jeudi 10 novembre 2016

Ngọc Duyên đoạt Vương miện Nữ Hoàng Sắc đẹp Toàn cầu.

Ngọc Duyên đoạt Vương miện Nữ Hoàng Sắc đẹp Toàn cầu.
Thí sinh đại diện Việt Nam - Nguyễn Thị Ngọc Duyên vừa đăng quang Ngôi vị "Miss Global Beauty Queen - Nữ hoàng Sắc đẹp Toàn cầu 2016" trong đêm chung kết tối 24.10 diễn ra tại Seul, Hàn Quốc.
Chiến thắng này của Người đẹp khiến khán giả quan tâm đến các cuộc thi nhan sắc cảm thấy bất ngờ, và vui mừng, bởi trong các thí sinh đi thi sắc đẹp quốc tế năm nay, tin tức về Ngọc Duyên không nhiều. Các giải Á hậu 1 thuộc về Người đẹp Romania, Á hậu 2 là Netherlands, Á hậu 3 là Brazil, Á hậu 4 là Venezuela.


Ngọc Duyên trong khoảnh khắc đăng quang Ngôi vị cao nhất cuộc thi.


Nguyễn Thị Ngọc Duyên sinh năm 1993, từng học tại Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP. Sài Gòn.


Trước khi đến với cuộc thi "Miss Global Beauty Queen 2016", Nguyễn Ngọc Duyên từng đoạt giải Đồng "Siêu mẫu 2015". Ngoài ra, Ngọc Duyên còn đoạt được các giải thưởng như: Top 5 cuộc thi "Người đẹp Phụ nữ Thời đại 2012", giải " Miss Teen 2012".


Cô có chiều cao 1m74 và số đo 3 vòng chuẩn.


Ngọc Duyên đọ sắc với các thí sinh Miss Global Beauty Queen năm nay.


Hình ảnh Người đẹp trong quốc phục dự thi Miss Global Beauty Queen.

Trên trang cá nhân, Ngọc Duyên chia sẻ niềm vui và hãnh diện về khoảnh khắc Đăng quang. Trước đó, cô tâm sự: "Kết quả thế nào cũng không quan trọng, dù sao cũng cố gắng hết sức rồi. Được đại diện một quốc gia đi thi đã là niềm tự hào vô cùng lớn lao, chúc tất cả các cô gái may mắn, và cố gắng hết mình nhé !".


Hồng Công chuyển

Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới?


Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới?

Những thông tin do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) mới khẳng định khiến bất kỳ người tiêu dùng nào cũng phải cân nhắc khi muốn tiêu thụ sản phẩm này.

