LK chuyển
lundi 6 avril 2015
Chín cửa sông Cửu Long
Chín cửa sông Cửu
Long
Mời các bạn cùng khám
phá thú vị địa hình và lịch sử sông Mê Kông chảy vào VN sau khi bắt nguồn từ Tây
Tạng,chảy qua Tàu, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia để đổ ra biển Đông
bằng chín cửa sông khác nhau như 9 con rồng nên người ta gọi là sông Cửu
Long,
Vùng hạ nguồn của sông Mê Kông chính là nơi con sông đã bồi đắp phù sa cả ngàn năm để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú bậc nhất Đông Nam Á : Đồng bằng sông Cửu Long,.....với tất cả mọi sinh hoạt rất sống động và nhiều đặc sản tuyệt vời đầy thú vị và độc đáo .
Vùng hạ nguồn của sông Mê Kông chính là nơi con sông đã bồi đắp phù sa cả ngàn năm để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú bậc nhất Đông Nam Á : Đồng bằng sông Cửu Long,.....với tất cả mọi sinh hoạt rất sống động và nhiều đặc sản tuyệt vời đầy thú vị và độc đáo .
Đại
trường giang Mê Kông chảy vào đất Việt rồi đổ ra biển lớn bằng chín cửa sông Cửu
Long như chín con rồng uốn lượn.
Mê
Kông – một trong những đại trường giang vĩ đại của địa cầu, với chiều dài hơn
4.880km (tương đương khoảng 3.000 dặm). Sông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng
(Trung Quốc) chảy qua Lào, Myanma,Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông bằng
chín cửa sông Cửu Long của Việt Nam.
Với
bề dày lịch sử lâu đời, lại chảy qua nhiều khu vực địa hình khác nhau hiển nhiên
sẽ hình thành nên nhiều nền văn minh quanh dòng sông Mê Kông. Con sông luôn là
chủ đề khám phá của các nhà khảo cổ cũng như những người truyền giáo, buôn bán
cổ xưa. Hạ lưu sông Mê Kông ngày nay là nơi sống của khoảng 60 triệu người với
trên 100 dân tộc khác nhau hình thành nên một trong những vùng đa dạng văn hóa
nhất thế giới. Tất nhiên, dòng sông còn có nguồn tài nguyên vô giá và cung cấp
phù sa, thực phẩm cho những nơi chúng chảy qua.
Một
trong những khu vực đặc biệt nhất của Mê Kông chính là vùng hạ nguồn, nơi con
sông đã bồi đắp phù sa cả ngàn năm để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú
bậc nhất Đông Nam Á – Đồng bằng sông Cửu Long.
Cuộc
hành trình qua cả chín cửa sông đổ ra biển. Đây là nơi thể hiện được mọi bản sắc
văn hóa đậm đà nhất của một trong những nền văn minh lâu đời. Đồng bằng sông Cửu
Long không chỉ là một trong những vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm quốc gia,
bản thân nó còn chứa đựng vô vàn những biến tấu văn hoá, kết quả của hàng trăm
năm giao thoa giữa các tộc người di cư, mở đất rồi trú ngụ lại nơi
đây.
Tại
Phnom Penh (Campuchia), sông Mê Kông bị tách làm hai nhánh, sang Việt Nam là
sông Tiền và sông Hậu, cả hai đều chảy ra biển với chiều dài mỗi sông chừng
250km.
Sông Hậu đổ ra biển bằng ba cửa là
-cửa
Định An,
-cửa
Bát Sắc (Bassac) và
-cửa
Trần Đề,
trong
đó cửa Bát Sắc đã bị bồi lấp vào khoảng thập niên 1970.
Sông Tiền đổ ra biển bằng sáu cửa:
-cửa
Đại,
-cửa
Tiểu,
-cửa
Hàm Luông,
-cửa
Cổ Chiên,
-cửa
Cung Hầu và
-cửa
Ba Lai.
Hiện
nay, cửa sông Ba Lai được thay thế bằng hệ thống cống đập ngăn mặn chặn vĩnh
viễn dòng chảy, chỉ xả lũ ra cửa biển khi cần.
