Chúa Nhật X thường niên - Năm C |
PHÉP LẠ TẠI THÀNH NA-IM |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP
Bài đọc 1 và bài Tin mừng hôm nay na ná giống nhau, đều nói về phép lạ cho đứa con trai của bà góa sống lại. Mọi người đều phải chết, đó là một thực tế và cũng là chân lý. Đã chết thì không thể nào sống lại được, trừ ra có một phép maầu. Phép mầu này phải đến bởi Thiên Chúa. Việc đứa con trai bà góa sống lại có hai nguồn gốc khác nhau : một đàng tiên tri Êlia phải cầu nguyện xin Thiên Chúa cho đứa bé sống lại; đàng khác Đức Giêsu lấy quyền năng của mình để trực tiếp làm cho đứa bé sống lại khi nói :”Này người thanh niên, Ta bảo anh : hãy chỗi dậy” (Lc 7,14).
Đức Giêsu làm phép lạ này để nói lên quyền năng siêu việt của Thiên Chúa. Ngài làm chủ sự sống và sự chết. Vì thế, Ngài có thể làm cho kẻ chết sống lại tùy ý Ngài. Ngoài ra, Đức Giêsu còn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người. Ngài không thể dửng dưng trước đau khổ của con người, Ngài biết đồng cảm với con người trong cuộc sống hằng ngày. Sau cùng, Ngài cũng hé mở cho chúng ta biết thân xác loài người ngày sau sẽ được sống lại.
Qua phép lạ này, noi gương Đức Giêsu, chúng ta hãy học để biết thông cảm với mọi người , chúng ta không thể dửng dưng trước những đau khổ của con người, vì qua phép Rửa tội, chúng ta là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Thánh Phaolô đã thâm hiểu chân lý này khi ngài khuyên nhủ tín hữu Rôma :”Anh em hãy vui củng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm 12,15), vì trong một thân thể, bất cứ một chi thể nào cũng có tương quan đến chi thể khác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : 1V 17,17-24
Bài đọc 1 có vài nét na ná như trong bài Tin mừng hôm nay : nói đến việc làm cho con trai một bà góa sống lại.
Sách Các Vua cho biết tiên tri Êlia đến trọ ở nhà một bà góa ở thành Sarepta. Bà đã đón tiếp ông rất nồng hậu. Không may đứa con trai duy nhất của bà bệnh nặng rồi chết và bà tưởng rằng con bà bị chết vì lời nguyền của vị tiên tri nhằm trừng phạt một lỗi nào đó không rõ.
Nhưng nhà tiên tri đã cầu xin Chúa cứu đứa bé và ông đã được Thiên Chúa nhận lời. Đứa bé sống lại và đã trao đứa bé cho mẹ nó. Và bà đã thưa với tiên tri :”Bây giờ nhờ việc này, tôi biết rõ ông là người của Thiên Chúa và lời của Chúa nơi miệng ông là lời chân thật” (1V 17,24).
+ Bài đọc 2 : Gl 1,11-19
Thánh Phaolô xác định với tín hữu Galata rằng : Tin mừng của Ngài rao giảng không phải là của loài người, mà ngài đã lãnh nhận trực tiếp nơi Thiên Chúa.
Ngài khuyên họ đừng theo “một Tin mừng nào khác”, tức là chưa đủ an tâm khi sống theo Tin mừng mà ngài đã rao giảng, lại còn giữ thêm một số luật lệ Do thái giáo nữa.
Ngài xác quyết với họ rằng người ta chỉ được ơn cứu độ nhờ đức tin chứ không phải nhờ tuân giữ Lề luật.
+ Bài Tin mừng : Lc 7,11-17
Chỉ có thánh Luca mới thuật lại chuyện con trai bà góa thành Naim sống lại, để nói lên sự can thiệp mang tính cách Thiên sai của Đức Giêsu.
Khi vào đến cổng thành Na-im, Đức Giêsu thấy người ta đang đem đi chôn một người thanh niên con một bà góa. Mọi người đều than khóc và chia buồn với mẹ nó.
Tất cả mọi người đi đưa xác, chẳng ai mở lời xin Ngài cứu giúp, nhưng Ngài đã ra tay cứu giúp vì Ngài động lòng thương.
Đối đầu với cái chết và sự đau khổ, Đức Giêsu đã lập tức chứng tỏ tình yêu và quyền năng siêu việt của Ngài. Dân chúng từ ngỡ ngàng cảm phục đến nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Kitô.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Quyền năng và lòng thương xót của Chúa
I. PHÉP LẠ TẠI THÀNH NA-IM
Chúng ta thấy phép lạ cho người con trai bà góa thành Na-im chỉ có thánh Luca thuật lại để nói lên quyền năng và lòng thương cảm của Đức Giêsu.
Na-im, ngày nay chỉ là một làng nhỏ, cách Capharnaum độ 7 hoặc 8 giờ đi bộ, ở hướng tây nam, về phía núi Taborê, cách Nazareth khoảng 8 cây số về phía đông nam. Gần làng về hướng đông, người ta thấy có những ngôi mộ được đào trong các tảng đá.
Người ta thường đưa đám ma vào lúc gần tối, nên hình như Đức Giêsu đã gặp đám tang này vào ban tối, khi Ngài và các môn đệ vào đến cửa thành.
Đám ma được dẫn đầu bằng một đội khóc mướn với ống sáo và thanh la của họ phát ra tiếng la ó khóc than inh ỏi.
Theo tục lệ Phương Đông người chết được để trong quan tài không đậy nắp và được quấn khăn liệm kỹ lưỡng. Có người cho là quan tài ấy không giống quan tài của chúng ta , mà là một cái rọ đan bằng mây để đem thi hài đến phần mộ.
Đức Giêsu không đi một mình, vì ngoài các môn đệ, còn có đám đông theo Ngài. Ngoài ra đám đông có đông đảo dân thành đi theo đưa tiễn. Các chi tiết này rất quan trọng, vì đó là bằng chứng cho thấy phép lạ được thực hiện cách công khai. Do đó, không phải là một chuyện hoang đường hoặc bịa đặt.
Có những chi tiết chứng minh việc sống lại là có thật :
- Anh đã đứng lên và bắt đầu nói,
- Chúa cầm tay trao lại cho mẹ cậu.
- Thái độ sửng sốt sợ hãi của mọi người làm chứng một biến cố quan trọng đã thực sự xẩy ra.