Trên thực tế, EPA khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá một bữa ăn cá hồi nuôi mỗi tháng. Tuy nhiên, thậm chí khuyến cáo này cũng vẫn khiến người tiêu dùng gặp nguy hiểm bởi cá hồi nuôi là một trong những loại thực phẩm độc hại nhất trên thế giới.
Trước hết, môi trường ao nuôi có thể là một thảm họa đối với sức khỏe của người ăn cá theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể là không bao giờ được cho cá ăn ngô, ngũ cốc, thịt gia cầm hoặc thịt lợn trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, hầu như tất cả các thông tin về vitamin, kháng sinh của cá nuôi là một sự bịa đặt nguy hiểm. Những chất này đều tùy thuộc vào loại cá và các chất màu tổng hợp.
Vì sao cá hồi nuôi độc?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn gốc chính của chất độc trong cá hồi nuôi không phải từ thuốc trừ sâu hay thuốc kháng sinh mà chính từ những viên thức ăn khô cho cá.
Các chất ô nhiễm được tìm thấy trong thức ăn cho cá có độc tố dioxin, PCBs, một số loại thuốc khác và cả hóa chất. Những độc tố này ngoài gây ô nhiễm thì có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sinh vật, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn hệ miễn dịch và rối loạn nội tiết.
Không nên ăn quá một bữa ăn cá hồi nuôi mỗi tháng. (Nguồn: Pinterest).
Cảnh báo về cá hồi nuôi, Tiến sỹ Monsen - một nhà sinh vật học nổi tiếng, nhấn mạnh: "Tôi khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai, trẻ em hay thanh thiếu niên không nên ăn cá hồi nuôi. Khó có thể khẳng định chắc chắn về lượng độc tố có trong loại cá này và những chất này gây ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai... như thế nào.
Tuy nhiên,
các loại chất gây ô nhiễm đã được phát hiện trong cá hồi nuôi có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, ADHD và giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh). Chúng tôi còn nghiên cứu được rằng những độc tố này có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong hệ thống miễn dịch và chuyển hóa của cơ thể".
Hàm lượng Omega-3 trong cá hồi nuôi rất thấp
Theo Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), cá hồi nuôi hiện nay chứa rất ít Omega-3, chỉ bằng một nửa lượng Omaga-3 so với cá hồi nuôi một thập kỷ trước.
Nguyên nhân là bởi cá hồi nuôi hiện nay hầu hết được cho ăn thịt lợn, thịt gia cầm, đậu nành và dầu đậu nành, dầu hạt cải, ngô và các loại ngũ cốc khác thay vì các loại cá nhỏ trong tự nhiên với hàm lượng Omega-3 cao.
Cá hồi nuôi có thể gây ung thư
Theo EPA, ăn nhiều hơn một bữa cá hồi nuôi mỗi tháng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai do sự tăng nồng độ của hóa chất và kháng sinh.
Trong cá hồi nuôi có chứa PCB - chất hóa học gây ung thư. Hàm lượng PCB trong cá hồi nuôi cao hơn so với cá hồi tự nhiên tới 16 lần, và hàm lượng dioxin cũng cao hơn tới 11 lần.
Ngoài ra, cá hồi nuôi còn cung cấp cho cơ thể bạn nồng độ acid béo Omega-6cao hơn mức bình thường, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, bệnh động mạch vành và thậm chí cả bệnh Alzheimer (bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục).
Chứa Astaxanthin tổng hợp bị cấm
Cá hồi nuôi có chứa hàm lượng cao Astaxanthin tổng hợp mà không chính phủ nào cho phép sử dụng trong thực phẩm cho người. Điều này dẫn đến nhiều khả năng người nuôi cá sử dụng Astaxanthin tổng hợp để làm cho thịt cá hồi nuôi đỏ hơn. Trong khi người ăn thì vô tư khi tin rằng họ đang ăn cá hồi tự nhiên thực sự.
Chất tạo màu khiến nhiều người ăn cá hồi nuôi vô tư khi tin rằng họ đang ăn cá hồi tự nhiên thực sự. (Nguồn: Healthy Life Planet).
Khi bạn đi đến một nhà hàng và lựa chọn món cá hồi trong thực đơn, hãy chắc chắn rằng đó là cá hồi tự nhiên! Nếu thực đơn không nói rõ, khả năng cao đó là cá hồi nuôi.
Tất nhiên, cá hồi nuôi có giá thành hợp lý hơn nhiều so với cá hồi tự nhiên. Vì vậy, hãy đưa ra sự lựa chọn thông minh cho bữa ăn của gia đình mình bởi một ngày nào đó, họ (gia đình bạn) sẽ phải cảm ơn bạn vì điều này.


Hồng Công chuyển

mercredi 9 novembre 2016

Tương lai đầy thách thức đón chờ tân tổng thống Mỹ

Thứ tư, 9/11/2016 | 14:50 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Tương lai đầy thách thức đón chờ tân tổng thống Mỹ

Tổng tư lệnh tương lai của nước Mỹ Donald Trump sẽ không có nhiều thời gian ăn mừng vì phải bắt tay ứng phó với hàng loạt thách thức trên toàn cầu.

