lundi 31 août 2015

21 jours avec Royal Princess-Europe 2015



21 ngày trên Đại Tây Dương với tàu Royal Princess
21 Night Scandinavia and Russia Grand Adventure Cruise

On 9 April 2013, it was announced that Her Royal Highness The Duchess of Cambridge would name Royal Princess in a naming ceremony in Southampton on 13 June 2013. The ceremony upheld British ship-naming traditions including the blessing, a performance by the Royal Marines and the pipers of the Irish Guards. Royal Princess arrived at the Ocean Terminal in Southampton on Friday 7 June, where a series of events commenced for customers and travel agents, including a special naming gala on the evening of Wednesday 12 June. The ship’s inaugural celebrations concluded with her maiden voyage on 16 June (theo wikipedia)

 
 Từ balcon nhìn xuống cảng 
 


Vài sinh hoạt 


phòng cinéma

đi tham quan tàu với tour guide


relax , đọc sách báo, ngắm đại dương

phòng séminar

Ca đoàn talent show





Russian day



 Movies Under the Stars

internet chậm rì !




 Sea walk


 Sea walk


điểm tâm
 Gặp đồng hương

 bác đến họp chung với nhóm



 khu đi bộ và chơi thể thao có cả miniput 





 

  


đang chờ  xem show (đến sớm mới có chỗ tốt)




ai cũng diện đẹp




giúp vui trong lúc ăn tối


attrium 
check mail



 





thư viện


 Đặc sản Ý resto Sabatini 



mượn phòng để họp nhóm













Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ

TP - Hình ảnh xích lô đã in đậm trong ký ức của người thành phố Hà Nội, Sài Gòn. Xích lô là một hình ảnh tượng trưng cho thành phố Hà Nội, Sài Gòn. Nhiều Việt kiều ra nước ngoài lập nghiệp mở khách sạn, quán ăn đã lấy xích lô làm tên đặt đầy ấn tượng.

Quán Xích lô ở London (Cyclo, restaurant, 147 Shoreditch High Street; Londres E1 6JE Royaume-Uni)Quán Xích lô ở London (Cyclo, restaurant, 147 Shoreditch High Street; Londres E1 6JE Royaume-Uni)
Năm 1974 khi qua các nước Đông Âu, tôi nghĩ Hà nội là thủ đô độc nhất trên thế giới dùng xe đạp và xích lô làm phương tiện giao thông chủ yếu Thời chiến tranh, đám cưới tổ chức đưa dâu bằng xích lô được coi là sang trọng. Cái xích lô trở nên gần gũi và quen  thuộc với người Hà Nội đến nỗi chúng tôi lớp sinh sau hòa bình (1954) cứ tưởng xích lô là sản phẩm của Việt Nam.
Mãi sau này tôi mới biết xích lô là do Pháp nhập vào. Chữ xích lô là phiên âm từ gốc tiếng Pháp (cyclo). Thời kỳ mới du nhập, xích lô kéo được dùng nhiều hơn xích lô đạp, vì nhân công xứ nộ lệ bị bóc lột rẻ mạt. Pháp mang sang Việt Nam để dùng, nhưng kỳ lạ, qua Paris năm 1980 tôi không thấy xích lô và chỉ thấy thấp thoáng dăm cái xe đạp lượn lờ trong thành phố, trong khi Hà Nội vẫn đầy xích lô, xe đạp.
Xích lô kéo sinh ra từ Nhật Bản vào khoảng năm 1868. Ngay lập tức được thực dân Anh ưa chuộc đưa qua Hông Kông và các nước láng giềng. Người Anh gọi xích lô máy là rickshaw gốc từ Trishaw là xe ba bánh.
Cuối thế kỷ 19, chính quyền bảo hộ Pháp đã nhập thử vài xe từ Nhật vào Hà Nội. Thấy tiện lợi và phù hợp, một năm sau nhập luôn 50 chiếc. Cánh hải quan thuộc địa thấy món xích lô có lời, đã nảy sinh ý tưởng lập công ty cho mướn xích lô. Xích lô lúc đó là một phương tiện giao thông sang trọng, đắt tiền.
Người Việt thời đó chủ yếu còn đi chân đất đi bộ. Chỉ có người Pháp thực dân, và nhà giàu mới có tiền sắm xích lô kéo riêng. Một chiếc xích lô hay xe đạp là một gia sản quý. Khoảng 1935, theo ký ức của cụ Nguyễn Khuê (tức Trần Văn Hân) và hồi ký của đại tá Trần Văn Giảng, cụ Trần Văn Thuyên (tức cụ Bát Thoàn) thân sinh ra hai ông là một nhà giầu nổi tiếng ở thành phố Vinh thời Đông Dương, được một thương gia Hà nội tặng một chiếc xích lô.
 Cụ Bát Thoàn đem bày trang trí ở giữa phòng khách trông rất mốt và sang trọng thời đó. Ngay ở những năm sau 1975 ở Việt Nam xích lô vẫn là cần câu cơm của nhiều người. Bây giờ do giao thông ô tô xe máy nhiều, xích lô ở Hà Nội bị coi là phương tiện cản trở giao thông nên chỉ được dùng trong khu phố cổ để phục vụ du lịch.
Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ - ảnh 1