Dưới
tác động của tự nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đang hoạt
động....
2 cửa sông chết dần : Đó là cửa Ba Lai và cửa Bát Sắc
(Bassac).
Hai
cửa sông này đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình giao thông thủy lợi.
Đây là kết luận của Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau quá
trình nghiên cứu kéo dài ở các cửa sông và vùng ven biển ĐBSCL hơn 50
năm.
Bát
Sắc là cửa chính trên sông Hậu, nhưng quá trình bồi lắp bắt đầu xảy ra từ những
năm đầu của thế kỷ 20. Các cồn cát ở cửa sông này đã phát triển mạnh, nối liền
và trở thành một đảo lớn chắn trước cửa sông có diện tích lên đến gần 24 ngàn ha
(nay là huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Do sự chết dần của cửa Bát Sắc nên sông
Hậu hiện chỉ còn 2 cửa chảy ra biển Đông là Định An ở phía bắc và cửa Tranh Đề
(Trần Đề) ở phía nam.
Trên
sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của
một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông
Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến
nay thì cửa sông này đã ngừng chảy.
TS
Đinh Văn Thuận (thuộc Viện Địa chất) kết luận: “Như vậy, hiện nay sông Cửu Long
chỉ còn
7 cửa đang hoạt động, trong đó có 5 cửa thuộc sông Tiền
là
-cửa
Tiểu,
-cửa
Đại,
-Hàm
Luông,
-Cổ
Chiên,
-Cung
Hầu
và
2 cửa thuộc sông Hậu là:
-Định
An và
-Trần
Đề.
TS
Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) phân tích, việc cửa
Ba Lai “chết” rất đáng lo ngại bởi sự bồi lắng ở cửa sông này là do con người
tác động. Hệ thống cống - đập Ba Lai được xây dựng nhằm mục tiêu ngăn mặn giữ
ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là
gây nhiễm phèn ở các vùng sản xuất lúa ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi
lượng nước ngọt lại không đủ dùng trong sản xuất. Bên cạnh đó là quá trình ô
nhiễm môi trường từ các chất thải sinh hoạt và sản xuất diễn ra nhanh hơn đã tác
động ngược lại đến sinh hoạt và sản xuất của con
người.
Theo
ông Tuấn, việc 2 trong 9 cửa Cửu Long đang chết đi có thể sẽ là tiền đề để mở ra
những cửa sông khác. Vì nếu lượng nước đổ ra 7 cửa còn lại quá lớn thì theo quy
luật tự nhiên nó sẽ mở thêm các cửa sông khác để phục vụ việc tiêu thoát
nước.
Tuy
nhiên, vấn đề quan trọng là trong khoảng hai thập niên gần đây, hiện tượng sạt
lở ở đầu nguồn ĐBSCL diễn ra nhanh hơn nhiều năm về trước, đặc biệt ở 2 tỉnh An
Giang và Đồng Tháp. Tổng cục Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh An Giang,
khu vực ven sông Tiền có 13 điểm sạt lở, với cung trượt 2 - 30m/năm và 25 điểm
sạt lở dọc bờ sông Hậu, mức độ sạt lở ngày càng tăng. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện
có 99 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 172 km, nhiều nơi sạt lở ăn sâu vào bờ
đến 25m. Không chỉ ở đầu nguồn, sạt lở còn đe dọa nhiều địa phương khác như:
Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau...
Theo
TS Lê Anh Tuấn, hiện tượng xói lở và bồi lắng sẽ gia tăng hàm lượng bùn cát, độ
đục trên sông, mất đất sản xuất và sinh sống của người dân. Rừng cây ven bờ và
ven biển bị ảnh hưởng do xói lở và bồi lắng là thay đổi các hệ sinh thái khu
vực, mất nơi lưu trú và nguồn thức ăn cho nhiều loài thực và động vật hoang dã.
Nguồn nước phục vụ cho dân sinh, canh tác sẽ khó khăn hơn.
1.
