Để ẩn náu và ngủ khi đêm xuống, có loài vật chỉ đơn giản là tìm một nơi trú an toàn nhưng cũng có loài tự xây ngôi nhà riêng hành tráng, ấn tượng cho mình.Quá trình xây nhà của nhiều loài vật đã sản sinh những “kiến trúc sư” tài ba mà con người không thể ngờ tới được.Dưới đây là chân dung và công trình của các "kiến trúc sư" này:
Chim sẻ Baya thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước, khiến động vật ăn thịt khó tiếp cận chúng. Những cái tổ này được xây khá tỉ mỉ và có vẻ ngoài đẹp đẽ, thanh lịch.
Chim sẻ họ Ploceidae - sống ở Nam Phi, Namibia và Botswana, xây tổ "tập thể" rất lớn có thể chứa hàng trăm con chim qua nhiều thế hệ. Tổ chim được dệt từ củi que và cỏ, có tuổi thọ rất dài, được chia thành nhiều "phòng", trong đó những "phòng" nằm sâu bên trong có nhiệt độ cao hơn vào ban đêm, giúp chim giữ ấm.
Kiến xanh Úc, sống ở Trung Phi và Đông Nam Á, làm tổ bằng cách kéo những chiếc lá xanh lại với nhau rồi dùng tơ ấu trùng để "dán" khít lại. Các tổ này có kích thước khác nhau, từ tổ làm từ một chiếc lá cho đến một chùm lá với chiều dài lên đến nửa mét
Chim Vogelkop - sống ở vùng núi bán đảo Vogelkop, Tây New Guinea, Indonesia. Chim Vogelkop trống xây "nhà" từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái. "Nhà" của chúng có thiết kế nội thất hoàn hảo nhất thế giới động vật, bên trong chứa các loại quả, hoa, bọ cánh cứng và những đồ trang trí đầy màu sắc bắt mắt và được sắp xếp có nghệ thuật để thu hút bạn tình. Điều trớ trêu là những ngôi nhà này lại không được chim mái dùng làm chỗ nuôi con.
Mối la bàn. Chúng xây các ụ lớn hình nêm để làm tổ, và thường các ụ này được xây theo hướng bắc-nam. Các nhà khoa học tin rằng với hình nêm, nhiệt độ trong các ụ sẽ được giữ ở mức phù hợp với loài mối
Ong mật. Toàn bộ cuộc sống của ong mật xoay quanh tổ - được xây bằng sáp do chúng tiết ra. Trong các tổ này, ong mật chế biến mật hoa thành mật và nuôi con.
Kiến gỗ đỏ châu Âu xây các gò lớn trên nền rừng để làm nhà. Nhiều gò có thể được liên kết với nhau như gò mẹ và con, cho phép kiến chuyển chỗ ở trong trường hợp có biến cố tại một trong các gò.
Chim sẻ lò đỏ xây tổ bằng đất sét và bùn. Những cái tổ khá vững chắc giúp chúng tránh bị kẻ thù ăn thịt, và một khi chúng rời đi, cái tổ vẫn có thể cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những con chim khác.
Tổ ong bắp cày
"Nhà" của hải ly với "cửa nhà" được xây chìm dưới nước để tránh kẻ thù
Tổ chim vàng anh Montezuma - trông như những chiếc túi trên cây
Tổ của sâu bọ cánh long
mercredi 19 août 2015
Những " Kiến Trúc Sư" tài ba , ở quanh chúng ta .
dimanche 16 août 2015
Vũ trụ sẽ diệt vong như thế nào? - Adam Becker
Trái Đất của chúng ta rồi sẽ đến hồi tiêu vong. Nhưng là khi nào?
Rất có thể sẽ là vào khoảng sáu tỷ năm nữa, Mặt Trời trong cơn hấp hối sẽ phình to ra thành một khối Đỏ khổng lồ và nuốt trọn Trái Đất.
Thế nhưng Trái Đất chỉ là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời chỉ là một trong số hàng trăm tỷ ngôi sao trong một dải ngân hà, và có đến hàng trăm tỷ dải ngân hà trong vũ trụ, mà đó là chỉ mới tính đến những phần vũ trụ ta có thể quan sát được.
Vậy sự diệt vong của vũ trụ sẽ diễn ra như thế nào? Đây là câu hỏi mà khoa học đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời rõ ràng.
Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức vật lý mà con người đã có được cho tới nay thì có một số kịch bản có thể dẫn đến sự diệt vong của vũ trụ, gồm Vụ Băng Giá Lớn (Big Freeze), Vụ Co Lớn (Big Crunch), Vụ Thay Đổi Lớn (Big Change), và Vụ Xé Lớn (Big Rip).
Phỏng đoán ban đầu: Diệt vong do nhiệt
Theo nhiệt động lực học, tức khoa học nghiên cứu về nhiệt, thì "cái chết do nhiệt đang tới gần". Không phải do ngọn lửa cuồng nộ, mà là do sự khác biệt về nhiệt.
Nghe tưởng chừng không sao, nhưng cái chết kiểu này rùng rợn hơn nhiều so với việc bị nướng chín.
Vũ
trụ được cho là sẽ kết thúc theo một trong bốn cách: do băng giá, do bị co lại, do bị thay đổi, hoặc do bị xé nát
Hầu như mọi thứ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày đều có sự khác biệt về nhiệt, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chẳng hạn, xe hơi chạy do nhiệt độ bên trong động cơ nóng hơn bên ngoài, máy tính hoạt động nhờ vào nguồn điện do nhà máy phát điện tạo ra, nhà máy phát điện hoạt động bằng cách đun nóng nước để lấy nhiệt làm chạy turbine v.v...
Con người tồn tại được nhờ thực phẩm mà thực phẩm có được là do có sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa Mặt Trời và phần còn lại của vũ trụ.
Tuy nhiên, khi vũ trụ tiến đến mức diệt vong do nhiệt thì tất cả mọi thứ ở khắp nơi sẽ có cùng nhiệt độ. Điều này có nghĩa là sẽ không còn hiện tượng gì xảy ra nữa.
Sau khi môn nhiệt động lực học ra đời vào đầu những năm 1800, sự diệt vong do nhiệt dường như là cách khả dĩ duy nhất khiến cho vũ trụ tiêu tan.
Tuy nhiên, 100 năm trước đây, thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein cho thấy số phận vũ trụ sẽ có một kết cục kịch tính hơn nhiều.
Vật chất trong vũ trụ, theo Einstein, quyết định số phận chung cuộc của chính vũ trụ.
Thuyết này dự đoán toàn thể vũ trụ sẽ mở rộng ra hoặc sẽ thu hẹp lại chứ không thể duy trì kích thước như cũ.
Einstein đã nhận ra điều này vào năm 1917, nhưng ngần ngại không dám tin vào học thuyết của chính mình.
Các
dải ngân hà, như dải M74 này, đang ngày càng cách xa chúng ta hơn
Diệt vong do băng giá (Vụ Băng Giá Lớn - Big Freeze)
Cho đến 1929, nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble đã tìm thấy những bằng chứng cụ thể cho thấy vũ trụ đang mở rộng.
