lundi 30 janvier 2017

Cận cảnh lễ hội hoa Xuân lớn nhất miền Bắc

Cận cảnh lễ hội hoa Xuân lớn nhất miền Bắc

Hoàng Nam





Lễ hội Xuân Ecopark năm nay với chủ đề “Từ cổ tích đến tương lai” được đầu tư kinh phí lớn với nhiều loài hoa được sắp đặt một cách nghệ thuật cùng các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian, đương đại đặc sắc.
Từ 1 - 3 Tết, tại Khu đô thị Ecopark sẽ khai mạc Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc.  Toàn bộ các trục đường chính phân khu Palm Spring khu đô thị Ecopark cùng các công viên mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu đều khoác lên mình tấm áo choàng mới rực rỡ của nhiều loại hoa phong phú, độc đáo.... 
Với ý tưởng kiến tạo các con đường đẹp quyến rũ mê hoặc của cỏ cây hoa lá cùng không gian đặc trưng ngày Tết, các nghệ nhân đã thiết kế, sử dụng nghệ thuật sắp đặt một cách tinh tế để tạo thành các khu trưng bày hoa, các giàn treo, chậu hoa lớn nhỏ, các tiểu cảnh…
Điểm độc đáo của Lễ hội năm nay là không chỉ được thưởng lãm hoa, du khách sẽ được tham gia vui chơi, tương tác ở 6 con đường trải dài trên khắp các nẻo đường xuân trong khu đô thị.
Con đường cổ tích: 24 câu chuyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng được chọn lọc trong kho tàng truyện cổ Việt Nam được tái hiện bằng các hình ảnh trực quan như phướn, tranh vẽ và thể hiện qua giọng kể của các nghệ sỹ
Con đường sáng tạo: Các họa sỹ trẻ trình diễn nghệ thuật tranh vẽ grafiti với các chủ đề về tình yêu, cuộc sống, môi trường mang đậm hơi thở của nghệ thuật đương đại.
Con đường tuổi thơ: Tổ chức các trò chơi dân gian cho thiếu nhi như bịt mắt bắt gà, kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, bịt mắt đập niêu, xiếc, hề, tung hứng nhào lộn…
Con đường tương lai: là không gian giới thiệu các ngôi nhà mới trong vườn xuân với sắc màu trang phục lễ hội độc đáo của các thiếu nữ.
Con đường tình yêu: Sắp đặt một không gian lãng mãn dành cho các cặp tình nhân, bao gồm không gian âm nhạc và hoa có tính tương tác và thưởng thức cao.



Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu

27/01/2017  16:30 GMT+7
Hãng tin Reuters đăng chùm ảnh người dân khắp nơi đang chuẩn bị đón Tết.
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Người dân ở Bắc Sumatra, Indonesia, đang lau chùi tượng Phật để chuẩn bị đón Tết âm lịch
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Một con đường trang hoàng đầy đèn lồng rực rỡ ở khu chợ đêm Raohe, Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Múa rồng ở Chenzhou, Hồ Nam, Trung Quốc 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Rộn ràng mua sắm đèn lồng đỏ treo Tết ở Phnom Penh, Campuchia 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Chợ Tết ở Phnom Penh, Campuchia 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Bé gái làm dáng với chú gà và cây hoa đào ngày Tết ở Shunde, Quảng Đông, Trung Quốc
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Du khách vui vẻ đuổi bắt gà ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Người dân vui vẻ chụp ảnh cùng nhân vật của năm Đinh Dậu
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Cả nhà vui vẻ chụp ảnh chung trên phố ở Thượng Hải, Trung Quốc 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Đèn lồng rực rỡ ở phố người Hoa tại Yangon, Myanmar 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 
Một phụ nữ Thái đang chọn xường xám vui Tết ở Bangkok, Thái Lan 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Một sạp quần áo mới cho người dân sắm Tết ở Bangkok, Thái Lan 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Gánh đào trên phố ở Phnom Penh, Campuchia 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu
Một gia đình ở Xuân La, Việt Nam, cùng nhau gói bánh chưng 
Thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 

...

P.Anh chuyển

Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học!



Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học!

Vân Hồng |  28/01/2017 20:35
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học!

Để có sức khỏe tốt mà không cần dùng đến thuốc, cách giúp bạn luôn giữ phong độ và duy trì trạng thái tỉnh táo chính là việc duy thực hiện cách ăn uống và luyện tập phù hợp.