tuong-lai-day-thach-thuc-don-cho-tan-tong-thong-my
Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử những ngày cuối. Ảnh: Slate.
Sau một cuộc vận động tranh cử ồn ào với nhiều tranh cãi, tổng thống tiếp theo của nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một thế giới với hàng loạt thách thức gay go nhất trong nhiều thập kỷ, theo CNN.
Nga và Trung Quốc đang tìm kiếm uy thế mạnh hơn trên trường quốc tế. Các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên nguy hiểm. Những cuộc xung đột ở Syria và Iraq đang tái châm ngòi các căng thẳng sắc tộc và tạo ra làn sóng người tị nạn đầy bất ổn lan rộng toàn khu vực, tràn sang cả châu Âu.
Châu Á trong tình trạng báo động cao vì một lãnh đạo Triều Tiên khó đoán, đang ra sức cải thiện kho vũ khí hạt nhân với tốc độ đáng lo ngại. Trung Quốc không ngừng thách thức sức mạnh Mỹ ở Biển Đông, trong khi đó Nga đặt các tên lửa có khả năng mang đầu đạn nhân ở ngay cửa ngõ các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đối đầu Mỹ ở Syria.
Một số vấn đề an ninh quốc gia cũng quá lớn, đến nổi không một nước nào có thể tự mình giải quyết, ví dụ như tình trạng biến đổi khí hậu hay các chuẩn mực liên quan đến chiến tranh mạng chưa được thiết lập.
Bình luận viên Nicole Gaouette và Elise Labott từ CNN cho rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ phải đối mặt với những "thiên nga đen", tức các sự kiện gây đổ vỡ mà không ai ngờ đến. Ngoài ra, vị tổng tư lệnh nước Mỹ cũng phải đương đầu với một số bất trắc, trong đó vấn đề quan trọng nhất là các đối thủ sẽ thử thách quyết tâm của họ ngay sau khi họ vừa bước vào Phòng Bầu dục.
Thách thức sớm
tuong-lai-day-thach-thuc-don-cho-tan-tong-thong-my-1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khó đoán với tham vọng vũ khí hạt nhân là một thách thức lớn đối với tân tổng thống Mỹ. Ảnh: Nehanda Radio
"Tôi dự đoán thách thức sẽ sớm xuất hiện", Mark Dubowitz, giám đốc điều hành Quỹ Bảo vệ Dân chủ, trụ sở ở Washington, nhận xét.
Theo Dubowitz, sẽ có "một thách thức mạnh mẽ" liên quan đến Iran. Ông cho rằng "chính quyền Mỹ mới sẽ phải chuẩn bị để có một danh mục đáp trả đầy đủ".
Các chuyên gia khác dự báo các thách thức sớm sẽ đến từ châu Âu và châu Á. Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin không ưa thích gì Hillary Clinton, một cựu ngoại trưởng mà ông cho rằng đã kích động biểu tình trong nước phản đối ông vào năm 2012. Mặt khác, Triều Tiên cũng đã cho thấy một danh sách dài những hành động khiêu khích.
"Triều Tiên chắc chắn sẽ thách thức chính phủ kế tiếp", Victor Cha, một cố vấn cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), đồng thời từng là cố vấn cho cựu tổng thống Mỹ George W. Bush về Triều Tiên, nhận định.
Quốc gia châu Á đang bị cô lập này áp đặt một trong những thách thức khó khăn nhất đối với chính phủ Mỹ tiếp theo, Cha và các nhà phân tích khác nhìn nhận. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã khẳng định tham vọng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bằng vụ thử hạt nhân lần thứ 5 hồi tháng 9 cũng như việc Bình Nhưỡng lâu nay vẫn tập trung phát triển các đầu đạn đủ sức vươn đến lục địa Mỹ.
Chính sách kiên nhẫn chiến lược của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã không thể ngăn cản Triều Tiên mở rộng chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.
"Ý niệm giải giáp năng lực hạt nhân, bất luận thế nào, khó có khả năng thành công", giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper hồi tháng trước bình luận.
