jeudi 23 juillet 2015

Bí mật trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Bí mật trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn organ cổ nhất nhì Việt Nam, đồng hồ khổng lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
 
Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những "cổ vật" đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc La và Do. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Sol, Si, Mi và Re.
Ba quả chuông to nhất là Sol nặng 8.745 kg, Si nặng 3.150 kg và quả Re nặng 2.194 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm. 
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ máy của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.

Hồng Công chuyển


*************************************************

Mái ngói nhà thờ Đức Bà được tạo hình thập giá




CẢ MỘT THẾ GIỚI BÍ ẨN TRÊN NÓC NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN...!
Các chuyên gia về xây dựng khi tham gia sửa chữa nhà thờ Đức Bà đã bất ngờ phát hiện cả một kho báu chứng tích nghề làm gạch ngói thủ công của nước nhà trên nóc nhà thờ Đức Bà....!
Điều bất ngờ là họ phát hiện ra trên nóc nhà thờ tồn tại 24 loại ngói khác nhau. Trong đó đa số là các loại ngói sản xuất ở Việt Nam như ngói Biên Hoà, Trị An, Nam Kỳ, Đông Dương, Phú Hữu (Cần Thơ), Đáp Cầu (Bắc Ninh)...
Đặc biệt ngói cổ nhất là ngói Wang-Tai Sài Sòn.
Khi khảo cổ tại nền nhà thờ người ta phát hiện nhiều mảnh vỡ của ngói Wang-Tai gắn với thời kỳ bắt đầu xây nhà thờ 140 năm trước. Tìm hiểu về Wang-Tai thì được biết, loại ngói này được sản xuất tại chính các lò gốm Sài Gòn từ năm 1860 đến 1900 bởi doanh nhân Trương Bá Lâm (1827-1900).
Trong cuộc triển lãm công nghiệp 1880 gạch ngói của ông Lâm được huy chương bạc. Sản phẩm này cũng từng dự Triển lãm 1878 tại Paris được đánh giá cao.
Qua các khảo sát và khảo cổ, có thể kết luận rằng ngói Wang-Tai Sài Gòn chính là loại ngói đầu tiên được lợp nóc nhà thờ Đức Bà. Theo thời gian sửa chữa, loại ngói đầu tiên này phần nhiều được thay thế bởi các loại ngói sản xuất ở Việt Nam khác cùng một số ngói nước ngoài.
Nhà thờ Đức Bà gắn với lịch sử tôn giáo, văn hoá kiến trúc Sài Gòn, việc xác định chân thực giá trị các vật liệu xây dựng của người Việt làm nên nhà thờ có ý nghĩa không nhỏ liên quan đến lịch sử ngành nghề vật liệu xây dựng ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng....!
Cảnh quan chung của mái ngói Nhà Thờ Đức Bà-Sài Gòn là một cây Thánh Giá khổng lồ...!
(Đinh Trực sưu tầm)

********************************************************

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương cung thánh đường Chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn)[1]

Mặt trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với tượng Đức Bà Hòa Bình
Thông tin cơ bản
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh
Tôn giáoCông giáo Rôma
Nghi lễLatinh
Năm cung hiến1959
Tước hiệu giáo hội
hoặc tổ chức
Tiểu vương cung thánh đường
Quản đốcG.B. Huỳnh Công Minh
WebsiteTGP.Thành phố Hồ Chí Minh
Mô tả kiến trúc
Kiến trúc sưJules Bourard
Thể loại kiến trúcNhà thờ chính tòa
Phong cách kiến trúcKiến trúc Roman
Hướng mặt tiềnĐông
Năm hoàn thành1880
Chi phí xây dựng2,5 triệu franc Pháp
Thông số kỹ thuật
Chiều dài93 mét (305 ft)
Chiều rộng35 mét (115 ft)
Chiều rộng lọt lòng00 mét (0 ft)
Tổng chiều cao57 mét (187 ft)
Vật liệugạch đỏ
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tộitiếng Anh:Immaculate Conception Cathedral Basilicatiếng PhápCathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi chiếm Sài GònPháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho người Pháp theo đạo Công giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây vốn là một ngôi chùanhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, linh mục Lefebvre đã tu sửa ngôi chùa này thành nhà thờ. Vì ngôi nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa). Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn. Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
  • Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
  • Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
  • Vị trí hiện nay.
Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn.[3]. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille(Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.

Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh, trước Nhà thờ trước kia
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục Giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "hai hình" để phân biệt với tượng "một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (nay là cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bịchính phủ độc lập Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.

Tượng Đức Mẹ Hòa bình và hai tháp chuông nhà thờ
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên(sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, giờ đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959. Sau đó, công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà NộiHuế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.

