/. Dẫn trước Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá :
Thánh Giá hôm nay xuất hiện trước cộng đoàn chúng ta với một cung cách long trọng khác thường. Trong khi tôn vinh Thánh Giá, chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu thương cao vời dành cho Thiên Chúa Cha và cho loài người . Cử hành Tôn Thờ Thánh giá hôm nay cũng nói với chúng ta rằng : Chính qua nẻo đường thập giá, Đức Kitô đã bước vào vinh quang Phục sinh. Xin cộng đoàn sốt sắng đón mừng Thánh Giá Chúa Kitô.
5/. Dẫn trước Nghi thức Hiệp Lễ :
Kết thức cử hành chiều hôm nay đó là cuộc thông hiệp Mình và Máu Chúa Kitô. Giây phút nầy nói lên tính cách hiện thực của mầu nhiệm chúng ta đang cử hành. Thật vậy, cử hành chiều hôm nay, không phải là cuộc tưởng niệm suống cuộc khổ nạn đã qua của Đức Kitô, mà chính là sự thông hiệp trọn vẹn và hiện thực với Đấng đã giải thoát chúng ta khổi tội lỗi bằng cuộc khổ bạn và cái chết đau thương của Ngài. Chúng cùng sốt sắng đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.
C/. THÁNH LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay chính là thời điểm cao nhất của Năm Phụng Vụ, là Đêm Thánh của người Kitô hữu ; hay như cách diễn tả của thánh giáo phụ Augustinô : Đêm nay “là mẹ của hết mọi buổi canh thức Phụng Vụ”.
Bởi vì đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và hiện thực, đầy đủ và toàn diện nhất mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, biến cố trung tâm, chóp đĩnh của Lịch sử cứu rỗi. Phụng Vụ đêm nay gợi nhớ lại đêm “Vượt Qua” thuở dân Ít-ra-en canh thức với thịt chiên để chờ sáng xuất hành trong niềm vui hồ hỡi khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập. Anh sáng đêm nay cũng gợi nhớ lại biến cố hoành tráng của đoàn người Ít-ra-en đi bộ qua Biển Đỏ ráo chân dưới áng mây cột lửa.
Thế nhưng điểm qui chiếu cuối cùng của ý nghĩa Phụng Vụ đêm nay vẫn là: Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên ; và cũng một cách nào đó, chính là đêm Hội Thánh ngay từ buổi đầu, vẫn họp nhau đón đợi “Phu Quân” trở lại.
Để diễn tả những chiều kích trọng đại và thâm sâu đó, cử hành Phụng vụ đêm nay diễn ra trong một vẻ long trọng khác thường, toàn diện, và gần như phù hợp hoàn toàn với tiến độ của Lịch Sử cứu rỗi.
Giờ đây chúng ta hãy sốt sắng lần lượt bước vào các cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh này.
2. DẪN NHẬP VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
a/. Dẫn vào Nghi Thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục sinh :
Khởi đầu Đêm Canh Thức hôm nay đó là nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH. Trong nghi thức nầy chúng ta lần lượt tham dự việc Làm phép lửa mới, Thắp Nến Phục Sinh, Rước Nến Phục Sinh và long trọng Công Bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cây nến lớn nhất của đêm nay được gọi là Nến Phục Sinh, là biểu tượng phong phú gợi nhớ nhiều biến cố trong lịch sử cứu rỗi :
- Là áng mây sáng, cột lửa sáng đưa dân Ít-ra-en về đất hứa.
- Là biểu tượng rõ nét chính Chúa Kitô Phục Sinh, nguồn ánh sáng cứu độ, là Đường, Chân Lý, Sự Sống, đang dẫn đoàn Dân Mới được cứu chuộc tiến về quê trời.
Chính từ ngọn lửa Cây nến nầy, các cây nến khác của cộng đoàn Dân Chúa được đốt cháy lên cho tới khi ánh lửa Phục Sinh chan hòa khắp chốn.
Giữa lúc ấy, khúc ca Exultet (Mừng Vui Lên), bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh được vang lên như thúc giục niềm hân hoan ca ngợi tạ ơn, vì những kỳ công Chúa đã tác thành trong lịch sử.
Giờ đây xin kính mời cộng đoàn hướng về lễ đài để bắt đầu nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH.
b/. Dẫn vào Phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay được trình bày với một diễn tiến đặc biệt khác với mọi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa khác. Chính nơi đây và giờ phút nầy, chúng ta sẽ được lắng nghe toàn bộ tiến trình của lịch sử cứu rỗi.
(Chủ tế kêu gọi)…
Dẫn trước các bài đọc :
1. Bài đọc 1 : Khởi đầu công trình cứu độ cũng chính là khởi đầu công cuộc tạo dựng. Từ cuộc tạo dựng đầu tiên nầy đã dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
2. Bài đọc 3 : Nếu dân tộc Ít-ra-en là hình bóng của đoàn Dân mới được cứu chuộc, thì chính Biến Cố Xuất Hành-Vượt Qua của dân Do Thái lại chính là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh của Đức Kitô, Đấng giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi để tiến vào miền ánh sáng cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3. Bài đọc 5 : Ngôn sứ Isaia loan báo một Giao Ước vĩnh Cửu được Thiên Chúa ký kết với Dân Người. Giao ước ước ấy hôm nay đã trở thành hiện thực trong Mầu Nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để ai cùng chết với Người sẽ được tái sinh vào sự sống mới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
4. Bài đọc 7 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã cho thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong : “Một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đã hiện thức hóa lời tiên báo ấy, đặc biệt cho tất cả những ai được “tái sinh bởi Nước và Thánh Thần”. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau BĐ 7, cùng với đáp ca và lời nguyện, đốt nến bàn thờ, chủ tế xướng Kinh Vinh Danh, đổ các chuông…)
5. Dẫn vào Bài Thánh Thư : Trích đoạn thư Rôma của Thánh Tông Đồ Phaolô tập chú vào Mầu Nhiệm Thánh Tẩy : Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau Bài Thánh Thư, Chủ tế xướng Allêluia trọng thể 3 lần…)
6. Dẫn vào bài ca Allêluia trọng thể : Giờ đây cộng đoàn chúng ta cùng hân hoan hát to lời Allêluia, lời ca khen chúc tụng, lời hân hoan vui mừng bừng lên sau bốn mươi ngày Mùa Chay im tiếng để chào đón niềm vui Phục Sinh.