"Vấn đề này nghiêm trọng hơn nhiều so với cách đây 8 năm", Cha nói. Ông cho rằng giải quyết thách thức trên đòi hỏi chính quyền Mỹ mới phải có những bước đi quyết liệt hơn, chẳng hạn như trừng phạt các công ty Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên hoặc thay đổi chính sách của Mỹ về phòng thủ tên lửa.
Chiến tranh lạnh với Trung Quốc?
Lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Triều Tiên có khả năng chọc giận Trung Quốc, nước bảo trợ kiêm đồng minh của Bình Nhưỡng. Vậy nên, "nhiều khả năng sẽ có một cuộc Chiến tranh lạnh với Trung Quốc trong khu vực", Cha nhận xét.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc thực sự là mối thách thức cho tân tổng thống Mỹ. Bắc Kinh đang không ngừng tăng cường sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt các tuyên bố chủ quyền phi lý ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ vẫn kiên quyên yêu cầu phải bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển này cũng như giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Trong bài phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) ở New York tháng trước, ông Clapper lưu ý rằng "chương trình hiện đại hóa quân sự mở rộng của Trung Quốc trải dài trên nhiều mặt trận" là một bước tiến triển "đáng ngại và gây chú ý".
Một cựu quan chức cấp cao chính quyền Mỹ đánh giá người đứng đầu Nhà Trắng tiếp theo sẽ phải ứng phó với một Trung Quốc "đang cảm thấy đến thời của mình" và có ý định thách thức vị thế lãnh đạo trật tự toàn cầu của Mỹ.
Bài toán mà tân tổng thống Mỹ cần giải quyết là phải xác định được những khu vực có lợi ích chung, đồng thời vẫn kiên quyết ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.
Tân tổng thống Mỹ cũng sẽ phải hâm nóng, hàn gắn các mối quan hệ ở châu Á, điển hình như Philippines. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như đang có ý định lái đất nước ra xa khỏi Mỹ và xích lại gần Trung Quốc hơn.
Căng thẳng Mỹ - Nga gia tăng
tuong-lai-day-thach-thuc-don-cho-tan-tong-thong-my-2
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry trong một cuộc họp báo. Mối quan hệ Nga - Mỹ được dự báo sẽ căng thẳng hơn. Ảnh: AFP
Căng thẳng giữa Washington và Moscow ngày càng gia tăng khi Tổng thống Nga Putin đang nỗ lực mạnh mẽ để đẩy lùi sức mạnh Mỹ trên toàn cầu trong 8 năm qua với các động thái như sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukraine, đe dọa các đồng minh NATO ở vùng Baltic hay hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vị lãnh đạo mà Mỹ đang muốn lật đổ, theo CNN.
Tổng thống Putin đã rút khỏi những hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí với Mỹ, đe dọa sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân và đặt tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở thành phố Kaliningrad, ngay sát vách các đồng minh NATO là Ba Lan và Lithuania. Nga cũng bị cáo buộc tiến hành những vụ tấn công mạng chưa từng có tiền lệ nhằm vào đảng Dân chủ trong quá trình tranh cử tổng thống Mỹ.
"Cách đây một năm, tôi đã nói mối quan hệ Mỹ - Nga ở mức tệ hại nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Nhưng tình hình bây giờ thậm chí còn tệ hơn",  Angela Stent, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu, Nga, Âu - Á thuộc Đại học Georgetown, Mỹ, nói.
Khi căng thẳng tăng lên, các kênh đối thoại bị sụp đổ và đây là một tình huống nguy hiểm, Matt Rojanksy, giám đốc Viện Kennan thuộc Trung tâm Wilson, trụ sở ở Washington, nhận định.
Một trong những rủi ro khác mà tân tổng thống Mỹ phải đối mặt là viễn cảnh các cuộc xung đột đang đóng băng mà Nga sử dụng để khuếch trương tầm ảnh hưởng ở các nơi như Georgia, Ukraine hay Moldova có thể bùng phát trở lại, Rojanksy dự đoán.