Gò Công
Gò
Công không những sở hữu những khung cảnh làng quê thanh bình đặc trưng miền Tây,
nơi đây còn có một bờ biển trải dài với một số loại hải sản được khai thác
thường xuyên: nghêu, ghẹ, cua và các loại ốc...
Dọc theo hai bên đường về Gò Công là những ngôi nhà yên bình của làng
quê.
Sắp Tết nên nhà nào cũng trồng các
loại hoa bên hiên nhà, tạo nên một không khí sinh động hiếm có trong
năm.
Gò
Công nói riêng và miền Tây nói chung như được đổi màu áo mới khi những ngày Tết
đang đến gần.
2.
Cửa Tiểu - Cửa Đại.
Từ
Gò Công, vượt cửa Tiểu và cửa Đại, đến Bến Tre, nổi tiếng với những vùng chuyên
canh dừa.
Sông
Cửa Tiểu là một phân lưu của sông Tiền chảy qua Tiền Giang dài khoảng 45km, đổ
ra biển Đông tại Cửa tieu
Cuộc
sống nơi Cửa Đại yên bình với những mái nhà nhỏ cùng lũ trẻ nô đùa với sông
nước.
3.
Cửa Ba Lai - Cửa Hàm Luông
Sông
Ba Lai đã được ngăn bằng cống-đập Ba Lai, nó đảm nhận nhiệm vụ thau chua, rửa
phèn vào mùa mưa lũ và ngăn chặn nước biển xâm nhập vào mùa
nắng.
Kẹo
dừa là một trong những đặc sản của Bến Tre, du khách có thể vào tận xưởng sản
xuất và ăn thử kẹo miễn phí.
Đờn
Ca Tài Tử là hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất sông nước miệt
vườn miền Tây.
Bến
Tre có những khu vực canh tác đặc sắc như làng hoa Mỏ Cày, vùng trồng
sả.
4.
Cửa Cổ Chiên - Cửa Cung Hầu
Trà
Vinh còn có ngôi làng nghề thủ công dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ khá nổi tiếng với
gần 500 khung dệt, mỗi ngày đưa ra thị trường 1.000 - 1.200 đôi
chiếu.
Qua
hai cửa Hàm Luông và Cổ Chiên, tới Trà Vinh, nơi giao thoa văn hóa đặc sắc giữa
Khmer và Hindu.
Chùa
Hang (Trà Vinh), ngôi cổ tự theo đúng kiến trúc Khmer với cổng vòm trông rất lạ
mắt.
Phà,
thuyền và đò ngang là phương tiện di chuyển tiện dụng nhất để khám phá ba cửa
sông Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
5.
Cửa Định An - Cửa Trần Đề
Vượt
Cửa Cung Hầu và Định An,về đến Sóc Trăng và đến thăm chợ nổi Ngã Năm, cách thành
phố Sóc Trăng khoảng 60 kms về hướng Tây Bắc.
Ẩm
thực phong phú cũng là một nét chấm phá thú vị, khiến cho chuyến hành trình
không hề nhàm chán.
Chợ
nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn cách mua bán thương hồ
rất tự nhiên theo đúng kiểu miền Tay.
Bông
điên điển, bông súng ăn với cá non, một món ăn dân dã đồng bằng sông Cửu
Long.
Cẩm nang và kinh nghiệm không thể bỏ qua:
Chín cửa sông Cửu Long là một hành trình thú vị, từ Sài Gòn bạn chỉ mất
khoảng 2-3 ngày cuối tuần để thực hiện một vòng ngao du. Nhất là trong những
tháng nước về (9 - 11) hoặc giáp Tết với đầy ắp tôm cá, sắc màu của các làng hoa
Mỏ Cày, đông vui của chợ Ngã Năm...
Các
điểm thăm viếng chính trên hành trình này là: Gò Công, biển Tân Thành, làng
hoa Mỏ Cày, dừa Ba Tri, chùa Hang (Trà Vinh), chợ nổi Ngã
Năm...
