mardi 26 avril 2016

Mya Lê Thái: phát minh ra những cục pin bền trọn đời

Mya Lê Thái: phát minh ra những cục pin bền trọn đời



image
Mya Le Thai

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học University of California, Irvine (UCI) vừa khám phá ra cách gia tăng sức mạnh của những dây nano có thể được dùng để tạo ra những cục pin lithium-ion bền đến mức hầu như không bao giờ hỏng.

image
Mya Le Thai và cùng phát minh sẽ làm thay đổi thế giới.
Người đứng đằng sau khám phá quan trọng có tính cách mạng trong kỹ nghệ pin điện này là cô Mya Le Thai, một nghiên cứu sinh gốc Việt đang chuẩn bị lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học UCI.

image
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm cách sử dụng dây nano trong pin điện, bởi vì những sợi này mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần, có tính dẫn điện tốt và có diện tích bề mặt lớn để chứa cũng như truyền hạt điện tử. Vấn đề họ gặp phải chính là, dây nano cực kỳ mỏng manh và nhanh chóng bị phá hủy sau nhiều lần mất điện và nạp điện.

image
Mya Le Thai giải bài toán về tính dễ vỡ này bằng cách bọc một sợi nano vàng trong một lớp vỏ manganese dioxide, rồi gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Kết hợp này đã giúp cho sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.

Phát minh này được công bố hôm Thứ Năm tuần này trong Bản Tin Năng Lượng của Hiệp Hội Hóa Học Mỹ.

image
Bản tin dẫn lời ông Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa Học tại UCI, nói rằng trong những thí nghiệm của mình, Mya Le Thai đã nạp đi nạp lại cấu trúc sợi nano do cô chế tạo hàng trăm ngàn lần. Ông Penner cho biết, thông thường loại sợi này chỉ nạp chừng 6-7,000 lần là bị hủy.

Kết quả của phát minh này là những cục pin điện bền cả một đời người sẽ được dùng trong máy điện toán, điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe hơi và cả phi thuyền.

image
Mya Le Thai đã nghiên cứu về công nghệ nano trong chương trình cử nhân tại Đại Học UCLA. Cô làm trưởng phụ tá giáo sư tại UCI trong hơn 2 năm sau đó. Năm 2015, cô đến Washington D.C. làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, trước khi trở về lại UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho các ban nghiên cứu về công nghệ nano cho trường đại học.

Hiện nay Mya Le Thai đang theo đuổi chương trình Tiến Sĩ Hóa Học Vật Lý tại UCI.



Nhất Lang

***

UCI chemists create battery technology with off-the-charts charging capacity

image

Irvine, Calif., April 20, 2016 — University of California, Irvine researchers have invented nanowire-based battery material that can be recharged hundreds of thousands of times, moving us closer to a battery that would never require replacement. The breakthrough work could lead to commercial batteries with greatly lengthened lifespans for computers, smartphones, appliances, cars and spacecraft.

Scientists have long sought to use nanowires in batteries. Thousands of times thinner than a human hair, they’re highly conductive and feature a large surface area for the storage and transfer of electrons. However, these filaments are extremely fragile and don’t hold up well to repeated discharging and recharging, or cycling. In a typical lithium-ion battery, they expand and grow brittle, which leads to cracking.

UCI researchers have solved this problem by coating a gold nanowire in a manganese dioxide shell and encasing the assembly in an electrolyte made of a Plexiglas-like gel. The combination is reliable and resistant to failure.

The study leader, UCI doctoral candidate Mya Le Thai, cycled the testing electrode up to 200,000 times over three months without detecting any loss of capacity or power and without fracturing any nanowires. The findings were published today in the American Chemical Society’s Energy Letters.

Hard work combined with serendipity paid off in this case, according to senior author Reginald Penner.

“Mya was playing around, and she coated this whole thing with a very thin gel layer and started to cycle it,” said Penner, chair of UCI’s chemistry department. “She discovered that just by using this gel, she could cycle it hundreds of thousands of times without losing any capacity.”

“That was crazy,” he added, “because these things typically die in dramatic fashion after 5,000 or 6,000 or 7,000 cycles at most.”

The researchers think the goo plasticizes the metal oxide in the battery and gives it flexibility, preventing cracking.

“The coated electrode holds its shape much better, making it a more reliable option,” Thai said. “This research proves that a nanowire-based battery electrode can have a long lifetime and that we can make these kinds of batteries a reality.”

The study was conducted in coordination with the Nanostructures for Electrical Energy Storage Energy Frontier Research Center at the University of Maryland, with funding from the Basic Energy Sciences division of the U.S. Department of Energy.