Ở thành phố biển La Rochelle (Pháp), một chiếc xích lô đặt trang trí trên lề đường rất hấp dẫn, trước tiệm ăn "Xích lô kéo Sài Gòn" (10 quảng trường Cordeliers, 17000 La Rochelle)

Sài Gòn (TPHCM ngày nay) nhập xích lô chậm hơn Hà Nội cả chục năm sau. Mãi năm 1939, sau chuyến đi chinh phục Sài Gòn từ Nông Pênh bằng xe xích lô kéo Pierre Coupeaud  đã thuyết phục được thị trưởng thành phố Sài Gòn cho phép lập công ty xích lô đầu tiên gồm 20 chiếc đặt trụ sở ở số 6 ke "La Marne" (Bến Vân Đồn ngày nay). 


Dân Sài Gòn rất ưa chuộc phương tiện giao thông rẻ tiền và hiệu quả kinh tế này. Số lượng nhập vào Việt Nam tăng vọt. Xích lô thời đó còn lăn bằng bánh kim loại kêu lọc cọc trên đường, sau mới đổi sang bằng cao xu êm và giảm tiếng ồn.
 Hình ảnh xích lô đã in đậm trong ký ức của người thành phố Hà Nội, Sài Gòn. Xích lô là một hình ảnh tượng trưng cho thành phố Hà Nội, Sài Gòn. Nhiều Việt kiều ra nước ngoài lập nghiệp mở khách sạn, quán ăn đã lấy xích lô làm tên đặt đầy ấn tượng. 
Nhiều quán đặt tên xích lô như: cà phê xích lô, Tiệm ăn xích lô kéo Sài Gòn, phở xích lô, ông xích lô... Có chủ quán còn kỳ công chuyên chở cả cái xích lô đem trưng bày trước cửa hay treo cao hoặc trưng bày trong tiệm. Chiếc xích lô chu du từ Việt Nam đi khắp thế giới. Dường như hai chữ Xích lô là người ta liên tưởng đến Việt Nam.
Từ châu Á, qua châu Âu đến châu Mỹ đều có thể tìm thấy quán mang tên Xích lô. Chỉ cần thấy chữ Xích lô, là khách du lịch biết nơi đó có thể thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị dân tộc Việt Nam như phở, bún chả, bún bò, nem…
Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ - ảnh 2

Quán ăn Xích lô ở trung tâm thương mại Oslo (Na Uy)

Ngay ở thủ đô Campuchia, có khách sạn và tiệm ăn Xích lô  (Hotel –restaurant cyclo)  nằm ở số 50E đường 172 Góc 23, Phnom Penh Sangkat Cheychumnash) treo chiếc xích lô trang trí rất hấp dẫn.

