lundi 4 mai 2015

CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI


CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI

 Lm. Lê văn Quảng  (Dịp lễ ngân khánh linh mục)


Một cô bé bảy tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền.

Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.

Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau, đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.

Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”

Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”

- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.

-. Em trai cháu bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?

- Ở đây không bán phép màu, cháu à. – Người bán thuốc nở nụ cười tỏ vẻ cảm thông với cô bé.

- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?

Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”

- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được giải phẫu, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”

- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”

Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.

Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”

Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau, đứa bé đã có thể về nhà, khỏe mạnh.

Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.

Kính thưa quí ông bà anh chị em. Nếu mỗI ngườI ngồI ngẫm nghĩ lạI cuộc đờI của mình, mỗI ngườI sẽ cảm thấy rõ ràng: chúng ta còn sống và được như ngày hôm nay, thật sự phảI nói là một Phép Mầu. Và đây cũng chính là điều tôi muốn chia sẻ vớI quí ông bà anh chị em trong thánh lễ hôm nay.

Nhiều ngườI nghĩ rằng chúng tôi những linh mục là những con ngườI tài ba đức độ nên mớI được Thiên Chúa tuyển chọn. Tôi không nghĩ thế. Tôi không nghĩ vì mình tài ba đức độ mà được Thiên Chúa tuyển chọn. Không, không phảI thế. Tình yêu Thiên Chúa trên tôi và chọn tôi không phảI vì tôi trổI vượt hơn những ngườI khác. Tình yêu Thiên Chúa trên tôi không căn cứ vào công trình của tôi. Đó là một tình yêu hoàn toàn nhưng không, một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện, vì nếu tình yêu ấy căn cứ vào tài đức của tôi, khi tài đức tôi không còn nữa thì tình yêu ấy cũng sẽ biến mất. Nhưng khi tình yêu ấy căn cứ trên cái nhưng không, tình yêu ấy không thể bị tiêu diệt và tôi sẽ không bao giờ mất nó vì nó không đến do một công trình nào của tôi mà là một món quà nhưng không của Thiên Chúa.

NgồI ngẫm nghĩ lạI, tôi thấy việc Chúa làm thật là mầu nhiệm. Lớp chúng tôi khi mớI vào tiểu chủng viện là 65. Nhưng cuốI cùng chịu chức chỉ còn 4. Một ở Úc, 2 đang ở Việt Nam, và tôi đang ở đây. Nhiều anh trong lớp tôi rất là thông minh tài giỏI, lanh lẹ. Nhưng thường  những chú bé thong minh lanh lẹ thì cũng hay tinh nghịch nên đã bị nhà trường cho về. Chính vì thế, thiểu số còn lạI không hẳn là những ngườI thông minh lanh lẹ hơn những ngườI kia, mà có thể nói là khù khờ hơn.

Một điều rõ ràng hơn nữa là sau biến cố 30/4/75. Tất cả các chủng viện đều đóng cửa. Để tồn tạI chúng tôi phảI sống thành những nhóm nhỏ, từ những sinh viên trắng trẻo đẹp trai của đạI chủng viện ngày nào, bỗng chốc trở thành những anh chàng nhà quê lem luốt, đen đủi, xấu xí, ngày ngày chỉ biết lam lũ để sản xuất. Nhóm chúng tôi đi làm muốI, mỗI ngày phảI ra đồng làm việc từ 7:30 sáng đến 6 giờ tối. Sau 10 năm trờI lam lụ vất vả, tôi cảm thấy hoàn toàn kiệt sức từ tinh thần lẫn thể chất. Chính vì thế tôi đã quyết định ra đi.

Và tôi đã khám phá ra điều nầy: khi Thiên Chúa đóng cửa trước thì Ngài mở lối sau. Trước kia tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện vượt biên vì sợ cảnh ngục tù và chết chóc. Nhưng rồI bị đưa đẩy vào bước đường cùng, tôi không còn chút sợ hãi nữa, sẵn sàng chấp nhận: một là chết hai là vinh quang, không chấp nhận cảnh nô lệ, nên tôi đã ra đi. Hai lần đầu thất bạI nhưng may mắn không bị bắt. Lần thứ ba thì thành công nhưng rồI lạI gặp giông to bão tố. May mắn là được tàu hảI quân Mỹ vớt, nếu không chúng tôi cũng đã trở thành những miếng mồI ngon cho cá biển. Vì thế càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy như có một phép màu nào đó đã che chở phù hộ để mình vẫn còn sống đến ngày hôm nay.

Xa hơn tí nữa, mọI ngườI đều nghĩ rằng đất lành chim đậu và đất Mỹ sẽ là chỗ dừng chân lý tưởng. Nhưng rồI trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng xảy ra dường như có một bàn tay vô hình nào đó muốn an bài, muốn dẫn dắt để đưa tôi đi vào con đường mà Ngài muốn tôi đi. Trong lúc còn đang phân vân ngẫm nghĩ thì tôi đọc phảI một câu chuyện rất cảm động nầy:

