mercredi 13 juillet 2016

Giải Nobel ‘rơi vào đầu’ người đàn ông từng học đúp lớp




Ít ai ngờ rằng một người từng bị lưu ban, sống độc thân 35 năm, khi 43 tuổi vẫn đang làm tại một công ty nhỏ, mà đột nhiên nhận được giải Nobel. Câu chuyện này nhiều năm qua vẫn được cho là một kỳ tích, và người tạo nên kỳ tích này chính là ông Koichi Tanaka đến từ Nhật Bản.
Ông Koichi Tanaka sinh năm 1959 tại Nhật Bản, khi ông mới sinh ra được 1 tháng thì mẹ ông đã qua đời do bệnh nặng, sau đó chú thím đã nhận ông về nuôi dưỡng. Hồi bé do không dám nói chuyện với bạn bè nên mọi người hay cho ông là kẻ ngốc, và thường bị những bạn lớn hơn bắt nạt.



Đến năm 18 tuổi, ông đã cố gắng thi đậu vào trường đại học Đông Bắc, khi đó ngoài trường đại học Đông Kinh và Kinh Đô ra thì đây là một trường tương đối ưu tú tại Nhật Bản. Sau khi nhập học, nhìn sơ yếu lý lịch của bản thân ông mới phát hiện ra, chú thím không phải là bố mẹ đẻ của ông. Khi đó ông đã cảm thấy rất sốc.
Khi bước vào đại học, ông tự biết rằng bản thân mình không có khả năng gì nổi trội, nên mỗi ngày ông đều cố gắng học tập đến đêm khuya, nhưng thành tích của ông vẫn không được tốt. Sau đó, do 1 môn bắt buộc không đạt, nên ông đã phải học lại 1 năm. Đến khi tốt nghiệp đại học, thầy giáo phụ trách đã không chịu được và nói, “Tôi chưa từng thấy học sinh nào kém cỏi như này”.
Sau khi tốt nghiệp ước mơ của ông Koichi Tanaka là được làm kỹ thuật trong công ty Sony. Nhưng khi mới bước vào vòng 1 chọn lọc hồ sơ, ông đã bị loại ngay lập tức. Ông Koichi Tanaka khi đó chỉ còn cách lựa chọn một công ty nhỏ hơn, khi đó công ty Shimadzu vẫn chưa có tiếng tăm gì. Nhưng cũng chính công ty này đã giúp thay đổi cuộc đời của ông. 


Công ty Shimadzu khi đó chuyên sản xuất các thiết bị đo đạc, và ông Koichi Tanaka chỉ làm một nhân viên bình thường ở đó. Nhưng khi ông được 28 tuổi, công ty muốn chế tạo ra một sản phẩm mới, nên đã chỉ định ông tiến hành thí nghiệm hóa học. Ông làm với tư cách là nhân viên thí nghiệm, để đo đạc chất lượng của đại phân tử sinh học

Khi nhận được tin này đã khiến cho ông Koichi Tanaka suýt “ngất xỉu”. Trước đây ông chỉ được đào tạo chuyên ngành điện cơ, còn về hóa học thì chỉ dừng lại ở trình độ phổ thông. Nhưng ông biết, nếu như từ chối nhiệm vụ này thì rất có thể ông bị đuổi việc, nên ông chỉ còn cách gật đầu chấp nhận.
Khi đó các nhà nghiên cứu đều biết, nếu như dùng phương pháp laser photoionization để đo phân tử lượng, thì nhiều nhất cũng chỉ đo được phân tử lượng trong 1000 hợp chất. Nhưng ông Koichi Tanaka là người ngoài nghề, ông không quan tâm đến những quy luật thông thường, ông không ngừng dùng laser bắn vào đại phân tử. Thậm chí có những lúc do quá căng thẳng trong khi làm thí nghiệm, ông đã lỡ đổ glycerin vào thuốc thử Cobalt.
Ông rất phiền não không biết đã xảy ra chuyện gì, ông chỉ biết là thuốc thử này rất đắt, nếu vứt đi thì rất lãng phí, do đó ông đã tiếp tục dùng nó để làm thí nghiệm. Nhưng đây chính là điều phát sinh kỳ tích! Ông đã phân tách thành công phân tử lượng trong 10.000 hợp chất, đồng thời ông đã dựa vào điều này để viết bài luận văn hóa học đầu tiên trong đời. Mặc dù thành tựu này là vô cùng xuất sắc, nhưng công ty của ông cho rằng nó không có tác dụng nâng cao lợi nhuận cho công ty, do đó ông cũng không nhận được phần thưởng nào.

Việc này cũng chỉ là một chuyện hết sức bình thường trong cuộc đời của ông, ông vẫn làm một nhân viên bình thường như trước đây. Đến khi 35 tuổi ông mới kết hôn, vào năm 2002 khi đó ông đã 43 tuổi, ông không còn tự tin để thi lên chức và chấp nhận làm một nhân viên bình thường với đồng lương ít ỏi.
Vào ngày 9/10, trong khi đang làm thêm giờ vào buổi tối, bỗng nhiên ông nhận được một cuộc điện thoại, người ở đầu dây bên kia yêu cầu ông dùng tiếng Anh để nói chuyện. Khi đó ông chỉ nghe thấy 2 chữ là “Nobel” và “chúc mừng”, nhưng ông chỉ nghĩ rằng mình nhận một giải thưởng nhỏ nào đó, và chỉ cảm ơn một cách mơ hồ. Trong khi những đồng nghiệp của ông thì lại cho rằng đây là một trò đùa của một chương trình hài trên tivi.
Sau đó khoảng nửa giờ đồng hồ, hầu như điện thoại của công ty ông đều kêu lên, đến khi ông mở cửa ra về thì đã có rất nhiều người đã đứng đợi sẵn ở ngoài với máy quay phim, chụp ảnh để phóng vấn ông. Thì ra thông tin về việc ông dành được giải Nobel đã được truyền đi khắp thế giới, nhưng không ai biết ông Koichi Tanaka rốt cuộc là ai? Trong khi mọi người đang chờ đợi ông, thì một người mặc quần áo rất giản dị bước ra, với nụ cười ngây ngô trước ống kính, nhìn không có dáng vẻ của một học giả như họ vẫn tưởng tượng

Ông Koichi Tanaka trở thành người đoạt giải Nobel với học vấn thấp nhất, thậm chí còn chưa được học chuyên sâu về hóa học. Không có học giả nào biết đến ông, và tư liệu của ông cũng không được tải lên kho tư liệu của các học giả. Nhưng đến khi ông dành được giải Nobel, trường đại học cũ của ông đã phong cho ông bằng danh dự tiến sĩ hóa học một cách vô điều kiện.
Khi được phỏng vấn ông đã trả lời hết sức chân thật và cảm động: “Sau khi có bằng tiến sĩ, vé máy bay của tôi đã được miễn phí nâng cấp lên vé hạng thương gia, tôi chưa bao giờ được ngồi ghế hạng thương gia, sau này tôi sẽ thử trải nghiệm một chút”. Sau đó rất nhiều những tờ báo lớn của Nhật đã đăng tải câu chuyện về ông và gọi ông là “Kỳ tích của một nhân viên nhỏ”.