II. Ý NGHĨA CỦA PHÉP LẠ ĐÓ
1. Quyền năng của Thiên Chúa
Đây là lần đầu tiên trong Tin mừng, Luca gán cho Đức Giêsu tước hiệu “Chúa” (Kurios). Hình như các Kitô hữu đầu tiên tuyên xưng Đức Giêsu (phục sinh) là Chúa, đã ảnh hưởng đến văn thể các bài trình thuật cuộc đời trần thế của Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu đã mang trong Ngài khả năng phục sinh kẻ chết, thì chính Ngài cách nào đó đã là Chúa Phục Sinh, một ngày kia sẽ chiến thắng cái chết cách khải hoàn.
a) Nói về cái chết
Theo quan niệm người đời, một cách bình thường mọi người phải đi qua bốn cửa ải là sinh, lão, bệnh, tử. Mọi người phải kết thúc cuộc hành trình trên trần gian bằng cài chết. Đã có sinh thì ắt phải có tử.
Cái chết là một sự kiện hiển nhiên và ai cũng phải đợi thần chết đến để đưa mình đi. Đối với nhiều người, chết thì phải chết, nhưng không hiểu tại sao mình chết ? Cái chết có ý nghĩa gì ?
Triết gia hiện sinh vô thần, ông Jean Paul Sartre,cho rằng chết là một sự vô nghĩa (La mort est un non-sens). Xưa nay người ta vẫn không hiểu hoặc không muốn hiểu lý do sự chết, Vì thế, cái chết thật là phi lý.
Trong Cựu ước, dân Chúa vẫn coi sự chết là một sự gở lạ. Làm sao Thiên Chúa nhân từ tạo nên vạn vật lại để cho sự chết lẻn vào trong con người.
Nhưng dần hồi, Thánh Kinh hé mở cho thấy rằng sự chết không phải là một bức tường thành kiên cố không vượt qua được, mà là một cửa khẩu để đi đến sự sống thật, đến với Thiên Chúa là nguồn sự sống.
Như thế, phải chăng tất cả mọi vấn đề của ta sẽ kết thúc khi đôi tay xuôi xuống và mắt nhắm lại vĩnh viễn ? Nếu làm người mà thân phận chỉ có thế thôi, thì cuộc sống này có hàng tỉ cái vô lý, bất công. Đâu có gì đáng cho ta phải ân cần tận tụy để sống cho ra sống ? Tất nhiên là về phần thân xác. Cái chết không chừa ai.
Nhưng cái chết đâu phải là mồ chôn vĩnh viễn thân phận con người. Trái lại, cái chết chính là cánh cửa mở sang một thế giới kỳ diệu khác. Niềm tin về thế giới bên kia đã và đang tồn tại trong đời sống con người, nhất là đối với Kitô hữu.
b) Đức Giêsu, chủ của sự sống và sự chết
Đức Giêsu còn là Chúa Cứu Thế đầy quyền năng. Thầy thuốc Luca còn nêu thêm một chi tiết cá biệt nữa. Chữ “Chúa” ở đây được tác giả dùng đầu tiên trong bản văn Hy Lạp, và theo nguyên ngữ có nghĩa là “Chủ”. Luca dùng đầu tiên hẳn ông có dụng ý. Ông muốn nói Chúa Giêsu, vì là chủ của sự sống, nên Ngài có thẩm quyền trên sự chết.
Trong sự kiện này, không có người nào yêu cầu Ngài hành động, nhưng Ngài là Chúa, chủ của sự sống, Chúa hiểu nỗi cô đơn của người mmẹ có đứa con trai, người đàn ông duy nhật để chăm sóc cho bà. Ngài động lòng trắc ẩn, an ủi bà đừng khóc. Ngài hành động ngay.
Chỉ Thiên Chúa mới có quyền năng vượt qua sự chết. Chính vì Êlia (trong bài đọc 1) đã đi đến với quyền năng của Thiên Chúa mà ông có thể trả lại sự sống cho con trai của bà góa. Nhưng rõ ràng trong phép lạ Na-im, Đức Giêsu tự mình có quyền năng. Và chúng ta thấy đường lối thương xót trong đó Ngài thực hiện phép lạ ấy.
c) Đức Giêsu đem lại sự sống đời đời
Thiên Chúa yêu thương con người vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,16). Vì bản chất của Thiên Chúa là yêu thương, nên Ngài muốn giải thoát con người khỏi nỗi cô đơn buồn phiền, khỏi thất vọng đắng cay, khỏi đau thương tuyệt vọng. Và nỗi đau thương tuyệt vọng lớn nhât của con người là sự chết, thì Ngài cũng sẵn lòng giải thoát con người khỏi chết.
Tình yêu của Thiên Chúa không dừng lại đó. Ngài còn muốn đi xa hơn nữa trong tình yêu. Ngài muốn giải thoát con người khỏi cái chết muôn đời. Con trai bà góa Na-im sống lại để rồi lại phải chết, nhưng những ai được Ngài yêu thương giải thoát thì sẽ vĩnh viễn sống lại miên trường. Đó mới là sứ mạng của Ngài khi xuống trần gian.
Sự kiện con trai bà góa thành Na-im được Ngài cho sống lại là hình bóng báo trước biến có vô cùng lớn lao hơn. Biến cố đó là cốt lõi của đạo, là trung tâm điểm của Kitô giáo. Đó là nhờ sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu mà tất cả cúng ta được giải thoát khỏi cái chết muôn đời.
2. Lòng thương cảm của Chúa
Bà góa trong Tin mừng hôm nay đau khổ biết bao : một đàng chồng đã chết rồi, đàng khác con trai duy nhất cũng chết theo. Xã hội thời đó lại càng chất thêm nỗi khổ cho phụ nữ neo đơn như bà. Không có chồng, không có con trai, pháp luật không cho bà bảo lãnh bản thân và tài sản, bà sống như kẻ bị bỏ rơi ngoài lề xã hội.
Trong cảnh tang thương đó, bà đau buồn khóc lóc thảm thiết, đến nỗi rất đông dân thành đã đi tiễn biệt con của bà, thì Đức Giêsu cũng xuất hiện đứng bên quan tài. Với quyền năng của Thiên Chúa đầy lòng thương xót những người cùng khổ như bà góa này, và với con tim nhạy bén trước đau khổ của loài người, Đức Giêsu đã mủi lòng thương, khẽ an ủi bà :”Bà đừng khóc nữa”, rồi sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói :”Này người thanh niên, ta bảo anh : Hãy chỗi dậy” ! Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. mọi người đều kinh ngạc và tôn vinh Thiên Chúa.