battery lighter foil


samedi 23 avril 2016

MỐI TÌNH TUYỆT VỜI CỦA LINDA VÀ PETER

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C


MỐI TÌNH TUYỆT VỜI CỦA LINDA VÀ PETER
Mark Link S.J.
Người Kitô hữu chúng ta có sứ mệnh giúp cho thế giới này tái khám phá ra sức mạnh của Tình yêu như lời Chúa Giêsu dạy. 
Năm 1976 một tai nạn xe hơi khủng khiếp đã xé toạc da đầu của chàng Peter, một thanh niên 21 tuổi người Chicago. Vết thương chạm vào não bộ khiến anh bị hoàn toàn hôn mê. Các bác sĩ  đã nói với gia đình và bạn bè anh là có lẽ anh không thể sống được, mà nếu có sống thì cũng vẫn thường xuyên ở trong tình trạng hôn mê. Một trong những kẻ phải đón nhận lời báo tin khủng khiếp là cô Linda, vị hôn thê sắp cưới của chàng. Những ngày sầu thảm tiếp sau đó, Linda dành tất cả thời giờ rảnh rỗi để vào bệnh viện chăm sóc cho Peter. Hết đêm này sang đêm kia. Cô ngồi thường trực bên cạnh giường của anh, vừa vỗ vỗ đôi gò má, xoa xoa cặp lông mày cô vừa thầm thì với anh: “Chúng ta vẫn bên nhau mãi mãi như ngày nào”, đang khi đó Peter vẫn trong tình trạng hôn mê nào có hay biết gì về sự hiện diện trìu mến của Linda. Ròng rã suốt ba tháng rưỡi trời, đêm nào Linda cũng ngồi cạnh giường Peter, thốt lên những lời khích lệ anh dù anh hình như chẳng có dấu hiệu gì nghe được những lời cô nói. Thế rồi một đêm nọ, Linda nhìn thấy đôi mi anh chớp chớp. Cô chỉ cần có thế và bất chấp lời khuyên can của các bác sĩ, cô xin nghỉ việc để được thường trực bầu bạn với anh. Cô miệt mài nắn bóp bàn tay bàn chân cho anh. Cuối cùng cô sắp xếp đem anh về nhà và lấy tất cả số tiền dành dụm được xây một hồ bơi với hy vọng ánh sáng mặt trời và nước sẽ làm cho tay chân bất động của Peter được hồi phục sức sống. Và thế rồi đến cái ngày đầu tiên kể từ khi Peter gặp tai nạn, cô nghe Peter thốt ra một tiếng kêu. Đúng ra đây chỉ là một tiếng làu bàu thôi, nhưng Linda hiểu được ý nghĩa của nó. Dần dà nhờ Linda giúp Peter không còn phát ra những tiếng làu bàu nữa là những câu nói hẳn hoi, rành mạch. Cuối cùng là đến ngày Peter có thể yêu cầu bố của Linda cho phép anh cưới cô, bố Linda trả lời;”Khi nào cậu có thể bước đi giữa các hàng ghế trong nhà thờ thì con gái tôi sẽ thuộc về cậu”. Thế là hai năm sau đó, Peter đã bước xuống được các dãy ghế trong nhà thờ Đức Bà Pompei ở Chicago. Trước đó anh cần dùng đến đôi nạng nhưng lúc này anh có thể bước một mình. Tất cả các đài truyền hình ở Chicago đều tường thuật lại đám cưới này. Báo chí trong nước đều đăng hình đôi tân hôn Peter và Linda. Không biết bao nhiêu người gọi điện đến chúc mừng họ, có cả những người ở tận Úc Châu cũng gởi thơ qua chúc mừng họ. Các gia đình có thân nhân đang bị hôn mê yêu cầu họ giúp cho những lời chỉ dẫn.
Hiện nay, Peter đang sống một đời sống bình thường. Anh nói năng tuy hơi chậm nhưng rạch ròi. Anh bước bộ tuy hơi chậm nhưng chẳng cần nhờ đến đôi nạng. Ngoài ra anh và Linda còn có được một đứa con kháu khỉnh dễ thương nữa.!
Câu chuyện tình của Linda và Peter là lời giải thích tuyệt hảo cho những gì Chúa Giêsu nhắn nhủ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ta ban cho các con một điều rằn mới: Là hãy yêu thương nhau. Như Ta đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Ta nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13 : 34-35)
Điều cần thiết duy nhất mà chúng ta phải làm ngày hôm nay đó là khám phá lại năng lực của tình yêu, loại tình yêu mà Đức Giêsu đã truyền giảng. Câu chuyện tình giữa Linda và Peter làm nổi bật sức mạnh khủng khiếp và diệu kỳ mà loại tình yêu này mang lại cho chúng ta. Tình yêu ấy có khả năng vực con người dậy từ bờ cõi chết, có khả năng giúp con người hoàn toàn bình phục khỏi căn bệnh thập tử nhất sinh. Tình yêu ấy nâng con người lên một thế giới cao hơn, mang cho họ niềm hy vọng mới, cũng như tình yêu của Linda đã làm cho Peter bình phục. Một người Ấn giáo đã nêu thắc mắc nho nhỏ sau đây với một thừa sai Kitô giáo: “Nếu Kitô hữu các ngài sống đúng như lời Kinh Thánh của các ngài dạy (nghĩa là biết yêu thương như lời Thánh Kinh dạy) thì chỉ trong vòng 5 năm thôi, các ngài sẽ chinh phục được cả Ấn Độ”
Đầu thập niên 1980, trong nước Mỹ có chiếu rộng rãi một bộ phim dị thường mang tựa đề “Săn tìm lửa” (Quest for Fire) Nhà sản xuất bộ phim người Pháp cho rằng bộ phim này đã hoàn tất được giấc mơ lâu dài của ông là đưa lên màn ảnh lễ hội mừng sự khám phá ra lửa. vì cách đây 80.000 năm trước chính là Trái Đất này khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn nhờ khám phá ra lửa, họ đã làm được các dụng cụ để tồn sinh và bảo vệ họ chống lại cơn rét. Ngày nay mọi người trên hành tinh này bắt đầu lo âu rằng thế giới chúng ta đang sống trên bờ vực thẳm tai hoạ. Lần này hiểm nguy không đến từ một yếu tố nền tảng như thiếu lửa, nhưng đến từ một yếu tố còn quan trọng hơn nhiều đó là sự thiếu thốn tình người, thiếu thốn loại tình yêu mà Chúa Giêsu đã từng truyền dạy, thứ tình yêu mà Linda đã dành cho Peter. Điều này hẳn làm cho chúng ta ngạc nhiên, vì nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi khiến chúng ta phải sợ hãi. Có thể nào 80.000 năm sau sẽ có người nào đó dựng nên một cúôn phim chúc mừng sự tái khám phá tình yêu vào hai thập niên 1980 và 1990 này chăng? Có thể nào 80.000 năm sau sẽ có người làm cuốn phim chúc mừng sự tuôn trào tình yêu làm thay đổi bộ mặt thế giới từ cộng đồng người Kitô hữu trong thập niên 1980 và 1990 chăng?
Tương lai và các cộng đồng Kitô hữu sẽ trả lời cho câu hỏi ấy: Bạn, tôi và hàng triệu người Kitô hữu anh em chúng ta có bổn phận đào sâu trong tâm hồn mình để tìm ra ở đó câu trả lời cho vấn nạn ấy. Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta nhìn vào cõi lòng để xét xem chúng ta đã trả lời cho câu hỏi trên như thế nào qua chính cuộc sống yêu thương của mình, đặc biệt ngay giữa lòng gia đình mình, bởi vì nếu chúng ta không thay đổi được bầu khí gia đình  mình thì chúng ta cũng không thể thay đổi được gì ở nơi khác cả.
Để kết thúc bài giảng hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện bằng tâm tình sau đây của Teilhard de Chardin, là một linh mục cũng là một khoa học gia nổi tiếng:
“Một ngày kia, sau khi đã chế ngự được sóng, gió, thủy triều và trọng lực, chúng ta sẽ dồn mọi năng lực của tình yêu vào Thiên Chúa. Và lúc đó có thể nói một cách ví von rằng: Con người đã khám phá ra lửa lần thứ hai trong lịch sử thế giới”.