Việc ông nhận được giải Nobel cũng có rất nhiều tranh cãi, rất nhiều người cho rằng ông không có nền tảng hóa học, và nên để 2 học giả người Đức được nhận giải thưởng này. Bản thân ông cũng cho rằng mình không phải là người phù hợp để nhận giải thưởng này. Nhưng ông Bengt Norden, chủ tịch Ủy ban trao giải Nobel đã kiên quyết trao giải thưởng này cho ông Koichi Tanaka, bởi giải thưởng Nobel xem trọng nhất là tính nguyên tác của nhà nghiên cứu.

Kể từ khi nhận giải thưởng, cuộc sống của ông đã có sự thay đổi lớn, ông được nhận làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học lớn ở Nhật. Cũng nhờ thế mà cổ phiếu của công ty ông lên như diều gặp gió, và cũng trở nên nổi tiếng kể từ đó. Công ty của ông còn thành lập riêng một “phòng nghiên cứu của Koichi Tanaka” để làm kỷ niệm, đồng thời mời ông làm trưởng phòng, ngoài ra ông còn nhận được chế độ đãi ngộ ngang với giám đốc.

Điều thú vị là sau khi ông nhận được giải Nobel và nhận được rất nhiều vinh dự khác nhau, nhưng ông vẫn giữ được sự khiêm tốn và giản dị như trước kia.

Thiên Minh

Hồng Công chuyển

Chiếc lều chống nghe lén của Obama khi công du nước ngoài

Chiếc lều hoàn toàn cách âm, chống phát tín hiệu ra bên ngoài là không gian bảo mật tổng thống Mỹ dùng để đọc tài liệu hoặc bàn bạc các vấn đề nhạy cảm.

>
Tổng thống Mỹ Obama bàn bạc về tình hình Lybia trong lều an ninh được dựng tại Brazil năm 2011. Ảnh: White House

Khi Tổng thống Obama công du nước ngoài, nhân viên của ông đóng gói những quyển sách, những món quà cho các nhà lãnh đạo nước ngoài và một vật đặc biệt: một cái lều.

Ngay cả khi ông Obama thăm các quốc gia đồng minh, các phụ tá cũng nhanh chóng thiết lập lều an ninh có bề mặt mờ đục tại một căn phòng gần phòng khách sạn của ông. Khi tổng thống cần đọc một tài liệu mật hoặc có một cuộc trò chuyện nhạy cảm, ông vào lều để tránh các camera bí mật và các thiết bị nghe lén.

Một bức ảnh của Nhà Trắng cho thấy, trong một chuyến đi Nam Mỹ năm 2011, ông Obama đã họp trong lều bảo mật tại một phòng khách sạn ở Rio de Janeiro với ngoại trưởng vào thời điểm đó Hillary Clinton, và bộ trưởng quốc phòng Robert M. Gates, về hoạt động quân sự tại Libya. Một tấm ảnh khác, chụp ba ngày sau đó ở San Salvador, cho thấy ông Obama ngồi trong lều bàn bạc với các cố vấn về cuộc tấn công.

Theo BBC, chiếc lều còn được gọi là Cơ sở Bảo mật Thông tin Nhạy cảm (SCIF), được làm bằng chất liệu bí mật, có thể thiết lập cố định trong văn phòng hoặc được các lãnh đạo mang theo khi di chuyển.

"Khi một tổng thống di chuyển tại Mỹ hoặc đi nước ngoài, điều mà đội ngũ nhân viên làm trước chuyến thăm là xác định vị trí phù hợp để dựng lều", Mark Pfeifle, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết. Vị trí được xác định một cách cẩn thận, tính toán đến các yếu tố như cửa sổ, số lượng người qua lại.

Một khi đã xác định được nơi dựng lều, vấn đề tiếp theo là đảm bảo nó là hoàn toàn được bảo mật. "Chúng tôi phải đảm bảo rằng không có bất kỳ tín hiệu nào phát ra, có thể là từ máy tính xách tay, radio hay điện thoại", Phil Lago, một trong những người sáng lập công ty Command Consulting Group (CSG), chuyên cung cấp lều cho cơ quan an ninh Mỹ, giải thích.

Ông cho biết có một vòng sóng điện tử giúp ngăn chặn các tín hiệu phát ra và thâm nhập vào trong lều. Tín hiệu duy nhất có thể phát ra ngoài là thông tin liên lạc đã được mã hóa, được chuyển qua một đường dây điện thoại cũng được mã hóa, và truyền cuộc trò chuyện qua vệ tinh. Không vật gì trong SCIF có thể được điều khiển từ xa, bởi vì đó là tần số có thể bị can thiệp.

SCIF không chỉ cần được hoàn toàn cách âm, mà còn có hệ thống chống đột nhập. Chiếc lều không có cửa sổ. Chỉ những người có thẩm quyền mới được vào SCIF, để vào lều, quan chức cần có số pin, phù hiệu và dữ liệu sinh trắc học phù hợp.

Khu vực xung quanh lều có thể có lính gác canh giữ, và cũng có người giám sát xem liệu có dữ liệu nào thoát ra ngoài không. "Có tuyến phòng thủ cho tất cả mọi thứ", ông Lago nói.

Mang theo SCIF là một phần quan trọng trong bất kỳ chuyến đi nào của tổng thống. Ông cho biết chúng ngày càng dễ vận chuyển hơn.