c/. Dẫn Vào Phụng Vụ Phép Rửa
Giờ đây cộng đoàn chúng ta tiến vào phần Phụng Vụ thứ Ba : Phụng Vụ Phép Rửa. Giờ nầy, trên khắp thế giới, đang có hàng triệu anh chị em dự tòng chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo. Phần Phụng nầy là một căt nghĩa rõ nét về Mầu Nhiệm vượt Qua của Đức Kitô, Đấng dùng dòng nước Rửa tội để tái sinh chúng ta từ cuộc sống nô lệ cho tội lỗi và sự chết được bước vào đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Chúa.
Cử hành Phụng vụ nầy vừa gọi mời chúng ta dấn thân sống tích cực hồng ân thánh tẩy qua việc lặp lại những lời cam kết và tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội ; đồng thời gợi lên ý thức sống động về tình liên đới của một đoàn dân mới được thanh tẩy.
Đặc biệt, trong Đêm nay, giờ nầy có …. anh chị em tuyển nhân dự tòng có tên sau đây sẽ được lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo – Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể : (Công bố danh sách ứng viên dự tòng……………………….)
d/. Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Thể.
Giờ đây, chúng ta sốt sắng bước vào Phần Phụng Vụ Thánh Thể là chóp đỉnh và chung kết của Mầu Nhiệm được cử hành Đêm nay. Mầu Nhiệm Thánh Thể chính là “Tưởng-Niệm-Tái-Diễn” Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính nơi bàn tiệc Thánh Thể nầy, Chúa Kitô một lần nữa hiến tế thân mình để cứu độ sinh linh, hoàn thành Giao ước Mới ; và cũng chính nơi đây, Đức Kitô Phục Sinh đang thân hành đến và hiện diện với chúng ta để thông ban chính Máu Thịt Ngài nuôi sống và dẫn chúng ta tiến bước về cõi trường sinh.
Đặc biệt, giờ nầy các anh chị em Tân Tòng lần đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, đại diện cho cộng đoàn tiến dâng lễ vật lên bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
D/. DẪN LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Dẫn nhập trước Ca Nhập Lễ :
Trong Đêm Thánh, chúng ta đã mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua khi cử hành Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Người ban sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh đã khai mào cho ta. Hôm nay “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, là ngày của Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và tử thần, hiện ra với các môn đệ ; hôm nay chính Người đồng hành với hai môn đệ trên đường về Emmau và mở lòng mở mắt để họ nhận ra Người khi Người chung chia bữa tối với họ ; hôm nay Người ban Thánh Thần trên các Tông Đồ để các ông được quyền tha tội và sai các ông đi khắp thế giới để làm chứng cho Người.
Chính vì thế, hôm nay đúng là “Ngày Của Chúa”, là “Chúa Nhật”, là Lễ lớn nhất trong mọi lễ mà cộng đoàn Dân Chúa không ngừng hân hoan hát lên trong suốt những ngày nầy “ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ” (Tv 17).
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu sống lại mầu nhiệm mà các môn đệ Chúa Kitô xưa đã sống : Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt Qua (Ca hiệp lễ), chính là để cứu mỗi người chúng ta : “Người đã chết để diệt trừ cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (Kinh Tiền Tụng). Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, nay cũng làm cho chúng ta “trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng của Đấng Phục Sinh” (Lời nguyện Nhập Lễ), với niềm hy vọng “được thấy ngày sống lại vinh quang” (Lời nguyện hiệp lễ).
Quả thật, Tin Mừng Phục Sinh là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo, là lời chứng đầu tiên và nguyên tuyền, sâu thẳm và sinh dộng nhất của các tông đồ (BĐ 1, Bài TM) ; đó cũng chính là con đường duy nhất để chúng ta thực hiện ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất định mệnh cao cả của chính mình : tiến về cuộc hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa trên thiên đàng vĩnh cửu.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lời chứng về Đấng Phục Sinh của Tông Đồ Phêrô, và cũng là của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa thuở sơ khai. Điều nầy đã xác quyết : Tin Mừng Phục Sinh phát xuất từ Lời Chứng, lời chứng của niềm tin. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : Thư gởi giáo đoàn Côlôsê đã mở ra một con đường mới cho những ai tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nhờ nhiệm tích Thánh Tẩy : Sống cuộc đời mới trong Đức Kitô và tìm kiếm những sự thuộc thượng giới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
dimanche 13 avril 2014
Sylvie Vartan: La Plus Belle Pour Aller Danser (1964 et 2007)
Các Bạn thân mến,
"Thời Gian" qua đi, không "Chờ Đợi" Ai cả ...
