mercredi 21 juin 2017

Chuyện đời Nữ Tu Sĩ từng là Ngôi Sao Điện Ảnh


  Chuyện đời Nữ Tu Sĩ  từng là Ngôi Sao Điện Ảnh 
              
           
 

Một Nữ Tu sĩ sống ẩn dật, lánh đời suốt 50 năm, vừa tâm sự chuyện đời khiến dư luận sửng sốt.

Không ai có thể ngờ rằng một Nữ Tu Sĩ đã sống ẩn dật lánh đời suốt gần 50 năm lại từng là Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, từng đóng cặp rất tình tứ với “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley trên màn ảnh.

Nữ Tu sĩ Dolores Hart ở Tu viện Regina Laudis, thuộc Thị trấn Bethlehem, Bang Connecticut - USA.

Câu chuyện về một thời tuổi trẻ của Nữ tu sĩ Dolores Hart đã khiến nhiều người thấy bất ngờ thú vị, rằng trước đây Bà từng là một Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, nhưng vào năm 1963, Bà đã quyết định rời xa Hollywood để trở thành một Nữ Tu sĩ.

 

Nữ tu Dolores Hart đã quyết định chia sẻ câu chuyện đời mình, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của Công chúng đối với chiến dịch gây Quỹ sửa chữa Tu viện đang ngày càng xuống cấp, nơi Bà và 40 Nữ tu khác đã gắn bó gần suốt cuộc đời.

Chuyện đời nữ tu sĩ từng là ngôi sao điện ảnh gây sốt

Dolores Hart (thời trẻ) và “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley, từng cùng xuất hiện trong hai Bộ phim được thực hiện hồi Thập niên 1950-1960.


Bà Dolores (76 tuổi) lần đầu tiên chia sẻ về “một thời quá khứ huy hoàng” của mình hồi năm 2011 - khi Bà và 40 nữ Tu sĩ khác trong Tu viện đang phải đối diện với nguy cơ mái nhà chung của Họ có thể sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn vì xuống cấp, mà Tu viện không có kinh phí sửa chữa.

Các Nữ Tu đã cùng nhau nghĩ cách làm sao để có thể cứu Tu viện. Bà Dolores đã nảy ra sáng kiến viết Tiểu sử kể về những bí mật thú vị trong cuộc đời mình. Cuốn sách đã tạo được hiệu ứng tốt. Sau đó, Bà còn được mời xuất hiện trong những cuộc Diễn thuyết và trò chuyện trên Truyền Hình.



Hồi năm 2012, lần đầu tiên sau gần 5 Thập kỷ, Bà trở lại Hollywood để tham dự Lễ trao giải Oscar khi Bộ phim Tài liệu ngắn làm về cuộc đời Bà - “God is the Bigger Elvis” nhận được đề cử.


                  


Sau tất cả, đối với Bà Dolores, phần thưởng lớn nhất mà Bà nhận được chính là Tu viện đã có đủ kinh phí để sửa chữa.





Ngay sau khi cuốn Tiểu sử của Bà ra mắt Độc giả, Tu viện bắt đầu nhận được thư và tiền quyền góp gửi về. “Những người hâm mộ Elvis Presley đã rất quan tâm và gửi tiền quyên góp về cho chúng tôi” - Bà Dolores cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tu viện đã có được 3 triệu đô la (65 tỉ đồng) để tu sửa. Những gì nhận được đã vượt xa mong mỏi của các Nữ Tu ở Tu viện Regina Laudis.

Nữtu Dolores Hart ở thời điểm hiện tại, giờ đây người ta gọi bà là Mẹ Dolores Hart.

Dolores Hart và Elvis Presley trong phim “Loving You”. Nữ Diễn viên trẻ xinh đẹp vào vai người yêu của chàng Ca sĩ.

Nữtu Dolores Hart ở thời điểm hiện tại, giờ đây người ta gọi bà là Mẹ Dolores Hart.

Trong phim, nữ Diễn viên Dolores Hart đã có nhiều cảnh tình tự với nam Ca sĩ Elvis Presley. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của Công chúng, một phần vì sức hấp dẫn của Elvis Presley, một phần vì hình ảnh trái ngược của một Nữ Tu sĩ trong những năm tháng Tuổi trẻ.