Theo Michael Creasey, đối tác của CSG, SCIF có thể có một loạt thiết bị chuyên dụng khác, từ một hàng rào thông báo khi có người chạm vào cho đến các thiết bị cho biết ai đó vừa nhận được e-mail.

Không rõ chính xác thời điểm các quan chức Mỹ bắt đầu sử dụng lều bảo mật khi đi nước ngoài. George J. Tenet, giám đốc C.I.A. năm 1997 - 2004, được cho là một trong những quan chức đầu tiên sử dụng thường xuyên.

"Tổng thống Clinton và Nhà Trắng đã sử dụng ông Tenet như một sứ giả ở Trung Đông. Ông ấy cần một nơi thật an toàn để đọc tài liệu và bàn bạc tại Israel", một cựu quan chức cho biết.

CIA đặc biệt yêu cầu ông Tenet phải sử dụng lều ở Israel vì nước này có một số phần mềm gián điệp tinh vi nhất. "Chúng tôi đặc biệt đề phòng khi chủ nhà Israel muốn dành riêng các phòng khách sạn tại King David cho chúng tôi", các quan chức cho biết, đề cập đến một khách sạn nổi tiếng ở Jerusalem.

Theo NYTimes, nhiều biện pháp đề phòng an ninh khi đi nước ngoài chỉ được áp dụng cho các quan chức cấp cao nhất, vì chúng tốn kém và cồng kềnh. Thay vì lều, các quan chức chức cấp thấp hơn có thể sử dụng các cấu trúc nhỏ hơn trông giống như buồng điện thoại.

Các biện pháp bảo mật cũng được thực hiện ngay trên đất Mỹ. Khi các bộ trưởng và quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nhậm chức, chính phủ sẽ thiết lập phòng bảo mật đặc biệt tại nhà họ, để họ sử dụng khi dùng máy tính hoặc bàn luận các vấn đề tối mật.

Khi thăm chính thức Nga và Trung Quốc, các quan chức Mỹ được cảnh báo rằng họ không nên thảo luận các thông tin mật hoặc nhạy cảm bên ngoài đại sứ quán. Trong những năm gần đây, nhiều công ty tư nhân còn đi xa hơn, khi tiến hành chính sách cấm nhân viên mang theo điện thoại di động cá nhân khi sang Nga và Trung Quốc.

Nhưng ngay cả với các nước không có tiền lệ do thám Mỹ, các nhà ngoại giao cho biết họ phải luôn ghi nhớ thực tế rằng không có tin nhắn điện tử nào thực sự riêng tư nữa.

"Chúng tôi luôn tâm niệm rằng bất cứ điều gì chúng tôi làm trên điện thoại có thể đang bị đọc bởi một người hoặc rất nhiều người", một nhà ngoại giao cấp cao Mỹ cho biết.


Hồng Công chuyển

Những Sự Thật Thú Vị Về Vatican

Ai đã đọc "Thiên thần và ác quỷ" của Dan Brown hẳn không thể nào quên quốc gia Vatican đầy bí mật thú vị.

Nhà nguyện Sistine do kiến trúc sư Giovanni dei Dolci thiết kế.



Vatican là quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất thế giới, với diện tích 0,44 km2, nằm trong Italy. Quốc gia này chỉ có các con phố mà không có đường cao tốc.


Với nhiều tài liệu quan trọng được viết bằng tiếng Italy, Vatican không có ngôn ngữ chính thức. Cư dân nói tiếng Italy, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha



Vatican công nhận trên lý thuyết sự sống ngoài trái đất có thể tồn tại và thậm chí đã ra một tuyên bố chính thức. Điều này được cha Jose Funes, trưởng đài thiên văn quốc gia, công bố vào năm 2006. 
Tuy nhiên, họ cũng cho biết, dù đó có là dạng sống gì thì cũng được Chúa trời tạo ra.



Không chỉ nhỏ nhất thế giới, đây còn là quốc gia có dân số ít nhất với chỉ khoảng 1.000 người.


Vatican có bưu điện với tem riêng. Điều thú vị là hệ thống thư tín nước này khá phổ biến vì dịch vụ nhanh hơn so với hệ thống của Italy. Ngoài những món đồ lưu niệm, tem bưu điện là một trong những nguồn thu nhập chính của họ.


Trạm radio nằm trong một tòa tháp ở Vatican Gardens phát sóng bằng 20 ngôn ngữ.


Thành Vatican được công nhận là di sản thế giới của UNESCO, là di sản duy nhất gồm trọn vẹn một quốc gia. Người dân Italy có thể ủng hộ 8% tiền thuế hàng năm của mình cho nước này. 


Năm 2007, Vatican quyết định trở thành quốc gia không carbon đầu tiên. Họ trung hòa lượng carbon thải ra bằng cách trồng một khu rừng ở Hungary.


Các tài liệu lịch sử tiết lộ Thánh Peter bị đóng đinh ở gần vườn Neronian và được chôn ở chân đồi, ngay dưới bệ thờ chính của nhà thờ mang tên ngài. Các cuộc khai quật diễn ra từ năm 1940 tới năm 1957 đã xác định được ngôi mô có khả năng là của ngài.


Đây là quốc gia quân chủ chuyên chế với người đứng đầu là giáo hoàng.


Nhà thờ mới được xây dựng trên nền móng của nhà thờ St. Peter đầu tiên phải mất tới 120 năm mới hoàn tất phần thô. Việc trát nề, thêm các tượng điêu khắc, các bức họa và tranh khảm tiếp tục kéo dài thêm 200 năm nữa.


Mái vòm của nhà thờ St. Peter do Michelangelo thiết kế, với chiều cao khoảng 122 m và đường kính hơn 42 m.


Nhà thờ St. Peter có dạng như một cây thập tự, dài 213 m, chỗ rộng nhất lên tới 137 m, với tổng diện tích hần 1.700 m2.


Nghĩa địa dưới nhà thờ là nơi chôn cất các giáo hoàng, trong đó có Thánh Peter (giáo hoàng đầu tiên của Vatican).






Cung điện gồm nhiều tòa nhà nối với nhau, tổng cộng có hơn 1.000 căn phòng. Trong cung điện có các căn hộ, nhà nguyện, bảo tàng, phòng họp và văn phòng chính phủ.
Nhà nguyện Sistine do kiến trúc sư Giovanni dei Dolci thiết kế. Phần trang trí và nội thất do Pier Matteo d'Amelia, Michelangelo, Raphael và những người khác thực hiện trong 60 năm sau khi nhà nguyện xây xong.