Những
đặc sản độc đáo: cá linh kho, lẩu bông súng, bánh xèo bông điên điển, chuột đồng
nướng lu, kẹo dừa, các loại cá khô, xoài cát, mãng cầu
dai...
Y phục gọn nhẹ, mũ rộng vành, mang theo áo
mưa, kem chống muỗi. Cần chú ý khi lên xuống thuyền ghe, phà lúc qua
sông.
Tuyết Loan sưu tầm
dimanche 5 avril 2015
ĐÓN NHẬN ƠN PHỤC SINH
Sau khi Đức Kitô
phục sinh, các môn đệ biến đổi lạ
lùng. Maria Mácđala buồn sầu ảm đạm trở
nên phấn khởi vui tươi. Tô-ma cứng cỏi trở
nên tin tưởng. Hai môn đệ Emmau lạnh lùng trở
nên sốt mến. Tất cả các môn đệ hèn yếu
trở nên vững mạnh, từ ích kỷ nhỏ nhen chỉ
biết lo cho quyền lợi bản thân trở nên quảng
đại hiến thân cho Nước Chúa, từ chia rẽ
tranh dành địa vị trở nên đoàn kết yêu
thương, từ khép kín trở nên cởi mở đi
đến với mọi người.
Chúa Phục sinh đổ
vào tâm hồn các ngài một nguồn sống mới. Tâm hồn
các ngài được ơn phục sinh. Ơn phục sinh
được tóm tắt trong một câu ngắn gọn: "Ông
đã thấy và ông đã tin." Nhờ đâu các
ngài đã thấy?
Các ngài đã thấy
nhờ gắn bó với Chúa. Thương nhớ Thày, nên khi ngày Sabbat vừa chấm
dứt các ngài đã vội vã ra thăm mộ Thày. Các ngài
không đi, nhưng chạy. Các ngài chạy vì muốn thu ngắn
quãng đường. Các ngài chạy vì muốn thu ngắn
mọi khoảng cách ngăn các ngài với Chúa. Các ngài muốn
ở sát bên Chúa. Các ngài muốn kết hiệp với Chúa.
Các ngài đã thấy
vì đã biết dứt bỏ quá khứ. Khi nhìn vào mộ, các ngài thấy gì? Các
ngài không thấy gì hết! Ngôi mộ trống rỗng.
Không có gì, nhưng các ngài thấy tất cả. Nếu xác
Chúa còn đó thì thật đáng buồn. Xác còn có nghĩa là
Chúa vẫn còn trong thế giới kẻ chết. Ngôi mộ
còn xác là ngôi mộ gieo niềm tuyệt vọng. Ngôi mộ
trống là ngôi mộ chứa đầy niềm hi vọng.
Ngôi mộ trống là một khởi điểm mới, là
khối hỗn mang để Chúa làm nên một trời mới
đất mới. Các ngài hiểu rằng không nên gắn
bó với xác chết nhưng nên gắn bó với Đức
Kitô đang sống. Không nên gắn bó với quá khứ chết
chóc, nhưng nên gắn bó với tương lai tràn đầy
sự sống.
Các ngài đã thấy
vì đã có thái độ khiêm nhường. Tin mừng thuật lại: Các ngài
đã "cúi xuống nhìn vào ngôi mộ." Khi cúi xuống
nhìn vào ngôi mộ, các ngài không thấy Chúa. Nhưng càng cúi xuống
sâu các ngài thấy rõ mình. Chìm xuống đáy lòng như chìm
xuống đáy đại dương, xa mọi sóng gió xôn
xao. Càng nhìn vào đáy lòng mình, càng bắt gặp niềm
bình an. Bình an là quà tặng Chúa Phục sinh rộng rãi ban
phát cho các môn đệ sau khi Người sống lại.
Các ngài đã thấy
vì đã nhìn với ánh mắt tin yêu. Thánh Gioan quan sát kỹ hiện trường
nên đã miêu tả rất cặn kẽ: Khi ở ngoài mộ
nhìn vào "Ông thấy những băng vải còn ở
đó." Khi đã bước vào trong mộ, Ông "thấy
những băng vải để ở đó và khăn che
đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn
với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp
riêng ra một nơi."