Einstein đã thay đổi suy nghĩ và cho rằng điều mà ông khăng khăng trước đó về một vũ trụ tĩnh là ‘sai lầm lớn nhất’ trong sự nghiệp của mình.
Nếu vũ trụ đang lớn dần lên thì chắc hẳn kích thước của nó đã từng nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Việc nhận ra điều này đã dẫn đến sự ra đời của thuyết Big Bang, tức Vụ Nổ Lớn. Thuyết này cho rằng vũ trụ khởi thủy có kích thước vô cùng nhỏ nhưng sau đó đã lớn dần lên hết sức nhanh chóng.
Số phận của vũ trụ, do đó, tùy thuộc vào một câu hỏi rất đơn giản: liệu vũ trụ có tiếp tục mở rộng hay không và với tốc độ nhanh tới mức nào?
Câu trả lời là điều này tùy thuộc vào khối lượng những "thứ" bình thường như vật chất và ánh sáng có trong vũ trụ.
Khối lượng vật chất càng lớn sẽ càng tạo trọng lực lớn hơn, qua đó sẽ giúp kéo mọi thứ lại với nhau và làm chậm lại quá trình mở rộng của vũ trụ.
Vũ trụ sẽ tiếp tục mở rộng cho tới khi khối lượng vật chất bị đẩy tới ngưỡng sống còn, không tạo đủ trọng lực được nữa, mọi thứ trở nên tan rã và cuối cùng là cảnh hủy diệt trong băng giá.
Vũ trụ đã mở rộng ra nhiều so với lúc mới hình thành
Diệt vong do sức nóng (Vụ Co Lớn - Big Crunch)
Nhưng nếu khối lượng vật chất là quá lớn thì sự mở rộng của vũ trụ sẽ chậm lại và dừng hẳn. Khi đó vũ trụ sẽ bắt đầu thu nhỏ lại.
Vũ trụ thu nhỏ lại sẽ trở nên nóng hơn và cô đặc hơn và cuối cùng sẽ kết thúc với kịch bản đảo ngược của Big Bang được gọi là Big Crunch, hay Vụ Co Lớn.
Trong phần lớn thế kỷ 20, các nhà vật lý học vũ trụ không biết chắc kết cục của vũ trụ sẽ là kịch bản nào. Sẽ là Vụ Băng Giá Lớn hay Vụ Co Lớn? Sẽ là giá rét hay rừng rực lửa cháy?
Họ đã cố tìm hiểu xem khối lượng vật chất trong vũ trụ là chừng nào. Kết quả là hóa ra chúng ta đang ở thời điểm rất gần với ngưỡng sống còn, cho nên số phận của chúng ta đang trở nên rất bấp bênh.
Thế nhưng, tất cả mọi thứ đã thay đổi vào cuối thế kỷ 20. Vào năm 1998, hai nhóm nhà vật lý học vũ trụ cạnh tranh nhau đã cùng nhất trí về một nội dung đáng kinh ngạc: vũ trụ đang mở rộng một cách nhanh chóng.
Vật chất bình thường và năng lượng bình thường không thể khiến cho vũ trụ phản ứng như thế. Đó là bằng chứng đầu tiên của một loại năng lượng mới được gọi là ‘năng lượng tối’ vốn hoạt động không giống bất kỳ thứ gì khác trong vũ trụ.
Chúng ta vẫn chưa hiểu nó là gì nhưng khoảng 70% năng lượng trong vũ trụ là năng lượng tối và khối lượng này vẫn đang tăng lên mỗi ngày.
Sự tồn tại của năng lượng tối có nghĩa là khối lượng vật chất trong vũ trụ không đủ nhiều để có thể quyết định số phận của vũ trụ.
Vũ trụ sẽ tiêu vong khi bị co lại trong Vụ Co Lớn
Thay vào đó, năng lượng tối kiểm soát vũ trụ và tăng tốc quá trình mở rộng không ngừng của vũ trụ. Điều này làm cho kịch bản của Vụ Co Lớn khó xảy ra.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng diệt vong do băng giá chắc chắn sẽ xảy ra, bởi còn có những khả năng khác.
Thuyết vật lý lượng tử cho rằng năng lượng luôn tồn tại, thậm chí trong một môi trường chân không hoàn toàn, tất nhiên trong trường hợp đó thì năng lượng sẽ chỉ tồn tại ở mức rất ít.
Thế nhưng vẫn có một số dạng môi trường chân không khác với những môi trường chân không mà ta đã biết, và ở đó có chứa năng lượng còn ít hơn nữa.
Nếu đúng vậy thì toàn thể vũ trụ giống như một ly nước siêu lạnh và chỉ tồn tại cho đến khi một ‘bong bóng’ chân không có ít năng lượng hơn xuất hiện.
Điều may mắn là theo những gì chúng ta biết được thì không hề có những bong bóng kiểu này.
Điều không may là vật lý lượng tử cũng cho rằng nếu môi trường chân không có ít năng lượng có khả năng tồn tại thì bong bóng có chứa môi trường chân không đó sẽ xuất hiện đâu đó trong vũ trụ.
Nếu điều đó xảy ra thì môi trường chân không mới này sẽ chuyển hóa môi trường chân không cũ xung quanh nó. Bong bóng này sẽ mở rộng ở tốc độ gần như tốc độ ánh sáng, cho nên chúng ta sẽ không bao giờ kịp nhìn thấy sự xuất hiện của nó.Vụ Co Lớn rất có thể sẽ đẩy vũ trụ vào một kết cục tan tành khốc liệt
Diệt vong do thay đổi (Vụ Thay Đổi Lớn - Big Change)
Những thuộc tính của những hạt cơ bản như hạt điện tử và hạt sơ cấp (quarks) có thể sẽ hoàn toàn khác đi, và điều này dẫn tới việc các nguyên lý hóa học sẽ thay đổi một cách căn bản. Những thay đổi đó rất có thể sẽ khiến cho các nguyên tử không thể hình thành.
Con người, các hành tinh và thậm chí các vì sao sẽ bị hủy diệt trong Vụ Thay Đổi Lớn này.
Trong công trình nghiên cứu vào năm 1980, các nhà vật lý Sidney Coleman và Frank de Luccia gọi đây là ‘thảm họa sinh thái cuối cùng’.
Năng lượng tối có thể hành xử khác đi sau Vụ Thay Đổi Lớn. Thay vì thúc đẩy cho vũ trụ mở rộng ra nhanh chóng hơn thì năng lượng tối lại hút vũ trụ vào nó, khiến vũ trụ co lại thành một Vụ Co Lớn.
Diệt vong do bị tan rã (Vụ Xé Lớn - Big Rip)
Có thêm một kịch bản đau thương thứ tư, mà lần này năng lượng tối một lần nữa lại giữ vị trí trung tâm. Đó là năng lượng tối có thể mạnh hơn chúng ta tưởng, mạnh tới mức tự nó xóa sổ vũ trụ mà không cần phải trải qua những thứ như Vụ Thay Đổi Lớn, Vụ Băng Giá Lớn, hay Vụ Co Lớn.