Phạm Anh chuyển

mardi 12 juillet 2016

Khám phá Hang Tiên 2 - kỳ quan mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng


Trong số 57 hang động mới được các chuyên gia công bố, hang Tiên 2 được đánh giá là hang động rất đẹp. Hang này vừa được tỉnh Quảng Bình cấp phép đón khách vào đầu tháng 7.



Hôm 22/6, ông Howard Limbert (58 tuổi), chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đã công bố 57 hang động mới phát hiện ở Quảng Bình. Trong số những hang động này, hang Tiên được vị chuyên gia người Anh đánh giá là đầy tiềm năng, có thể sớm đưa vào khai thác du lịch.



Cùng với hang Tiên 1 (>> Chùm ảnh: Vẻ đẹp của tuyệt tác hang động vừa mở cửa ở Quảng Bình), hang Tiên 2 được gọi là "Thiên đường vô danh" ở vùng núi xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa ) giáp ranh với xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa ). Đây là hang động cuối cùng của hệ thống hang động Tú Làn, nằm ngoài địa phận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được gọi là Vương quốc hang động.



Hang Tiên 2 có chiều dài 2.519 m, nơi sâu nhất 94 m so với mặt đất. Trước cửa hang Tiên 2 có một dòng suối án ngữ. Cửa vào hang cao khoảng 3 m nhưng chỉ rộng 1,5m.




Điểm nổi bật nhất của hang Tiên 2 chính là những viền (vân) đá kỳ ảo trên các trần hang. Vòm chính chính của hang Tiên 2 dài khoảng 400 m, cao khoảng 30 m.





Hang Tiên 2 và hang Tiên 1 đều thuộc loại hang động khô, chỉ tạo suối vào mùa lũ.




Trần hang là vô số những bức tranh đa sắc.



Nhiều đoạn có những bức tường thạch nhũ rất đẹp.



Những khối thạch nhũ được hình thành từ hàng trăm năm với nhiều hình dạng, tạo nên vẻ đẹp của hang động được xem là "nơi tiên xuống trần dạo chơi lạc lối, quên cả đường về”.



Do vẻ đẹp tự nhiên hiếm có nên người dân bản địa mới đặt tên hang động này là hang Tiên, gắn với truyền thuyết Tiên xuống trần.



Trước đây, người dân bản địa đã vào khám phá hang Tiên 1 và 2 nhưng chưa có cơ quan chuyên môn nào khảo sát hết. Năm 1994, Hiệp Hội hang động Hoàng gia Anh lần đầu khảo sát hang động này. Tháng 3 vừa qua, các chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đã tiếp tục khảo sát hết chiều dài và rộng của hang này cũng như lên kế hoạch cụ thể để khai thác du lịch, trình UBND tỉnh Quảng Bình.



Cùng ngày với việc công bố 57 hang động mới phát hiện ở Quảng Bình, UBND tỉnh này đã có văn bản cho phép Công ty Oxalis được phép khai thác du lịch, đưa khách đến hang Tiên 1 và 2 theo các tour trải nghiệm (1 ngày), khám phá (2 ngày) và thám hiểm cùng với hệ thống hang Tú Làn (5 ngày).



Ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc công ty Oxalis cho biết, hang Tiên 2 sẽ chính thức đón khách từ đầu tháng 7. Các tour sẽ có lượng khách từ 8-20 người.


Kim Hạnh sưu tâm

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG LỚP TUỔI 70

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG LỚP TUỔI 70
Nguyễn Thượng Chánh, DVM




Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút…Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới. Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi.
Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).

VIDEO-Jean Gabin - Maintenant Je Sais

                                                              ***
                                              blank
                                                     Coi chừng đứt bóng đó ông già ơi (74t) …

“…Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau

Nhưng mà giận chẳng được lâu

Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa

Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”

                                 Tú Lắc
Chạm mặt nhau thường xuyên
Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn với nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà.
Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder BPD,còn ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường ai mà biết được.
Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người.
Nhưng phải nhìn nhận là hình như mấy bà có phần chủ động khởi xướng chiến tranh hơn là các ông. Tại sao?
“Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc "đè đầu, cỡi cổ" mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi "mãn kinh" cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là "hormone" của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn "lên" cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ Mỹ cúp viện trợ nên chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi”(Ngưng trích Chu Tất Tiến- Ngày Lễ Từ Phụ-Quý  ông ơí! )