Thượng Hải sầm uất và sang trọng, khách du lịch cũng thấy một quán Xích lô do người Việt làm chủ (Shaanxi Bei Lu 678-Cross Wuding Lu, Shanghai, Trung Quốc).
Qua đến châu Âu  như Thụy Sĩ, Pháp,  Đức, Anh, Na Uy... khách du lịch đều có thể thấy những quán mang tên "Xích lô". Giữa mùa đông giá lạnh, mùi phở thơm bay ra đầy lôi cuốn. Một bát phở nóng làm ấm người và chữ Xích lô gợi nhớ về thành phố xưa một thời thanh bình không khói xăng. Ngay Paris hoa lệ, khu Belleville, quận 20, nơi tập trung người châu Á đông thứ hai cũng có quán Xích lô nho nhỏ.
Pháp là nước gắn liền với nhiều kỷ niệm Đông Dương xưa, nên tiệm mang tên Xích lô nhiều nhất ở châu Âu. Hai chữ Xích lô thu hút khách Pháp xưa từng có mặt ở Đông Dương thèm nhớ những món ăn Việt và nhớ lại thời hoàng kim thuộc địa nay đã mất. 
Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ - ảnh 3

Quán xích lô ở Munchen -Đức (Theresienstr. 7080333 München)

Ngay ở Oslo Bắc Âu lạnh lẽ, tưởng như không có người Việt, vì quá lạnh nhưng giữa trung tâm thương mại có quán ăn hoành tráng của người Việt ở đậy mang tên Xích lô.  Đặc biệt quán này duy nhất viết hai chữ Xích lô đúng theo lối viết của tiếng Việt với dấu sắc và dấu nón. Điều này khẳng định ngay từ xa là quán người Việt làm chủ.

Châu Úc, cũng có quán Xích lô
Chiếc xích lô một thời bị lãng quên khi kỹ thuật giao thông hiện đại phát triển. Ô tô, xe máy đã đẩy lùi phương tiện giao thông thô sơ. Ở Việt Nam xe đạp, xích lô đang bị mất dần vị thế. Trước 1990, xích lô ở Hà Nội, Sài Gòn chỗ nào cũng có. 
Vì vậy xích lô dường như đi vào kỷ niệm của người Hà nội, Sài gòn. Người Việt đã chọn tên quán Xích lô để nhớ về quê hương nơi họ từng gắn bó một thời. Xích lô của Pháp nhập từ Nhật hóa ra trở thành hình ảnh quê hương Việt Nam.
Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ - ảnh 4
Khách sạn và quán Xích lô ở Phnom Penh

Do đột biến khí hậu toàn cầu, các nước phát triển như Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Mỹ, Canada đang khuyến khích dùng xe không khói để tránh ô nhiễm môi trường. Xích lô bắt đầu được ưa thích ở các nước văn minh. Pháp bắt đầu nhập xích lô nhỏ để bố mẹ đưa con đi chơi, đi học. 
Với chiếc xích lô xinh xắn, người phụ nữ có thể thuận tiện đưa cùng một lúc 2, 3 con đến trường gần, không nguy hiểm như xe máy, vừa an toàn, vừa có mui che mưa che nắng cho con nhỏ. Nhiều gia đình dùng xích lô để dạo chơi thủ đô. Đồng thời xích lô rất thích hợp chuyên trở người già, tàn tật trong thành phố.
Xích lô - dấu ấn không quên của người Việt xa xứ - ảnh 5

Quán “Ông xích lô”, ở Melbourne (Mr cyclo, 261 Clarendon St South Melbourne Victoria 3205)

Ở châu Âu một số nước có đường dành cho người đi xe đạp, và chỗ thuê xe đạp giá rẻ ở khắp nơi. Tất cả đều tự động hóa. Người thuê chỉ việc mua cái thẻ, rồi cắm vào, lấy trả xe ở bất kỳ nơi nào rất thuận tiện. Khu trung tâm chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp, xích lô, cấm dùng xe cơ giới.
Việt Nam có xu hướng theo Tây, nhưng không biết rằng Tây đang muốn theo Ta như thời chiến tranh để bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu. Một loại xích lô, còn có tên gọi xe đạp – taxi một phương tiện giao thông mới đang ưa chuộc ở Paris và nhiều thành phố lớn đông du lịch ở Pháp. 
Khách du lịch rất thích thú, vừa thoáng, vừa được che nắng, vừa dừng chụp ảnh thoái mái bên lề đường, hơn nữa giá cả phải chăng, rẻ hơn taxi. Hưởng ứng 'thành phố không khói' nên phương tiện giao thông này được ưu tiện đỗ ngay chờ khách sát địa điểm du lịch. Nghề xích lô bắt đầu sống lại ở Pháp nhưng đang chết dần ở Việt Nam. Việt Nam cái gì cũng khác  thế giới. 

