dimanche 19 juin 2016

Columbia Icefield BC Canada Jn2016






























Xe tuyết đầu tiên di chuyển trên băng đá Columbia


Xe đặc biệt " snow coach" giá 1 triệu 3 Canada



 


Chào mừng 

  









uống nước tinh khiết














 


































****************************************************

Columbia Icefield

From Wikipedia, the free encyclopedia

Columbia Icefield
The Columbia Icefield is the largest ice field in the Rocky Mountains of North America.[1] Located in the Canadian Rockies astride the Continental Divide along the border of British Columbia and Alberta, Canada, the ice field lies partly in the northwestern tip of Banff National Park and partly in the southern end of Jasper National Park.[1]

Description[edit]

The Columbia Icefield is located in the Canadian Rockies astride the Continental Divide along the border of British Columbia and Alberta, Canada, the ice field lies partly in the northwestern tip of Banff National Park and partly in the southern end of Jasper National Park.[1][2] It is about 325 square kilometres (125 sq mi) in area, 100 metres (330 ft) to 365 metres (1,198 ft) in depth and receives up to 7 metres (280 in) of snowfall per year.[2]

History[edit]


Athabasca Glacier
The Columbia Icefield was formed during the Great Glaciation, or Illinoisan period (238,000 to 126,000 BC).[3] The initial advancement of the ice field ended during the latter millennia of the Early Wisconsinan period (73,000 to 62,000 BC), around the time Homo sapiens began to appear on the earth.[3] The next major advance of the ice field occurred during the Late Wisconsinan period (18,000 to 9,000 BC), which marked the end of the major intercontinental land mass bridges.[3] During theCrowfoot Glacier advance (9,000 to 7,000 BC), humans learned farming and civilizations began to develop along the TigrisEuphrates, and Nile rivers.[3] The last major period of advance occurred during the Little Ice Age, which lasted from about 1,200 to 1900 AD. Around 1800, the Athabasca Glacier peaked, then went through a period of recession, and then advanced again until 1840, when it began receding until the present day.[3]
The Columbia Icefield was one of the last major geological features to be discovered by man in western Canada, due to its isolation and harsh weather conditions.[4] In April 1827, Scottish botanist David Douglas was crossing Athabasca Pass—a major trading route located north of the Icefield—when he climbed one of the adjacent mountain peaks. He reported his first ascent in his journal, describing it to be 6,000 metres (20,000 ft) in height.[4] In the summer of 1884, geology professor Arthur Philemon Coleman explored the Great Divide fromBanff to Jasper in search of Douglas' giant peak.[4] While unsuccessful, he did discover the route that would become the Icefield Parkway.[4] In July 1898, British explorer J. Norman Collie and his friends Hugh Stutfield and Herman Wooley set off in search of Douglas' giants, equipped by the famous Banff outfitter Bill Peyto. On the morning of August 18, Collie and Wooley climbed the east side of Mount Athabasca, moved up the glacier when the ridge gave way to crumbling rock, and made their way to the summit, where they discovered an ice field that extended to almost every horizon.[4] Collie later wrote:
The view that lay before us in the evening light was one that does not often fall to the lot of modern moutaineers. A new world was spread at our feet: to the westward stretched a vast ice-field probably never before seen by the human eye, and surrounded by entirely unknown, unnamed and unclimbed peaks.[5]
In 1900, former British clergyman James Outram came to the Canadian Rockies to recover his health after a nervous breakdown.[6] The following year he made the first ascent of Mount Assiniboine (3,618 m, 11,870 ft), then considered the "Matterhorn of the Rockies".[6] In 1902, Outram made ten first ascents of peaks over 3,050 metres (10,010 ft) and discovered four new mountain passes in the Columbia Icefield area.[6] Two of his first ascents in 1902 were Mount Columbia (3,747 m, 12,293 ft) and Mount Bryce (3,507 m, 11,506 ft), one of the most dangerous and difficult summits in the Rocky Mountains.[6]
Following World War I, other mountaineering firsts occurred. In 1923, American climbers James Munroe Thorington and W. S. Ladd joined Austrian guide Conrad Kain to summit the daunting North Twin Peak (3,731 m, 12,241 ft), Mount Columbia, and Mount Saskatchewan (3,342 m, 10,965 ft) in five days.[6] The following year, another American expedition led by William O. Field and guide Edward Feuz climbed both the North Twin Peak and the South Twin Peak (3,566 m, 11,699 ft) in twenty-four hours—a combined distance of about 60 kilometres (37 mi).[6] In 1927, A. J. Ostheimer discovered a new route to the North Peak Summit, made first ascents ofStutfield Peak (3,450 m, 11,320 ft) and Mount Kitchener (3,505 m, 11,499 ft), and became the first climber to traverse the Snow Dome(3,456 m, 11,339 ft) in thirty-six hours.[7] During his sixty-three-day visit to the Columbia Icefield, Ostheimer and his two companions walked over a 1,000 kilometres (620 mi) and climbed thirty peaks—twenty-five of which were first ascents.[8]
In March 1932, three men undertook a remarkable skiing journey from Jasper to Banff that covered about 500 kilometres (310 mi).[8]When Cliff White, Joe Weiss, and Russell Bennet reached the Columbia Icefield, they climbed to the summit of Snow Dome, and then made a downhill run descent of almost 3,000 metres (9,800 ft) which lasted for 50 kilometres (31 mi)—the longest continuous ski run in Canadian history up to that point.[9] Their accomplishment played a major role in generating worldwide interest in the Canadian Rockies.[9] Today, mountaineers and skiers from around the world come to the Columbia Icefield to explore some of the classic routes discovered by these early pioneers of mountaineering.[9]