Năng lượng tối có một tính chất đặc thù. Khi vũ trụ mở rộng ra thì tỷ trọng của năng lượng tối, tức tương quan giữa khối lượng và trọng lượng, vẫn không đổi. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều năng lượng tối xuất hiện theo thời gian để theo kịp kích thước ngày càng tăng của vũ trụ.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ trọng của năng lượng tối tăng lên trong khi vũ trụ mở rộng? Nói cách khác, điều gì sẽ xảy ra nếu khối lượng năng lượng tối trong vũ trụ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ mở rộng của của chính vũ trụ?
Trong Vụ Xé Lớn, các hành tinh, các ngôi sao và mọi thứ sẽ bị xé nát, tơi tả
Ý tưởng này được Robert Caldwell từ Đại học Dartmouth ở Hanover, New Hampshire, Hoa Kỳ, đưa ra. Ông gọi nó là ‘năng lượng tối bóng ma’. Điều này dẫn đến một số phận kỳ lạ khác thường của vũ trụ.
Ngay lúc này, tỷ trọng năng lượng tối đang rất thấp, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của vật chất trên Trái Đất hay thậm chí là tỷ trọng của Dải Ngân Hà.
Nhưng theo thời gian, tỷ trọng của năng lượng tối bóng ma sẽ tăng lên và nó sẽ làm tan rã vũ trụ.
Trong một nghiên cứu hồi năm 2003, Caldwell và các cộng sự phác thảo ra một kịch bản mà họ gọi là ‘ngày tận thế của vũ trụ’.
Một khi năng lượng tối bóng ma trở nên dày đặc hơn một vật thể nào đó thì vật thể đó sẽ bị xé ra tơi tả.
Trước hết, năng lượng tối bóng ma sẽ làm tan rã Dải Ngân Hà. Sau đó hệ Mặt Trời cũng bị phân rã do lực kéo của năng lượng tối sẽ mạnh hơn sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất.
Cuối cùng, chỉ trong vòng một vài phút quay cuồng Trái Đất sẽ nổ tung. Khi đó, các phân tử sẽ vỡ tan chỉ trong một phần giây trước khi vũ trụ bị xé nát. Caldwell gọi đây là Vụ Xé Lớn.
Vụ Xé Lớn, theo thừa nhận của chính Caldwell, là "rất kỳ lạ".
Năng lượng tối bóng ma được nêu ra dựa trên một số ý tưởng khá căn bản về vũ trụ, chẳng hạn như giả định cho rằng vật chất và năng lượng không thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng.
Dựa trên những quan sát của chúng ta đối với sự mở rộng của vũ trụ và các thí nghiệm vật lý hạt thì có lẽ lý do khả dĩ dẫn tới sự tiêu vong của vũ trụ lần lượt sẽ Vụ Băng Giá Lớn, sau đó đến Vụ Thay Đổi Lớn và cuối cùng là Vụ Co Lớn.
Thế nhưng đương nhiên là không có lý do để chúng ta phải lo lắng về sự hủy diệt của vũ trụ. Tất cả những điều này chỉ xảy ra trong hàng ngàn tỷ năm tới ngoại trừ Vụ Thay Đổi Lớn.
Tương tự, không có lý do gì để lo lắng cho nhân loại. Sự biến đổi di truyền sẽ khiến cho con cháu chúng ta biến đổi đến mức không thể nhận ra.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
Bí ẩn xác Thánh không hư nát!
Tìm hiểu Các Thánh
Bí ẩn xác Thánh không hư nát!Nguồn: English Wikipedia + Báo Khoa Học
Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là "nhục thân bất hoại (incorruptible body)".
Thánh Bernadette (Lourdes, Pháp). Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.
Thánh Bernadette trong quan tài pha lêGia đình của Thánh Bernadette đã tắm rửa, thay quần áo và đặt vào quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí sâu trong nhà mồ. Vào năm 1913, Đức Giáo Hoàng Pius X phong Chân Phước cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn. Năm 1925, Thánh nữ Bernadette được Đức Giáo hoàng Pius XI phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourdes cho đến tận ngày nay vẫn còn.Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII qua đời ngày 03/06/1963. Ba mươi tám (38) năm sau ngày ngài qua đời, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác của ngài không hề thối rữa dù không hề được tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào.
Di hài Đức Thánh Cha John XXIII Hiện nay, thi hài của ĐTC Gioan XXIII đã được đưa lên đặt trong 1 quan tài bằng pha lê bên dưới bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để dân chúng có thể kính viếng và chiêm ngắm.
Di hài Thánh Vincent de Paul [Vinh-sơn Phao-lô]
Di hài Thánh Catherine Laboure (1806-1876)Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp “nhục thân bất hoại”, như: Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney (1786-1859) được khai quật năm 1904, Thánh Francis Xavier (1506-1552; hiện nay di hài của ngài vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại thành Goa, Ấn Độ).
Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện. Nhưng xem ra giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát.Bài do bạn huongtrant90 giới thiệu
samedi 15 août 2015
LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Cảm nghiệm ơn Chúa
Nếu có ai hỏi: Làm thế nào để tiến bộ trên đường đạo đức, thay đổi nếp sống cũ, biết dấn thân mến Chúa yêu người hơn? Tôi xin thưa: điều quan trọng nhất khởi đầu cho một nếp sống mới là: cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong đời mình. Khi đã nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương, ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là mong muốn đáp lại tình yêu ấy.
Tình yêu kêu gọi tình yêu. Tình yêu đáp trả tình yêu. Chúa Thánh Thần, nguồn tình yêu của Thiên Chúa, sẽ giúp ta nhận biết tình yêu Thiên Chúa và soi sáng thúc giục ta đáp lại tình yêu ấy.
Sau khi Đức Mẹ ngoan ngoãn nói lên lời “xin vâng”, Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy tâm hồn Đức Mẹ. Đức Mẹ mở rộng tâm hồn đón nhận và để mặc Người hướng dẫn cuộc đời mình. Từ đây, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn biến đổi. Đức Mẹ trở nên một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Chúa Thánh Thần, hiến dâng trọn vẹntâm hồn và thân xác để đáp lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy những tác động của Chúa Thánh Thần trên Đức Mẹ.
Tác động thứ nhất: sự vội vã.
Vội vã đây không phải là sự vội vàng hấp tấp. Cũng không phải là nôn nóng lo âu. Sự vội vã ở đây có nghĩa là sự nhiệt tình hăng hái. Cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong tâm hồn, Đức Mẹ mau mắn, tha thiết muốn đáp trả. Nếp sống của cô thôn nữ Maria đã thay đổi. Từ một thôn nữ dịu dàng, sống êm đềm trong cuộc đời bình dị, Đức Mẹ giờ đây trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn, hăng hái đền đáp lại Tình Chúa Yêu Thương. Từ một thôn nữ vui với công việc nội trợ, khép mình trong làng xóm, Đức Mẹ đã mở cửa ra đi. Sự mở cửa ra đi làm ta nhớ tới tác động của Chúa Thánh Thần trên các Tông đồ.
Tác động thứ hai: tâm tình tạ ơn.
