lundi 29 août 2016

Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang "tạo sóng" khắp thế giới


Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang "tạo sóng" khắp thế giới

Vân Hồng | 
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang "tạo sóng" khắp thế giới

Động tác dựa chân vào tường đang thu hút một số lượng lớn người tham gia tập theo trên toàn thế giới. Đơn giản mà hiệu quả là lý do nó trở nên nổi tiếng.



Dựa chân vào tường: Động tác đơn giản đang nổi tiếng khắp thế giới
Có một động tác thể dục vừa đơn giản, vừa khó gọi thành tên, nhưng đã nổi tiếng khắp toàn thế giới nhờ sự dễ tập và kết quả mang lại cũng vô cùng ấn tượng.
Trong tiếng Anh gọi là Legs Up the Wall còn tiếng Trung là "靠墙倒卧式" chỉ đơn giản là dựa chân vào tường nhưng đang khiến chị em vô cùng háo hức tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 1.
Sở dĩ nói nó nổi tiếng khắp thế giới là vì mặc dù xuất phát điểm từ một động tác Asana trong Yoga của Ấn Độ nhưng sau đó đã trở thành một động tác bình dân mà bất kỳ ai cũng có thể làm theo.
Lâu dần động tác này được lan tỏa từ châu Á sang châu Âu rồi trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân, được các bà, các chị rất yêu thích.
Cách thực hiện
Động tác dựa chân vào tường khá đơn giản. Nằm hướng mặt vào tường, giơ chân lên cao giống như trồng cây chuối phần chi dưới, từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.
Người có cơ thể cứng không uốn thẳng chân được thì có thể dùng thêm chiếc gối kê vào mông hoặc để mông cách ra một chút so với chân tường.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 2.
Người mềm mại thì cần phải ép sát chân vào tường mới tốt. Bạn có thể xoay chuyển người sao cho đến khi cảm thấy cơ thể có một tư thế thoải mái. Cố gắng giữ chân thẳng đứng.
Khi để chân như vậy, bạn sẽ có cảm giác xương chân và bụng tác động một lực lớn đến vùng xương chậu.
Nằm yên nhắm mắt, dồn mọi sự chú ý và tâm trí vào việc thở chậm. Hít vào thở ra đều đặn, hít thật sâu và thở ra thật hết theo cách nhẹ nhàng nhất, lấy hơi dài.
Thực hiện động tác này trong khoảng 10-15 phút. Bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần hoặc 2 lần, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Người bận rộn có thể tập bất kỳ lúc nào cũng được. Chỉ cần tránh thời điểm sau khi ăn 30 phút.
Khi hạ chân xuống, lưu ý co chân, gập đầu gối, cong người và đầu lên theo tư thế ôm chặt đầu gối, sau đó thả lỏng và nằm nghiêng một lát trước khi ngồi dậy. Người cao tuổi hoặc sức yếu cần nhẹ nhàng để tránh bị thay đổi tư thế quá đột ngột.
Tác dụng của bài tập
Theo nghiên cứu của tài liệu Đông y ghi chép lại, cơ sở khoa học của động tác này thực ra cũng vô cùng đơn giản. Bất kỳ một vận động nào kết hợp với việc tập thở đều mang lại những tác động lớn với các bộ phận trên cơ thể và nội tạng.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu là ưu điểm nổi bật của động tác này.
Những người bị chứng sưng chân, đùi to, phù nề, khi "dốc ngược" chân lên cao như vậy sẽ giảm chứng phù chân, đây là động tác đặc biệt tốt cho người hay ngồi nhiều.
Thông qua việc giơ chân, huyết áp sẽ giảm xuống, thúc đẩy sự lưu thông của dịch cơ thể. Đây cũng là bài tập giúp chân thon gọn, săn chắc thu hút chị em thực hành ngày càng nhiều.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 3.
Bên cạnh đó, đối với những người phải đứng nhiều, đi lại quá nhiều trong ngày, giơ chân lên sẽ giúp thư giãn, giảm mệt mỏi vùng chân.
Khi "trồng cây chuối" chân như vậy, nếu tiện thể bạn vươn chân lên cao hơn, tức là phần bụng cũng được "dốc ngược" còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho các dịch thể lưu thông dễ dàng, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Ngoài ra, việc dựa chân vào tường không hề tốn sức, bất kỳ ai cũng có thể làm được, không đổ mồ hôi nhiều và kể cả người không khỏe mạnh cũng có thể thực hành động tác để tăng cường sức khỏe.
Khi làm động tác này, thần kinh có thể thả lỏng và thư giãn, quên đi mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có thời gian rảnh như vậy còn giúp bạn nghĩ đến những điều tốt đẹp, tích cực.
Không những thế, theo đánh giá ở góc độ Đông y thì động tác này còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh. Khi hít vào thở ra chậm và sâu, không chỉ kích thích tiêu hóa tốt mà còn làm cho thần kinh dãn ra, quên đi phiền muộn.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 4.
Người hay nóng nảy, dễ bức xúc, nổi giận khó kiềm chế cũng được khuyến khích nên thực hành động tác này. Khi giơ chân lên cao và nhắm mắt, bạn sẽ lấy lại được sự bình tĩnh, trau dồi tâm trí.
Khi dồn tâm trí tập trung vào hơi thở, bạn sẽ tiết giảm cơn nóng giận một cách nhanh chóng. Giống như bạn đang thực hành động tác thiền, nhanh chóng quên đi những chuyện phiền phức.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 5.
Nở rộ loại hình làm ghế dựa chân nơi công cộng
Gần đây nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn... cũng đang có xu hướng thiết kế những chiếc ghế đa năng để ở những nơi công cộng tạo điều kiện cho người dân có thể rèn luyện sức khỏe mọi lúc mọi nơi.
Ghế "kéo cơ" ở đây là ví dụ đang được xem là xu thế mới để người dân vừa đi dạo công viên, vừa có thể tập thể dục, thư giãn.
Ghế kéo cơ này hiện cũng đã được sản xuất thành một sản phẩm bán sẵn để người dân có thể mua và tự lắp sử dụng tại nhà.
Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang tạo sóng khắp thế giới - Ảnh 6.
*Tổng hợp
Hồng Công chuyển
theo Trí Thức Trẻ