Glaciers[edit]


Athabasca Glacier
The icefield feeds eight major glaciers, including:
Parts of the Icefield are visible from the Icefields Parkway. The Athabasca Glacier has receded significantly since its greatest modern-era extent in 1844. During the summer months visitors to the area can travel onto the glacier in the comfort of large "snowcoaches". The Columbia Icefield is also a major destination for ski mountaineering in the winter months.

Athabasca Glacier snow coach
The icefield was first reported in 1898 by J. Norman Collie and Hermann Woolley after they had completed the first ascent of Mount Athabasca.
The Athabasca River and the North Saskatchewan River originate in the Columbia Icefield, as do tributary headwaters of the Columbia River.[10] As the icefield is atop a tripleContinental Divide these waters flow ultimately north to the Arctic Ocean, east to Hudson Bay (and thence to the North Atlantic Ocean), and south and west to the Pacific Ocean.[11]Hudson Bay, in some watershed divisions, is considered to be in the Arctic watershed, in which case this would arguably not be a triple continental divide point.

Mountains[edit]


Mount Athabasca
Some of the highest mountains in the Canada Rockies are located around the edges:

See also[edit]

References[edit]

Citations[edit]

  1. Jump up to:a b c "Columbia Icefield". Encyclopædia Britannica. Retrieved January 10, 2015.
  2. Jump up to:a b "Columbia Icefield Area and the Athabasca Glacier"Jasper National Park. Parks Canada. Retrieved January 10, 2015.
  3. Jump up to:a b c d e Sandford 1993, p. 23.
  4. Jump up to:a b c d e Sandford 1993, p. 56.
  5. Jump up^ Sandford 1993, pp. 56–58.
  6. Jump up to:a b c d e f Sandford 1993, p. 58.
  7. Jump up^ Sandford 1993, pp. 58–59.
  8. Jump up to:a b Sandford 1993, p. 59.
  9. Jump up to:a b c Sandford 1993, p. 60.
  10. Jump up^ "Drainage Basins". The Atlas of Canada. 2009. Archived from the original on July 11, 2012. Retrieved January 10, 2015.
  11. Jump up^ Huck, Barbara; Whiteways, Doug. "The Columbia Icefield and the Athabasca Glacier"In Search of Ancient Alberta. Heartland Associates. Archived from the original on February 8, 2005. Retrieved January 10, 2015.

Sources[edit]

  • Fraser, Esther (1969). The Canadian Rockies: Early Travels and Explorations. Edmonton: M. G. Hurtig Ltd. ISBN 978-0-888-30115-4.
  • Sandford, Robert W. (1993). The Columbia Icefield. Banff: Altitude Publishing. ISBN 978-1-551-53619-4.