Hai người mà muốn sống như chỉ có một người
Theo các nhà tâm lý học thì trong đời sống vợ chồng, cần phải có hai người.
Nhưng cả hai vợ chồng muốn sống như chỉ có một người thì làm sao mà được. Chiến tranh lạnh nổi lên vì lẽ đó.
Rồi còn người nầy (thường là bà) muốn cải hóa bắt buộc người kia phài theo ý mình, phải đoán biết mình muốn cái gì, phải giống y chang mình…
Cần nên biết rằng mỗi người đều có sở thích riêng rẽ, kiểu cách riêng biệt cũng như có nhu cầu khác nhau.
“Une des principales raison de discordance dans les couples est le désir de vivre à deux comme si on était seul. Il est alors difficile d'accepter que l'autre ait des goûts bien à lui, des manières qui lui sont particulières et même des besoins différents”. ( Michelle Larivey, Psychologue).
Chuyện tâm đầu ý hiệp chỉ là chuyện của mấy năm đầu tiên còn mới toanh, khi mới sống với nhau mà thôi. Sau đó thì cả hai vợ chồng cần phải biết tự điều chỉnh để thích ứng adjust với nhau mới mong sống chung được tới ngày “ về cõi vĩnh hằng”.
Lâu lâu hai vợ chồng cần phải đi hấp hôn hay hâm nóng tune up tình yêu lại, trước khi hấp hối.
Bà nói nhiều, ông tịnh khẩu
Cái khác biệt là một người (thường là vợ) dám nói ra và nói hoài, nói mãi nagging khiến đối phương khó chịu bên trong. Tây gọi đây là những điều bực mình hay irritants.khiến anh chồng muốn khùng luôn nên phải cố gắng làm thinh theo đúng câu của ông bà đã dạy: Vợ giận thì chồng bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Đây là chân lý.
Đàn ông đàn bà là hai thế giới riêng biệt.
Xâm lấn lãnh thổ của nhau
Một nguyên nhân khác trong sự xung đột vợ chồng là guerre de territoires hay vấn đề tranh chấp lãnh thổcủa họ, chốn riêng tư, chẳng hạn như cái nhà bếp của bà bị ổng xâm nhập thường xuyên.
Bà có cảm giác là ông xã tối ngày quanh quẩn chàng ràng bên chân mình làm bà khó chịu và đổ quạu không cần báo trước.
Bà sắp đặt đồ đạc có thứ tứ ngăn nắp theo một kiểu cách nào đó, ông vô bếp không để ý, mà có ý đâu mà để, xớn xa xớn xác để không đúng chỗ là bà nẹt liền. Các ông mà có lãi nhãi lại thì bị cho là già sanh tật khó chịu không biết lỗi.
Bà trách ông không biết giúp vợ
Ngược lại có bà thì cảm thấy quá bất công, tủi thân phận mình, sao thằng chả ở không mà hổng biết thương vợ, san sẻ công việc nhà cho người ta nhờ, không giống như chồng của người ta thấy mà phát ham (?).
Ông trách bà xâm lấn quyền hạn
Phần các ông thì nói mấy bà xâm lấn quyền hạn, khó chịu quá, đòi hỏi quá đáng.
Ngày xưa, di làm ở sở, ở hãng vậy mà tự do, khỏe hơn, không ai xài xể mình hết. Về tới nhà mệt đừ, có thì giờ đâu mà cằn nhằn, mà cãi lộn với nhau.
Thật ra lúc còn đi làm, thời gian ở trong sở nhiều hơn thời gian ở bên vợ bên con nhờ vậy mà ít đụng chạm.
Để tránh chạm mặt nhau, ông tìm nơi chốn bình an.
Để tránh sư gần gủi trên (hay sự lấn đất), nguyên nhân của xung đột, của cãi vả nên nhiều ông chồng tìm đến ẩn thân tại những vùng đất mới bình yên hơn, như quanh nhà, như di tản xuống dưới sous sol(basement), xem internet, vô garage hay ra ngoài  vườn vv…để tránh chạm mặt bả.
Thôi, tịnh khẩu cho yên chuyện.
                                               
                                                        Nên bắt chước ba con khỉ

Lúc hai vợ chồng đã nghỉ hưu

Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo L’Institut national d’études démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.

1-Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.

2-Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.

3-Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.

4-Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine)  theo năm tháng.

5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ( làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.

Cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn, cáu có, dằn vặt, chì chiết (tiếng bên VN ngày nay).

Phỏng dịch (có thêm mắm muối) từ tài liệu:

9 Ways To Deal With A Nagging Wife by Waynet

“…Tại ông không hay, không biết… chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, và bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi. Chả có gì mới lạ dưới ánh mặt trời, nhưng tôi thì không như ông, chẳng bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không "nhạy cảm", mà cũng bực mình lắm chớ, đôi khi "muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm", nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp "cổ lai hy" đều mắc phải cái bịnh than, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập họ, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc... Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cắn nhằn, tóm lại họ sợ cô đơn…” (Ngưng trích Captovan- Tuổi 70…chán mớ đời. Vietbao.com.)

http://vietbao.com/a225640/tuoi-70-chan-mo-doi

9 điều các cụ ông luôn luôn cần phải ghi nhớ.

1-Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để  ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong  garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè…) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh. Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.
2-Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày chạy jogging một hồi chờ cho tình hình lắng dịu…Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị người ta giảngmorale nhức nhối lắm.

3-Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi mỏi miệng, chán đi và im miệng lại mà thôi.
Áp dụng triết lý của bộ khỉ tam không: không có ý kiến gì hết. Không nghe, không thấy, không nói.
4-Khi biết bả sắp sữa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo hệ  tiến sĩ 10 năm ), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả… Sự kiện nầy sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.

5-Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhàn bạn được.
6-Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (Lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.

7-Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.
8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường.

Description: http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/11/files/2009/10/Prima-C1.JPG
Kẹo bông gòn (photo Internet)

9-Nếu bả sắp sửa cằn nhằn, bạn hãy đánh lạc hướng tư tưởng đó bằng cách biểu bả hãy nhìn kỹ vào trang phục bả đang mặc, hãy nhìn mái tóc em đi, khen bả là người đàn bà tuyệt vời nhất trên đời, quá sexy, tại sao chúng ta không ôm nhau lã lước trong điệu nhạc nhạc tình ướt át…

Một số phản hồi từ các ông chồng già Tây phương!

1-Cao niên Sam Mathew(☹ông)

Tôi đã lấy bả được 38 năm nay rồi. Bản chất và tâm tánh tôi thuộc loại tích cực nhưng vợ tôi làm cho tôi quá mori mệt vì bả là một người tiêu cực và thường hay cằn nhằn tôi không ngớt. Bả quá ham làm việc và bị ám ảnh về sự sạch sẽ một cách thái quá và bệnh hoạn.Thú vui của bả là hay nhắc kể lại hoài những lỗi lầm đã qua của hai vợ chồng. Không ai có thể làm thay đổi được những gì đã xảy ra từ trước. Kể lại các chuyện đớn đau trong quá khứ chẳng khác nào lấy dao cắt vào da thịt mình. Lời nói có một sức mạnh phi thường, chúng có thể làm cho ta khổ sở hay hạnh phúc .



2-Waynet.(ông) ☹

Như vậy, đa số phụ nữ cằn nhằn là để mong sửa đổi người đàn ông? Nhưng không làm được, và bà lãi nhãi ông tới tấp để sau rốt là bà phải ra đi hay ông ta phải đi?.Cằn nhằn thẳng thừng là điều xấu xa tồi tệ chẳng khác gì một sự tra tấn tinh thần .
So mostly Women nag to try and change the Men's ways? This doesn't work! So you got fed up of nagging him and he left or you left? nagging is just downright evil and mental torture!

3-Hmania (ông) ☹

Tôi thật sự phải làm gì bây giờ. Luôn luôn là lỗi do tôi. Bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi là người bị trách mắng. Tôi không biết phải đối xử  thế nào. Tôi là người rất bình tỉnh và chân thật,nhưng bà ta lại trách cứ tôi bất cứ việc gì. Nếu tôi nói trắng thì bả lại nói đen, nếu tôi nói cộng (+) thì bà ta nói trừ ( -) Vậy tôi phải làm gì bây giờ, Trời ơi?