Nữtu Dolores Hart ở thời điểm hiện tại, giờ đây người ta gọi bà là Mẹ Dolores Hart.

Sau bộ phim đầu tiên đóng cặp với Elvis - “King Creole”, nữ Di��n viên Dolores Hart bắt đầu được biết tới và còn xuất hiện trong vài Bộ phim nữa, trong đó có “Loving You”, diễn cặp trở lại với Elvis Presley.

Nữtu Dolores Hart ở thời điểm hiện tại, giờ đây người ta gọi bà là Mẹ Dolores Hart.

Trong bức ảnh này, Dolores Hart xuất hiện bên nam Diễn viên George Hamilton trong phim “Where The Boys Are” (1960).

Nữtu Dolores Hart ở thời điểm hiện tại, giờ đây người ta gọi bà là Mẹ Dolores Hart.
Dolores Hart đang trên đà trở thành một Ngôi sao Điện Ảnh thì quyết định chuyển hướng để trở thành một Nữ Tu sĩ. Trong ảnh, Dolores đang xuất hiện bên nam Diễn viên John Saxon và Nhà đầu tư Điện ảnh Serge Semenenko.

Bà Trưởng Tu viện - Nữ Tu sĩ Lucia Kuppens cho biết việc kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài vốn là việc rất khó khăn với các Nữ Tu, bởi họ đã quen với cuộc sống ẩn dật, tu kín, việc ra ngoài gặp gỡ mọi người để mong nhận được sự giúp đỡ là cả một thách thức. Giải pháp mà Nữ tu Dolores Hart thực hiện đã giúp Tu viện thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.

Giờ đây, khi được Công chúng biết đến nhiều hơn, các Nữ Tu sĩ bắt đầu thực hiện những món đồ thủ công, đồ gốm, đồ thêu, ghi âm những bản Thánh ca … nhằm giúp tăng thêm nguồn thu cho Tu Viện.

Tu viện Regina Laudis giờ đây đã thoát khỏi nguy cơ bị đóngcửa vì xuống cấp.
Tu viện Regina Laudis giờ đây đã thoát khỏi nguy cơ bị đóng cửa vì xuống cấp

Nữ tu sĩ Dolores của thời hiện tại.
Nữ Tu sĩ Dolores của thời hiện tại

Cuộc sống thường ngày bên trong tu viện.
Cuộc sống thường ngày bên trong Tu viện

Một buổi cầu kinh chiều tại tu viện Regina Laudis.
Một buổi cầu kinh chiều tại Tu viện Regina Laudis

Nữtu Dolores cầu nguyện 7 lần một ngày tại tu viện. Bà đã gắn bó với nơi này kể từnăm 25 tuổi.
Nữ tu Dolores cầu nguyện 7 lần một ngày tại Tu viện. Bà đã gắn bó với nơi này kể từ năm 25 tuổi



Toàn cảnh Tu Viện Regina Laudis

Bên trong Nhà Thờ Tu Viện


Trồng rau quả trong vườn 



Chăn nuôi gia súc 

Các Nữ Tu trong giờ lao động



                                                HSNforwardesign - [Daily
LỆ CHÂU chuyển

lundi 19 juin 2017

MÌNH THÁNH CHÚA

MÌNH THÁNH CHÚA

            Làm cách nào bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa?  Chúa có hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu không?  Hay đó chỉ là một biểu tượng?

************************
            Tình yêu
            Khi yêu nhau, người ta muốn gần nhau.  Ở nơi nào cũng thế, con người thời nào cũng vậy.  Tình yêu là một sự kiếm tìm không mệt mỏi, nó là khắc khoải trong trái tim này đói khát trái tim kia.
            Chưa yêu, trái tim còn nguyên vẹn.  Khi yêu nhau, trái tim chỉ còn một nửa vì nó cần nửa kia để sống.
            Không có tình yêu nào muốn xa nhau, bởi, nửa trái tim kia là mong nhớ.  Chúa Kitô cũng vậy.  Trong mơ ước của Chúa, luôn có bóng hình con người chúng ta, như lời thánh Gioan viết về lời cầu nguyện của Chúa.  “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Yn. 17:24).  Cái tha thiết của tình yêu ấy đưa trái tim này vào trong trái tim kia.  Họ phải có nhau.
            