Là người gần
gũi, quen biết các thói quen của Thày, thánh Gioan lập tức
nhận ra dấu vết Người để lại.
Khăn liệm được xếp đặt gọn
gàng chứng tỏ bàn tay Người tự xếp đặt.
Người tự xếp đặt tức là Người
đang sống. Người bỏ khăn liệm vì
Người không còn trong thế giới kẻ chết.
Trái tim yêu mến đã làm cho thánh Gioan nhạy bén cảm
nhận được mầu nhiệm phục sinh.
Hôm nay, Đức Kitô
phục sinh đang tuôn đổ ơn lành xuống cho ta.
Để đón nhận được ơn lành của
Người, ta hãy học tập nơi các môn đệ, biết
tha thiết gắn bó với Người trong lúc vui cũng
như lúc buồn, biết dứt khoát với quá khứ tội
lỗi lười biếng, trì trệ, biết khiêm nhường
chìm vào đáy sâu tâm hồn, biết nhìn thế giới bằng
ánh mắt tin yêu.
Với những phấn
đấu như thế, ta sẽ đón nhận được
ơn Chúa Phục sinh. Chúa sẽ tuôn đổ Ơn Phục
Sinh tràn ngập tâm hồn ta, biến đổi ta nên
người mới, tràn đầy niềm vui, tràn đầy
niềm hi vọng, tràn đầy sự quảng đại,
tràn đầy tình yêu mến.
Lạy Đức
Kitô phục sinh, xin cho linh hồn con được sống
lại thật. Amen.
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
P.Anh chuyển
P.Anh chuyển
samedi 4 avril 2015
Mừng Phục Sinh
Mến chúc đại gia đình cùng các thân hữu một Lễ Phục Sinh thật đầm ấm, tràn đầy phước
hạnh.
Xin Chúa Cứu Độ đem đến tất cả sức khỏe, sự bình an, nguồn vui và nhiều Hy Vọng.
Xin Chúa Cứu Độ đem đến tất cả sức khỏe, sự bình an, nguồn vui và nhiều Hy Vọng.
MỪNG PHỤC SINH
vendredi 3 avril 2015
Thập giá của Chúa – Thập giá của tôi (Suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh)
“Thập giá của Chúa – Thập giá của tôi”
(Suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh)
Lễ
nghi chiều thứ Sáu Tuần Thánh được đề nghị cử hành vào lúc 3 giờ chiều
(đối với những nơi phù hợp), vì theo truyền thống, Đức Giêsu trút hơi
thở cuối cùng trên cây thập giá vào lúc giờ thứ chín (x. Mt 27,45-46).
Phụng vụ hôm nay mang màu sắc đau thương, nhưng không hoàn toàn bi thảm,
vì thập giá của Đức Giêsu vừa là dụng cụ khổ hình, vừa là cờ hiệu chiến
thắng.
Chúa
Giêsu đã tự vác thập giá, từ dinh quan Philatô đến núi Canvê. Theo
những khám phá từ tấm khăn liệm thành Turinô và những nghiên cứu sử học,
thì người bị kết án tử hình phải vác cây gỗ ngang, còn cây gỗ dọc thì
đóng sẵn trên đồi. Việc vác cây gỗ ngang nhằm tránh tử tội trốn thoát,
đồng thời cũng là một nhục hình để trừng phạt. Truyền thống Giáo Hội
diễn tả con đường thập giá của Chúa Giêsu qua 14 hình ảnh được gọi là
“Mười bốn chặng đàng Thánh Giá”. Trên con đường này, nhiều biến cố đã
xảy đến với Chúa Giêsu. Từ cuộc gặp gỡ với Đức Mẹ đến cuộc gặp gỡ với
những người dân thành Giêrusalem. Từ những người ghen ghét chê bai nhạo
cười đến những người cảm thương và giúp đỡ. Ông Simon và bà Vêrônica là
hai người xa lạ và có địa vị thấp kém trong xã hội, lại là những người
giúp Chúa, một người vác đỡ thập giá, một người lau mặt Chúa đang đầm
đìa mồ hôi và máu. Trong hành trình thập giá, Chúa ngã ba lần, nhưng
Người lại gượng dạy bước đi. Có lẽ, lời nguyện cùng Chúa Cha trong vườn
Cây Dầu luôn vang lên trong tâm trí Chúa: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt
26,39). Đó là một cuộc giằng co khốc liệt giữa sự yếu đuối của con
người và sự mạnh mẽ của Ngôi Hai nhập thể. Chúa Giêsu đã dứt khoát thi
hành ý Chúa Cha, chấp nhận mọi nhục hình và gian nan khốn khó. Thập giá
chính là bằng chứng của sự tuân phục và hy sinh của Người.