4-Ben (ông) ☹
Tôi nghĩ rằng việc đàn bà cằn nhằn và la mắng sẽ làm hại người đàn ông tốt. Các bà ơi! tại sao các bà không chịu để người ta được yên thân. Cách hay nhất là phớt lờ không cần quan tâm đếm xỉa gì đến bà ta.
Unfortunately i have come to realise that Nagging women tend to disturb Good men...Ladies why don't you leave good men alone!!!.The best way to deal with this is to ignore her.

5-Ujagbe (ông) ☹

Sống chung với bà vợ có tật hay nói nhiều làm mình cảm thấy cuộc đời trở nên ngắn ngủi đi. Theo phong tục Nigeria (Phi châu) vợ phải trung thành, hy sinh, biết nghe lời và chung thủy. Ngày nay thì khác đi. Tiếp xúc với văn hóa Tây phương đã làm nhiều bà vợ Phi châu trở nên ương ngạnh và nói nhiều quá. Riêng bà nhà tôi thì rất hỗn hào thường chửi bới tôi mỗi khi có dịp dù rằng chính tôi là người kéo cày nuôi sống cả gia đình.
Life is too short to live it with a nagging wife. In Nigeria (AFRICA), our wives used to be obedient, loyal, devoted and faithful to their husbands. But these days, due to their exposure to western cultures, many are turning to great nag. Mine insults me at the slightest opportunity, even when I'm the bread winner

6-Jane (phụ nữ)
Sau đây là điều bí mật. Không phải đàn bà nào cũng cằn nhằn trước bất cứ một chuyện nhỏ nhặt nào đâu.Mấy bà la mắng là tại vì họ không hài lòng đó thôi! Họ không hạnh phúc được vì nét mặt cũng như cử chỉ của ông chồng có vẻ như không tôn trọng ý kiến của người vợ và hạ thấp người ta xuống. Nghĩ theo hướng nầy thì bà vợ càng la mắng thêm, và đến một lúc nào đó thì hạnh phúc vợ chồng phải đổ vỡ.

7-Mathew (ông) ☹

Chúng tôi lấy nhau được 37 năm rồi, nhưng càng ngày cái tật nói nhiều của bả càng trở nên tồi tệ thêm hơn. Bất cứ chuyện gì bả cũng quy lỗi vào tôi được. Bả không bao giờ biết nói chữ xin lỗi sorry và làm ơn please cả. Để xin được hai chữ bình an cũng như để tránh khỏi bị khùng điên có lúc tôi muốn để bả yên một mình nhưng tôi không thể thực hiện được vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Sống với bả chẳng khác nào tôi sống trong điạ ngục. Chính tôi đã dạy bả lái xe  36 năm về trước. Mỗi năm tôi lái xe 10 lần nhiều hơn bả, nhưng mỗi khi tôi cầm volant là bả có ý kiến linh tinh dạy khôn tôi phải thế nầy thế nọ làm tôi phát điên lên. Không còn một chút hy vọng nào nữa hết. Giờ đây, để được yên thân tôi phải qua phòng khác ngồi đọc sách để thư giãn.
Hôn nhân chỉ có ở thiên đàng mà thôi nhưng trước đó phải sống trong điạ ngục trần gian cái đã, để sau đó mới có thể lên thiên đàng được. Thật là đắng cay và chua xót trong cuộc sống hằng ngày. Phải chăng đây là nỗi đau khổ lớn nhất như Kinh Thánh đã viết.

Married for 37 years, my wife's nagging is getting worseevery day. In everything, she finds fault with me, but she will never say sorry, please etc. I would like toleave her alone for my sanity and peace, but the economy made it very hard for me to make a decision. Living with her is nothing but hell. I taught her how to drive 36 yearsback, I drive 10 times of mileage than she does every year, but while driving with her, she will tell me, how to drive.I got mad at her many times, but there is no hope. Now, I find peace by sitting in another room, reading something to relax.Marriage is made in heaven, but living in hell on earth before going to heaven is a terribly bitter experience every day of life. This maybe the great tribulation as written in the Bible.   

8-Jamiesweeney (bà)

Wow! thật là vui sướng vì tôi thuộc về lớp xưa. Hai vợ chồng tôi đều tương kính lẫn nhau nên rất hoà hợp trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đây là tâm tính (mentality) của hôn nhân. Nếu cả hai người đều nghĩ: “tôi có thể làm gì cho vợ hay cho chồng tôi?” thay vì nghĩ: “ổng hay bả có thể làm gì được cho mình?” thì  cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Đây là sự khác biệt giữa lòng tử tế xuất phát từ con tim so với tánh vị kỷ chỉ nghĩ chỉ biết có mình mà thôi. Đây là quy luật tương hỗ trong vũ trụ: “ Hãy đối xử, làm cho người khác những gì mình mong đợi họ làm cho mình”

Wow, I'm glad I'm from the old school. My husband and I have a lot of respect for each other and get along great. I think it's the mentality in a marriage. If both people are always thinking "What can I do for him/her?" instead of "What should he/she be doing for me?" it works much better. It's the difference in trying to be a giving hearted person vs. being a selfish, wanting person. It's the Universal Law Of Reciprocation, or The Golden Rule, "Do to/treat others like you would like them to do/treat you."

Kết luận

Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.
Trường hợp các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn-glê, không thèm đếm xỉa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ-pa thì đó cũng là dấu hiệu bắt đầu sắp rã hùn rã đám rồi đó, đố tránh khỏi!
Tóm lại, dù Đông hay Tây hoặc dù Xưa hay Nay thì Đàn bà cũng vẫn là Đàn bà và Đàn ông cũng vẫn là Đàn ông.
Theo nếp sống của người phương Đông, thì trong gia đình muốn sống hạnh phúc cả hai vợ chồng cần nên noi theo lời vàng ngọc sau đây:

                    Chồng giận thì vợ bớt lời,
                              Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Chồng Giận Thì Vợ Bớt Lời, 
Cơm Sôi Bớt Lửa Chẳng Đời Nào Khê


Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây. Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy-Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em” (Ngô Thụy Miên)
VIDEO-Niệm Khúc Cuối - Sỹ Phú


Mỹ Trang sưu tầm

samedi 9 juillet 2016

Linh Mục Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

T6, 07/08/2016


Linh mục Đinh Anh Nhuệ Nguyễn (Ảnh: heraldmalaysia.com)

Theo heraldmalaysia.com, có 3 sự kiện lớn vừa diễn ra tại Rome trong thời gian qua.