Tình yêu và quà tặng
            Yêu nhau người ta thường tặng quà cho nhau.  Chả mấy người yêu nhau mà không trao nhau quà tặng.  Có quà tặng tình thơ tuổi học trò.  Có quà tặng tuổi vào đời.  Có nhiều thứ quà tặng trong tình yêu.  Có quà tặng vợ chồng gởi cho nhau.  Tình yêu cần nhiều ngôn ngữ để diễn tả.  Có người muốn tặng quà để chứng minh tình yêu.  Có người cần quà tặng để biết rõ minh chứng mình được yêu. Quà là dấu chỉ đưa tin cho những trái tim ấy xô dạt nhau vào nhiều say đắm hơn.
            Quà không phải là tình yêu, nó chỉ là ngôn ngữ nói về tình yêu.  Quà tặng không thay thế được tình yêu, nó chỉ là tiếng gõ cửa cho trái tim kia mở ra để tình yêu này đi tới.
            Cho một phần quà chỉ là cho một phần yêu thương của con tim.  Yêu thương càng đậm thì phần quà cho đi ấy càng nhiều.  Vì thế, có người dám chết cho quê hương.   Có kẻ dám hy sinh mạng sống cho người mình thương.  Cha chấp phận mưa nắng, mẹ thức thâu đêm bên giường con bệnh.  Tình yêu và quà tặng là bến bờ cho nhau gởi nỗi niềm qua lại.
            Khi Ðức Kitô yêu thương, Ngài cũng cho đi quà tặng như lời Ngài nói: “Tôi là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Yn. 10:11).  Vì quà tặng chưa phải là tình yêu, nó chỉ là một phần yêu thương, nó chỉ là ngôn ngữ diễn tả tình yêu nên người được yêu vẫn chẳng bao giờ thật lòng thỏa mãn với quà tặng mà lại không ngóng trông chính tình yêu sẽ đến.
            Kẻ thỏa mãn với quà tặng mà không mong mỏi chính tình yêu, người đó chỉ đi buôn tình yêu chứ không phải là đã được yêu thương.
            Kẻ cho quà tặng mà không dám để tình yêu mình thực sự đến với người mình yêu, thì họ đang gạ gẫm chuyện tình chứ họ cũng chưa yêu gì.
            Khi tôi đi tìm quà tặng nơi Ðức Vua mà không chiếm hữu chính Ðức Vua làm quà tặng, tôi vẫn còn đứng ngoài sân cửa nhà Ngài, chứ chưa vào trong hoàng cung.
            

Người tặng quà hay quà tặng?
            Tôi xin Ðức Kitô ơn này, ơn kia, tôi xin Ngài cho tôi sức khỏe, công ăn việc làm, là tôi vẫn mới xin những ơn huệ của Ngài.  Trong cuộc đời, tôi chỉ muốn quà tặng nơi Ðức Kitô hay tôi muốn chính Ngài là người cho quà?
            Nếu tôi chỉ muốn quà tặng mà không muốn chính người cho quà, tôi sẽ bỏ người cho quà khi tôi không đạt được quà tôi muốn.
            Nếu người cho quà biết rằng tôi chỉ muốn quà tặng chứ không muốn chính người cho quà, liệu người ấy có muốn giữ liên hệ với tôi chăng?
            Rất nhiều lời cầu xin của tôi chứng tỏ tôi chỉ muốn Chúa cho tôi ơn này, ơn kia chứ tôi không xin chính Chúa.  Bằng chứng là xin ơn mà không được thì bỏ nhà thờ.  Họ chỉ muốn ơn thôi chứ đâu muốn người cho ơn.  Ngày nào tôi ôm trọn được người cho quà là chính Ðức Vua, tôi sẽ có tất cả những gì Ðức Vua có, như lời Kinh Thánh nói: “Trước tiên hãy tìm Nước Thiên Chúa trước rồi mọi sự sẽ được ban cho ngươi sau” (Mt. 6:33).
            Khi Ðức Kitô yêu thương thì quà tặng quý nhất chính là con người Ðức Kitô.  Cho một phần quà mới chỉ là cho một phần yêu thương thôi.  Khi nào cho trọn vẹn con người của mình mới là cho tất cả.  Nếu Ðức Kitô chỉ cho một phần quà thì Ngài chưa cho hết.
            