Cảm nghiệm được tình Chúa thương yêu, lòng Đức Mẹ tràn đầy niềm cảm mến biết ơn. Niềm tri ân cảm tạ đầy ứ trong lòng chỉ chờ dịp tuôn ra thành lời. Cảm nghiệm về ơn lành vô biên của Thiên Chúa cũng là cảm nghiệm về sự thấp hèn bất xứng của mình. Hai cảm nghiệm song song đó càng nâng cao, càng đào sâu niềm tri ân cảm tạ. Cảm nghiệm ấy đã biến đổi Đức Mẹ, từ một cô gái kín đáo, âm thầm trở nên một thi sĩ, một ca sĩ lớn tiếng ca tụng Tình Yêu Thiên Chúa đối với kẻ nghèo hèn. Chúa Thánh Thần đã biến Đức Mẹ thành ngòi bút thi sĩ như lời Thánh vịnh: Tim tôi dâng ý thơ tuyệt diệu. Dệt bài ca dâng tiến Đức Vua. Lưỡi tôi tựa bút rung vạn điệu. Trong tay những thi nhân anh tài. Khi nghe bà Isave chào, Đức Mẹ đã ứng khẩu tán tụng Chúa bằng bài kinh ca ngợi tuyệt diệu.
Tác động thứ ba: thái độ chia sẻ.
Tình yêu Thiên Chúa bao la đã đổ vào tâm hồn Đức Mẹ tràn đầy niềm vui. Niềm vui thánh thiện và lớn lao đã thúc đẩy Đức Mẹ mau mắn lên đường đi thăm bà Isave. Đức Mẹ không đến để khoe khoang, nhưng để chia sẻ. Nhờ Đức Mẹ đến mà bà Isave và thánh Gioan Baotixita được chúc phúc. Đức Mẹ cũng đến để chúc mừng bà chị họ đã được Chúa đoái thương. Tâm hồn được Chúa chiếm hữu đã khiến Đức Mẹ trở nên quảng đại và hiệp thông, sẵn sàng chia vui sẻ buồn với những người chung quanh.
Tác động thứ bốn: dấn thân phục vụ.
Niềm tri ân cảm tạ, niềm vui thánh thiện thực sự sẽ không dừng lại ở những bài ca trên môi miệng. Cảm nghiệm về Tình Yêu Thiên Chúa trong trái tim sẽ mau chóng biến thành hành động. Sự đền đáp tình yêu sẽ thúc đẩy người được yêu dấn thân phục vụ trong những việc làm cụ thể. Chính vì thế Đức Mẹ đã không ngần ngại ở lại phục vụ bà chị họ trong ba tháng.
Mừng lễ Đức Mẹ lên Trời một cách có ý nghĩa nhất, đó là ta hãy noi gương Đức Mẹ: xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn ta như Người đã đến trong lòng Đức Mẹ, giúp ta con người được những ơn lành Chúa ban và giúp ta mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.
Xin Đức Mẹ giúp chúng con biết ngoan ngoãn vâng theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng: để vội và ra đi, để hân hoan tạ ơn, để quảng đại chia sẻ và để dấn thân phục vụ anh em. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa trong đời bạn không?
2. Sẵn sàng làm theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, bạn có mong muốn điều này không?
3. Lên trời, dứt khỏi trần gian. Đây có phải là một bước nhảy vọt không? Hay chỉ là tiếp nối của quá trình từ bỏ chính mình trên trần gian?
P.Anh-Nghiêm Đỗ chuyển
dimanche 9 août 2015
Thư giãn cùng khoảnh khắc thiên nhiên kỳ ảo
Thư giãn cùng khoảnh khắc thiên nhiên kỳ ảo
| |||||||||||||||||||||
Nhật Hạ
Theo Amolife | |||||||||||||||||||||
TPO - Những bức ảnh macro chụp thiên nhiên, hoa lá, côn trùng của Ugur Doyduk mang một màu sắc trẻ trung và tươi mới, tinh tế và cực kỳ lắng đọng. Hãy cùng ngắm nhìn nhé!
Loạt ảnh tràn đầy nhựa sống dưới đây chắc chắn sẽ là những giây phút thư giãn thoải mái, nhẹ nhàng cho bạn sau những giờ làm việc mệt nhọc:Ugur Doyduk, nam nhiếp ảnh gia 40 tuổi đến từ Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ có một góc nhìn tinh tế và rung động trước thế giới nhỏ bé vĩ mô. Từng đốm nắng nhòa đi làm cho background trở nên lung linh đa sắc. Những tác phẩm Ugur Doyduk kết hợp giữa hoa lá và tĩnh vật mang một phong cách đặc trưng, rất thích hợp với không khí của những buổi heo may giao mùa.
Nguồn |
samedi 8 août 2015
Giấc mơ hồi hương của thằng Rô Bô
Truyện ngắn HẢI PHONG
Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Thằng Rô Bô. Tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi là người Nhật, vì tôi được sinh ra tại Nhật Bản, xứ của những cây anh đào hồng thắm, say đắm lòng người.
Nhưng thú thật, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một cánh hoa anh đào lung linh trong nắng tại Nhật. Ngày tôi ra đời, người ta đóng tôi vào một chiếc thùng gỗ to tổ chảng, bọc kín, chằng thép chung quanh rồi tống tôi xuống tàu, đi… viễn du, bắt đầu cuộc đời "three-down, seven-up" của tôi. Tôi cứ thế mà lênh đênh trên biển cả cho đến lúc tôi được người ta tháo ra, cho mở mắt chào đời thì tôi đã ở tại xứ tuyết Canada này rồi, ôi, lạnh làm sao! Nhớ cha mẹ lắm, tôi chỉ muốn khóc. Nhưng mắt tôi vẫn còn được bọc kín, không khóc được.
Một điều khiến tôi được an ủi là người Canada thật dễ thương lắm. Họ cưng tôi như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Tôi được hai ông Tây săn sóc, chùi rửa bóng loáng không còn hạt bụi, bơm dầu mỡ trơn tru trước khi trình làng cho bà con ngắm nghía cái Thằng Rô Bô quốc tịch Nhật bản.
Tôi cũng thắc mắc về cái tên của tôi lắm. Tuy mới đến tôi cũng lắng nghe Tây Đầm nói chuyện và cũng hiểu lõm bõm vài chữ như bonjour, bonsoir, how are you chẳng hạn. Mà cái anh Québec này cũng lạ đời lắm cơ, làm khó dễ tôi, cứ tiếng Anh, tiếng Pháp loạn cào cào cả lên, làm tôi lắm lúc cũng rối tinh lên chẳng hiểu ất giáp gì. Học một thứ tiếng đã toát mồ hôi, nói chi đến cả hai thứ tiếng. Rồi lại giống đực giống cái loạn xà ngầu, mãi tôi mới học được cái nhà là con gái la maison, cái tàu thủy là con trai le bateau, vân vân. Nhưng nghĩ nát óc tôi cũng không hiểu nổi cái tên tôi. Người ta gọi cái máy là con gái la machine, ấy thế mà tôi cũng là cái máy, họ lại gọi tôi là "thằng", le robot. Thế nà thế lào? Ước gì có cha mẹ tôi ở đây thì hay biết mấy, chắc chắn cha mẹ sẽ giải thích cho tôi. Nghĩ đến đấy tôi lại muốn khóc nữa rồi!