Chuyên gia Chu Xuân Lăng, Phó hội trưởng Hội dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, thuộc Hiệp hội Y học lão niên Trung Quốc
 tiết lộ 9 cách đơn giản để cải thiện và duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất.
Khi thời tiết thay đổi, cơ thể con người thường rất dễ bị virus tấn công, đặc biệt là các bệnh về cảm cúm. Cơ thể có chống lại được sự xâm nhập của virus hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống miễn dịch của từng người.
Vậy, bí quyết sống khỏe mà không phải dùng thuốc, theo chuyên gia Lăng là gì?
1. Ăn sáng với sữa chua
Một kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ cho rằng sữa chua có thể làm cho cholesterol "xấu" giảm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu 47%.
Thành phần sữa chua chứa một số chế phẩm sinh học, giúp cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và kháng bệnh.
Nên sữa chua vào ban ngày để bổ sung năng lượng tốt hơn so với buổi tối, đồng thời dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học! - Ảnh 1.
2. Uống nước mật ong, nước gừng, nước chanh
Chất chống oxy hóa trong mật ong là lực đẩy hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt mà bạn nên sử dụng hàng ngày.
Gừng tươi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên đồng thời là thuốc giải độc, có tác dụng chống lại nhiễm trùng, loại bỏ virus cúm trong cơ thể.
Chanh là trái cây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do có hại, thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Tắm nước ấm có thể làm cho các lỗ chân lông mở, bài tiết mồ hôi, vitamin C có thể làm giảm bớt các triệu chứng của sốt, đau nhức cơ bắp. Khi bị cảm lạnh, uống nước mật ong, nước chanh, cũng có thể giảm triệu chứng ốm.
3. Ăn tỏi
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), ăn tỏi không chỉ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Trong nhóm cây họ hành, tỏi có chứa khuẩn và các hợp chất kháng virus, sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của con người, dễ dàng chống lại "kẻ xâm lược" sức khỏe ngoài ý muốn.
Tỏi có thể ức chế các phản ứng viêm nhiễm cơ thể, giảm hư tổn đến các tế bào của con người.
Tuy nhiên tỏi thường dễ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt, nên băm nhỏ sau 10 -15 phút mới ăn, để cho các chất trong tỏi tương tác với nhau, nâng cao giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích dạ dày, các bệnh nhân tiêu hóa được khuyến cáo hạn chế ăn nhiều tỏi.
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học! - Ảnh 2.

4. Ăn canh rau nấu cùng thịt gà
Từ xưa, trong dân gian có bài thuốc là món cháo gà ăn nóng để trị cảm lạnh. Trung tâm Y tế Nebraska thuộc Đại học Mỹ nghiên cứu cho thấy, nấu canh thịt gà với các loại rau có tác dụng chống viêm, giúp bỏ tình trạng viêm của người bệnh.
Súp gà, canh gà có thể làm giảm các triệu chứng như đau, nghẹt cổ họng. Món này nên nấu cùng hành tây, khoai lang, củ cải, cà rốt, cần tây, rau mùi tây và một số gia vị hợp khẩu vị khác.

5. Thưởng thức trà chiều
Vào khoảng 3- 4 giờ chiều, năng lượng cơ thể bắt đầu suy giảm. Bạn cần một tách trà hoặc cà phê kèm món ăn nhẹ sẽ giúp bổ sung nhiệt lượng.
Không những cải thiện tinh thần làm việc và học tập hiệu quả, các thức uống này còn làm giảm mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc liên tục.
Người già mắc các bệnh về tiêu hóa và có khả năng hấp thụ kém, cảm giác khó tiêu, nếu uống trà chiều cũng có thể giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.
Các chất hữu ích bên trong trà làm tăng hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Trà hoa nhài rất giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch; trà bạc hà cải thiện tiêu hóa, trà sen giúp tỉnh táo…
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học! - Ảnh 3.

6. Duy trì tập luyện, vận động đều đặn
Thư viện Quốc gia Mỹ từng nghiên cứu cho rằng, tập thể dục không chỉ là cách thanh lọc độc tố, mà còn làm cho các tế bào và mạch máu dễ dàng lưu thông, cải thiện khả năng miễn dịch.
Tập thể dục làm săn chắc và tăng khối lượng cơ bắp, duy trì tình trạng hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai, mọi người tối thiểu nên vận động 5 lần/tuần, mỗi lần 30-60 phút.
Hàng ngày, bạn nên đi bộ khoảng 6.000 bước hoặc đi xe đạp, cầu lông, bơi lội, yoga để tăng cường hoạt động thể chất .

7. Tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn
Khoa Y dược trường Đại học Yale – Mỹ trong một nghiên cứu phát hiện ra rằng ánh sáng mặt trời giúp giảm bớt tác hại của virus cúm và bệnh hô hấp thông thường.
Việc duy trì lượng vitamin D cao trong cơ thể sẽ rất tốt, giúp ngăn ngừa viêm họng, cảm lạnh, nghẹt mũi và một số vấn đề sức khỏe khác.
Những người tắm nắng ít, sống ở các vùng ít nắng sẽ rất dễ bị nhiễm virus cúm hơn so với người hay vận động hoặc có công việc làm ở ngoài trời..
Việc tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ giúp chuyển hóa vitamin D, làm giảm nguy cơ béo phì một cách hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí.
Phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D và canxi, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đảm bảo sức khỏe.
Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng khoảng 30 phút. Trong quá trình đó, bạn có thể xoa tay cho nóng lên, mát-xa mặt để làm dịu các dây thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ 9 bí quyết sống khỏe không cần dùng thuốc: Nhà nhà nên học! - Ảnh 4.

8. Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu con người liên tục thức khuya dài ngày sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo kẽ hở để virus tấn công vào cơ thể.
Đêm khuya là thời gian để cơ thể tiêu thụ các chất và tiêu hóa thức ăn. Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc, ít vận động, sẽ dẫn đến sự tích tụ của chất béo, rất khó khăn để phát hiện ra quá trình tích tụ đó, lâu dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.
Một giấc ngủ sâu và đủ là khi tỉnh dậy cảm thấy cơ thể sung sức, tinh thần sảng khoái, thể chất hồi phục, tràn đầy năng lượng. Người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, người già cố gắng không ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày.
9. Luôn luôn lạc quan
Thái độ tích cực và lạc quan không chỉ làm giảm mức độ căng thẳng của cơ thể, mà còn thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Stanford – Mỹ cho rằng tiếng cười có thể làm tăng số lượng các kháng thể và các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt, kích thích giác quan.
Tâm trạng thoải mái có thể làm giảm nồng độ hóc-môn stress, tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch.
Do vậy, cần phát huy những suy nghĩ tích cực, tập thể thao, đọc sách, trò chuyện với bạn bè để giảm áp lực vì công việc cũng như áp lực của cuộc sống.
NGUỒN
P.Anh chuyển

vendredi 27 janvier 2017

CHÚC TẾT ĐINH DẬU

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

 Bính Thân sắp qua
Đinh Dậu đón chờ
Mến Chúc tất cả
Gia đình thân hữu
Bình an hạnh phúc
Vạn sự cát tường
Tràn đầy sức khỏe
Vui vẻ suốt năm
Gặp nhiều may mắn
Trong năm Gà này.

CUNG CHÚC TÂN XUÂN


Mừng Xuân Đinh Dậu











Vài hình ảnh Tết với hội Người Việt ở Sherbrooke

MC giới thiệu chương trình hội chợ Tết 2017

Anh Hội trưởng chào mừng quan khách và Chúc Tết



Bộ trưởng về Văn Hóa Luc Fortin  


Hội Trường

Lạy bàn thờ tổ tiên



 Ly Rượu Mừng



Các cháu Chúc Tết được bao lì xì

Táo Quân trình Sớ


 Múa Lân

Ông địa bé quá



 Biểu diễn Võ Thuật


 Sớ Táo Quân



với các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể




  


chơi Bầu cua cá cọp


 Hàng quán ngày Xuân

Sinh viên đến làm phóng sự

Táo Sherbrooke kiêm nhiều việc

Năm Dậu nói chuyện gà

Năm 2017 là năm Dậu - năm con Gà, một loài vật nuôi gần gũi. Hình ảnh con gà đã đi vào thơ, ca dao, hội họa, là biểu tượng của văn hóa, tâm linh.






Giống gà Kỳ Lân khổng lồ. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 150 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim màu đỏ có tên là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus.

Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện tượng gà bằng đất nung trong di chỉ khảo cổ học Văn Điển (Hà Nội) thuộc văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên, có niên đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm.

Gà trong đời sống tâm linh
Đối với mọi cư dân thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước trong đó có người dân Việt Nam, con gà (gà trống) là biểu tượng của mặt trời-biểu tượng của thần linh.

Chính vì vậy trong mâm lễ vật cúng tế (ma chay, hiếu, hỉ…) không thể thiếu được con gà sống hoa bẻ cánh bát tiên hoặc đĩa thịt gà bày úp. Theo quan niệm dân gian, cúng gà là biểu thị việc cầu mong điều cát/kiết tường, là cách để liên lạc với tổ tiên.