dimanche 28 août 2016

SỐNG KHIÊM NHƯỢNG

Chúa Nhật XXII thường niên  - Năm C
 SỐNG KHIÊM NHƯỢNG
 Lm Giuse Đinh tất Quý
1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 8 "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này". Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho". Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn". 11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".
12 Rồi Ðức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại".
 
A. DÀNH CHO THIẾU NHI

Câu 1: Chúa Giêsu muốn dạy mọi người bài học gì qua bài Tin Mừng hôm nay?
a. Bài học về sự chăm chỉ làm việc.
b. Bài học về sự khiêm nhường trong cuộc sống.
c. Bài học về phép lịch sự phải có khi sống ở trên đời.
d. Bài học về sự cẩn trọng trong khi giao tiếp.

Câu 2: Theo Chúa, khiêm nhường là thế nào?
a. Là phải biết sống cho đúng với con người thực của mình.
b. Phải luôn ý thức mình còn nhiều yếu kém cần phải học hỏi thêm.
c. Phải luôn cố gắng chu toàn mọi công việc được trao phó.
d. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Việc sống khiêm nhường có cần cho cuộc sống làm người không?
a. Rất cần.
b. Không cần.
c. Có cần nhưng không quan trọng.
d. Có cũng được mà không cũng được.

B. DÀNH CHO NGƯỜI LỚN.

Đọc trong Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu có nhiều lời dạy có vẻ “ngược đời”. Thí dụ Chúa dạy: "Ai làm lớn thì phải phục vụ"(Mt 20,26) hay như trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy: "Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên"(Lc 14,11). Giáo lý của Chúa nhiều khi thật khó hiểu nhưng cuộc sống của Chúa lại cụ thể hóa rất tuyệt vời về những lời Chúa dạy. Chúa không chỉ dạy lý thuyết, mà dạy bằng đời sống. Chúng ta có thể thấy rất nhiều dẫn chứng trong các sách Tin Mừng. Thánh Phaolô đã nói về Chúa như sau: “Người đã hạ mình, mặc lấy thân tôi đòi. Trở nên giống phàm nhân” (Phl 2,6-11)
Vậy ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu thì phải noi gương Người.
Lúc còn trẻ, Franklin là một người rất kiêu ngạo, đi ra ngoài lúc nào cũng nghênh ngang. Có một lần, anh ta đến thăm một vị giáo sư, không ngờ cửa nhà ông ấy có một thanh chắn ngang rất thấp.
Do bất cẩn, Franklin đụng đầu phải, cậu ta trừng mắt tức giận.
Lúc ấy vị giáo sư mới đi ra đón cậu, nhìn thấy vậy thì cười và nói:
- Chàng trai, có đau lắm không? Nếu cậu hiểu cuộc sống thì cậu nên cúi thấp đầu, có như thế thì hôm nay cậu đã không phải nhận hậu quả như vậy!
Tiếp đó, vị giáo sư lại nói:
- Những người trẻ tuổi thì hay mắc tật kiêu ngạo, vì họ thường đánh giá mình quá cao, nhưng đến lúc nào đó đụng vào ngạch cửa rồi thì mới bắt đầu suy nghĩ về việc mình phải nỗ lực khom lưng để đi qua.
Trong cuộc sống, từ đó trở về sau, anh trở thành người thận trọng, khiêm tốn, biết học cách "Cúi đầu”, theo chuẩn mực, điều này cũng ảnh hưởng đến thế giới sau này.

Chúa nói thật rõ: "Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên"(Lc 14,11)

Có người hỏi Thánh Phanxicô thành Atxidi (1182-1226) tại sao và bằng cách nào ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời:
- Cũng dễ thôi, Chúa từ trời cao nhìn xuống và nói: “Ta kiếm đâu được một người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vô nghĩa nhất ở trần gian này!” Ngài nhìn thấy tôi, Ngài nói: “Đây là người Ta tìm được và Ta muốn hành động qua người này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉ vì nó là con người hèn mọn nhất, khiêm hạ nhất”.

Đây là lời của Sách Gương phúc: "Đức khiêm nhường là điểm tựa, là nền tảng cuối cùng của tòa nhà thiêng liêng.
Người khiêm nhường thật, thú nhận mình thấp kém và tận hiến toàn thân trong tay Chúa bằng một đức tin linh hoạt và một đức ái tâm thành.
Họ không tự hào vì ơn Chúa, cũng không ưu buồn khi bị ruồng rẫy. Trái lại, lúc nào họ cũng bình tĩnh đón chờ và lãnh nhận Thánh ý Chúa.
Lạy Chúa! Xin giúp con hiểu rõ mình con và tự hạ trước mặt Chúa cho thành thực. Xin giúp con thực hiện Thánh ý Chúa. Amen.
 
              

mercredi 24 août 2016

Danh ca Khánh Ly thẳng thắn chia sẻ khi cái chết cận kề - VietBF

Khánh Ly

VBF -Ai sinh ra cũng đều phải tuân theo qui luật " sinh lão bệnh tử" nhưng với Khánh Ly thì khác dù bà đã ngoài 70 xong vẫn luôn có lỗi sống và cách nghĩ lạc quan. Cuộc đời bà ngoài giọng hát hay bà luôn có nhiều bí ẩn khiến người hâm mộ phải tò mò tìm hiểu và mới đây nhất là những chia sẻ của bà về...cái chết.