Ngoài mục đích của thánh Luca là trình bầy cho các độc giả thấy tấm lòng ưu ái và hiền dịu của Con Người Giêsu, thì chúng ta dễ hiểu tại sao, trong các tác giả viết Tin Mừng, chỉ một mình vị bác sĩ này kể lại câu chuyện cảm động Chúa cứu sống người con trai của bà góa thành Na-im. Không còn bức tranh nào đầy lòng xót thương trắc ẩn như thể.
Thánh Luca đã dùng chữ “chạnh lòng thương” (esplanchnisthè)thì phải có lý do. Từ Hy Lạp, có nghĩa chính xác là “xúc động đến ruột gan”, hầu như luôn luôn được áp dụng cho tình thương yêu của Thiên Chúa đối với loài người trong Tin mừng.
Trong ngôn ngữ Hy Lạp không còn từ nào mạnh hơn để diễn tả lòng thương xót cảm thông. Và đây là một từ đã được dùng nhiều lần cho Chúa Giêsu trong Tin mừng.
Đối với thế giới ngày xưa thì đây là một việc lạ lùng. Trong thời cổ, đức tin được kể là cao trọng nhất là đức tin của Phái Khắc Kỷ . Các người của trường phái này tin rằng đặc tính thứ nhất của Thượng Đế là không tình cảm, không thể bị xúc cảm hay động lòng. Họ lập luận : nếu kẻ nào có thể làm cho người khác buồn sầu, lo âu, vui mừng, thỏa thích… có nghĩa là người đó có thể ảnh hưởng đến kẻ khác, có nghĩa là anh ta vượt trên hơn kẻ khác.
Nhưng không ai có thể lớn hơn Thượng Đế, không ai ảnh hưởng được Ngài, cho nên lẽ đương nhiên, Thượng Đế phải là Đấng bất khả xúc động. Nhưng ở đây loài người được đứng trước một tư tưởng kỳ lạ về một nhân vật là Con Thượng Đế mà lại chịu cảm động đến tận đáy lòng Ngài. Đối với nhiều người, đây là một điều rât quí báu về Thượng Đế, Cha của Chúa Cứu Thế Giêsu.
3. Dấu hiệu phục sinh kẻ chết
Giai thoại này chứa đựng một giáo thuyết sâu xa, vì nói lên một dấu chỉ Thiên sai, tức là dấu chỉ phục sinh kẻ chết, dấu chỉ mà Đức Gêsu sau này sẽ dùng để trả lời câu Gioan tẩy Giả hỏi :”Kẻ chết sống lại”…
Đây là sứ điệp Đức Giêsu muốn gửi đến cho chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay. Ngài muốn chúng ta nhìn thấy nơi phép lạ thành Na-im không chỉ là dấu chứng lòng thương của Ngài đối với bà góa nọ, cũng không chỉ là dấu hiệu minh chứng Ngài là Đấng Messia, mà còn là dấu chỉ báo trước điều Ngài sẽ thực hiện cho chúng ta nếu chúng ta tin vào Ngài, nghĩa là Ngài sẽ làm cho chúng ta sống lại không phải chỉ với một thân xác mới mẻ về thể lý và còn với một cuộc sống trường tồn vĩnh cửu nữa.
III. BÀI HỌC CHO CHÚNG TA
Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Đứng về phương diện nhân loại, Đức Giêsu cũng có tình cảm như mọi người, nghĩa là Ngài sống như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi.
Hôm nay, Đức Giêsu cũng thấy chạnh lòng thương đối với bà góa có một người con trai mới chết đem đi chôn. Đức Giêsu hiểu thấu tâm trạng của bà : mất chồng, mất người con nâng đỡ mình trong tuổi già, thiếu người bênh vực, sống cô đơn… Tuy không ai xin Ngài làm phép lạ cứu sống đứa con ấy, nhưng chính Ngài đã ra tay, Ngài khuyên bà đừng khóc nữa, truyền cho người thanh niên chỗi dậy và trao anh ta cho mẹ nó.
Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta phải biết thông cảm với người khác. Đừng ai sống trơ trơ như một hòn đảo giữa đại dương (theo Thomas Merton), một mình mình biết, một mình mình hay, nhưng hãy biết tìm đến với nhau, biết chia vui sẻ buồn với nhau như lời thánh Phaolô đã khuyên bảo :”Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm 12,15).
Con người không thể sống trơ trơ như đá. Con vật còn biết thương nhau, chia sẻ với nhau, huống chi là con người. Người Việt nam chúng ta đã có kinh nhgiệm về vấn đề này nên đã lưu truyền tinh thần ấy trong câu tục ngữ mà ai cũng biết :
Một con ngựa đau, cả tầu chê cỏ
Có nghĩa là một con ngựa bị đau ốm không ăn được cỏ thì cả tầu ngựa (cái máng để chứa thóc, cỏ cho chuồng ngựa ăn) đều chê cỏ không ăn. Ý nói loài vật có tình đồng loại, thấy một con ngựa đau thì cả đàn đều thương.
Theo gương Đức Giêsu, chúng ta hãy tập cho mình biết đi ra khỏi mình, đừng bao giờ co cụm lại. Hãy biết đi đến với người khác. Mang lấy cái tâm tình của người khác , nghĩa là hãy học để biết thông cảm .
Bí quyết để hiểu người khác chính là đặt mình vào trong vị trí của họ. Khi Chúa Giêsu đến thế gian, Ngài đã làm như thế vì chúng ta. Ngài trực tiếp trải nghiệm những khó khăn của cuộc sống. Ngài cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, đói khát, cô đơn, đau đớn và mọi vấn đề khác. Và khi trải nghiệm như thế, Ngài thật sự cảm thông với chúng ta, Ngài cứu giúp, nâng đỡ và ủi an chúng ta theo cách chúng ta cần nơi Ngài.
Đó cũng là bí quyết để chúng ta học biết cảm thông tốt hơn đối với người khác. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể hoàn toàn thay đổi hoàn cảnh của mình như Chúa Giêsu đã làm. Nhưng chỉ cần chúng ta tưởng tượng mình ở trong hoàn cảnh của họ. Chẳng hạn trước khi nhờ ai đó làm điều gì có vẻ đơn giản và không phiền phức gì đối với chúng ta, trước tiên, chúng ta hãy suy nghĩ kỹ xem người ấy có cảm thấy như vậy không. Hoặc nếu ai đó bực tức, giận dữ, hãy suy nghĩ điều gì khiến họ trở nên như thế. Hành động như thế thận trọng hơn là cho rằng mọi người cũng nhìn và cảm nhận mọi thứ giống như chúng ta. Hãy bước đi một dặm bằng đôi giày của người khác, và chúng ta sẽ dần trở thành người thông hiểu và cảm thông trong những tình huống cần thiết. Sau đó, hãy điều chỉnh kỳ vọng và cách biểu hiện của chúng ta cho phù hợp. Người khác sẽ nhận ra rằng chúng ta biết trước được những khó khăn và những mối bận tâm của họ và quan tâm đến những khó khăn của họ, và điều này sẽ giúp chúng ta sống và làm việc với mọi người tốt hơn. Cảm thông giúp tạo nên sự thống nhất về ý kiến và mục tiêu, và đó chính là một điều tuyệt vời! (Thiên Ân).