Năm 1962, chiếc phi cơ của hãng Panam Mỹ chở mấy trăm ngườI, trong đó có một số giám mục Mỹ từ NewYork đến Rôma để họp công đồng chung Vaticanô II. Trong chuyến bay có 2 cô tiếp viên hàng không, một trong hai cô có nét đẹp  tuyệt vời. Trên chuyến bay, có một cụ già đã lưu ý đặc biệt đến sắc đẹp của cô. Cụ vừa nhìn ngắm vừa ngẫm nghĩ môt cái gì đó khác thường. Thế rồI khi phi cơ hạ cánh, mọI ngườI chuẩn bị xuống phi cơ thì cụ già đó vẫn cứ ngồI yên. MọI ngườI lần lượt bước ra khỏI phi cơ, cụ là ngườI cuốI cùng rờI chỗ. Và trước khi giã từ, ngườI ta thấy cụ  đưa miệng ghé vào tai cô tiếp viên xinh đẹp kia nói nhỏ một câu gì không ai biết được. Chúng ta có biết cụ già ấy là ai không? Đó là đức giám mục Fulton Sheen, tổng giám mục NewYork., một nhà hùng biện nổI tiếng nước Mỹ.

Bốn tháng sau, khi khóa một công đồng chung Vaticano kết thúc, các giám mục được về nước nghỉ. Một hôm, nghe tiếng chuông reo, ngài ra mở cữa,  cô tiếp viên nói: Thưa đức cha, đức cha có còn nhớ con không? Tôi còn nhớ lắm. Cô là tiếp viên trên chiếc hàng không đưa chúng tôi đến Roma. Đức cha có còn nhớ đã nói gì vớI con không? Tôi đã nói: có khi nào cô đã cảm tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho cô sắc đẹp tuyệt vờI ấy không? Thưa đức cha, chính vì câu hỏI đó mà hôm nay con đến hầu chuyện đức cha. Đức cha thử nghĩ con phải làm gì để tạ ơn Chúa? Ngài ngẫm nghĩ trong chốc lát, sau đó đưa cô đến bản đồ thế giớI, vừa chỉ vừa nói: đây là Việt Nam, đây là Sài Gòn, và đây là DiLinh. Cha vừa mớI được một tin từ Việt nam: đó là đức cha Jean Casssaigne, một ngườI Pháp đang làm tổng giám mục Sàigòn, đã xin từ chức để đi  phục vụ một trạI phong cùi ở miền núi DiLinh. Vậy con có muốn  hy sinh một thờI gian, đem tiếng nói dịu dàng, nụ cườI hồn nhiên, duyên sắc mặn mà của con để an ủI họ không? Nghe đến đó, mặt cô tiếp viên tái dần đi. Cô đứng lặng yên trong mấy phút. Đột nhiên cô cúi đầu tạm biệt không nói một lời.

Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc, rồI bỗng nhiên một ngày kia tiếng chuông điện vang, ngài ra mở cữa, vớI nụ cườI tươi, cô tiếp viên thưa vớI ngài: Thưa đức cha, bây giờ thì con đã sẵn sàng để đi VN. Xin đức cha giúp con để liên lạc. Và ngài rất hài lòng giúp đỡ. Rồi năm 1963, đài phát thanh cũng như báo chí ở Sài Gòn loan tin: Một nữ tiếp viên rất xinh đẹp của hãng hàng không Panam tình nguyện đến DiLinh, Lâm Đồng để sống vớI những ngườI phong cùi trong 6 tháng. Nhưng rồI sau 6 tháng, cô đã tình nguyện ở lại phục vụ những bệnh nhân nầy suốt đờI của cô. Cô xin gia nhập dòng nữ Phan xicô. Sau những năm vào nhà tập, cô đã trở thành bà sơ Phanxico vớI danh xưng sr. Louise Bannet. Ngày sơ nầy khấn lần đầu, rất nhiều ngườI đã đến tham dự  lễ khấn để chúc mừng, chia vui, và khích lệ sơ. Sau đó sơ đã phục vụ rất tận tình trong niềm vui của một cuộc đờI tận hiến. Nhưng rồI biến cố tháng tư năm 1975 xảy ra, sơ bị trục xuất. Sơ rất đau buồn rờI khỏI VN và những bệnh nhân ở đó. Sơ trở về Mỹ một thờI gian và sau đó  đi Phi Châu  phục vụ trạI cùi ở Tahiti cho đến khi chết. Năm 1982 sơ chết vì bệnh ung thư giữa sự thương tiếc của mọI bệnh nhân. Sơ Louise Bannet đã hy sinh tất cả cuộc đờI để mang lạI niềm vui và sự an ủI lớn lao cho những con ngườI bệnh tật đầy đau khổ.

Quả thật, đây là một trong những tấm gương sáng chói của các nhà truyền giáo đã thu hút đờI tôi và đã làm tôi suy nghĩ: Họ là ai? Sao họ anh hùng thế? Không, họ không là những anh hùng. Họ cũng không là những nhà xuất chúng. Không là những nhà thông thái. Họ chỉ là những con ngườI âm thầm vô danh đã dám hy sinh cả một cuộc đờI cho công việc truyền giáo. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI rủI ro, tai họa. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI gian lao thử thách. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI thương đau bệnh tật. Dẫu âm thầm vô danh nhưng họ là những chiến sĩ rất hào hùng, hào hùng trong hy sinh, hào hùng trong chiến đấu, hào hùng trong cuộc sống. PhảI nói: Họ khác vớI những con ngườI tầm thường như chúng ta. Họ có cái gì cao thượng. Họ có cái gì cao quí. Họ có cái gì cao đẹp khiến mình phảI ngưỡng phục, phảI học hỏI cho dẫu biết rằng suốt đờI mình không thể nào làm được những điều như họ, nhưng mình vẫn muốn bắt chước, muốn đi theo con đường họ đang đi. Chính vì thế tôi đã nốI gót theo họ.