Nhà báo Hà Sơn: 72 tuổi, với nhiều người đàn bà sẽ không còn nhiều sức lực họ sẽ lười đi còn cô vẫn dành nhiều thời gian cho công việc. Người ta sẽ đăt câu hỏi vì Khánh Ly muốn quãng đời cuối đời tròn đầy, trọn vẹn hay bởi vì điều gì khác?

Danh ca Khánh Ly: Một phần như thế, một phần là bản tính của tôi thích đi đến với mọi người, ở trong tình thương của mọi người. Tôi mồ côi từ nhỏ, khi bố mất mới 3,4 tuổi, không nhớ nhiều về bố nên lúc nào cũng muốn được thương yêu. Mẹ tôi đẹp và tôi là sự thất bại của bà cho nên tôi dường như không biết vòng tay mẹ như thế nào, đó là lý do tại sao tôi coi Trịnh Công Sơn như một người cha. Tôi làm sai ông ấy dạy cho làm đúng, tôi hát sai ông chỉ cho hát đúng và khán giả ở các nơi yêu thương cũng như là mẹ tôi. Tôi đi đến mọi nơi để xin cái tình thương, điều ấy cũng đủ cho tôi ấm lòng, không cô đơn nữa.

Nhà báo Hà Sơn: Là mẹ của bốn người con, ai trong số các con cô tin tưởng nhất để chia sẻ nhiều bí mật cuộc đời mình?

Danh ca Khánh Ly: Trước khi có 4 người tôi cũng là con của một bà mẹ. Nếu tôi không dành được tình yêu của mẹ, vắng tình yêu của cha nên khi có con với bản năng của mình tôi dành hết cho các con. Có chồng tôi nghe lời chồng, bây giờ nghe lời con. Cả 4 người con đứa nào tôi cũng sợ cả, đứa nào tôi cũng tin tưởng và không tin cả là bởi vì các con có đời của các con, tôi có đời của mình không phải tôi sinh ra các con và bắt chúng phải có bổn phận với mình.

Tôi vẫn hay nói, các con cứ sống cuộc đời của các con đi, khi nào rảnh dư thời gian thì nghĩ đến mẹ. Một cú điện thoại hỏi thăm cũng đủ rồi, không cần phải cơm bưng nước rót bởi ngày nào tôi còn sức thì sẽ tự nấu cơm, tự rót nước chỉ mong con hạnh phúc. Vì thế đến bây giờ nếu có thể bù đắp được cho con cái gì tôi vẫn tiếp tục làm chỉ mong một điều các con sống cho tử tế, hạnh phúc.

Nhà báo Hà Sơn: Sức khỏe của cô gần đây không tốt và có thể chia sẻ điều này để các con quan tâm, chăm sóc hơn?

Danh ca Khánh Ly: Em ơi, trên 70 tuổi không đau mới là chuyện lạ. Nếu mình nói đau các con lo. Con lo thì mình khổ vì con hối, giục, nhắc uống thuốc suốt ngày mệt lắm. Tôi nghĩ một người đau là đủ rồi thêm 5, 7 người lo lắng thêm để làm gì, cũng đâu làm cho mình hết đau. Trên 70 tuổi người ta phải có nhiều bệnh nhưng mình tự giữ gìn sức khỏe bằng cách buổi sáng tự xay trái cây cứ một hôm 5 loại trái cây màu xanh hôm sau lại 5 loại trái cây màu đỏ.

Lúc trước khi chồng còn sống, sáng nào tôi cũng dậy làm nước cho ông ấy uống bây giờ không còn ông ấy mình vẫn phải uống vì còn ai lo cho mình nữa, phải tự lo cho mình không ỉ vào các con đâu vì có khỏe mới đi được, mới hát, mới kiếm tiền để mang đi chia sẻ với người khác.

Nhà báo Hà Sơn:Một năm trở lại đây mỗi lần Khánh Ly về Hà Nội đều mang những sắc thái tâm trạng khác nhau, có lúc thấy cô buồn và cô độc, có lúc thấy bình an và nhẹ nhõm hơn... Bây giờ cô đã thực sự bình an trong tâm hồn chưa?

Danh ca Khánh Ly: Em có thấy tôi bình an không?

Nhà báo Hà Sơn: Sắc thái của cô đã tốt hơn...

Danh ca Khánh Ly: Thì cũng phải thế thôi, mình phải sống để làm những việc đang làm, chưa xong đâu. Còn sống một ngày trên đời là một ngày món nợ mình phải trả. Ở đây không phải nợ về tiền nhưng có những món nợ tình, nợ ân nghĩa của những người mình không biết nhưng cũng có những người yêu mình, thương mình ở xa trong bóng tối, họ không nói.

Tôi cảm thấy cuộc đời mình chắc chắn phải được người ta yêu thương như thế nào mới được như ngày hôm nay. Vì vậy tôi cố gắng đi làm, nối những vòng tay. Nếu lòng nhân của tôi không đủ thì sẽ phải đi tìm những người có lòng nhân để mượn, xin, chia sẻ cho mình để làm nhiều điều hơn cho những người không may mắn.

Những người không may mắn nhiều lắm, hằng hà sa số, đếm không hết. Một ngàn người làm cho những người kém may mắn cũng không hết. Mình có làm hết đời mình cũng không hết đâu. Điều tôi mong ước là những tiếng hát trẻ sau này sẽ đi những con đường mà mình đã đi. Dĩ nhiên đường nào cũng có chông gai, hầm hố nhưng kết cục nó luôn đưa mình đến chỗ bình an.