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta càng biết cho đi thì lại càng lãnh nhận được nhiều vì đúng như thánh Phanxicô Asssi đã diễn tả trong Kinh Hòa bình :”Chính lúc hiến thân là lúc được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. Càng co cụm lại nơi mình thì càng nghèo đi và có khi còn đánh mất cả bản thân. Tư tưởng này sẽ được minh họa trong câu truyện sau đây.
Truyện : Cái giếng cũ
Ðây là một cái giếng mà nước rất trong sạch và dịu mát làm cho ai uống vào cũng cảm thấy khoan khoái. Một điều đặc biệt nữa là chưa bao giờ giếng này cạn nước cho dù mùa hè có nắng hạn đến đâu đi nữa. Chủ nhân của cái giếng này là một bác nông dân nghèo.
Nhưng đến một lúc mà hệ thống điện nước chuyển đến nông thôn, thì cái giếng của bác xem ra cũng trở thành vô dụng. Căn nhà của bác cũng được sửa chữa lại, hệ thống dẫn nước cũng được thiết lập. Không ai buồn nghĩ đến chuyện phải vất vả để kéo nước từ cái giếng đó nữa. Thế là cái giếng bị đóng lại.
Bẵng đi nhiều năm trời. Một ngày nọ vì tò mò, người nhà của bác nông dân mở cái giếng cũ ra xem, thì lạ thay, giếng nước đã bị khô cạn. Bác nông dân không thể hiểu tại sao cái giếng nước trong lành của mình đã trở thành khô cạn. Mãi về sau, ông mới khám phá ra nguyên do: cái giếng cũ của ông vốn được bao nhiêu mạch nhỏ tiếp tế, càng múc nước thì nước càng tuôn chảy vào giếng. Nay đã nhiều năm qua, nước giếng không còn được múc lên nữa cho nên các mạch nước bị bít kín và phần nước còn sót lại trong đáy giếng cũng dần bị bốc hơi và khô cạn.
Câu chuyện về cái giếng cũ trên đây có thể là một dụ ngôn về suối nước không bao giờ khô cạn mà Thiên Chúa đã mở ra qua cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Từ cạnh sườn Người, khi một người lính La Mã đâm thủng thì nước hằng sống đã tuôn trào để xoa dịu nỗi khát khao của con người. Mạch nước có được mở ra để trao ban thì nguồn nước mới tuôn trào. Cái chết của Chúa Giêsu là tuyệt đỉnh của một cuộc đời hướng về tha nhân, tiêu hao vì tha nhân, dốc cạn vì tha nhân. Ðó cũng là chân lý về cuộc đời. Càng trao ban, càng dốc cạn, càng được múc lấy. Càng tiêu hao, càng mất chính mình thì con người càng trở nên phong phú, con người càng trở nên chính mình. Giếng nước càng được múc thì càng trở nên dồi dào. Con người càng trao ban thì cũng càng trở nên phong phú hơn.
Song song với những hy sinh, hãm mình, nhẫn nại, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng được mời gọi để sống san sẻ. Ðó không là một việc làm tùy hứng, mà là một đòi hỏi thiết yếu của sự hoán cải. Hoán cải đích thực là trở về với sự thật về con người. Ðó là một con người lấy sự trao ban làm lý tưởng (Internet).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dốc cạn đến giọt máu cuối cùng cho nhân loại và đã trở thành nguồn mạch tuôn trào xoa dịu nỗi khao khát của chúng con. Xin cho chúng con khi suy ngắm về cuộc tử nạn của Chúa cũng luôn biết bước theo con đường của chính Chúa. Ðó là con đường của phục vụ, quảng đại, quên mình. Amen.
|
samedi 4 juin 2016
PHÉP LẠ TẠI THÀNH NA-IM
lundi 30 mai 2016
Giáo sư Mỹ Peter Zinoman đưa 'Nối vòng tay lớn' vào diễn văn của Obama
Giáo sư Mỹ đưa 'Nối vòng tay lớn' vào diễn văn của Obama
Giáo sư Peter Zinoman, người đề xuất đưa ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao vào diễn văn của tổng thống Mỹ tại Việt Nam, chia sẻ quá trình lên ý tưởng, thảo luận và ẩn ý của mỗi trích dẫn.
- Video người Sài Gòn chào đón Obama của phóng viên Nhà Trắng gây sốt / Phiên dịch viên của Obama tại Việt Nam: 'Đây là nhiệm vụ tuyệt vời nhất'
Giáo sư tiến sĩ Zinoman và vợ Nguyễn Nguyệt Cầm. Ảnh: UCBerkeley News
|
Khoảng hai tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, đại học California, Berkeley, bất ngờ nhận được email của một trong những ngườichấp bút diễn văn cho tổng thống.
Họ đề nghị ông tư vấn, đóng góp ý tứ văn chương cho bài phát biểu quan trọng của Obama trước người dân Việt Nam. "Những người chấp bút của ông Obama không đưa ra nhiều hướng dẫn về nội dung bài phát biểu, ngoại trừ thông báo một trong các chủ đề là 'hoà giải'", Zinoman trao đổi với VnExpress.
Vì vậy, ông cùng cô Nguyễn Nguyệt Cầm, người vợ, cũng là một trợ lý đắc lực, đã nhớ đến hai bài hát của Trịnh Công Sơn và Văn Cao. "Lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Văn Cao đã đề cập đến chủ đề này, liên quan đến việc hoà giải giữa hai miền trong và sau chiến tranh. Nhưng tôi nghĩ ca từ có hàm ý đủ bao quát để có thể ẩn chứa ý nghĩa của những dạng thức hoà giải khác, ví dụ như giữa Mỹ và Việt Nam", ông cho hay.
Giáo sư Zinoman đã đề xuất 12 gợi ý cho người chấp bút, trong đó có ý tưởng về câu hát trong bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao.
Giáo sư Zinoman còn đưa ra nhiều ý tưởng khác, như các đoạn trong bài hát "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Tình ca" của Phạm Duy, hay những câu thơ trong Truyện Kiều như "Còn non còn nước còn dài/ Còn về còn nhớ đến người hôm nay", hay "Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa", các đoạn trong bài thơ "Giục giã" của Xuân Diệu, "Ta về" của Tô Thuỳ Yên.