Mời các bạn xem và nghe Sylvie Vartan hát ở hai thời điểm :
- Năm 1964 : lúc còn trẻ , và chúng ta đã hâm mộ cô.
- Năm 2007 : đã thành mệnh phụ, hát vẫn hay
Và chúng Ta đã không còn nhận ra SV nữa, ngoại trừ phần nào giọng hát...
Tóm lại là Sylvie Vartan cũng như bao nhiêu Icons của thời đi học đã cùng chúng ta bước vào yếu tố thời gian.
Mỹ Trang
|
.
samedi 12 avril 2014
Một Điều… Mỗi ngày…
2. Một thứ nên sử dụng khôn ngoan là Thời gian
3. Có một điều quý giá phải tự giữ là Sức Khỏe
4. Chỉ một thứ thuốc công hiệu là Luyện Rèn
5. Hãy tìm một thứ thay mọi chìa khóa là Trí Tuệ
6. Một thứ không để nguội tắt là Tinh Thần
7. Chỉ cần đi qua một cánh cửa là Khai Tâm
8. Hãy tìm được
một điều trên đường đi là Đức Tin
9. Chỉ cần theo một chỉ dẫn là Thiện Lành
10. Nên nhớ làm một nghề tinh thông Hữu ích
11. Nên cùng một thứ hàng ngày là Lao Động
12. Nên mang theo một điều là Cố
Gắng
13. Cần một chiếc gương để soi là Khách Quan
14. Một đức tính như cứu cánh là Phản Tỉnh
15. Một điều luôn còn có thể là Cơ Hội
16. Hãy bớt được một thứ mỗi ngày là Độc Tụ
17. Một việc khó nên duy trì là Điều Tốt
18. Không đánh đổi một thứ là điều Trời Ban
19. Một điều luôn cần bảo vệ là Lẽ Phải
20. Một điều phải hợp sức xua đuổi là Tà Ác
21. Chỉ nên để dành
một thứ là Phúc Đức
GNA xin thêm vào 10 điều không nên làm trong 10 ngày còn lại của tháng:
22. Không gian dối với mình hay với người
23. Không hại mình hay người vì ngu dốt
24. Không tham lam những gì không tạo ra từ công sức của mình
25. Không ghen tị với thành công của người khác
26. Không bỏ cuộc khi chưa làm xong
27. Không sợ hãi với những thay đổi
28. Không tuân lệnh mù
quáng nếu trái với luân lý đạo đức
29. Không làm tổn hại thiên nhiên môi trường
30. Không sống trong một quá khứ đã rữa mục…
Và trong những tháng có 31 ngày:
31. "Đừng nghe những gì chúng nói…"
P.A chuyển
P.A chuyển
Cảnh giác nguy cơ ung thư da từ viagra
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 21:00
(Kienthuc.net.vn) - Các nhà khoa học cảnh báo việc lạm dụng viagra khiến nam giới phải đối diện với 84% nguy cơ mắc các khối u ác tính.
Cụ thể, giới nghiên cứu
đã tiến hành phân tích hồ sơ bệnh án của 26.000 nam giới trong độ tuổi
65 đến từ Mỹ và Trung Quốc. Trong số đó có khoảng 6% đối tượng từng sử
dụng viagra. Kết quả cho thấy, họ có nguy cơ phát triển các khối u ác
tính cao hơn gấp hai lần so với những người không dùng nó.
Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng chất sildenafil
được tìm thấy trong viagra là nguyên nhân chính gây bệnh. Nó tác động,
làm ảnh hưởng đến cơ chế di truyền khiến các tế bào ung thư da có cơ hội phát triển và xâm lấn.
Tuy nhiên, họ cũng thận trọng cho rằng nhận định trên chỉ là kết
quả nghiên cứu ban đầu. Nó vẫn còn quá sớm để đưa ra lời cảnh báo về
việc hạn chế sử dụng viên thuốc màu xanh “thần tiên”.
Tuy nhiên, họ cũng thận trọng cho rằng nhận định trên chỉ là kết
quả nghiên cứu ban đầu. Nó vẫn còn quá sớm để đưa ra lời cảnh báo về
việc hạn chế sử dụng viên thuốc màu xanh “thần tiên”.
Dù vậy, ông vẫn khuyên những người có thói quen sử dụng viagra nên thường xuyên thăm khám bác sĩ bởi họ có nguy cơ cao mắc các khối u ác tính. Trong đó phổ biến hơn cả là bệnh ung thư da.
Không chỉ tiềm ẩn làm gia tăng khả năng mắc u ác tính,
viagra còn mang lại các tác dụng phụ khác như ợ nóng, buồn nôn và nhức
đầu. Thuốc cũng không phù hợp cho các đối tượng bị đau thắt ngực và
huyết áp cao.
Viagra là tên hiệu của thuốc sildenafil, thuốc giúp làm tăng sự
cương cứng bằng cách điều hòa vận hành mạch ở dương vật, ức chế men
phosphodiesteraza 5. Nhờ vậy, nó khiến chất GMP (tiết ra trong lúc hứng
khởi tình dục) tồn tại lâu, giúp máu tới dương vật nhiều hơn. Nó chỉ làm
tăng sự cương cứng mà không ảnh hưởng đến dục năng hay ham muốn tình
dục như nhiều người lầm tưởng.