vendredi 22 avril 2016

Tác dụng không ngờ khi trộn muối với đường

Tác dụng không ngờ khi trộn muối với đường: trị mất ngủ

2016-04-04 T12:03:20+07:00
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên hạn chế đường và muối nạp vào cơ thể, nhưng điều đó không đồng nghĩa 2 loại gia vị này không đồng nghĩa 2 loại gia vị này không hề có mặt tích cực nào.
Mỗi khi mất ngủ, mình thường lấy một nhúm nhỏ đường và muối để dưới lưỡi, vậy là ngủ liền một mạch đến sáng. Bạn đừng bỏ qua mẹo nhỏ cực ít người biết này nhé.

Theo nhà nghiên cứu người Mỹ đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về dinh dưỡng Matt Stone, sự kết hợp của muối và đường đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, muối và đường là thần dược của người bị mất ngủ, những người luôn khát khao một giấc ngủ êm đềm khi màn đêm buông xuống.
alt
Hỗn hợp muối + đường là bạn đồng hành của những người mất ngủ.
Muối + đường hoạt động như thế nào?
Muối và đường đóng vai trò như “cục sạc” cho tế bào. Glucose trong đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho các ti thể. Muối tạo ra sự cân bằng của sodium trong các dịch kẽ của dịch ngoại bào, cho phép hệ hô hấp hoạt động đúng đắn và sản sinh năng lượng cho cơ thể.
2 loại gia vị này cực kì quan trọng trong việc kiểm soát căng thẳng. Đường sẽ phát tín hiệu cho cơ thể ngừng sản xuất hormone gây căng thẳng, đây là những hormone gây tổn hại đến quá trình trao đổi chất và khiến bạn thao thức cả đêm.
Muối cũng rất cần thiết để duy trì sự ổn định của nội môi, trong đó đảm bảo hàm lượng adrenaline không tăng vượt mức kiểm soát.
Sự kết hợp giữa muối và đường là một loại hình vật lý trị liệu hiệu quả.
alt
Nếu sự kết hợp giữa đường và muối là một loại hình vật lý trị liệu giúp giảm căng thẳng, vậy đừng nghĩ muối và đường chỉ có hại cho cơ thể. Và đừng lo, đường không khiến bạn tăng động. Khi được dùng như một phương pháp trị liệu, đường có tác dụng trái ngược hoàn toàn với những điều tiêu cực mà bạn vẫn nghĩ.
Nói tóm lại, nếu bạn thuộc tuýp người vẫn tỉnh táo như sáo từ 2-4 giờ sáng vì hàm lượng adrenaline leo thang không kiểm soát, vậy thì một chút đường và muối có thể cứu cả đời bạn đấy.
Kết hợp đường với muối như thế nào?
alt
Từ nay không còn lo mất ngủ nữa nhé!
Matt Stone khuyên bạn nên kết hợp muối và đường theo tỉ lệ 1:5.
Hãy dùng muối biển chưa qua tinh luyện (hoặc muối Himalayan), đường nâu nguyên chất hay đường phèn. Nếu không có, bạn vẫn có thể dùng muối và đường mua ở siêu thị.
Hãy trộn đều 5 thìa đường và 1 thìa muối trong một hũ thủy tinh. Nhớ là không để lâu và cũng không nên dùng quá thường xuyên nhé. Trước khi ngủ (hoặc vào giữa đêm khi bạn chợt tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp), hãy lắc đều chai và múc một thìa nhỏ hỗn hợp (có thể dùng ngón tay) đặt dưới lưỡi. Đường và muối sẽ nhanh chóng tan vào cuống họng.
Matt Stone gọi đây là hỗn hợp kì diệu cho giấc ngủ, nó giống như một loại thuốc an thần giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu ngủ. Hãy thử nhé.