Ngoài việc chọn các đoạn liên quan tới từng chủ đề cụ thể, ông còn muốn đề cập đến những tác gia đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Việt Nam theo những cách khác nhau. "Trịnh Công Sơn, Văn Cao và Phạm Duy, tôi nghĩ được coi là những nhạc sĩ vĩ đại nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Nguyễn Du ở thời xa xưa là nhà thơ xuất sắc nhất", ông nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24/5. Ảnh: Giang Huy
|
Theo Zinoman, sau khi ông nộp đề xuất, những người chấp bút của ông Obama tham vấn với nhiều người khác, trong đó có nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, để xác định xem ý tưởng có thích hợp với diễn văn hay không.
Trước một số ý kiến phản biện, Zinoman đã có cơ hội để bảo vệ lựa chọn của mình và cuối cùng, hai ý tứ được đưa vào bài diễn văn. "Toàn bộ quá trình rất thú vị và rất mới với tôi. Dù chưa bao giờ làm điều gì như thế này nhưng tôi thấy vui khi được làm công việc này, vì tôi luôn ngưỡng mộ Tổng thống Obama", ông cho biết thêm.
Ngày 24/5, phát biểu trước khoảng 2.000 sinh viên, trí thức và doanh nhân trẻ Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tổng thống Obama đã vận dụng linh hoạt và triệt để các ý thơ, lời hát của Việt Nam khi đề cập đến từng chủ đề cụ thể, gây thích thú và khiến khán giả nhiều lần vỗ tay.
Trong diễn văn 30 phút của mình, ông Obama trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt để nói về chủ quyền Việt Nam trong lịch sử, nhắc đến bài hát Nối vòng tay lớn, trích dẫn bài Mùa xuân đầu tiên khi nói đến việc hai dân tộc xích lại gần nhau, và ông thậm chí "lẩy Kiều" trong phần cuối về tầm nhìn với quan hệ song phương.
Khán phòng gần như kín chỗ trước khi Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy
|
Giáo sư Zinoman gia nhập ngành Việt Nam học vào giữa thập niên 1980, hiện nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á tại Đại học California, Berkeley, Mỹ.
Ông là người đồng sáng lập Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (The Journal of Vietnamese Studies). Ông nổi tiếng với việc dịch tiểu thuyết Số đỏ (tên tiếng Anh là Dumb Luck) của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm lịch sử văn hóa, xã hội, chính trị của Việt Nam cận đại, cùng lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 20.
Tháng ba vừa qua, ông nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh vì những nỗ lực trong việc quảng bá văn học, văn hóa Việt ra thế giới.
Xem thêm: Người viết các bài diễn văn của Obama
Trọng Giáp
samedi 28 mai 2016
LOẠI BÁNH CON NGƯỜI KHAO KHÁT
Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô - Năm C |
LOẠI BÁNH CON NGƯỜI KHAO KHÁT |
Achille Degeest |
Trên bình diện giai thoại, nên nhắc đến một chú giải mới đây cho rằng đám đông theo Chúa là một cuộc tập họp có dáng dấp quân sự… Theo lối nhìn ấy, tưởng nên phụ đề thêm cho đủ bộ: Chúa chữa lành các bệnh nhân, vậy có nên nghĩ Chúa điều hành một sở y tế không? Phải nói lên như vậy để chúng ta chú ý đến sự cần thiết đọc các bản văn Kinh Thánh với tinh thần khách quan, không nên quên rằng nguy cơ là ở chỗ để óc chủ quan làm cho hiểu sai ý nghĩa Kinh Thánh. Phê phán thẳng thắn với một tâm hồn thanh khiết, là điều kiện phải có cho sự khảo cứu những tác phẩm nghiêm chỉnh – đức tính ấy rất cần cho người đọc Kinh Thánh.
Ý định Thiên Chúa trong sáng như thanh thiên bạch nhật, hiển hiện qua đoạn Phúc Âm thuật lại phép lạ hóa bánh thành nhiều. Đức Giêsu đáp ứng những khát vọng sâu xa của nhân loại bằng ân huệ sinh hóa bánh ăn và bằng chính bản thân Chúa lôi cuốn dân chúng. Bài đọc hôm nay dễ hiểu, chỉ cần lưu ý ba chi tiết hấp dẫn:
1) Đức Giêsu niềm nở với đám đông dân chúng theo Người.
Đức Giêsu là Thầy được dư luận rộng rãi đồn đại. Ai cũng muốn đến gần để xem để nghe. Tới một lúc, Chúa muốn lui ra một chỗ riêng biệt. Dân chúng đoán biết ý Chúa, vội đến đó trước chờ Người. Thấy thế, Chúa tỏ ra niềm nở với họ. Chúng ta có thể tưởng tượng Người có lẽ hơi bực mình, muốn nghỉ ngơi một lát vì mệt mỏi. Chúa để đám đông vây quanh, như thể ‘nuốt’ lấy Người. Có ý kiến cho rằng linh mục của Đức Giêsu Kitô được ơn kêu gọi trở nên một người bị ‘nuốt’. Đối với Chúa, điều nhận xét này đúng vô cùng. Chúa ban cho dân chúng một của ăn thiêng liêng lâu bền hơn của ăn vật chất. Vậy của ăn mà loài người khao khát nhất là của ăn thiêng liêng. Môn đệ Đức Kitô không được bao giờ quên rằng người xung quanh có quyền đòi hỏi nhiều ở mình, mình phải niềm nở, phải tiếp tế cho những ai đói khát.
2) Chúa nói với họ về Nước Thiên Chúa. Và bảo các môn đệ: “Hãy cho họ ăn”.
Cho họ của ăn nào? Họ cần cả hai thứ, bánh phần hồn lẫn bánh phần xác. Con người là một bản thể vừa vật chất vừa siêu nhiên. Nước Thiên Chúa dưới thế gồm những con người cần có lương thực nuôi thân. Kitô hữu nào muốn trở nên môn đệ Đức Kitô trong sự thật, kẻ ấy phải cố gắng phân phát của ăn vật chất cho những ai đói về thể xác, nhưng không được quên rằng họ cũng đói về phần hồn. Thế giới ngày nay thiếu ăn, kêu gọi chúng ta giúp đỡ – Đức Giáo Hoàng không ngớt nhắc nhở chúng ta điều ấy. Chúng ta làm gì về mặt thực tế cho những kẻ ăn không đủ no? Thế giới đang kêu gọi những người có trách nhiệm về Phúc Âm. Chúng ta có đem Phúc Âm thật đến cho những kẻ đói khát sự thật không?