Cụ thể, giới nghiên cứu
đã tiến hành phân tích hồ sơ bệnh án của 26.000 nam giới trong độ tuổi
65 đến từ Mỹ và Trung Quốc. Trong số đó có khoảng 6% đối tượng từng sử
dụng viagra. Kết quả cho thấy, họ có nguy cơ phát triển các khối u ác
tính cao hơn gấp hai lần so với những người không dùng nó.
vendredi 11 avril 2014
Đến Singapore khám phá văn hóa Peranakan
Trang phục nyonya kebaya, nghệ thuật kết cườm tinh tế hay những món ăn cay nồng, đậm đà... hòa quyện vào nhau tạo thành nét văn hóa đáng tự hào của người Peranakan.
Trong tiếng Mã Lai, Peranakan có nghĩa là người lai, được sinh ra từ
cuộc hôn nhân giữa các thương nhân và thủy thủ đến từ miền Nam Trung
Quốc, với người phụ nữ bản địa (người Mã Lai) vào khoảng thế kỷ 15, 16.
Con cái của họ, những đứa trẻ được sinh ra và nuôi dưỡng bởi 2 nền văn
hóa: nền văn minh Trung Hoa và nền văn hóa Mã Lai bản địa, được gọi là
người Peranakan Trung Hoa.
Nhóm cộng đồng này thường được gọi là những người Baba hoặc Nonya – Tên
gọi xuất phát từ tiếng Peranakan. Baba có nghĩa là người nam và Nonya
là người nữ, ngôn ngữ chính của nhóm người này là tiếng lai Hoa-Mã Lai.
Một góc phố của người Peranakan ở khu vực Katong. Ảnh: Huấn Phan. |
Trong xã hội của người Peranakan, các Baba là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình. Riêng với Nyonya, tuy không phải lo về kinh tế nhưng họ chính là những người gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đối với các Nyonya thì nấu nướng là một thành tựu đáng tự hào. Vì vậy mà khi nghiên cứu về ẩm thực Peranakan, người ta đã ưu ái gọi nó bằng tên gọi là 'ẩm thực Nyonya'.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia và Ấn Độ nên
món ăn ở đây thường có vị cay nồng, chua và đậm mùi... Có thể kể ra
nhiều món ăn ngon, đặc trưng như cà ri gà, cà ri laska, Nyonya chap chye
(rau củ hầm), Babi Pongteh (thịt heo hầm với nấm và măng tươi)... Nhưng
đáng tự hào nhất phải kể đến đó là món mì Laska, được pha trộn giữa sợi
bánh, nước sốt cà ri cốt dừa, tôm, sò huyết, nghêu, chả cá, giá cùng
với lá laksa (rau răm của người Việt).
Trong đời sống của người Peranakan nói riêng và Singapore nói chung,
laksa là món ăn phổ biến trong những buổi họp mặt gia đình, hay các dịp
lễ, tết. Đến Singapore, mì laksa là một trong những món ăn mà du khách
sẽ được giới thiệu trước tiên khi muốn tìm hiểu về ẩm thực cùa đảo quốc
này.
Mỳ laska là một niềm tự hào trong ẩm thực của người phụ nữ Nyonya. Ảnh: Huấn Phan. |
Không chỉ giỏi về ẩm thực, phụ nữ Nyonya còn rất giỏi trong việc thêu thùa và may vá. Các bộ trang phục truyền thống (nyonya kebaya) thường được các cô gái Nyonya may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục của những người phụ nữ quý tộc, được dùng trong những dịp trang trọng. Ngày nay nyonya kebaya thường được các cô gái trẻ kết hợp với quần jean mặc trong công sở hay dạo phố.
Quận Joo Chiat và Katong ở Singapore là khu vực mà du khách không nên
bỏ qua khi muốn mua các sản phẩm thêu, đan hạt cườm như giày, dép, túi
xách... đây cũng là một niềm tự hào của các cô gái Nyonya. Theo truyền
thống Peranakan thì những cô gái sẽ được học thêu từ năm 12 tuổi, bắt
đầu từ những mũi thêu chữ thập đến khi thật thành thạo và sau đó là công
đoạn kết những hạt cườm thủy tinh. Nó được lấy từ những nước Đông Âu
như Czech, Anh hay Hà Lan...
Những đôi dép kết hạt cườm tinh tế là món quà lưu niệm mà du khách đều muốn mua cho mình khi đến Singapore. Ảnh: Huấn Phan.
|
Khi đính cườm đòi hỏi sự khéo léo của từ những đôi tay tài hoa. Khó khăn nhất của công đoạn này chính là ghép đúng màu sắc cho những mẫu thiết kế. Những Nyonya phải chắc rằng chỉ với những màu sắc có hạn của những hạt cườm nhưng vẫn làm bật lên cái hồn của mẫu thiết kế.
Văn hóa Peranakan với những nét truyền thống mang đậm dấu ấn ẩm thực,
nghệ thuật may thêu đã trở thành một phần quan trọng của truyền thống
văn hóa Singapore, và điểm nhấn đầy thú vị trong hành trính khám phá Đảo
quốc Sư tử của du khách.
HuPa
Nguồn
Ðám Cưới Vĩ Ðại Nhất
Vua Alexandros Đại đế thân chinh đánh vua Ba Tư là Darius III.
11 Tháng Tư
Ðám Cưới Vĩ Ðại Nhất
Một
trong những đám cưới được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại
đó là đám cưới của Alexandre Ðại đế với công chúa Roxane của Ba Tư vào
thế kỷ thứ tư trước công nguyên.
Khi
quyết định một người Á châu, dĩ nhiên, Alexandre theo tiếng gọi của con
tim. Nhưng qua cuộc hôn nhân này, ông muốn biểu tỏ ý muốn thống nhất
tất cả lãnh thổ đã được chinh phục từ Ðông sang Tây. Ông cũng hy vọng có
một người con nối dõi với hai dòng máu Ðông Tây để thống nhất hai phần
đất của địa cầu.