DẤU CHỨNG TÌNH YÊU

Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C
DẤU CHỨNG TÌNH YÊU

Thiên Phúc


Cô Ann Thomas kể lại câu chuyện sau đây: Hôm đó, cô và Betty ghé vào một sạp bán đồ cũ. Ann vừa lôi ra một khay đồ linh tinh, Betty bước tới hỏi: - Có đồ gì đáng giá không? Ann trả lời: - Không, toàn là đồ năm vố thôi.
Đoạn cô bước sang bên cạnh nhường cho Betty vào xem. Betty chăm chú nhìn vào đống lặt vặt, nhặt lên một cây thập giá cũ han gỉ và nói: - Thật khó mà tin được. Tôi đã tìm được đồ quý: cây thánh giá này làm bằng chất bạc xưa.
Cô bạn của Ann đem về nhà lau chùi và đánh bóng cây thập giá. Đây quả là một vật quý.
Về sau, đứa con trai bảy tuổi của Betty tên Bobby cầm cây thập giá lên ngắm nghía hồi lâu. Bỗng nhiên cậu bé òa lên khóc. Betty liền hỏi: - Con sao vậy? Bobby nói: - Con không cầm lòng được khi thấy Chúa Giêsu bị treo trên thập giá.
Ba người nhìn vào cây thập giá, có ba thái độ khác nhau: một người dửng dưng cho là đồ ve chai, người khác thích thú vì khám phá ra vật quý, còn người khác nữa lại xúc động rơi lệ vì nhận ra Đức Giêsu chịu đau đớn trên thập giá.
Tin Mừng hôm nay kể, Đức Giêsu bất thần hỏi các môn đệ: “Đám đông nói Thầy là ai?” Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại”.Nhưng Chúa lại muốn biết suy nghĩ của chính họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Và chỉ một mình Phêrô mau mắn, đầy xác tín thưa: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”(Lc 9,18-20)
Phêrô trả lời quá chính xác, các môn đệ khác thở phào nhẹ nhõm vì các ông còn mơ hồ không biết Thầy là ai. Và Đức Giêsu mừng thầm vì công phu dạy dỗ mấy năm trời cũng không đến nỗi đổ sông đổ biển.
Nhưng Đức Giêsu phải xác định ngay rằng Đấng Kitô đây không phải là vị vua chiến thắng muôn nước, bá chủ muôn dân, khôi phục nước Israel, giải phóng nô lệ Rôma, như họ vẫn nghĩ. “Đấng Kitô của Thiên Chúa” sẽ là vị vua chiến thắng tử thần, chinh phục các tâm hồn, khôi phục quyền làm con Chúa, và giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, quỷ ma.
Tuy nhiên, con đường đi đến chiến thắng lại là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sống lại” (Lc 9,22). Tất cả những ai muốn làm môn đệ Người, không thể đi con đường nào khác: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,23)
Thập giá tuy là một khí cụ độc ác và ô nhục mà con người đã nghĩ ra để hành hạ kẻ khác, nhưng Đức Giêsu lại biến nó thành dấu chứng của tình yêu: Tình yêu vâng phục thánh ý Cha và tình yêu dâng hiến cho nhân loại. Khi nhìn lên thập giá, chúng ta không ngừng nghe vang vọng lời yêu thương ấy. Chính tình yêu đã biến thập giá trở nên nhẹ nhàng, và khổ đau thành nỗi hân hoan.
Chúa đã chết thay cho chúng ta, mặc dầu chúng ta không xứng đáng ơn cao cả ấy, tại sao chúng ta lại không dám chết cho chính mình, từ bỏ tội lỗi để bước theo chân Người?
Chúa đã sẵn lòng chịu mọi đau khổ cực hình thay cho chúng ta, mặc dầu chúng ta ngàn lần bất xứng, tại sao chúng ta lại từ chối hy sinh cho anh em, đang cần sự nâng đỡ ủi an?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”, xin ban cho chúng con ơn can đảm, để chúng con luôn sẵn lòng bỏ mình cho tình yêu.
Xin cho chúng con tìm được niềm vui khi đón nhận mọi gian lao thử thách Chúa gởi đến trên đường đời. Amen.
              

vendredi 17 juin 2016

Hết Hạn BS. Hồ Ngọc Minh

Hết Hạn
BS. Hồ Ngọc Minh
*** 

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com
    Nhiều lần, bệnh nhân của tôi rất quan tâm, lo ngại về việc thuốc “hết hạn”, quá “đát”, cho dù trên lọ thuốc ghi rõ là còn vài ba ngày nữa mới hết hạn. Về đến nhà, tôi mở tủ lạnh ra, thì, ôi thôi, một mớ đồ ăn cũng đã “hết hạn”, và quá “đát”. Bệnh nhân của tôi, nhiều người sẵn sàng quăng thuốc vào thùng rác, và lũ “Mỹ con” nhà tôi cũng thế, nhanh tay vứt đồ ăn vào thùng rác cho dù có những thức ăn đóng hộp chưa khui ra bao giờ.
    Nhớ lại thời còn ở Việt Nam, tôi đã từng đi lượm đồ ăn hay thuốc men từ những “hầm bứa” mà quân đội Mỹ quăng đồ hết hạn vào đấy. Cho đến giờ phút nầy tôi vẫn còn sống “nhăn răng”, chẳng chết con ma nào, và đang viết bài “hết hạn” cũng nhờ vào những “của quý” lượm được từ những hố rác ấy. Thế thì, đâu là giới hạn của sự an toàn của đồ ăn hay thuốc men đã hết hạn?