Và  sau 25 năm trên bước đường truyền giáo tôi cảm thấy rõ điều nầy: đờI truyền giáo quả thật có đầy những gian lao vất vả nhưng cũng có nhiều yên ủI lớn lao, có những mồ hôi rướm máu, nhưng cũng có những hoa trái khích lệ. Và càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy thâm tín điều nầy: Không phảI con đã chọn Cha, nhưng chính Cha đã chọn con và đã dẫn con đi qua những con đường mà Ngài muốn con phải đi.

Thật vậy, 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện vượt biên. 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện xuất ngoại. 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện đi du học, và càng không bao giờ nghĩ đến chuyện đi truyền giáo ở một đất nuớc xa xôi nào đó. Nhưng rồI chương trình của Thiên Chúa thì khác hẳn vớI chương trình của con ngườI. Chính Ngài đã an bài mọI sự và đã hướng dẫn tôi đi vào con đường mà Ngài muốn tôi phảI đi.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lờI cầu nguyện cách riêng cho những nhà truyền giáo, xin Chúa luôn nâng đỡ họ và đồng hành vớI họ trên mọI bước đường họ đang đi. Đặc biệt hôm nay trong thánh lễ nầy, xin anh chị em hãy cùng tôi dâng lên Thiên Chúa những lờI cảm tạ chân thành vì muôn hồng ân Ngài đã ban xuống cho tôi trong suốt 25 năm qua trên bước đường truyền giáo. Và cũng xin tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ tôi trên quãng đường đờI còn lạI để tôi luôn giữ được sự bình an và lòng hăng say phục vụ cho cánh đồng truyền giáo mà Chúa muốn tôi ra đi để phục vụ cho nước Ngài.

Cali. ngày 6/7/2014.

jeudi 30 avril 2015

Kỹ thuật cấp cứu mới tại Mỹ


Kỹ thuật cấp cứu mới tại Mỹ 

T.Loan sưu tầm

HY VỌNG CỦA TIẾN BỘ TRONG Y KHOA

HY VỌNG CỦA TIẾN BỘ TRONG Y KHOA 
 
1-  Phương pháp mới chữa bệnh tiểu đường
 
                                                                                   Inline image 1
 
 
      Tiểu đường gây ra bởi tuyến tụy trong cơ thể không còn sản xuất ra insulin nữa. Insulin là một hormone có nhiệm vụ chuyển bỏ đi lượng đường thừa trong máu. Số insulin thiếu này có thể bổ sung bằng cách chích trực tiếp, nhưng như vậy người bệnh phải chích hàng ngày.  
      Công ty Orgenesis đã có phát minh mới để điều trị tiểu đường, trong đó, người ta sẽ lấy ra một số tế bào gan của người bệnh và đưa vào phòng thí nghiệm để sử dụng về mặt di truyền, nhờ đó, chuyển những tế bào này thành những tế bào có khả năng tạo ra insulin. Cuối cùng, chúng được cấy trở lại gan và từ đó những tế bào này có thể sản xuất insulin ngay tại trong gan. 
      Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không còn phụ thuộc vào việc phải có người hiến tụy tạng, và cũng không phải dùng thuốc chống lại đề kháng khi ghép. Hơn nữa, phương pháp mới còn rẻ tiền hơn, không phải tốn chi phí cho việc theo dõi định kỳ, và quan trọng nhất là insulin mới sẽ được sản xuất chỉ trong vòng vài ngày sau khi ghép.  
       Phương pháp này đã được thử nghiệm trên mô gan người trong phòng thí nghiệm, và trên những con chuột bị tiểu đường. Cuối năm nay sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người để có kết luận cuối cùng trước khi được áp dụng chính thức.
 
2-   Tái tạo răng bằng LASER.
 
                                                            Inline image 2
 
      Một nhóm khoa học gia ở Harvard’s Wyss Institute đã tiến hành một nghiên cứu về cách chữa răng bằng stem cell (tế bào gốc).
     Những thành tựu của nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó người ta có thể ném bỏ mấy hàm răng giả hiện đang được sử dụng.    Trong phương pháp này, người ta sử dụng tia LASER có cường độ thấp để kích thích tế bào gốc sản sinh ra mô răng mới thay thế cho răng cũ. Phần chính được kích thích là phần ngà răng (dentine). Đây là mô cứng giống như mô xương và là một trong 4 thành phần chính của răng gồm men, ngà, tủy và xi măng bọc chân răng. 
     Người ta đã khoan các lỗ nhỏ trên răng hàm của chuột và tiến hành kích thích bằng tia laser, sau đó răng được đậy lại bằng các nắp nhựa. Khoảng 12 tuần sau đó, người ta thấy các mô ngà răng mới được tạo ra. Những thí nghiệm tiếp theo sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy khi được kích hoạt, các tế bào có tên là TGF-b1 (Transforming Growth Factor b1) được tạo ra, và theo phản ứng dây chuyền, chất này sẽ thúc đẩy các tế bào gốc tạo ra ngà răng.  
       Người ta còn thấy rằng kỹ thuật này ngoài việc giúp cho việc chữa răng, còn có thể được sử dụng trong việc tái tạo mô điều trị vết thương, điều trị gãy xương.... 
 