Tình yêu và biểu tượng
            Yêu là muốn gần.  Người ta không thể cứ ở xa rồi gởi biểu tượng của tình yêu thay thế cho tình yêu.  Người ta không thể gởi quà tặng làm kẻ đại diện cho tình yêu để những quà tặng ấy yêu nhau.  Yêu là muốn lại gần.  Yêu là muốn có nhau.  Như vậy làm sao người ta có thể nói Mình Thánh Chúa chỉ là biểu tượng?
            Nếu bánh thánh không là sự hiện diện thật của Ngài, nếu Ngài không yêu tôi bằng con người thật thì tình yêu con người và Thiên Chúa sẽ cứ mãi mãi là dang dở.  Chính điều này mới nghịch lý, chính điều này mới khó hiểu chứ không phải sự hiện diện thật sự thịt máu Ngài trong bánh thánh là điều khó hiểu.
            Xét trong ý nghĩa yêu là cho đi trọn vẹn, yêu là cho đi tất cả, đương nhiên bánh thánh phải là thịt máu Chúa thật sự.  Vì Chúa muốn ở gần tôi, với tôi, và trong tôi.  Chúa không thể cử một biểu tượng đến ở trong tôi.
            Khi nói bánh thánh chỉ là hình ảnh của Chúa, điều ấy mới thực sự khó hiểu.  Vì làm sao một Thiên Chúa là tình yêu, đã chết trọn vẹn cho tôi trên thập giá, lại không muốn ở với tôi trọn vẹn mà chỉ gởi lại một biểu tượng ở lại với tôi mà thôi.
           

 Hai câu hỏi
            Khi đặt câu hỏi “làm cách nào” bánh có thể trở thành Mình Chúa là đặt sai câu hỏi.
            Câu hỏi này chỉ là phần hậu của câu hỏi “tại sao” bánh lại trở thành Mình Chúa thật.  Thí dụ, làm cách nào tôi gởi cánh hoa cho người tôi thương mến?  Tôi có thể tự chân mình đi tới.  Tôi có thể gởi người thay tôi cầm đến.  Tôi có thể gởi qua bưu điện.  Tôi có thể đặt mua và yêu cầu người bán hoa đem tới.  Có nhiều cách.
            Vấn đề là “tại sao” tôi lại tặng hoa cho người đó?
            Câu hỏi động lực nào thúc đẩy tôi tặng hoa mới là câu hỏi thiết yếu.  Không có câu hỏi này sẽ không có vấn đề tặng hoa.  Có tặng hoa hay không?  Câu hỏi này xác định có tình yêu hay không.  Khi có tình yêu rồi, khi quyết định tặng hoa rồi, cách nào cánh hoa tới chỉ là câu hỏi phụ thuộc, nó phải bám vào câu hỏi trước.
            Cũng như tôi có thể giết một người bằng nhiều cách khác nhau, bỏ thuốc độc, bắn súng, chém bằng dao, xô xuống sông.  Có nhiều cách đưa đến cái chết.  Cách nào, điều ấy không quan trọng.  Trước quan tòa, tôi được tha tù hay kết tội tùy thuộc có một câu hỏi thôi: Tại sao tôi đã giết người, tự vệ hay để vui chơi?
            Người nhận thư không băn khoăn, không khắc khoải người đưa thư là đàn ông hay đàn bà.  Chẳng có người yêu nào cầm lá thư, rồi tìm kiếm những dòng chữ trong đó xem cách nào cánh thư bay tới đây, ông bưu điện đi xe đạp hay xe máy.  Nhìn lá thư, tim họ hạnh phúc, họ chìm trong tình yêu.  Họ chỉ hỏi tại sao người ấy lại gửi những dòng chữ này cho tôi.  Câu trả lời xác định hạnh phúc đang có đó: Vì người ấy yêu tôi!
            Ðối với Chúa cũng thế.  Không phải làm cách nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Câu hỏi phải là: Tại sao bánh rượu lại trở nên Mình Máu Thánh Chúa?  Và câu trả lời rất đơn giản, rất chính xác: Vì Chúa yêu tôi!  Chúa muốn ở với tôi.  Chúa muốn gần tôi.