Nga bên cạnh đó còn đang nỗ lực quyến rũ những đồng minh truyền thống của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh những mối quan hệ của Washington trong khu vực ngày một xấu đi.
Trung Đông hỗn loạn
Nói ngắn gọn, tổng thống Mỹ kế nhiệm sẽ phải đối phó với một Trung Đông mà theo lời Clapper mô tả là không khác gì "mớ hỗn độn". Hơn nữa, trong 8 năm qua, những mối quan hệ của Mỹ trong khu vực cũng đã thay đổi sâu sắc và cần tái xây dựng, Clapper nói.
Mối bất hòa cá nhân giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã làm lu mờ quan hệ hai nước. Các đồng minh truyền thống ở Vùng Vịnh tức tối trước động thái hỗ trợ vũ khí dè dặt của ông Obama dành cho những nhóm phiến quân ôn hòa ở Syria cũng như quyết định không tấn công chính phủ Syria mặc dù nước này bị tố cáo bước qua "lằn ranh đỏ" mà Tổng thống Obama đặt ra về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ lung lay
tuong-lai-day-thach-thuc-don-cho-tan-tong-thong-my-3
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái) không còn niềm nở với Mỹ sau vụ đảo chính hụt hồi tháng 7 mà Ankara cáo buộc do một người gốc Thổ Nhĩ Kỳ định cư tại Mỹ chủ mưu thực hiện. Ảnh: AP
Mối quan hệ giữa Mỹ với đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang lung lay. Gần đây nhất, Ankara cáo buộc một người gốc Thổ Nhĩ Kỳ định cư tại Mỹ đứng sau âm mưu đảo chính thất bại hồi tháng 7 ở Thổ Nhĩ Kỳ và yêu cầu Washington cho phép dẫn độ ông này về nước. Đến nay, Mỹ vẫn cự tuyệt lời đề nghị dẫn độ. Điều đó càng gây thất vọng thêm cho Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang bối rối trước chiến dịch do Mỹ hậu thuẫn nhằm tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại quốc gia láng giềng Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kịch liệt phản đối Mỹ hợp tác với các nhóm người Kurd ở Syria mà Ankara cho là có liên hệ với các phần tử khủng bố. Trong khi đó, Mỹ xem những nhóm này là lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống IS.
"Ở thời điểm này, Mỹ thiếu những người bạn truyền thống và những kẻ thù truyền thống của chúng ta cũng đã biến mất", Aaron David Miller, chuyên gia cấp cao từ Trung tâm Wilson, nói.
Người Kurd sẽ là một trong nhiều vấn đề tổng thống tương lai của nước Mỹ cần đối mặt khi nhắc đến Syria, nơi mà cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua đã giết chết gần nửa triệu người và gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất lịch sử hiện đại.
Chính cơn hỗn loạn này đã giúp IS trỗi dậy mạnh mẽ hơn và mở đường cho Nga can thiệp quân sự vào Syria.
Josh Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Oklahoma, cho rằng Syria sẽ là một bài sát hạch khó khăn cho tổng thống sắp tới của nước Mỹ.
"Chúng ta phải đưa ra các lựa chọn không dễ dàng về việc nên ủng hộ ai ở Syria. Nếu ủng hộ người Kurd, chúng ta sẽ khiến người Thổ lánh xa. Nếu ủng hộ người Thổ và quân nổi dậy, chúng ta sẽ phải leo thang căng thẳng với Nga và bỏ rơi người Kurd", ông nói.
Tân tổng thống Mỹ cũng sẽ phải đương đầu với mối đe dọa từ IS và các nhóm cực đoan khác khi chúng đang biến Syria thành nơi nuôi dưỡng sức mạnh. Clapper đánh giá những mối de dọa này đòi hỏi Mỹ cần mạnh tay trấn áp các phong trào cực đoan trong một thời gian dài sắp tới.
Lịch sử cho thấy IS có khả năng linh hoạt và phục hồi nhanh chóng, Clapper cho hay. Khi IS bị đẩy lùi khỏi các thành lũy hiện tại ở Iraq và Syria, tổ chức này có thể "biến thành một thứ gì đó khác hoặc các tổ chức cực đoan tương tự sẽ xuất hiện", theo Clapper.
Hồng Vân
Nguồn