3-   Dụng cụ phát hiện ung thư tiền liệt tuyến
 

                              Inline image 3          Inline image 4
 
                  
 
     Trong hội chợ sản phẩm mới COMPAMED ở Âu Châu, có một dụng cụ mới được chế tạo giúp phát hiện chứng ung thư tiền liệt tuyến một cách nhanh chóng. 
Các nhà khoa học chế tạo cho biết dụng cụ này có thể xác định các mô ở tuyến tiền liệt bị biến đổi là loại mô lành tính hay ác tính, và chỉ cần 1 phút rưỡi là hoàn tất công việc nhờ chức năng phân tích những mẫu mô lấy từ tiến trình sinh thiết(biopsy).  
      Một bác sĩ chỉ cần đặt mẫu mô xét nghiệm vào một đĩa nhỏ, trượt vào trong máy, ấn nút và chờ một chút. Các chuyên viên y tế không cần phải chăm chút chuẩn bị, không phải chờ lâu, và cũng không phải mất thì giờ khám bệnh. Dụng cụ này sẽ phát ra chùm tia laser rọi vào mẫu mô, kích thích các phân tử fluorophores. Đây là những hợp chất có khắp nơi trong cơ thể và chúng phát sáng lên một thời gian ngắn khi được chiếu xạ.  
Các mô bình thường và mô ung thư sau khi phát sáng sẽ mờ dần theo tốc độ khác nhau. Nếu tốc độ mờ này vượt quá một mức quy định, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của tế bào ung thư. Dụng cụ này sẽ bật đèn màu xanh để báo cho biết bệnh nhân không có mô ung thư và bật đèn đỏ nếu có. 
Các nhà nghiên cứu hy vọng sản phẩm này trong tương lai sẽ được cải thiện để có thể phát hiện các loại ung thư khác, nhưng bước đầu họ phải xác định được các giá trị giới hạn của tốc độ mờ để đưa vào phần mềm phân tích của dụng cụ.  
     Nếu thành công, dụng cụ này sẽ giúp bác sĩ khám ung thư được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều lần so với các phương pháp hiện đang sử dụng
TLoan sưu tầm

mercredi 29 avril 2015

BBC phỏng vấn ô. Lê xuân Khoa nhân ngày 30-04

Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

  • 28 tháng 4 2015

BBC phỏng vấn ô. Lê xuân Khoa
Hảy xoá bỏ hận thù..


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150421_lexuankhoa_interview_vietnam_war

BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại, ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.

BBC: Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng đất nước còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc vậy thì theo Giáo sư bên nào mới thật sự đại diện cho chính nghĩa của người Việt?

GS Lê Xuân Khoa: Mỗi bên đều có chính nghĩa của mình. Theo tôi thì người Cộng sản cũng là người yêu nước lúc đầu khi chưa thành cộng sản. Những người đi tìm lý tưởng cộng sản đều là người yêu nước cả. Ông Hồ Chí Minh khám phá ra được Lênin viết về vấn đề giải phóng dân tộc thì cho rằng chủ nghĩa Lênin đem lại giải phóng cho dân tộc nên ông ấy reo mừng.
Cũng như những người Quốc gia chống Pháp cũng là những người yêu nước cả. Thế khi hai bên tranh thắng với nhau thì một bên thắng rồi đáng lẽ hai phe phải có sự hòa hợp như ngay sau cuộc nội chiến Mỹ thì chính nghĩa của phe thắng và chính nghĩa của phe thua cũng là một. Tôi nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa cộng sản quốc tế mang sứ mạng của cộng sản quốc tế đi chinh phục nhân loại nên có sự khác biệt với chính nghĩa quốc gia. Chính nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức hệ rõ ràng.

BBC: Trong cuộc nội chiến giữa hai miền còn có sự tham gia của các cường quốc, ở miền Bắc là Liên Xô, Trung Quốc còn ở miền Nam là Hoa Kỳ, vậy có thể nói Việt Nam là con cờ trong tay các cường quốc hay không? Liệu lịch sử có thể nào diễn biến khác đi để Việt Nam tránh được những đau thương cho dân tộc mình?

GS Lê Xuân Khoa: Phải nhắc đến truyền thống của dân tộc mình là dân tộc tồn tại vì luôn luôn trong mấy ngàn năm phải đối phó với phương Bắc và tồn tại cho đến bây giờ mà không mất độc lập của mình là do đâu? Tức là vấn đề nhu đạo về ngoại giao, nhu đạo về quân sự. Mỗi khi chiến thắng Trung Quốc xong các vua chúa, các triều đại ngày trước đều trở sang triều cống, xin lỗi Trung Quốc như xin lỗi người đàn anh. Nghệ thuật chiến đấu cũng thế, không bao giờ thấy sự đối đầu giữa một đội quân nhỏ của Việt Nam với đội quân hùng mạnh vĩ đại của Trung Quốc mà chúng ta dùng nhu đạo tức là dùng chiến tranh du kích, dùng yếu đánh mạnh.
Cho đến gần đây nhu đạo không được áp dụng. Tình thế nó hơi khác. Ngày xưa chúng ta cùng có một nước để đối đầu. Ngày nay chúng ta bị kẹt ở giữa hai thế lực đại cường. Một bên là khối cộng sản do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu và một bên là khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chúng ta bị dùng trong cái chiến tranh mà tôi gọi là chiến tranh ủy nhiệm là vậy.