************************

 Chiếc bánh và tuổi thơ
            Bà mẹ nghèo, cứ mỗi chiều thứ tư, lúc bà về nhà, thế nào cậu bé cũng được miếng bánh.  Cậu vô tư nô đùa như thế với lũ bạn trước cổng nhà rồi đợi mẹ về.  Cậu đã ăn miếng bánh như vậy bao nhiêu lần nhưng vô tâm thờ ơ.
            Rồi một ngày, cậu băn khoăn, tại sao mẹ lại chỉ mua bánh cho mình vào chiều thứ tư?  Cậu bé bắt đầu tò mò về thắc mắc ấy.  Ngày nọ cậu muốn khám phá cái bí mật kia.  Cũng một ngày thứ tư, lúc bà mẹ ra khỏi nhà, cậu bé chạy dõi theo xa xa.
            Thứ tư là ngày hội của các bà mẹ.  Sau phiên hội, các bà ngồi ăn bánh, uống nước trà, chuyện vãn với nhau trước khi về.  Ðứng đàng sau tấm ván cửa sổ, cậu thấy các  bà mẹ ăn bánh vui vẻ, riêng mẹ mình gói miếng bánh vào tấm giấy, cất vào túi.  Bà chỉ uống nước thôi.  Cậu nhìn mà thương mẹ, trong khi các bà kia ăn bánh vui vẻ thì mẹ mình chỉ uống nước.
            Bây giờ cậu mới biết tấm bánh mỗi chiều thứ tư do đâu mà có.  Không phải mẹ đi chợ mua, mà mẹ để dành cho mình.  Càng nghĩ cậu bé càng thương mẹ.  Xong họp, các bà mẹ chuẩn bị ra về.  Cậu vội chạy trước, giả bộ như không biết gì, lòng hồi hộp tội nghiệp cho em.  Như mọi lần, về đến cổng bà cũng lại gọi con:
-          Mẹ có quà cho con.
Lần này cậu bé biết rồi.  Mẹ có mua đâu, mẹ hy sinh nhịn ăn để dành cho con mà.
Cậu bé cầm miếng bánh ra đầu nhà.  Nó nhìn miếng bánh trên tay và rớt nước mắt.  Hình ảnh mẹ lại hiện lên rõ như ban chiều.  Chung quanh cái bàn, bình nước trà, các bà mẹ vui cười ăn bánh, riêng mẹ mình chỉ uống nước.  Cậu nhớ từng chi tiết, cái dáng điệu không mấy tự nhiên của mẹ, mẹ như rón rén cất miếng bánh vào túi kín đáo không muốn cho ai thấy.  Lúc mẹ làm như thế chắc chắn mẹ nhớ tới đứa con của mẹ.  Thế mà, từ bao lâu nay mình cứ ăn những miếng bánh ấy trong cái vô tâm chẳng biết đến lòng hy sinh của mẹ.
            Cậu bé nhìn miếng bánh trên tay, nước mắt lăn dài trên má.  Cậu thấy thương mẹ quá.  Cầm miếng bánh trên tay lần này cậu không dám cắn.  Cậu không thể vứt đi, đấy là tình thương của mẹ.  Cầm mãi, sau cùng cũng phải ăn, đưa miếng bánh lên miệng, nước mắt cứ chảy thôi.  Cậu bé nhai miếng bánh trong mếu máo.
            Cậu không thấy cái ngọt của đường nữa mà là cái vất vả của người mẹ hy sinh cho con mình.  Trong chất hy sinh ấy, vị ngọt của miếng bánh không là mùi sữa thơm mà là lòng thương con.
            Từ ngày đó trở đi, cứ thứ ba là cậu lại băn khoăn về miếng bánh thứ tư hôm sau.  Miếng bánh trở nên tấm bánh “thánh” vì lòng hy sinh của mẹ.  Cứ mỗi chiều thứ tư, cậu bé bồi hồi biết rằng mẹ lại hy sinh vì con.  Rồi lại ra đầu nhà, đứng ăn miếng bánh trong nước mắt.
            Cái ngọt ở đầu lưỡi không phải là đường mà là hy sinh của mẹ.  Một hương vị rất ngọt ngào cho trái tim tuổi thơ biết mình được yêu và biết yêu thương mẹ mình.