Khi
chiêm ngắm Đấng chịu treo trên thập giá, tôi nhận ra Chúa Giêsu đang
nhìn tôi với cái nhìn đầy yêu thương. Trong thinh lặng, Chúa nói với
tôi: “Ta tha thứ mọi tội lỗi cho con”. Vì thế, chiêm ngắm Chúa trên thập
giá đem lại cho tôi hạnh phúc vì thấy mình được yêu thương. Trong giáo
huấn Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dạy hãy tha thứ cho kẻ thù. Giờ đây, trên
thập giá, Chúa dạy tôi bài học tha thứ. Lúc này, Người thực hiện lời
giáo huấn ấy khi xin Chúa Cha tha tội cho những kẻ hành hạ mình. Biết
bao lần tôi cố chấp muốn tự khẳng định vị thế của mình trong gia đình và
trong xã hội. Sự cố chấp làm tôi mù quáng, không nhìn ra đâu lẽ phải,
không nhận ra ai là anh em. Chúa Giêsu đã tha thứ trong lúc trái tim
rướm máu. Điều đó cho thấy, để có thể tha thứ, phải chấp nhận hy sinh.
Khi tha thứ, nhiều khi tôi phải chịu tiếng là hèn nhát, có khi tôi phải
hạ mình và mất thanh danh. Tuy vậy, dù thế nào đi nữa, khi tôi tha thứ,
chắc chắn tôi tìm được sự an bình thanh thản trong tâm hồn.
Khi
chiêm ngắm Đấng chịu treo trên thập giá, tôi nhận ra Người là Con Thiên
Chúa. Viên bách quan đội trưởng là người đã tham gia vào vụ hành hình
Chúa. Vậy mà vào lúc Chúa tắt thở, ông ta lại nhận ra thân thế đích thật
của Người và hô lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).
Một Thiên Chúa trần trụi, bị khinh khi, khổ nhục và chịu chết vì yêu
thương con người. Thập giá dạy tôi một cách nhìn nhận mới về đau khổ:
Thiên Chúa đau khổ cho con người hạnh phúc. Người chết cho con người
được sống. Như vậy, nếu muốn đem lại hạnh phúc cho những người xung
quanh, tôi không thể trốn tránh đau khổ. Muốn yêu Chúa Giêsu, tôi không
được khước từ thập giá. Thập giá không có Chúa Giêsu chỉ là một cây gỗ
vô hồn; Chúa Giêsu không có thập giá không phải là Chúa Giêsu của Đức
Tin.
Khi
tôi chiêm ngắm Đấng chịu đóng đinh, tôi thấy những anh chị em Kitô hữu
của tôi ở nhiều nơi đang bị bách hại. Chúa nhật Lễ Lá vừa qua
(29-3-2015), tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô
đã kêu gọi các tín hữu trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho những tín
hữu bị giết tại một số quốc gia trên thế giới. Họ là những thừa sai,
những linh mục, tu sĩ và có nhiều tín hữu giáo dân. Họ đã chết chỉ vì
một lý do đơn giản: họ là Kitô hữu. Qua Đấng chịu đóng đinh, tôi cũng
nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo nàn, bệnh tật, đau
khổ. Họ quằn quại trong nỗi đau của kiếp người mà chưa có lối thoát.