Tôi cũng thắc mắc về cái tên của tôi lắm. Tuy mới đến tôi cũng lắng nghe Tây Đầm nói chuyện và cũng hiểu lõm bõm vài chữ như bonjour, bonsoir, how are you chẳng hạn. Mà cái anh Québec này cũng lạ đời lắm cơ, làm khó dễ tôi, cứ tiếng Anh, tiếng Pháp loạn cào cào cả lên, làm tôi lắm lúc cũng rối tinh lên chẳng hiểu ất giáp gì. Học một thứ tiếng đã toát mồ hôi, nói chi đến cả hai thứ tiếng. Rồi lại giống đực giống cái loạn xà ngầu, mãi tôi mới học được cái nhà là con gái la maison, cái tàu thủy là con trai le bateau, vân vân. Nhưng nghĩ nát óc tôi cũng không hiểu nổi cái tên tôi. Người ta gọi cái máy là con gái la machine, ấy thế mà tôi cũng là cái máy, họ lại gọi tôi là "thằng", le robot. Thế nà thế lào? Ước gì có cha mẹ tôi ở đây thì hay biết mấy, chắc chắn cha mẹ sẽ giải thích cho tôi. Nghĩ đến đấy tôi lại muốn khóc nữa rồi!
Hôm lễ khánh thành tôi, người ta trang trọng quàng quanh người tôi một sợi dây to bản màu đỏ thắm, óng mượt. Phía trước, hai bên là hai cái nơ thật to màu bạc, thả cái dây tua tua buông lả lơi, trông thật lộng lẫy. Ngay sau một màn đít cua ngắn, một bà đầm cầm kéo cắt sợi ruban đỏ ấy và họ đặt tôi vào một cái "đường rầy" nhỏ, đại khái như cái đường rầy xe lửa í, giữa tiếng vỗ tay reo hò vang dậy của một đám người xa lạ toàn Tây Đầm. Tôi cũng nở mũi, không ngờ mình được tiếp đón long trọng đến thế. Thật là Tây có khác, họ lịch sự quá chừng. Khi chiếc đồng hồ kêu reng reng báo hiệu thì họ nhấn nút trên đầu tôi, hai mắt to thao láo của tôi bừng sáng, và kỳ diệu thay, tôi biết đi bạn ạ, tôi đi trên cái đường rầy của tôi. Tôi đi đến đâu thì tiếng leng keng leng keng êm tai vang lên nho nhỏ, tôi thích lắm. Trạm ngừng đầu tiên của tôi là trước cửa cái thang máy. Tôi đứng đấy, đếm khoảng hơn 10 giây đồng hồ thì cửa thang máy mở ra cho tôi chuyến du hành đầu tiên trong đời, rồi lại tự động đóng lại khi tôi đã chui hẳn vào trong thang máy. Để bạn có thể tưởng tượng cái thân hình Bé Bự của tôi nó như thế nào, tôi nói sơ là tôi chiếm nguyên cái chiều rộng và chiều sâu của cái thang máy bạn ạ, không ai chui lọt nữa. Cứ đến mỗi tầng lầu thì thang máy lại tự động mở cho tôi chui ra, rồi cứ trên cái đường rầy của riêng tôi, tôi tiếp tục lộ trình cho đến cửa thang máy ở đầu bên kia để đi tiếp lên tầng trên, mà tôi đi chậm lắm cơ, tôi cũng không hiểu tại sao, cho đến khi đi hết ba tầng lầu thì tôi lại được thang máy đưa về đơn vị cũ, là tầng chệt, ở đó các ông Tây bà Đầm đang chờ tôi để vỗ tay reo hò lần nữa. Thành công, thành công hoàn toàn!
Tôi khoái chí lắm, chỉ mong được đi thang máy lần nữa, nhưng than ôi, họ tống cổ tôi vào phòng, đóng cửa kín mít. Một ông Tây bảo tôi :
- Cho mày nghỉ 2 hôm cuối tuần nhé. Thứ hai bắt đầu làm việc!
- Cho mày nghỉ 2 hôm cuối tuần nhé. Thứ hai bắt đầu làm việc!
Tôi mang máng hiểu hai chữ "làm việc" là lại được đi thang máy, nên ngong ngóng chờ đến thứ hai để … làm việc. Nhưng, đời đâu như là mơ! Bây giờ thì tôi biết công việc của tôi phải làm gì rồi.
Cứ sáng sớm, việc đầu tiên là người ta cho tôi ăn, để lấy tinh thần mà làm việc. Có thực mới vực được việc mà. Nhưng oái oăm lắm, quanh năm suốt tháng, họ chỉ cho tôi ăn mỗi một món mà tôi đã ngán lên đến tận cổ là dầu và mỡ. Cứ điệu này thì chắc tôi phải bỏ mạng sa trường vì cholesterol thôi, biết còn có ngày về quê gặp lại cha mẹ? Hai ông Tây cao lớn cứ thay phiên nhau cầm chai dầu mà thoa đầy mình mẩy tôi, xịt vào từng con ốc, con vít trên người tôi, làm tôi lúc nào cũng bóng lưỡng như người lên đồng.
Đến giờ người đưa thư đến là lúc tôi te tua đây. Từng thùng, lại từng thùng thư được mở ra, hai cô đầm chia thành từng loại, chất vào những thùng to bằng plastic đủ màu, có ghi tên cùa từng department riêng rẽ, mỗi department là một màu khác nhau, rồi chất lên người tôi đủ thứ thùng thư hằm bà lằng ấy, theo thứ tự các departments mà tôi sẽ đi qua. À, mà tôi phải tự tả chân cho các bạn hình dung ra tôi thế nào nhé. Như người thường thì phải có đầu, mình và tay chân chứ gì? Tôi chẳng có đầu cũng chẳng có mình, nếu gọi là chân tay thì tôi có bốn chân, tức là bốn cái trụ ở bốn góc. Hai mắt tôi được gắn ở đầu hai cái trụ phía trước, còn hai trụ phía sau thì được gắn cái leng keng leng keng để tôi đi đến đâu thì mọi người phải biết mà tránh đường, và ai có phận sự phải nhận các thùng thư thì nghe tiếng leng keng mà ra "sớt" cái thùng của mình, họ nhìn màu mà nhận. Ra trễ thì ráng chịu, đường tôi tôi cứ đi, phớt tỉnh ăng lê!