Thế thì đứng kẹt ở thế giữa đó làm thế nào để tồn tại? Nhất định chúng ta phải nhu đạo rồi. Triết lý đó bây giờ chúng ta cứ áp dụng linh động trong vấn đề đối ngoại. Đối với cả hai bên tất nhiên chúng ta chọn con đường ở giữa tức là không lệ thuộc vào bên nào. Vấn đề này tôi nghe miền Bắc nói nhiều lần nhưng tôi thấy trên thực tế không áp dụng. Thành thử vẫn có sự thiên lệch. Ở đây chúng ta nhìn thấy rõ các vị lãnh đạo miền Bắc ít nhất cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng giữa đi với Trung Quốc hay đi với Mỹ, đứng giữa như thế nào và tuy rằng nói đi với Mỹ để cân bằng với Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy vẫn chọn con đường đi với Trung Quốc.
Vậy có cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi sự tranh chấp đó để độc lập được không? Trước khi có sự xung đột ý thức hệ, sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp với nhau và đi đến con đường là xóa bỏ chế độ thuộc địa. Giá mà đi theo đường hướng đó do Mỹ đưa ra lúc đó thì nước Việt Nam không lâm vào tình trạng như ngày nay. Đó là lỗi lầm của người Pháp.

BBC: Ông có nhắc đến con đường trung đạo thì liệu ngày nay con đường trung đạo đó vẫn còn áp dụng được không nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn đang bị kẹt trong mối quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi nghĩ rằng trung đạo lý thuyết thì đúng nhưng trên thực tế thì chưa thi hành. Tôi hy vọng Việt Nam càng nhìn thấy rõ phải thi hành con đường trung đạo.
Theo tôi Mỹ không quan tâm Việt Nam có trung đạo hay không. Họ phải hiểu cho Việt Nam có nước Trung Quốc to lớn vĩ đại ngay sát nách thì Việt Nam phải giữ thế trung đạo để tồn tại. Vả lại Mỹ có lý do để chấp nhận Việt Nam trung đạo. Thứ nhất Mỹ không có mưu đồ xâm chiếm thuộc địa, đất đai của Việt Nam bao giờ cả. Thứ hai Mỹ không như Trung Quốc phải Hán hóa dân tộc khác. Còn Trung Quốc có mưu đồ không bao giờ coi Việt Nam là mảnh đất độc lập. Họ luôn coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và có âm mưu Hán hóa Việt Nam. Hai vấn đề đó khiến Việt Nam phải vô cùng cảnh giác. Các nhà lãnh đạo bây giờ phải cảnh giác phải giữ được con đường trung đạo như thế. Muốn được như vậy thì phải mượn thế đồng minh cân bằng với Trung Quốc vì tự mình bây giờ thế mình yếu quá chưa đủ sức đối phó với Trung Quốc. Phải dựa vào thế của quốc tế, của Mỹ, của các nước tự do, dựa vào các nước Asean. Khi Trung Quốc thấy rằng sau lưng Việt Nam có Mỹ, thế giới tự do và cộng đồng châu Âu chẳng hạn thì Trung Quốc không thể lấn tới được nữa.

BBC: Một trong những hậu quả sau cuộc chiến là sự chia rẽ trong lòng dân tộc mà đến nay vẫn chưa thể hàn gắn được. Liệu con đường hòa giải có khả thi không và đâu là lộ trình khả dĩ nhất?

GS Lê Xuân Khoa: Lẽ dĩ nhiên không thể nào hận thù mãi mãi được. Đến một lúc nào đó thế hệ này không xong thì đến thế hệ sau. Sự hòa giải là mục tiêu tất yếu của dân tộc. Một dân tộc không thể nào mạnh, không thể nào phát triển được nếu dân tộc đó chia rẽ và căm thù lẫn nhau.
Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại cho đến bây giờ. Rất tiếc có biết bao cơ hội có để có thể xây dựng ý thức, quan niệm về hòa giải đã bị bỏ qua. Ai bỏ qua? Hòa giải hay không bắt đầu khởi đi từ người thắng trận chứ không phải từ người thua. Người thua không thể chìa tay xin được hòa giải mà người thắng nếu vì quyền lợi đất nước, vì tương lai lâu dài của đất nước nhất định chìa tay đón nhận người thua trận để hòa giải. Việc đó cho đến nay dù có nói ra nhưng chưa bao giờ làm cả.

Về sau họ lại nói nhiều về hòa hợp hơn chứ còn hòa giải muốn bỏ đi tức là chỉ muốn kéo người ta về phía mình thôi, không tôn trọng quan điểm của bên kia mà hòa giải bắt buộc là con đường hai chiều. Như thế sẽ không bao giờ có hòa giải được. Trong khi đó chính quyền đã phạm rất nhiều sai lầm, có thể nói là tội ác với dân tộc. Đáng lẽ phải sửa sai và mở vòng tay với bên ngoài thì người ta sẽ đón nhận.
Còn lộ trình khả dĩ? Bắt đầu từ phía Việt Nam, chìa tay ra trước, không phải chỉ bằng lời nói, cũng không phải kêu gọi người ta về đóng góp. Đóng góp về vật chất thì cũng là đáng kể, nhưng sự đóng góp đáng kể hơn, có giá trị hơn là đóng góp về trí tuệ. Cho đến nay các nhà lãnh đạo trong nước vẫn phàn nàn rằng sự đóng góp chất xám không có gì đáng kể. Nguồn lực trí tuệ ngoài nước rất nhiều, các anh em chuyên gia trí thức bên ngoài phải cùng phối trí với anh em trí thức trong nước để xây dựng một dân tộc hùng mạnh.
Đồng thời phải sửa đổi những sai lầm mình đã vấp phải bằng hành động chứ không phải xin lỗi gì cả để thực hiện mục tiêu một đất nước của dân, do dân, vì dân như là vẫn nói. Hãy làm chuyện đó thật đi. Lòng người ngoài này người ta đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng có một chính quyền nhận ra sai lầm của mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa giải và đối với nhân dân trong nước mở rộng các con đường, các chính sách đưa đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải.