Anh Thư chuyển

jeudi 21 avril 2016

Đức Thánh Cha: 7 lời khuyên về cung cách ứng xử khi gặp tranh cãi trong đời sống hôn nhân


Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha đưa ra những lời khuyên bổ ích cho các cặp vợ chồng. Ngài đề xuất một chiến lược khả thi cho những hoàn cảnh khó khăn.  
Đức Thánh Cha nói rằng, khi tranh cãi, có nhiều bất đồng giữa vợ chồng, và những bất đồng này lại không phải là về những điều quan trọng. Vì vậy, vấn đề chính là ở cung cách ăn nói nói và thái độ của người nói. Đây là lý do mà Đức Thánh Cha đề xuất 7 lời khuyên nhỏ:
1- Nếu cảm giác khó chịu bắt đầu xuất hiện, thì những cảm nhận này cần được xử lý một cách tế nhị, vì nếu không, chúng sẽ chặn đứng cuộc đối thoại.
2- Quan trọng là khả năng diễn tả những gì người ta đang nghĩ mà không làm mất lòng người ta.
3- Ngôn từ nên được chọn lựa cẩn thận để không gây xúc phạm, đặc biệt là khi thảo luận vấn đề khó khăn.
4- Khi đưa ra ý kiến cá nhân, không bao giờ được liên quan đến việc trút tức giận và gây tổn thương.
5- Tránh sử dụng giọng điệu trịch thượng với mục đích làm hại, chế giễu, tố cáo và xúc phạm người khác.
6- Cố gắng phát triển thói quen nhìn nhận tầm quan trọng thực sự của người khác, cố gắng nhìn vào tâm hồn họ, để cảm nhận được những bận tâm sâu xa nhất của họ và khởi đầu cuộc đối thoại từ chính những bận tâm sâu xa này.
7- Coi những bất toàn là điều không quá quan trọng, vì tha nhân thì quan trọng hơn tổng số những điều nhỏ nhặt gây phiền toái cho tôi. Thực tế là, tình yêu chưa hoàn hảo, không có nghĩa là tình yêu ấy không chân thực.
Tứ Quyết chuyển ngữ
(romereports, 12-4-2016)
Phạm Anh chuyển

Sau khi mất, Steve Jobs để lại cho vợ những gì?

Khối tài sản khổng lồ mà cố CEO Apple để lại cho bà vợ khiến cả những phu nhân Tổng thống trên thế giới cũng chưa chắc đã có.

Với tổng tài sản 14,1 tỷ USD, Laurene Powell Jobs - vợ của cố CEO Apple Steve Jobs, là người phụ nữ giàu thứ tư thế giới và nằm trong tốp 50 người giàu nhất hành tinh.

Hầu hết tài sản của bà được thừa kế từ người chồng quyền lực. Các tài sản này bao gồm số cổ phần khổng lồ tại Disney, cổ phiếu của Apple, nhiều bất động sản, hai máy bay cá nhân và một siêu du thuyền dài 80 mét.
Giá trị của khối tài sản được Weath-X ước tính dựa trên thời giá tháng 3/2016.
Mời bạn đọc cùng khám phá chi tiết về khối tài sản 14,1 tỷ USD của bà Laurene Powell Jobs trong bài viết dưới đây:

Mặc dù Jobs nổi tiếng nhờ vị trí của ông tại Apple nhưng phần lớn tài sản của ông tới từ cổ phần mà ông nắm giữ trong công ty Walt Disney Co.. Ông nhận được số cổ phần này sau khi bán xưởng phim hoạt hình Pixar của ông cho Disney với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2006. Khi ông qua đời vào năm 2011, sổ cổ phần gần 8% này tăng giá trị lên mức 12,7 tỷ USD, chiếm 90% tài sản của Powell Jobs.

Ngoài ra, Powell Jobs còn thừa kế cổ phần của chồng tại Apple, công ty mà Steve Jobs gây dựng 40 năm trước. Số cổ phần này trị giá 560 triệu USD. Nếu Jobs không bán đi gần như toàn bộ 11% (hiện tại trị giá 65 tỷ USD) cổ phần Apple vào năm 1985 khi bị sa thải thì số tài sản của ông còn lớn hơn rất nhiều.

Powell Jobs cũng sở hữu căn nhà nơi ở của bà cùng Jobs và con cái tại Palo Alto có trị giá 8 triệu USD.
Lối vào chính của khu bất động sản Jackling House
Lối vào chính của khu bất động sản Jackling House

Tuy nhiên, bà cũng đang muốn xây dựng một căn nhà mới. Powell Jobs vừa đệ trình một đề nghị xây dựng "ngôi nhà mơ ước" của gia đình ở Woodside, California. Khối bất động sản đang chờ các quan chức địa phương phê duyệt có diện tích gần 1.500 mét vuông với phòng tập yoga, hai nhà khách, hai bể bơi với máy ép ô lưu và rượu vang bên cạnh căn nhà chính rộng 344 mét vuông. Dự án này bị trì hoãn bởi ngôi nhà lịch sử Jackling House nằm trên khu đất này. Jobs đã mua lại cả khu đất và căn nhà vào năm 1984 nhưng mãi sau này tới tháng 2 năm 2011 sau bảy năm giải quyết các thủ tục pháp lý Jobs mới dành được quyền rỡ bỏ căn nhà. Tuy nhiên, ông không kịp xây dựng bất cứ thứ gì tại đây trước khi qua đời.

Bà Jobs còn sở hữu hai khối bất động sản liền kề ở Woodside trị giá 7,5 triệu USD và 10 triệu USD.

Tháng Sáu năm ngoái, Powell Jobs đã mua một khối bất động sản trị giá 40 triệu USD tại Malibu. Khối bất động sản này vẫn đang được xây dựng khi bà Jobs quyết định mua nhưng dự kiến khi hoàn thiện nó sẽ có một biệt thự 12 phòng ngủ cùng 12 phòng tắm.