3) Bánh được Đức Giêsu hóa thành nhiều là tiền-ảnh về Bí tích Thánh Thể.
Đức Giêsu tự hóa thành nhiều như Người đã hóa năm chiếc bánh thành vô số của ăn. Phép lạ bánh là dấu chỉ khiến chúng ta ý niệm về quyền năng vô biên của Thiên Chúa đem phục vụ cho một tình yêu vô biên. Không có dấu hiệu yêu thương nào lớn hơn hiến mạng sống mình. Đức Giêsu hiến mạng sống Người, hơn thế nữa, Chúa tặng tất cả bản thân Chúa cho nhân loại. Chúa dùng quyền năng vô biên của Người phục vụ cho sự hiến tặng ấy. Chúa tự hóa thành nhiều để hiến cho mỗi người chúng ta. Khi hàng ngàn người rước lễ, có hàng ngàn con người riêng biệt, chính Đức Kitô hiến toàn thân cho mỗi người rước Mình Thánh Chúa lúc đó.
|
Hình ảnh đời thường của nữ cố vấn gốc Việt cho Obama Elizabeth Phú
Hình ảnh đời thường của nữ cố vấn gốc Việt cho Obama
Bà Elizabeth Phú được Tổng thống Barack Obama khen ngợi là một trong những nhân viên giỏi nhất và là niềm tự hào của gia đình.
Obama: Tôi trông cậy vào nữ cố vấn gốc Việt ở mọi chính sách / Nữ cố vấn gốc Việt cho chính sách xoay t
Bà Elizabeth Phú, 40 tuổi, hiện là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở những khu vực này, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Bà Phú rời Việt Nam cùng gia đình đến Mỹ định cư khi mới gần 4 tuổi. Gia đình bà có hai chị em gái. Mẹ bà là y tá đã nghỉ hưu, còn bố bà vẫn làm việc trong công ty tài chính đầu tiên mà ông được nhận vào từ khi sang Mỹ.
Bà kết hôn với ông Andrew Ridenour vào năm 2011 và hiện có một con trai gần 4 tuổi. Bức ảnh trên được bà đăng lên tài khoản Facebook cá nhân với chú thích: "Lúc này đây tôi cảm thấy đặc biệt biết ơn người đàn ông này".
Elizabeth Phú cười hạnh phúc khi khoe đang mang thai con trai 4 năm trước.
Bà Phú tốt nghiệp chuyên ngành khoa học chính trị và có bằng thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thái Bình Dương. Bà cũng từng tu nghiệp trong vòng một năm tại học viện quân sự cấp cao Dwight D. Eisenhower.
Trong ảnh, bà Phú và con trai.
Bà đã có 15 năm kinh nghiệm phục vụ tại Bộ Quốc phòng Mỹ và Nhà Trắng qua hai chính quyền của cựu tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama. Nữ cố vấn này từng tham gia phát triển và đàm phán các thỏa thuận quốc tế quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài RFA hồi tháng 3, bà Phú cho hay bà rất may mắn khi được làm công việc ở Nhà Trắng liên quan tới những quốc gia mà bà quan tâm. Bà từng trở về Việt Nam vào năm ngoái để cùng các đồng nghiệp ở Hà Nội chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ.
Bức ảnh chụp tại Nhà Trắng được em gái bà là Jenny Phú chia sẻ trên Facebook với dòng chú thích đầy tự hào về chị gái: "Tổng thống Obama nói với gia đình tôi rằng chị gái tôi Elizabeth Phú là một trong những nhân viên giỏi nhất của ông. Chúng tôi vô cùng tự hào".
Trong bài phát biểu hôm nay trước gần 1.000 thanh niên Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Obama cũng nhắc đến bà Phú như một trong những cố vấn hàng đầu của ông ở Nhà Trắng.
Ông kể lại hành trình đến nước Mỹ đầy gian nan của bà và ca ngợi tài năng của người phụ nữ gốc Việt này. "Chúng tôi dựa vào cô ấy trong mọi chính sách", ông Obama nói.
vendredi 27 mai 2016
Quà tặng phu nhân Tổng thống Michelle Obama
Quà tặng phu nhân Tổng thống Michelle Obama
Nhà thiết kế chăm chút cho mẫu trang phục truyền thống với họa tiết hoa sen tinh tế.
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng vinh dự được Uỷ ban Nhân dân và Sở Ngoại Vụ TP HCM lựa chọn tổ chức thực hiện thiết kế bộ áo dài gửi tặng phu nhân Tổng thống
Michelle Obama.
Bộ áo dài lụa màu xám bạc được thiết kế kiểu dáng thanh nhã, với trang trí là nghệ thuật vẽ tay trên vải họa tiết cành hoa sen.
Đóa sen được thể hiện một cách mềm mại và uyển chuyển qua kỹ thuật vẽ tay điêu luyện và mang đến điểm nhấn thanh tao cho trang phục truyền thống.
Đặc biệt nhất, lớp lót lụa bên trong của áo dài phía ngực trái, được thêu kết một miếng vải in laser trong khuôn hình trái tim là chân dung phu nhân Tổng thống Michelle LaVaughn Robinson Obama và người mẹ Marian Robison cùng hàng chữ ‘Như các bạn thấy đó, với tôi người mẹ quan trọng hơn tất cả’.
Ý tưởng thiết kế toát lên lòng biết ơn và sự hiếu đễ với người mẹ, dù ở nền văn hóa nào cũng được tôn vinh. Bởi giá trị của nền tảng giáo dục và văn hóa gia đình, chính là từng tế bào tốt góp phần tạo dựng cho một xã hội phát triển thịnh vượng và nhân văn.
Bộ áo dài nằm trong bộ sưu tập ‘Quốc hoa’ của nhà thiết kế Sĩ Hoàng sẽ được giới thiệu tại triển lãm áo dài trong thời gian tới đây.
Quà tặng phu nhân Tổng thống Michelle Obama được nhà thiết kế nổi tiếng chăm chút một cách kỹ lưỡng.
Anh Thư sưu tầm
mardi 24 mai 2016
Ông Obama: Sông núi nước Nam vua Nam ở
Ông Obama: Sông núi nước Nam vua Nam ở
- Tổng thống Obama dẫn "Nam quốc sơn hà" nổi tiếng của Lý Thường Kiệt trong bài phát biểu ở Trung tâm hội nghị quốc gia.
12h40
12h09
Tổng thống Obama đã đến trong tiếng vỗ tay vang dội của cử tọa.