Cuộc sống này chỉ cần chia sẻ một ít thôi, chỉ cần ân cần một ít thôi là người ta đã vui rồi và ngược lại chính ở những quãng đời, những cảnh đời khốn khó mình cho đi sẽ thấy hạnh phúc. Tôi chỉ mong muốn có sức khỏe, đủ sức đi được thêm đoạn đường nào hay đoạn đường đó.
Nhà báo Hà Sơn: Đi qua dốc bên kia của cuộc đời, người ta sẽ hay nghĩ đến cái chết. Với cô thì sao? Cô suy nghĩ gì về cái chết, chuẩn bị như thế nào cho nó?

Danh ca Khánh Ly: Mình phải chuẩn bị ngày mình đi chứ em, tại vì ai cũng phải đi cả, chỉ có người đi trước, người đi sau. Nhà Phật nói "Sinh ký, tử quy", sống là gửi mà đi là về. Còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói "một cõi đi về". Khi nào Chúa gọi tôi sẽ đi, thanh thản như vậy. Người đi cũng thanh thản mà người ở cũng không đau lòng bởi vì nó chỉ là chuyện trước sau thôi. Ngày ra đi tôi sẽ dặn dò các con mọi chuyện, con mang tro mẹ trải ngoài sông hay lên rừng, trên đồi núi cũng được. Nhưng nếu con bảo: "Không con sẽ để sau vườn, trong nhà thì cũng chả sao vì trở về với cát bụi, mình nhắm mắt rồi linh hồn ra khỏi chỉ còn xác thôi thì sao cũng được, đốt cũng thế mà chôn cũng thế thôi.

Nhà báo Hà Sơn: Thế mà em cứ tưởng cô sinh ra ở đất mẹ thì cũng muốn trở về với đất mẹ?

Danh ca Khánh Ly: Không cần thiết, riêng với cá nhân tôi thì không cần vậy. Sống tốt mình ở chỗ nào cũng được. Mình cứ sống tử tế đi rồi khi mình chết, thế nào cũng được, chỗ nào cũng là đất cả. Mình muốn trở về đất mẹ nhưng nhỡ gánh nặng cho con cái thì sao? Chi bằng mình tính trước đi để cho các con không phải suy nghĩ, đắn đo bàn cãi. Khi bố mẹ đi rồi, có thả tro xuống biển thì cũng trôi về đất mẹ thôi.

- Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!

dimanche 21 août 2016

10 quốc gia sạch nhất thế giới

10 quốc gia sạch nhất thế giới
Lê Văn
Theo VietnamNet


http://danong.com/Data/News/2011/8/8/634483934051845000_anh.jpg
Dựa trên chỉ số hoạt động hiệu quả môi trường (EPI), các nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra danh sách 10 quốc gia được coi là sạch nhất thế giới.

Chỉ số EPI (Environmental Performance Index – chỉ số thành tích môi trường) được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của một nước. EPI có mức thang từ 100 (bảo vệ môi trường tốt nhất) đến 0 (ít bảo vệ môi trường nhất) với 25 tiêu chí khác nhau như ngư trường, khí thải carbon, rừng, chất lượng nước, cây cối và động vật.

EPI giúp đánh giá toàn diện các thách thức về môi trường của thế giới cũng như cách mỗi nước đối phó với những thách thức này.

Dưới đây là 10 quốc gia có thang điểm EPI cao nhất theo bảng xếp hạng của các nhà khoa học Mỹ.


Iceland - Chỉ số EPI: 93.5
Iceland - Chỉ số EPI: 93.5
Bình quân GDP: 36.000 USD
Mặc dù bình quân GDP của Iceland chỉ đạt 84,8 điểm trong thang điểm thế nhưng tiêu chí về mức độ ô nhiễm không khí của Iceland thì gần như đạt điểm tuyệt đối 97,4 điểm

Thụy Sĩ - Chỉ số EPI: 89,1
  Thụy Sĩ - Chỉ số EPI: 89,1Bình quân GDP: 37.000 USD
Thụy Sĩ có các chỉ số về lâm nghiệp, nguồn nước, chỉ số đang dạng sinh học,… gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng giống như các nước phát triển công nghiệp khác, tiêu chí đạt điểm thấp nhất của Thụy Sĩ chính là mức ô nhiễm không khí (ảnh hưởng đối với hệ thống sinh thái).Costa Rica - Chỉ số EPI: 86,4
Costa Rica - Chỉ số EPI: 86,4
Bình quân GDP: 9.600 USD
Một quốc gia thuộc khu vực các nước đang phát triển có thể xếp ở vị trí thứ 3 đủ thấy ưu thế tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú của quốc gia này. Nếu như có thể sáng suốt đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn, Costa Rica có thể tránh được vết xe đổ của các nước phát triển trong quá khứ, làm ô nhiễm môi trường rồi sau đó mới quay lại bắt đầu xử lý.

Thụy Điển  - Chỉ số EPI: 86
  Thụy Điển  - Chỉ số EPI: 86
Bình quân GDP: 33.400 USD
Na Uy - Chỉ số EPI: 81,1
 Na Uy - Chỉ số EPI: 81,1
Bình quân GDP: 48.000 USD
Na Uy là một quốc gia vô cùng giàu có với trữ lượng dầu khí và khí thiên nhiên cực lớn. Tuy nhiên, với dân số chỉ 4,7 triệu người thì ảnh hưởng của nguồn nhiên liệu hóa thạch này đối với biến đổi khí hậu toàn cầu không thể do Na Uy mà chính là các quốc gia sử dụng chúng chịu trách nhiệm.