Các dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Donald Trump

Thứ tư, 9/11/2016 | 14:53 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Các dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Donald Trump

Ngày 8/11, ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đánh bại đối thủ Hillary Clinton. Ảnh: AP
Donald Trump gây dựng đế chế kinh doanh có nhiều thành công nhưng cũng đi kèm cả thất bại và trở thành ngôi sao truyền hình trước khi đắc cử tổng thống Mỹ.
Ngày 14/6/1946, Donald Trump chào đời tại thành phố Queens, New York, là con thứ 4 trong gia đình. Cha Donald Trump, ông Fred, là một nhà đầu tư bất động sản giàu có. 
Vì tính cách hiếu động và ngang bướng, cậu bé Trump bị cha gửi đến học tại một trường quân sự nội trú rồi tốt nghiệp Trường Kinh tế Wharton, Đại học Pennsylvania, năm 1968. Ông sau đó tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Facebook
 
Không để tâm tới thị trường ở thành phố Queens, Donald Trump nhắm tới miếng bánh lớn hơn là khu Manhattan. Năm 1978, giao dịch có giá trị lớn đầu tiên của Trump tại đây trở thành hiện thực, một phần nhờ các mối quan hệ chính trị cũng như khoản vay một triệu USD từ công ty của ông Fred Trump.
Năm 1983, tòa tháp Trump, biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của đế chế Trump, được hoàn thành. Ảnh: CNN
 
Ngày 22/10/1987, Trump phát biểu tại Câu lạc bộ Rotary ở thành phố Portsmouth, bang New Hampshire, đặt ra câu hỏi vì sao Mỹ phải cung cấp hỗ trợ quân sự cho các đồng minh giàu mạnh như Nhật Bản hay Arab Saudi. Giới quan sát đánh giá đây là khởi đầu cho hàng thập kỷ dạo chơi với chính trị của Donald Trump. Ảnh: Politico
 
Tháng 10/1987, Trump xuất bản cuốn hồi ký mang tên "The Art of the Deal". Cuốn sách đã góp phần xây dựng cho ông danh tiếng một doanh nhân đầy bản lĩnh và khôn ngoan. Nó lọt vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất do New York Times thống kê và bình chọn trong suốt 48 tuần. Ảnh: SBS
 
Năm 1991, Trump lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản vì kinh doanh thua lỗ tại sòng bài tỷ đô Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic, chỉ một năm sau khi khai trương. Nhằm cứu vãn tình hình, ông bán đi chiếc du thuyền Trump Princess và hãng hàng không Trump Shuttle. Ảnh: Wiki
 
Ngày 8/1/2004, ông Trump lần đầu tiên ra mắt với tư cách ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế "Người Tập sự" (The Apprentice). Chương trình khắc họa chân dung một Donald Trump rất đời thường và đầy nhạy bén trước các cơ hội kinh doanh. Qua đó, thế hệ trẻ ở Mỹ biết đến ông nhiều hơn. Ảnh: NYTimes
 
Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống tại tháp Trump ở Manhattan ngày 16/6/2015. Ảnh: National Journal
 
Ngày 3/5/2016, ông Trump trở thành ứng viên còn lại duy nhất của đảng Cộng hòa trên đường đua vào Nhà Trắng bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz tuyên bố ngừng chiến dịch tranh cử sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ bang Indiana. Ảnh: Nicholas Kamm
 
Ngày 21/7/2016, đảng Cộng hòa chính thức bầu Donald Trump làm ứng viên đại diện tranh cử tổng thống Mỹ. Ảnh: New York Times

 
Ngày 8/11, ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đánh bại đối thủ Hillary Clinton. Ảnh: AP
 
Phương Vũ

Lãnh đạo thế giới chúc mừng Donald Trump trong sự bàng hoàng

Thứ tư, 9/11/2016 | 16:25 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Lãnh đạo thế giới chúc mừng Donald Trump trong sự bàng hoàng

Các nhà lãnh đạo trên thế giới gửi lời chúc mừng đến Donald Trump nhưng không khỏi bàng hoàng khi ông trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. 