Ông lên ngay bục phát biểu và mở đầu bằng lời chào tiếng Việt: "Xin chào, xin chào Việt Nam!!!" và liên tục nói cảm ơn.
Ông Obama: Phố phường HN đông như thế, tôi chưa dám qua đường. Ảnh: Reuters |
Xin cám ơn những người trẻ tuổi, đại diện cho sự năng động của VN, đã đến đây.
Tối qua tôi đã ăn thử bún chả và uống bia Hà Nội. Nhưng phố phường HN đông như thế, tôi chưa từng thấy. Tôi chưa dám qua đường. Có lẽ lần sau trở lại, các bạn sẽ dạy tôi.
"Không nước nào có thể áp đặt, quyết định số phận thay VN"
Khi chiến tranh VN kết thúc, tôi mới 13 tuổi. Tôi đã gặp những người VN đầu tiên là ở Hawaii. Những người trẻ như các con gái tôi, chỉ biết đến quan hệ hợp tác hòa bình giữa hai nước.
VN là đất nước đầy truyền thống. Trong lịch sử, nhiều lần các bạn không được tự quyết định số phận.
VN có bài thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời.
Khi VN độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Không may, chiến tranh Lạnh và sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản đã khiến lịch sử hai nước đớn đau. Ở hai nước, gia đình các cựu chiến binh vẫn còn đau đớn vì những người thân đã mất.
Trong thời gian qua, VN đã phát triển mạnh về kinh tế, tiến bộ, từ những nhà cao tầng, khu đô thị, vệ tinh phóng vào vũ trụ, hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp, hàng nghìn người trẻ kết nối trên mạng, không chỉ selfie mà còn cất giọng vì những điều các bạn quan tâm.
VN đã giảm nghèo, tăng tiếp cận điện nước, tỉ lệ em gái được đến trường là những tiến bộ cực lớn. Quan hệ hai nước cũng thay đổi, hai nước đã học được bài học như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói rằng "Muốn đối thoại, cả hai bên phải thay đổi".
Chúng ta đã cùng nhau giải quyết bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại, làm sạch đất đai khỏi chất độc da cam. Quá trình hòa giải hai nước được dẫn dắt bởi những cựu chiến binh từng ở hai chiến tuyến, như thượng nghị sĩ McCain và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay Ngọai trưởng John Kerry.
Người dân hai nước đang gần nhau hơn bao giờ hết, doanh nghiệp, du học sinh, khách du lịch đều tăng lên. Như nhạc sĩ Văn Cao trong bài hát có lời: "Từ nay người biết yêu người, từ nay người biết thương người".
Câu chuyện hai nước là bài học cho cả thế giới, rằng trái tim có thể thay đổi, khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ, rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh. VN là nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt, quyết định số phận thay VN.
Mỹ có thể giúp VN cách vận hành nền kinh tế một cách minh bạch. Các công ty, trường đại học của Mỹ sẽ đến VN để đem lại công nghệ và giáo dục chất lượng cao.
Từ thơ Nguyễn Du, triết học Phan Chu Trinh, toán học Ngô Bảo Châu đều có thể đem ra thế giới. Ở VN và trên thế giới, phụ nữ sẽ có cơ hội phát triển, những phụ nữ là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu.
"Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ"
Mỹ sẽ hỗ trợ VN thực hiện TPP. TPP sẽ giúp minh bạch, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, là tương lai cho mọi người, vì thịnh vượng và an ninh.
Để tăng cường hợp tác an ninh và lòng tin, Mỹ sẽ cung cấp tàu cho cảnh sát biển VN, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để bình thường hóa trọn vẹn quan hệ với VN, giúp VN mua sắm vũ khí bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên tắc là các nước nhỏ hay lớn đều phải được tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ, nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ.
Với Biển Đông, Mỹ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, giải quyết tranh chấp hòa bình và theo luật pháp quốc tế.
Chúng ta cũng có những khác biệt về nhân quyền. Nhưng tôi không nói riêng VN, không nước nào hoàn hảo, kể cả Mỹ. Tôi ngày nào cũng nghe những than phiền về nhân quyền.
Nhưng chỉ trích khiến ta tiến bộ. Mỹ không muốn áp đặt lên VN, nhưng nhân quyền là phổ quát, các quyền tự do ngôn luận, biểu tình đều có trong Hiến pháp của chính VN
VN qua nhiều năm đã tiến bộ, minh bạch hơn. Người VN sẽ tự quyết định tương lai của VN. Tôi tin các nước sẽ thành công hơn khi người dân có có quyền bày tỏ, ngôn luận, tiếp cận thông tin, kinh tế sẽ phát triển. Facebook đã bắt đầu như thế.
Ai đó có ý tưởng mới mẻ và có thể chia sẻ. Khi báo chí, truyền thông có thể soi rọi những nơi tối tăm, các quan chức sẽ bị kiểm soát. Bầu cử tự do sẽ có những lãnh đạo tốt.
"Như Trịnh Công Sơn đã viết 'Nối vòng tay lớn', người dân hai nước đã mở trái tim mình ra để đến với nhau" |
Tự do tôn giáo sẽ khiến người dân yêu thương nhau hơn. Tự do lập hội, người dân sẽ giúp giải quyết những vấn đề Chính phủ không thể làm. Những quyền này không gây rối loạn xã hội mà khiến xã hội bền vững hơn. VN có thể làm khác các nước, nhưng những nguyên tắc là chung.
Hai nước đã từng chiến tranh, giờ chúng ta lại cùng nhau gìn giữ hòa bình thế giới. Mọi việc không phải sau một đêm là có. Có những khó khăn, thụt lùi. Nhưng tôi đứng đây, trước các bạn, rất lạc quan về tương lai của hai nước.
Như Trịnh Công Sơn đã viết "Nối vòng tay lớn", người dân hai nước đã mở trái tim mình ra để đến với nhau. Một bác sĩ Việt kiều đã nói với tôi rằng ông đã thực hiện được giấc mơ Mỹ, ông tự hào là người Mỹ và cũng tự hào là người VN. Hôm nay ông có mặt ở đây để trở về giúp đỡ VN.
Thế hệ trẻ VN có cơ hội để phát triển đất nước, Hoa Kỳ ở đây để giúp đỡ các bạn, luôn bên các bạn. Sau này khi các bạn cùng người trẻ Mỹ hợp tác, các bạn sẽ nhớ phút này, tôi đứng ở đây.