Maurice - Chỉ số EPI: 80,6
Maurice - Chỉ số EPI: 80,6
Bình quân GDP: 10.000 USD
Là một hòn đảo nhỏ ở phía đông Madagascar trên Ấn Độ Dương, tuy nhiên, Maurice lại là quốc gia có chỉ số EPI cao nhất ở châu Phi với mức điểm 80,6. Trong khi nước thứ 2 ở châu lục này có chỉ số EPI chỉ là 60,5. Sự cách ly hoàn toàn với phần còn lại của thế giới là một ưu thế của Maurice giúp quốc đảo này duy trì sự ô nhiễm ở mức thấp.

Pháp - EPI: 78,2
Pháp - EPI: 78,2
Bình quân GDP: 31.000 USD
Trong 10 quốc gia đứng đầu, các tiêu chí về không khí, chất lượng nước cho tới quản lý ngư nghiệp của Pháp có điểm số rất cao. Một ưu điểm của quốc gia này trong thang điểm EPI chính là sự phát triển mạnh của các nhà máy điện hạt nhân.Australia - Chỉ số EPI: 78,1
Australia - Chỉ số EPI: 78,1
Bình quân GDP: 35.000 USD
Với số điểm tuyệt đối trong tiêu chí bảo vệ các quần thể sinh vật, Australia đã có thể đứng ngang hàng với Pháp trong bảng xếp hạng 10 quốc gia sạch nhất thế giới.

Cuba - Chỉ số EPI: 78,1
 
 Cuba - Chỉ số EPI: 78,1
Bình quân GDP: 8500 USD
Mặc dù vẫn còn nhiều băn khoăn cộng thêm tiêu chí về bình quân thu nhập chỉ đạt 65,7 điểm, tuy nhiên, Cuba vẫn đạt được 78,1 điểm trong thang điểm EPI của các nhà khoa học Mỹ.

Colombia - Chỉ số EPI: 76,8
 Colombia - Chỉ số EPI: 76,8
Bình quân GDP: 7.600 USD
Trong danh sách 10 nước này thì Colombia là quốc gia nghèo nhất. Nguyên nhân khiến Colombia giành được vị trí cao như vậy trong bảng xếp hạng là vì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng được ưu ái của nước này. Lượng khí thải cacbon của Colombia khá thấp bởi vì hệ thống thủy điện có thể thỏa mãn tới 70% nguồn điện năng của nước này. Đây chính là lý do vì sao với tiêu chí bình quân GDP, Colombia chỉ được 51 điểm nhưng chỉ số EPI trong các tiêu chí bảo vệ da dạng sinh học lại đạt tới 82,7 điểm.

CỬA HẸP ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC MUÔN ĐỜI

Chúa Nhật XXI thường niên  - Năm C
CỬA HẸP ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC MUÔN ĐỜI
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Khi có người hỏi: "Thưa Ngài, có ít người được cứu thoát thôi, phải không" Chúa Giê-su không trả lời có nhiều hay ít. Nhiều hay ít là tuỳ vào sự định đoạt của mỗi người. Và nhân cơ hội nầy, Chúa Giê-su chỉ dạy một lối đi giúp cho con người đạt được ơn cứu độ: Đó là đi vào cửa hẹp. Ngài nói: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.”
Thế là, muốn vào Nước Trời, muốn nhận được ơn cứu độ, phải theo cửa hẹp, đường hẹp mà vào.  
Nhưng tại sao phải đi vào cửa hẹp?
Thiên Chúa đã dựng nên trái đất và Ngài quy định cho nó phải quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và không bao giờ được đi trệch ra ngoài. Thế là trái đất phải quay theo đúng quỹ đạo Chúa vạch ra cho mình không hề sai lệch.
Bao lâu trái đất còn đi theo đúng quỹ đạo, tức con đường hẹp mà Thiên Chúa ấn định cho nó, thì mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp, cuộc sống sẽ ổn định, hài hoà. Nhưng giả sử trái đất không đi theo quỹ đạo gò bó, chật hẹp nầy, mà đi trệch ra ngoài cho thong dong thoải mái, thì đó là ngày tận cùng của thế giới! 
Trong lĩnh vực giao thông đường sắt, nhà thiết kế đã tạo ra hai đường ray chật hẹp cho con tàu chạy trên đó. Bao lâu con tàu nương theo hai đường sắt chật hẹp ấy mà tiến tới, thì nó sẽ về ga cuối an toàn. Nhưng nếu đầu tàu muốn thoát ra khỏi hai đường sắt gò bó, để được tự do trên những con đường thênh thang, để băng mình qua những cánh đồng bát ngát, thì nó sẽ gây ra thảm họa đau thương!  
Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa cũng vạch ra cho họ một “quỹ đạo”, đó là quy luật yêu thương. Đây cũng là con đường hẹp, vì muốn sống yêu thương thì phải từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, phải quên mình để phục vụ tha nhân. Nhưng nếu con người đi trật ra ngoài “quỹ đạo yêu thương”, họ phải nhận lấy hậu quả vô cùng tai hại. 
Đường hẹp đưa đến vinh quang
Con đường hẹp của học sinh, sinh viên, của nhà nghiên cứu là gác bỏ những thú vui và nếp sống an nhàn… để miệt mài nghiên cứu học tập, nhờ đó, họ đạt được những thành quả lớn lao.
Nói chung, bất kỳ một thành tích hay một kết quả lớn lao trong bất cứ lĩnh vực nào cũng chỉ được gặt hái bằng những hy sinh phấn đấu, bằng những nỗ lực kiên trì, tức là phải thông qua đường hẹp mới đạt được chúng.  
Không theo đường hẹp là tự rước hoạ cho mình
Nếu mỗi người chúng ta không đi theo đường hẹp Chúa Giê-su đề nghị mà cứ sống buông thả theo đam mê dục vọng hư hèn của mình, thì số phận chúng ta cũng như con tàu đi trật đường ray; chúng ta sẽ gánh lấy thảm họa. Mai đây, chúng ta có nài van với Chúa rằng:  “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào!”, thì Chúa sẽ bảo: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!” và “bấy giờ chúng ta sẽ khóc lóc nghiến răng...” (Lc 13, 28) 
Lạy Chúa Giê-su,
Mặc dù là Thiên Chúa cao cả và quyền năng, thế mà Chúa cũng đã chọn con đường hẹp, là tự xóa bỏ mình đi, trở thành tôi tớ trung thành của Thiên Chúa Cha, vâng lời Chúa Cha trong mọi sự cho đến chết. (Philip 2: 6-11)
Xin cho đoàn con biết vâng theo lời Chúa dạy, noi theo việc Chúa làm để đi theo con đường hẹp mà Chúa mời gọi, là sống theo luật yêu thương bác ái, nhờ đó, chúng con  sẽ được an bình hạnh phúc đến muôn đời.