Ðám
cưới được cử hành trong vòng bảy ngày, bảy đêm. Nơi nơi đều có yến
tiệc. Và để tăng thêm phần long trọng, Alexandre đã cho tổ chức những
cuộc tranh tài thể thao: thế vận hội đã được khai sinh từ đó. Chính Ðại
đế là người đích thân trao giải thưởng cho những người thắng cuộc. Thông
thường hoàng đế trao tặng những chiếc cúp bằng vàng. Nhưng, người được
coi là đoạt được nhiều giải thưởng nhất trong cuộc thi thế vận hội đầu
tiên ấy chỉ nhận được có mỗi một cành lá. Alexandre Ðại đế giải thích
như sau: chỉ có vinh hiển mới có thể tưởng thưởng được người xuất sắc
nhất.
Có
một hôn lễ còn vĩ đại gấp bội so với hôn lễ của Alexandre Ðại đế với
công chúa Roxane: đó là hôn lễ của Trời với Ðất, của Thiên Chúa với Nhân
Loại. Ðây là cuộc hôn lễ mà loài người đã chờ đợi từ khi có mặt trên
trái đất. Hôn lễ ấy diễn ra qua việc Con Thiên Chúa xuống thế mặc lấy
xác phàm. Ngài đến không kèn không trống, không quân đội, không thế vận
hội. Ngài không mang lại các cúp vàng, Ngài không chỉ trao cành lá vinh
thắng cho một người, nhưng cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể chiến
thắng cho cuộc sống của mình và ai cũng có thể nhận lãnh cành lá vinh
hiển ấy.
Ai
trong chúng ta cũng có một phần thưởng vô giá, ai trong chúng ta cũng
là người đoạt giải nhất và ai trong chúng ta cũng nhận được cành lá vinh
hiển của sự sống đời đời.
Với
Chúa Giêsu là Ðấng đã thắng thế gian và đang tiếp tục chiến đấu bên
cạnh chúng ta, chúng ta tin chắc rằng chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
jeudi 10 avril 2014
Vừa tha thứ vừa vuốt ve
Tranh minh họa của Wassilij Dimitriewitsch Polenow năm 1888
2014-04-07
Osservatore Romano
"Thiên Chúa không dùng sắc lệnh nhưng dùng
cái vuốt ve để tha thứ". Và với lòng thương xót, "Chúa Giêsu
đi xa hơn luật và tha thứ bằng cách xoa dịu những vết thương do tội
lỗi chúng ta gây ra". ĐTC Phanxicô đã dành cả bài giảng để nói
về tình âu yếm cao cả của Thiên Chúa trong thánh lễ cử hành ngày
thứ hai 7 tháng tư tại nhà nguyện Nhà Thánh Mácta.
"Những bài đọc hôm nay —
ĐTC giải thích —
nói về tội ngoại tình; cùng với tội phạm
thượng và thờ ngẫu tượng, tội ngoại tình được xem là "một trọng
tội rất lớn trong luật Môsê" và bị phạt "tử hình" bằng
cách ném đá.
Trong đoạn Tin Mừng (Gioan
8,1-11) mà Phụng
Vụ đề nghị, chúng ta được nghe kể về chuyện người đàn bà ngoại
tình. Các kinh sư và người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu: "Chúng tôi
phải làm gì chị này? Ông nói phải đối xử nhân từ nhưng tổ phụ Môsê
lại dạy chúng tôi phải giết chị ta!".
Họ "nói thế —
ĐTC nhận xét
— để thử Chúa, để có cớ mà kết tội Chúa".
Mục tiêu duy nhất của họ là "thử và đúng
ra là gài bẫy" Chúa Giêsu. "Họ không quan tâm đến người đàn
bà, họ không quan tâm đến những người ngoại tình". Và lại, có
thể một số người trong bọn họ cũng đang ngoại tình".
Phần Chúa Giêsu, dù có nhiều người chung
quanh như thế, "Chúa muốn ở lại một mình với người đàn bà,
muốn nói với người đàn bà để đánh động lòng chị: đó là điều quan
trọng nhất đối với Chúa Giêsu". Và "dân chúng bỏ đi dần sau
khi nghe Chúa phán: "Ai trong các ông sạch tội thì hãy ném đá người
đàn bà này trước đi".
Người đàn bà không tuyên bố chị là nạn nhân
"bị kết tội oan", chị không bào chữa cho mình mà nói:
"tôi không phạm tội ngoại tình". Không, chị nhìn nhận tội
mình đã phạm" và trả lời Chúa Giêsu: "Thưa ngài, không ai lên
án tôi cả". Đến phiên Chúa Giêsu nói với chị: "Tôi cũng vậy,
tôi không lên án chị, hãy đi và bây giờ đừng phạm tội nữa, để không bị
khổ sở, để không bị xấu hổ, để không xúc phạm đến Chúa, để không
làm cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Thiên Chúa và dân Người bị nhơ bẩn".
Vậy "Chúa Giêsu tha thứ. Nhưng còn có
điều gì đó hơn cả tha thứ. Vì với tư cách là người giải tội, Chúa Giêsu
còn đi xa hơn luật". Quả thật, "luật dạy rằng người đàn bà
này phải bị trừng phạt". Vả lại, Chúa Giêsu là người trong sạch
và có thể ném đá chị trước tiên". Nhưng Chúa "đi xa hơn.