Giống như nhiều tỷ phú khác, bà Jobs sở hữu một số đồ chơi đắt tiền bao gồm hai máy bay cá nhân và một chiếc du thuyền. Một trong số hai chiếc máy bay là 1999 Gulfstream G-V trị giá 30 triệu USD.

Chiếc còn lại là 2013 Gulfstream G650 trị giá 60 triệu USD.

Chiếc du thuyền Venus, có chiều dài gần 80 mét và trị giá 130 triệu USD, được nhà thiết kế Philipe Starck thiết kế dưới sự hỗ trợ của chính Steve Jobs. Tuy nhiên, ông đã qua đời trước khi chiếc du thuyền được hoàn thành vào năm 2012.

Phần còn lại trong tài sản của Powell Jobs rơi vào khoảng 700 triệu USD tiền mặt và tài sản lưu động trong đó bao gồm tiền từ các khoản lương trước đây, các khoản đầu tư, cổ tức và giao dịch chứng khoán cũng như các khoản thưởng.
Tham khảo BI

Nancy Quách sưu tầm 

dimanche 17 avril 2016

Edward Yudenich: Thần đồng làm nhạc trưởng mới 7 tuổi.

Edward Yudenich: Thần đồng làm nhạc trưởng mới 7 tuổi. INCROYABLE … 



Écoutez, c'est magnifique. Étonnant ! Époustouflant ! Magique est peut-être le mot qui lui convient. 
Ce jeune prodige ne se contente pas, comme le font certains chefs d' orchestre, de battre simplement la mesure. Il fait de la véritable direction d 'orchestre. Tous les départs, les crescendos, les diminuants, tout, absolument tout, est indiqué et avec quelle autorité.... quelques fractions de seconde avant que les instrumentistes n 'exécutent. 
 A voir absolument et en plus il est mignon ce petit bout d' homme http://www.youtube.com/watch_popup?v=BNNFtlF9CDE Il s’appelle Edward Yudenich, il a appris à jouer du violon en un an et dirige l’ouverture de « la Chauve-Souris » de J. STRAUSS Il étudie au conservatoire d’Uzbekistan. Son professeur est Vladimir NEYMER. 
C’est tout simplement MAGNIFIQUE!

Luân Minh sưu tầm

samedi 16 avril 2016

VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm C
VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH


Lm Giuse Đinh lập Liễm
A.     DẪN NHẬP 
     Chúa nhật thứ tư mùa Phục sinh của ba chu kỳ niên lịch phụng vụ được mệnh danh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Nghệ thuật Kitô giáo thuở xưa thường phác họa Đức Giêsu như Đấng Chăn Chiên Lành. Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là Đấng chăn dắt dân Người (Tv 22). Người Do thái cổ xưa là dân du mục, vì thế văn chương của họ là những sách Cựu ước cũng thường đề cập đến  đời sống chăn nuôi, du mục.  Chính Đức Giêsu cũng dùng những hình ảnh về chăn nuôi quen thuộc để dạy ta những chân lý thiêng liêng về đạo giáo. 
          Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã xưng mình là Chủ Chăn. Ngài có đàn chiên để chăn dắt. Đàn chiên của Ngài có những đặc tính như Ngài đã tuyên bố :”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Đàn chiên của Ngài có những đặc tính  khác với đàn chiên của những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái lúc bấy giờ.  Những đặc tính đàn chiên của Ngài là : biết lắng nghe chủ chăn, nhận biết chủ chăn và bước theo chủ chăn. 
          Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiên Lành, không trực tiếp điều khiển đoàn chiên dưới thế này, Ngài dùng các vị đại diện trong Giáo hội là Đức Giáo hoàng, các giám mục và các Linh mục mà hướng dẫn thay cho Ngài. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ :”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con  là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Vì thế, nếu chúng ta đã gọi các vị lãnh đạo trong Giáo hội là chủ chăn,  chúng ta có trách nhiệm phải yêu mến, thành tâm lắng nghe sự hướng dẫn của các ngài để đến với Chúa, và nhờ đó, sẽ được dẫn tới cuộc sống đời đời. 
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA 
+  Bài đọc 1 : Cv 13,14.43-52. 
Một khúc quanh quyết định cuộc đời Tông đồ của thánh Phaolô. Trước tiên Phaolô  và Barnabê loan báo Tin mừng cho người Do thái tại Antiochia miền Pysidia, nhưng rồi các ngài đã phải sớm chấm dứt việc rao giảng vì người Do thái tỏ ra “ghen tức” khi thấy một số đông dân ngoại cũng quan tâm đến Tin mừng (Cv 13,45). 
          Hai vị Tông đồ quyết định  rời hội đường  và dứt khoát đến với dân ngoại, không quên nhắc lại lời tiên tri về sứ mạng toàn cầu của Người Tôi Tớ đau khổ (Cv 13,47) 
          Do vậy, dân ngoại đã hân hoan đón nhận Tin mừng và tôn vinh Thiên Chúa. Lời Chúa được lan tràn ra khắp miền ấy. 
+  Bài đọc 2 : Kh 7,9.14b-17. 
Trong một cuộc thị kiến, thánh Gioan tông đồ đã thấy một  đoàn người thật đông đảo. Họ là dân Thiên Chúa đã khải hoàn. Đoàn người đông đảo này :
- Họ rất đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ.
          - Họ đứng trước ngai Con Chiên, Đấng đã cứu độ muôn dân qua cái chết của Ngài.
          - Con Chiên sẽ dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. 
          Bài Tin mừng : Ga 10, 27-30. 
          Đức Giêsu tự giới thiệu mình là một vị Mục tử, một vị Mục tử tuyệt vời. Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài bảo vệ và sẽ đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Vấn đề là : chúng ta có tin tưởng bước theo Ngài không ? 
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Bước theo vị Mục tử
I.  ĐỨC GIÊSU LÀ MỤC TỬ. 
1.    Bối cảnh
Bài Tin mừng hôm nay rất ngắn, được trích ra từ cuộc tranh luận với người Do thái trong dịp Lễ Lều, nhân dịp kỷ niệm ngày thanh  tẩy Đền thờ thời Maccabêô. 
Đức Giêsu đang ở Giêrusalem trong dịp lễ này. Tại đây xẩy ra cuộc tranh luận với người Do thái về vấn đề Người có phải là Đấng Thiên Sai không, và cuối cùng Người đã xưng mình là Con Thiên Chúa bằng cách tuyên bố rằng : Cha Người ở trong Người và Người ở trong Cha trong sự hiệp thông trọn vẹn đồi sống và việc làm (Lc 10,22-41). 
          Bài Tin mừng hôm nay là một phần trích trong cuộc tranh luận và ghi lại lời Đức Giêsu quả quyết Người đồng bản tính với Chúa Cha. 
          Trước khi trả lời dứt khoát Người đồng bản tính với Chúa Cha, Đức Giêsu tuyên bố  sự khác biệt nhau giữa người Do thái và “chiên của Người”, tức là những kẻ tin theo Người. 
          Đối với người Do thái, những lời Người nói và những việc Người làm là các phép lạ, không đủ thuyết phục họ, vì xét cho cùng họ có dã tâm và không muốn tin. Ngược lại, chiên của Người là những người  biết ngoan ngoãn đón nhận,  vì họ không cần đến nhiều dấu lạ bên ngoài để làm điều kiện cho việc đi theo Người. 
          Như vậy, Đức Giêsu khẳng định Người là Mục tử và Người có đàn chiên để chăn dắt và Người đưa họ đến cuộc sống đời đời mà không ai có thể cướp khỏi tay Người được.
2.    Hình ảnh người chăn chiên trong Cựu ước. 
Hình ảnh người chăn chiên  không chỉ là một hình ảnh đẹp ở vùng thôn quê mà nó còn có ở trong Thánh Kinh.  Trong khắp vùng Đông phương cổ, các vua chúa thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai cập :”Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc” (Tv 78,52). 
          Đavít, một trong những nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên của Israel, là một cậu chăn chiên tại Belem (1S 17,34-35). Ôâng Vua lý tưởng của tương lai, Đức Messia, Đavít mới, cũng được loan báo như một “Mục tử” : “Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Người sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavít, tôi tớ của Ta” (Ed 34,23). 
          Chăn nuôi súc vật từng bầy là nghề chính của dân Do thái. Các tổ phụ vĩ đại của họ từ Abraham, Isaác, Giacob, Maisen, Đavít… đều là mục tử. 