vendredi 19 août 2016

Vị ‘Thần y’ giúp hơn 100.000 người mù sáng mắt trở lại mà không cần tiền suốt 30 năm qua

Vị ‘Thần y’ giúp hơn 100.000 người mù sáng mắt trở lại mà không cần tiền suốt 30 năm qua
luongy

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có khoảng 39 triệu người đang bị mù lòa trên toàn thế giới. Mặc dù gần 80% số người có bệnh về mắt có thể được chữa khỏi hoặc ngăn chặn được bệnh, nhưng 90% trong số đó là những người thuộc diện thu nhập thấp và không có đủ khả năng để điều trị.
Điều này đã thôi thúc Tiến sĩ Sanduk Ruit, một bác sĩ nhãn khoa 60 tuổi nổi tiếng và được kính trọng ở Nepal.

Vị bác sĩ mang lại phép màu

(Ảnh: Bikkil Sthapit)
(Ảnh: Bikkil Sthapit)
Tiến sĩ Ruit thấu hiểu cuộc sống cơ cực của những người nghèo khó. Ông lớn lên ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh trong dãy Himalaya, nơi người ta phải đi bộ một tuần để tới được trường học gần nhất. Khi em gái của ông chết vì bệnh lao dù thực tế là căn bệnh đó có thể chữa được, những mất mát mà ông phải trải qua đã nhen nhóm trong ông mong muốn được phục vụ cộng đồng.

Ông đã quyết định chọn con đường sẽ đem lại lợi ích cho những người khác nữa chứ không chỉ cho bản thân mình

(Ảnh: Gemunu Amarasinghe)(Ảnh: Gemunu Amarasinghe)
“Nghe có vẻ buồn nhưng bạn nhận ra rằng cuộc sống rất ngắn ngủi và không thể đoán trước. Cái chết là một người thầy vĩ đại. Nó nhắc nhở bạn, gần như mỉa mai, rằng tất cả mọi người đều được định trước ngày mình sẽ phải chết. Tôi là một người chết sau tất cả mọi thứ tôi có. Vậy nên tôi phải làm những gì tốt nhất để mọi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi phải làm điều đó trước khi qua đời”.

Tiến sĩ Sanduk Ruit quyết định dành trọn cuộc đời mình để chăm sóc mắt cho những người kém may mắn

(Ảnh: Hollows.org)(Ảnh: Hollows.org)

Ông đã phát triển một kỹ thuật an toàn và hiệu quả để loại bỏ đục thủy tinh thể chỉ trong vòng 5 phút

(Ảnh: The Fred Hollows Foundation/Penny                                                    Bradfield)

(Ảnh: The Fred Hollows Foundation/Penny Bradfield)
Điều này cho phép ông thực hiện phẫu thuật trên nhiều bệnh nhân chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ông cũng truyền dạy phương pháp này cho các bác sĩ khác. Ông đã tới các nơi ở châu Á, châu Phi, và cả ở Bắc Triều Tiên trong vòng 30 năm qua, và giúp phục hồi thị lực cho hơn 100.000 bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đang chờ để bỏ lớp gạc băng mắt

(Ảnh: denverpost.com)(Ảnh: denverpost.com)

Bệnh nhân nằm trên sàn nhà trong một phòng bệnh nhỏ

(Ảnh: denverpost.com)(Ảnh: denverpost.com)
Năm 1994, Tiến sĩ Ruit cộng tác với người thầy và cũng là người bạn tốt của mình Fred Hollows, một bác sĩ nhãn khoa và nhà từ thiện người Úc, họ đã cùng nhau thành lập nên Viện nhãn khoa Tilganga (TIO) hay còn được gọi là Bệnh viện Mắt Tilganga ở Kathmandu. TIO đã cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt đẳng cấp thế giới cho tất cả người dân Nepal. Viện chuyên phát triển các loại kính áp tròng công nghệ cao, thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể hoặc cận thị. Những chiếc kính này cũng được xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.

Bệnh viện mắt Tilganga ở Kathmandu

(Ảnh: Michael Amendolia)(Ảnh: Michael Amendolia)
Có rất nhiều người ở Nepal không thể tiếp cận được các cơ sở chăm sóc y tế trong khu vực của mình và chưa bao giờ nhìn thấy một bác sĩ nào trong đời. Cùng với đội ngũ của mình, Tiến sĩ Ruit đã tổ chức các trại khám mắt di động để tới được các khu vực nông thôn của Nepal và các nước láng giềng. Họ đi bộ nhiều ngày và dọn dẹp những nơi khám bệnh dã chiến như lớp học, lều, và thậm chí cả chuồng trại gia súc để làm phòng phẫu thuật mắt di động.