Chúa không nói với chị: ngoại tình không phải là tội. Nhưng Chúa
không dùng luật để lên án chị". Đó mới chính là "mầu nhiệm
của lòng Chúa thương xót".
Như thế, "để thực thi lòng thương xót,
Chúa Giêsu" đi xa hơn luật "vì luật dạy ném đá". Rồi Chúa
Giêsu còn chúc người đàn bà đi bình an. "Lòng thương xót —
ĐTC giải thích
— là điều khó hiểu: lòng thương xót không xóa tội
", "chính lòng tha thứ của Thiên Chúa" mới xóa tội. "Lòng
thương xót là cách Thiên Chúa dùng để tha thứ".
Điều này — ĐTC
nói thêm — "cũng áp
dụng cho cả chúng ta nữa", và ngài khẳng định: "Có lẽ biết
bao nhiêu người trong chúng ta cũng đáng bị lên án!
Và thật là chính đáng. Nhưng Chúa lại
tha thứ!".
Như thế nào? "Với lòng thương xót", nhưng "lòng thương
xót không xóa tội: chính lòng Chúa tha thứ mới xóa tội", nhưng
"lòng thương xót đi xa hơn nữa". Cũng "giống như bầu
trời: chúng ta nhìn lên bầu trời, với muôn ngàn tinh tú, nhưng buổi
sáng khi mặt trời đến, với biết bao anh sáng, thì không thấy tính tú
nữa". Và "lòng Chúa thương xót cũng như thế: một hào quang chiếu
tỏa tình yêu thương, tình âu yếm". Vì "Thiên Chúa không dùng
sắc lệnh, nhưng dùng cái vuốt ve để tha thứ". Chúa tha thứ
"bằng cách xoa dịu các vết thương do tội chúng ta gây nên, vì Chúa
dự phần vào sự tha thứ, Chúa dự phần vào sự cứu độ chúng ta".
Với phong cách đó — ĐTC Phanxicô kết luận — "Chúa Giêsu nhập vai
người giải tội". Chúa không làm cho người đàn bà ngoại tình cảm
thấy bị sỉ nhục, "Chúa không nói với chị: chị làm gì, chị làm
khi nào, chị làm như thế nào và chị làm với ai!". Trái lại, Chúa
nói với chị "hãy đi và đừng phạm tội nữa: lòng thương xót của
Thiên Chúa thật cao cả, lòng thương xót của Chúa Giêsu thật cao cả: Chúa
tha thứ cho chúng ta bằng cách vuốt ve chúng ta".
mercredi 9 avril 2014
Lạc Hướng
09 Tháng Tư
Lạc Hướng
Mỗi
năm có đến hàng trăm con cá voi bơi vào bờ biển và bị mắc cạn. Nếu được
kéo ra biển, chúng lại tự ý bơi trở vào bờ nữa mà không ai hay biết lý
do tại sao... Hiện tượng này đã xảy ra từ nhiều thế kỷ và bao nhiêu giả
thuyết đã được đưa ra.
Mới
đây, trong tạp chí New Scientist, một nữ bác sĩ thuộc trường đại học
Cambridge bên Anh Quốc đã nghiên cứu trên 3,000 hồ sơ ở bảo tàng viện
Anh Quốc và đưa ra kết luận rằng: tất cả các giống vật sống ở đại dương
như cá heo, cá voi đều tự ý làm cho mình mắc cạn trên khắp thế giới. Có
thể nói đây là một loại tự sát của thú vật.
Nữ
bác sĩ nói trên cho rằng cá voi bơi vào bờ vì chúng đã sử dụng địa từ
trường của trái đất như một thứ bản đồ. Bà giải thích rằng cá voi không
sử dụng sự chỉ hướng rộng rãi trên mặt đất như ta sử dụng đại bàn, nhưng
chúng chỉ dùng những sự khác biệt tương đối nhỏ trong từng vùng hoàn
toàn địa phương. Chúng bơi vào bờ vì không phải chúng đi tìm bờ biển hay
muốn tự sát, nhưng cũng giống như người đọc sai hải đồ, nhắm hướng này
nhưng lại ra hướng khác.
Những
chú cá voi mắc cạn hằng năm trong bờ chắc chắn không phải là những con
thú đã quyết chí đi tìm cái chết. Bản năng sinh tồn, ước muốn sinh tồn
có nơi con người cũng như súc vật. Chúng đi tìm sự sống nhưng đã lạc
hướng.
Cũng
thế, không có người nào tự tử vì chính cái chết cả. Quả cái chết ấy,
người ta vẫn còn ước muốn được giải thoát. Do đó, tìm giải thoát cũng là
ước muốn được sống.
Tất
cả chúng ta ai cũng khao khát sự sống. Thế nhưng, lắm khi chúng ta lầm
đường lạc lối. Cũng như người thủy thủ đọc sai hải bàn, cũng như người
phi công đọc sai bản đồ, chúng ta đọc sai những bản chỉ dẫn đi tìm sự
sống của chúng ta. Những ảo ảnh và phù phiếm của cuộc sống lôi kéo chúng
ta đến những bóng mờ của chết chóc mà chúng ta không hay biết. Khi chợt
tỉnh, thấy mình mắc cạn như những chú cá voi thì đã quá muộn. Chúa
Giêsu chính là Ðường Ði của chúng ta. Chỉ có Ngài mới dẫn đưa chúng ta đến Sự Sống đích thực.
Chén cơm trong ngày
mardi 8 avril 2014
Thư Giãn Để Hạnh Phúc
H.H. The Dalai Lama & Arjia Rinpoche, New York, 1999
Chỉ muốn hỏi về một cách đơn giản thôi, nơi ai cũng có thể hiểu và ứng dụng được, khoan nói tới giáo pháp và các giải thích cao siêu...