Thứ nhất là sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng người châu Mỹ La tinh đầu tiên.

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm hiệu trưởng trường đại học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.

Sự kiện thứ ba là cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên được chỉ định làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome.

Vị linh mục 46 tuổi này thuộc dòng Phanxico Viện tu, OFMConv., và từng là kỹ sư điện. 

Ông cũng từng là giáo sư của trường đại học Thần Học tại Melbourne, Australia, và hiện nay là giáo sư của trường đại học Pontifical Urbaniana University.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã nhận được nhiều giải thưởng, và năm 2014 đã được vinh danh và trao giải Martini International Award, nhờ cuộc nghiên cứu về chủ đề “Thánh Kinh Và Nền Văn Hoá”.

Tác phẩm giúp ông đoạt giải mang tên Thánh Kinh và các nền Văn Hoá Á Châu: Đọc Lời Chúa trong bối cảnh văn hoá của nó và ngữ cảnh Việt nam (The Bible and Asian cultures. Reading the Word of God in Its cultural background and in the Vietnamese context).

Công trình này khảo sát những câu châm ngôn Kinh Thánh trong tiếng Việt; hình ảnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong Tân Ước và trong truyền thống Việt nam; và ngôn ngữ tình yêu trong Diễm Tình Ca cũng giống chữ tình trong văn chương tiếng Việt.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã vượt qua chặng đường dài từ Nga, đến Ba Lan, và rồi đến Italy để hoàn tất cuộc nghiên cứu về thần học. Theo ông, Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi và chuẩn bị cho tất cả mọi người đến với con đường phụng sự giáo hội ở mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi quốc gia.

Phạm Anh chuyển

GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG

Chúa Nhật XV thường niên  - Năm C
GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG

R. Gutzwiller

1. GIỚI LUẬT
Như Đức Giêsu lên đường đi Giêrusalem, người ta cũng lên đường tiến về Giêrusalem trên trời. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào biết được con đường dẫn đến nơi đó và điều cốt yếu để đạt đích hệ tại điều gì.
Câu hỏi của luật sĩ nói lên 2 chủ đề ấy: ‘Lậy Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?’. Câu trả lời quá rõ. Đức Giêsu để cho luật sĩ tự rút từ sách luật ra câu trả lời: đó là một mệnh lệnh kép về lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
+ Kính mến Thiên Chúa
Thiên Chúa là cùng đích. Yêu mến Thiên Chúa là con đường. Đây là tâm điểm của Cựu ước và Tân ước, của Lề Luật và Phúc âm, và xét từ bên ngoài, của ngoại giáo và Kitô giáo, qua môi miệng những đại biểu tốt nhất, đều đồng tâm nhất trí như vậy.
Yêu thương là mầu nhiệm thâm sâu nhất của nền đạo đức tự nhiên và của nền luân lý được đặt lên trên nền tảng siêu nhiên. Vì cả 10 giới luật không là gì khác hơn là nhiều phạm vi hoạt động của cùng một giới luật yêu thương. Các nhân đức chỉ là những nhánh phát sinh từ thân cây ấy thôi. Lời cầu nguyện một đàng phát xuất từ tình yêu, đàng khác lại cầu xin tình yêu. Phụng vụ chẳng qua chỉ là thờ kính Thiên Chúa, phát sinh do tinh thần hy sinh và đạo đức, đồng thời cũng là ân huệ Thiên Chúa ban cho con người trong tình yêu thương hợp nhất hay nói cách khác là ‘thông hiệp, hiệp lễ’.
Chính giáo luật cũng nói đến sự liên hệ căn bản với tình yêu. Vì luật là mệnh lệnh của tình yêu, là thân thể mà tình yêu sẽ gán cho một tâm hồn. Bởi vậy, tình yêu là nguyên lý thành lập, là sức mạnh sáng tạo, là thành tố cốt yếu của lòng kính tin, hợp nhất và đơn nhất hoá mọi điều.
+ Yêu thương tha nhân
Nhưng con người không phải là lữ khách độc hành, một mình lên đường đi về với Chúa. Như suốt lịch sử thế giới cho thấy, cuộc đời, theo kế hoạch của Thiên Chúa là một bước đi của các dân tộc đến cùng Thiên Chúa, một đoàn lũ hợp nhau trở về nơi định cư của mình. Đó là lý do tại sao một tu sĩ không nên rút lui vào nơi thanh vắng một mình. Sống cốt yếu là sống cộng đoàn. Thế nên, tình yêu chân thực đối với Thiên Chúa phải thực sự triển nở nơi tình yêu đồng loại.
Những thái độ sẵn lòng đối với Thiên Chúa mà ta có thể sánh như cái đà ‘hàng dọc’ sẽ triển khai thành ‘hàng ngang’ đối với đồng loại. Tôn giáo xét tự nền tảng vốn có tính xã hội, nó không phải là khu vực của một cá nhân mà ở đó có thể quan tâm đến anh em mình hay là không cũng được. Ngay cả một thày tu trong căn phòng nhỏ bé của tu viện, một ẩn sĩ trong sa mạc, tự bản chất vẫn hiện diện một cách ‘xã hội’ trong lời cầu nguyện và thành tâm sám hối.
Không ai có thể và được phép tách biệt khỏi cộng đoàn. Như tình yêu đối với Thiên Chúa nhất thiết phải sinh ra tình yêu đối với đồng loại, thì tình yêu đối với đồng loại cũng vậy phải do từ tình yêu chân thành đối với Thiên Chúa. Người ta có thể coi đó (và thực đã có như vậy) như một tình bằng hữu, một chủ nghĩa nhân đạo, nhưng tình yêu ấy không trợ giúp anh em dựa trên nền tảng chính yếu: cùng nhau bước tiến trên đường về với Chúa. Và vấn đề là ở chỗ đó.
Vậy, sau khi đề cập đến tình yêu kép đôi này, Đức Giêsu nhấn mạnh đến điểm căn bản sâu xa này: ‘hãy làm thế và ông sẽ được sống’. Nói cách khác: ‘anh đã đi đúng đường, đã tiến tới gần đích, ‘là sống trong Chúa’.
2. DỤ NGÔN
Luật sĩ muốn biện bạch. Xét cho cùng, ông chẳng thực tâm trong khi đặt vấn nạn mà cũng chẳng có tinh thần tìm tòi cho bằng ông muốn ‘thử’ Đức Giêsu. Thua cuộc rồi, ông cố tránh né yêu sách gắt gao và hỏi thêm để che đậy sự thất bại và dùng mọi mánh khoé để Chúa phải lúng túng.
Dẫu thế, Đức Giêsu vẫn giải đáp cho vấn nạn ông nêu ra. Ngài đưa ra một thí dụ, thí dụ về một con đường. Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô bị lũ cướp bóc lột và bị đánh đập dở sống dở chết. Ai trên đường đi về với Chúa ắt có thể cũng chịu chung một số phận như thế. Thực ra qua bao thế kỷ, cho thấy con người luôn gặp phải như thế trong suốt cả hành trình lịch sử của mình. Satan đã cướp phá nhân loại này, cướp mất đời sống siêu nhiên phong phú của nhân loại khi còn ở trong vườn Diệu quang xưa kia, khiến nhân loại phải chịu cảnh dở sống dở chết như bây giờ.
Những khả năng hiểu biết về mặt tôn giáo, hành động theo luân lý, đã bị giảm thiểu thật đáng kể. Những khả năng ấy không chết đi, mất đi mà là bị tổn thương trầm trọng. Có những người cũng bước qua con đường ấy và được coi là những người luôn có tình mến Chúa: các tư tế và Lêvi chẳng phải là những người luôn luôn phụng sự Thiên Chúa đó sao?
Họ từ đền thờ ra đi và vẫn khoác trên mình những dáng vẻ hoa mỹ và oai vệ của lễ nghi. Họ bước qua mà cứ phớt tỉnh chẳng màng chi đến những người không may gặp nạn và họ lại còn đấm ngực tự mãn cho rằng thái độ dửng dưng ấy bằng lòng mến yêu Thiên Chúa của họ. Vị tư tế tự nhủ rằng mình hiện diện chỉ để phục vụ Thiên Chúa chứ không để phục vụ nhân loại. Còn Lêvi lại tự nghĩ rằng mình phải cẩn thủ sự thuần khiết của bậc Lêvi, nhân danh tình yêu đối với Thiên Chúa, không để mất nó khi rờ tới một người có thể chết trong tay mình.
Hai thứ người này tưởng rằng mình yêu Thiên Chúa mà không cần yêu đồng loại. Và những ai cư xử không dựa trên xã hội đang khi vẫn phát huy những việc đạo đức, những nghi tiết những việc phụng thờ, là những người đã muốn tách hẳn tôn giáo khỏi thế tục, muốn hoàn tất thái độ chẳng có chút gì là đạo đức, như các tư tế và Lêvi bỏ qua không màng tới nhân loại đang lâm cảnh đau thương.
Một lữ khách thứ ba xuất hiện, đó là một người ngoại, người xứ Samaria, người này hẳn là phải đi một đoạn đường dài và xa hơn những người kia; có thể là một thương gia, luôn bôn tẩu ngược xuôi. Con người đó hẳn là rất xa lạ với nạn nhân kia, khác quốc tịch, khác cả tôn giáo. Xét mối tương quan nào đi nữa, bên ngoài hay bên trong, dân sự hay tôn giáo, hắn cũng là một kẻ xa lạ hoàn toàn.
Nhưng chợt thấy một người bị lâm nạn nửa sống nửa chết như thế, hắn tiến lại gần ngay. Qua cử chỉ ấy, hắn trở nên một người rất thân cận của nạn nhân. Chính hắn đích thân mang nạn nhân đến quán trọ và vì gấp rút qua hắn đành ra đi; để lại số bạc cần thiết và hứa sẽ trả số còn lại khi trở về. Như thế hắn vẫn tiếp tục quan tâm đến nạn nhân xấu số và trong tâm hồn không thể quên người ấy được, trong khi mong mỏi sớm về gặp lại.
Một người khá xa lạ lại nên người gần gũi, thấy tha nhân lâm nạn, hắn nên bạn thân ngay. Và đó không phải đơn giản là một thứ bác ái cảm tình, màu mè, nhưng thật là một hành vi ra tay trợ giúp. Ta có thể nhận ra tính tốt của hắn qua các chi tiết sau:
‘Lại gần, băng bó thương tích, xức dầu và rượu, đoạn vực người ấy lên lừa của mình mà đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền ông trao cho chủ quán mà bảo: ông hãy săn sóc người ấy, và phải tiêu pha gì thêm thì khi trở về tôi sẽ trả cho ông’.
Người Samaria được đưa ra làm tiêu biểu ấy chính là Đức Kitô. Nhân loại đang cơn hấp hối, Ngài không bỏ rơi mà còn từ trời cao xuống thế, cất bước lên đường, ân cần săn sóc nhân loại, cúi xuống, đổ tràn dầu và rượu các nhiệm tích trên những vết thương do tội lỗi gây nên. Ngài đã dẫn đưa nhân loại vào Giáo Hội là quán trọ trong cuộc hành trình qua bao thế hệ, Ngài đã uỷ thác cho Giáo Hội việc ân cần chăm sóc chữa trị nhân loại; Ngài đã trả bằng giá máu Ngài và còn hứa thanh toán số còn lại trong ngày sau hết, tức là ngày Ngài Quang Lâm: khi ấy mọi thụ tạo được lành lặn toàn vẹn sẽ tiến về cùng đích của cuộc hành trình.
Để kết thúc dụ ngôn, Ngài khuyên bảo: ‘Hãy đi và làm như thế và ông sẽ được sống’.
Như thế, con đường lại được đặt thành vấn đề. Vì từ lúc này, con người biết: mình phải đi con đường nào và phải bước đi trên con đường ấy bằng tinh thần nào; điều chi sẽ xảy đến cho mình và người lữ khách sẽ nhìn rõ bổn phận nào phải thi hành đây. Bởi đó, câu chuyện này phải là một dấu định hướng thực sự.
NGUỒN