Họ tận tình chữa trị cho bệnh nhân mà không quản tới việc những người này có thể trả cho họ được bao nhiêu tiền viện phí

(Ảnh: Michael Amendolia)(Ảnh: Michael Amendolia)

Một bệnh nhân nghèo chưa từng nhìn thấy một vị bác sĩ nào trước đây

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)
Gần 500 bệnh nhân khác đã đi bằng xe đạp, xe máy, xe buýt, hoặc thậm chí còn mang theo người thân của họ theo trong nhiều ngày đi đường chỉ để gặp được Tiến sĩ Ruits ở trại khám mắt di động.

Lều dã chiến của bệnh viện di động nằm ở phía nam Kathmandu.

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)
Ông chỉ mất năm phút để thực hiện một ca phẫu thuật đục thủy tinh mà nhờ đó cuộc sống của bệnh nhẫn sẽ mãi mãi thay đổi. Một người đàn ông 80 tuổi ở Bắc Triều Tiên đã nhìn thấy được con trai của mình lại một lẫn nữa sau 10 năm bị mù hoàn toàn. Nhiếp ảnh gia người Úc Michael Amendolia, người được đi cùng tiến sĩ Ruit và các đồng nghiệp của ông từ năm 1990, đã bắt được khoảnh khắc cảm động này nhờ chiếc máy ảnh.

Người cha 80 tuổi nhìn lại được mặt con trai mình sau 10 năm mù hoàn toàn

(Ảnh: Micheal Amendolia)(Ảnh: Micheal Amendolia)

Kiểm tra thị lực sau phẫu thuật

(Ảnh: Hollows.org)(Ảnh: Hollows.org)

Một bệnh nhân chạm thử vào mũi vị bác sĩ sau khi được phẫu thuật để chứng minh bà đã có thể nhìn trở lại

(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)(Ảnh: Gemunu Aramarasinghe/Denverpost)
Nhiều người đã coi ông như một “Vị thần ánh sáng”. Tất cả những gì có thể miêu tả ngắn gọn về ông là một bác sĩ tốt bụng sống để phục vụ mọi người. Ông có thể đã có cuộc sống đầy đủ và sang trọng hơn, nhưng thay vào đó ông đã chọn ở lại Nepal và đi tới những vùng xa xôi nhất trên thế giới để mang lại ánh sáng cho các bệnh nhân nghèo.
 “Quan niệm của tôi về sự thành công không phải là số tiền một người kiếm được, mà là tầm ảnh hưởng của cuộc đời của anh ta.” – Tiến sĩ Sanduk Ruit
Nancy Quách sưu tầm

dimanche 14 août 2016

Bí quyết giữ mạng sống thần kì cho người huyết áp cao


Một nghiên cứu tại đại học Queen Mary tại London cho thấy rằng, người mắc bệnh cao huyết áp thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ củ dền có tác dụng tích cực giúp duy trì chỉ số ở mức bình thường.




Nitrat trong củ dền khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành oxit nitric có tác dụng thư giãn, giảm áp lực lưu thông lên các mạch máu, gián tiếp làm giảm chỉ số cao huyết áp.

Thậm chí, hàm lượng nitrate trong loại rau củ này sẽ là gợi ý tuyệt vời với những ai muốn cải thiện sức khỏe tim mạch.

Mặc khác, củ dền kết hợp với chanh, gừng và táo sẽ tạo thành hỗn hợp nước uống có sức công phá mạnh mẽ kéo chỉ số huyết áp đang “leo thang” về mức an toàn, phòng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Thành phần

– 2 củ dền.

– 1 quả táo xanh.

– 1 củ cà rốt.

– Nước cốt ½ trái chanh.

– 1 muỗng canh (thìa ăn cơm) gừng băm nhuyễn.


Nguyên liệu là các loại rau củ quả tự nhiên.

Thực hiện

Củ dền, táo rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó cho toàn bộ chúng vào máy xay sinh tố (máy ép) cùng với gừng và chanh, xay nhuyễn, lọc lấy nước mà uống. Lượng nước thu được, hãy tiêu thụ ngay sau đó.

Công thức nước uống từ các loại rau củ quả trên ngay lập tức giúp hạ cao huyết áp.

Hãy tiêu thụ mỗi ngày, không những điều hòa huyết áp, loại nước uống rau củ này cực tốt cho sức khỏe.





Lúc đầu, khi vừa tiêu thụ hỗn hợp này bạn sẽ có các triệu chứng đau đầu hoặc buồn nôn, đừng quá lo lắng, đây là phản ứng của cơ thể khi giải độc. Sau đó, sức khỏe của bạn sẽ cải thiện lên rất nhiều.