Donald Trump và phó tướng Mike Pence. Ảnh: Reuters.
Donald Trump và phó tướng Mike Pence. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chúc mừng chiến thắng và tỏ hy vọng sẽ làm việc với Donald Trump để cải thiện quan hệ hai nước "đang trong tình trạng nguy hiểm". 
Thông cáo của Điện Kremlin dẫn lời ông Putin nói xây dựng "đối thoại mang tính xây dựng" là lợi ích chung của hai nước và cộng đồng thế giới. 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng chúc mừng tổng thống đắc cử Donald Trump và cam kết duy trì quan hệ gắn bó giữa hai nước, theo AFP.
"Tôi gửi lời chúc chân thành về cuộc bầu cử và tổng thống tiếp theo của Mỹ. Nhật và Mỹ là hai đồng minh không thể tách rời, gắn kết nhau bởi các lợi ích chung như tự do, dân chủ, quyền cơ bản về con người cơ bản và các nguyên tắc của pháp luật".
Hàn Quốc, một trong các đồng minh hàng đầu của Mỹ tại châu Á, tuyên bố hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục chính sách gây sức ép với Triều Tiên. 
Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói kết quả bầu cử là "cú sốc lớn", bà kêu gọi ông Trump ngăn chặn chủ nghĩa biệt lập vì đây là mối quan tâm của châu Âu, theo RT
Một thành viên cao cấp khác thuộc đảng cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng sẽ không ai biết ông Trump sẽ làm gì ở cương vị người lãnh đạo nước Mỹ. 
"Chúng tôi không biết tổng thống Mỹ sẽ làm gì nếu một người dễ cáu giận đi vào văn phòng và trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới", Norbert Roettgen, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của quốc hội Đức, nói với ReutersRoettgen cho rằng Đức đang đứng trước tình huống "không chắc chắn".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết kết quả bầu cử sẽ không làm suy yếu các mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ. Ayrault tuyên bố đảm bảo Pháp vẫn là đồng minh của Mỹ và sẽ xem xét chính sách của Donald Trump, người vừa đắc cử.
Lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận quốc gia Pháp, Marine le Pen chúc mừng Trump trên mạng xã hội Twitter: "Chúc mừng tân Tổng thống Donald Trump và người dân nước Mỹ tự do".
Văn Việt

Obama: 'Dù điều gì có xảy ra, mặt trời vẫn mọc'

Thứ tư, 9/11/2016 | 16:36 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Obama: 'Dù điều gì có xảy ra, mặt trời vẫn mọc'

Tổng thống Barack Obama gửi thông điệp tới người dân Mỹ vào đêm bầu cử, chỉ mấy tiếng trước khi Donald Trump có chiến thắng lịch sử trước đối thủ Hillary Clinton.  

obama-du-dieu-gi-co-xay-ra-mat-troi-van-moc
Tổng thống Mỹ Barack Obama. 
Tổng thống Barack Obama đêm 8/11 gửi một thông điệp trong video trên BuzzFeed News nhằm làm dịu sự lo lắng của các cử tri khi cả nước Mỹ hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử giữa ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đảng Dân chủ Hillary Clinton. 
"Đây là cuộc bầu cử mệt mỏi, áp lực và đôi khi là kỳ lạ nhất đối với tất cả chúng ta", ông Obama nói. "Chúng ta từng trải qua nhiều cuộc bầu chọn tổng thống đầy khắc nghiệt và gây chia rẽ, nhưng sau mỗi lần bầu cử đó, ta lại càng trở nên mạnh mẽ". 
Tổng thống Barack Obama đặc biệt mong cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ là người kế nhiệm và từng tuyên bố Donald Trump "không phù hợp" để làm người dẫn đầu nước Mỹ. Trong những tuần gần đây, Obama thậm chí còn xuống tham gia vận động, kêu gọi người dân bầu cho bà Clinton tại một số bang chiến trường. Hôm 7/11, ông Obama và vợ, đệ nhất phu nhân Michelle, cũng cùng với cựu ngoại trưởng Mỹ đi vận động tranh cử ở bang Philadelphia. 
"Dù ứng viên mà các bạn chọn chiến thắng hay thua cuộc đêm nay, đừng chỉ hài lòng mà hãy luôn nỗ lực, thúc giục ta cố gắng hơn nữa", ông Obama nói tiếp. 
Kết thúc thông điệp, ông chủ Nhà Trắng khẳng định: "Dù điều gì có xảy ra thì mặt trời vẫn mọc vào mỗi sáng". 
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng với ít nhất 290 phiếu đại cử tri, đánh bại đối thủ Hillary Clinton với 218 phiếu.
Hướng Dương