Có hôm bà đầm già chắc lãng tai không nghe tiếng báo hiệu của tôi, cứ ngồi ì ra trên cái máy vi tính gõ cọc cọc cái gì không biết. Đến khi bà tỉnh mộng chạy ra thì tôi đã đi tuốt luốt gần tới đầu bên kia rồi, thế là bà lạch bạch như con vịt chạy đuổi theo tôi, nhưng bà vừa béo ục ịch lại còn đi giày cao gót nữa, làm sao mà chạy được. Bà đành quẳng đôi giày cao gót rồi lót tót chạy chân đất. Vớ được tôi, bà làu bàu mắng mỏ một hồi, tôi có hiểu gì đâu, kệ bả. Lấy được thùng thư rồi, bà khệ nệ bưng, may mà có một ông Tây lịch sự thấy thế ra tay nghĩa hiệp bưng dùm, nhưng than ôi, về gần đến phòng của bà thì đôi giày cao gót đã bị tên nghịch ngợm nào dấu mất tiêu làm cả buổi bà phải đi chân đất. Bà mếu máo than không biết đến giờ tan sở lấy gì đi về nhà? May sao đến giờ về, bà ra chỗ để lấy áo khoác thì thấy đôi giày để ở đó. Hóa ra, nhân viên quét dọn thấy đôi giầy nằm giữa lối đi, sợ người khác đạp phải sẽ bị té lại kiện tụng lung tung, nên đem ra để ở đó. Từ đấy, bà chừa, nên canh chừng tôi kỹ lắm, không bao giờ sai sót. Có hôm, lấy thùng thư xong, bà còn xoa xoa lên mình tôi, khen: "giỏi lắm".
À, nói đến cái mình, tôi lại phải tả tiếp nhé. Thân mình tôi là hai mặt phẳng to tướng và dầy bằng kim loại, một mặt phẳng cách mặt đất chừng hơn nửa mét, mặt phẳng kia cách mặt đất chừng 1,2 mét, trên đó người ta dán lên đủ thứ tên của nhiều departments khác nhau để chất các thùng thư từ và giấy tờ lên đấy. Những thùng nặng thì nằm ở mặt phẳng bên dưới, những thùng nhẹ hơn thì ở mặt phẳng bên trên. Mấy hôm đầu thì nhiệm vụ đưa thư của tôi chỉ có thế, mấy bữa sau thì chẳng biết ai bày ra trò mới, thấy tôi còn chỗ trống, các bà làm trong cafeteria canh giờ đem ra xếp lên tôi đủ thứ quà vặt, kèm theo tên từng người đã phone đặt hàng từ trước. Giời ạ! Tôi lại trở thành "thằng giao hàng". Tôi ngán ngẩm quá, nhưng thấp cổ bé họng (có cổ có họng đâu!) đành nín thinh cho các bà ấy hành hạ. Ah! Nhưng nhờ thế mà tôi biết thêm nhiều người trong cái "sở" của tôi. Mấy ông Tây thì khỏi nói, cứ đến giờ nghỉ thì phải có ly cà phê là cái chắc rồi. Dần dần tôi thuộc ý tứ của từng ông, ông Jacques này, ông Peter này, thì chỉ uống cà phê đen thôi, giản dị quá, chỉ cần 10 giây đồng hồ thôi là hai ông í đã vớ được ly cà phê trên tay, và để lại tiền vào tờ giấy có ghi tên mỗi ông. Ông Marc này, ông Norman này, thì rắc rối hơn một tí, ly cà phê phải kèm theo 3 gói đường cho mỗi ông (bảo đảm hai ông này ăn đường kiểu đó thì chắc chắn phải đi pipi ngoài đường thôi). Còn bao nhiêu ông khác nữa, ôi, mỗi người mỗi kiểu, phải công nhận các bà làm ở cafeteria giỏi thật, chưa bao giờ làm sai đơn đặt hàng. Có ông còn hào phóng, ngoài tiền trả cà phê, còn để lại tiền tip nữa. Tôi mừng thầm trong bụng, nghĩ thế nào mấy bà đầm cũng chia cho mình tí ti đây, ai dè xuống đến nơi, các bà ấy đón tôi mà hốt tiền tỉnh bơ không để lại cho tôi một đồng xu teng nào. Tình đời đen bạc! Tôi giận lắm, nhưng ngẫm lại thì tôi có tiền cũng đâu làm gì được, tối ngày sáng đêm tôi bị nhốt trong cái phòng kín bưng không thấy ánh mặt trời, tiền dùng vào việc gì? Nghĩ thế lòng tôi đã lắng xuống nhiều. Họa hoằn lắm những hôm mùa hè gió mát, để thay đổi không khí hai ông xếp của tôi mới mở hé tí cho tôi nhìn trời xanh bên ngoài song cửa sổ, nghe tiếng gió rì rào xuyên qua cành lá bên ngoài. Tôi thấy tôi yêu đời hẳn lên.
Đấy là chuyện các ông. Đến phiên các bà các cô thì dzắc dzối hơn nhiều. Ẩy, thế nhưng tôi lại thích giao hàng cho các bà mới chết chứ! Được nhìn ngắm các bà vui hơn nhiều. Mấy ông thì lúc nào cũng chỉ có mỗi cái "xì tin" đồ vét, đen thủi đen thui, rồi cái sơ mi và cà la oách, ông nào đỏm đáng một tí, diện cái sơ mi màu tươi, hay cái cà vạt à la mode một tí thì thể nào cũng bị các bà đi theo trêu chọc là ngày hôm sau lại phải trở về cái mốt sơ mi trắng cho coi. Các bà thì khác, tha hồ chưng diện, chẳng ai mắng mỏ. Tôi thích nhất cô Helen, mái tóc vàng óng và gợn sóng, mỗi khi cô cúi xuống lấy phần ăn của cô, bao giờ cũng là một quả chuối và một hũ yogourt, thì mái tóc của cô lại rũ lòa xòa xuống mình tôi, tôi chỉ muốn ghi nhớ mãi hình ảnh ấy. Chưa kể là cô ăn uống cẩn thận lắm, lúc nào cũng chỉ là trái cây, không chuối thì là quả táo, uống thì cũng chỉ uống juice, họa hoằn lắm mới thấy cô order một tách trà xanh. Chả trách là cô có làn da đẹp mịn màng, như vỏ trái đào mới hái; cũng như thân hình nhẹ nhàng thon thả nên cô mặc gì tôi cũng thấy cô đẹp. Chả bù với cái bà mập ục ịch mà tôi kể bên trên (cái bà phải đi chân đất cả ngày í) thì trời ạ. Phần ăn của bà chắc bằng phần ăn của cả gia đình người khác! Này nhé, mỗi sáng bà order một ly sô cô la nóng, hai lát bánh mì trét bơ ướt đẫm hai mặt, thêm một bánh muffin có đủ loại mứt trái cây trong đó, cuối cùng là một bao chip! Kinh khủng chưa? Thế mà nhiều hôm chưa đến 12 giờ trưa là tôi đã thấy bà xách ví và hộp cơm trưa xuống cafeteria rồi. Chẳng hiểu tại sao cái sở này trả lương cho bả chỉ để… ăn thôi?