Một nhà sư Tây Tạng đã trình bày với các sinh viên Hoa Kỳ về cách giữ gìn cho tâm bình an.
Phóng viên Madison Kurvers, viết trên nhật báo Iowa State Daily ấn bản ngày 5 tháng 3-2014 đã kể về nhà sư Tây Tạng này.
Vị thầy Tây Tạng này là Arjia Rinpoche, Giám đốc một thiền viện có tên là Tibetan Mongolian Buddhist Cultural Center ở Indiana, đã nói rằng các chìa khóa để giữ nội tâm an bình vơí Phật Giáo là trí tuệ và từ bi. Thầy nói, sự cảm nhận về môi trường chung quanh mình trong một điểm nhìn tích cực và từ bi là cách mà người ta nên thực hiện hành động của họ. Nghĩa là, mọi việc mình làm, đều nên xuất phát từ cảm thông và từ bi.
Vị sư này đã nói với các sinh viên vào ngày 4 tháng 3-2014, về cách tìm bình an trong tâm.
Vị thầy này nói rằng những gian nan trong suốt đời thầy đã hướng dẫn thầy tới bình an nội tâm.
Thầy đã có 16 năm lao động cưỡng bách trong trại tập trung thời Cách Mạng Văn Hóa, một phong trào để củng cố chủ nghĩa Cộng sản khởi sự từ năm 1966.
Sau khi ra tù, nhà sư được tái phục hồi vào chứ tu viện trưởng tu viện và giữ một chức vụ công quyền có thế lực. Vào năm 1998, trong khi vị thầy sắp trở thành một vị lãnh đạo trong Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc, thầy quyết định trốn khỏi Trung Quốc để sang Hoa Kỳ.
Thầy nói, trạng thái của tâm cũng đóng vai lớn trong việc tìm bình an trong tâm.
Vị sư Tây Tạng nói rằng có 3 trạng thái của tâm: vui (lạc), bất như ý (khổ), và không vui không khổ. Nhà sư nói, người ta có thể đổi trạng thái của tâm bằng cách nhận biết và thư giãn.
Nhà sư nói, “Thay vì tham lam, chúng ta có thể chia sẻ sự rộng lượng. Thay vì hờn giận ghen tức, chúng ta có thể chia sẻ sự tử tế. Thay vì si mê, chúng ta có thể nỗ lực hiểu và cảm thông người khác. Nếu chúng ta đổi cách chúng ta suy nghĩ, chúng ta có khả năng biến đổi trạng thái khổ não của tâm mình.”
Thư giãn là cách hiệu quả nhất để đạt tới trạng thái hạnh phúc, đây là chìa khóa để tìm bình an trong tâm.
Nhà sư nói, “Cách tốt nhất để thư giãn là xuyên qua tập thiền.”
Mọi người tham dự buổi thuyết giảng này đã tham dự tập thiền khoảng 10 phút hướng dẫn bởi nhà sư.
Nhà sư Arjia Rinpoche nói, “Chúng ta phải thư giãn tâm của mình, rồi thư giãn toàn than của mình. Khi thân thư giãn được, rồi mọi người quanh chúng ta sẽ thư giãn và vân vân. Hòa bình cũng thế -- nó khởi sự từ tâm mình, và từ đó lan sang khắp thé giới.
Nhiều sinh viên nghĩ rằng kinh nghiệm tập thiền này là điều họ có thể sử dụng cho đời sống hàng ngày của họ.
Connor Bright, sinh viên năm thứ ba của ngành tâm lý học và cũng là một Phật Tử, nói, “Tôi nghĩ rằng thiền rất quan trọng. Thời này nhiều người thiếu thư giãn, và họ không biết cách làm tâm lắng đọng bình an. Trong khi học ngành tâm lý học, tôi nhận ra rằng nỗi xao xuyến trong văn hóa của chúng ta đang trở nên tràn ngập. Đôi khi người ta không biết nói từ đâu, và sẽ là tuyệt khi bạn có thể dùng thiền để giúp lắng đọng tâm mình.”
Một số sinh viên nhận ra rằng tập thiền có thể giúp đối phó áp lực của đời sống căng thẳng, bận rộn trong đại học.
Leah Zeller, sinh viên năm thứ nhất về thiết kế, nói, “Mỗi khi tôi bị căng thẳng về thiết kế tạo mẫu, tôi sẽ nhớ rằng tôi có thể thư giãn nhờ tập thiền.”
Nhà sư nói rằng người theo tôn giaó nào tập thiền cũng được, và rằng bất kỳ ai cũng có thể thấy bình an nội tâm.
Nhà sư nói, “Bình an nội tâm không liên hệ gì với tôn giáo của quý vị hay ý thức hệ của bạn. Tâm chúng ta phảỉ thư giãn, rồi các sinh viên mới có thể học nhiều hơn và tập trung dễ dàng hơn. Chúng ta luôn luôn đối phó với mọi thứ chúng ta làm trong đời, và đôi khi chúng ta làm đúng, và đôi khi sai. Nhưng khi chúng ta có bình an nội tâm, chúng ta có thể lắng tâm xuống và tập trung vào những gì quan trọng.”
lundi 7 avril 2014
Bình An Trong Tâm Hồn
07 Tháng Tư
Bình An Trong Tâm Hồn
Purna,
một môn đệ của Ðức Thích Ca, xin thầy được phép đi đến Sronapa-Ranta,
một vùng còn bán khai để tiếp tục tu luyện và truyền đạo. Nhân lời xin
này, người ta ghi lại cuộc đối thoại giữa hai thầy trò như sau: Ðức
Thích Ca cho biết ý kiến: "Nhân dân vùng Sronapa-Ranta còn rất man di.