Như Nguyễn Du đã viết: Rằng trăm năm cũng từ đây / Của tin gọi một chút này làm ghi
11h40
Được biết Tổng thống Obama vừa xuất phát từ khách sạn để đến Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
11h20
Trong bài phát biểu, ông Vũ Xuân Hồng điểm những dấu mốc trong quan hệ hai nước với những bước tiến và mối quan hệ Việt-Mỹ là nhân tố quan trọng trong khu vực.
"21 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt- Mỹ đã tiến những bước dài đầy ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực và hai quốc gia đã trở thành đối tác hợp tác toàn diện từ năm 2013", ông Hồng nói.
"Nhiều nhà phân tích lạc quan nhất nói rằng khó có thể tưởng tượng được quan hệ giữa hai nước cựu thù lại có những phát triển nhanh, mạnh và toàn diện như vậy".
Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ hôm nay với những kết quả đạt được của hai bên trong chuyến thăm lịch sử này của Tổng thống Obama, có thể đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngay sau ngày nước Việt Nam được thành lập, ông Hồng nhận định.
Dự kiến bài phát biểu của ông Obama có thể kéo dài đến 50 phút.
Tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, chương trình đã bắt đầu bằng hai tiết mục Quốc ca của Việt Nam và Hoa Kỳ. Ca sĩ Mỹ Linh hát Quốc ca Việt Nam.
Ảnh: Phạm Hải |
Người hát Quốc ca Mỹ. Ảnh: Phạm Hải |
Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các hội hữu nghị VN, có lời chào mừng hàng ngàn người đến dự nghe bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Mỹ Obama. Có khoảng 4.000 người tham dự sự kiện gồm đông đảo sinh viên, trí thức trẻ, doanh nhân trẻ VN...
Các em học sinh vào Trung tâm hội nghị quốc gia dự sự kiện Ảnh: Quyết Thắng |
10h30
11h15 trưa nay, trong khuôn khổ lịch trình thăm chính thức VN,Tổng thống Obama có bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội.
Sự kiện được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia (VTV1).
VietNamNet tường thuật trực tiếp sự kiện này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama |
Bài phát biểu được cho là sẽ nhấn mạnh về những bước tiến của mối quan hệ song phương giữa hai nước trong hơn 20 năm qua cũng như định hướng hợp tác trong tương lai.
Sau khi kết thúc bài phát biểu, khoảng lúc 13h cùng ngày, Tổng thống Obama sẽ rời Hà Nội đi TP.HCM.
Tại TP.HCM, theo lịch trình, ông sẽ thăm chùa Ngọc Hoàng và có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp trẻ, cộng đồng doanh nghiệp.
Trưa mai, sau khi kết thúc các hoạt động, ông Obama sẽ rời TP.HCM tới Nhật Bản tham dự hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước G7.
C.Hoàng - P.Hải - X.Linh - H.Nhì - S.Thủy - H.Anh
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama
Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là (tổng thống) đầu tiên - cũng như các bạn - trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi tôi lớn lên. Tôi đã gặp một số người Mỹ gốc Việt ở đó, nhiều người còn trẻ hơn tôi. Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi cũng trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Chúng ta đã có lịch sử trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam. Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên. 200 năm trước, khi một trong những người Mỹ đi tìm kiếm giống lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán. Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Khi những phi công Mỹ đến đây, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.
Vào một thời điểm khác, việc đánh đuổi thực dân đã đưa chúng ta xích lại gần nhau. Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đưa chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: chiến tranh dù cho thế nào đi nữa đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.
Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trong nghĩa trang của đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào hơn 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. “Khi chúng ta bất đồng một điều gì đó, chúng ta vẫn phải nhớ đến những người đã ngã xuống vì đất nước, cả người Việt và người Mỹ”. Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này.
Trẻ em khuyết tật và chất độc màu da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa. Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh. Thượng nghị sĩ John Mc là cựu binh trong chiến tranh đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói rằng “Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù trong chiến tranh, nên làm bạn”.
Nhiều người Mỹ, Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi và người dân đã cảm thấy rất phấn khích để tiếp tục mưu cầu hòa bình. Chúng ta trở nên gần gũi nhau hơn, thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau.
Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Châu Á. Rất nhiều khách du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố đô Huế. Như người Việt và người Mỹ đều có thể thuộc những bài hát của Văn Cao “Từ nay ta biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Với vai trò là tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày càng hợp tác.
Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới.. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây : ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy. Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam. Ngày hôm qua như tôi đã thông báo, đội hòa bình sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế…vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn.
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…
Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt – Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn. Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Viêt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, sự đóng góp của người phụ nữ, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ cũng như Việt Nam.
Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì bản thân tôi sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất mà mở rộng thị trường của mình như với Hoa Kỳ.
TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, điều này chúng ta có thể hợp tác với nhau trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai. Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam.
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được hại nước nhỏ hơn. (Vỗ tay).
Kể cả Mỹ thông qua các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Hoa Kỳ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố khi đến thăm Lào đầu năm nay.
Chúng tôi sát cánh cùng đối tác tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do thương mại. Khi chúng ta sát cánh bên nhau, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác chiều sâu từ hàng không đến các vùng biển mà quốc tế cho phép.
Quan hệ của chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính quyền về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc như kinh tế ngày càng gia tăng, định chế tư pháp, hình sự. Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.
Tôi xin chia sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận internet vì thúc đẩy sáng tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như facebook. Các công ty lớn đã có ý tưởng đưa ra và chia sẻ.
Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản thân Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tẳng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính quyền Mỹ.
Về thách thức toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như Vịnh hạ Long, sơn Đòng vì tương lai con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu., chống lại ảnh hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới. Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia hơn nữa về gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt hai nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt Nam và Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Hay như Trịnh Công Sơn viết bài “nối vòng tay lớn” để mở tấm lòng của mình ra để thấy bản chất và trái tim của mình. Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác và người bạn của các bạn. Sau này khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau thì các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn như Nguyễn Du đã nói: Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Tổng thống Mỹ kết thúc bài phát biểu trong tiếng vỗ tay vang dội dưới hội trường. Nói lời cảm ơn lần nữa bằng tiếng Việt, ông Obama cùng đoàn tùy tùng 800 người đi thẳng ra sân bay để vào TP HCM.
Theo lịch trình, ông sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân, thăm một ngôi chùa ở Sài Gòn trước khi kết thúc chuyến công du 3 ngày (23-25/5)
Hơn một ngày qua, ông Obama đã gặp gỡ Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khi thưởng thức món bún chả trên phố Lê Văn Hưu (Hai Bà Trưng), ông để lại ấn tượng với nhiều người dân Việt về sự giản dị, bình dân và thân thiện.
Nhóm phóng viên
Liên Hoa sưu tầm
Inscription à :
Articles (Atom)