Nguồn

dimanche 30 août 2015

10 tiểu quốc gia kỳ lạ nhất thế giới

Các vị vua, hoàng hậu tự phong trên khắp thế giới có cuộc họp mặt thường niên tại Cộng hòa Tự do Alcatraz. Dưới đây là danh sách 10 nhà nước tự phong kỳ lạ đó.

1. Vương quốc Redonda
Untitled
Hiện nay đang có ít nhất 4 người cùng chanh trấp quyền sở hữu quốc đảo nhỏ bé Redonda
Nằm giữa đảo Nevis và đảo Montserrat thuộc vùng biển Ca-ri-bê, hòn đảo nhỏ Redonda thuộc quyền sở hữu của Matthew Dowdy Shiell từ năm 1865 theo sự chấp thuận của Văn phòng Thuộc địa Anh. 
Như trong văn bản, danh hiệu của ông là “vua”. Sau đó, danh hiệu này được trao lại cho con trai ông, Matthew Phipps Shiell, khi con trai ông lên ngôi năm 15 tuổi trước sự chứng giám của một giám mục đến từ Antigua.
Hiện nay đang có ít nhất 4 người cùng chanh trấp quyền sở hữu quốc đảo này.

2. Lãnh địa Sealand
dao 2- baogiaothong
Vào thế chiến thứ 2, đây là một pháo đài biển nằm cách bờ biển Suffolk 7 dặm, bị tên cướp biển Paddy Roy Bates chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền năm 1967. Năm 1968, tòa án Anh gián tiếp ủng hộ Bates khi công bố pháo đài nằm ngoài phạm vi pháp lý của nước Anh. Trước đó Bates bị triệu tập vì đã nổ súng vào 2 công nhân đang lắp phao định hướng gần đó. 
Pháo đài rộng 2,5 hecta này có đầy đủ hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca, quốc phục, tiền tệ và hộ chiếu riêng. Pháo đài từng bị người Đức đánh chiếm nhưng bất hành. Bates mất năm 2012 và lãnh địa nay được thừa kế bởi con trai Bates, hoàng tử Michael của xứ Sealand.

3. Cộng hòa Conch
dao3- baogiaothong
Năm 1982, trong nỗ lực hạn chế bạn buôn lậu thuốc, Đồi tuần tra Bờ biển Mỹ tiến hành một cuộc kiểm tra lớn trên đường nối giữa Florida Keys và đất liền, dẫn tới tắc nghen giao thông và làm giảm lượng du khách.
Thị trưởng Key West, Dennis Wardlow, cho rằng đường giao thông bị chặn như thế chẳng khác gì đường biên giới và ông đã làm một điều điên rồ: tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi nước Mỹ. Thậm chí ông còn tuyên chiến với nước Mỹ, nhưng đã phải nhanh chóng đầu hàng sau đó vài phút. 
Sự phô diễn này đã thu hút sự chú ý tới thành phố Key West, và cuộc điều tra chuyển hướng. Ngày nay, cái tên Công hòa Conch vẫn đường dùng cho mục địch quáng bá thương mại.

4. Cộng hòa Molossia
dao 4- baogiaothong
Xuất phát từ một dự án trường học năm 1977 thực hiện bởi kevin Baugh, Cộng hòa Molossia thành lập năm 1999, bao gồm chỉ duy nhất ngôi nhà rộng 1 mẫu Anh của Baugh ở Nevada. Baugh miêu tả đất nước mình với cụm từ kỳ quoặc “Cộng hòa Chuyên chế Chuối”. Molosia mặc dù chưa hề được công nhận nhưng lại có rất nhiều hiệp ước với những tiểu quốc gia khác. Molosia cho rằng mình là một trong những nước đầu tiên công nhận chủ quyền của Kosovo.
Những nỗ lực của Baugh không hẳn đều vô ích. Ít ra “đất nước” của ông vẫn thu hút một lượng nhất định khách du lịch, thậm chí họ còn phải đặt lịch trước khi đến đây.