samedi 13 août 2016

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

Chúa Nhật XX thường niên  - Năm C
ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Một đạo sĩ Ấn Độ hỏi các đệ tử: “Này các con, các con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện không?”. Các môn đệ thi nhau trả lời. Có người hỏi: “Thưa Th
Này, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện là khi mà nhìn một đoàn vật từ xa người ta có thể phân biệt được con nào là con bò, con nào là con trâu không?”. Thày lắc đầu: “Không phải”. Một đệ tử khác lại hỏi: “Thưa Thày, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui, là khi từ xa nhìn vào vườn cây người ta có thể phân biệt cây nào là cây xoài, cây nào là cây mít không?”. Thày vẫn lắc đầu. Không đệ tử nào trả lời được câu hỏi. Lúc đó, đạo sĩ mới từ từ nói: “Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nhìn vào mặt nhau, người ta nhận ra nhau là anh em”.
Thật kỳ lạ. Chúng ta đã biết nhiều loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ánh sáng đèn điện, đèn pin, ánh sáng đèn dầu, đèn cầy. Cả những ánh sáng tinh vi như tia hồng ngoại, tia X. Tất cả chỉ soi sáng cho thấy sự vật như nó là. Không có ánh sáng nào soi vào mặt một người xa lạ có thể biến người đó thành anh em mình cả. Thứ ánh sáng ấy ở đâu?
Mẹ Têrêxa có thể trả lời câu hỏi này. Một hôm, Mẹ ghé thăm một người đàn ông tội nghiệp. Ông sống trong một túp lều tồi tàn, lụp xụp. Bên trong lều là cả một bãi rác mênh mông. Mùng mền, chăn chiếu, quần áo hỗn độn, rách nát và hôi hám. Nhà cửa, đồ đạc phủ một lớp bụi dầy. Thế mà ông lão tự giam mình trong đống rác ấy. Ông ghét bỏ mọi người nên không lui tới với ai. Ông sống cô độc. Mẹ Têrêxa và các chị vào chào ông. Ông làm thinh không đáp. Thấy căn lều hỗn độn, bụi bặm, các chị xin phép ông dọn dẹp, ông không trả lời. Mặc kệ! Các chị cứ bắt tay vào dọn dẹp, xếp đặt, lau chùi. Thấy trong góc lều có một cây đèn, mẹ Têrêxa lấy ra lau chùi. Chùi sạch lớp bụi, mẹ kêu lên: “Ồ, cây đèn đẹp quá!”. Ông lão bỗng lên tiếng: “Đó là cây đèn tôi tặng vợ tôi nhân dịp đám cưới”. – Ông không thắp đèn lên sao?”. – Không, từ khi vợ tôi qua đời, tôi không bao giờ thắp đèn”. – Thế ông có muốn chúng tôi tới thăm ông mỗi ngày và thắp đèn cho ông không?”. Thấy các nữ tu tử tế, ông đồng ý. Từ đó, mỗi chiều các chị đều ghé thăm, chuyện trò và thắp đèn cho ông. Dần dà, ông trở nên vui vẻ yêu đời. Ông nói chuyện cởi mở với các nữ tu. Ông đi lại thăm viếng hàng xóm. Mọi người đến với ông. Căn lều hiu quạnh trở lại ấm áp. Trước kia, căn lều tăm tối không phải vì ông không thắp đèn, nhưng vì ngọn lửa trong trái tim ông lịm tắt. Nay căn lều sáng lên niềm vui không phải vì ánh sáng ngọn đèn dầu, nhưng vì ánh sáng trong trái tim ông bừng lên. Trước kia ông thù oán, xa lánh mọi người vì ánh lửa trong trái tim tàn lụi. Nay nhờ các nữ tu nhen nhúm, ngọn lửa trong trái tim ông bừng lên và ông cảm thấy tha thiết yêu mến mọi người và mọi người cũng tha thiết yêu mến ông.
Thứ ánh sáng kỳ diệu ấy phát xuất từ trái tim. Ánh sáng ấy ta thấy thấp thoáng khắp các trang sách Tin Mừng. Khi người xứ Samaria nhân hậu cúi xuống băng bó vết thương cho người bị nạn, ánh sáng bừng lên. Hai người xa lạ nhìn vào mặt nhau và nhận ra nhau là anh em.
Chúa Giêsu mang ánh sáng này xuống trần gian. Và Người ước mong cho ngọn lửa yêu thương cháy bừng lên soi sáng cho thế giới: “Thày đã đến ném lửa vào trái đất, và Thày những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Lời ước mong thật tha thiết nhưng có pha lẫn ngậm ngùi. Phải chi lửa ấy đã bùng lên có nghĩa là lửa ấy chưa bùng lên cao, chưa lan ra xa.
Thật vậy, nhìn vào tình hình thế giới, chiến tranh không lúc nào ngơi. Thế kỷ 20 đã biết đến hai cuộc thế chiến với biết bao thiệt hại về người về của và nhất là về tình đoàn kết. Trong thập niên 80, chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông-Tây chấm dứt, người ta tưởng rằng giấc mơ hoà bình thế là đã thành sự thật. Nhưng không, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Rwanda, Kosovo, ở Trung Đông… ánh sáng vẫn chưa soi tới những vùng chiến tranh. Bóng tối hận thù vẫn còn vây phủ. Những người anh em vẫn còn chém giết nhau.
Nhìn vào bản thân mình, ta thấy trong ta cũng còn nhiều vùng mà ánh sáng Tin Mừng chưa soi dọi tới. Trong lòng ta vẫn còn những ngõ ngách chứa đầy bóng tối ghen ghét, hận thù. Nên ta nhìn ra chung quanh mà ít gặp được anh em mình.
Lời Chúa hôm nay tha thiết kêu gọi ta. Hãy khơi cho ngọn lửa yêu thương bừng sáng lên. Hãy đẩy lùi bóng tối chiến tranh, chia rẽ, hận thù. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận và ban phát yêu thương, xoá đi những nhỏ nhen, ích kỷ. Để mọi người nhìn nhau là anh em thực sự. Bấy giờ đêm mới tàn và ngày mới bắt đầu. Bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng, ánh sáng rực rỡ phát xuất từ những trái tim chan hoà yêu thương.
Lạy Chúa, xin hãy nhóm lên trong trái tim con ngọn lửa yêu thương của Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Bạn đang sống trong ánh sáng hay bóng tối?
2) Bạn có muốn góp phần đem ánh sáng của Chúa đi gieo rắc khắp nơi không?
3) Bạn bắt đầu chiếu sáng bằng cách nào?