************************
            Lạy Chúa,
            Miếng bánh vẫn là một, nhưng cái khác biệt là cậu bé thực sự ý thức được miếng bánh ấy đến từ lòng hy sinh của mẹ.  Nếu không, miếng bánh ấy chẳng có gì thay đổi nơi con người cậu bé, nó chỉ là miếng bột trộn với đường.
            Mong sao con cảm nghiệm được Chúa trong bí tích Thánh Thể để con ao ước chuẩn bị thánh lễ như cậu bé chuẩn bị nhận miếng bánh của mẹ bằng nước mắt.
            Con tin thật Chúa ngự trong bí tích Thánh Thể.  Con kính thờ Mình Thánh Chúa.
  Con muốn hướng lòng con về Chúa mỗi khi đi đường nhìn thấy nhà thờ, vì con tin thật Chúa đang ở đấy với con.

Nguyễn Tầm Thường

T.Anh chuyển

samedi 17 juin 2017

ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

Chúa Nhật XI thường niên - Năm A - MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ


ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

Lm. Trần Ngà
Mekong là một trong 12 con sông lớn nhất thế giới, với chiều dài 4,800 km, phát xuất từ Tây Tạng, chạy dọc theo suốt chiều dài của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Lào, Cambodge, Việt Nam và cuối cùng hoà nhập với biển Đông, đem lại sự sống cho tôm cá, cho các loài thảo mộc, tưới xanh ruộng đồng, đem lại lương thực cho hàng triệu cư dân thuộc nhiều quốc gia nằm trong lưu vực của nó.
Sự sống thần linh, tức sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự sống tuyệt vời và miên viễn, cũng tuôn chảy dạt dào và không ngừng không nghỉ như một dòng sông không bao giờ vơi cạn và sự sống ấy được thông ban cho vô vàn tín hữu của Thiên Chúa khắp nơi.
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho ta biết Sự Sống thần linh bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha [Chúa Cha là Đấng hằng sống". Ga 6,57] và được thông ban cho Chúa Con cũng như Chúa Thánh Thần, ["Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha." Ga 6, 57]. Thế là nơi Ba Ngôi, Sự Sống dồi dào sung mãn như nước đầu nguồn của một dòng sông cả.
Như nước sông Mekong không ngưng đọng đầu nguồn nhưng tuôn đổ tràn trề xuống vùng hạ lưu, Sự Sống của Ba Ngôi Thiên Chúa cũng không dừng lại nơi Ba Ngôi nhưng tiếp tục thông ban cho nhân loại.
Nhưng làm sao nhân loại có thể đón nhận được Sự Sống thần linh của Thiên Chúa?
Sở dĩ Chúa Giêsu được tiếp nhận Sự Sống từ Chúa Cha là nhờ Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài. [Có lần Chúa Giêsu ngỏ lời với Philipphê: "Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?... Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy" (Ga 14, 10-11)]
Vậy nếu chúng ta muốn được tiếp nhận Sự Sống thần linh từ Chúa Giêsu thông ban, thì chúng ta cũng phải tìm cách ở trong Chúa Giêsu và để cho Chúa Giêsu ở trong chúng ta.
Cách đó thật quá dễ dàng vì chính Chúa Giêsu đã quảng đại mách bảo cho mọi người: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" (Ga 6, 56)
Ngoài ra, theo bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem thì "khi bạn ăn uống Mình và Máu Đức Kitô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Đức Kitô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân" (trích bài đọc Kinh Sách mùa Chay & Phục Sinh, bản dịch của nhóm PVGK trang 456).
Một khi được ở trong Chúa Giêsu, trở nên đồng huyết nhục với Chúa Giêsu thì tất nhiên Sự Sống của Chúa Giêsu (vốn không hề lụi tàn) sẽ được chuyển thông cho người lãnh nhận. Người ấy được mang lấy sự sống bất tử của Thiên Chúa trong chính bản thân mình nên được sống đời đời. Chính vì thế nên Chúa Giêsu mới nói là "ai ăn Thịt và uống Máu tôi sẽ được sống đời đời." (Ga 6, 54)
Thế là nhờ Bí Tích Thánh Thể, Sự Sống của Ba Ngôi Thiên Chúa đã được khơi dòng: Cội nguồn Sự Sống từ Chúa Cha được thông ban cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần từ trước muôn đời, nay được thông ban cho những ai lãnh nhận Mình và Máu thánh Chúa Giêsu.
Thật là ân huệ tuyệt vời, Sự Sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa được ban tặng nhưng không cho nhân loại, và khi chúng ta tiếp nhận lấy Mình và Máu thánh Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, chúng ta đang chiếm hữu Sự Sống của Thiên Chúa, Sự Sống đời đời, cho chính mình ngay từ hôm nay.
* * *
Con người sẵn sàng trả giá tiền triệu, tiền tỉ và nếu cần bán cả gia tài để có được thuốc tốt giúp phục hồi sức khoẻ hay chống trả những căn bệnh hiểm nghèo đe doạ mạng sống. Vậy nay Chúa Giêsu biếu không cho chúng ta phương dược trường sinh hoàn toàn miễn phí và rất dễ chiếm hữu, lẽ nào chúng ta lại coi thường.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đời đời ghi nhớ công cha nghĩa mẹ vì các ngài đã cộng tác với Chúa ban tặng cho chúng ta sự sống tạm bợ đời nầy.
Còn Chúa, không những Chúa thực sự ban cho chúng con sự sống tạm bợ đời nầy mà còn sẵn sàng thông ban cả Sự Sống thần linh đời đời không hề tàn lụi, lẽ nào chúng con vẫn tiếp tục tỏ ra vô ơn với Chúa là Đấng rộng ban cho chúng con ân huệ vô cùng cao quý nầy.