5. Cộng hòa Uzupis
dao 5- baogiaothong
Một trường hợp khác còn kỳ quái hơn cả đất nước có 1 căn nhà duy nhất của Kevin Baugh, đó là tiểu quốc gia Uzupis, vốn là một quận thuộc Vilnius, Lithuania. 
Tuyên bố chủ quyền năm 1997, tiểu quốc gia này có một bộ hiến pháp với những điều khoản khá “vui”: “Chó có quyền được làm chó” hay “Người dân có qyền sống bên bờ sông Vilnele, còn dòng sông Vilnele có quyền chảy qua con người”, hoặc “Con người có quyền mang đặc thù cá nhân”. Uzupis thậm chí có cả quốc kỳ, quốc ca và quân đội. “Dự án” này thật rầm rộ và hài hước.

6. Thị trấn tự do Christiania

dao 6- baogiaothong
Thị trấn tự do Christiania, thành lập năm 1971, có 850 người sinh sống, nằm trong quận Copenhagen của Christianshavn. Đây là một trong những trường hợp tuyên bố chủ quyền thành công khi các nhà chức trách Đan Mạch thông qua quyền tự trị cho thị trấn này. 
Biểu diễn nghệ thuật, yoga, thiền là những hoạt động phổ biến ở Christiania. Ma túy làm từ cây dầu gai được mua bán công khai. Khách thăm quan đên đây sẽ ngạc nhiên trước những bức tường và kiến trúc có phần khác thường của thị trấn.

7. Đại công tước xứ Flandrensis
dao 7- baogiaothong
Thành lập bởi một người Bỉ tên Niels Vermeersch năm 2008, Flandrensis tuyên bố chủ quyền bao gồm 5 hòn đảo Nam cực là Siple, Cherry, Maher, Pranke và Carney dựa trên Diễn giải Hiệp ước Nam cực năm 1959. Vùng đất này có thẻ căn cước, tiền tệ, báo, hiến pháp và quốc ca riêng. Hiện có hơn 100 công dân đến từ 21 nước khác nhau.

8. Lãnh địa Hutt River
dao 8- baogiaothong
Nằm cách Perth, Tây Úc 350 dặm, lãnh địa Hutt river được sáng lập bởi Leonard George Casley (nay là ‘hoàng tử Leonard”) năm 1970 trong một cuộc phản kháng chính sách ruộng đất của chính phủ. Nơi đây bây giờ là một điểm thu hút du lịch với 40.000 lượt khách mỗi năm. 
Tuy rộng lớn, 75 km2, nhưng cả lãnh địa chỉ có 23 người định cư. Hutt River có đồng tiền riêng, thậm chi còn chấp nhận các trường hợp thành lập công ty (tuy nhiên Văn phòng Thuế Australia đã lên tiếng nghi ngại về tính pháp lý của nó).

9. Lãnh địa Outer Baldonia
dao 9- baogiaothong
Tiểu quốc gia đã chìm trong quên lãng này được thành lập năm 1948 bởi Russell Arundel, một thương gia người Mỹ làm việc cho PepsiCo, nằm trên đảo Outer Bald Tusket. Arundel đã để ý thấy hòn đảo trong khi đi câu cá và mua nó với giá 750 USD. Đơn vị tiền tệ ở đây là cá hồi.
 Vì vậy, bất cứ ai muốn đánh bắt cá hồi phải có sự chấp thuận của hoàng tử. Năm 1973, Arundel đã bán lại lãnh địa cho Cộng động Chim Nova Scotia.

10. Vương quốc “Dễ Thương”
dao 10- baogiaothong

Tạo ra bởi Danny Wallace nhằm phục vụ cho chương trình tài liệu “Làm thế nào để sáng lập đất nước của riêng bạn” của đài BBC, Vương quốc “Dễ Thương” có trụ sở đặt tại một căn hộ ở Đông Luân Đôn. 
Vương quốc này cũng có quốc kỳ, quốc huy riêng, cùng với khẩu hiệu “Die dulci freure” nghĩa là “Chúc bạn một ngày vui vẻ”. Nhờ vào internet, vương quốc đã thu hút được 50.000 “công dân”.
Theo baogiaothong