          Do đó, người Do thái đã diễn tả về Thiên Chúa như là một mục tử nhân hậu, luôn hết tình yêu thương đàn chiên (Tv 22; Gr 31,10; Ed 24,11-16). Và Đức Giêsu đã tự mạc khải như là một Mục tử tuyệt với (Ga 10,11-14).  Rồi đi xa hơn nữa, Người đã bầy tỏ cho nhân loại biết chính Người là Thiên Chúa (Ga 10,27-30). 
II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MỤC TỬ. 
          Những đặc tính của vị Mục tử được tóm gọn trong câu nói của Đức Giêsu :”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27).  Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nói lên, là những động từ tác động rất phù hợp với con người : nghe, biết và theo. 
1.    Chiên nghe tiếng người chủ chăn. 
Ngày nay, tại Palestine, cũng còn có thể chứng kiến được cảnh chăn chiên mà Chúa Giêsu đã từng chứng kiến 2000 năm qua.  Cảnh những người mục tử Bedouin mang những đàn chiên của họ trở về nhà từ những cánh đồng cỏ khác nhau sau một ngày đi ăn cỏ.  Thường vào lúc hoàng hôn, các đàn chiên khác nhau cùng kéo về qui tụ ở một chỗ uống nước. Chúng trà trộn lẫn lộn với nhau tù 8 hay 9 đàn nhỏ trở thành một bầy chiên lớn. Mặc dù lẫn lộn chung với nhau nhưng những chủ chăn không hề lo sợ chiên bị lạc. Đến giờ ra về, mỗi chủ chiên thổi lên một tiếng gọi riêng biệt – một tiếng còi, tiếng tiêu, tiếng sáo, hay tù và – thì những con chiên trong đàn sẽ tự động rời khỏi đám đông theo đàn của mình mà về chuồng.  Chúng tự biết chúng thuộc về đàn nào, chúng nghe tiếng gọi của người chủ chăn và đi theo. “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”(Ga 10,27) (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 171). 
          Nghe Chúa chính là lắng nghe Lời Chúa qua Kinh Thánh, nơi giáo huấn của Giáo hội, và những ơn soi sáng nơi tâm hồn mình. Nghe Chúa chính là  để có một mối tương giao thân tình với Người, và nhất là để tin vào Người.  Thánh Phaolô viết :”Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17) hay “Đức tin nhờ nghe : Fides ex auditu (Ga 3,2). 
2.    Chiên và chủ chiên biết nhau
Chiên rất thân thiện với chủ chăn. Khi đàn chiên đang nằm ngủ êm đềm, người chủ chiên có thể bước đi ngay giữa đàn chiên mà không gây rối loạn hay gây mất ngủ cho con nào cả. Trong khi đó chỉ một bước chân của người lạ mặt xâm nhập vào chuồng chiên  đang lúc chiên nằm ngủ cũng đủ gây kinh hoàng và hoảng hốt cho cả đàn chiên. Dường như chiên đã coi người chủ chăn như một thành phần rất thân thuộc của chúng. Và sự liên hệ mật thiết phát triển dần dần đến độ chủ chăn có thể phân biệt và hiểu tiếng kêu của từng con chiên, tiếng kêu đau thương hay tiếng kêu hoan lạc. Chiên nghe lệnh của người chủ chăn để biết khi nào đi kiếm ăn hay lúc nào lên đường trở về nhà.  Ngoài ra, người chủ chăn còn biết cả tên gọi và đặc tính của từng con chiên nữa. 
          “Biết” trong Kinh Thánh, từ  ngữ này trước hết không mang một ý nghĩa tri thức. Chính tình yêu mới làm cho ta nhận biết người nào đó một cách đích thực, đến nỗi đoán được cả tâm tính họ. Sự thân mật, sự hiểu biết lẫn nhau, yêu mến sâu xa, hiệp thông tâm hồn, trí não, thể xác… là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng (St 4,1). 
          Biết Chúa không chỉ là học hỏi và suy niệm theo nghĩa tri thức, mà là hiểu biết sâu xa, yêu thân tình đến nỗi kết hợp cả thân xác lẫn tâm hồn. Chính tình yêu mới làm cho chúng ta nhận biết Chúa một cách đích thực, đến nỗi đoán biết cả thánh ý Người. 
          Sự biết chí tình chí thiết này thực sự đã được thể hiện với hai thánh nữ Catarina và Têrêsa Hài đồng Giêsu. Catarina là người mù chữ chỉ học nơi Thánh tâm Chúa Giêsu và trở thành tiến sĩ Hội thánh. Têrêsa cũng chẳng học trường nào, chỉ học nơi tình yêu Chúa Giêsu Hài đồng, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong làm tiến sĩ Hội thánh tháng 08/1997 trong đại hội giới trẻ tại Paris. 
3.    Chiên thì theo chủ chăn
Những người chăn bò thường đi sau đàn bò dùng roi quất lên mình bò để lùa chúng đi thành đàn với nhau. Đối với chiên thì hoàn toàn khác hẳn. Người mục tử luôn đi trước để hướng dẫn đàn chiên theo sau. Nếu người chăn chiên đi đàng sau đàn chiên giống như chăn bò, chiên sẽ chạy tán loạn vì không biết đường đi. Chúng muốân được hướng dẫn, được bảo vệ và che chở. 
          “Theo” đó là một hành động không có gì là thụ động cả, nhưng diễn tả một thái độ tự do : đính kết toàn thân một người nào đó vào thân phận một kẻ khác.  Theo nghĩa là gắn bó với  Đức Giêsu mời gọi :”Hãy theo Ta”(Ga 1,42). 
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng tiếp cam.
          Theo Chúa chính là một thái độ hoàn toàn tự do, tự nguyện dấn thân, và trao phó thân phận cho duy một mình Người. Theo Chúa cũng là từ bỏ như Phêrô bỏ chài lưới, vợ con, cha mẹ và mọi sự để theo Thầy; như Matthêu bỏ địa vị, tiền của để theo Chúa; như Mađalena bỏ đường tội lỗi bước vào đời sống mới.  Đó là đổi đời, từ bỏ nếp sống cũ, một cuộc tái sinh vào đời sống mới. 
III. TÂM TÌNH VỊ CHỦ CHĂN. 
1.    Tận hiến cho đoàn chiên
Người chủ chăn rất tha thiết với đàn chiên, họ coi đàn chiên như một phần trong thân thể mình. Họ không yên tâm khi một con chiên đi lạc. Họ không đành lòng bỏ con chiên bị thương mà không băng bó. Họ đã sẵn sàng vác cho chiên trên vai khi không đi được hoặc khi bị đi lạc. 
          Khi kẻ làm thuê trông coi con chiên, thì lũ cho sói không gặp rắc rối nào trong việc rình bắt đàn chiên. Ngay khi kẻ làm thuê nhìn thấy một con chó sói đang tiến lại gần, thì hắn ta liền bỏ rơi đàn chiên. Hắn chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là cứu thoát bản thân mình mà thôi. Người chủ tốt của đàn chiên không làm như vậy. Họ bảo vệ đàn chiên  chống lại sự tấn công của chó sói, thậm chí họ còn sẵn sàng liều mất mạng sống của mình nữa. 