Rồi đến bà Danielle thì lúc nào cũng diện như tài tử Holywood! Lẽ ra thì bà phải sinh ra làm tài tử đóng phim mới đúng. Từ ngày tôi vào làm ở đây, chưa bao giờ thấy bà mặc lại một bộ đồ. Nhiều người cũng thắc mắc như tôi, hỏi thì bà trả lời tỉnh bơ là bà cũng chỉ có nhiêu đó quần áo như người khác thôi, cái hay là bà biết lấy cái nọ chắp vào với cái kia thế là trở thành một bộ mới. Chỉ giản dị thế thôi. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì thắc mắc làm gì, bà có tiền thì bà mua gì kệ bà, mắc mớ gì đến mình đâu? Chắc chức vụ của bà cũng lớn nên bà mới có nhiều tiền đến thế! Mà nghĩ cũng đúng, đời là vô thường mà, không xài thì chết cũng có mang theo được đâu? Bà này ăn uống cũng lạ đời hơn người khác. Nghe nói bà bị bịnh gì không biết mà cà phê thì không đường không sữa, trái cây thì cũng phải kiêng, bà chỉ đặt mua một gói bột thức ăn kiêng, bên cạnh là một ly nước nóng để bà pha gói thức ăn bột đó thay bữa ăn. Tội nghiệp quá. Còn nhiều lắm, nhiều lắm kể không hết đâu. Nhiều nhân vật lạ đời lắm. Tóm lại, muốn biết mỗi người tính nết thói quen ra sao thì chỉ cần nhìn vào cái… thùng rác. Ông nào, bà nào mà cái thùng rác lúc nào cũng đầy ăm ắp, thì phải nhìn lên kích thước của cái ghế là biết ốm mập, tròn gầy thế nào.
Ẩy là công việc giao thư và giao hàng của tôi mỗi buổi sáng. Đi một vòng hết ba tầng lầu rồi thì tôi được trở về căn phòng của tôi nghỉ break độ một tiếng, rồi lại tiếp tục lộ trình như sáng nay. Lần này tôi đi tay không, thênh thang, đến mỗi tầng người ta lại thay phiên nhau mà chất từng thùng, từng thùng giấy tờ và thư từ lên người tôi, để tôi chở xuống dưới cho người ta phân loại, rồi dán tem gửi đi. Những thư từ hay giấy tờ nội bộ thì lại xếp vào các thùng của các departments nội bộ, rồi chất lại lên người tôi để sau buổi cơm trưa, nghỉ một tí xong là tôi lại phải làm công tác đi giao giấy tờ và thư tín, và giao thức ăn vào giờ nghỉ cà phê buổi chiều. Tôi làm việc nhanh như cái… máy, ngoan ngoãn không hề than vãn, cứ đều đặn ngày hai buổi như thế, chưa bao giờ xin nghỉ sick day, ngoại trừ những ngày thứ bảy chủ nhật, cho nên tôi được mọi người yêu quí lắm, ai ai cũng nhìn tôi với con mắt thân thiện. Chỉ tội cho mấy cô nhân viên xưa kia làm công việc phân phối thư từ và giấy tờ thì từ ngày có tôi vào làm, các cô đã không còn việc nữa. Nhìn cảnh các cô khăn gói ra đi tôi cũng xót xa lắm, có cô đi mà mắt còn rơm rớm lệ. Nào có phải lỗi tại tôi đâu, mà cô nào cũng nhìn tôi với con mắt căm hận như muốn xé tôi thành trăm mảnh! Chưa kể lúc đầu thì tôi đuợc hai ông xếp thay phiên nhau săn sóc tôi, đến khi tôi quen việc thì một ông cũng phải từ giã để về quê làm ruộng! Tôi bùi ngùi mà không biết nói lời gì an ủi ông. Nghĩ người lại ngẫm đến ta. Biết đâu một ngày nào đó cũng đến phiên tôi ra đi.
Cái ngày đó tưởng xa xôi, ngờ đâu rồi cũng đến. Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoắt một cái tôi đã gắn bó với cái sở của tôi được mấy mùa lá rụng. Tôi yêu công việc của tôi, yêu những con người thân thiện và lịch sự hòa nhã, nhờ thế mà tôi cũng đỡ nhớ nhà. Nói thì nói thế thôi, hàng năm cứ Tết đến là lòng tôi lại tha thiết nhớ quê hương, nhớ cha mẹ. Cha mẹ tôi ư? Chắc chẳng bao giờ còn nghĩ đến đứa con lạc loài nơi xứ lạ, vì người sinh ra biết bao đứa con mỗi ngày để đem gửi đi khắp nơi phụng sự cho nhân loại, chứ nào có phải mình tôi đâu.
Tôi mơ ánh nắng mai trên những con đường khang trang của xứ Nhật, mơ những cánh đào ửng hồng trong nắng sớm, mơ gặp lại những cô gái nhân công hiền hòa đã giúp cho tôi được nên "người", những cô gái cả đời chỉ cặm cụi trong nhà máy, hãng xưởng mà không bao giờ than thở.
Giờ đây xuân lại đến rồi, mà chỉ đến với một mình tôi thôi. Các ông Tây bà Đầm ở đây thì có biết gì là Tết của tôi đâu, họ vẫn nhởn nhơ như không, ai biết đến lòng tôi đang xao xuyến?
Tôi mơ ánh nắng mai trên những con đường khang trang của xứ Nhật, mơ những cánh đào ửng hồng trong nắng sớm, mơ gặp lại những cô gái nhân công hiền hòa đã giúp cho tôi được nên "người", những cô gái cả đời chỉ cặm cụi trong nhà máy, hãng xưởng mà không bao giờ than thở.
Giờ đây xuân lại đến rồi, mà chỉ đến với một mình tôi thôi. Các ông Tây bà Đầm ở đây thì có biết gì là Tết của tôi đâu, họ vẫn nhởn nhơ như không, ai biết đến lòng tôi đang xao xuyến?
Giữa lúc ấy thì một "sự cố" xảy ra. Ông xếp của tôi bị đau dạ dày phải đi mổ. Cả tháng nay ông gầy rọc hẳn đi, vì không ăn được. Ông phải xin nghỉ bệnh, nên sở chuyển một nhân viên trẻ xuống thay thế công việc của ông, tức là săn sóc cho tôi. Anh này cũng siêng năng và tử tế với tôi lắm, được ông xếp cũ chỉ dẫn đủ mọi thứ, giờ giấc đâu ra đấy, ông còn cho anh tập sự với ông ít hôm trước khi ông chính thức nghỉ để vô bệnh viện nằm ăn cơm nhà nước. Thấy anh làm việc đàng hoàng, ông hài lòng lắm giao hẳn tôi cho anh.
Anh này hay nói chuyện nên tôi cũng đỡ buồn. Nhiều hôm vừa lau chùi tắm gội cho tôi anh vừa an ủi:
- Mày ráng làm việc cho giỏi nha, ông Gilles về mà được báo cáo tốt thì tao cũng được hưởng lây đó. À, mà một mình mày ở đây có buồn không?
Giời ơi, thế mà cũng hỏi, anh thử vô đây nằm một mình chừng vài hôm thôi xem có buồn không thì biết. Một buổi sáng, như mọi buổi sáng, sau khi chùi rửa tôi cho sáng bóng lên, anh hài lòng nhìn đồng hồ:
- Còn sớm, mày ở đây nha, tao đi xuống lấy ly cà phê rồi trở lại ngay.
- Mày ráng làm việc cho giỏi nha, ông Gilles về mà được báo cáo tốt thì tao cũng được hưởng lây đó. À, mà một mình mày ở đây có buồn không?