1/.  Đồ ăn “hết hạn”.


    Trước tiên hãy bàn về sự “hết hạn” đồ ăn. 
    Ở Mỹ, chỉ có thức ăn của trẻ sơ sinh thì mới “bắt buộc” (mandatory) ghi ngày hết hạn. Một số tiểu bang cũng bắt buộc ghi ngày hết hạn trên các thực phẩm chế biến từ sữa (diary products). Còn lại, việc ghi ngày hết hạn trên nhãn hiệu của các loại thực phẩm chỉ có tính cách “tự nguyện” mà thôi, voluntary system of labeling. Như thế, trên lý thuyết, không ghi ngày hết hạn thì cũng chả sao!




    Cũng vì tính cách tự nguyện tự giác cho nên thực phẩm được dán nhãn, được tự biên tự diễn theo nhiều cụm từ khác nhau, như “expiration date”, “sell by date”, “best if used by (or before) date”, “guaranteed fresh date”, “pack date”… Tất cả những cụm từ nầy đều đặt nặng yếu tố phẩm chất của thức ăn nhiều hơn là sự an toàn của thức ăn. Chúng không có nghĩa là tới ngày “hết hạn” ghi trên nhãn hiệu là đồ ăn sẽ biến thành chất độc. Tuy nhiên, những cụm từ nầy nhằm để bảo vệ sự an toàn của nhà sản xuất thực phẩm nhiều hơn là cho người tiêu thụ. Thứ nhất, sau ngày hết hạn, người dùng có “chuyện gì” thì ráng chịu vì “I told you so”. Thứ nhì, một hình thức doạ dẫm để người “yếu bóng vía” vứt đồ ăn vào thùng rác và đi mua thêm thức ăn mới.

    Để đơn giản hoá, hãy nhớ một số quy tắc chung cho thực phẩm được xem là an toàn để dùng, “sau ngày hết hạn” ghi trên nhãn: 
- Sữa tươi có thể dùng một tuần sau ngày hết hạn.
- Trứng gà, từ 3 đến 5 tuần.
- Thịt gà, thịt vịt, đồ biển phải nấu hay đông lạnh trong vòng một đến hai ngày. Còn thịt bò, thịt heo phải nấu hay đông lạnh sau 3 đến 5 ngày. Một khi đồ ăn đã được đông lạnh thì sẽ giữ được vĩnh viễn bất kể ngày hết hạn.

 
    Đồ hộp, đồ đóng chai chưa khui có thể giữ được 18 tháng sau ngày hết hạn nếu bảo quản trong chỗ mát. Nếu lon đồ hộp bị phồng lên là dấu hiệu có vi trùng, thì phải vất bỏ cho dù chưa hết hạn.
    Tất cả các thức ăn khác, nhất là thức ăn do chính mình nấu nướng hay mua ở tiệm về thì phải dựa vào sự nhận xét và phán đoán của người dùng bằng cách quan sát, ngửi mùi và nếm. Nếu thấy không ổn thì quăng ngay. Đừng có tiếc.
    Vì thế, để khỏi phải đương đầu với vấn nạn quá nhiều đồ ăn hết hạn, ta không nên tích luỹ, đầu cơ nhiều đồ ăn nhất là các loại đồ ăn đóng hộp, đóng bao, đóng bì. Riêng đồ ăn tươi thì chỉ nấu ăn vừa đủ bữa, và… ăn ít lại! Ăn ít sống lâu, và đỡ stress vì phải lo chuyện thức ăn bị… hết hạn.

2/. Thuốc men “hết hạn”.

  