Gà trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
- “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”
- “Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn, mua hành cho tôi”
- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
- “Hóc xương gà, sa cành khế”.
- “Gà què ăn quẩn cối xay”
- “Con gà tức nhau tiếng gáy”
- “Đầu gà hơn má lợn”
- “Chó liền da, gà liền xương”
- “Bút sa gà chết”
- “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
- “Khôn ăn miếng thịt gà/ Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu”
- “Chớ thấy áo rách mà cười/ Cái giống gà nòi, lông nó lơ thơ”
- “Chớp Đông nháy nháy, gà gáy thì mưa”
- “Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn”
- “Ếch tháng ba, gà tháng bảy”
- “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”…

Gà trong tranh dân gian Việt Nam
Tết Gà, làm sao thiếu được tranh gà! Mà chẳng phải Tết Gà, cứ tết đến thì theo truyền thống là phải có tranh gà treo trong nhà. Tranh gà màu sắc tươi rói-đúng là mầu tết. Hình tượng gà có mặt trong hầu hết các dòng tranh dân gian Việt Nam.

- Gà trong tranh Đông Hồ: Tranh “Đại cát” vẽ gà Trống một mình oai vệ ngẩng cao đầu, mào đỏ thắm, cựa sắc nhọn, ngực ưỡn, đuôi xoè… mang tới điềm lành, đón xuân; Tranh “Vinh hoa” là hình tượng một bé trai bụ bẫm ôm gà trống; Tranh “Gà mẹ-gà con” là một trong những bức tranh đẹp nhất của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh thể hiện tình mẫu tử, gắn bó thân thiết.

- Gà trong tranh Hàng Trống: Gà trống oai phong, che chở, đứng bên khóm mẫu đơn lộng lẫy, mấy chú gà con quanh quẩn bên cạnh, trông dáng một ông chủ quyền thế, trách nhiệm.

- Gà trong tranh Kim Hoàng: Đó là gà trống - Gà Thần và bao giờ cũng có thêm chữ “Thần kê trừ tà”. Ngày tết treo tranh gà trống là để cầu mong an lành, hạnh phúc.

Gà trong trò chơi
Trong dịp Tết đến, xuân về, chọi gà là tục lệ truyền thống giúp vui cho lễ hội. Chọi gà là để thi thố tài năng, nghệ thuật chọn giống, chăm sóc, rèn luyện gà, để phỏng đoán vận hạn, mùa màng xứ sở. Việc tuyển chọn, nuôi dưỡng, huấn luyện gà đá là cả một quá trình tốn công nhọc sức.

Khi chọn gà phải theo các tiêu chuẩn: Dáng oai vệ, bước đi hơi kiễng, ôm gà lên hai chân cum lại, bộ ức nở, cần khoẻ (cổ to), đùi dài, khoản (chân) ngắn, đầu nhỏ vừa phải, mắt màu hung nhỏ, mi mắt dày, gáy dầy, má bống, thân trường, lỗ van gần phao câu phải khít, vảy mỏng đều, cựa vểnh, ngón chân chắc, ngón thái không có vảy dắt, tiếng gáy âm vang, mào dựng và công ba (có 3 lớp chập vào nhau).

Luyện gà và chăm gà chọi là quá trình công phu. Lúc mới biết gáy phải cắt tai, gáy gần thoát tiếng phải cắt lông ngực, lông đùi. Vỡ tiếng rồi thì cho đi vần hơi, quen rồi thì cho đi vần đòn; sau mỗi lần vần về phải lấy lá tre, vỏ cây gạo, bã chè, lá thì-bi, nghệ muối…. đun sôi lên thành thứ nước bóp cho gà tan đòn.

Gà đá có thể phân loại: Thần kê (gà có vảy án thiên, suốt một đời không bao giờ thua trận); sư kê (gà có vảy phủ địa, đứng sau loại án thiên); linh kê (tức là gà tử mị, lúc ngủ nằm ngay cổ, sải cánh, duỗi thẳng chân tựa một con gà đã chết); dũng kê (là loại gà chân xanh, mắt ếch, vảy hảy hai hàng trơn, vào trận chiến đấu đến cùng).

Nuôi quân ba năm, một giờ xung trận - đó là chọi gà. Đấu trường của các “Thân kê” chỉ cần một bãi đất nhỏ, rộng chừng dăm bảy mét vuông, vẽ một vòng tròn làm sới, hoặc cắm cọc chăng dây, hoặc quây cót hay dùng vải thô căng cao. Thời gian của một hiệp đấu (một hồ) chừng 15-20 phút.

Số lượng “hồ đấu” phụ thuộc vào chủ gà. Thời gian nghỉ giữa hai hồ khoảng 10-15 phút, là lúc để gà được phục hồi sức lực. Chỉ thế thôi, nhưng chọi gà khiến cho người xem cũng như chủ gà quên ăn quên ngủ đến mê mẩn cả người.
TTXVN/Tin Tức