BBC: Nhân nói đến việc hòa giải thì Việt Nam đang đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, vậy theo ông cộng đồng người Việt tại hải ngoại có vai trò như thế nào trong việc đối phó với mưu đồ của Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi lấy ví dụ cụ thể: Trong gia đình có hai anh em sống chung với nhau. Rồi đến lúc có xung đột cãi nhau, thậm chí đánh nhau chí chóe. Trong khi mâu thuẫn như vậy thì có kẻ thù bên ngoài đang vác súng sắp sửa vào cướp trong nhà. Mối nguy chung là khi kẻ thù vào thì cả hai anh em đều là nạn nhân hết thì bây giờ phải tạm thời quên sự chống đối nhau để hợp lực lại đuổi kẻ thù đang xâm lấn nhà mình hay là cứ nhất định người này phải diệt người kia đã rồi mới quay sang chống lại kẻ thù tôi nghĩ câu trả lời ai cũng thấy rõ. Phải gạt bỏ thù riêng đi để đối phó với kẻ thù chung rồi sau đó giải quyết với nhau sau. Đấy là quan điểm của tôi. Trái lại có những người chủ trương rằng hãy tiêu diệt chế độ này đã rồi mới đánh kẻ thù thì như thế tôi cho rằng đấy là ý nghĩ của những người vì lòng thù hận – cái đó mình cũng phải hiểu người ta thù hận đến độ bất chấp kẻ thù chung như vậy nhưng tôi nghĩ đó không phải là con đường sáng suốt.
Có người nói rằng nếu sau khi chiến thắng rồi thì phe kia nó mạnh lên, nó vẫn lại cai trị. Tôi nghĩ rằng tình thế sẽ đổi khác. Khi mà đã hợp lực, đã hòa giải thật sự, đã thả những người bất đồng chính kiến ra và khi người nước ngoài đã hợp lực loại được kẻ thù Trung Quốc đi thì chúng ta rất nhẹ gánh nặng để xây dựng đất nước. Lúc đó lực lượng nhân dân, những người dân chủ trong nước sẽ có thế lực mạnh hơn để thuyết phục những nhà lãnh đạo trong nước và lãnh đạo lúc đó cũng tỉnh ngộ rồi không bị gọng kìm của Trung Quốc ép nữa thì sẽ nhìn ra con đường mình sẽ đi. Vấn đề nội bộ sẽ dễ giải quyết hơn.

Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.


 

Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư

Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư 

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.



image

Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi.



image

Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.



image

Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời



900 năm trở lại đây không có ai mắc bệnh ung thư. 



Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.



image

Người hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.



image

Thung lũng mùa Xuân

Tính cách lạc quan phóng khoáng khiến người Hunzas trường thọ.Thung lũng miền Bắc Pakistan vào mùa thu tháng 9 nơi người Hunzas sinh sống.



image



image



image

Cây nho và cây đào người Hunza trồng



Đồ chay là chủ yếu, ăn rau xanh để sống 



image

Các nhà nghiên cứu cho biết: Nguyên nhân người Hunza sống trường thọ, chủ yếu là do chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loại trái cây và rau quả tự nhiên. Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, các loại thịt và sữa chỉ chiếm 1,5% calo trong khẩu phần ăn của họ; thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới xuất hiện. 



image

Thông thường, họ coi rau và trái cây thiên nhiên là thực phẩm chủ yếu, vì môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, do đó các loại rau chủ yếu là ăn sống, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.



image

Ngoài trừ các loại rau xanh và trái cây (trái cây chủ yếu là dâu và hạnh nhân), người Hunzas trong số các loại ngũ cốc thường dùng nhiều lúa mì và gạo kê, họ hay ăn với đậu Ai Cập, đậu nành, lúa mạch và đậu Hà Lan v.v… hòa trộn với nhau, thành một loại thực phẩm gọi là “Ca Ba Đế”. Trong quá trình sản xuất, họ không loại bỏ lớp vỏ và chồi mầm, do vậy, những phần chứa các chất dinh dưỡng được giữ lại trong đó. Trong các thành phần của các loại sữa, chủ yếu là chế biến từ sữa dê và các sản phẩm gia công như váng sữa hoặc sữa lên men mà ra.