Giời ơi, thế mà cũng hỏi, anh thử vô đây nằm một mình chừng vài hôm thôi xem có buồn không thì biết. Một buổi sáng, như mọi buổi sáng, sau khi chùi rửa tôi cho sáng bóng lên, anh hài lòng nhìn đồng hồ:
- Còn sớm, mày ở đây nha, tao đi xuống lấy ly cà phê rồi trở lại ngay.
Anh này còn trẻ nên làm việc nhanh nhẹn. Chứ như cái ông Gilles ấy, thì cứ lau tới lau lui tôi đến mòn cả da ra, mà vẫn cứ còn lau! Khi anh này trở lại thì người giao thư cũng vừa đẩy một xe chất thư từ đầy ắp. Anh cùng hai cô nhân viên kiểm thư nhanh chóng giỡ từng thùng thư ra, xếp loại rồi chất mọi thứ lên người tôi như thường lệ. Khi tiếng chuông reng lên thì mắt tôi mở sáng, tôi từ từ đi trên cái đường rầy của tôi tiến ra phía cửa thang máy, tại đó, tôi có 15 giây đồng hồ dừng lại rồi mới tiến vào thang máy. Tôi cứ như "cái máy", hùng dũng tiến vào thì trời ơi một tiếng "rầm" long trời lở đất vang lên. Đầu óc tôi quay cuồng, tôi càng tiến lên thì chiếc thang máy càng rung chuyển dữ dội dưới sức nặng ngàn cân của tôi. Tôi có cảm giác là cả tòa nhà đang rung chuyển. Rồi tiếng chuông báo động vang lên khắp cả tòa nhà. Giữa mùa đông lạnh giá mà các ông Tây bà Đầm không kịp xách ví, mặc áo ấm, chạy túa ra đường theo sự hướng dẫn của hai ông lính bảo vệ. Một ông bảo vệ khác cầm gậy xông về phía tôi, khám phá ra sự tình:
- Thang máy hư, đang chờ thợ tới sửa. Ai phụ trách thang máy mà không thông báo, "thằng" Rô Bô đâm vào thang máy rồi!
Vừa lúc đó, anh chàng phụ trách trông nom tôi xông ra, cùng với ông bảo vệ, nhanh tay chạy tới phòng điện tắt hết cầu chì. Cả tòa nhà chìm trong bóng tối. Không còn điện, tôi đứng lại, một nửa ở ngoài, một nửa đã nằm lọt vào chiếc cửa thang máy bị cong lại, móp méo dưới sức mạnh của tôi. Tôi bất tỉnh nhân sự như thế cho đến lúc một toán cứu hỏa và nhân viên an ninh vào. Mất nửa ngày sau người ta mới lôi được tôi ra, đem vào phòng. Anh chàng Claude nhìn tôi méo mó thảm hại, u đầu sứt trán, anh cũng mếu máo:
- Rô Bô ơi, điệu này chắc cả tao lẫn mày đều sắp phải ra đi thôi. May mà tao nhanh trí tắt hết điện chứ không thì chắc cả building này thành building 11/9 rồi. Sao mày ngu thế hở trời, người ta dán cái chữ "out of service" to tổ chảng ngay cửa thang máy mà mày mù hay sao mà cứ đâm xầm vào? Báo hại tao!
- Rô Bô ơi, điệu này chắc cả tao lẫn mày đều sắp phải ra đi thôi. May mà tao nhanh trí tắt hết điện chứ không thì chắc cả building này thành building 11/9 rồi. Sao mày ngu thế hở trời, người ta dán cái chữ "out of service" to tổ chảng ngay cửa thang máy mà mày mù hay sao mà cứ đâm xầm vào? Báo hại tao!
Mấy hôm sau, họ mời bác sỹ đến khám bệnh cho tôi. Tôi nghe họ bàn nhau là tôi bị thương trầm trọng lắm, nhưng tim gan phèo phổi thì còn cứu vãn được, chưa đến nỗi phải vào kho… sắt vụn!
Rồi lại họp, rồi lại bàn tới bàn lui, cuối cùng họ đem giấy tờ, khế ước ra xem xét rồi phán:
- Thằng Rô Bô vẫn còn under warranty. Ta đóng thùng trả nó về Nhật sửa.
Rồi lại họp, rồi lại bàn tới bàn lui, cuối cùng họ đem giấy tờ, khế ước ra xem xét rồi phán:
- Thằng Rô Bô vẫn còn under warranty. Ta đóng thùng trả nó về Nhật sửa.
Tôi có nằm mơ không? Tôi sẽ về lại Nhật. Trời ơi! Ba mẹ ơi! Xuân này con sẽ về!
Thì ra ở đời, họa phúc biết đâu lường. Không nhờ cái họa này thì tôi cũng không có cái phước đức được hồi hương. Tôi bồn chồn thao thức hết mấy đêm, không biết người ta có đổi ý không? Cho đến khi người ta gọi thợ đến đóng thùng, bọc thép chung quanh tôi thì lúc đó tôi mới biết chắc rằng tôi sẽ được về quê.
Thấm thoát, ngày mai tôi sẽ lên đường. Tôi nôn nao nằm chờ sáng. Chiếc rờ moọc đưa tôi ra bến tàu cũ, nơi mà tôi đã cập bến lần đầu với biết bao nhiêu bỡ ngỡ và sợ hãi, thì lần này với một tâm trạng khác hẳn. Tuy thân xác tả tơi, nhưng tâm hồn phơi phới.
Cho đến khi tiếng còi tàu hụ lên và con tàu chuyển bến, tôi ao ước làm sao được nhìn lại bến bờ, ở đó tôi đã có những ngày êm ấm, tuy phải làm việc nặng nhọc nhưng vui. Ở đó, có những con người nhân hậu đã mở rộng vòng tay đón tôi với tất cả chân tình. Ở đó, cũng có những người bạn đồng sự đã giúp đỡ, thương yêu tôi, và luôn cho tôi những lời khích lệ khi tôi làm được việc. Nước mắt tôi ứa ra, tôi sẽ xa họ thật sao? Lần này đi, biết có ngày trở lại? Hơn bao giờ hết, tôi nhớ mái tóc của cô Helen, tôi nhớ dáng dấp lịch thiệp của bà Danielle, tôi cũng nhớ cả cái bà béo ục béo ịch hay la rầy tôi, nhưng cũng thương yêu tôi hết sức. Còn ông xếp Gilles của tôi nữa, ông cưng chiều và săn sóc tôi có khác gì con ông? Hai mắt cay xè, tôi chợt nhận ra rằng đây mới là quê hương của tôi, là nơi mà tôi đã gắn bó, chứ không phải là cái nhà máy vô tri bên kia bờ đại dương, chỉ biết sinh ra tôi, bán tôi lấy lời mà không hề dưỡng, không hề thương yêu và săn sóc cho tôi. Không, nơi đó chỉ là một nhà máy, còn đây mới thật sự là quê hương của tôi. Lòng buồn rười rượi, tôi tự hỏi "Chuyến đi này, biết bao giờ mới lại được… hồi hương?"
Hải Phong
Inscription à :
Articles (Atom)