Truc:Un climatiseur fait maison

https://www.meteomedia.com/ca/videos/galerie/truc--un-climatiseur-fait-maison-/sharevideo/5474420431001

5 choses à ne pas faire cet été

https://www.meteomedia.com/ca/videos/galerie/voici-5-choses--ne-pas-faire-cet-t/sharevideo/5474250883001

Uống 1 cốc nước ép quả này mỗi ngày để thanh lọc độc tố trong thận và gan

Uống 1 cốc nước ép quả này mỗi ngày để thanh lọc hoàn toàn độc tố trong thận và gan - giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và thọ lâu hơn.
Uong 1 coc nuoc ep qua nay moi ngay de thanh loc doc to trong than va gan - Anh 1
Ngày nay, các kiến thức về sức khỏe được cập nhật ngày càng rộng rãi với tốc độ đáng kinh ngạc, rất nhiều người chú trọng đến việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, đặc biệt là phái đẹp. Thanh lọc cơ thể (detox) cũng được xem là xu hướng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe có sức ảnh hưởng lớn đối với phụ nữ toàn cầu trong thời hiện đại.
Detox khuyến khích dùng tối đa các loại rau, củ quả nhiều nước và chất xơ, uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả, loại bỏ hoàn toàn chất ngọt, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn. Có thể áp dụng detox 100% nhưng cũng có thể áp dụng detox 50% kết hợp với ăn uống hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
Khi ăn quá nhiều đồ ăn sẵn, thực phẩm “rác” thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoạt động trì tệ và thậm chí còn dễ dàng bị ốm. Nguyên nhân là do chức năng hoạt động của gan và thận đã bị quá tải. Bởi vì những thực phẩm bạn đang nạp vào cơ thể hàng ngày có chứa quá nhiều chất phụ gia và hóa chất gây hại cho sức khỏe. Vì thế, gan cần phải được thanh lọc, loại bỏ những chất độc hại tồn đọng trong cơ thể càng sớm càng tốt. Nếu không thanh lọc gan và thận trong một khoảng thời gian dài, hệ thống miễn dịch cơ thể bị ảnh hưởng, bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh hơn.
Uống 1 cốc nước ép quả này mỗi ngày để thanh lọc hoàn toàn độc tố trong thận và gan
Uong 1 coc nuoc ep qua nay moi ngay de thanh loc doc to trong than va gan - Anh 2
Trong tình huống như vậy, ăn nhiều rau sẽ có hiệu quả giúp cơ thể đẩy độc tố và cặn bã dư thừa. Đặc biệt là những loại rau xanh có vị đắng như mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua.
Chuẩn bị
- 1 quả mướp đắng
- 2 thìa mật ong
- 1 thìa nước cốt chanh
- Dầu ô liu (nếu có)
- Nước lọc
Cách làm
Ngâm mướp đắng vào nước muối khoảng 10 phút để làm sạch. Lưu ý nên chọn loại mướp đắng quả nhỏ, vỏ xanh và sần sùi nhiều.
Sau đó cắt lát nhỏ và xay nhuyễn cùng với nước cốt chanh và vài giọt dầu ô liu (nếu có).
Lọc lấy nước ép và đun sôi cùng với một lượng nước lọc vừa đủ. Uống nước ép mướp đắng trong khoảng tối thiểu 30 ngày và nên uống vào buổi sáng.
Nếu vẫn không thể chịu được vị đắng của mướp thì vẫn có thể thêm một chút mật ong. Tuy nhiên tốt nhất, để nước ép mướp đắng phát huy tối đa công dụng thì vẫn nên uống nguyên chất.
Nước ép mướp đắng là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược axit, hội trứng rò rỉ ruột và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Loại nước ép này còn đặc biệt hữu ích với những người đang thực hiện chế độ giảm cân, giúp cơ thể kiểm soát đường trong máu, cân bằng hooc-mon và chức năng của tuyến nội tiết nhờ hai chất momorcidin và charatin.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước ép mướp đắng còn có chức năng phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách kích thích đường ruột và dạ dày tiết chất nhầy, giữ môi trường kiềm trong dạ dày bằng cách tối thiểu hóa nồng độ axit.
Theo Khoevadep