Chúa Giêsu vẫn đang chịu đóng đinh nơi những người bất hạnh này. Thập
giá là lời kêu gọi hãy ngưng bạo lực, hãy xử với nhau cho đúng phẩm giá
con người và hãy liên đới nâng đỡ nhau trong cuộc sống.
“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”
(Ga 12, 32). Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá, tôi thấy Người
mời gọi tôi hãy vươn cao, hãy sống cao thượng, hãy hướng về trời. Dù tôi
yếu đuối và tội lỗi, tôi vẫn có thể vươn cao, vì Chúa lôi kéo tôi bằng
sự trợ giúp thiêng liêng. Tuy vậy, vươn cao để gặp Chúa đòi hỏi nhiều hy
sinh. Phải can đảm dứt bỏ những gì đang ràng buộc. “Ai theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo” (Lc
9,23). Theo Chúa Giêsu là đi trên con đường hy sinh của thập giá. Như
thế, thập giá không phải một kỷ niệm vô hồn của quá khứ xa vời, nhưng là
chính cuộc sống hằng ngày của tôi. Mỗi ngày sống, tôi đều có cơ hội
tiếp cận thập giá, điều quan trọng là thái độ của tôi thế nào trước cây
gỗ mà trên đó Con Thiên Chúa đã chịu đau đớn và đã chịu chết vì yêu tôi.
Lễ
nghi chiều Thứ Sáu Tuần Thánh nhắc bảo tôi: Thập giá của Chúa cũng là
thập giá của tôi. Khi suy niệm mầu nhiệm Mân Côi, thứ bốn của Năm Sự
Thương, tôi cầu nguyện: xin cho tôi được vác thánh giá theo chân Chúa.
Vâng,“Đây là gỗ thánh giá, nơi treo Đấng Cứu chuộc trần gian!” Tôi
đến để tôn kính và thờ lạy. Tôi tin chắc Đấng đóng đinh sẽ ở bên tôi.
Niềm xác tín ấy giúp tôi tìm thấy thư thái và an bình.
Tuần Thánh 2015
Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Gm Giuse Vũ Văn Thiên
jeudi 2 avril 2015
Những phong tục độc đáo trong lễ Phục sinh
Hy Lạp: Nghi
lễ truyền thống được tổ chức vào đêm Phục sinh thứ bảy.
Philippines: Nhiều cuộc diễu hành được tổ chức rầm rộ tại Philippines trong lễ Phục sinh. Đây là dịp các con chiên bày tỏ lòng tôn kính và sự khuất phục về cả thể chất lẫn tinh thần với Chúa trời. Một số người tình nguyện bị đóng những cây đinh dài vào lòng bàn tay rồi treo lên thánh giá, một số người khiêng những thánh giá to nặng khi diễu hành và bị những người khác cầm roi tre quất vào người. Họ hy vọng được Chúa rửa tội và có được sự thanh thản tâm hồn. Thông thường, đây là những người có người thân bị tai nạn, ốm đau hay gặp chuyện rủi ro. Năm nay, lễ Phục sinh diễn ra vào ngày 5/4. Tuần trước đó được gọi là Tuần lễ Thánh. |
Hy Lạp: Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào đêm Phục sinh thứ bảy. Đến nửa đêm, người ta bắn tên lửa mini và pháo hoa để báo hiệu lễ phục sinh chính thức bắt đầu vào ngày chủ nhật. Sau nghi lễ, mọi người trở về nhà ăn soup dạ dày cừu hấp, món ăn này được gọi là ormayiritsa. Các bộ phận khác của con cừu được nướng lên chuẩn bị cho bữa tối. |
Seville, Tây Ban Nha: Rước lễ Phục sinh là nghi lễ phổ biến ở miền Trung và Nam Tây Ban Nha, nhưng Seville là một trong những nơi tổ chức ấn tượng nhất. Các đám rước đầy hoa và nến hoành tráng với những bức tượng tôn giáo đi khắp các con phố, cùng các ban nhạc và đám đông diễu hành rầm rộ. |
Nguồn |
Inscription à :
Articles (Atom)