Những nét đặc sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măngsắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon, có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Nội thất nhà thờ
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ về các thánh (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ 14 chặng Đàng Thánh Giá làm bằng đá trắng khá tinh xảo, được bố trí như sau (nhìn từ cổng trước vào nhà thờ):
cánh tráiCung Thánhcánh phải
Đức Mẹ Fátimagian ghế ngồi của giáo dânThánh Giuse
Kitô VuaLòng Chúa Thương Xót
Thánh AnnaThánh Patrick
Thánh TêrêsaĐức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tổng lãnh thiên thần MicaeCác thánh tử đạo Việt Nam
Đức Mẹ Lộ ĐứcThánh Antôn thành Padova
Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2.

Dòng chữ Latin nơi cổng chính:DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIŒ VIRGINI IMMACULATŒ
Nghĩa là: Thiên Chúa tối cao đã ban cho Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Bên dưới cho biết năm khánh thành
Còn trên trán tường của cửa vào bên phải có những hàng chữ bằng tiếng Hoa, thật ra đó là hai câu đối: "Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức - Thánh mẫu vô nhiễm nguyên tội". và hàng chữ nói tới năm khánh thành nhà thờ 1880. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.
Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1 m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

Hai tháp chuông vươn cao nhìn từ phía sau
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si: 4.184 kg, đô: 4.315 kg, rê: 2.194, mi: 1.646 kg), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, đô, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055 kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng (1.840 kg) được gắn trên mỗi quả chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895 kg.
Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184 kg, chuông la nặng 5.931 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giao thừa Âm lịch.
Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông re vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Re và Do (đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Do và Sol, nhưng vì chuông Sol quá nặng nên thay thế bằng chuông Re). Vào đêm Giao thừa thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Basílica de Nuestra Señora, Ciudad Ho Chi Minh, Vietnam, 2013-08-14, DD 03.JPG
Mặt trước thánh đường là một công viên (Công trường Công xã Paris) với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá, gần đó là Bưu điện Sài Gòn. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ghi ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh:
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàngbạcthiếcnhômgiấyda và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

Các linh mục chính sở[sửa | sửa mã nguồn]

Gallery[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam
(Theo thứ tự sắc phong)

Xứ sở dâu da miền Tây





Vùng trồng dâu da, dâu bòn bon ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ những ngày này đang vào mùa thu hoạch rộ, giá bán cao giúp nhiều nhà vườn thu hàng trăm triệu mỗi ha.

Tháng tư âm lịch, các vườn dâu da ở miền Tây bắt đầu chín rộ. Cây nào cũng sum suê, trái no tròn, có loại màu xanh, có loại màu vàng óng ả... Đặc điểm loài dâu là khi có mưa xuống thì trái bắt đầu ngọt dần cho đến cuối mùa.



Dâu da miền Tây có nhiều giống, mùi vị, độ
chua ngọt khác nhau. Loại ngọt và hơi ngọt có dâu xanh, dâu Bà Phước, dâu miền dưới, dâu Hạ Châu, dâu bòn bon. Hiện nay, dâu bòn bon được coi là thế mạnh của một số nhà vườn. Loại này có nhiều ưu thế hơn nhờ trái sai, đều, độ ngọt cao, mọng nước và thích hợp với nhiều loại đất.



Dâu bòn bon có màu sắc rất đẹp, chín rộ từ
tháng 3 đến cuối tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi cây cho 200-300 kg trái, cá biệt có cây lên 500 kg.



Riêng dâu Hạ Châu là đặc sản của Phong Điền, thường thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch.



Thương lái vào tận nhà thu mua dâu trái xanh.



Dâu trái xanh có giá trung bình khoảng
15.000-20.000 đồng/kg.



Thị trường của dâu miền Tây là ​Saigon và nhiều tỉnh thành cả nước.



Dâu được vận chuyển bằng các loại ghe xuồng
ra chợ.



Năm nay, dâu được giá, chi phí đầu tư lại thấp
giúp nông dân có lợi nhuận cao. Mỗi ha dâu
năng suất cao người trồng thu được 90 triệu
đến hơn 100 triệu đồng.



Mùa này, ven các đường ở miền Tây, dâu da
được bày bán rất nhiều.



Nhiều nhà vườn trồng dâu ở huyện Phong Điền đang kết hợp cho khách du lịch tham quan, khám phá vườn dâu để tăng thu nhập

Kim Thanh chuyển

mercredi 22 juillet 2015

Những hình ảnh thực ngoài đời trong các truyện chưởng của Kim Dung

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều phong cảnh đẹp như tranh vẽ.


1. Nga Mi
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.

Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.

Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trongbộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái…Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.

Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo

Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.


Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).

Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây …

Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.

Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.

Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên gọi là "Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành"chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.

Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỷ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.


2. Nhạn môn quan
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.

Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.

Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.

Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”.



3. Võ Đang
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.

Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.

Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.

Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m.

Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.

Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.

Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.

Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần



Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ

Sưu tầm

Hồng Công chuyển