jeudi 15 juin 2017

Cầu vượt bỏ không hóa khu vườn trên cao đẹp lạ ở Hàn Quốc



Đoạn cầu vượt không sử dụng tại trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc, đã được cải tạo thành khu vườn trên cao với 24.000 cây xanh.

Cầu vượt Seoul Station Overpass được xây dựng vào những năm 1970 dành cho các phương tiện di chuyển từ chợ truyền thống Namdaemun ở phía đông tới các công viên ở phía tây thành phố Seoul.

Vào năm 2006, các nhà chức trách thành phố Seoul đã kiểm tra an toàn của cầu vượt và kết luận rằng công trình cao 17m này không đảm bảo an toàn.

Chính quyền thành phố Seoul ban đầu định phá bỏ và xây dựng lại cầu vượt.

Nhưng sau khi thảm khảo ý kiến người dân và chuyên gia, chính quyền thành phố đã đưa ra kết hoạch cải tạo cầu vượt thành lối đi dành cho người bộ hành và không gian công cộng.

Cuộc thi thiết kế được tổ chức vào năm 2015 và công ty thiết kế của Hà Lan MVRDV đã giành được dự án này.

Lối đi trên cao được đặt tên là Seoullo 7017.

Trong đó Seoullo có nghĩa là “Phố Seoul” và 7017 đại diện cho năm xây dựng cầu vượt năm 1970 cũng như lối đi trên cao được đưa vào sử dụng năm 2017.

Ngoài tạo thêm không gian xanh cho trung tâm thành phố Seoul, khu vườn trên được thiết kế như một trải nghiệm giáo dục.

“Khu vườn trên cao là không gian giáo dục và vườn ươm các loại cây tương lai”, Winy Maas, người đồng sáng lập MVRDV, cho biết.

“Cây được trồng trong các chậu với kích thước khác nhau và được tổ chức thành từng nhóm, theo thứ tự chữ cái Hàn Quốc”, ông Maas nói.

Công viên trên cao được thiết kế như một bộ sưu tập các khu vườn nhỏ, với chủng loại, mùi hương, màu sắc và nhận dạng riêng.

Cảnh quan của công viên trên cao sẽ thay đổi theo mùa.

Màu tươi sáng của lá cây thích vào mùa thu, hoa anh đào và đỗ quyên vào mùa xuân, màu xanh của cây lá kim vào mùa đông cùng cây bụi và cây ăn trái vào mùa hè.

Theo Huy Phong

Hồng Công sưu tầm