Họ nổi tiếng thô bạo và tàn ác. Bẩm tính của họ là hiếu chiến, thích gây
sự, thích cãi vã, đánh nhau và làm hại kẻ khác. Lúc đến đó, nếu họ nghi
kỵ con, dùng những lời thô bạo để nói xấu, mắng chửi và vu khống con,
con sẽ nghĩ thế nào?". Purna thưa: "Nếu thật sự xảy ra như vậy, thì con
nghĩ là: dân chúng tại đây thật tốt lành và thân thiện, vì họ chỉ lăng
mạ con chứ không dùng vũ lực, không đánh đập hay ném đá con". Ðức Thích
Ca tiếp lời: "Nhưng nếu họ hành hung và dùng đá ném con, thì con sẽ nghĩ
thế nào?". Purna thưa: "Trong trường hợp đó, con vẫn nghĩ dân chúng
vùng Sronapa-Ranta thật tốt lành và thân thiện, vì họ không cột con vào
cột để đánh đòn và không dùng khí giới sắc bén để sát hại con".
Nghe
môn đệ xác quyết như thế, Ðức Phật không khỏi ngạc nhiên; Ngài hỏi
tiếp: "Nhưng nếu họ thật sự ra tay giết con, con nghĩ thế nào trước khi
nhắm mắt lìa đời?". Không cần suy nghĩ lâu, Purna đáp: "Nếu họ hại đến
tính mạng con, con vẫn nghĩ họ là những người tốt lành và thân thiện,
vì họ muốn giải thoát con khỏi thân xác hay hư nát này". Nghe đến đây,
Ðức Thích Ca bảo: "Purna, con đã tu tâm dưỡng tính đến nơi đến chốn để
có được sự ôn hòa, kiên nhẫn hơn người. Thầy nghĩ con có thể sinh sống
và truyền đạo cho dân Sronapa-Ranta. Hãy ra đi và giúp họ dần dần giải
thoát khỏi bẩm tính hiếu chiến và bất nhân như chính con đã tự giải
thoát mình khỏi những thiên kiến và những ý nghĩ hận thù, ghen ghét".
Thiết
nghĩ tự tạo cho mình sự bình an trong tâm hồn là bổn phận của Kitô hữu
chúng ta. Và theo kinh nghiệm của tu sĩ Purna trong câu chuyện trên, để
tạo cho mình nền hòa bình này, chúng ta phải cố gắng tự giải thoát mình
khỏi mọi thiên kiến, nghi kỵ cũng như hằng ngày phải thanh luyện tâm hồn
khỏi những ý nghĩ hận thù, ghen ghét.
Chén cơm trong ngày
dimanche 6 avril 2014
Món Quà Cưới Ðẹp Nhất
06 Tháng Tư
Món Quà Cưới Ðẹp Nhất
Mẹ
Têrêxa thuật lại một câu chuyện như sau: "Một hôm kia, có một cặp vợ
chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền
lớn, bảo là để đóng góp vào việc chi phí mua thức ăn cho những người
nghèo".
Ở
Calcutta, mọi người đều biết là: mỗi ngày, tất cả các cơ sở của dòng Nữ
Tử Bác Ái truyền giáo chúng tôi phải cung cấp thực phẩm cho khoảng 9
ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền
họ trao tặng vào mục tiêu trên.
Sau
khi giải thích, Mẹ Têrêxa kể tiếp: thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
"Hai con có thể cho Mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?". Họ trả
lời: "Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã
suy nghĩ nhiều và quyết định không may quần áo cưới, cũng không tổ chức
yến tiệc linh đình. Thay vào đó, chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí
đám cưới đó để trao tặng cho những người không được may mắn như chúng
con".
Mẹ
Têrêxa cắt nghĩa: "Ở Ấn Ðộ, đối với một người Hindu thuộc giai cấp
thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là
điều nhục nhã. Vì thế chắc chắn mọi người, nhất là những kẻ có họ hàng
với cặp vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là
một việc tủi hổ cho cả hai gia đình đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Trong
sứ điệp Mùa Chay gửi toàn thể giáo hội, công bố vào ngày 09/02/1988,
Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy đặc biệt quan tâm đến tình trạng
mỗi ngày có hàng chục ngàn trẻ em trên thế giới bị chết yểu.
Ðức
Thánh Cha nói: "Có những trẻ em chét trước khi chào đời. Nhiều em khác
chỉ sống một thời gian ngắn vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng và nhiều
khi thiếu cả tình thương nữa... Các em là nạn nhân của nghèo đói, của
những bất công xã hội làm cho gia đình các em không đủ phương tiện cần
thiết để nuôi dưỡng con cái".
Ngoài
ra, sứ điệp Mùa Chay của Ðức Thánh Cha còn nhắc lại tình thương đặc
biệt của Chúa Giêsu đối với các trẻ em và Ngài mời gọi mọi tín hữu trong
Mùa Chay hãy bẻ gãy xiềng xích của tính ích kỷ và tội lỗi, đồng thời
thực thi tình liên đới, bằng cách chia sẻ với những người túng thiếu.
Hãy cho người nghèo không phải những thứ mình dư thừa, nhưng cả những gì
mình cần thiết nữa.
Chén cơm trong ngày
Inscription à :
Articles (Atom)