Ngoài các loại trái cây và rau quả tự nhiên, đồ uống mà họ thường dùng là nước đá tan chảy từ những dòng sông băng, nguồn nước này thông thường cũng là nguồn nước mà người Hunzas dùng để trồng trọt các loại cây trái. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.



image

Việc ăn uống chủ yếu là ăn chay, với nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường tự nhiên không bị phá hoại, lại thêm với tính cách vui vẻ và biết đủ của người dân Hunzas, không có gì khó hiểu khi họ được vinh danh là “Dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Trường Thọ Quốc”!



image

Bé gái và Thiếu Nữ người Hunza trông rất hồn nhiên và thánh thiện





Tuệ Minh

Nguồn

mardi 28 avril 2015

YÊU LÀ GHO ĐI



YÊU LÀ GHO ĐI

Một vị ẩn sĩ kia đã từ lâu sống kham khổ trong sa mạc. Ông vốn là người có nhân đức, hiền lành, nhưng có chứng bịnh hay quên. Người ẩn sĩ tìm đến một nhà đạo sĩ khôn ngoan hơn để bàn hỏi về chứng bệnh hay quên của mình.
Sau khi nghe lời khuyên bảo khôn ngoan, người ẩn sĩ sung sướng ra về. Nhưng khi về đến nhà thì đã quên hết tất cả những lời khôn ngoan ấy. Hôm sau, người ẩn sĩ lại tìm đến nhà đạo sĩ để nghe lại những lời khôn ngoan ấy. Dọc đường, người ẩn sĩ lại quên hết mọi sư. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, ông ta nghe rồi lại quên. Nản lòng thất vọng, ông quyết định không đến tìm gặp nhà đạo sĩ nữa.
Một thời gian sau, tình cờ, người ẩn sĩ gặp nhà đạo sĩ. Nhà đạo sĩ ân cần hỏi thăm cho biết ông đã tiến đến đâu rồi. Người ẩn sĩ khiêm tốn thú nhận:
- Thưa thầy, con lại quên tất cả những lời thầy khuyên. Con biết đã quấy rầy thầy quá nhiều rồi, nên con không dám làm phiền thầy nữa.
Nhà đạo sĩ bảo:
- Con hãy đi thắp đèn.
Người ẩn sĩ đi thắp đèn rồi nhà đạo sĩ lại nói:
- Con hãy đem những đèn khác đến đây, rồi thắp sáng lên từ ngọn thứ nhất kia.
Người ẩn sĩ làm như lời nhà đạo sĩ khôn ngoan dạy. Nhà đạo sĩ hỏi ông:
- Theo thiển nghĩ của con, ngọn đèn đầu tiên kia có bị mất hụt ánh sáng của nó chỉ vì đã thắp sáng những cái đèn khác không?
- Thưa thầy không.
Rồi nhà đạo sĩ hiền lành kết luận:
- Cũng vậy, đối với thầy, không những chỉ mình con mà thôi, nhưng nếu tất cả dân làng này đến với thầy xin điều gì, thầy không phải mất mát thiệt thòi chi cả Vậy bất cứ khi nào con cần gì con hãy đến với thầy, đừng ái ngại chi hết.
***
Yêu thương không phải là cho đi một cái gì. Nhưng là cho đi chính mình. Yêu thương là tận hiến, là quên mình để phục vụ người khác. Nhưng làm sao chúng ta có thể cho đi chính mình hay hiến thân phục vụ, nếu chúng ta vẫn còn nô lệ chính bản thân và lòng ích kỷ.
Nếu chúng ta chỉ tìm kiếm những gì đem lại tiện nghi, dễ dãi cho bản thân, nếu chúng ta chỉ bận tâm tránh né những gì gây phiền toái cho ta, làm sao có thể nói được là chúng ta biết cho đi, biết hiến thân một cách chân thành.
Tình thương đích thực không làm cho chúng ta trở nên nghèo nàn, hoặc bị thiếu hụt mất mát. Trái lại, nó càng làm cho chúng ta thêm phong phú và được tự do thật sự. Nếu chúng ta cho đi và mong nhận lại, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì hết, và sẽ cảm thấy cay đắng, bất mãn trước những vô ơn bạc bẽo. Nhưng nếu chúng ta thành thực cho đi mà không mong được đền đáp, chúng ta sẽ nhận được tất cả, và càng cảm thấy bình an vui sướng khi không nhận được gì hết.
***
Lạy Chúa, Chúa không bao giờ chịu thua những người có lòng quảng đại, biết cho đi cách vô vị lợi. Tuy con chỉ biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự bé nhỏ, nghèo hèn của con, nhưng Chúa sẽ trao trả lại cho con tất cả sự vô tận của Chúa. Xin cho con được nhận chìm và tan biến trong đại dương tình yêu bao la của Chúa. Amen!

Thiên Phúc
P.Anh-NNga sưu tầm

lundi 27 avril 2015

Những di tích bị động đất tàn phá ở Nepal

Trận động đất 7,8 độ Richter đã gây ra hư hại nghiêm trọng cho những công trình lịch sử và tôn giáo thiêng liêng của Nepal.
 