    Bây giờ bàn tới thuốc men “hết hạn”.  Nói chung, bạn không mất mạng vì dùng thuốc quá hạn, trừ một vài trường hợp phải cẩn thận.
    Dĩ nhiên, tôi không khuyên bạn cứ uống bừa những thuốc quá hạn kỳ ghi trên nhãn, và bạn phải hỏi thăm bác sĩ về những những loại thuốc đang uống, nếu lỡ quá hạn có nguy hiểm gì hay không. Nếu lỡ thì một vài viên “quá đát” cũng không sao, vì hầu hết thuốc không tự dưng hết hiệu lực qua đêm sau ngày hết hạn, và cũng không tự dưng biến thành thuốc độc, hay hôi thúi như đồ ăn ngay sau ngày hết hạn. Trong lịch sử y khoa chưa có một loại thuốc hết hạn nào gây ra ngộ độc cả. Trên thực tế, rất nhiều thuốc hết hạn đã cứu được rất nhiều mạng người ở những nước nghèo, trong tình trạng khó khăn. Trong đó có cả tôi trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam!
    Điều đúng là thuốc càng để lâu càng mất dược tính. Những thành phần cấu tạo nên thuốc có thể từ từ yếu đi theo thời gian vì thế dược tính không còn đảm bảo 100% sau ngày hết hạn. Năm 2006, một nghiên cứu đăng trên tờ báo dược khoa, Journal of Clinical Pharmacology cho thấy 88% thuốc, nếu bảo quản trong điều kiện tốt vẫn còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng, và trung bình đến 5 năm sau ngày hết hạn. Một số thuốc vẫn còn hiệu lực lâu hơn nữa. Một vài thí dụ nêu ra: thuốc trụ sinh Doxycyclin vẫn còn 80% dược tính sau 20 năm, thuốc Cipro (ciprofloxacin) vẫn còn tốt sau 12 năm, và thuốc phóng xạ muối potassium iodide vẫn còn hiệu lực sau 18 năm!
    Tuy nhiên, vấn đề là mỗi loại thuốc đều có một thời hạn hiệu lực khác nhau sau ngày mãn hạn, và, khác với đồ ăn, bạn không thể nếm, ngửi, để biết.


    Quy tắc chung, những loại thuốc không cần toa bác sĩ như thuốc bổ, thuốc nhức đầu Tylenol chẳng hạn, hay những loại thuốc dùng ngoài da, như kem trị ngứa thì có thể dùng sau ngày hết hạn “một chút”. Ngoài ra tất cả những loại thuốc trị bệnh, thí dụ như những loại thuốc trị bệnh tim, thuốc trị dị ứng hen suyễn khẩn cấp chẳng hạn, thì không nên “liều mạng” với chúng.
    Sau đây là một số thuốc cần phải thay thế, sau ngày hết hạn:
- Thuốc trị các bệnh thần kinh như phenytoin, carbamazepine, lamotrigine, và oxcarbazepine
- Thuốc trị bệnh kinh phong như Dilantin, phenobarbital
- Thuốc trị bệnh tim, Nitroglycerin
- Thuốc loãng máu, Warfarin
- Procan SR
- Theophylline
- Digoxin
- Thuốc bướu cổ, Thyroid levothyroxine sodium
- Paraldehyde
- Thuốc ngừa thai, Oral contraceptives
- Thuốc Epinephrine (Epi-Pen) trị dị ứng khẩn cấp như khi bị ong đốt chẳng hạn
- Insulin
- Các loại thuốc nhỏ mắt.

   
 Tương tự như thức ăn, để khỏi phải lo lắng về thuốc men khi quá hạn, ta nên tránh mua và “tàng trữ” lung tung những loại thuốc bổ linh tinh, lang tang mà nghiên cứu cho thấy chẳng có ích lợi gì cả. Chúng ta ngộ độc vì uống qua nhiều… thuốc bổ chứ không phải vì thuốc quá hạn. Riêng với thuốc của bác sĩ cho toa thì phải uống hết, uống đúng theo lời dặn bác sĩ, không nên uống một phần toa thuốc một cách tuỳ hứng, vui thì uống, buồn thì không.
    Trong cuộc sống, chúng ta có quá nhiều ngày “hết hạn” để nhớ, thí dụ như ngày trả tiền “bill” điện nước, điện thoại, internet; ngày trả thuế… mà từ ngữ Mỹ gọi là “deadline”. Ở Mỹ có hai cái deadline gần như chắc chắn, đó là ngày trả thuế và ngày trả… nợ đời. Một cái có thể gia hạn được còn một cái thì không.
    Bạn có biết, người ta dùng chữ “expiration date” để chỉ ngày hết hạn của thuốc, nhưng trong y khoa, chúng tôi dùng chữ “expired” để nói về một bệnh nhân vừa mới qua đời? Chúng ta đều biết, ai cũng có một ngày “hết hạn”, chỉ khác với thuốc men và đồ ăn, ngày đó sẽ đến cho mỗi người, mà khi chào đời, nhãn hiệu không ghi rõ. Vì thế, ta nên tận dụng từng giây phút khi cuộc sống còn hiệu năng, còn tươi tốt, “best if used by (or before) date”, “guaranteed fresh date”. Vì, khác với thuốc men và đồ ăn, sau ngày hết hạn, là thật sự chấm hết, chúng ta không còn cơ hội để gia hạn tiếp tục nữa. Bạn nhé.



BS. Hồ Ngọc Minh
Anh Thư sưu tầm