          Đức Giêsu, Chúa chiên nhân lành, Đấng đã hiến mạng sống mình cho đoàn chiên.  Mạng sống của Người không bị lấy đi, cũng không phải theo lệnh Chúa Cha. Chính Người đã tự ý trao ban, và trao ban một cách vui lòng. Người tự hiến cho đoàn chiên để mang chúng về đồng cỏ của sự sống đời đời.  Hình ảnh cha thánh Đamien, tông đồ người hủi, đã nói lên tình thần tận hiến cho đàn chiên, những con người phong cùi xấu số bị bỏ rơi. 
2.    Chiến đấu bảo vệ đàn chiên
Người mục tử Đông phương là một người du mục đáng gờm, một thứ lính chiến, có khả năng bảo vệ đàn vật mình khỏi thú dữ… gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (1S 17,34-35).
          Đavít kể lại cho vua Saulê trước khi giết được tướng Goliat của quân Philitinh :”Hồi tôi tớ  bệ hạ chăân chiên cho thân phụ, hễ sư tử hay gấu đực tha con chiên nào, tôi liền rượt bắt, đánh nó và cướp con chiên khỏi miệng nó. Nếu nó cự lại, tôi liền nắm lấy râu đánh và giết nó tức khắc. Tôi tớ bệ hạ đã giết sư tử cũng như gấu đực thì cũng sẽ thanh toán tên Philitinh không cắt bì này như vậy vì nó đã dám nhục mạ đạo quân của Thiên Chúa hằng sống”( 1Sm 17tt). 
          Đavít đã nêu gương hy sinh, vật nhau với sư tử, với gấu đực, để cướp lại một con chiên bị đem đi. Đavít vì tha thiết với bầy chiên, nên không ngần ngại đánh nhau với sư tử và gấu đen để cướp lại chiên.  Đức Giêsu khi nói :”Không ai cướp được chúng” đã nghĩ đến cuộc giao chiến khốc liệt mà Người phải đương đầu trong cuộc khổ nạn,  để đối phương “không cướp được” một chiên nào khỏi tay Người.  Khác với kẻ chăn thuê, thường chạy trốn trước sói sữ, Đức Giêsu sẽ phó nộp và đành mất mang sống mình vì chiên của Người (Ga 10,12-15).
3.    Không bỏ rơi đàn chiên
Người chăn chiên rất tha thiết với đàn chiên, lo lắng cho đàn chiên hết mình, không bao giờ để một con chiên nào bị bỏ rơi. Dụ ngôn con chiên lạc đã chứng tỏ điều đó :”Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chíùn con kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất”(Lc 15,4-7). 
          Chung quanh chúng ta hay ngay trong đời sống chúng ta có những hiện tượng rời bỏ hàng ngũ, bất trung thường xẩy ra, thì chúng ta nghĩ thế nào ? Thưa đó là những hiện tượng tự nhiên vì đó là mầu nhiệm của tự do. Nhưng một điều chúng ta cần biết đó là không khi nào Chúa ruồng bỏ ! Chỉ có con người rời bỏ bàn tay Chua. Và ngay khi con người rời bỏ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm liên hệ lại : dụ ngôn đứa con hoang đàng đã chứng tỏ điều đó (x. Lc 15). 
4.    Ban cho chiên sự sống đời đời
Con chiên đi theo chủ chăn thì sẽ được dẫn đến đồng cỏ xanh tươi đảm bảo sự sống. Cũng vậy, nhưng ai thực sự đi theo Chúa, tức là để Chúa dẫn dắt, thì sẽ được bảo đảm đưa đến sự sống đời đời.
          Sự sống này, một đàng không thể mất được, vì đã được chính Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sựï Sống bảo đảm. Đàng khác, cũng không bị ai cướp đi được, vì một khi đã được Chúa dẫn dắt thì không còn sợ vấn đề Người không đủ khả năng chăm sóc và bảo vệ sự sống của đàn chiên nữa. 
          Trong một bài giảng, thánh Cyrillô thành Alexandria đã giải nghĩa câu “Ta ban cho chúng sự sống đời đời” như sau :”Đừng hiểu sự sống này chỉ là chuỗi ngày nối tiếp nhau mà chúng ta dù là người tốt hay xấu cũng đều sở hữu sau khi sống lại, nhưng phải hiểu đây là sống trong niềm vui. Ta cũng có thể hiểu “sự sống” này theo nghĩa bí tích Thánh Thể. Nhờ Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô tháp nhập chúng ta vào chính sự sống của Người, các tín hữu được thông phần vào chính xác thịt Người, như lời Người phán :”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ có sự sống đời đời”(Ga 6,54). 
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN CHIÊN 
          Chúa Giêsu không thể trực tiếp hướng dẫn mọi Kitô hữu, nhưng Người đã dùng các vị đại diên là hàng giáo phẩm và giáo sĩ để thay quyền Chúa mà hướng dẫn. Vì Chúa đã nói với các tông đồ :”Ai nghe các con là nghe Ta”(Lc 10,16). 
          Chúng ta hãy đọc một đoạn mà công đồng Vatican II nói về các Linh mục :”Thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là Chủ chăn theo phận vụ mình, các Linh mục nhân danh Giám mục tụ họp gia đình Thiên Chua ùnhư một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha. Để thi hành thừa tác vụ này cũng như các thừa tác vụ khác, các Linh mục được trao ban quyền thiêng liêng để kiến thiết Giáo hội.  Trong việc kiến thiết này, các Linh mục phải theo gương Chúa Kitô mà đối xử rất nhân đạo với hết mọi người…(Sắc lệnh về Linh mục, số 4) 
          Chúng ta thường gọi những người lãnh đạo trong Giáo hội là mục tử hay chủ chăn. Chúng ta đang sống dưới sự hướng dẫn của các ngài, chúng ta hãy tin tưởng các ngài, vì đức tin bảo cho chúng ta biết : Chính Chúa Giêsu, Mục tử tốt lành đích thực, đang trực tiếp chăn dắt chúng ta  qua những người lãnh đạo trong Giáo hội, là Đức Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mục.  Vì thế, chúng ta có bổn phận nghe theo sự hướng dẫn của các ngài, công tác với các ngài, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta, để duy trì và xây dựng đoàn chiên nhỏ bé là gia đình mình, tập thể mình đang sống, đang làm việc và đoàn chiên rộng lớn hơn là Giáo hội. 
          Một lần nữa chúng ta hãy lặp lại lời Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ :”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Qua câu Kinh Thánh này, chúng ta có thể khẳng định rằng vâng nghe các vị lãnh đạo trong Giáo hội là vâng nghe Chúa, và như vậy, đây là một nhiệm vụ không tthể thiếu được, vì như người ta nói : 
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
(Ca dao)