Tháp Dharahara, hay còn gọi là Bhimsen, một trong những địa danh mang tính biểu tượng của Nepal tại thủ đô Kathmandu sụp đổ sau trận động đất 7,8 độ Richter hôm 25/4. Ảnh: BBC
 
 
Tòa tháp 9 tầng do thủ tướng đầu tiên của Nepal chỉ đạo xây dựng năm 1832. Công trình này từng được củng cố lại sau khi bị hư hại nghiêm trọng do trận động đất năm 1934. Ảnh: Twitter
 
 
Nhân viên cứu hộ cứu một người mắc kẹt trong đổ nát ở của tháp Dharahara. Khi động đất xảy ra, có khoảng 200 người đã mua vé để lên tháp ngắm cảnh. Ảnh: USA Today
 
 
Quảng trường Durbar tại thành cổ của thủ đô Kathmandu, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng bị hư hại nghiêm trọng. Quảng trường này là nơi tập hợp các cung điện, sân và đền thờ, UNESCO gọi đây là "trung tâm xã hội, tôn giáo và đô thị" của Kathmandu. Ảnh: BBC
 
 
Khung cảnh hoang tàn tại quảng trường sau trận động đất. Ảnh: BBC
 
 
Gỗ và gạch vỡ nằm la liệt tại quảng trường. Ảnh: Instagram
 
 
Quảng trường Bhaktapur Durbar trước và sau cơn địa chấn. Ảnh: Twitter
 
 
Một ngôi đền bị hư hại ở Kathmandu. Ảnh: Omar Havana
 
 
Một ngôi đền sụp đổ ở Kathmandu. Ảnh: Omar Havana
 
 
Trận động đất để lại những vết nứt trên bảo tháp ở Kathmandu, một trong những di tích Phật giáo cổ xưa nhất trên dãy Himalaya và là một trong những bảo tháp lớn nhất của Nepal. Ảnh: Twitter
 

Đống đổ nát tại khu đền Phật ở Swayambhunat, được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Video: BBC
 
Phương Vũ
Nguồn

dimanche 26 avril 2015

Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa



Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa
Bài giảng lễ ngày 24/04/2015

ROMA, 24/04/2015 – "Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa khiến cuộc đời mình được biến đổi", ĐTC nhắn nhủ như trên trong bài giảng lễ ngày thứ sáu 24/04/2015, tại Nhà Thánh-Mátta, Vatican.

ĐTC Phanxicô khẳng định mỗi người đều có một cuộc gặp gỡ riêng với Chúa và chính qua cuộc gặp gỡ này mà Chúa biến đổi tận căn cuộc đời chúng ta. Bí quyết không phải là chúng ta chỉ nhận ra được điều này, nhưng là chúng ta phải luôn nhớ đến "tình yêu ban đầu" nảy sinh từ cuộc gặp gỡ đó như một kỷ niệm đẹp và luôn tươi thắm. Đây là một sự gặp gỡ thực sự, cụ thể, khi chúng ta cảm thấy rằng Chúa Giêsu đang nhìn mình. Không phải chỉ có các thánh mới có được kinh nghiệm này, nên nếu chúng ta không nhớ đến nữa thì ĐTC gợi ý chúng ta phải xin ơn đừng quên kỷ niệm gặp gỡ này vì Chúa Giêsu không bao giờ quên. Chúa luôn tìm cách có một tương quan với mỗi người chúng ta, một tương quan đặc biệt, một tương quan tình yêu, mặt đối mặt giữa hai người.

ĐTC cũng khuyên chúng ta nên đọc Tin Mừng để nhận ra trường hợp của mình trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ xảy ra trong đó, và đã biến đổi hoàn toàn cuộc đời của những người được gặp Chúa Giêsu. Trước tiên là hai ông Gioan và Anrê, đã bỏ mọi sự mà rong ruổi theo Chúa, rồi đến ông Phêrô, trở nên đá tảng của cộng đoàn mới, rồi người phụ nữ Samari, người bị quỷ ám được Chúa trục xuất quỷ vào đàn heo, người phong cùi, là một trong mười người được chữa lành và trở lại cám ơn Chúa, hay người đàn bà bị bệnh loạn huyết được chữa lành khi đụng vào gấu áo Chúa. Rồi cuối cùng là câu chuyện của ông Phaolô gặp gỡ Chúa ngay khi đang đi bắt bớ những người theo Chúa, trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Trong Kinh Thánh cũng có nhiều cuộc gặp gỡ khác, tất cả đều khác nhau, điều này cho thấy, quả thật, sự gặp gỡ của mỗi người với Chúa là duy nhất, là riêng tư.  
ĐTC mời gọi chúng ta về nhà cầu nguyện và tự vấn: "Khi nào là lúc tôi cảm thấy Chúa gần tôi? Khi nào là lúc tôi cảm thấy tôi phải thay đổi cuộc sống, sống tốt hơn và tha thứ cho một người nào đó? Khi nào là lúc tôi nghe thấy Chúa xin tôi điều gì đó? Khi nào là lúc tôi đã gặp Chúa?" Vì đức tin của chúng ta là sự gặp gỡ với Chúa, đó là căn bản của đức tin.

ĐTC còn gợi ý cho chúng ta tự vấn mình mỗi ngày bằng cách hỏi Chúa: "Khi nào là lúc Chúa đã nói với con điều gì đó làm cho cuộc sống con thay đổi, hoặc Chúa đã mời gọi con tiến thêm một bước trong cuộc đời?" Và ĐTC quả quyết đây là những kỷ niệm của tình yêu và chúng ta phải vui mừng khi nhớ đến.
ĐTC kết luận: việc cử hành Thánh Thể là một sự gặp gỡ khác với Chúa Giêsu, để chúng ta thi hành điều được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 6,52-59): "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy".
(ltd tổng hợp và chuyển ngữ từ Zenit, L'Osservatore Romano và Radio Vatican)

P.Anh-T.Diệp sưu tầm